MỤC LỤC
Khóa luận này nhằm mục đích trả lời hai câu hỏi chính sau: Một hành vi đảm bảo những yếu tố nào thì được xem là nguyên nhân tạo ra thiệt hại và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng – tức vấn đề Xác lập quan hệ nhân quả;. Để đạt được hai mục đích này, khóa luận tiến hành nghiên cứu trong phạm vi lý thuyết và pháp luật so sánh sau: các chế định cơ bản của pháp luật Anh, Mỹ về quan hệ nhân quả; Chế định quan hệ nhân quả trong Bộ nguyên tắc về Luật bồi thường thiệt hại Châu Âu; quy định của Bộ luật dân sự Pháp về quan hệ nhân quả và thực tiễn áp dụng quy định này tại các tòa án Pháp; các quy định về quan hệ nhân quả trong Luật bồi thường thiệt hại 2009 của Trung Quốc; quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng của tòa án.
Trong trường hợp nhiều nguyên nhân gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường sẽ được phân bố như thế nào – tức vấn đề Phân bổ trách nhiệm bồi thường.
Như vậy, nội dung bài test “nếu không thì” sẽ trở thành: nếu bị đơn đã thực hiện nghĩa vụ của mình, tức là đã cung cấp dây thắt lưng cho nạn nhân và sau đó thực hiện các công việc hợp lý để đảm bảo nạn nhân sẽ đeo dây thắt lưng đó, thì liệu nạn nhân có ngã khỏi thỏp và chết khụng?. Ngay trong cách tiếp cận về so sánh khả năng gây thiệt hại của các điều kiện hiện tại và hành vi vi phạm đã gợi ý cách tiếp cận nhị nguyên của tòa án Anh trong việc xác định nguyên nhân thực tế trong trường hợp đa nguyên nhân: hoặc là các điều kiện hiện có đã gây thiệt hại (và do đó nạn nhân phải gánh chịu); hoặc là hành vi vi phạm của bị đơn đã gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, quan điểm được chấp nhận rộng rãi hiện nay ở các quốc gia thuộc hệ thống Thông luật, được chia sẻ không chỉ bởi nhà lập pháp và các tòa án, mà còn bởi các học giả, là không phải mọi nguyên nhân thực tế đều cấu thành trách nhiệm dân sự do vi phạm ngoài hợp đồng.
Theo đó, một sự kiện được xem là thuộc vào phạm vi gánh chịu của nạn nhân (victim’s sphere) khi sự kiện đó là một hành vi được thực hiện bởi nạn nhân, hoặc sự kiện đó không phải kết quả xuất phát từ hành vi của bất kỳ người nào, bao gồm động đất, giông bão, cơn trụy tim hoặc các bệnh khác không xuất phát từ hành vi của một người nào đó 122. Bộ quy tắc cũng liệt kê các yêu cầu cần thiết để thiệt hại được bồi thường trong chế định Phạm vi trách nhiệm (scope of liability), dường như xuất phát từ ý niệm rằng tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người vi phạm chỉ có trách nhiệm trong 1 phạm vi nào đó. Nếu thiệt hại xảy ra ngoài phạm vi này, thiệt hại đó sẽ không được bồi thường. nhiệm dân sự hay không và nếu có thì ở mức độ nào, tùy thuộc vào các yếu tố gồm:. a) Khả năng một người có lý trí nhìn thấy trước thiệt hại vào thời điểm xảy ra hành vi, xem xét mức độ gần gũi trong không gian và thời gian giữa thiệt hại và hành vi, hay mức độ nghiêm trọng của thiệt hại khi so sánh với những thiệt hại thường xảy ra do hành vi đó;. d) Những rủi ro thông thường của cuộc sống;. e) Mục đích của điều luật bị vi phạm. Và bởi vì tính liên quan gián tiếp đến chế định quan hệ nhân quả của chế định Phạm vi trách nhiệm, và bởi vì Bộ quy tắc đã không xem chế định này nằm trong chế định quan hệ nhân quả và gọi nó bằng một cái tên khác, người viết sẽ không đi sâu vào ngiên cứu các yêu cầu nêu trên, mặc dù nó có bản chất tương tự (nhưng rộng hơn) với chế định proximate cause của pháp luật Anh, Mỹ.
Trong phán quyết của mình, tòa án cấp quận đã lập luận rằng, khu xây dựng nằm ngay liền kề sân bóng nơi mà trẻ em địa phương thường đến chơi đùa, khu xây dựng này không hề được vây kín để bảo vệ, không có biện pháp nào ngăn chặn trẻ em đi vào khu vực đó, gò đất lại nằm ngay dưới đường dây điện, do đó nên đứa trẻ đã bị giật điện khi thanh kim loại chạm vào đường dây 133. Trong khi tính trực tiếp dường như ám chỉ về vai trò vượt trội của sự vi phạm có lỗi trong việc tạo ra thiệt hại, trong tương quan với các yếu tố đóng góp khác 139; thì tính tức thời dường như nói về tính tất yếu (như bình luận của Vũ Văn Mẫu 140) hoặc tính chắc chắn của khả năng tạo ra thiệt hại (như giải thích của Viện luật quốc tế và luật so sánh Anh Quốc 141). Trong một vụ kiện khác, khi mà con nợ bị thiệt mạng trong một vụ tai nạn, và người thừa kế đã từ chối nhận thừa kế sản nghiệp (bao gồm nghĩa vụ trả nợ), chủ nợ đã kiện người gây tai nạn yêu cầu bồi thường vì cho rằng người này đã khiến khoản nợ không còn thu được và gây thiệt hại cho mình.
Lý thuyết về nguyên nhân thích đáng, như được diễn giải bởi tác giả Xiang Li 157, dẫn tới nhận định rằng, không thể xác lập quan hệ nhân quả chỉ dựa vào một vụ việc đơn lẻ trong đó sự kiện trước gây ra sự kiện sau trong hoàn cảnh với những điều kiện nhất định. Thẩm phán sẽ cần xem xét hai câu hỏi: thứ nhất, liệu hành vi vi phạm có phải điều kiện cần của thiệt hại hay không, nghĩa là có phải thiệt hại sẽ chỉ có thể xảy ra khi có hành vi vi phạm hay không 161 (đây là một cách diễn đạt tương đương với phép thử “nếu không thì”, nhưng người viết chưa tìm thấy bằng chứng chỉ ra rằng cách suy nghĩ này tồn tại ở tòa án Trung Quốc); thứ hai, liệu hành vi vi phạm là đã đủ để gây ra thiệt hại hay không 162. Trường hợp một hoặc nhiều người tham gia thực hiện một hành vi đe dọa tới an toàn cá nhân và an toàn tài sản của một người khác nhưng chỉ hành vi của một hoặc một số người trong số họ gây ra thiệt hại cho người khác đó, thì nếu xác định được những người cụ thể nào đã gây ra thiệt hại, thì chỉ những người được xác định đó có trách nhiệm bồi thường.
Nguyên đơn bà M cho rằng do các bị đơn có hành vi vu khống nêu trên dẫn đến việc bà bị cách chức hiệu trưởng, tư tưởng không ổn định, danh dự, nhân phẩm bị bôi nhọ, bị suy sụp tinh thần dẫn đến tăng huyết áp, hở van tim động mạch chủ, rối loạn tuần hoàn não nhưng bà M không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa việc bị đơn góp ý, làm đơn kiến nghị và cung cấp thông tin cho Báo Bình Phước là nguyên nhân gây ra các thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho bà M. Hậu quả thiệt hại trên có mối quan hệ nhân quả với hành vi thiếu trách nhiệm của bị cáo H trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, mà nguyên nhân cháy chợ là do chập điện đường dây dẫn điện của máy bơm nước trong khi bị cáo không cắt điện khi đóng cửa chợ theo quy định là việc H phải làm nhưng bị cáo lại không làm dẫn đến hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. "Thực chất sự sụt giảm doanh thu của Vinasun liên quan đến nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như năng lực quản trị doanh nghiệp, chính sách pháp luật của nhà nước… Grab không có hành vi trái pháp luật, không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của Grab với thiệt hại của Vinasun, không có lỗi của Grab".
Sau đó, nguyên nhân có thể được liệt kê thành các loại theo danh sách của Bộ nguyên tắc về Luật BTTHNHĐ Châu Âu như đề cập trong mục 2.2.2, gồm: nguyên nhân là điều kiện cần của thiệt hại; các nguyên nhân đồng thời; nguyên nhân thay thế; nguyên nhân tiềm năng; nguyên nhân một phần (chắc chắn hoặc không chắc chắn). Nếu nguyên nhân một phần thứ hai được chứng minh là dường như có đóng một vai trò nhất định trong việc tạo ra thiệt hại, nhưng không thể định lượng được vai trò đó (trường hợp nguyên nhân một phần không chắc chắn trong Bộ nguyên tắc Châu Âu về Luật BTTHNHĐ), theo quan điểm của người viết, thì nguyên nhân một phần này không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Như vậy, nguyên tắc áp dụng đối với trường hợp các nguyên nhân một phần không chắc chắn là: nếu không có sự tham gia của nguyên nhân toàn phần (nguyên nhân đáp ứng phép thử nếu không thì hoặc phép thử thứ hai trình bày trong mục 3.2.2) thì các nguyên nhân này được xem là có vai trò bằng nhau trong việc tạo ra thiệt hại.