Một trong số những vấn dé đó là phát triển thị trường lao động, điều chỉnh quan hệ lao động hiệu quả, giảiquyết việc làm, bảo vệ NLD trong mối tương quan hợp lý với việc bảo về quyền và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Nguyễn Thị Kim Phụng
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỚI VẤN ĐỀ
BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DIEU KIEN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Trang 2Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêngtôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kếtluận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyên Thị Kim Phụng
Trang 3II XHCN xã hội chủ nghia
12 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 40000627101097 14 À 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN DE Li LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG
BẰNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở
VIET NAM 8 10
1.1 Quan niệm về bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động 10
1.2 Sự cần thiết của việc bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường dì SAGE INGUIN sueessreebargnkirniditntingiiEEiioctinS00/063018.3010081108008805080683.006148101/844i0Ảk230/000180080E105 58060081630647538 15 1.3 Vai trò của pháp tuat lao động trong việc bảo vệ người lao động 25
1.3.1 Luật lao động thé biện các nguyên tắc bảo vệ người lao động 25
1.3.2 Luật đo động xác định các nội dung cần bảo vệ người lao động 39
1.3.3 Luật lao đông xác định các biện pháp bảo vệ người lao động 60
WCEt LAM CHUOME 007000 74
Chương 2: PHAP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN HANH VỀ BẢO VE NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ THUC TIEN THỊ HÀNH 5-cscccsccsceseescxeeceee 75 2.1 Nội dung các quy định về bảo vệ người lao động và thực tiễn thi hành 75
ZAS Bao tệ vide lint Chee nghi Kho TT HỆ: ca enamine naumnscmnnienaaniensies 75 2.1.2 Báo vệ thu nhập và đời sống cho người lao đông ——- BRAGA 88 2.1.3 Bao vệ quyền thân thin người lao động trong quá trinh lao động 97
2.2 Các biện pháp cơ bản bảo vệ người lao động theo pháp liật lao động và thực LE SU DUG 271717 ố ố " 11 2.2.1 Biện pháp liên kết, thông qua tổ chức để nguòi lao động ti bảo vệ II 2.2.2 Biện pháp bồi thường (HIỆP ÏlQÌ event 1111 rereeere 123 2.2.3 Biện pháp xử phạt vi pÌLCHH ch nh HH HH ng re 132 2.2.4 Bi€rs PREP XE 8.000 060006 nnốn ố.ốẽ 14]
Kết lettre Chg 2 ceseeeeeonndtinniisrirrgtitttttiitrdgirtttgttotAiEinESNNN001,001000000n0iQBv00fuETSHEGGgA053-03738008 148 Chương 3 : HOÀN THIEN CÁC QUY ĐỊNH VA NANG CAO HIỆU QUA BAO VỆ NGƯỜI LAO DONG THEO PHÁP LUẬT LAO DONG VIỆT NAM 150
3.1 Yéu cau hoàn thiện pháp luật về bao vệ người lao động - eessseesee 150 3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm: hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực bảo vệ ngôi TAG TH cv seeeaateraapieeiikciatipogisgiesEEbissiudlicgissaai3ysuESS5S0E1858 GN8S55550E1590M421/54085 160 3.2.1 Sửa đối, bổ sung một số guy định hiện hành, e-ccecceeccveeeeereeeee 150 3.2.2 Nang cao năng luc của các chủ thể hữu quan trong việc bảo vệ người lao động.185 Két luận Chương 3 xhtsnspsriasersesnsxerserrteessr30328/se33n3i-83-liđE3399701g)5850000547EP 196 KET LUAN 17777 7 Ắ ,., 197
ĐANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hai chục năm thực hiện việc chuyển đổi, xây dựng và phát triển nền KTTTđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới,Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ về phát triển kinh tế và xãhội Cùng với sự phát triển đó, cũng đồng thời phát sinh nhiều vấn dé cần phải giảiquyết theo những quan điểm phù hợp với yêu cầu của KTTT Một trong số những vấn
dé đó là phát triển thị trường lao động, điều chỉnh quan hệ lao động hiệu quả, giảiquyết việc làm, bảo vệ NLD trong mối tương quan hợp lý với việc bảo về quyền và lợiích của NSDLD Đó là những yếu tố quan trọng để thực hiện một mục tiêu gồm haimặt là phát triển kinh tế đồng thời với việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và vănminh Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước ta từ trước đến nay là phát huy nhân tố con người, đặc biệt là NLD, với tư cách
vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển kinh tế Từ khi phát triểnKTTT, tư tưởng bảo vệ NLD lại được Đảng và Nhà nước đặt ra cụ thể hơn Trong vănkiện Dai hội Dang VIII (1996), Đảng ta khẳng định cần “té chức thực hiện và kiểmtra thi hành pháp luật lao động, tăng cường bảo vệ người lao động, trọng tâm là ở cácdoanh nghiệp " Dé thực hiện mục tiêu đó, vai trò của pháp luật, đặc biệt là luật laođộng trở nên rất quan trọng
Pháp luật lao động ở nước ta trong những năm qua đã có bước chuyển đổi vàphát triển quan trọng Bộ luật Lao động đã được Quốc hội thông qua ngày 23/ 6/1994,
có hiệu lực từ 1/1/1995, là Bộ luật nằm trong qũy đạo của nền KTTT định hướngXHCN Trong Lời nói đầu của Bộ luật này đã ghi nhận “Bộ luật Lao động bảo vệquyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động " Sau một thời gian thực hiện, Bộ luậtLao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, theo đó, một số quyền lợi của NLĐ đã
được bảo vệ tốt hơn.
Trang 6chưa thật hợp lý và thiếu tính linh hoạt Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luậtLao động còn mang tính chắp vá, lảng tránh một số vấn đề cần thiết nên chưa thực sựđáp ứng yêu cầu bảo vệ NLD một cách hữu hiệu Nhà nước còn can thiệp tương đối sâuvào quan hệ lao động nhưng nhiều quy định của pháp luật vẫn chưa được thực hiện triệt
để Nhiều NLD còn phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo, phải làm thêm giờtràn lan, bị chậm trả lương là những hiện tượng phổ biến Hơn một ngàn cuộc đìnhcông của NLD, xảy ra trong vòng chục năm nay, chủ yếu dé đòi NSDLD thực hiện cácquyền luật định nhưng nếu nhìn về hình thức là bất hợp pháp Điều đó chứng tỏ v'ệc bảo
vệ NLD chưa đạt được kết quả mong muốn, chưa thực hiện được mục tiêu mà J Jang vàNhà nước đề ra Song, phía các nhà đầu tư lại cho rang NLD được bảo vệ quá ‹ hặt chẽ(trong khi ho rất hạn chế về trình độ chuyên môn, ý thức tuân thủ kỷ luật va tếc phongcông nghiệp ) khiến cho việc sử dụng lao động không đáp ứng yêu cầu linh hoạt củanền KTTT, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh để phát triển của doanh nghiệp Như vậy, khicác mục tiêu của Nhà nước, NLD và NSDLD còn chưa thực sự gặp nhau thì việc bảo vệNLD chưa thể thực hiện hiệu quả trên thực tế
Có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong nhữngnguyên nhân đó là do chúng ta chưa có một cơ chế điều chỉnh pháp luật thực sự thíchhợp với quan hệ lao động trong KTTT Trong khoa học pháp lý nói chung v:t khoa học
luật lao động nói riêng cũng chưa có được hệ thống lý luận làm cơ sở khoa hoc để định hướng cho công tác xây dựng pháp luật, trong đó có luật lao động; chưa có sự tổng kết
và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn áp dụng pháp luật một cách toàn diện và «hách quan;còn thiếu nhiều thông tin cho việc quản lý thị trường và hoạch định chính sách Vìvậy, điều quan trọng và cần thiết là, từ thực tế điều tiết các quan hệ lao d6r.g sinh động,phong phú, đang vận động, phát triển ở nước ta và từ kinh nghiệm của cic nước trongkhu vực và trên thế giới; các thành công, thất bại cần được nghiên :ứu, khái quáthoá rút ra bài học để xây dung và hoàn thiện cơ chế pháp lý về bảo v: : NLD cho phùhợp với điều kiện Việt nam, đáp ứng yêu cầu khách quan của nền KTTT
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã chọn “ Pháp luật lao độn ø với vấn đề bảo
vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nan:” làm dé tài cho
Trang 7thống pháp luật lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN trong thời đại công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện mục
tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề bảo vệ người lao động mới bước đầu được chú trọng ở nước ta từ khithực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thànhphần kinh tế Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, từ Đại hội Đảng lần thứ VIIđến Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đều nêu chủ trương bảo vệ
NLD khi họ tham gia quan hệ lao động, đặc biệt là tại khu vực các doanh nghiệp.
Cho đến nay, việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ NLĐ mới chỉ được đề cập trực tiếp
trong các giáo trình Luật lao động của một số cơ sở đào tạo luật như Trường Đại học
Luật Hà Nội, Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội Trong các giáo trình này,vấn đề bảo vệ NLD được thể hiện một cách cô đọng, ngắn gọn như một trong những tưtưởng pháp luật, được trình bày dưới dạng nguyên tắc cơ bản của ngành luật lao động.Vấn đề này còn được cụ thể hóa trong một số chương khác của các giáo trình đó nhưcác chương: Tiền lương, Thời gian làm việc và nghỉ ngơi, Bảo hộ lao động Tuynhiên, là thể loại giáo trình nên vấn dé bảo vệ NLD chưa được thể hiện một cách sâusắc, nhiều quan điểm mới chưa được đề cập đến
Trong số các luận văn, luận án đã công bố, có ba luận văn tốt nghiệp cao họcluật thể hiện các đề tài liên quan đến luận án này: (1) Luận văn “Hợp đồng lao độngvới vấn dé bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong nên kinh tế thị trường ”năm 1997 của tác giả Nguyễn Hữu Chí (Trường Đại học Luật Hà Nội) Trong luận vănnày, tác giả chỉ dé cập đến vấn dé bảo dam quyền và lợi ích của NLD trong khuôn khổnội dung của chế định hợp đồng lao động, qua các giai đoạn giao kết, thực hiện, thayđổi, chấm dứt hợp đồng Như vậy, luận văn không đặt vấn đề nghiên cứu tổng thể vấn
dé bảo vệ NLD thông qua pháp luật lao động nói chung mà chỉ nghiên cứu việc bảođảm quyền và lợi ích của NLD trong phạm vi một chế định của luật lao động
(2) Luận văn “Chế độ pháp lý về bảo vệ lao động chưa thành niên theo luật laođộng Việt Nam” năm 2004 của Nguyễn Đình Tự (Trường Đại học Luật Hà Nội)
Trang 8pháp luật đối với lao động vi thành niên; nội dung các quy định riêng đối với lao động
vị thành niên về việc làm, trong quan hệ hợp đồng lao động, bảo hộ lao động và kiếnnghị hoàn thiện pháp luật về vấn dé này Nhìn chung, luận văn chi tập trung vào nộidung bảo vệ một đối tượng cụ thể là lao động chưa thành niên, chưa đặt vấn dé nghiêncứu trong tổng thể nguyên tắc bảo vệ người lao động nói chung
(3) Luận van “Bao vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trongnên kinh tế thị trường” năm 2005 của Nguyễn Thị Yến (Đại Học Quốc gia HàNội) Với luận văn này, tác giả chủ yếu đề cập đến những vấn đề chung về thị
trường lao động, thống kê các quy định của pháp luật lao động Việt Nam có nội
dung về đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động thông qua các chế định nhưviệc làm, hợp đồng lao động, tiền lương, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xãhội mà chưa làm rõ nội dung bảo vệ người lao động, các biện pháp cần thiết phải
sử dụng nhằm đạt được mục đích
Ngoài ra, còn một số luận văn, luận án, đề tài khoa học khác nghiên cứu cácvấn đề thuộc lĩnh vực luật lao động, có đề cập đến một số quy định của pháp luật màluận án này cũng đề cập đến, như: Luận văn “Vấn đề thanh tra lao động trong việcnâng cao hiệu quả thực thi Bộ luật lao động ở Việt Nam” (2001) của Hà Nam Thắng;Luận văn “Pháp luật về lao động nữ - Một số vấn dé lý luận và thực tiên ” (2001) của
Lý Thị Thúy Hoa; Luận văn “Vấn đề bồi thường thiệt hại theo luật lao động ViệtNam” (2004) của Nguyễn Ngọc Lan; Luận văn “Giải quyết tranh chấp lao động tạitòa án nhân dân — Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ” (2002) của Vũ Thị Thu Hiền,luận án “Tài phán lao động ở Việt Nam” (2002) của Lưu Bình Nhưỡng, luận văn “Giảiquyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam” (2004)của Nguyễn Xuân Thu và đề tài “Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động ở Việt
Nưm ”(2004, Dé tài cơ bản cấp Dai học Quốc gia); Luận văn “Đình công và giải quyết đình công theo pháp luật lao động hiện hành — Những vấn dé lý luận và thực tiễn ”
(2002) của Đinh Văn Sơn và luận án “Pháp luật về đình công và giải quyết đình công
ở Việt Nam trong điêu kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” (2005) của ĐỗNgàn Bình Các công trình này có đối tượng nghiên cứu riêng, hoặc theo một chế
Trang 9cứu vấn đề bảo vệ người lao động.
Trong luận văn cao học luật của mình (1996) với đề tài “Pháp luật lao động
trong nên kinh tế thị trường, những vấn dé lý luận và phương hướng hoàn thiện ”,
tác giả luận án cũng bước đầu nghiên cứu vấn dé bảo vệ NLD như một nguyên tắc
chủ yếu nhất của luật lao động Luận văn trên đã dé cập đến cơ sở, nội dung củanguyên tắc bảo vệ NLD và việc thể hiện nguyên tắc này trong các chế định của luật
lao động Việt Nam.
Trong phạm vi lĩnh vực lao động và luật lao động, có một số hội thao khoa học, trong một chừng mực nhất định, có liên quan đến việc bảo vệ NLD như: Hội thảo
về “Tác động của toàn cầu hóa tới quan hệ lao động tại nơi làm việc” của Bộ TBXH tổ chức năm 1998; Hội thảo về “Các ảnh hưởng xã hội của việc VN gia nhậpWTO” của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và Viện Friedrich EbertStiftung Hà nội năm 2003; Hội thảo về “Co chế ba bên — vai trò và sự tham gia củacông đoàn ” (2005) do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Tổng công đoàn Na Uy
LD-phối hợp tổ chức
Cho đến nay, trong tầm quan sát của tác giả luận án, chưa thấy một công trình
có quy mô nào của nước ngoài trực tiếp nghiên cứu về vấn đề bảo vệ NLD trong nềnKTTT dưới góc độ pháp luật được công bố ở VN Có một tài liệu dịch với tiêu đề:
“Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và công đoàn” (1995) do Tôn Trung Phạm chủbiên, (Nguyễn Tiến Chiêm dịch, Nxb Lao động) chỉ đề cập đến “bảo đảm pháp luậtcủa quyền lao động” về việc làm, tiền lương, an toàn lao động, thời gian làm việc như những nội dung cơ bản của luật lao động Trung Quốc
Nhu vậy, có thể khẳng định rằng “ Pháp luật lao động với vấn dé bảo vệ ngườilao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” là công trình khoa học đầutiên, dưới hình thức luận án tiến sĩ luật học, trực tiếp nghiên cứu vấn đề bảo vệ NLĐdưới góc độ pháp luật một cách tương đối toàn diện và có hệ thống Các công trìnhkhoa học có liên quan (như đã nêu trên) đều có mục tiêu, nội dung nghiên cứu và
phương pháp tiếp cận khác với luận án này Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận
Trang 10công trình trên và từ nhiều nguồn khác.
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
Đề tài được nghiên cứu nhằm thực hiện mục đích hai mặt: một mặt, xây dựng
cơ sở lý luận của việc bảo vệ NLD trong nền KTTT ở Việt Nam; mặt khác, dé xuất cácgiải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật lao động về bảo vệNLD ở nước ta dưới cả hai góc độ: điều chỉnh pháp luật và áp dụng pháp luật
Mục đích nghiên cứu nói trên được cụ thể hóa trong việc giải quyết các nhiệm
vụ chủ yếu sau:
- Một là, nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận cơ bản về bảo vệ NLĐtrong nền KTTT như: quan niệm về bảo vệ NLD, sự cần thiết phải bảo vệ NLD trongnên KTTT, vai trò của luật lao động trong việc xác định các nguyên tắc, nội dung,biện pháp bảo vệ NLD
- Hai là, nghiên cứu, tham khảo các công ước, khuyến nghị có liên quan của
ILO, những quan điểm và quy định của pháp luật của một số nước về bảo vệ NLD làm
cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ NLD ở nước ta
- Ba là, nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật VN về bảo vệ NLĐ, chỉ ranhững nội dung, những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót, chưa phù hợp, từ đó luận giải vềyêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ NLĐ
- Bốn là, trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, đưa ra hướng hoànthiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ NLD trong cơ chế KT FT ở VN
4 Phạm vi nghiên cứu
“Bảo vệ NLD“ là một vấn dé rộng lớn, phức tạp, với nhiều nội dung, nhiềucách thức và mức độ tiếp cận và có thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngànhkhoa học khác nhau Dưới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với chuyên ngànhnghiên cứu luận án chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn củachế độ bảo vệ NLD trong quan hệ làm công hưởng lương, không đề cập đến các chế
độ đối với NLĐ nói chung (bao gồm các công chức, viên chức và các lao động tự do,
Trang 11họ không thuộc quan hệ lao động làm công (trong quan hệ dịch vụ việc làm, học
nghề, khi đi xin việc, khi họ là người thất nghiệp ) hoặc tuy thuộc quan hệ làm côngnhưng quan hệ đó không do luật lao động Việt Nam điều chỉnh (khi đi làm việc choNSDLD ở nước ngoài) Các cách thức tự bảo vệ của NLD mà không được pháp luậtđiều chỉnh trực tiếp (như kỹ năng thương lượng, thỏa thuận ) cũng như các biệnpháp bảo vệ người lao động không thuộc chuyên ngành luật lao động mà thuộc cácchuyên ngành luật khác (hình sự, tố tụng hình sự ) cũng không thuộc phạm vinghiên cứu của luận án Như vậy, các quy định của luật lao động VN về vấn đề bảo
vệ NLD trong quan hệ làm công ăn lương với NSDLD là đối tượng nghiên cứu chínhcủa luận án Tuy nhiên, để luận án có độ rộng và độ sâu cần thiết, những chuẩn mựcquốc tế (chủ yếu là các công ước, khuyến nghị của ILO) và kinh nghiệm điều chỉnhpháp luật của một số nước trong lĩnh vực bảo vệ NLD cũng được luận án đề cập đến
ở mức độ nhất định.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án chủ yếu dựa trên cơ sở phươngpháp luận của triết học Mác- Lê nin, của lí luận chung về Nhà nước và pháp luật, đặcbiệt là quan điểm về vai trò quyết định của kinh tế đối với pháp luật và vai trò địnhhướng của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế xã hội Ngoài ra, các phương phápnghiên cứu cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực của đề tài cũng được sự dụng trong quátrình thực hiện luận án như: phương pháp lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, so sánh,khảo cứu thực tiễn
6 Đóng góp mới về khoa học của luận án
La công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu trực tiếp, toàn diện, có hệthống về bảo vệ NLD trong nền KT TT ở VN dưới góc độ pháp luật lao động, luận án
có những điểm mới chủ yếu sau:
- Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cơ bản về bảo vệ NLĐ dưới góc
độ pháp luật lao động trong nền KT TT nói chung và ở Việt Nam nói riêng như: quan
Trang 12chủ yếu để bảo vệ NLD.
- Luận án đã phân tích, chỉ ra những kinh nghiệm của quốc tế và của một số
nước về bảo vệ NLĐ Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tham khảo trong
quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan ở nước ta.
- Luận án đưa ra nhận xét, đánh giá toàn diện về thực trạng pháp luật bảo vệ
NLĐ ở VN và chỉ ra vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung trong hệ thống pháp luật cũngnhư việc nâng cao hiệu quả áp dụng nhằm mục đích bảo vệ NLD hợp lý hơn
- Luận án đã xác định những yêu cầu cần thiết của việc hoàn thiện các quy
định hiện hành về bảo vệ NLD, đề xuất các giải pháp, có luận giải cu thể, nhằm hoànthiện pháp luật lao động dưới góc độ bảo vệ NLD và nâng cao nang lực bảo vệ NLDcho các chủ thể hữu quan Đặc biệt, những giải pháp mà luận án đưa ra không nhằmmục đích bảo vệ NLD ở mức độ ngày càng cao một cách duy ý chí mà, điều quantrọng hơn là vấn đề thực hiện dân chủ, nâng cao năng lực tự bảo vệ, giảm thiểu sựcan thiệp của Nhà nước, bảo vệ NLĐ hợp lý và bền vững, phù hợp với yêu cầu củanền kinh tế thị trường, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan
hữu quan trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp luật
lao động, hoàn thiện cơ chế bảo vệ NLD ở Việt Nam Đồng thời, ở mức độ nhất định,
luận án cũng giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực lao động, xã hội những
kiến thức cần thiết trong thực tiễn áp dụng pháp luật lao động phù hợp với hoàn cảnh
VN, nhưng không lạc hậu với xu hướng chung của thế giới.
Luận án cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tácnghiên cứu và giảng dạy khoa học luật lao động trong các trường chuyên luật hoặccác trường có liên quan đến pháp luật Ngoài ra, luận án có thể là tài liệu tham khảocho bất kỳ ai quan tâm đến nhân tố con người, trước hết và chủ yếu là NLD, dưới góc
độ luật lao động, một ngành luật có tính xã hội rộng lớn và tính nhân văn sâu sắc
Trang 13Ngoài phần mở đầu, kết luận , danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
điược kết cấu thành 3 chương:
Chương |: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ NLD bằng pháp luật lao động trongnền KTTT ở VN
C”hương 2: Pháp luật lao động VN về bảo vệ NLD và thực tế thực hiện
Chương 3: Hoàn thiện các quy định và nâng cao hiệu quả bảo vệ NLD ở VN
Trang 14Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG BẰNG PHÁP
LUẬT LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.1 Quan niệm về bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động
Thuật ngữ “người lao động”, có thể được hiểu theo những phạm vi rộng, hẹp
khác nhau Theo nghĩa rộng, NLD bao gồm tất cả những người thuộc giới lao động trong xã hội Theo nghĩa hep, NLD là những người làm công cho các doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức, cá nhân, gia đình trên cơ sở hợp đồng lao động Luật lao động của ViệtNam và của hầu hết các nước khác thường sử dụng thuật ngữ “người lao động” để chỉ
những đối tượng thuộc phạm vi này Nếu sử dụng thuật ngữ “người lao động” theo
nghĩa rộng thì những đối tượng theo nghĩa hẹp thường được gọi cụ thể là “người làmcông ăn lương” hay “lao động làm công”, “lao động hợp đồng” để phân biệt [2, 3,
25, 26] Những đối tượng khác thuộc giới lao động lại được gọi trực tiếp là công chứcnhà nước, xã viên hợp tác xã hoặc các lao động tự do, lao động cá thể, độc lập Nhưvậy, tuỳ từng ngữ cảnh, từng trường hợp mà thuật ngữ “người lao động” được sửdụng để chỉ những phạm vi đối tượng khác nhau Trong phạm vi luật lao động, thuậtngữ “người lao động” chủ yếu được sử dụng theo nghĩa hẹp, chỉ những lao động làmcông trên cơ sở hợp đồng lao động Đó cũng chính là đối tượng cần được luật lao độngbảo vệ mà luận án này tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ
Vấn đề thứ hai chỉ phối quan niệm bảo vệ NLD theo pháp luật lao động chính làquan niệm về “pháp luật lao động” Thuật ngữ “pháp luật lao động” sử dụng trong luận
án này với ý nghĩa là một lính vực pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực luật lao động Ở
góc độ này, “pháp luật lao động” có thể hiểu là tổng hợp các quy định của Nhà nướcban hành nhằm điều chỉnh “quan hệ lao động giữa người làm công ăn lương vớiNSDLĐ và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động” (Điều 1,BLLĐ) Nội dung của “pháp luật lao động” chủ yếu là các quy định trong BLLD vacác văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ Thuộc phạm vi “pháp luật lao động” cũng baogồm cả một số nội dung trong các văn bản pháp luật khác nhưng có phối hợp điềuchỉnh nhóm quan hệ xã hội trên, như: Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các tranh chấp
Trang 15lao động (11/4/1996), một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự (2004) về giải
quyết tranh chấp lao động tại tòa án, Luật phá sản (2004) Tuy nhiên, trong hệ thống
pháp luật lao động đó, luận án chỉ đề cập đến các quy định liên quan đến việc bảo vệNLD như một vấn đề có tính nguyên tắc, xuyên suốt toàn hệ thống
Vấn đề thứ ba là quan niệm về bảo vệ NLD Theo nghĩa thông thường, bdo vệđược hiểu là chống lại mọi sự xâm hại tới một chủ thể, sự vật, hiện tượng hay một quátrình nhất định để giữ cho nguyên vẹn [133, tr.37] Việc bảo vệ con người, đặc biệt, bảo
vệ NLD là vấn dé rất phức tạp vì đó là chủ thể quan trọng của đời sống xã hội Vì vậy,việc bảo vệ NLĐ không thể chỉ giới hạn trong phạm vi để được “tồn tại nguyên vẹn” màphải tính đến mọi mặt đời sống, với tất cả những nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội,điều kiện phát triển về vật chất và tinh thần cũng như những giá trị nhân thân của họ.Các Mác đã đưa ra quan điểm nổi tiếng khi nói về bản chất con người: “là tổng hoà cácmối quan hệ xã hội” cũng với ý nghĩa: không thể là con người với đúng nghĩa nếu tách
nó ra khỏi các quan hệ của đời sống xã hội Như vậy, nói đến con người là nói đến cuộcsống của họ với tất cả các quan hệ xã hội được thiết lập Bảo vệ NLD, vì vậy, không chỉ
là bảo vệ bản thân họ trong quá trình tồn tại mà còn phải bảo vệ cuộc sống của họ vớinhững mối quan hệ nhất định với tự nhiên va xã hội Trong toàn bộ cuộc đời của NLD,
có thể có những nguy cơ xâm hại đến họ và cuộc sống của họ từ nhiều phía: từ phíaNSDLĐ, từ các điều kiện lao động không đảm bảo, từ các yếu tố tự nhiên (như tuổi tác,bệnh tật, thiên tai ) và các yếu tố kinh tế xã hội (như thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn ) Vì
vậy, việc bảo vệ họ trở thành nội dung của các chính sách kinh tế, xã hội và được sự
quan tâm điều chỉnh của nhiều lĩnh vực pháp luật khác
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì “bảo vệ người lao động” có thể bao gồm mọi quátrình nhằm phòng ngừa, chống lại các nguy cơ xâm hại đến con người và cuộc sốngcủa họ Trong phạm vi luật lao động, vấn đề bảo vệ NLĐ chủ yếu được xem xét theonghĩa hẹp, trong mối quan hệ giữa họ với NSDLĐ, để chống lại nguy cơ bị bóc lột, bịđối xử bất công hay phải lao động trong những điều kiện không đảm bảo, cũng nhưthái độ thiếu tôn trọng của giới chủ Đây là mối quan hệ xã hội đặc biệt quan trọngvới các cá nhân, nếu trong đó, họ tham gia với tư cách là NLD Vi vậy, mục đích bao
vệ của luật lao động cũng để đảm bảo rằng khi tham gia quan hệ lao động, họ được là
Trang 16NLD với đúng nghĩa của nó Đó là một bên bình đẳng, một đối tác không thể thiếutrong quan hệ lao động Do đó, có thể hiểu bảo vệ NLD là phòng ngừa và chống lạimọi sự xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, thân thể, quyền và lợi ích của NLD, từ phíaNSDLD, trong quá trình lao động Đó cũng là những vấn đề được pháp luật lao động
dự liệu và đảm bảo thực hiện.
Trong phạm vi luật lao động, NLĐ được hiểu là những người làm công hưởnglương trên cơ sở hợp đồng lao động Do vậy, họ cũng chính là đối tượng cần được bảo
vệ bằng luật lao động Điều này có nghĩa là, nội dung bảo vệ NLD được xác định trên
cơ sở nhu cầu chính đáng của người làm công ăn lương, trong phạm vi quan hệ laođộng, trong điều kiện các nguy cơ xâm hại có thể xảy ra Đối với NLD, những điềuquan trọng nhất trong cuộc sống của họ là có việc làm, thu nhập, trong điều kiện antoàn và được tôn trọng, đối xử đúng đắn Tuy nhiên, trên thực tế, những vi phạm của
NSDLĐ đối với họ về những vấn đề trên lại diễn ra hàng ngày Ở VN, theo thống kê có
hơn 900 cuộc đình công, tính từ 1995 đến cuối 2005, hầu hết có nguyên nhân từ sự viphạm của NSDLĐ Trong số đó, có tới hơn 50% số vụ do NSDLĐ vi phạm tiền lương
và thu nhập của NLD [128, tr.3] Chỉ tính trong 5 năm, từ 1999 đến 2003 có tới hơn 86ngàn đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực lao động, một phần không nhỏ trong đó
có nguyên nhân từ những vi phạm chế độ chính sách, ảnh hưởng đến quyền lợi NLD[11, tr.14] Xem xét việc giải quyết các tranh chấp lao động tai toà án, cũng thấy rằngphần lớn là các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kỉ luật sa thải
và về thu nhập, trợ cấp [106, 107, 108] Trong đó, số vụ NLD bị vi phạm quyền làmviệc và các quyền lợi khác thường chiếm tỉ lệ lớn Đây không chỉ là vấn đề riêng có ở
VN mà còn là tình trạng chung diễn ra ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp chưa day đủ hoặckhông được thực thi một cách nghiêm túc Lịch sử quan hệ lao động trên thế giới chothấy các quyền lợi của NLD được pháp luật bảo vệ ngày càng tốt hơn Điều này, mộtmặt là thành quả của sự phát triển văn minh nhân loại, mặt khác, cũng là kết quả của
sự đấu tranh tự bảo vệ mình của giới thợ trước giới chủ trong xã hội tư bản (Ví dụ: kếtquả cuộc đình công lớn ngày 1/5/1886 ở Chicago, mở đầu chế độ ngày làm việc 8htrên toàn thế giới và sau đó được lấy là ngày Quốc tế lao động) Vì vậy, nội dung thuộckhái niệm “bảo vệ NLD” của luật lao động của hầu hết các nước trên thế giới thường
Trang 17tập trung vào các vấn đề như: bảo vệ việc làm, thu nhập và các quyền nhân thân của họ(bao gồm sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền lao động sáng tạo và quyềnliên kết, phát triển trong quá trình lao động) Trong tôn chỉ, mục đích hoạt động của
ILO cũng ghi nhận “nghĩa vu trang trọng là phải giúp cho các nước trên thế giới thực
hiện các chương trình nhằm đạt tới bảo vệ thích đáng cuộc sống và sức khỏe của
người lao động trong mọi loại công việc” [22, tr.33,34] Đây cũng là một trong những
nội dung chính trong hàng loạt các nỗ lực hoạt động của ILO trên bình điện quốc tế
Như vậy, pháp luật thực hiện bảo vệ NLD với tư cách là bảo vệ một chủ thể xã
hội Trước hết là bảo vệ phương tiện kiếm sống - sức lao động - và thu nhập, lợi ích từ
lao động của ho Cao hơn nữa, là bảo vệ các nhu cầu cơ bản của NLD như việc làm,các cơ hội phát triển Sự bảo vệ được thực hiện trong mối tương quan lao động,tránh việc NSDLĐ phân biệt đối xử hay lợi dụng chênh lệch cung cầu lao động đểchèn ép NLĐ nhằm trục lợi Ngay tại Lời nói đầu, Bộ Luật Lao động Việt Nam,quan điểm về bảo vệ NLĐ đã xác định rõ: “Bộ Luật Lao động bảo vệ quyền làm việc,lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người sử dụng lao động” Từ đó, có thể thấy nội dung bảo vệ đối với NLDrộng hơn, có vị trí ưu tiên hơn so với nội dung bảo vệ đối với NSDLĐ Ngoài cácquyền và lợi ich hợp pháp trong lao động, NLD thường được pháp luật lao động bao
vệ các quyền chính đáng khác, bảo vệ thân thể, danh dự, nhân phẩm tức là cácquyền nhân thân của họ Đó cũng là điều hợp lí trong điều kiện sử dụng lao động vàtương quan thực tế của quan hệ lao động
Các nội dung trên khi được pháp luật ghi nhận sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với NLD
vì nó xác định tính bất hợp pháp trong những hành vi xâm hại đến họ Về hình thức, cónhững hành vi ảnh hưởng đến quyền lợi ích NLD (ví dụ kỷ luật sa thải đối với họ)nhưng khi đã được pháp luật cho phép thì nó được hiểu như là giới hạn cần thiết Điềunày nhằm đảm bảo rằng việc quy định, việc thực hiện quyền của mỗi bên, sự bảo vệcủa pháp luật đối với mỗi chủ thể không được ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ
thể khác Từ đó, có thể thấy việc bảo vệ của nhà nước, bằng pháp luật đối với NLD là
sự chấp nhận của tính hợp lí và công bằng trong mỗi điều kiện cụ thể Hơn thế, nó còn
Trang 18được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy nhà nước nên có hiệu lực thực hiện cao hơn so với sự bảo vệ trên các phương diện kinh tế, xã hội khác.
Từ những phân tích trên, có thể thấy “bảo vệ người lao động”, ở một phươngdiện nhất định, cũng có điểm giống với vấn đề “đảm bảo các quyền, lợi ích cho ngườilao động” Chúng đều được xác định trên cơ sở nhu cầu bảo vệ của NLD trong phạm viquan hệ lao động Vì vậy, trong nhiều trường hợp thật khó có thể phân biệt rõ ràng hai
“phạm trù” nay Ví dụ, việc luật lao động xác định lương tối thiểu mà NSDLD phải trảcho NLD vừa là sự dam bảo quyền lợi tối thiểu cho họ, vừa để bảo vệ họ tránh sự bóclột sức lao động quá đáng có thể xảy ra Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản giữa hai phạm
trù này là sự bảo vệ NLD bao giờ cũng dat trong mối quan hệ với sự xâm hại hoặc
nguy cơ có thể bị xâm hại từ phía NSDLD Con đảm bảo quyền và lợi ích cho NLD làviệc pháp luật lao động ghi nhận và tạo điều kiện, tạo cơ chế để các quyền và lợi ích đóchắc chắn được thực hiện trên thực tế Nói cách khác, nội dung “đảm bảo quyền và lợiích cho người lao động” có phạm vi rộng hơn Ngoài những quy định nhằm bảo vệNLD còn có những quy định xác định những nguyên tắc, những nhu cầu đa dạng trongcuộc sống của họ như đảm bảo quyền được nghi ngơi, được trợ cấp khi chấm dứt hợpđồng được tham gia bảo hiểm xã hội Ngoài ra, nếu xem xét kỹ những vấn đề được
dé cập đến với cả hai góc độ: vừa để bảo vệ NLD vừa để đảm bảo quyền và lợi ích cho
họ, thì cũng có nhiều điểm khác nhau Ví dụ, trong vấn dé việc làm thì dam bảo việclàm cho NLD được đề cập đến như một chính sách của nhà nước mà luật pháp là công
cụ chính thể chế chính sách đó Trong luật lao động, nó như một nguyên tắc pháp lí vềđảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm Nguyên tắc này ở cấp độ quốc tế thường được
ghi nhận trong các văn kiện của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Ở cấp độ quốc gia,
nó được ghi nhận tại các quy định chung trong luật lao động hoặc đạo luật về việc làm.Còn bảo vệ việc làm cho NLĐ là những quy định có tính chất quyền và nghĩa vụ tươngđối cụ thể, thường được quy định trong các điều khoản chi tiết của các văn bản phápluật lao động quốc gia Trên thực tế, đảm bảo quyền tự do việc làm được chú trọng khiNLD tìm việc và tham gia vào quá trình tuyển chọn lao động Trong khi đó, bảo vệviệc làm được đặt ra khi NLD đã có việc làm, tức là đã tham gia vào quan hệ hợp đồnglao động và vẫn mong muốn duy trì việc làm đó nhưng NSDLD lại không đảm bảo
Trang 19việc làm cho họ Ở đây, pháp luật lao động cần dự liệu những trường hợp mà NLD có
nguy cơ bị NSDLĐ xâm hại đến quyền làm việc, chấm dứt hoặc thay đổi việc làm
không hợp lí Ngược lại, khi NLD không muốn thực hiện công việc đang làm thì cần
xem xét về mặt pháp lý xem họ có quyền tự do từ bỏ quan hệ việc làm đã thiết lập hay
không lại được đặt ra.
Như vậy, sự bảo vệ NLĐ thường được pháp luật đặt ra để dự liệu và sử dụng khiphía đối tác, NSDLĐ có sự lạm quyền, có hành vi phạm làm ảnh hưởng đến bản thânhoặc xâm hại các quyền lợi chính đáng của họ Có thể là rất khó khăn để phân biệt rõ
ràng trong một số trường hợp song “bảo vệ người lao động” và “đảm bảo quyền, lợi ích
cho người lao động” vẫn là những vấn đề có tính độc lập tương đối
1.2 Sự cân thiết của việc bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường
ở Việt Nam
Từ năm 1986, VN chủ trương chuyển hướng phát triển KTTT, định hướngXHCN Cũng từ đó, quan hệ lao động và vị thé NLD trong quan hệ đó bắt đầu có sự thayđổi Trước đây, NLĐ chủ yếu tham gia quan hệ lao động trong khu vực Nhà nước Khiphát triển KTTT, họ có thể được sử dụng trong tất cả các thành phần kinh tế Từ vị thế làcác công nhân viên chức Nhà nước, NLD hiện nay chủ yếu là người làm công cho các tổchức, cá nhân sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có cảcác chủ tư bản nước ngoài Trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, vấn đề bảo vệ NLD
đã được đưa vào nội dung của luật lao động Trong cơ chế KTTT, vấn đề bảo vệ NLD,ngoài những lý do truyền thống còn có những lý do khác do cơ chế thị trường mang đến.Các lý do cơ bản tựu trung trong ba nhóm chính: hoặc xuất phát từ đặc điểm của quan hệlao động, hoặc từ những mặt tiêu cực của nền KTTT nói chung, hoặc từ đặc điểm lớnnhất trong chủ trương phát triển KTTT ở VN là tính định hướng XHCN
Thứ nhất, bảo vệ NLD để giảm thiểu vị thế bất bình đẳng của ho trong quan hệlao động, thực hiện sứ mệnh lịch sử của luật lao động
Như trên đã phân tích, bảo vệ NLD chủ yếu đặt trong mối quan hệ pháp luật laođộng, để phòng ngừa và chống lại mọi sự xâm hại đến ho từ phía NSDLD, trong quá
trình lao động Trong quan hệ này, NLD là một bên của hợp đồng lao động, bình đẳng
Trang 20với bên kia, NSDLD Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, NLD thường là
các nhân viên trong đơn vị của NSDLĐ Vì vậy, “phục tùng sự điều hành hợp pháp,chịu sự kiểm tra, giám sát quá trình lao động từ phía người sử dụng lao động là tráchnhiệm, nghĩa vụ của người lao động”[121, tr.22] Xét về địa vị, NLĐ bị phụ thuộc vàoNSDLD cả về mặt kinh tế va mặt pháp lý trong quá trình làm việc Day là đặc điểm lớnnhất của quan hệ lao động, chi phối nhiều mặt tới quá trình điều chỉnh pháp luật, trong
đó có vấn đề bảo vệ NLĐ
Về kinh tế, NSDLĐ là người bỏ vốn, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động kinhdoanh, quyết định về công nghệ, quy mô hoạt động nên chủ động về kế hoạch việclàm, phân phối lợi nhuận Cũng vì thế mà về mặt pháp lý, NSDLĐ “có quyền tuyểnchọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản, xuất kinh doanh” (D8 -BLLĐ) Trong quan hệ lao động, NLD chỉ có sức lao động đã thoả thuận cung ứng choNSDLĐ Họ không có quyền quản lí công việc hay kế hoạch làm việc, cũng khôngđương nhiên có quyền tham gia vào quá trình phân phối lợi nhuận Do đó, NLDthường bị động, không kiểm soát được các lí do giảm lương hay chậm tăng lương,
chấm dứt hợp đồng, thôi việc, mất việc, điều chuyển lao động Những trường hợp này,
khi xảy ra, đều tác động đến quyền lợi về kinh tế của NLĐ, đặc biệt là khi bị chấm dứthợp đồng thì đời sống của NLD va gia đình họ bi ảnh hưởng nghiêm trọng Trong khi
đó, những lí do bất lợi cho NLD cũng có thể do nhu cầu của sản xuất kinh doanh, cũng
có thể do năng lực cá nhân NSDLD hoặc những mục đích vụ lợi khác của họ Nhu vậy,
ở mức độ nhất định, NLD bị phụ thuộc vào NSDLD về kinh tế Các nhà nghiên cứu
Châu Âu cũng nhận định rằng: “Chỉ có một ít người có thể quyết định việc làm, cái
điều mà tất cả số còn lại phải lệ thuộc vào để đảm bảo cuộc sống kinh tế và sự tồn tại
của bản thân và gia đình họ Như vậy, tự do, bình đẳng về mặt hình thức của mọi người
trở thành quyền của kẻ mạnh bằng sức mạnh kinh tế của mình, họ chống lại kẻ yếu”[80,tr.4] Cũng từ đó, ILO cho rằng không phải NLD mà là những “người hợp đồng
độc lập”, nếu đó là “người có hợp đồng với người khác (ông chủ) để sản xuất ra những sản phẩm nhất định nhưng không chịu sự kiểm soát hoặc diéu khiển của ông chủ có thể hành động theo suy xét tự do của mình” [79,tr.2] Từ đó có thể thấy rằng, sự phụ thuộc của NLĐ vừa là bản chất cố hữu, vừa là đặc điểm riêng của các quan hệ lao
Trang 21động, không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế hay chế độ chính trị trong mỗiquốc gia Đó không chỉ là lý do chính để luật lao động của hầu hết các nước đều hàmchua tư tưởng bảo vệ NLD mà còn là căn cứ để xác định phạm vi điều chỉnh của luật
¡ao dong xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trang quan hệ lao động.
Dưới góc độ lịch sử, có thể thấy rằng một trong những lý do đầu tiên khiến luậtlao động ra đời và tồn tại là để bảo vệ NLĐ, bên yếu thế trong quan hệ lao động, ởmức độ cần thiết Khởi đầu, các nhà nước thống trị chỉ đặt ra luật hình để củng cố địa
vị thống trị của mình Sau đó, do nhu cầu quản lý xã hội và điều tiết các quan hệ xãhội, luat dan sự dan dan ra đời, trong đó có vấn đề hợp đồng dân sự, bao gồm cả hopđồng thuê lao động Khi các quan hệ xã hội phát triển hơn, nhất là từ khi CNTB rađời cùng với cuộc cách mạng công nghiệp từ giữa thế kỷ XVII, người ta nhận thấyrang NLD làm việc trong các công xưởng, xí nghiệp không phải là một bên độc lập,
tự chủ như các bên của quan hệ dân sự thông thường Họ bị phụ thuộc vào bên sửdụng lao động về nhiều phương diện (như trên đã phân tích), phải trực tiếp thực hiệncông việc do bên kia điều hành, trong điều kiện lao động nhiều khi không thuận lợinhư nang nóng, bụi độc, tiếng ồn và nhiều yếu tố nguy hiểm khác Vì vậy, để bảo vệsức khỏe, tính mạng cho NLĐ, những quy định về an toàn, vệ sinh lao động, áp dụngriêng cho loại quan hệ thuê mướn lao động ra đời Đồng thời là các quy định về thờigian làm việc và thời gian nghỉ để đảm bảo sử dụng sức lao động hợp lý Tiếp theo là
một loạt các quy định khác về quyền làm việc, đình công để hạn chế xu hướng lạm
quyền của NSDLĐ Trên cơ sở các chế định đó, Luật lao động ra đời và từng bướchoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình điều chỉnh pháp luật nhưngày nay Nghiên cứu về vấn đề này, TS Nguyễn Quang Quýnh còn chỉ rõ: “Luật laođộng mới thoát thai từ dân luật cuối thế kỷ trước” (97,tr.13] (Thế kỷ XIX - tác gia)
Nhận định này cũng tương đối trùng hợp với các kết quả nghiên cứu tại Châu Âu:
“Quan hệ lao động trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa đã được điều chỉnh thông quathị trường Hợp đồng lao động (lúc đó) cũng như các hợp đồng dân sự khác trong bộ
luật dân sự” Các kết quả nghiên cứu còn khang định: “Luật lao động, về cơ bản có
nguồn gốc từ thắng lợi của công đoàn” [80,tr.2,3] Những ví dụ minh chứng cho nhậnđịnh này là cuộc đình công lịch sử của những người công nhân ở Chicago (Mỹ) ngày
(cf
W7 7a
ụ J —' j
le es as 5S
Trang 221/5 năm 1886 đã làm xuất hiện chế độ ngày làm việc 8h đầu tiên tại đây va sau nay
được đưa vào các công ước đầu tiên của ILO và luật pháp của nhiều nước trên thế giới Hoặc, do có cuộc đình công dai nhất trong lịch sử (12 tuần) của công đoàn ngành luyện kim ở Đức mà chế độ tiếp tục trả lương trong thời gian NLD ốm đau ra
đời (sau này phát triển thành chế độ bảo hiểm xã hội) Vì vậy, có thể nói rằng, chođến ngày nay, mặc dù luật lao động đã trải qua nhiều bước phát triển, thay đổi nhưngbảo vệ NLD vẫn là nhiệm cụ chủ yếu, không thay đổi, xuyên suốt nội dung ngành
luật mang đậm nét nhân văn này Đúng như PGS.TS Phạm Công Trứ đã nhận định:
“Nếu nói một cách hình ảnh thì luật hình sự nghiêng về sự trừng phạt, luật hànhchính là của công chức nhà nước, luật kinh doanh là của các nhà sản xuất, luật lao
động là của người làm công ăn lương” [52,tr.49].
Cũng vì sứ mệnh lịch sử đã được xác định đó mà những đối tượng như công
chức nhà nước, xã viên hợp tác xã luật lao động cũng không điều chỉnh ILO trongnhiều công ước cũng quán triệt nội dung này: “người trồng trọt tự cung tự cấp” vẫnphải thực hiện các quy tắc an toàn trong lao động nhưng không thuộc đối tượng được
bảo vệ của Công ước về an toàn, vệ sinh lao động trong nông nghiệp Những NLD
không bị phụ thuộc vào quá trình sử dụng lao động như: các thành viên gia đình
NSDLD sống cùng nhà va cùng làm việc với NSDLD đó, người làm nội trợ cho giađình mình, những cơ sở gia đình chỉ có cha, mẹ và các con cùng làm việc [78,tr.187,625] cũng không thuộc phạm vi bảo vệ của luật lao động, kể cả khi có tainạn lao động xảy ra hoặc trong trường hợp phải làm đêm Trường hợp NLD “thựchiện công việc tại nhà mình hay tại địa điểm do người đó lựa chọn, không phải là nơilàm việc của chủ sử dụng lao động” thì cũng cần căn cứ vào “mttc độ tự chủ và độclập về kinh tế” để xem xét xem họ có được các quy định của luật lao động bảo vệ haykhông Trường hợp có sự độc lập và tự chủ thì không áp dụng các chế độ của luật laođộng đối với họ [78,tr.563] Cách xác định đối tượng điều chỉnh như vậy càng chứng
tỏ rằng pháp luật lao động tách ra khỏi lĩnh vực luật dân sự cổ điển chính là để thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ NLD được tốt hơn so với việc dùng các quy định dân sự thôngthường Trung Quốc còn cho rằng: “KTTT dẫn đến sự bất công, phân hoá giầu nghèotrong xã hội và nhiều công nhân thất nghiệp Vì địa vị bất bình đẳng giữa đôi bên
Trang 23chủ, thợ nên hậu quả tiêu cực nói trên vẫn do nhân dân lao động, nhất là giai cấp
công nhân phải gánh chịu” [94,tr.554] Điều đó có nghĩa là dia vi bất bình đẳng đã
làm cho NLD không chỉ phải chịu nhiều sức ép, bị thua thiệt trong quan hệ lao động
mà còn dan tới họ phải gánh chịu phần lớn những hậu quả bất lợi mà nền KTTTmang lại Nhận thức vấn đề như vậy nên “tư tưởng lập pháp của luật lao động TrungQuốc là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động” [94,tr.161,162]
Ngoài nguyên nhân do đặc điểm của quan hệ lao động, trên thực tế, sự bất bìnhdang còn do tương quan cung cầu trên thị trường mang lại Trong nền KTTT, quan hệlao động hình thành trên cơ sở thuận mua vừa bán, và tiền lương chính là giá cả sứclao động Tuy nhiên, tương quan cung cầu sức lao động trên thị trường thường bất lợi
cho phía NLĐ Ở những nền kinh tế phát triển, ở những thời điểm nhất định, việc
máy móc, công nghệ cao thay cho sức người là nguy cơ phổ biến Ở những nền kinh
tế và xã hội lạc hậu thì nguy cơ lớn nhất là do tốc độ tăng dân số thường ở mức caohơn tốc độ tạo việc làm cho NLD Khi tỉ lệ thất nghiệp ở mức đáng lo ngại thì NLDthường phát sinh tâm lí tiêu cực là thà chấp nhận thiệt thòi (như bị điều chuyển, thayđổi công việc bất hợp lý, giảm lương, làm việc trong điều kiện không thuận lợi ) còn
hơn là bị mất việc làm Ở Liên bang Nga cũng có nhận định rằng: “Khi số người
không có việc làm còn lớn thì người thuê lao động bao giờ cũng kiếm được nhữngngười lao động đồng ý với điều kiện của họ” nên “vị thế của người lao động sẽ được
tính tới sau cùng” [134,tr.40] Như vậy, điều có thể khẳng định là sự chênh lệch của tương quan cung cầu trên thị trường làm cho vị thế NLĐ càng thêm bất bình đẳng.
Từ các lý do trên, cần phải có pháp luật để quy định và có cơ sở cưỡng chếNSDLĐ đảm bảo quyền lợi cho NLD, thực hiện các quy định hợp lý về điều kiện laođộng Không phải ngẫu nhiên mà ngay trong Lời nói đầu, Bộ Luật lao động ViệtNam cũng xác định: “Luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền kháccủa người lao động” Trong quá trình thực hiện, Đảng và Nhà nước ta còn chủ trương
“Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động, tăng cường bảo vệ
người lao động, trọng tâm là ở các doanh nghiệp.” [56,tr.204]
Trang 24Cũng vi sự phụ thuộc của NLD, trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, dé tao
đối trọng, luật lao động của hầu hết các nước đều thừa nhận quyền liên kết trong tổchức cha NLD để họ có thể tự bảo vệ mình trước giới chủ
Thứ hai, bảo vệ người lao động để tránh những tác động tiêu cực của nền KTTTKhi nhận xét về KTTT, người ta thường nói về tính hai mặt của nó Đó là nhữngtác dụng tích cực không thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế (sản xuất đạt năngsuất, chất lượng, hiệu quả cao; phân phối nguồn lực nhanh, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật vàtăng trưởng kinh tế ) và những tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế xã hội (tính tựphát, mất cân đối, chạy theo lợi nhuận, hủy hoại môi trường, cạnh tranh không lànhmạnh, phân hóa giầu nghèo trong xã hội, lợi ích công bị coi nhẹ, thất nghiệp và các tệnạn xã hội gia tăng ) Mặt tiêu cực đó thể hiện rất rõ nét trong quan hệ lao động vìbản thân lĩnh vực này vừa chứa đựng các yếu tố kinh tế, vừa thể hiện các vấn đề xã hộisâu sắc Hơn nữa, sức lao động còn được coi là hàng hóa đặc biệt, không tách rời với
bản thân NLĐ Do vậy, quá trình sử dụng sức lao động phải thực hiện những quy định
để bảo vệ lợi ích và nhân cách NLĐ Khi xây dựng mô hình chính sách xã hội cho
Châu Âu, các nhà kinh tế đã nhận định rằng: “để đảm bảo lợi ích tập thể lao động,
không thể chỉ dựa vào thị trường, bởi lẽ thị trường luôn có những khiếm khuyết cố hữucủa nó: cạnh tranh không lành mạnh, thông tin không trung thực, tính hợp lí hạnchế ” [45,tr.94] Vì vậy, cần phải bảo vệ NLD trước sự tác động tiêu cực của nềnKTTT và phải bảo vệ bằng pháp luật, trước hết là luật lao động
Trong lĩnh vực lao động, KTTT đã mở ra điều kiện thuận lợi để phát huy cácnguồn lực, tạo nhiều việc làm cho NLD Khi có nhiều thành phần kinh tế hoạt động
bình đẳng và cạnh tranh với nhau, NLD có nhiều cơ hội việc làm và có điều kiện dé
nâng cao đời sống Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau không chỉ trongkinh doanh mà con trong lĩnh vực sử dung lao động Động luc đó đã tạo ra một nền
kinh tế đa dạng, năng động, có tốc độ phát triển cao Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu
linh hoạt của thị trường, các nhà kinh doanh, đồng thời cũng là lực lượng sử dụnglao động chủ yếu, thường xuyên phải thay đổi kế hoạch, quy mô sản xuất, giá cả
Từ đó kéo theo kế hoạch việc làm của đơn vị thường xuyên bị thay đổi Trong khi nhiều chỗ làm việc mới có thể được tạo ra thì một số người bị mất việc làm là điều
Trang 25khó tránh khỏi Dé kiểm soát được tinh hình, pháp luật phải xác định rõ nhữngtrường hợp thay đổi nào là hợp pháp, những sự thay đổi nào là bất hợp pháp Từ đó,pháp luật có thể hạn chế tình trạng NLD bị giảm quyền lợi trước sức ép của vấn dé
việc làm hoặc bị mất việc một cách vô lí.
Một yêu cầu khác của KTTT là các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế, laođộng phải được đảm bảo quyền tự do ở mức tối đa để họ có thể phản ứng linh hoạttrước các yêu cầu của thị trường NSDLD cần có quyền tự do thuê mướn, tuyển chon,
tăng giảm lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh NLD có quyền tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc Khi thiết lập quan hệ lao động, về nguyên tắc, hai bên
tự do, tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động Sự tự do này là đương nhiên và cầnthiết nhưng nếu chúng không được kiểm soát một cách hợp lí cũng rất dễ dẫn đến sựtuỳ tiện, “vô chính phủ” Nếu điều đó xảy ra thi NLD thường bị thiệt thoi vì trong
tương quan lao động, họ là bên yếu thế hơn Thực tế cho thấy không hiếm những
trường hợp NLD bị đuổi việc vô cớ, bị giảm lương, chậm trả lương, làm thêm giờ
không có giới hạn khiến cho cuộc sống của họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, phải trông chờ vào sự can thiệp của pháp luật.
Thêm vào đó, trong điều kiện KTTT, trình độ công nghệ thường phát triển vớitốc độ cao NLD, nhất là những lao động ở các nước nghèo, khó có đủ điều kiện họctập nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của thị trường Từ đó dẫn đến tình trạng thiếulao động chuyên môn, thừa lao động thủ công; nghĩa là, dù tỉ lệ thất nghiệp cao nhưngtrong nhiều trường hợp vẫn phải chấp nhận sử dụng lao động nước ngoài Việc laođộng nước ngoài đảm nhiệm phần lớn các khâu quản lí, kĩ thuật trọng yếu trong cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong những năm qua là một minhchứng rõ nét cho điều này Trong điều kiện đó, nhiều người sử dụng lách luật, sa thảilao động hàng loạt để tuyển lao động mới vì chi phí cho việc thay đổi lao động thường
ít tốn kém hơn so với việc đào tạo lại người lao động Tuy nhiên, để tránh làm “ônhiễm” môi trường lao động xã hội thì kiểu quan hệ “vắt chanh bỏ vỏ” đó cần đượcpháp luật phát hiện và loại bỏ
Phát triển KTTT, toàn bộ các quan hệ kinh tế xã hội bị chi phối nhiều bởi yếu tốlợi nhuận Điều đó vừa là động lực tích cực của sự phát triển, vừa có thể tạo ra tư tưởng
Trang 26“duy lợi” trong các hoạt động kinh tế Biểu hiện trong quan hệ lao động là sự giảm
thiểu tiền lương của NLĐ, hạn chế đầu tư cho việc cải thiện điều kiện lao động để xảy
ra tình trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường Cũng do yếu tố
lợi nhuận chi phối mà thị trường lao động được hình thành và phát triển hướng tới hiệu
quả và cạnh tranh trong kinh doanh, thường nhằm vào các mục tiêu ngắn hạn và cục
bộ “Do đó, vai trò của nhà nước cần được phát huy hướng tới các mục tiêu dài hạn và
đồng bộ, hạn chế các tiêu cực của thị trường” [102, tr.146] Đó là vấn đề sử dụng lao
động theo những chế độ làm việc hợp lý, đầu tư đúng mức cho lĩnh vực an toàn, vệ sinh
lao động, cải thiện điều kiện lao động, trả lương tương xứng để duy trì sức lao động lâudài Điều đó chỉ có thể đạt được khi có sự can thiệp kịp thời, đúng hướng của nhà
nước, thông qua pháp luật lao động.
Một vấn đề xã hội không thé bỏ qua khi xem xét việc bảo vệ NLD, đó là nạnthất nghiệp Tính tự phát của nền kinh tế thường làm xuất hiện những thời kỳ suy thoáitrong các chu kỳ kinh doanh, mất cân đối giữa các ngành nghề trong nền kinh tế và
tương ứng với nó là tình trạng thất nghiệp theo chu kỳ và thất nghiệp do cơ cấu Các
chuyên gia kinh tế thế giới cũng có những cảnh báo đối với VN: “Không những kinh tế
VN phải đối mặt với thất nghiệp và giải quyết các tệ nạn xã hội mà ngay cả vị thế của người lao động làm công ăn lương cũng cần được luật lao động bảo vệ một cách đặc
biệt” [93,tr.31] Như vậy, để đối phó với tình trạng này, đòi hỏi Nhà nước không chỉ cócác quy định về bảo vệ việc làm, kế hoạch thu hút đầu tư, giảm thiểu thất nghiệp màcòn phải có những phương sách đặc biệt để ngăn ngừa tình trạng NSDLD lợi dụng tìnhthé dư thừa lao động mà ép buộc, cắt giảm quyền lợi, đối xử bất công với NLD
Thứ ba, bảo vệ người lao động để thực hiện định hướng XHCH trong lĩnh vực lao động
ở Việt Nam
Trong nhiều văn kiện quan trọng, Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ trương
“phát triển KTTT có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN” [56,tr.86] Vềmặt lý thuyết, KTTT định hướng XHCN được xác định với mục tiêu: “thực hiện dângiàu, nước mạnh, tiến lên hiện dai trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có vănhoá, có kỉ cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống
Trang 27ấm no, hạnh phúc” [55,tr.8] Tư tưởng của Nhà nước XHCN coi mục tiêu và động lực
của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao
động” Như vậy, trước hết, NLD phải được bảo vệ khỏi sự bóc lột, bất công, vai trò làm
chủ của họ được khẳng định và được đảm bảo cuộc sống ấm no, tiến tới giàu có Vềphân phối trong nền kinh tế nói chung và trong quan hệ lao động nói riêng phải “lấy
phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu kết hợp với các hình thức phân phối khác
như phân phối theo vốn và tài sản” Đó là cách thức phân phối thúc đẩy tăng trưởngkinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội Tuy nhiên, KTTT tự nó không giải quyếtcác vấn dé xã hội một cách tổng thể, không đương nhiên mà đạt được tiến bộ xã hộitrong lĩnh vực lao động nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thông qua pháp luật.Không chỉ ở VN mà tại các nước phát triển, các nhà nghiên cứu cũng có nhận địnhtương tự: “một thị trường vận hành theo chức năng chỉ có thể phân phối thu nhập theonăng lực đóng góp của các cá nhân, nó không thể cùng lúc tính đến cả các mặt xã hội
và con người” [135,tr.28] Có thể luận giải vấn dé này dưới góc độ công bằng xã hộinhư sau: “Công bằng xã hội có thể hiểu trên hai phương diện: công bằng theo chiềungang: nghĩa là đối xử như nhau với những người có đóng góp như nhau và công bằng
theo chiều dọc: nghĩa là đối xử khác nhau với những người có những khác biệt bẩm
sinh hoặc trong những điều kiện khác nhau” [72,tr.35] Trong quan hệ lao động, sựkhác biệt này chủ yếu do những điều kiện khách quan như: sự bẩm sinh (lao động tàntật), giới tính (lao động nit), độ tuổi (lao động trẻ em, lao động cao tuổi) va các vùngđịa lí, kinh tế quyết định, không phải do bản thân con người gây ra Với ý nghĩa đó,
sự “công bằng theo chiều ngang” giữa những NLD đang tham gia quan hệ lao động
trong điều kiện như nhau thì tự cơ chế, quy luật thị trường có thể giải quyết được.
Song, sự “công bằng theo chiều dọc” giữa những NLD có điều kiện khác nhau thì phải
giải quyết bằng sự can thiệp của Nhà nước, thông qua pháp luật lao động để bảo vệ các
lao động yếu thế trên thị trường nhằm mục đích đạt được công bằng xã hội một cáchđầy đủ Vấn dé này hầu như cũng là kinh nghiệm của những nước phát triển: “nhiềuvấn đề của thị trường cũng chỉ có thể được giải quyết thông qua một chính sách xã hội
được xây dựng một cách tương ứng để giúp đỡ những người chưa bao giờ, không
Trang 28thường xuyên hoặc hiện thời không tham gia vào tiến trình kinh tế và cần phải được
bảo vệ khỏi những khó khăn không phải do lỗi của họ gây ra”[135, tr.29]
Dinh hướng XHCN xét đến cùng cũng là việc Nhà nước XHCN can thiệp đến sự
vận hành của thị trường vì lợi ích nhân dân lao động và có kế hoạch để đảm bảo cho sựphát triển bền vững Khi bàn về tiến bộ xã hội trong KTTT, TS Nguyễn Hữu Vượngcũng khẳng định: “Kinh tế thị trường hiện đại gắn chặt với vai trò của nhà nước Hầuhết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh vai trò của nhà nước như nhân tố quyết định sự
hoà giải giữa “cái kinh tế” và “cát xã hội” Vai trò của nhà nước, hay nói đúng hơn,
sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế xã hội là điều không phải bàn cãi
Ở các nước phương Tây nhà nước vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, nghĩa là vẫn
can thiệp vào đời sống kinh tế ở mức độ này hay mức độ khác” [139, tr.124, 125] Nhu
vậy, sự can thiệp của Nhà nước như một sự cần thiết khách quan, có thể nó chỉ khác
nhau ở mức độ và hướng tác động mà thôi.
Thực tế có nhiều cách tác động đến sự phát triển của thị trường nói chung và thịtrường lao động nói riêng Nếu như Hoa Kỳ thành công trong việc tạo điều kiện cho
giới kinh doanh để ưu tiên phát triển kinh tế thì Nhật Bản (và ở mức độ nhất định là
Hàn Quốc) với những quy định về chế độ làm việc lâu dai, lương va sự thăng tiến chủyếu trên cơ sở thâm niên đã phối hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và quan hệ chủ thợhợp tác Thành công của các nước này là chủ trương kết hợp quan hệ thuê mướn vớiquan hệ gia tộc truyền thống thành quan hệ chủ thợ kiểu gia tộc, đặt lợi ích đối lập haibên chủ thợ vào quan hệ cùng thuyền, hợp tác [94,tr.125,565] Trong khi đó, Đức và
các nước Bắc Âu chủ trương xây dựng KTTT xã hội, tức là tìm cơ chế xử lí có hiệu quả
mối quan hệ giữa tự do cạnh tranh và đảm bảo công bằng xã hội Trong lĩnh vực laođộng đồng thời với việc phát huy tác dụng cơ chế thị trường, nhà nước đã tạo cơ chế
để công nhân tham gia rộng rãi, toàn diện vào hệ thống bảo hiểm xã hội và chế độ hiệpnghị chu thợ tự trị để bảo vệ công bằng xã hội Cơ chế tác động này thường đạt kết quảtrong điều kiện trình độ tổ chức hai bên chủ thợ đều tương đối cao
VN chưa có nhiều kinh nghiệm quản lí KTTT Hầu hết NSDLĐ chưa có nhậnthức tay đủ về tầm quan trọng của NLD trong chiến lược đầu tư lâu dài Phần lớn giới
sử dụng lao động ở VN là những người làm ăn nhỏ, vốn ít, cần phải tranh thủ những cơ
Trang 29hội trước mat Nhiều đơn vị tồn tại là nhờ những khoảng trống của cơ chế quản lý, lợidụng điều kiện cung cầu mất cân đối, lợi dụng sự không hiểu biết của NLD dang cầntìm việc để giảm tiền công lao động và các quyền lợi khác của họ Thêm nữa là nhậnthức và trình độ tổ chức tự thân của hai giới chủ, thợ còn ở mức độ thấp Vì vậy, việclựa chọn phát triển KTTT định hướng XHCN với những tiêu chí trên cũng có thể làhướng phát triển phù hợp Để đạt được mục tiêu định hướng XHCN đã đặt ra, Nhànước phải bằng pháp luật lao động để thực hiện việc bảo vệ NLĐ một cách hữu hiệu.
Có nghĩa là định hướng XHCN phải trên cơ sở luật pháp, với tư cách là một công cu
của nhà nước pháp quyền Các quyền va lợi ích của NLD về việc làm, thu nhập, antoàn sức khỏe phải được pháp luật hoá và đảm bảo thực hiện trên cơ sở các quy địnhcủa pháp luật Như vậy, có thể thấy rằng định hướng XHCN trong lĩnh vực lao động,
về cơ bản có nội dung tương đồng với bảo vệ NLĐ
1.3 Vai trò của pháp luât lao động trong việc bảo vệ người lao động
1.3.1 Luật lao động thể hiện các nguyên tắc bảo vệ người lao động
Nguyên tắc bảo vệ NLD được hiểu là tư tưởng chi dao cơ bản định ra để thốngnhất quá trình soạn thảo, ban hành, giải thích, áp dụng pháp luật lao động, nhằm mục
dich bảo vệ NLD.
Việc xác định những nguyên tắc bảo vệ NLD là đặc biệt cần thiết, nhưng cũngrất phức tạp của luật lao động Nó không chỉ liên quan đến tất cả các mặt trong đờisống NLD mà còn liên quan đến nhiều chế định của luật lao động Sự phức tạp của vấn
dé bảo vệ NLD còn đo nó luôn gắn với lĩnh vực xã hội như việc làm, thu nhập và đờisOng ; gan với các yếu tố ki thuật như quy trình công nghệ, vấn dé an toàn sản xuất,
vệ sinh môi trường lao động Vì vậy, thực hiện nội dung rộng lớn này cần phải tuânthủ những nguyên tắc nhất định mới có thể đạt được mục đích bảo vệ NLD va đảm bảo
sự thống nhất trong điều chỉnh pháp luật Các nguyên tắc này vừa là định hướng, vừa làthước do tính hợp lí, khoa học của hệ thống các quy định bảo vệ NLD Nếu coi bảo vệNLD là một lĩnh vực cơ bản của luật lao động thì các nguyên tắc bảo vệ NLD có tầm
quan trọng, chi phối toàn bộ nội dung lĩnh vực nay Ở VN, các nguyên tắc này có thể
được xác định từ quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của NLĐ trong xã
Trang 30hội và yêu cầu của nền KTTT, định hướng XHCN Trên cơ sở đó, các nguyên tắc cơ
bản về bảo vệ NLD trong luật lao động bao gồm:
1.3.1.1 Bảo vệ người lao động trong mối tương quan hợp lí với bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người sử dụng lao động
Như đã phân tích, trong quan hệ lao động, NLD bị phụ thuộc nên pháp luật lao động phải chú trọng bảo vệ họ là vấn đề tất yếu Tuy nhiên, trong điều kiện KTTT, lợi ích là yếu tố chi phối tới nhiều quan hệ trong đời sống xã hội Quan hệ lao động là quan hệ song phương, trên cơ sở hai bên cùng tìm được lợi ích của mình NSDLĐ là
một bên không thể thiếu để hình thành và duy trì quan hệ lao động Nếu pháp luật quáchú trọng việc bảo vệ NLD thì lợi ích của NSDLD có thể bi ảnh hưởng theo “nguyêntắc chia bánh” Sự bảo vệ một chiéu sẽ không thể bền vững bởi vì, nếu không thu đượccác lợi ích cần thiết thì những NSDLD và các doanh nhân tiềm năng khác sẽ không thétiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho NLĐ Ngược lại, nếu thuđược nhiều lợi nhuận thì NSDLĐ sẽ có điều kiện phát triển doanh nghiệp, mở rộng sảnxuất hoặc đầu tư công nghệ, tăng năng suất lao động - điều kiện để tăng lương và cảithiện điều kiện làm việc cho NLĐ Tạo môi trường pháp luật và xã hội thuận lợi choNSDLĐ không những sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, giảiquyết việc làm mà còn tạo điều kiện cạnh tranh tích cực trong việc sử dụng lao động.Như vậy, giải quyết hợp lí vấn đề lợi ích trong xã hội cũng là điều kiện phát triển kinh
tế đất nước Thông qua việc bảo vệ quyền và lợi ích của hai bên một cách hài hoà màquan hệ lao động có thể phát triển bền vững, NLD cũng có điều kiện ổn định việc làm,đảm bảo cuộc sống
Chính các lí luận gia về sử dụng lao động ở nước Mỹ, nơi thường đề cao quyền
tự do kinh doanh của giới chủ sử dụng lao động, cũng phải thừa nhận rằng: “công nhânlàm việc hiệu quả hơn nếu họ tin là công việc của họ mang lại cho họ cơ hội tiến bộ lâu
đài” [40,tr.2] Như vậy, lợi ích của các bên quan hệ lao động luôn có tính hai mặt, tuy
có mâu thuẫn với nhau nhưng không hoàn toàn đối lập nhau mà ngược lại, còn gắn bómật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau Nếu đơn thuần chỉ nhìn thấy sự gắn bó về lợiích giữa hai bên thì không thể bảo vệ lợi ích NLĐ một cách hợp lí Ngược lại, nếu quáxem trọng tính mâu thuẫn về lợi ích trong quan hệ này thì có thể dẫn đến việc bảo vệ
Trang 31NLD, bên yếu thế, quá mức cần thiết Cả hai xu hướng đó đều dẫn đến hệ qua không tốt, làm triệt tiêu sự hợp tác, sự tự vận động và quyền tự do của các bên Vì vậy, việc
bảo vệ NLĐ chỉ xác định ở những tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết Có nghĩa là bảo vệNLD trong mối tương quan hợp lý với bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLD.Nếu tương quan về lợi ích giữa hai bên được pháp luật xác định phù hợp thì đó là điềukiện tốt cho quan hệ lao động phát triển; kéo theo sự phát triển kinh tế đất nước, tạođiều kiện để giải quyết các vấn đề chung nan giải như việc làm, thất nghiệp, tiền lương
và đời sống xã hội
Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này tồn tại nhiều loại quan điểm khác nhau Có quanđiểm cho rằng pháp luật lao động cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sửdụng lao động, phát triển kinh tế Vấn đề bảo vệ NLĐ không nhất thiết phải thực hiệnđồng bộ với phát triển kinh tế Thông qua hiệu quả hoạt động kinh tế, chính doanhnghiệp cũng có nhu cầu sử dụng nhiều lao động, có điều kiện vật chất để đảm bảo việclàm, lợi ích cho NLĐ Nhà nước cũng có nguồn thu thuế dồi đào để thực hiện cácchính sách xã hội Thông qua đó, NLD sé được giúp đỡ đào tạo nghề, các lao động yếuthế được đảm bảo cuộc sống bằng phúc lợi xã hội Có thể thấy quan điểm này quaxem xét chính sách của nước Mỹ, rõ nét nhất là trong những thời kì Đảng Cộng hoànắm chính quyền V.Sogrin nhận định rằng “Đảng Cộng hoà chủ trương giải thoát tự
đo kinh tế và tính tích cực kinh doanh, chủ trương này có hậu quả tiêu cực là đào sâutình trạng bất bình đẳng” Khi Đảng Dân chủ nắm quyền thì nhà nước Mỹ thường cóchủ trương “xoá bỏ hoặc làm dịu bớt đi sự bất bình đẳng cực đoan” trong xã hội nhưngvẫn không chủ trương bảo vệ NLD ngay tại doanh nghiệp mà “chỉ nhằm đào tạo và dao
tạo lại nghề nghiệp cho giai cấp đó (công nhân lao động - tác giả) để họ có thể tìm
kiếm được vị trí của mình trong xã hội điện tử - tin học Xu hướng này được áp dụngkhông những ở Mỹ mà cả ở nhiều nước phương Tây hiện nay, nơi các tổ chức chính trịthiên tả đang cầm quyền” [134,tr.27,28] Sự phát triển của Mỹ và một số nước phươngTây theo đuổi quan điểm trên có thể có sức thuyết phục đối với nhiều đối tượng vềquan điểm tự do kinh tế và dé cao quyền lợi của NSDLD (chủ yếu thuộc giới tư bản).Tuy nhiên, quan điểm này không được thể hiện trong luật lao động của nhiều nướcbởi vấn đề không đơn giản là cứ có khả năng kinh tế đến đâu thì NSDLĐ hoặc nhà
Trang 32nước đảm bảo quyền lợi cho NLĐ đến đó Những nước có mô hình “nhà nước xã hội”
như Thuy Điển, Đan Mạch, Cộng hoà Liên bang Đức và một số nước Châu Âu khácthường không theo đuổi quan điểm trên Quan điểm này cũng hầu như không đượcILO khuyến nghị Tại Điều 2, Công ước số 117, ILO khẳng định: “việc cải thiện mứcsống sẽ được coi là mục tiêu chính của các kế hoạch phát triển kinh tế” (24,tr.197].Điều này có nghĩa là việc tạo điều kiện cho NSDLĐ phát triển kinh doanh tại các
doanh nghiệp cũng phải thực hiện đồng bộ với mục tiêu cải thiện mức sống tốt hơn cho
NLD Mặt khác, quan điểm ưu tiên phát triển kinh tế, chú trọng lợi ích của NSDLD cóthể tạo ra nhận thức không đúng là: việc bảo vệ NLĐ nói riêng, và giải quyết các vấn
đề xã hội nói chung, chỉ thuộc trách nhiệm của nhà nước
Song, từ đó cũng cho thấy một vấn đề cơ bản là bảo vệ NLĐ đến mức độ nào,
trong mối tương quan hợp lý với đảm bảo quyền cho NSDLD còn phụ thuộc vào cácđiều kiện chính trị, xã hội khác nhau trong từng thời kì, ở mỗi nước cũng như trên bình
điện quốc tế Thực tế cho thấy, ở đa số những nước tư bản chủ nghĩa, việc bảo vệ NLD
nhìn chung, ngày càng được chú trọng hơn Ví dụ, ở Nhật Bản, có thời kì, để ngănngừa phong trào công nhân lao động, bằng Luật trị an, nhà nước đã từng không thừanhận quyền thành lập, hoạt động công đoàn của NLD Tuy nhiên, vào năm 1945, Luậtcông đoàn đầu tiên đã ra đời Từ năm 1952, NLD trong các xí nghiệp công có quyềnđấu tranh và điều đình tập thể như những NLD khac[98,tr.3,7] Tương tự như vậy, tai
Mỹ, trong thế kỷ XVIII và đầu thế ky XIX, “chính phủ, trên danh nghĩa giữ gìn quyền
lực công thường cho quân đội đàn áp bãi công” nhưng đến năm 1932, đã ban hành đạo
luật Norris-La Guardia, đạo luật đầu tiên thể hiện tư tưởng bảo vệ NLĐ Luật này đã
“giới hạn quyền lực của toà án trong việc ngăn chặn đình công và các hoạt động nghề
nghiệp khác” [40,tr.3] Ở những nước đã có thời gian đài theo định hướng XHCN, khi
chuyền hướng phát triển KTTT, bên cạnh việc chú trọng bảo vệ NLĐ, luật lao động đãđồng thời mở rộng quyền tự chủ và đảm bảo các lợi ích hợp pháp cho NSDLD Suy chocùng, điều đó cũng là để bảo vệ NLD một cách bén vững Trong những năm gần đây,luật lao động Trung Quốc “đã mở rộng thêm quyền tự chủ kinh doanh cho người sửdụng lao động” Nếu như trước đây “chỉ giải quyết quyền nhập khẩu, tức là giải quyếtquyền tự tuyển, dùng người còn vấn đề xuất khẩu (tức sa thải, chấm dứt hợp đồng lao
Trang 33động - TG) thi không được quyền tự chủ; thì nay, từ Điều 24 đến Điều 27 của Luật lao
động đã giải quyết vấn đề này” [94,tr 163,164] Tại các nước Đông Âu, “nếu như trước
đây, việc sa thải người lao động là rất khó khăn, thì nay đã có những đổi mới rõ ràng trong các quy định pháp lí đảm bảo việc thải hồi người lao động không phải là hình
thức kỉ luật lao động đối với người đó” [130,tr.45] Quan điểm này được thể hiện rõkhi sửa đổi bổ sung BLLĐ ở VN vào năm 2002 Với luật sửa đổi, mục đích bảo vệNLĐ vẫn tiếp tục được thực hiện song các quyền và lợi ích của NSDLĐ cũng được mở
rộng hơn Ví dụ, đối với các khoản tiền thưởng, Nhà nước không bắt buộc người
NSDLD phải đảm bảo như trước đây mà để cho họ được quyền tự quyết định Luật Sửađổi cũng bổ sung quy định về nghĩa vụ bồi thường cho NSDLĐ khi NLĐ chấm dứt hợpđồng trái pháp luật, quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếptuyển lao động Như vậy, dù chiều hướng thay đổi có thể khác nhau nhưng bảo vệ
NLD là tư tưởng chung của luật lao động ở hầu hết các nước.
Trường phái thứ hai, chủ yếu xuất hiện ở Châu Au, chủ trương quan điểm luật
lao động bảo vệ hai bên quan hệ lao động một cách cân bằng Trường phái nay cho
rằng, xét trên nhiều phương diện, các bên phải được bình đẳng với nhau Trong phápluật lao động, điều này thường được thể hiện bằng một hệ thống các quy định về quyền
và nghĩa vụ của các bên “đối xứng” Ví dụ, nếu NLD có quyền đình công thì NSDLD
cũng có quyền giải công, bế xưởng [5,tr.154,155]; NLD có quyền thành lập, gia nhập
tổ chức công đoàn thì NSDLĐ cũng có quyền thành lập tổ chức giới chủ [22, 64] Tuy
nhiên, bình đẳng giữa các bên không đơn giản là bằng nhau về quyền lợi hay cần phải
quy định những quyền và nghĩa vụ giống nhau Việc bảo vệ các bên quan hệ lao độngnhư nhau chỉ có thể phát huy tác dụng trong một số lĩnh vực và với điều kiện: các bên
ý thức rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của mình và việc tuân thủ đầy đủ pháp luật đã tạothành nếp sống của các chủ thể trong xã hội, cũng như đã có cơ chế để tổ chức đại diệncác bên hoạt động hữu hiệu Điều này có thể lí giải được vì sao hầu hết các nước châu
Âu đều lựa chọn cách thức bảo vệ các bên quan hệ lao động một cách tương đối cân
bằng Họ cho rằng, nếu để “lôgic xã hội thắng thế trước logic kinh tế” thì đó là thứ
“kịch ban sa lay”, “ao tưởng” tạo ra “hướng thụt lùi” vì “nó cản trở việc tận dungnhững khía cạnh tích cực tiềm ẩn về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội”; còn sự “tách
Trang 34bạch giữa yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội” cũng đáng “bị bác bỏ” [45,tr.274,275].
Những điều kiện nói trên của các nước Châu Âu, vì nhiều lí do mà hiện nay chưa đượcđảm bảo ở VN Do vậy, việc chú trọng bảo vệ NLD ở nước ta và một số nước dangphát triển là vấn dé cần thiết và phù hợp
ILO và nhiều quốc gia trên thế giới cũng cho rằng, luật lao động cần phải chútrọng đến quyền và lợi ích của cả hai bên Song, do các bên trong quan hệ lao động có
vị thế khác nhau nên luật lao động cần bảo vệ họ ở những mức độ khác nhau Các nhànghiên cứu luật lao động Trung Quốc cũng nhận xét rằng “bảo vệ người lao động là tưtưởng lập pháp lớn nhất của luật lao động” nước này và giữa hai bên thì “luật lao độngnghiêng về bảo về người lao động” [94,tr.161,162] Chương 12 của Luật lao độngTrung Quốc quy định về trách nhiệm pháp luật của các bên, trong đó, có tới 13 điều về
trách nhiệm của NSDLD, còn chỉ có một điều nói về trách nhiệm của NLD Ở Anh,
thay cho một đạo luật lao động là các quy định rải rác trong một số đạo luật liên quan,trong đó, quan trọng nhất là Luật về quyền của người lao động năm 1996 [146,tr.465]
Theo luật này, NSDLD được tự do trong phạm vi rộng nhưng không được vi phạm các
quyền của NLD Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc nhà nước đã ban hành Luậttiêu chuẩn lao động (không gọi là luật lao động) để tạo ra một “lá chắn pháp luật”nhằm thực hiện mục đích bảo vệ NLD NSDLD có quyền tự chủ trong quản lí, sử dụng
và trả công lao động nhưng không được vi phạm các tiêu chuẩn luật định Đó là cáchthức vừa bảo vệ được NLD, vừa dam bảo quyền và lợi ích của NSDLĐ Nhìn chung, nóđược áp dụng rộng rãi ở rất nhiều nước, kể cả những nước không gọi là “luật tiêuchuẩn lao động” thì cũng có khuynh hướng lập pháp như vậy khi ban hành luật lao
động [118,144 và VNI.
Quan điểm này cũng thể hiện ở nước ta, có thể thấy ngay trong Lời nói đầu củaBLLD: “Bộ Luật Lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của ngườilao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạođiều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định ” Trong các quy định cụthể, các vấn đề liên quan đến quyền lợi NLĐ (như tiền lương và các chế độ trợ cấp,
thời gian nghỉ ) pháp luật thường khống chế ở mức tối thiểu để đảm bảo NSDLĐ
Trang 35không thể ha thấp hơn Ngược lại, những nghĩa vụ của NLD (như thời gian làm việc,chế độ làm thêm ) được quy định ở mức tối đa để NSDLĐ không thể lạm dụng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều lĩnh vực pháp luật lao động phải xác định bảo vệNLĐ ở mức độ cao hơn so với NSDLĐ Đó là các lĩnh vực liên quan đến quyềnnhân thân của NLĐ như tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm Vấn đề nàyhầu như không được đề cập đến đối với NSDLĐ bởi vì, trong quan hệ lao động,NSDLD là người có quyền tổ chức, quan lí Họ cũng là người quyết định tham giasản xuất kinh doanh, xác định các điều kiện làm việc cho mình và cho NLD đểnhằm thu lợi nhuận, trước hết là cho chính họ Nghĩa là, họ hoàn toàn có điều kiện
tự bảo vệ mình Vì vậy, pháp luật cần phải đặc biệt chú trọng bảo vệ các quyền liênquan đến nhân thân NLD, bên phải trực tiếp làm việc trong những điều kiện nhiềukhi rất nguy hiểm, độc hại và luôn phải tuân thủ sự điều hành, bị phụ thuộc vào
NSDLĐ.
Thực hiện quan điểm này cũng cần phải lưu ý rằng: nếu bảo vệ NLD quá mứccần thiết thì có thể làm triệt tiêu sự phát triển của thị trường và trong chừng mựcnào đó còn phản tác dụng đối với đối tượng được bảo vệ Ví dụ, nếu lao động nữđược bảo vệ ở mức độ cao thì có nghĩa là NSDLĐ phải chi phí nhiều hơn khi sửdụng lao động nữ Do đó, để tiết kiệm chi phí họ sẽ ít sử dụng lao động nữ hơn vànhư vậy, sự bảo vệ của pháp luật vô hình trung đã tạo ra sự phân biệt đối xử trongtuyển dụng lao động nữ Đó là kinh nghiệm mà Liên bang Nga đã rút ra khi banhành Bộ luật lao động năm 2002 Bởi vì, “các ưu đãi xã hội có ảnh hưởng đến khảnăng cạnh tranh của một số lao động (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật) trên thi trườngviệc làm Do vậy, phụ nữ mang thai cũng như một số đối tượng khác bị mất một sốquyền lợi cũ” [152,tr.8] để nhằm bảo vệ họ một cách thực tế hơn
Như vậy, có thể thấy rằng, không chỉ ở VN mà trên bình diện quốc tế, phápluật lao động luôn chú trọng mục đích bảo vệ NLD và càng ngày, sự bảo vệ đó càng
phải cân nhắc với quyền, lợi ích và khả năng của NSDLD Đó là cách thức để bao
vệ NLD lâu dài, bền vững, trong điều kiện tương quan lao động luôn hài hoà; giảiquyết hợp lí mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ xã hội trong
lĩnh vực lao động.
Trang 361.3.1.2 Bao vệ người lao động một cách bình đẳng, không phan biệt đối xử
Vấn dé bình đẳng giữa các thành viên xã hội là nguyên tắc chi phối nhiều lĩnhvực trong đời sống chính trị xã hội Ở phương diện điều chỉnh pháp luật, quyền bìnhđẳng của công dân trước pháp luật cũng là nguyên tắc hiến định không chỉ của VN màcủa hầu hết các nước trên thế giới Nguyên tắc này thể hiện trong nhiều lĩnh vực pháp
luật, rõ nét nhất là trong pháp luật về bảo vệ NLD.
Trên bình diện quốc tế, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lĩnh
vực bảo vệ NLĐ được thừa nhận rất rộng rãi Trong tôn chỉ, mục đích cũng như nhiều
công ước của ILO, vấn đề này đã được đề cập, đáng chú ý nhất là Công ước 111 năm
1958 về phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp [23,tr.169] Theo đó, ILO chủtrương thực hiện quan điểm bảo vệ mọi NLD trong điều kiện pháp luật và quản lí hànhchính như nhau Tinh thần cơ bản của Công ước 111 là cấm tất cả “mọi sự phân biệt,
loại trừ hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, dòng dõi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, có tác động triệt bỏ hoặc làm phương hai sự bình
đẳng về cơ may hoặc về đối xử” trong “tiếp nhận đào tạo nghề”, trong “việc làm vànghề nghiệp” va trong “các điều kiện sử dung lao động” [23,tr.170] Sau này, nhiềuhãng sản xuất, các nhà nhập khẩu cũng đưa ra các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp không những khẳng định quan điểm trên mà còn bổ sung thêm một
số tiêu chuẩn như không phân biệt đối xử trên cơ sở “tật nguyền”, “thành viên củanghiệp đoàn” [111,tr.2] Thực tế cho thấy, hầu hết các quốc gia đều có những quyđịnh tương tự về nguyên tắc cấm phân biệt đối xử trong luật lao động của nước mình
“không coi là phân biệt đối xử” với “những biện pháp bảo vệ hoặc trợ giúp đặc biệtđược quy định trong các công ước hoặc khuyến nghị mà Hội nghị lao động quốc tế đã
Trang 37thông qua” nhằm bảo vệ các lao động yếu thế như lao động nữ và một số lao độngkhác Như vậy, việc bảo vệ NLĐ bình đẳng, không phân biệt đối xử còn có nghĩa làphải có những biện pháp đặc biệt để bảo vệ các lao động yếu thế để họ được thực sựbình dang ILO cũng có rất nhiều công ước nhằm bảo vệ lao động nữ trên các phươngdiện như việc làm, tiền công, điều kiện làm việc (Việt Nam đã phê chuẩn 3/15 côngước liên quan đến bảo vệ lao động nữ) Có thể tìm thấy các quy định thể hiện nguyêntắc cấm phân biệt đối xử đối với lao động nữ trong luật lao động của hầu hết các nước[118 D13;152 và D111, BLLD VN] Một số nước còn có luật riêng về bình đẳng nam
nữ trong lao động như Hàn Quốc, Nhật Bản Mục đích của các đạo luật này đều nhằm
“thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng và trong quá trình lao động cải thiện phúc lợi, nâng cao địa vị của lao động nữ thông qua việc bảo vệ bà mẹ vànâng cao trình độ nghề nghiệp của lao động nữ” [62 ĐI; 98]
Một điều đáng lưu ý là tư tưởng tiến bộ trong Công ước 156 năm 1981 của ILO
về “bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và lao động nữ: những người cótrách nhiệm gia đình” Đối tượng bảo vệ không chỉ là lao động nữ mà bao gồm cả “laođộng nam và lao động nữ: những người có trách nhiệm gia đình” là điểm tiến bộ nhấttrong Công ước này là Công ước cho rằng, “cần thiết phải thiết lập sự bình đẳng hữuhiệu về cơ may và đối xử giữa những NLĐ nam và nữ có trách nhiệm gia đình cũngnhư giữa họ với những người lao động khác” Như vậy, nếu chỉ bảo vệ lao động nữ vì
họ là người có trách nhiệm gia đình thì cũng sẽ không công bằng đối với những laođộng nam trong hoàn cảnh họ cũng phải thực hiện trách nhiệm như vậy Chính tư
tưởng đó đã góp phần bảo vệ lao động nữ một cách triệt để nhất vì nó khẳng định: trách nhiệm gia đình không chỉ thuộc vé lao động nữ Từ đó, nó góp phần thay đổi
nhận thức xã hội về bảo vệ lao động nữ Tuy nhiên, VN và nhiều nước khác chưa phêchuẩn công ước này nên những tư tưởng tiến bộ của công ước chưa được chuyển hoávào hệ thống pháp luật quốc gia để phát huy tính tích cực của nó trong đời sống xã hội
Sau này, sự bình đẳng về giới tính được mở rộng hơn, nhất là trong các nước
phát triển Hiện nay, đa số các nước trong Liên minh Châu Âu đều có chung quan
điểm (bằng quy định, án lệ) về không phân biệt đối xử với người đồng tính và người
Trang 38chuyển đổi giới tính [146,tr.479] Tuy nhiên, vấn dé này tương đối nhạy cảm nên
thường bị lang tránh trong các quy định pháp luật lao động ở rất nhiều nước.
Ngoài những vấn đề có tính truyền thống nói trên, luật lao động cũng cần thiết
phải mở rộng quan niệm bảo vệ NLĐ bình đẳng trên các phương diện và trong cácphạm vi khác Ví dụ, bình đẳng giữa những NLĐ trong các ngành, các vùng, các khu
vực khác nhau Trong những giai đoạn đầu, luật lao động hầu như chỉ tập trung bảo vệ NLD trong công nghiệp, dịch vụ, khai thác mỏ mà chưa chú trọng các lao động trong
nông, lâm, ngư nghiệp; hoặc lao động tại thành thị, khu công nghiệp được bảo vệ nhiềuhơn so với lao động ở các vùng nông thôn, ở các đồn điền Thực tế, các lao động làm
thuê tại các khu vực phi kết cấu, chủ yếu tập trung ở nông thôn (trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp) lại rất cần được pháp luật chú trọng bảo vệ Vấn đề này bước đầu đã
được ILO đề cập đến ở Khuyến nghị 149 (1975) dưới góc độ họ cần có tổ chức đại
diện của mình Tuy nhiên, luật lao động VN và một số nước khác vẫn chưa phản ánh
đầy đủ tinh thần này: một số chế độ (quản lí lao động, bảo hiểm xã hội ) vẫn chủ yếu
áp dụng đối với những đơn vị SDLĐ có quy mô nhất định.
Bên cạnh đó, trong thời hiện đại, sự bình đẳng cũng phải đảm bảo giữa lao động
bán thời gian hoặc bán công (part time) và lao động trọn thời gian (full time) Luật lao
động của các nước ít chú trọng bảo vệ loại lao động này, trừ một số nước phát triển(Nhật Bản có Luật cải thiện việc làm và quản lí lao động bán thời gian năm 1993).Luật lac động VN cũng đã đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ dưới hình thức SDLĐ linhhoạt áp dụng cho lao động nữ ILO và một số nước cho rằng họ cần phải được bảo vệbình đẳng trên tất cả các phương diện như an toàn về sức khoẻ, bảo hiểm xã hội, đượcthương ượng tập thể và có thể tham gia với tư cách đại diện cho NLD [78,tr.555]
ẻ những nước mới phát triển kinh tế thị trường như VN thì việc bảo vệ NLĐ bình
đẳng trong tất cả các thành phần kinh tế cũng là một nội dung quan trọng Về nguyêntắc churg, BLLĐ đã khẳng định việc áp dụng đối với mọi NLĐ, mọi NSDLĐ thuộc cácthành phần kinh tế, các hình thức sở hữu (Ð2, BLLD) Tuy nhiên, trong hệ thống phápluật lao động vẫn còn một số quy định phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế khácnhau Sr phân biệt này thể hiện rõ nét trong các quy định về mức tiền lương tối thiểugiữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp thuộc các thành
Trang 39phần kinh tê trong nước, về bảo hiểm xã hội giữa khu vực nhà nước và phi nhà nước
Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự bình đẳng về quyền lợi giữa các lao động mà còn
tác động đến năng lực cạnh tranh của các khu vực kinh tế.
Một vấn đề tương đối hiện đại, với ý nghĩa là mới được xuất hiện trong những
năm gần đây, đó là không phân biệt đối xử về độ tuổi hay với những người tàn tật, thiểunăng, người nhiém HIV [146,tr.482] Tuy nhiên, không có sự bảo vệ đồng đều cho tất
cả những đối tượng này Nói cách khác, luật pháp cũng chấp nhận nhiều ngoại lệ để tôntrọng tính đặc thù của công việc hoặc để bảo vệ ở mức độ nhất định cho NSDLĐ
Ngoài ra, trong diéu kiện toàn cầu hoá, bình đẳng giữa NLD nước ngoài vớiNLD trong nước cũng cần phải xem xét ở mức độ nhất định Luật lao động của hầu hếtcác nước đều thể hiện nguyên tắc bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử về dân tộc,nguồn gốc xã hội và điều chỉnh quan hệ lao động theo một chế độ tương đối thốngnhất Song, bên cạnh đó, để bảo vệ việc làm và phúc lợi cho lao động trong nước, cácnước thường có những quy định riêng thể hiện sự phân biệt ở mức độ nhất định giữahai loại lao động này theo hướng hạn chế sử dụng lao động nước ngoài ở những phạm
vi nhất định Trước hết, luật lao động thường có quy định không sử dung lao động là người nhập cư bất hợp pháp hoặc ở lại bất hợp pháp tại nước sở tại sau thời gian nhập
cư hợp pháp Quy định này được đa số các nước nhập khẩu lao động như Anh, Hàn
Quốc, Malaixia [146,tr.480] thực hiện VN cũng có những quy định hạn chế đối với
lao động nước ngoài về loại công việc được sử dụng, thời hạn sử dụng, điều kiện cấp
phép (ND105/2003/ND-CP) Đó cũng là những hạn chế hết sức thông thường Các
nước phát triển và có sự giao lưu rộng rãi ở EU như ở Cộng hoà Liên bang Đức, Áo, BaLan và nhiều nước khác cũng có những hạn chế tương tự, đặc biệt là từ 1/5/2004, khi
một số nước Đông Âu trở thành thành viên EU Đài Loan cũng hạn chế tuyển dụng lao
động nước ngoài bằng cách quy định điều kiện về số vốn đầu tư từ 50 triệu đến một tỷđài tệ, tuỳ theo từng ngành [152] Như vậy, có thể thấy rằng nhìn chung, luật lao độngvẫn chấp nhận có sự phân biệt nhất định đối với lao động nước ngoài để bảo vệ laođộng bản quốc trong lĩnh vực việc làm Ngoài những quy định nêu trên, thực tế còn có
sự phân biệt đối xử với lao động nước ngoài ở những mức độ khác nhau giữa các nước,phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế Thông thường, các nước phát triển sử dụng
Trang 40lao động nước ngoài trong những công việc nặng nhọc, độc hại hoặc lao động thủ công với mức lương thấp và điều kiện làm việc không thuận lợi Ngược lại, ở các nước chưa
phát triển như VN, có sự phân biệt giữa lao động nước ngoài và lao động trong nước
theo hướng: mức lương của lao động nước ngoài thường cao hơn nhiều so với lao động trong nước mặc đù đảm nhiệm cùng một chức vụ quản lí, có cùng một chức danh hoặc
làm cùng một công việc' ILO chú trọng việc bảo vệ NLD nước ngoài trong các lĩnhvực bình đẳng cơ may và đối xử trong tiền lương, thời gian làm việc, gia nhập côngđoàn, hưởng quyền lợi theo thoả ước, bồi thường tai nạn lao động, an sinh xã hội[23,tr.100,172; 24,tr.21] Điều đó cũng có nghĩa là không phân biệt đối xử đối với
NLD nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực cơ bản của quan hệ lao động.
Như vậy, đảm bảo sự bình đẳng giữa những NLĐ, không phân biệt đối xử lànguyên tắc lớn trong lĩnh vực bảo vệ NLD Bằng nguyên tắc này, luật lao động chútrọng bảo vệ những lao động yếu thế, những người có nguy cơ bị đối xử không bìnhđẳng nhằm hạn chế thấp nhất sự phân biệt đối xử có thể xảy ra
1.3.1.3 Bảo vệ người lao động bằng các tiêu chuẩn tối thiểu, khuyến khích những thoảthuận có lợi hơn cho họ so với quy định của pháp luật
Như trên đã khẳng định, bảo vệ NLĐ là vấn đề cần thiết trong điều kiện kinh tế
thị trường Tuy nhiên, xác định phương thức bảo vệ như thế nào là yếu tố rất quan
trọng Điều này không chỉ quyết định đến hiệu quả của việc bảo vệ NLĐ mà còn tácđộng đến toàn bộ cách thức điều chỉnh pháp luật lao động trong nền kinh tế thị trường.Tất nhiên, pháp luật lao động không thể bảo vệ NLD bằng cách quy định chi tiết vềquyền và lợi ích của họ bởi một lẽ đơn giản là điều đó không thể phù hợp với tất cả cácđơn vị sử dụng lao động vốn rất khác nhau về khả năng kinh tế, trình độ quản lí, mụcđích đầu tư, hiệu quả hoạt động Mặt khác, khả năng và hiệu quả làm việc của từngNLĐ không phải bao giờ cũng phụ thuộc vào những đại lượng có thể xác định nhưbang cấp, thâm niên, sức khoẻ Với mục đích bảo vệ NLD bền vững, pháp luật không
quy định cụ thể các quyền và lợi ích của họ mà thường chỉ xác định các mức tối thiểu
'Mức lương của NLD VN trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay cao hơn so với các doanh
nghiệp trong nước 34%, nếu cùng vi trí, công việc [86,tr I 8].