Bên cạnh đó, một số bản báo cáo và tham luận của các chuyên gia Việt Nam va ILO trong các cuộc hội thảo và các văn kiện dự án về quan hệ laođộng thực hiện tại Việt Nam có đề cập cơ chế b
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYÊN XUÂN THU
CƠ CHẾ BA BÊN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 62 38 50 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
c Người hướng dẫn khoa học:
THUVIEN |” 5
TRUONG ĐẠI HỌC IAT HÀ NỘI 1.TS Lưu Bình Nhưỡng
{1S 2 TS Đăng Quang Phương
Trang 2khoa học của riêng tôi Các số liệu nêu trong
Luận án là trung thực Những kết luận khoa học
của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án
Nguyễn Xuân Thu
Trang 3MỤC LỤC
NHUNG TỪ VIET TAT TRONG LUẬN AN
LOI NOI DAU
Chương 1: NHUNG VAN ĐỀ LÍ LUẬN VE CƠ CHE BA BEN TRONG
VIEC GIAI QUYET TRANH CHAP LAO DONG
1.1 Tổng quan về cơ chế ba bên
1.2 Khái quát về cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao
động
Kết luận chương 1
Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CƠ CHẾ BA BÊN TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
2.1 Vận dụng cơ chế ba bên trong hoạt động xây dựng pháp luật về
giải quyết tranh chấp lao động
2.2 Vận dụng cơ chế ba bên trong việc thiết lập tổ chức, cơ quan
giải quyết và trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động
Kết luận chương 2
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA
VẬN DỤNG CƠ CHẾ BA BÊN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
3.1 Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp
lao động ở Việt Nam
3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả vận
dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở
Việt Nam
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
1] 46
Trang 4NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT:
1 BLLĐ: Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006,
2007)
2.HGLĐCS: Hoà giải lao động cơ sở
3 HGV: Hoa giai vién
4 LDLD: Liên đoàn Lao động
5 LDTBXH: Lao động - Thương binh và Xã hội
6 NLD: Người lao động
7 NSDLĐ: Người sử dụng lao động
8 Nxb: Nhà xuất bản
9 UBND: Uy ban nhan dan
10 TAND: Toa án nhân dân
11 TTLD: Trọng tài lao động
NHỮNG TỪ VIẾT TÁT BẰNG TIẾNG ANH:
12 ILO: Tổ chức lao động Quốc tế (International Labour
Organization)
13 VCA: Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam
14 VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
15 VINASME: Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cơ chế ba bên là sản phẩm tất yếu của nền đại công nghiệp, là nét đặc
sắc trong tổ chức và hoạt động của ILO bởi mô hình tổ chức và cách thức tác
động giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động (quan hệ công nghiệp) của tổ
chức này chính là hiện thân của sự vận hành cơ chế ba bên Từ việc xây dựngchính sách, pháp luật có liên quan tới quyền lợi của các bên (nhất là quyền lợi
của NLĐ), cho đến việc thực thi cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh, kể
cả giải quyết tranh chấp lao động và đình công, đều có thể nhờ đến sự can
thiệp của cơ chế ba bên ở những mức độ và cách thức khác nhau Ở các quốcgia có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao động phát triển, vai trò của cơ chế
ba bên trong lĩnh vực lao động - xã hội là không thể phủ nhận Uỷ ban quan
hệ lao động, Hội đồng lương hay Toà án công nghiệp, Toà án TTLD tainhiều nước thuộc khối ASEAN được tổ chức theo cơ cấu ba bên đã giải quyếtcác vấn đề thuộc mối quan hệ lao động một cách hiệu quả ngay từ những năm
giữa thế kỷ XX Trong khi đó, ở Việt Nam, cơ chế ba bên còn là vấn đề khámới mẻ Có thể nói, cơ chế này mới được Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam vận dụng khi xây dựng và triển khai thực hiện BLLĐ Cho đến nay,van còn những ý kiến khác nhau trong giới khoa học pháp lí về việc có cần
hay không sự can thiệp của cơ chế ba bên vào lĩnh vực lao động nói chung,giải quyết tranh chấp lao động nói riêng Có lẽ bởi người ta vẫn đang hoài
nghi về hiệu quả của nó
Tranh chấp lao động cũng là một khái niệm mới được pháp luật ViệtNam thừa nhận một cách rộng rãi kể từ khi nước ta chuyển sang nên kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với sự vận động của nềnkinh tế chuyển đổi, tranh chấp lao động xảy ra có xu hướng ngày càng nhiều
Trang 6số đó, ít nhiều Nhà nước đã vận dụng cơ chế ba bên, dù mới ở mức độ sơ khai,
thậm chí nhiều khi chưa đúng với ban chất của nó Nhung dù ở mức độ nào,
dù với nhận thức và sự vận dụng có thể chưa đầy đủ thì cũng cho thấy chúng
ta đã bắt đầu nhìn nhận vai trò của cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động nói
chung và giải quyết tranh chấp lao động nói riêng Day chính là nền tảng quantrọng để có thể ứng dụng cơ chế ba bên một cách sâu rộng hơn ở nước ta trong
thời gian tới Song, trên bình diện chung nhất có thể thấy, những vấn dé lí luận
về cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta vẫn đang
bị bỏ ngỏ, pháp luật và thực tiễn vận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết tranh
chấp lao động chưa thực sự rõ nét Vì vậy, để hoàn thiện pháp luật và nâng caohiệu quả vận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết tranh chấp lao động ở nước
ta phải bắt đầu từ việc giải quyết vấn đề nhận thức về cơ chế ba bên tới những
hành động cụ thể và thiết thực cho nó Day quả thực là công việc không hềđơn giản, thậm chí còn có thể nói là cực kỳ phức tạp Vì thế, nó đòi hỏi sự hợp
lực của nhiều cấp, nhiều ngành, mà trước hết là của các nhà khoa học pháp lí
và các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực này Nghiên cứu dé tài "Cơ chế
ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam" sẽ góp sứccùng giải quyết vấn đề này nhằm thiết lập và duy trì môi trường lao động hài
hoà, ổn định vì lợi ích của các bên và vì sự phát triển chung của xã hội
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trên thế giới, cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động nói chung và giảiquyết tranh chấp lao động nói riêng được thừa nhận từ thực tế đời sống Vìvậy, dường như không tìm thấy những công trình khoa học có tính học thuật
về vấn đề này Từ các nguồn thông tin mà nghiên cứu sinh có thể tiếp cận cho
thấy chưa có công trình khoa học nào của các nước nghiên cứu về cơ chế ba
bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam đã được công bố
Trang 7Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cơ chế ba bên đã được tiến hành,song chỉ là những nghiên cứu đơn lẻ, lồng ghép trong các nội dung khác màchưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ chế
ba bên cũng như việc vận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết tranh chấp lao
động Một số nhà khoa học đã có những bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành, song những bài viết này mới chỉ dừng lại ở mức độ phác thảo nhận
thức ban đầu về cơ chế ba bên hoặc đề cập vai trò, sự cần thiết và một vài giải
pháp cơ bản cho việc vận hành cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở ViệtNam Tiêu biểu nhất phải kể đến những bài viết của PGS.TS Phạm Công Trứ
đăng trên các số tap chí Nhà nước và Pháp luật, như: Co chế ba bên trong nềnkinh tế thị trường (tháng 1/1997); Cơ chế ba bên của ILO: khái niệm và cơ sở
pháp lí (tháng 6/2006); Cơ chế ba bên của ILO: cơ sở lí luận (tháng 12/2006);Lợi thế của cơ chế ba bên của ILO: hợp tác để phát triển trong sự hài hoà, ổn
định và bên vững (tháng 1/2008), Cơ chế ba bên: các lĩnh vực hợp tác hữuhiệu (tháng 5/2008) Tiếp đến là các bài viết của TS Lưu Bình Nhưỡng (Một số
vấn đề lí luận, pháp lí và điều kiện phát triển cơ chế ba bên ở Việt Nam đăngtrên tạp chí Luật học số 12/2006; Việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể
và đình công đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10/2006 ), TS Đào
Thị Hang (Co chế ba bên và khả năng thực thi trong pháp luật lao động ViệtNam đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng 1/2005) và Th§ NguyễnHữu Chí (Vai trò của Công đoàn trong cơ chế ba bên và giải quyết tranh chấp
lao động đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng 10/2001).
Bên cạnh đó, một số bản báo cáo và tham luận của các chuyên gia Việt
Nam va ILO trong các cuộc hội thảo và các văn kiện dự án về quan hệ laođộng thực hiện tại Việt Nam có đề cập cơ chế ba bên và việc vận dụng cơ chếnày trong giải quyết tranh chấp lao động ở những góc độ khác nhau
Có những bản báo cáo khá bao quát về thực trạng cơ chế ba bên vànhững điều kiện nâng cao hiệu quả vận dụng cơ chế này ở Việt Nam, như: Báo
Trang 8đối thoại xã hội ở Việt Nam (năm 2001) va Báo cáo khuyến trợ tham khảo ýkiến ba bên và thương lượng tập thể (năm 2001) của Dự án VIE 97/003 vềtăng cường năng lực quản lí lao động để thực hiện có hiệu quả BLLĐ ở Việt
Nam Ngược lại, có những bản tham luận chỉ tập trung luận giải về quan hệ
lao động với ý nghĩa là cơ sở lí luận của cơ chế ba bên (như tham luận: Cácnguyên tắc cơ ban và hoạt động của hệ thống quan hệ lao động trong nên kinh
tế thị trường của Michael Heng tại hội thảo xây dựng quan hệ lao động lànhmạnh - Quảng Ninh năm 2001) hay bàn về lợi ích của cơ chế ba bên (như cáctham luận: Co chế ba bên và đối thoại xã hội của William Simpson, Cơ chế
ba bên - nhìn từ góc độ Chính phủ là công cụ hữu ích hay sự can thiệp phiềntoái của Altty Bernardio B.Julve - tài liệu Dự án VIE 97/003 về tăng cường
năng lực quản lí lao động để thực hiện có hiệu quả BLLD ở Việt Nam) hoặc
đề cập vị trí, vai trò và chiến lược của từng đối tác xã hội của cơ chế ba bên
(như các tham luận: Cø chế ba bên ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp củaBan pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, Những vấn đề đặt ra đối với cơ chế babên hiện nay của Vụ pháp chế Bộ LDTBXH tại hội thao Cơ chế ba bên, vai trò
và sự tham gia của Công đoàn Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 14 vàngày15/12/2005 )
Trong số các bản tham luận, đáng lưu ý nhất và có liên quan trực tiếpđến vấn dé nghiên cứu của luận án là bản tổng hợp tham luận năm 2006 của
Dự án Quan hệ lao động ILO/Việt Nam có nhan đề: Quan hệ lao động và giảiquyết tranh chấp lao động tại Việt Nam Tuy nhiên, bản tổng hợp tham luậnnày lại đi sâu phân tích thực trạng công tác giải quyết tranh chấp lao động ở
Việt Nam cũng như tập hợp quan điểm, ý kiến đánh giá của các chuyên gia
Việt Nam va ILO về công tác giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta từ năm
Trang 91995 đến năm 2006, từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam, màkhông đi sâu vào vấn đề vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranhchấp lao động ở Việt Nam.
Ở tầm luận án tiến sĩ luật học có luận án Tài phán lao động theo quy
định của pháp luật lao động Việt Nam của Lưu Bình Nhưỡng (năm 2002) có
đề cập cơ chế ba bên với tư cách là một trong những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác tài phán lao động ở Việt Nam, luận án Pháp luật lao độngvới vấn đề bảo vệ NLD trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam củaNguyễn Thị Kim Phụng (năm 2006) có kiến nghị việc thành lập các cơ quan
ba bên thường trực nhằm bảo vệ NLĐ tốt hơn trên thực tế Như vậy, cả haicông trình khoa học này đều không nghiên cứu về cơ chế ba bên trong việc
giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam
Từ cái nhìn bao quát đó có thể khẳng định: luận án này là công trình
khoa học nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranhchấp lao động ở Việt Nam, không trùng lặp với các công trình nghiên cứukhoa học về cơ chế ba bên đã được công bố tại nước ta
3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Mục đích nghién cutu:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần xây dựng hệ thống lí luận về cơchế ba bên và vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp laođộng, đánh giá thực trạng vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranhchấp lao động tại Việt Nam Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp trướcmắt cũng như lâu dài cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả vậndụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Dé thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu, đánh giá những quan điểm, luận điểm khoa học về cơ chế
ba bên nói chung và cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động
Trang 10sở và nội dung vận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết tranh chấp lao động;
- Nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật lao động Việt Nam,các Công ước của ILO và pháp luật lao động một số quốc gia về cơ chế ba bêntrong việc giải quyết tranh chấp lao động Trong đó đặc biệt chú trọng việcphân tích, đánh giá thực trạng vận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết tranhchấp lao động ở Việt Nam;
- Phân tích các yêu cầu, giải pháp về hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu qua vận dung cơ chế ba bên trong giải quyết tranh chấp lao động ở nước
ta trong thời gian tiếp theo
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Hệ thống quan điểm, tài liệu khoa học về cơ chế ba bên và vận dụng
cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động;
- Hệ thống các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về vận dụng
cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động;
- Một số Công ước của ILO và pháp luật lao động của một số quốc gia
về vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động;
- Thực tiễn thi hành pháp luật về vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải
quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam trong thời gian qua
* Pham vi nghiên cứu:
Luận án không giải quyết tất cả các vấn đề về cơ chế ba bên trong lĩnhvực lao động, mà chủ yếu tập trung giải quyết một số vấn đề lí luận về cơ chế
ba bên và vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động,
thực trạng vận dụng cơ chế ba bên trong việc xây dựng pháp luật về giải quyết
tranh chấp lao động, thiết lập tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết và
trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta Từ đó tạo cơ sở lí
Trang 11luận và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nângcao hiệu quả vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động
ở nước ta trong thời gian tới
4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước phápquyền Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, thống kê, so sánh, lịch sử, chứng minh, tổng hợp, quy nạp được kết hợp sử dụng để triển khaithực hiện đề tài Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh đượcxác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án Cụ thể:
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục củaluận án để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lí các tài liệu, số
liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
- Phương pháp so sánh được sử dụng ở cả 3 chương của luận án để đối chiếu, đánh giá các quan điểm khác nhau (của ILO, một số quốc gia trên thế
giới, trong khu vực và Việt Nam) về cơ chế ba bên, tranh chấp lao động, việc
vận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết tranh chấp lao động; so sánh quy địnhcủa pháp luật một số quốc gia với Việt Nam về vận dụng cơ chế ba bên trong
giải quyết tranh chấp lao động
- Phương pháp lịch sử được sử dung trong chương 1 và chương 2 của
luận án để làm rõ quá trình hình thành và phát triển của cơ chế ba bên nóichung và cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động nói riêng,làm rõ sự phát triển của pháp luật Việt Nam và sự biến chuyển trong thực tế
việc vận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta,
nhất là từ khi triển khai thực hiện Bộ luật lao động năm 1994 đến nay.
- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm
tại chương 1, các nhận định về thực trạng cơ chế ba bên trong việc giải quyết
Trang 12- Phương pháp tổng hợp, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa
ra những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận án
5 NHỮNG KẾT QUA MỚI CUA LUẬN AN
Luận án mang lại những kết quả mới sau đây:
Thứ nhất, luận án góp phần xây dựng hệ thống lí luận về cơ chế ba bên
nói chung và cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động nói riêng
thông qua việc phân tích, đánh giá khái niệm, sự ra đời, bản chất, cơ sở, tổ
chức và hoạt động của cơ chế ba bên; khái niệm, ý nghĩa, cơ sở pháp lí và nộidung vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động Qua
đó, luận án đã gợi mở những cách tư duy, tiếp cận pháp lí mới để giải quyếtnhững vấn đề lí luận và thực tiễn đang đặt ra ở nước ta về tranh chấp lao động
và giải quyết tranh chấp lao động trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, luận án đã phân tích, bình luận, đánh giá những ưu điểm vàhạn chế trong điều chỉnh pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động
ở Việt Nam nhìn từ góc độ vận dụng cơ chế ba bên trong việc xây dựng phápluật về giải quyết tranh chấp lao động, thiết lập các tổ chức, cơ quan giải quyết
và trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động Luận án cũng đã phát hiện
và luận giải nguyên nhân của những yếu kém trong việc vận dụng cơ chế ba
bên trong giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta những năm vừa qua Từ đó,luận án đã chỉ rõ mức độ phát triển của sự điều chỉnh pháp luật về giải quyếttranh chấp lao động ở nước ta nhìn từ góc độ vận dụng cơ chế ba bên; những
ưu điểm cần tiếp tục phát huy và những khiếm khuyết, khó khăn, thách thức
đang đặt ra trên bước đường hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao
động của Việt Nam
Trang 13Thứ ba, trên cơ sở phân tích, đánh giá những yêu cầu của việc hoànthiện pháp luật và nâng cao hiệu quả vận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết
tranh chấp lao động ở Việt Nam, luận án đã khuyến nghị thành lập các tổ
chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động (thành lập Hộiđồng tham vấn hai bên tại doanh nghiệp, Uỷ ban về tranh chấp lao động và
đình công hoặc Uy ban về quan hệ lao động ở địa phương va Toà án lao độngtheo cơ cấu ba bên); sửa đổi quy trình giải quyết tranh chấp lao động ở nước taphù hợp với yêu cầu giải quyết từng loại tranh chấp lao động, gắn với cơ chế
ba bên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế của Việt Nam Đồng thời, luận án cũng gợi mở các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế ba bên trong giải quyết tranh
chấp lao động (hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến việcvận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết tranh chấp lao động, tăng cường nănglực của các đối tác ba bên, phê chuẩn các Công ước phù hợp của ILO )
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
Trang 14Chương ]
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CƠ CHẾ BA BÊN TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
1.1 TONG QUAN VỀ CƠ CHẾ BA BEN (Xem phụ lục 1)
1.1.1 Khái niệm và cơ sở của cơ chế ba bên
1.1.1.1 Khái niệm cơ chế ba bên
Theo Tw điển Tiếng Việt, cơ chế là “cách thức theo đó một quá trình
thực hiện” [98, tr.207] Tương tự như vậy, Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa:
"cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà
Như vậy, về phương diện từ điển học và phương diện khoa học, dù cách
tiếp cận của các nhà khoa học không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể
nhận thấy các quan điểm này đều chỉ ra hai yếu tố cơ bản tạo thành cơ chế, đó
là: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành) Yếu tố tổ chức đề
Trang 15cập các thành viên (chủ thể) tham gia, cách thức hình thành tổ chức và cách
thức tổ chức hệ thống nội tại Yếu tố hoạt động thể hiện mối quan hệ tác động
qua lại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữa các thành viên)
trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức, nguyên tắc vậnhành của cơ chế và nội dung hoạt động của nó
Nói về cơ chế ba bên, David Macdonald và Caroline Vandenabeele(thuộc Đội chuyên gia tổng hợp Đông Á, Văn phòng lao động Quốc tế -
ILO/EASMAT) đưa ra định nghĩa như sau:
Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của Chính phủ, NSDLĐ và
NLD (qua các đại diện của họ) như là các bên bình dang và độc lậptrong các cố gang tìm kiếm giải pháp cho các vấn dé cùng quantâm Một quá trình ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến,
thương thuyết và/hoặc cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức
đã được nhất trí giữa các bên liên quan Những cách thức này có thể
là đặc biệt theo từng vụ việc hoặc được thể chế hoá [28, tr.7].
Theo TS Phạm Công Trứ, bằng việc ký kết các hợp đồng lao động cá
nhân giữa NLD và NSDLĐ hình thành nên quan hệ lao động cá nhân - hạt
nhân của cơ chế hai bên truyền thống Sau đó bằng việc thực hiện quyền tự doliên kết các tổ chức của cả phía NLD và NSDLĐ được hình thành Ở tầm quốc
gia, đại điện của tổ chức này cùng với đại diện của Chính phủ có mối quan hệvới nhau để cùng bàn bạc và giải quyết những vấn đề có liên quan trong lĩnh
vực lao động và xã hội Trên cơ sở và khuôn khổ của mối quan hệ này hình
thành một cơ chế mang tính pháp lí quốc tế, đó là cơ chế ba bên [83, tr.18-23]
TS Đào Thị Hằng cho rằng, cơ chế ba bên là cơ chế phối hợp hoạt động
giữa Chính phủ, đại diện NLD, NSDLD với tư cách là các bên độc lập và bìnhdang khi họ cùng tìm kiếm những giải pháp chung trong các vấn dé lao động,
xã hội mà cả ba bên cùng quan tâm và nỗ lực giải quyết [34, tr.44-50]
Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở nước ta đều cho
Trang 16cua ILO về cơ chế ba bên [16], [29], [84], [85], [97] Định nghĩa đó như sau:
Cơ chế ba bên có nghĩa là bất kỳ hệ thống các mối quan hệ lao độngnào, trong đó Nhà nước, NSDLD, NLD là những nhóm độc lập, mỗinhóm thực hiện những chức năng riêng Điều đó chỉ đơn thuần là sựchuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân
chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào nhữngquyết định có liên quan tới họ Nguyên tắc là những vấn đề chung
nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: Mỗi hệ thống quan hệ lao
động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị,
xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc
của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thông số đó [56, tr.45].Như vậy, các quan điểm trên đây về cơ chế ba bên đều trực tiếp hoặc
gián tiếp đề cập các nội dung: bản chất, các đối tác xã hội, phạm vi hoạt động
và sự vận hành của cơ chế ba bên Liên hệ với khái niệm “cơ chế” đã phân tích
ở trên, các khái niệm và quan điểm về cơ chế ba bên cũng đã thể hiện được haiyếu tố cấu thành: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành) Cơ
cấu ba bên được tạo thành bởi ba "đối tác xã hội”: Nhà nước, NLD và NSDLD(thông qua cơ quan, tổ chức đại diện chính thức của các chủ thể này) Quá
trình vận hành của cơ chế ba bên chính là quá trình hợp tác giữa ba đối tác xãhội trong việc nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chung cho các vấn đề mà cả bên
cùng quan tâm trong lĩnh vực lao động - xã hội.
Từ những phân tích, đánh giá trên đây, có thể hiểu cơ chế ba bên là quá
trình dân chủ hoá mốt quan hệ lao động, quá trình hợp tác, chia sẻ quyền lực
và cộng động trách nhiệm giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua cácdai diện chính thức của họ) dưới những hình thức phù hợp voi điều kiện kinh
tế - xã hội, chính trị và pháp lí nhằm tìm kiếm giải pháp chung cho các vấn
Trang 17đề thuộc lĩnh vực lao động - xã hội, trước hết là các vấn đề thuộc mối quan hệlao động mà ca ba bên cùng quan tâm, vi lợi ích của mỗi bên, lợi ích chungcủa ba bên và lợi ích chung của xã hội
Bên cạnh khái niệm cơ chế ba bên có một số khái niệm khác, như: “cơ
chế hai bên”, “thương lượng tập thể” và “đối thoại xã hội” Tuy có những khác
biệt nhất định, nhưng các khái niệm này có mối quan hệ với nhau
Theo các tác giả của cuốn Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái
niệm có liên quan, cơ chế hai bên là “bất kì quá trình nào mà bằng cách đónhững sự dàn xếp hợp tác trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ (hoặc các tổ chức
của họ) được thành lập, được khuyến khích và được tán thành” [28, tr.5] Cònthương lượng tập thể là quá trình mà qua đó NSDLĐ hoặc một nhóm NSDLĐ
và một hoặc nhiều tổ chức của NLD hoặc các đại diện của ho tự nguyện thảo
luận và thương lượng với nhau về các chế độ và điều kiện làm việc mà hai bênđều chấp nhận và có giá trị trong một thời gian xác định [28, tr.8] Với cách
hiểu như vậy, thương lượng tập thể như là một cách thức vận hành cơ chế hai
bên Nói chính xác hơn, thương lượng tập thể là sự chuyển tải một biểu hiện
cụ thể của cơ chế hai bên, bởi vì thương lượng tập thể chính là sự đàn xếp hợp
tác irực tiếp giữa NSDLD và NLD (hoặc các tổ chức của họ) về chế độ và điềukiện làm việc vì lợi ích riêng của mỗi bên và vì lợi ích chung mà hai bên cùngtìm kiếm Ở góc độ nào đó cũng có thể hiểu thương lượng tập thể chính là cốt
lõi của cơ chế hai bên [97, tr l]
Tuy nhiên, cơ chế hai bên không phải khi nào cũng chỉ gói gọn trongthương lượng tập thể, bởi vì cơ chế hai bên còn bao gồm các quá trình mà
trong đó mọi sự dàn xếp, giải quyết các vấn đề được thực hiện trực tiếp bởi cá
nhân NLD và NSDLĐ Với cơ chế hai bên hay thương lượng tập thể, Nhanước đóng vai trò là người tạo cơ sở pháp lí, bảo dam cho chúng được thực thi
và được bảo vệ Trong những trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ “vào cuộc” để
dàn xếp những bất đồng mà các bên không tự giải quyết được Điều này cho
Trang 18thấy, điểm khác biệt lớn nhất của cơ chế hai bên và thương lượng tập thể sovới cơ chế ba bên chính là ở chỗ Nhà nước không tham gia cơ chế hai bên hay
thương lượng tập thể với tư cách là một “đối tác xã hội” đặc biệt như khi thamgia cơ chế ba bên Tuy nhiên, cơ chế hai bên hay thương lượng tập thể cũng có
thể được xem là một phần (là nền tang) của cơ chế ba bên và ở mức độ nào đó,
cơ chế hai bên hay thương lượng tập thể cũng được sử dụng để chỉ sự vận hànhcủa cơ chế ba bên theo nghĩa rộng [97, tr.1-2]
Khái niệm đối thoại xã hội lúc đầu được sử dụng để chỉ cách thức vận
hành của cơ chế ba bên Gần đây, khái niệm này trong những trường hợp cụthể đã được sử dụng với nghĩa rộng hơn Điều này đã gây ra những tranh luậngiữa các nhóm khác nhau trong xã hội Nổi lên là hai nhóm có xu hướng đối
lập Một nhóm muốn đồng nhất khái niệm đối thoại xã hội với cơ chế ba bên,
phản đối việc mở rộng sự tham gia của các nhóm xã hội khác (không phải là
tổ chức của NLD, NSDLD) vào đối thoại xã hội Một nhóm lại muốn mở rộng
đối thoại xã hội cho cả các đối tác xã hội khác, thậm chí có thể không có sựtham gia của tổ chức NLD và NSDLD [97, tr.1] Như vậy, ngày nay đối thoại
xã hội có thể là quá trình hợp tác, chia sẻ lợi ích và cộng đồng trách nhiệmgiữa ba đối tác xã hội: Nhà nước, NLD và NSDLD hoặc có sự tham gia rộngrãi của các đối tác xã hội khác vì mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế - xã hội
Song, điều cần đặc biệt lưu ý là với ILO thuật ngữ đối thoại xã hội thườngđược sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cơ chế ba bên - một thuật ngữ không
chỉ được dùng để miêu tả cấu trúc ba bên mà còn dùng để miêu tả sự tương tácgiữa ba đối tác xã hội, điều mà ILO muốn thúc day để trở thành một yếu tố cơbản củng cố sự phát triển kinh tế và xã hội [97, tr.1]
Về bản chất, cơ chế ba bên là quá trình dân chủ hoá mối quan hệ laođộng, quá trình hợp tác, chia sẻ quyền lực và cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà
nước, NLD và NSDLĐ
Cơ chế ba bên là quá trình dân chủ hoá mối quan hệ lao động
Trang 19Quan hệ lao động, theo cách tiếp cận truyền thống, là quan hệ giữaNSDLĐ va NLD, được thiết lập và duy trì trên cơ sở các quy định của phápluật và sự thoả thuận hợp pháp giữa hai bên Nhà nước áp đặt hay chấp nhậnquyền tự do thoả thuận của hai bên ở mức độ nào còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu
tố Trong bối cảnh như vậy, căn bệnh quan liêu có điều kiện phát triển, phápluật lao động có thể xa rời thực tiễn, làm cho hiệu quả điều chỉnh không cao -điều mà Nhà nước, NLD và NSDLD đều không mong muốn Ở cấp ngành và
cấp doanh nghiệp - nơi diễn ra mối quan hệ giữa NSDLD va NLD, lại xây ra
tình trạng NSDLD áp đặt quyền lực của mình đối với NLD Đó là biểu hiện
của cách thức quản lí, hành vi ứng xử thiếu dân chủ và điều này không phù
hợp với cơ chế kinh tế thị trường - cơ chế kinh tế gắn liền với tự do và dân chủ
trong khuôn khổ pháp luật Để khắc phục hạn chế của cách thức này, nhiềuquốc gia đã tạo điều kiện để các tổ chức của NLĐ và NSDLĐ được tham gia
cùng với các cơ quan nhà nước giải quyết "công việc chung” ở những mức độ
khác nhau Tại nhiều quốc gia ở Châu Âu (như: Hà Lan, Úc, Đan Mạch, Bỉ và
nhiều quốc gia khác), Nhà nước đã tự đặt mình vào vị trí một “đối tác xã hội”,
cùng các tổ chức đại diện NLĐ và NSDLĐ bàn bạc, quyết định các vấn đề
thuộc về điều kiện lao động và sử dụng lao động Ở cấp ngành và cấp doanhnghiệp, Nhà nước tạo ra cơ chế và đề cao thương lượng tập thể giữa NSDLĐ
và NLD, dam bao sự tham gia quản lí đơn vị của NLD Đó chính là cách tiếp
cận quan hệ lao động mới - quan hệ ba bên (Nhà nước - NSDLD - NLD) thay
thế cho cách tiếp cận truyền thống - quan hệ hai bên (NSDLD - NLD) Ở các
quốc gia phát triển, cơ chế ba bên xuất hiện với tư cách là hiện tượng khách
quan và được chấp nhận như là phương thức cốt yếu cho việc ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội từ gần một trăm năm trở lại đây Với cách thức này, Nhà
nước không chỉ đứng 6 vị trí chủ thể quản lí xã hội ma còn sẵn sàng đứng vào
vị trí của một đối tác xã hội đặc biệt, "chung lưng đấu cật” với các tổ chức của
Trang 20NSDLD va NLD vì sự phát triển chung NSDLĐ cũng phải thay đổi hành viứng xử của mình đối với NLD bang cách chấp nhận và tôn trọng đối thoại hai
bên Đó chính là biểu hiện của quá trình đân chủ hoá mối quan hệ lao động quá trình phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường hội nhậpquốc tế ILO ra đời và phát triển chính là hiện thân của cơ chế ba bên ở tầmquốc tế và mọi nỗ lực của tổ chức này đều hướng tới nền dân chủ thực sự, đặc
-biệt là dân chủ trong quan hệ lao động Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, sự dân chủ
trong quan hệ lao động đến mức độ nào không thể định lượng chung cho tất cảcác quốc gia Chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội, bản sắc văn hoá,
phong tục tập quán ở mỗi quốc gia là khác nhau thì tất yếu nhận thức vàcách vận dụng vấn đề này không thể hoàn toàn giống nhau Đây cũng chính là
lí do để ILO khuyến cáo các thành viên của mình cần vận dụng cơ chế ba bên
cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát
triển và từ đó có thể phát huy tối đa ưu điểm của cơ chế này
Cơ chế ba bên là quá trình hợp tác, chia sẻ quyền lực và cộng đồng
trách nhiệm giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ.
Chấp nhận và vận dụng cơ chế ba bên như cách thức cốt yếu cho tiếntrình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cũng có nghĩa là Nhà nước mong
muốn một nền quản lí dân chủ Ở góc độ nào đó, Nhà nước "phải” chấp nhậnchia sẻ một phần quyền lực của mình cho hai đối tác kia Về phía NSDLĐ, khitrở thành đối tác bình đẳng với NLD cũng có nghĩa NSDLD chấp nhận chia sẻmột phần quyền lực của mình cho NLD Nhìn từ góc độ nay, Nhà nước sẽkhông “một minh” ban hành chính sách, pháp luật về lao động và các vấn đề
có liên quan, NSDLD cũng sẽ không hành xử theo lối áp đặt quyền lực củamình cho NLD Ngược lại, những vấn đề liên quan đến vận mang của ba bên,
trước hết là liên quan đến vận mạng của NSDLD và NLD sẽ do ba bên cùngtrao đối, bàn bạc và quyết định, chí it thi đó cũng là những vấn đề có tínhnguyên tac chung Trong mối quan hệ trực tiếp giữa NSDLD và NLD, thương
| THUVIEN |
79 JONG ĐA¡ HỌC LHẬT HÀ NỘI |
en aD |
Trang 21lượng tap thé sẽ được dé cao và nhìn chung các vấn dé quan trọng giữa hai bên
sẽ được giải quyết bằng con đường thương lượng Tuy nhiên, để đạt được điềunày cần phải vượt qua những cản trở, có thể sẽ là những cản trở lớn Theo ôngNguyễn Thanh Tuấn, Ban đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam:
Thực tế và lý luận chính trị học cho thấy, không có Nhà nước nàosan sàng chia sẻ quyền lực Nhà nước nào cũng xây dựng mối quan
hệ với các tổ chức và các thể chế xã hội khác theo nguyên tắc
"quyền lực - phục tùng" Đã 15 năm vận hành cơ chế ba bên, nhưng
đến nay các nhà hoạt động Công đoàn Nga vẫn còn nhớ câu nói củanguyên Tổng thống Boris Elsin, khi ông ra Sac lệnh tạo lập cơ sởpháp lí cho cơ chế nay ở Nga: "Tôi không phan đối quan hệ đối tác
xã hội, nhưng đừng quên ai ở đây là chính!” Rõ ràng là rất khó đểNhà nước nhân nhượng và chấp nhận nguyên tắc bình đẳng Bao giờNhà nước cũng thiên về giữ vị trí chuyên quyền trong quan hệ đốitác xã hội Tiếp đến là những ông chủ, những NSDLD, bao giờ họ
chả bảo vệ tiền vốn của mình, vì khao khát lợi nhuận, dễ gì họ cảm
thông san sẻ với NLD! [104]
Cho dù có sự chia sẻ quyền lực từ phía Nhà nước, nhưng NSDLĐ vàNLD phải nhận thức rằng ho không thể được đứng vào vị trí hoàn toàn bìnhđẳng với Nhà nước, bởi vì bao giờ Nhà nước cũng đứng ở vị trí người có quyềnlực tối cao trong việc quản lí xã hội, ngay cả khi Nhà nước đang đóng tư cách
là một “đối tác xã hội” trong cơ chế ba bên NLĐ cũng không thể hoàn toàn
bình đẳng với NSDLĐ, bởi bản thân mối quan hệ giữa họ là quan hệ lệ thuộc
về phương diện tổ chức
Di đôi với việc chia sẻ quyền lực là cộng đồng trách nhiệm của ba đốitác xã hội trong cơ chế ba bên NSDLD va NLD sẽ gánh trên vai mình tráchnhiệm lớn hơn đối với xã hội khi tham gia cơ chế ba bên Nhìn nhận từ khíacạnh này, những cản trở trên sẽ có điều kiện thuận lợi để vượt qua Xu hướng
Trang 22chung hiện nay là trong nhiều lĩnh vực, Nhà nước chuyển dần trách nhiệm cho
các đối tác xã hội theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” vớimục tiêu “sẽ làm được nhiều việc hơn” Cách thức vận hành quan hệ lao động
trong giai đoạn hiện nay cũng nằm trong xu hướng chung này
Ngày nay, vai tro của cơ chế ba bên được đề cao trong việc hoạch địnhchính sách, xây dựng pháp luật, điều hoà lợi ích, giải quyết tranh chấp lao
động, đình công, góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh
tế và tiến bộ xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới
Nói đến vai trò của cơ chế ba bên, các sáng lập viên của ILO đã từng
đưa ra nhận định có tầm chiến lược rằng, công việc tái thiết và phát triển sau
chiến tranh thế giới lần thứ II chỉ có thể được thực hiện và đạt được mục tiêunếu có sự tham gia tích cực của NLD và NSDLĐ trong việc hoạch định các
chính sách và chiến lược kinh tế - xã hội Để đối phó với hậu quả nặng nề củacuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á vào năm 1997, nhiều quốc gia đã
phải “cậy nhờ” đến cơ chế ba bên Thực tế cho thấy sự thiếu vắng hoặc yếu
kém của cơ chế ba bên ở một số quốc gia càng làm tồi tệ thêm những hậu quả
về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng này Song, điều đáng quan tâm là chínhcác quốc gia này phải có một thái độ khác đối với cơ chế ba bên Năm 1998
tai Hàn Quốc và tại Philippin đã đạt được những thoả ước xã hội ba bên
Những cơ quan ba bên về cắt giảm chi tiêu cũng đã được thành lập ở
Singapore, Thái Lan và Malaysia Ngay thời điểm đó, các quốc gia trong vùng
bị ảnh hưởng như: Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Mông Cổ cũng bắt đầu có
những động thái tích cực cho vấn dé này [97, tr.11] Trong những năm cuối
cùng của thế kỷ XX, các cơ quan liên chính phủ cũng đã nhất trí thừa nhậnrằng việc vận dụng cơ chế ba bên đã mang lại thành công cho sự phát triển
kinh tế, xã hội, ổn định chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới Điều này
được thể hiện trong các bản báo cáo: Phát triển kinh tế thế giới năm 1995 của
Ngân hàng thế giới, Nghién cứu của OECD về các tiéu chuẩn thương mai và
Trang 23kinh tế - xã hội vượt qua những khó khăn, điều hoà lợi ích, phòng ngừa, giải
quyết tranh chấp lao động, đình công, duy trì hoà bình công nghiệp, thúc đẩy
phát triển kinh tế, ổn định và tiến bộ xã hội [46], [86, tr.55-62]
1.1.1.2 Cơ sở của cơ chế ba bên
Cơ sở của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của cơ chế ba bên bao gồm:
cơ sở lí luận, cơ sở kinh tế - xã hội (cơ sở thực tiễn) và cơ sở pháp lí
Thứ nhất, cơ sở lí luận:
Lí luận về quan hệ lao động (quan hệ công nghiệp) là cơ sở lí luận của
cơ chế ba bên, bởi vì quan hệ lao động chính là nội dung của cơ chế ba bên
[85, tr.50-57].
Cho đến cuối thé ky XVIII, quan hệ giữa người thuê lao động và người
đi làm thuê vẫn được xem như quan hệ dân sự thuần tuý, Nhà nước hầu như
không can thiệp vào mối quan hệ này Đến đầu thế kỷ XIX, với sự phát triểnđột phá của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc, quá
trình công nghiệp hoá diễn ra với tốc độ cao, các ông chủ tư bản đua nhau đầu
tư tiền của và thuê mướn lao động để thực hiện tham vọng lợi nhuận của mình
Trên con đường tìm kiếm lợi nhuận, các nhà tư bản không từ bỏ bất kỳ thủ
đoạn nào, bóc lột lao động một cách thậm tệ, làm cho quan hệ chủ - thợ ngàycàng phức tạp Trước tình hình này, NLĐ đã liên kết lại thành lập các nghiệpđoàn của mình để đấu tranh bảo vệ và giành quyền lợi Các cuộc bãi công,biểu tình của NLĐ nổ ra ở khắp nơi có diễn ra quan hệ lao động, mà trong
nhiều trường hợp, các cuộc đấu tranh này nhằm vào các nhà cầm quyền với
yêu sách phải ban hành những đạo luật phù hợp để bảo vệ quyền lợi cho
những NLD làm thuê Để đối phó với làn sóng đấu tranh này, NSDLD cũng
Trang 24liên kết thành lập các hiệp hội của ho Trong hoàn cảnh đó, Nhà nước không
thể tiếp tục đối xử với quan hệ chủ - thợ như quan hệ dân sự thuần tuý nữa, mà
phải thừa nhận nó là quan hệ có những đặc trưng riêng biệt và cần một hệthống pháp luật điều chỉnh riêng (quan hệ lao động được điều chỉnh bởi phápluật lao động) Các quy chế về lao động lần lượt được ra đời ở các quốc gia,
như: quy chế về tiền lương tối thiểu được ban hành 6 Niu Di Lân vào nam
1884, ở Úc năm 1898, ở Anh năm 1909, ở Mỹ năm 1913, ở Pháp năm 1915, ở
Đức năm 1923 Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), luật lệlao động cấp quốc gia mới ra đời và được áp dụng một cách rộng rãi [49],[50] Từ nam 1919 trở đi, với sự ra đời của ILO, quan hệ lao động không chỉ
được thừa nhận ở cấp quốc gia mà còn được thừa nhận cả ở tầm quốc tế, tổ
chức của NLĐ và NSDLĐ đã phải ngồi lại với nhau để thương thuyết về cácvấn đề liên quan tới quyền lợi của các bên Chính sự ra đời của ILO và sự ảnhhưởng ngày càng lớn của tổ chức này đã làm thay đổi về chất của quan hệ lao
động ILO đã đưa ra cách tiếp cận mới về quan hệ lao động - quan hệ ba bên,giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLD Mỗi bên đều có vi trí, vai trò nhất định và có
thể bình đẳng trong mối quan hệ này Đây chính là cơ sở lí luận quan trọngcho cơ chế quản lí lao động mới ra đời và phát triển - đó là cơ chế ba bên
Ngày nay, cơ sở này càng được củng cố khi quan hệ lao động được tiếpcận theo cách tiếp cận "hệ thống” John Dunlop quan niệm một hệ thống quan
hệ lao động là một phần của hệ thống mở rộng hơn về kinh tế, xã hội và chính
trị Theo cách tiếp cận này, một hệ thống quan hệ lao động tại bất kỳ thờiđiểm nào cũng được xem như là một tập hợp nhiều đối tác hoạt động trongnhững hoàn cảnh cụ thể và chấp nhận một hệ tu trưởng mang tinh ràng buộcđối với toàn bộ hệ thống và được điều chỉnh bởi những quy tắc điều chỉnh các
bên đối tác tại nơi làm việc và cộng đồng lao động [43, tr.7-9] Mô hình hệ
thống quan hệ lao động theo quan điểm của John Dunlop đã được ôngMichael Heng (chuyên gia lao động của JLO) phân tích khá cụ thể Theo ông
Trang 25Michael Heng, ập hợp nhiều đối tác trong hệ thống quan hệ lao động baogồm các tổ chức của NSDLĐ, NLĐ, các cơ quan nhà nước liên quan đếnNSDLĐ, NLĐ và những quan hệ của họ Hoàn cảnh cụ thể được đề cập trên
đây dùng để chỉ môi trường tồn tại của hệ thống quan hệ lao động, như: công
nghệ tại nơi làm việc, thị trường, những trở ngại ngân sách đối với mỗi bên, sựphân bổ quyền lực cho mỗi bén Hé tut tuéng trong hệ thống quan hệ lao động
là tư tưởng chung của ba bên khi tham gia quan hệ lao động Nếu như các đốitác, hệ tư tưởng và hoàn cảnh diễn ra quan hệ được coi là những yếu tố đầuvào, thì những quy tắc lại được coi là yếu tố đầu ra của hệ thống quan hệ laođộng Những quy tắc này có thể được thể hiện dưới nhiều dạng thức: luật, quy
tác, chỉ thị, quyết định, tập quán và truyền thống tại nơi làm việc [43, tr.7-9].Như vậy, về thực chất những yếu tố tạo thành hệ thống quan hệ lao động được
phân tích trên đây chính là các "đối tác xã hội”, sự tương tác giữa các đối tác,
môi trường hoạt động và những kết quả có thể đạt được của cơ chế ba bên
Thứ hai, cơ sở kinh tế - xã hội:
Lịch sử ra đời và phát triển của cơ chế ba bên đã chỉ ra rằng cơ chế babên là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển đến một trình độ
nhất định Với sự độc đoán, chuyên quyền của các chủ nô trong chế độ chiếm
hữu nô nệ, của địa chủ phong kiến trong chế độ phong kiến, NLD không có cohội và không thể được tham gia giải quyết các công việc chung cùng giai cấpthống trị trong xã hội Thay vào đó, ho bi bóc lột một cách thậm tệ, bi dan áp,
thậm chí tính mạng của họ cũng thuộc về “ông chủ” của mình Nền kinh tế thịtrường với đặc trưng về quyền tự do kinh doanh, lực lượng sản xuất phát triển
mạnh cả về số lượng và chất lượng, kéo theo là sự thay đổi căn bản các quan
hệ sản xuất Sự thay đổi này đặt ra yêu cầu tất yếu là phải thay đổi cơ chế
quản lí từ phía Nhà nước Độc đoán, chuyên quyền, can thiệp sâu vào nền kinhtế đần dần được thay thế bằng vai trò định hướng của Nhà nước Nhà nước
chỉ quản lí những gì cần quản lí Theo đó, một xu hướng tiến bộ và thức thời là
Trang 26Nhà nước dan dần thu hẹp về quy mô, buông ra những việc quản lí cho thị
trường và xã hội, những lực lượng ngoài Nhà nước đảm nhận việc quản lí [2, tr.24] Đó chính là sự vận động của quy luật “sự phù hợp của quan hệ sản xuất
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” và “mối quan hệ biện chứnggiữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng” theo quan điểm của Triết hocMác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội [36, tr.443 - 455] Với định hướng
này, các lực lượng (các giới) xã hội sẽ được tham gia vào công việc quản lí
nhà nước ở những mức độ và bằng những cách thức khác nhau Trong các lực
lượng xã hội khác nhau đó, lực lượng lao động và sử dụng lao động là hai lực
lượng quan trọng đặc biệt trong xã hội (nắm giữ phần lớn tư liệu sản xuất,
trình độ công nghệ, sức lao động; tạo ra phần lớn của cải vật chất, giá trị tinhthần cho xã hội; quyết định trực tiếp tới sự phát triển và tiến bộ xã hội ) thìviệc tham gia của họ vào công việc quản lí của Nhà nước càng cần thiết
Tuy nhiên, bản thân nền kinh tế thị trường không tự sinh ra cơ chế ba
bên Cơ chế ba bên chỉ ra đời và phát triển khi có những điều kiện nhất định,
mà trong đó "xã hội dân chu" (xã hội dân sự) va sự tồn tại "ba bên” một cách
thực sự là hai điều kiện đặc biệt quan trọng
Dân chủ có nghĩa là “tôn trọng và thực hiện quyền mọi người tham gia
bàn bac và quyết định các công việc chung” [98, tr.238] Chỉ khi có dân chủ
thì quyền tự do lập hội của NSDLD, NLD mới được bảo đảm trên thực tế va
các tổ chức đại diện của hai giới này mới được tham gia vào các công việcchung của Nhà nước, như: tham gia hoạch định chính sách, xây dựng phápluật, quyết định các chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phối
hợp giải quyết các vấn đề phát sinh Song, cần lưu ý rằng, Nhà nước chỉ thừa
nhận, tạo điều kiện, khuyến khích và lắng nghe ý kiến của các tổ chức đạiđiện NSDLD, NLD khi Nhà nước dat được những lợi ích nhất định từ việcnày Hoạt động của tổ chức đại diện NSDLD và NLD vì lợi ích của mỗi giới,
song cũng là để phục vụ lợi ích chung của xã hội, mà Nhà nước chính là người
Trang 27đại diện cho lợi ích chung ấy Đi ngược lại lợi ích chung hay chống đối lại lợi
ích chung cũng có nghĩa là chống đối Nhà nước thì đương nhiên các tổ chức
này sẽ bị hoặc có nguy cơ bị thủ tiêu Chính vì thế, sự thừa nhận, tạo điều
kiện của Nhà nước đối với các tổ chức đại diện NSDLĐ, NLĐ đến mức độnào, bằng hình thức nào không thể có công thức chung cho tất cả các quốcgia Sự không thừa nhận một tổ chức nào đó của NSDLD hay của NLD cũngchưa hẳn đồng nhất với vấn dé “mất dân chủ” Sự thừa nhận, tạo điều kiện,lắng nghe ý kiến của NSDLD, NLD chính là biểu hiện của việc Nhà nước tự
đặt mình vào vị trí của một "đối tác xã hội" trong cơ chế ba bên Theo cáchnói khác của một số chuyên gia và nhà khoa học thì đó chính là sự chia sẻ
quyền lực của Nhà nước cho các đối tác xã hội ở mức độ hợp lí [97] Điều này
chỉ có thể đạt được thực sự ở một Nhà nước pháp quyền, trong đó pháp luật là
tối thượng, quyền con người được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế
Kinh tế thị trường phát triển đến một mức độ nhất định, khi mỗi giới tự
ý thức được sức mạnh của “tinh thần liên đới”, tổ chức đại diện của NLĐ vàNSDLD lần lượt ra đời [49] Khởi đầu, tổ chức của mỗi giới chỉ bảo vệ lợi íchcục bộ của giới mình trước giới kia Càng ngày, tổ chức của mỗi bên càng lớnmạnh cùng với việc mở rộng sự ảnh hưởng của mình tới đời sống xã hội Bản
thân Nhà nước cũng tìm thấy lợi ích khi chấp nhận sự tham gia của tổ chức đại
diện hai bên trong quá trình giải quyết các công việc chung Đó là cả quá trìnhthay đổi nhận thức và hành động của mỗi giới, đặc biệt là của Nhà nước Đâychính là tiền đề quan trọng để cơ chế ba bên ra đời và phát triển Tuy nhiên, để
đủ mạnh và có thể độc lập với Nhà nước khi tham gia cơ chế ba bên, các tổchức của NSDLĐ, NLĐ đều phải nỗ lực rất nhiều, đặc biệt là tổ chức củaNLD - tổ chức đại diện cho chủ thể có thể gọi là yếu thế nhất trước khi trởthành đối tác xã hội của cơ chế ba bên
La sản phẩm tất yếu của nên kinh tế thị trường khi dan chủ dat được ở
mức độ nhất định và khi tồn tại ba bên một cách thực sự nên cơ chế ba bên
Trang 28không xuất hiện hay được vận dụng ở tất ca các quốc gia vào cùng một thờiđiểm Cơ chế này bắt đầu khởi nguồn từ các nước Châu Âu - nơi khởi nguồn của nên đại công nghiệp trên thế giới Tại các quốc gia Đông Nam Á, cơ chế
ba bên được vận dụng muộn hơn Vào khoảng giữa thế kỷ XX, cơ chế này bắtđầu xuất hiện và được thừa nhận ở Singapore, Philippin, Malaysia Trung
Quốc bắt đầu vận dụng cơ chế ba bên kể từ những năm 1970, khi chuyển đổi
từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường xã hộichủ nghĩa [38, tr.7, 35] Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới
bắt đầu xem xét, vận dụng cơ chế ba bên ở mức độ hạn chế khi ban hành và
triển khai thực hiện BLLĐ Trong những năm gần đây, các giới có quan tâmđang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để cơ chế này có thể được hình thành rõnét và vận hành có hiệu quả hơn vì mục tiêu quan hệ lao động lành mạnh vàphát triển bền vững
Thứ ba, cơ sở pháp lí:
Những cơ sở lí luận, kinh tế - xã hội cho sự vận hành của cơ chế ba bên
chỉ trở thành hiện thực và thực sự bảo đảm cho cơ này khi chúng được thể chế
hoá ở một mức độ cần thiết Việc làm này chính là sự bảo đảm quan trọng từ
phía Nhà nước cho hoạt động của cơ chế ba bên
Ở tầm quốc tế, các thành viên của ILO (với sự tham gia của đại diện babên) đã cùng nhau xây dựng nên Điều lệ của ILO và các Công ước quốc tế
đảm bảo cho cơ chế ba bên được thiết lập, vận hành cả ở tầm quốc tế và quốcgia Không phải một Công ước quy định tất cả các vấn đề có liên quan đến
hoạt động của cơ chế ba bên, mà có nhiều Công ước khác nhau, mỗi Công ước
quy định một hoặc một số vấn đề, khía cạnh nhất định có liên quan Ngoàinhững quy định có tính nguyên tắc chung trong Điều lệ của ILO, điển hình
phải kể đến các Công ước sau: Công ước số 87 (năm 1948) về quyền tự do liên
kết và việc bảo vệ quyền được tổ chức; Công ước số 98 (năm 1949) về quyền
tổ chức và thương lượng tập thể; Công ước số 135 (năm 1971) về tổ chức đại
Trang 29diện của NLĐ; Công ước số 144 (năm 1976) về sự tham khảo ý kiến ba bên;
Công ước số 154 (năm 1981) về xúc tiến thương lượng tập thể Bên cạnh các
Công ước này là các Khuyến nghị: Khuyến nghị số 94 (năm 1952) về hợp tác
ở cấp cơ sở; Khuyến nghị số 113 (năm 1960) về trao đổi ý kiến ở cấp ngành và
cấp quốc gia; Khuyến nghị số 129 (năm 1967) về thông báo trong nội bộdoanh nghiệp; Khuyến nghị số 152 (năm 1976) về sự tham khảo ý kiến ba bên
có liên quan đến hoạt động của ILO [7], [8], [10]
Ở tâm quốc gia, những quy định về cơ chế ba bên được thể hiện trongcác văn bản pháp luật về lao động và các văn bản khác có liên quan Quy địnhcủa các quốc gia về cơ chế ba bên có thể chỉ là những quy định có tính nguyêntắc chung (điển hình là pháp luật của các nước Châu Âu), có thể là những quy
định cụ thể về đại điện mỗi bên tham gia cơ chế ba bên, nguyên tắc, nội dung,hình thức hoạt động của cơ chế ba bên (điển hình là pháp luật của các nước
thuộc khu vực Đông Nam Á) 19], [99], [100] Có sự khác biệt này là do lịch sử
ra đời và tồn tai của cơ chế ba bên ở các khu vực là không giống nhau Ở các
quốc gia Châu Âu, cơ chế ba bên đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu từ
một thế kỷ nay Cơ chế này đã phát triển đến một trình độ cao và người takhông thể phủ nhận vai trò của nó trong đời sống xã hội Có thể đó chính là lí
do để Nhà nước không nhất thiết phải can thiệp sâu vào cơ chế này bằng
những quy định thật cụ thể Ngược lại, ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, cơ chế
ba bên mới bắt đầu hình thành, vai trò định hướng của Nhà nước (bằng pháp
Trang 30tranh luận trái chiều, nhất là với những quốc gia chưa có hoặc chưa có nhiều
knh nghiệm về vấn đề này
ii) Thực sự có nền kinh tế thị trường hay chưa va vấn đề dân chủ có thực
sư được bảo đảm? Hiện nay, ở một số nước còn có sự chuyên quyền, pháp luậtkhông được thực sự tôn trọng, Nhà nước vẫn là chủ sử dụng lao động lớn nhất,
tc chức đại diện của NLD và NSDLĐ còn phụ thuộc nhiều vào Nhà
nước [rong môi trường như vậy, sự thiết lập và vận hành cơ chế ba bên sẽ
gap những khó khăn nhất định và cần có lộ trình hợp lí để giải quyết từng(loại) khó khăn phù hợp với điều kiện về chính tri, kinh tế - xã hội
iii) Có thể có sự nhận thức thiếu khách quan về cơ chế ba bên của một
bò phận dân chúng Đó là quan điểm đơn giản cho rằng chấp nhận cơ chế ba
bên cũng có nghĩa là chấp nhận việc từ bỏ quyền lực tối cao của Nhà nước, thủtiêu đấu tranh giai cấp, coi đó là một thứ xa xi đối với các nước đang phattriển và tốn thời gian vô ích của các nhà kinh doanh - NSDLĐ
iv) Sự không tương xứng (“không cân sức") của các đối tác xã hội trong
cơ chế ba bên, nhất là đại diện của NLD và NSDLD so với đại diện của Nhànước Điều này có thể làm cho cơ chế ba bên chỉ tồn tại về mặt hình thức
Hoạt động của cơ chế ba bên ở bất cứ quốc gia nào cũng phải đối mặtvới một, một số hoặc tất cả những cản trở trên Nhiệm vụ đặt ra là phải tìmgiải pháp tốt nhất có thể cho vấn đề này
1.1.2 Tổ chức và hoạt động của cơ chế ba bên
1.1.2.1 Các đổi tác xã hội của cơ chế ba bên và tổ chức ba bên
Các đối tác xã hội của cơ chế ba bên bao gồm Nhà nước”, NSDLD vaNLD Ca ba đối tác đều tham gia cơ chế ba bên thông qua đại diện của minh
É Một số tài liệu gọi đối tác xã hội này là “Chính phủ” với cùng mục đích nghiên cứu Tuy nhiên,
qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy Chính phủ chỉ là cơ quan đại diện của Nhà nước tham gia các cơ cấu ba bên ở cấp trung ương (cấp quốc gia), còn ở ngành, địa phương có các cơ quan
khác đại diện cho Nhà nước tham gia các cơ cấu này Vì vậy, luận án sử dụng thuật ngữ chung dé
chỉ đối tác này là “Nhà nước” Trong từng trường hợp, tên của từng cơ quan đại diện cho Nhà nước
tham gia cơ chế ba bên sẽ được dé cập cụ thể.
Trang 31Nhà nước trong cơ chế ba bên:
Nhà nước là một “đối tác xã hội” đặc biệt của cơ chế ba bên Tính “đặc
biệt” thể hiện ở chỗ Nhà nước vừa có thể bình đẳng, nhưng lại có thể và có xu
hướng áp đặt quyền lực đối với hai đối tác còn lại trong quá trình giải quyếtcác công việc chung; đồng thời Nhà nước bao giờ cũng là “đầu mối” và tạo
các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và vận hành của cơ chế ba bên, là ngườitiếp thu những ý kiến của hai đối tác kia để phản ánh vào chính sách, pháp
luật của quốc gia Vì vậy, thuật ngữ “đối tác xã hội” gắn với Nhà nước trong
cơ chế ba bên không phải lúc nào cũng được hiểu theo đúng nghĩa đen của nó
Nhà nước tham gia cơ chế ba bên theo hai cách thức: trực tiếp và gián
tiếp Ở cách thức trực tiếp, Nhà nước tham gia cơ chế ba bên thông qua các cơ
quan chức năng của mình để cùng đại diện của hai đối tác kia giải quyết cáccông việc chung Thông thường, đại diện của Nhà nước trong cơ chế ba bên là
các cơ quan có chức năng quản lí lao động, trong những trường hợp cụ thể có
thể là các cá nhân được giao quyền (ví dụ: Thẩm phán) Việc sử dụng cơ quan
‘nao làm đại diện cho Nhà nước tham gia các tổ chức ba bên và mức độ sử
dụng các cơ quan đó đến đâu phụ thuộc vào cấu trúc bộ máy nhà nước, sự
phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng hệ thống cơ quan nhà
nước, mục đích sử dụng các cơ quan này vào cơ chế ba bên và nhiều yếu tố
khác Ở cách thức gián tiếp, Nhà nước không trực tiếp đối thoại với NSDLĐ
và NLĐ, mà bằng hệ thống quy định về tiêu chuẩn lao động, Nhà nước hỗ trợ,
hướng dẫn cho NSDLĐ và NLD thiết lập và vận hành quan hệ hai bên Nhìnnhận cơ chế ba bên theo nghĩa day đủ thì trong những trường hợp như vậy Nha
nước vẫn đang là “đối tác xã hội” trong cơ chế ba bên
Nhà nước luôn đóng vai trò là “đầu mối” trong cơ chế ba bên Vai trò
này thể hiện ở chỗ: Nhà nước tập hợp hai đối tác còn lại; bảo đảm các điềukiện pháp lí và vật chất cho cơ chế ba bên hoạt động; chủ trì việc lấy ý kiến
}
của các bên trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động; tổ chức
Trang 32việc lấy ý kiến, phê chuẩn các công ước quốc tế, các báo cáo hàng năm về
thực hiện các công ước quốc tế; xây dựng các chương trình phối hợp hành
động; xem xét các kiến nghị và thực hiện các biện pháp giải quyết hợp lí; tổchức và chủ trì các hội nghị định kì, đột xuất với sự tham gia của các tổ chức
của NSDLĐ, NLD; giải quyết các xung đột, tranh chấp lao động, đình
Việc làm cộng hoà Philippin đã khẳng định khá thuyết phục:
Không ai có thể mong chờ một sự hợp tác hữu nghị hoàn toàn giữacác đối tác xã hội một khi cơ chế ba bên được thiết lập Trong khi aicũng mong có sự nhất trí nhưng điều này không phải lúc nào cũngđạt được, đặc biệt là những vấn đề thường có tính tranh cãi như tiềncông, thương mại, chính sách tư nhân hoá và chính sách giá cả.Trong những vấn đề đó, mọi việc sẽ là giả tạo nếu Chính phủ khônghành động và mọi việc sẽ hỏng nếu hành động của Chính phủ chỉ
đơn thuần là cân bằng các lợi ích đang tranh chấp, mà không xét
xem điều đó có đúng hay không Chính phủ có thể và phải tỏ uy lựccủa mình đối với các đối tác khác, bởi vì Chính phủ có đủ nguồn kỹ
thuật và thẩm quyền để giải quyết các vấn dé một cách hợp tình,
hợp lí [1, tr.7].
Ở nước ta, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong hoạtđộng quản lí Nhà nước về lao động Bộ LĐTBXH là cơ quan của Chính phủ,thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động (Điều 1 Nghị định của
Trang 33Chính phủ số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền han và cơ cấu tổ chức của Bộ LDTBXH) Vì vậy, ở cấp quốc gia, Bộ
LDTBXH được giao nhiệm vụ là cơ quan đại diện cho Nhà nước tham gia co
chế ba bên Ở cấp địa phương, UBND các cấp, Sở LDTBXH, Phòng LDTBXH
được g1ao nhiệm vụ là cơ quan đại diện cho Nhà nước tham gia cơ chế ba bên.
Trong những năm vừa qua, vai trò đầu mối của Nhà nước trong cơ chế ba bên
chủ yếu tập trung vào hai công việc chính: tổ chức lấy ý kiến của đại điệnNLĐ, NSDLĐ về những vấn đề có liên quan và quyết định chính sách, pháp
luật về lao động sau khi tổ chức lấy ý kiến
NSDLD trong cơ chế ba bên:
NSDLĐ tham gia cơ chế ba bên thông qua tổ chức đại điện của mình
Tổ chức đại diện của NSDLD do những NSDLĐ liên kết lập ra để thực hiệnchức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ trong quan hệ lao động
(Điều 10 Công ước số 87 của ILO năm 1948 về quyền tu do liên kết và về việc
bảo vệ quyền được tổ chức) [8, tr.71]
Ngày nay, việc thành lập tổ chức đại điện của NSDLD là kết quả việc
thực hiện quyền tự do lập hội được pháp luật ghi nhận Quyền tự do lập hội là
một trong những tiêu chuẩn lao động quốc tế quan trọng bậc nhất của ILO,
được đề cập cụ thể trong Điều lệ, Tuyên bố Philadenphia 1944, Công ước số
87 (năm 1948) và Tuyên bố chung về các nguyên tắc và các quyền cơ bản tạinơi làm việc (năm 1998) cua ILO [8], [10], [11], [57] Theo Điều 2 Công ước
số 87, những NSDLD, không hề phân biệt, đều không phải xin phép trước mà
vẫn có quyền hợp thành những tổ chức theo sự lựa chọn của mình, có quyềngia nhập tổ chức đó với điều kiện là theo đúng điều lệ của tổ chức hữu quan
Cũng theo Công ước 87, trong phạm vi một quốc gia, NSDLD có thể lập
nên một tổ chức đại diện duy nhất hoặc nhiều tổ chức khác nhau (do những
nhóm NSDLĐ khác nhau lập ra) Trong trường hợp này, những tổ chức của
NSDLD phải thoả thuận dé chọn ra tổ chức có tính đại diện nhất hoặc trong
Trang 34trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ chon cử tổ chức đại diện nhất của NSDLDtham gia cơ chế ba bên Tổ chức được chọn cử không chỉ đại diện cho lợi ích
riêng của nhóm NSDLD thành viên, ma đã trở thành người đại diện chung chotoàn giới sử dụng lao động có liên quan Những kết quả đạt được từ hoạt độngcủa cơ chế ba bên sẽ có hiệu lực đối với tất cả những NSDLĐ có liên quan Ởtầm khu vực và quốc tế, tổ chức đại diện NSDLD ở các quốc gia có quyền gia
nhập tổ chức đại diện giới chủ của khu vực và quốc tế, như: Liên đoàn giới
chủ Chau A - Thái Bình Dương (CAPE), Tổ chức giới chủ quốc tế (OE)
Trong cơ chế ba bên, đại diện NSDLD có vai trò: là cầu nối NSDLĐ vớiNLD và Nhà nước; cùng đại diện của Nhà nước va NLD quyết định hoặc cùngđại diện của NLĐ tư vấn cho Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật laođộng, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành,vùng ; phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước và đại diện NLD
tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàgiải quyết các vấn đề phát sinh; cùng đại diện NLD xây dựng quan hệ lao
động hai bên lành mạnh, môi trường lao động hài hoà, ổn định [54, tr.5-6]
Ở Việt Nam, kể từ khi thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lí kinh
tế, đặc biệt khi Nhà nước ta mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, vấn đề
đại diện của NSDLĐ mới thực sự thu hút được sự quan tâm của xã hội, đặc
biệt là của giới sử dụng lao động Cùng với việc quy định về tổ chức đại diện
NLĐ, BLLĐ cũng đã có những quy định liên quan đến vị trí, vai trò của đạidiện NSDLĐ Hiện nay, tổ chức đại diện NSDLD ở nước ta gồm nhiều loại ởphạm vi quốc gia hoặc địa phương, như: VCCI, VCA, VINASME, Hội công kĩ
nghệ gia thành phố Hồ Chí Minh, Hội thương gia Cần thơ, Câu lạc bộ doanh
nghiệp, Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam Trong số đó, VCA, VCCI và VINASME được Chính phủ Việt Nam lựa
chọn làm đại diện chính thức cho NSDLĐ tham gia cơ chế ba bên.
Trang 35VCA được thành lập tại Đại hội các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
năm 1993, hoạt động vì mục tiêu đại diện, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho cácloại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các trang trại, các
hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam VCA có các thành viên chính thức (là Liên
minh hợp tác xã 64 tỉnh, thành) và các thành viên liên kết (là các tổ hợp tác,
các tổ chức kinh tế - xã hội, các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan nghiên cứu,đào tạo trong và ngoài nước) [41, Điều 4]
VCCI chính thức bước vào hoạt động từ ngày 27/4/1963 với tư cách là
mot tổ chức thuộc Bộ Thương mại Năm 1993, VCCI đã tách ra thành một tổchức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ vềtài chính Hiện nay, VCCI là “tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng
đồng doanh nghiệp, NSDLD và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam” (Điều
1 Điều lệ VCCI lần thứ IV thong qua ngày 27/4/2003) Thành viên cua VCCI
gdm: Hội viên chính thức (các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh
doanh, NSDLĐ, các hiệp hội doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động hợp pháp
ở Việt Nam); Hội viên liên kết (các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cóđăng ký và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài có quan hệ thương mại với ViệtNam hoặc có văn phòng đại diện tại Việt Nam); Hội viên thông tấn (nhữngchuyên gia và tổ chức chuyên môn ở trong và ngoài nước có khả năng giúp
thực hiện các nhiệm vụ của Phòng); Hội viên danh dự (những cá nhân có đónggóp đặc biệt vào việc thực hiện mục đích của Phòng) [47, Điều 7]
VINASME được thành lập theo Quyết định số 44/2005/QD-BNV ngày27/04/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp lớnquy tụ và đại điện cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ ViệtNam và các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài Thành viên
của VINASME gồm: Hội viên chính thức (các doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Việt Nam, các cán bộ quán lí thuộc cơ quan nhà nước được giới thiệu); Hộiviên liên kết (các tổ chức, doanh nghiệp liên doanh hoặc có 100% vốn nước
Trang 36ngoài hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp nhỏ va vừa); Hội
viên danh dự (công dân, các nhà quản lí khoa học - kỹ thuật và tổ chức phápnhân có uy tín, có kinh nghiệm và có công lao đối với sự phát triển của cácdoanh nghiệp nhỏ) [37, Điều 2, 9]
Sau khi khảo sát thực tế, tham khảo Công ước số 144 (năm 1976) vềtham khảo ý kiến ba bên và tham khảo ý kiến của ILO, Chính phủ Việt Nam
đã chọn VCA là tổ chức đầu tiên làm đại diện cho NSDLĐ (theo Công văn số
4228/KHTH ngày 02/8/1994 về việc Thủ tướng Chính phủ quyết định giaocho VCA làm đầu mối theo dõi, báo cáo Chính phủ những vấn đề liên quan
đến NSDLĐ) Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
-xã hội, các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam cũng pháttriển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng VCA nhanh chóng thể hiện sựhạn chế trong vai trò đại diện duy nhất của NSDLĐ khi tham gia cơ chế ba
bên cả về phạm vi đại diện và chất lượng đại diện Trước tình hình này, xétthấy VCCI có ưu điểm là tổ chức đại diện cho đông đảo các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế, được sự khuyến nghị của ILO, Chính phủ ViệtNam đã tiếp tục chọn VCCI làm đầu mối để thay mặt các doanh nghiệp thamgia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật (theo Công văn số 2021/VPCPngày 27/5/1998 của Văn phòng Chính phủ) Gần đây nhất, Nhà nước tiếp tụcthừa nhận VINASME tham gia với tư cách là thành viên của Uỷ ban quan hệ
lao động (Điều 3 Quyết định số 68/2007/QĐ-TTg ngày 17/5/2007) |
Theo quy định hiện nay, khi tham gia cơ chế ba bên, tổ chức đại diệnNSDLĐ Việt Nam chủ yếu là thảo luận cùng đại diện Nhà nước, NLĐ để
đóng góp ý kiến vào chính sách, pháp luật có liên quan đến quan hệ lao động;phối hợp với tổ chức đại diện của NLD giải quyết các vấn dé giữa hai bên nhằm bình ổn và lành mạnh hoá quan hệ lao động.
NLD trong cơ chế ba bên:
Cũng giống như NSDLD, NLD tham gia cơ chế ba bên thông qua tổ
Trang 37chức đại diện của mình Sự thành lập tổ chức đại điện NLD (nghiệp đoàn côngnhân) là cả phong trào lớn trên thế giới, xuất hiện tại Châu Âu vào đầu thế kỷXIX đồng thời với cuộc cách mạng kỹ nghệ, khi NLĐ có nhu cầu cần được
bảo vệ trước NSDLĐ và tự ý thức được giá trị của sức mạnh tập thể [49] So
với tổ chức đại diện của NSDLĐ, tổ chức đại diện của NLD ra đời sớm hơn vànhận được sự chú ý nhiều hơn của các giới trong xã hội Về phương diệnchính tri, có những nghiệp đoàn độc lập với chính Đảng (nghiệp đoàn của Mỹ,Pháp, Việt Nam cộng hoà), có nghiệp đoàn chi phối chính Đảng (nghiệp đoànAnh), lại có nghiệp đoàn lệ thuộc chính Đảng (nghiệp đoàn ở các quốc gia
theo chủ nghĩa xã hội) [50, tr.40-48]
Từ khi ILO ra đời, việc thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức của
mình cũng là một nội dung trong quyền tự do lập hội của NLD được quy định
tại Công ước số 87 (năm 1948) và các văn bản có liên quan của ILO Trongphạm vi quốc gia, NLD có thể thành lập một hoặc nhiều tổ chức đại diện của
mình tuỳ thuộc vào phạm vi quyền tự do lập hội của NLĐ được thừa nhận đếnmức độ nào bởi pháp luật quốc gia Ở các quốc gia không ủng hộ chủ nghĩa đa
nguyên thường chỉ tồn tại một loại tổ chức duy nhất đại diện cho NLD Ngượclại, ở những quốc gia ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên thường có nhiều loại tổchức khác nhau đại diện cho những nhóm NLD khác nhau Trong trường hợpnày, các tổ chức đại diện của NLĐ cũng phải thống nhất cử ra hoặc Nhà nướclựa chọn tổ chức có tính đại điện nhất của NLĐ tham gia cơ chế ba bên Các
tổ chức đại diện của NLD của các quốc gia có quyền gia nhập tổ chức đại diện
của NLD trong khu vực và quốc tế, như: Tổ chức khu vực châu A - Thái BìnhDương (APRO), Hội đồng Công đoàn ASEAN (ATUC), Công đoàn ngànhnghề quốc tế, Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU)
Khi tham gia cơ chế ba bên, đại diện NLD đóng vai trò là cầu nối NLD
với NSDLĐ và Nhà nước; cùng đại diện của Nhà nước và NSDLĐ quyết địnhhoặc cùng đại diện của NSDLĐ tư vấn cho Nhà nước xây dựng chính sách,
Trang 38pháp luật lao động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành,
vung ; phối hợp với đại diện Nhà nước và NSDLD tổ chức thực hiện chính
séch, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn dé
phát sinh; cùng đại diện NSDLĐ xây dựng quan hệ lao động hai bên lành
manh, môi trường lao động hai hoà, ổn dinh [53, tr.1-3]
Ở Việt Nam, tổ chức Công đoàn - đại diện cho NLD, xuất hiện từ
những năm đầu của thé ky XX và chính thức được thành lập năm 1929 Cho
đến năm 1965, Công đoàn vẫn là tổ chức duy nhất đại điện cho NLĐ Việt
Nam trong phạm vi cả nước Từ năm 1965 đến 1975, do hoàn cảnh đất nước bị
chia cắt hai miền, NLD trong vùng chiến sự phải làm việc đưới sự điều chỉnh
cua một hệ thống pháp luật khác (Bộ Luật lao động Việt Nam cộng hoà) va
dưới quyền của những NSDLĐ không phải là Nhà nước Việt Nam, nên ở miền
Nam đã hình thành các tổ chức khác đại diện, đấu tranh bảo vệ quyền lợi choNLD, như: Hội lao động giải phóng, Công đoàn giải phóng thuộc Liên hiệp
Công đoàn giải phóng miền Nam Trong suốt thời kỳ này, Tổng Công đoàn
Việt Nam luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với Hội lao động giải phóng và Liênhiệp Công đoàn giải phóng miền Nam Sau giải phóng miền Nam, ngày
06/6/1976, Hội nghị thống nhất Công đoàn toàn quốc được tổ chức tại thành
phố Hồ Chí Minh đã thống nhất các tổ chức đại diện NLD Việt Nam thànhmột tổ chức duy nhất là lấy tên là Tổng Công đoàn Việt Nam Đến năm 1988,Tổng Công đoàn Việt Nam được đổi tên thành Tổng LĐLĐ Việt Nam Chođến thời điểm đó, tổ chức Công đoàn Việt Nam mới chỉ đại diện cho NLDtrong khu vực nhà nước Kể từ khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lí kinh
tế, Công đoàn Việt Nam ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và dần trởthành tổ chức đại diện cho toàn thé NLD Việt Nam trong cả khu vực nhà nước
và ngoài khu vực nhà nước [34, tr.44-50] Từ khi thành lập đến nay, Công
đoàn Việt Narn luôn cố gắng thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ NLĐ và cácchức năng khác của mình Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Công đoàn Việt
Trang 39Nam là tổ chức duy nhất đại diện cho NLĐ tham gia cơ chế ba bên Cũng
giống như tổ chức đại diện của NSDLĐ, trong cơ chế ba bên, Công đoàn chủyếu phối hợp với cơ quan đại diện Nhà nước, tổ chức đại diện của NSDLĐthảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách, pháp luật lao động; cùng
NSDLĐ giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ hai bên
Như vậy, để trở thành đối tác xã hội của cơ chế ba bên, mỗi bên tự chọn
cử tổ chức đại diện phù hợp của mình, trên cơ sở đó Nhà nước sẽ ra quyết định
công nhận tổ chức nào của mỗi bên tham gia cơ chế ba bên Trong nhữnghoàn cảnh nhất định, Nhà nước tự ra quyết định chọn cơ quan của chính mình
và tổ chức đại diện của NLĐ, NSDLĐ làm đối tác xã hội của cơ chế ba bên
(chẳng hạn trong trường hợp các tổ chức đại diện của NLĐ, NSDLĐ khôngthống nhất được ý kiến hoặc nếu để các tổ chức này tự thoả thuận lựa chọn sẽ
không đảm bảo lợi ích chung ) Cách làm này là phù hợp, bởi vì, như đãkhẳng định, Nhà nước luôn đóng vai trò “đầu mối” trong cơ chế ba bên Về
thực chất, Nhà nước là người lựa chọn đối tác để tạo thành cơ chế ba bên trong
quản lí lao động, chứ hai đối tác kia không phải là người đứng ra lựa chọn đối
tác cho mình.
Ở nước ta trong những năm vừa qua và hiện nay, Nhà nước là người
hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn các đối tác xã hội trong cơ chế ba bên.Trong bối cảnh hiện nay, Công đoàn là tổ chức duy nhất được Nhà nước côngnhận là đại diện của NLD (trừ việc tổ chức và lãnh đạo đình công) thì đươngnhiên Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện cha NLD trong cơ chế ba bên
Về phía NSDLD, mặc dù từ trước đến nay có nhiều tổ chức và hiệp hội doanhnghiệp khác nhau như đã đề cập, nhưng các tổ chức và hiệp hội này đại diệncho các doanh nghiệp về phương điện kinh tế là chủ yếu, chứ vai trò đại diện
trong lao động chưa thực sự rõ nét (điều này được thể hiện trong điều lệ hoạtđộng của các tổ chức, hiệp hội này) Trong hoàn cảnh như vậy, Nhà nước chủ
động chỉ định tổ chức làm đại diện cho NSDLĐ trong cơ chế ba bên (không để
Trang 40các tổ chức này tự chọn cử) nhìn chung là hợp lí Trong tương lai, khi quyền tự
do lập hội của NLD và NSDLĐ được mở rộng, hiệp hội hoặc các hiệp hội của
giới thợ và giới chủ phát triển thì cách làm này sẽ có thể được thay đổi cho
phù hợp với điều kiện mới
Về phương diện tổ chức, các đối tác xã hội của cơ chế ba bên có thể liênkết thành các tổ chức thường trực hoặc các cơ cấu lâm thời
Tổ chức ba bên thường trực là mô hình liên kết có cơ cấu tổ chức, cóquy chế hoạt động và hoạt động thường xuyên (không ấn định thời hạn hoặc
theo nhiệm kỳ) Mô hình này thường không xuất hiện ngay khi cơ chế ba bên
được vận dụng ở các quốc gia Thông thường, khi cơ chế ba bên chứng tỏ
được lợi ích và tầm quan trọng của nó đối với đời sống xã hội thì những tổ
chức thường trực mới xuất hiện và thường được quy định trong các văn bảnpháp luật của quốc gia Tổ chức ba bên thường trực phổ biến hiện nay là: Uỷban quan hệ lao động, Hội đồng ba bên về quan hệ lao động và một số loạihình tổ chức, cơ quan giải quyết tranh chấp lao động như: Hội đồng TTLĐ,
Toa án trọng tai, Toà án công nghiệp
Uy ban quan hệ lao động được thành lập ở khá nhiều quốc gia trên thế
giới và hầu hết các quốc gia Đông Nam Á [9, tr.146-181], [22] Uỷ ban này có
thể được thành lập ở cấp quốc gia, địa phương hoặc ngành, thực hiện các chứcnăng: tư vấn chính sách, thực thi pháp luật về quan hệ lao động, giải quyết cácvấn đề phát sinh từ quan hệ lao động Trong cơ cấu của Uy ban quan hệ laođộng, tỷ lệ đại diện của Nhà nước thường lớn hơn so với tỷ lệ đại diện của
NSDLĐ và NLD Kết qua làm việc của Uy ban quan hệ lao động thường được
sử dụng như một trong những “nguồn chính sách” có giá trị đặc biệt Trong
trường hợp nhất định, Uỷ ban quan hệ lao động được thành lập để thực hiện
chức năng hep hon (một chức năng cụ thể) Chẳng hạn, Cộng hoà Philippin sửdụng Uy ban quan hệ lao động với tu cách là một cơ quan tai phán trong giải