1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo tinh thần nghị quyết Đại hội X của đảng

92 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

we ` aiPHONG ĐỌC

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Khoa Hành chính - Nhà nước

HỘI THẢO

TIẾP TỤC CẢI CÁCH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CUA HỆ THONG TOA ÁN NHÂN DAN VÀ VIEN KIỂM SÁT NHÂN DÂNTHEO TINH THÂN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CUA DANG |

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2006 ©

DANH MỤC CÁC BÁO CÁO KHOA HỌC

1 PGS.TS Nguyên Đăng Dung Tư pháp trong công cuộc cải cách

hiện nay.

2 TS Tô Văn Hoà Hệ thống Toà án Việt Nam trong công cuộc cải

— cách tư pháp hiện nay.

3 Ths Nguyễn Thị Phương Tư tưởng Hồ Chí Minh về Toà án và sựkế thừa, phát triển trong giai đoạn hiện nay.

4 TS Trần Nho Thìn Toà án trong tiến trình cải cách ở Việt Nam.5 Ths Trân Ngọc Định Toà án với vai trò bảo vệ các quyền con

agua và quyền công dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp

quyén ở nước ta.

6 Ths Nguyễn Văn Thái Nang cao năng lực và chất lượng xét xử của

thấm phán Toà án nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay.

7 Ths Phạm Thị Tình Hoàn thiện chế độ bỗ nhiệm thẩm phán - mộtnội dung cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

8 Ths Nguyễn Thi Hoa Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của

Hội thắm nhân dân trong tiền trình cải cách tư pháp.

9 TS Nguyễn Minh Doan Qua một sé vụ việc vi phạm pháp luật, su

nghĩ về hoạt động kiểm sát ở nước ta hiện nay.

Trang 3

Hoi thao khoa học: Mep tục cat cách to chuc và hoạt động của hệ thông Toa an

nhân dân và Viên kiêm sát nhân dan theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Dang

‘TU PHÁP VIET NAM

TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH BIEN NAYNguyễn Đăng Dung |

Khoa Luật Dai hoc Quéc gia Hà Nội

So với các nước phát triển và nhiều nước khác thì khái niệm “tư pháp” củaViệt Nam không đồng nhất Nếu như của các nước phát triển phái niệm tư pháp -

chỉ được dùng để chỉ cho hoạt động của toà án, thì Việt tiêm khái niệm tư pháp

không chỉ được dùng cho Toa án, mà còn các cơ quan nhà nước khác thực hiện

các chức năng có liên quan đến hoạt động xét xử Trước hết đó là Viện Kiểm

sát, rồi đến các cơ quan điều tra, thi hành án

Khi chuyển sang một nền kinh tế thị trường, cùng với sự dần dần càng điđến chỗ đoạn tuyệt với cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp, hoạt động của các cơ

quan tư pháp càng ngày càng có ý nghĩa, thì việc cải cách tư pháp dang trở nên

ngày một bức xúc Trong tỉnh thần ấy, Nghị quyết số 08 ngày 2 tháng 1 năm

2002 của Bộ Chính trị về những nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thờigian tới, được thông qua là một đòn bẩy mãnh liệt việc cải cách các hoạt động tư

pháp hiện nay ở Việt Nam Kể từ khi Công cuộc đổi mới được tiến hành các cơquan của tố tụng đã có một số thay đổi đáng kể Nhất là gần đây, sau nhiều lần :

trăn trở Hiến pháp 1992 sửa đổi đã kiên quyết bỏ chức năng kiểm sát chung

của Viện Kiểm sát Công cuộc cải cách tư pháp mới chỉ di được một số bước

ban đầu, còn cần phải tiếp tục các chặng đường của công cuộc cải cách khó khăn |

gian khổ tiếp theo Muốn cho công cuộc cải cách này lợi thì trước hết phải xácđịnh và nắm chắc mục tiêu của chúng.

Mục tiêu cơ bản của việc cải cách tư pháp hiện nay là đảm bảo xét xử đúng

người đúng tội tránh oan sai cho người vô tội Chỉ riêng mục tiêu cơ bản này

thôi, cũng đã có thể chứng tỏ rằng nhà nước chúng ta muốn bảo vệ những người

dân vô tội và ké cả những người chưa có quyết định có hiệu lực của cơ quan tur

1

Trang 4

Hội Lnao khoa học: //6k in cái cách tổ chức và heat đông của hệ thông Toa ánnhain dân va Viên kiêm sát nian dân theo tinh thần Nghi quy&t Đai hôi X của Đảng

"pháp đang bị rơi vào trong một hoàn cảnh cực kỷỳ của sự khó khăn trong tình

trạng của bị can, DỊ cáo Cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp có một sé điểm

cần thiết phải đặt ra dé nghiên cứu hiện nay là: _

1 Để có một lời buộc tội chính xác đồng thời phải nhanh chóng với mục

đích không oan người vô tội, thì các cơ quan điều tra phải trực thuộc trực tiếpViện Công tố-cơ quan buộc tội Hay nói một cách khác các cơ quan điều tra tộiphạm phải trực thuộc Viện Kiểm sát, | |

2 Viện Kiểm sát không nên kiêm chức năng kiểm sát xét xử.

3 Nên các công việc hệ thống các Viện Kiểm sát quân sự và Toà án quân sựtrong điều kiện hiện nay;

4 Cho dù án đụng trần đi chăng nữa thì khi giải quyết vẫn phải đảm bảo

nguyên tắc độc lập của toà án;

5 Khắc phục Toà án Việt Nam xử theo kiểu gì cũng được bằng cách thẩmphán phải có lương tâm, phải có trách nhiệm nghề nghiệp Cảng thực hiện

nguyên tắc độc lập bao nhiêu thì các thâm phán càng phải có trách nhiệm và

đạo đức xét xử bấy nhiêu.

Van dé thứ nhất, phải nhập chức năng điều tra các tội phạm vào chức năngcông tố buộc tội của Viện kiểm sát, hay nói một cách khác chức năng buộc tộiphải gắn chặt với chức năng điều tra không tách rời, làm cho các hoạt động của -các cơ quan điều tra phải trực thuộc trực tiếp cơ quan tiến hành buộc tội

Hoạt động điều tra là hoạt động quan trọng bậc nhất của tố tụng Khâu đầutiên đồng thời cũng là khâu có tính quyết định nhất trong toàn bộ quy trình của

hoạt động tư pháp Vì rằng tat cả các hoạt động công tố, xét xử như thé nào dichăng nữa, cũng là những hoạt động tiếp theo để nhằm mục đích tìm ra tính xác

thực kết quả của các hoạt động điều tra, mà giai đoạn kết - hệ quả của hoạt động

này là công tố - buộc tội hay là không buộc tội (đình chỉ hoạt động điều tra tội

phạm) Vì vậy hoạt động điều tra rất gắn và hoặc ít nhất là dưới sự chỉ đạo trực

tiếp của hoạt động buộc tội Nếu không điều tra, hoặc trong trường hợp đặc biệt

2

Trang 5

Hồi thao khoa hoc: Tiép tục cải cach tổ chức va hoat đông của hệ thống Toa án

| nhân dân và Viên kiêm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đai hôi X của Đảng

không chỉ đạo hoạt động điều tra, thì công tố uỷ viên không có khả năng kết

được tội Ý rằng muốn kết được tội thì phải là người rất am hiểu tội phạm Anh

không trực tiếp điều tra hoặc anh là cơ quan điều tra thì làm sao anh nắm được

mọi ngóc ngách của tội phạm mà buộc ?

Hiện nay người tiến hành buộc tội trên các phiên toà không là người trựctiếp điều tra vụ án Cơ quan tiến hành điều tra không phải là cơ quan buộc tội.

Tức là điều tra và buộc tội không cùng một chủ thẻ Chắc chắn rằng giữa các

chủ thể không ít những mâu thuẫn xây ra trong quá trình tố tụng, theo kiểu “ôngthi nói gà, bà thì nói vit” Trong hoạt động chính trị cũng như quản lý Nhà nướcđể hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực, người ta đã dùng quyền lực để han

chế quyền lực, mà không bằng một con đường nào khác, phải chia các công

đoạn của một hoạt động quản lý, hoạt động chính trị ra một số các công đoạn

nhỏ và giao cho các chủ thể khác nhau cùng đảm nhiệm, và có thể dùng côngđoạn này kiềm chế, thậm chí là đối trọng công đoạn kia Nhưng trong hoạt động

điều tra và buộc tội thì lại là hoàn toàn khác Mặc dù chúng là hai công đoạn day

nhung vi phai dam bao độ chính xác và nhanh chóng cần phải nhập chúng lại.

Bởi lẽ rằng cả hai hoạt động ấy đều cần đến một lời cáo trạng chính xác và nhanh

chóng, cùng chưa là kết quả chính thức, chúng đều phải được kiểm nghiệm lại tại

Hội đồng xét xử |

Trong trường hợp của những vụ án phức tạp, người tiến hành điều tra cần

chuyên môn nghiệp vụ, thì hoạt động điều tra này phải được đặt dưới sự chỉ đạo

chặt chẽ của kiểm sát viên thực hiện quyền công tố của vụ án |

Việc nhập vào như vậy, chắc chắn việc điều tra, buộc tội sẽ chính xác hơn, vì

không phải thông qua khâu trung gian, và sẽ nhanh chóng hơn Vấn đề thời gian,

vấn đề chính xác bao giờ cũng là đáng quan tâm hiện nay của bat ké hệ thống xét

xử nào Những hoạt động này luôn luôn mang trong mình nó tính hành pháp, và

phải đặc biệt thống nhất 100% giữa điều tra và lời buộc tdi.

Trang 6

Hôi thảo khoa hoc: Tiệp tục cải cách tổ chức và hoat động của hệ thông Toa án

hân dân va Viện kiểm sát nhân dan theo tính than Nahi quyết Dai hội X của Đảng

Không có lý gì mà Bộ {örBnz2Ƒ isp của Hợp chúng Mỹ châu lại là Tổng

Chưởng lý (như Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao của nhà nước ta) và Cục

Điều tra liên bang (FBI) là một bộ phận của Bộ này Gần 2/3 dự luật nhằm bảo

vệ quyền của những người bị tình nghi hay bị buộc tội Những quyển này gồm_ quá trình xét xử theo luật, xử công bằng, không tự buộc tội và meen bi xử t phat

tan bao hay bất thường, và không bị buộc tội 2 lần về cùng một tdi.’

Thực tế hiện nay cáo hoạt động điều tra của Việt Nam do các cơ quan trực

thuộc Bộ Công an thực hiện, hoạt động công tố thì lại thuộc chức năng của ViệnKiểm sát làm cho không ít trường hợp công tố uỷ viên không biết được mọi chi

tiết của tội phạm, vì họ phải buộc tội thông qua các kết luận các cơ quan điều

tra Mặc dù pháp luật hiện hành vẫn có quy định hoạt động điều tra phải đặt dưới

sự kiểm tra, giám sát của Viện Kiểm sát Nhưng sự kiểm tra, giám sát này không

dễ gì thực hiện, chỉ bởi một lẽ rằng, các cơ quan điều tra không trực thuộc Viện

Kiểm sát |

Van đề thứ hai, là van đề kiểm sát xét xử Viện kiểm sát vừa là chủ thé buộc

tội, một bên của tố tụng, vừa là lại đứng ra kiểm sát việc xét xử Thật là chang |khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi" Câu chuyện "vừa đá bóng vừa thôi còi",

trong công cuộc đổi mới, và nhận thức lại giai đoạn đầu tiên của công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội, đã được thải hồi ở nhiều tổ chức, nhiều cơ quan Nhưng

thật là quái lạ chả thấy ai động đến vấn đề này của Viện Kiểm sát `

Thiết chế Viện Kiểm sát là một thiết chế của hệ thống các nước xã hội chủ

nghĩa, mà đứng đầu là Liên xô, khi mà họ thấy cần giám sát theo tư tưởng

không phải là song trùng trực thuộc, ma chỉ trực thuộc một chiều của cấp trên để.

bắt các chủ thể, nhất là địa phương và cấp dưới phải luôn luôn tuân theo pháp

luật, quyết định và cũng như ý chí của cấp trên - trung ương Viện kiểm sát như

là một thiệt chê đại diện cho cap trên trung ương và bao giờ cũng là phải đúng,

' Xem, Greg Russell: Chủ nghĩ a lập hiển Văn phòng Chương irinh Thông tin quốc tế Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, tr.

4

Trang 7

Hội thảo khoa học: 7/ép tục cải cách tổ chức va hoat động của hệ thông Toa án

nhân dân và Viên kiểm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hôi X của Đảng

buộc các cấp chính quyền địa phương và các ban, ngành trực thuộc cấp dưới, kể

cả công dân phải chấm đứt hoặc thay đổi ngay các hoạt động không phù hợp vớicác quyết định và luật của các cơ quan Nhà nước cấp trên Mặc dù quyết định

của Viện Kiểm sát chỉ được dừng ở dạng kiến nghị, nhưng bao giờ cũng phải

được các cơ quan jkhác thực thi Chính vì lẽ đó chỉ cùng một chữ “kiến nghị”

thôi, nhưng có lúc là cái cớ cho bị cáo Phạm Sỹ Chiến và Luật sư của bị cáo đề

nghị Hội đồng xét xử tuyên bố trắng án cho mình, ngược lại lúc thì Viện Kiểmsát và Hội đồng xét x xử lại viện ra rang, đó lại là cơ sở của lời buộc tội, và kết tội

của mình đối với bị cáo nói trên.”

Viện Kiểm sát một thiết chế đặc thù của hệ thống xã hội chủ nghĩa của hệ

thống bao cấp tập trung Viện kiểm sát có chức năng căn bản là kiểm sát chung,sau đấy là kiểm sát tư pháp: kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát việcthi hành án Từ chức năng cơ bản này mới sinh ra chức năng buộc tội Mà đã là

lời buộc tội (trong bản cáo trạng) thì bao giờ cũng là đúng, Toà án chỉ được

tuyên án theo cáo trạng của Viện kiểm sát Cũng từ đây không những Viện

Kiểm sát trong khi xét xử giữ quyền công tố buộc tội, mà còn có cả quyền giámsát hoạt động xét xử của chính phiên toà, mà Viện Kiểm sát đang đóng vai trò là

người buộc tội.

Trong các quy phạm Hiến pháp của Nga, cũng như của chúng ta, chức năng

công tố không được ghi nhận Mãi đến Hiến pháp năm 1980 và của Hiến pháp

năm 1992 chức năng công tố buộc tội mới được ghi nhận cho Viện Kiểm sát,

nhưng cũng được đặt sau chức năng kiểm sát chung Hay nói một cách khác

buộc tội - công tố là chức năng đi kèm theo, phái sinh từ chức năng kiểm sát

chung, theo mô hình “bán bia hơi kèm theo lạc” của chế độ bao cấp ngày xưa 7

* Xem, Viện kiểm sát nhân dan tối cao Cáo trạng vụ án Trương Văn Cam cùng bọn tội phạm, tr 207

? Điều 105 của Hiến pháp năm 1959 quy đỉnh: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam Dân chủ cộng

hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan :huộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương ,các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân Điều 138 của Hiến pháp 1980: Viện Kiểm sát nhân dân tối caonước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và các cơ quan khácthuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan ones quyén dia phuong , tổ chức xã hội và đơn vi vũ trang nhân dan ,

5

Trang 8

Hội thao khoa học: 7740 tuc cải cách tổ chức vs hoạt động của hé thông Toả ánthân dân và Viện kiếm sát nhân dân theo tinh than Nghị quyết Đại hôi X cúa Đảng

Sau bao nhiêu năm trăn trở, nay theo quy định Hiến pháp sửa đổi, Viện

Kiểm sát không còn chức năng cơ bản của nó nữa là kiểm sát chung — mà chúng

ta gọi chủ yếu là kiểm sát văn ban, mà cho đến nay không ít người trong Viện

Kiểm sát vẫn còn là nuối tiếc Cũng nên được nhấn mạnh, theo quy định của

Hiến pháp này, chức năng công tố lại trở thành chức năng chính, và chức năng

kiểm sát tư pháp, còn rơi lại, lại được lật ngược thành chức năng đi kèm Việc"vừa đá bóng vừa thôi còi" vẫn cứ được quy định, chỉ có cái là kém quan trọng

hơn theo quy định của Hiến pháp sửa đổi, vì phải nhường bước trước chức năng

công tố ~ buộc tội ‘ Bia đã trở thành phải bán kèm theo lac’.

Vấn đề thứ ba, nên giảm nhẹ đi các công việc của Toa án Quân sự và Toà

án Đặc biệt Bởi vì những loại hình Toà án này chỉ được tổ chức trong thời `

chiến, trong tình trạng khẩn cấp của trước và sau chiến tranh Hiện nay đất nướcta không đặt trong tình trạng này thì không nhất thiết phải tăng nhiệm vụ và

quyền hạn cho chúng Sự có chúng có thể chỉ tạo thành những điều kiện choviệc không bình dang giữa các chủ thé tiến hành tố tụng, và chủ thé tham gia tốtụng mà thôi, và không có một sự lợi nào khác cho những người chẳng may, hay

là cố ý rơi vào vòng lao lý.

Những toà án này về mặt nguyên tắc bao giờ cùng xét xử theo những thủ tụcđặc biệt Xét xử theo thủ tục đặc biệt, thì bao giờ các nguyên tắc thông thườngcũng không được bảo đảm Không được bảo đảm các nguyên tắc thông thườngtrong xét xử, rất có thé đây là cơ sở cho việc vi phạm pháp luật tố tụng chung.Hay nói một cách khác việc thành lập ra các toà án này việc xét xử hay công tố

buộc tội của chúng van được tiến hành theo các thủ tục thông thường thì qua làhơi bị phí Một điều chắc chắn rằng, trong nhà nước pháp quyền hoạt động toà

án là rat quan trọng, rat đáng được nâng cao nhưng chắc chăn rang không có

các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố , dam bao pháp luật được cháp hành nghiêm

chính và thông nhất, ,

? Điều 137 của Hiến pháp 1992 sửa déi năm 2001: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố,và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp, phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành: nghiêm chỉnh và thốngnhất.

6

Trang 9

Hol thao khoa hoc: Tiép tục cải cách tổ chức va hoat đông của hê thông Toả án

nhân dân va Viên kiểm sát nhận dân theo tinh than Nahi quyết Dai hội X của Dang

-hoặc ít nhất là không phát triển tấp loại hình toà án này Có quan điểm cho rằng

việc thành lập ra các loại hình toà án này cũng giống như loại toà án chuyên biệt

khác, ví dụ như các toà án của vị thành niên vậy thôi Việc thành lập ra toà án vị

thành niên để xét xử các Tội phạm do vị thành niên thực hiện là một chuyện hoàn

toàn khác.

Vấn đề thứ tư, giải quyết vấn đề án đụng trần, thì cũng phải đảm bảo nguyên `

tắc Hiến pháp - Toà án là độc lập Cách đây không lâu vấn đề trên được báo chí

trao đi đổi lại vấn đề này rất sôi động Có nhiều ý kiến rất khác nhau của cả

những nhà khoa học lẫn các nhà quản lý cao cấp Một trong những ý kiến đó là ýkiến cho rằng: Hội đồng thẩm phán xét xử sai thì đưa sang cho Uỷ ban Thường

vụ Quốc hội xử, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xử sai, thì lại phải đưa sang cho

Quốc hội Làm như vậy là vi phạm nguyên tắc xét xử độc lập của toà án Toà án

cũng là con người vậy thôi, không thể không làm sai được Cải cách tư pháp làlàm sao không dé cho nguyên tắc nay bị vi phạm một mảy may, chứ không phảilà đặt vấn đề dé rồi đến chỗ nghỉ ngờ nó Đây là bài học xương máu của cả nhân

loại chứ không riêng của bat kể quốc gia nào Một khi đã giao chức năng xét xửcho Toà án và hơn nữa cộng với nguyên tắc vàng của Hiến pháp là Toà án xét

xử độc lập thì không thể nào khác hơn Trên thế giới cũng vậy thôi Chỉ còn một

cách cảm nhận (lương tâm) của các thành viên Hội đồng thâm phán, nhất là việc

phải nâng cao trách nhiệm của đội ngũ thâm phán - càng độc lập thì lại phảicảng nâng cao trách nhiệm, cảng phải nâng cao lương tâm bấy nhiêu, thì mớigiải mã được vấn đề này.

Trong trường hợp Huỳnh Văn Nam (Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí

Minh số ra tháng § năm 2003, nội dung của bai báo, cho rằng sự thực Huỳnh

Văn Nam bị oan, mặc du đã qua 6 lần xét xử, và đã đến cả cấp cuối cùng của

Toà án tối B80 - Hội đồng thâm phán của Toà án nhân dân tối cao) các thám

phán phải cảm nhận (lương tâm - common sense) và trách nhiệm của mình, rằnghọ đã ra quyết định sai, mà rút lại quyết định đã ban của mình, chứ không nên

Trang 10

TH SE RE ae Ngân Faire n3? th vớt chim set ^ > Bt th An tnd <

Hoi thao khoa hoc: 7/ép tuc cai cach tô chức va hoạt động của hé thông Toa án

nhân dân và Viên kiêm sát nhân dân theo tinh than Nghị quyết Đại hôi X của Đảng

chờ đến một thẩm quyền của một thiết chế khác Một khi Uy ban Thường vụQuốc hội, hoặc cho cả Quốc hội đi chăng cảm nhận răng, án bị xử sai mà yêucầu xét xử lại, thì hoá ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và có thể cả Quốc hội đã

thực hiện hoạt động xét xử của các cơ quan Toà án Một khi các thấm phán

không có cảm nhận rằng án xử sai thì cũng đành chịu vậy thôi Có lẽ cái gì cũng

nên có điểm dừng của nó Có ai dám chắc rằng Quốc hội luôn luôn bao gid cũng

“là đúng ? Lich sử tố tụng của nhiều nước không hiếm những trường hợp như

vậy Cũng xin được nói thêm rằng, mặc dù một số nước vẫn quy định cho Quốchội chủ yếu là Thượng viện cũng có quyền xét xử, mà trong sách van gọi là thủ -tục “đàn ha c”như ở Mỹ quốc, nhưng chỉ xét xử với các quan chức hàng chính.khách trở lên cho đến Tổng thống, mà trên thực tế rất ít xây ra Hơn 200 năm

nay ké từ khi nước Mỹ được thành lập thủ tục này mới được sử dụng 18 lần, chỉ

có 7 lần Thượng viện kết được tội Trớ trêu thay đa phần là các thẩm phán.

Riêng chức danh Tổng thống cho tới nay kể cả vụ của B Clinton chưa bị kết tộilần nào với 4 lần phải luận tội của hạ viện, 3 ian không kết được tội và | lần |

chưa kịp kết tội thì Tổng thống đã vội vàng xin từ chức Chế tài theo thủ tục này |chỉ là bãi chức, nội vụ được chuyển Toà án thường xétxử ,

Ở Anh quốc, thì Thượng nghị viện là toà án cao nhất có chức năng xét xử theo

thủ tục thượng thâm đối với các bản án hình sự đã được Toà án tối cao xét chungthẩm theo đề nghị của Tổng Công tố (Attorney), nếu như vụ án có ý nghĩa toàn '

quốc Việc xem xét các vụ án tiêu trên do các thâm phán - thượng nghị sỹ làm chủtoa Thâm phán này do Nữ Hoàng bé nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng Quyết

định của Toà án Thượng viện là quyết định cuối cùng Mặc dù Thượng viện cóchức năng xét xử, nhưng về cơ bản vẫn là do các thâm phán đảm nhiệm.

Việc xét xử ít, theo kiểu năm thì mười họa Ta mới được sử dụng, cộng với

việc chế tài áp dụng chỉ là bãi chức vẫn chưa là tội phạm và chỉ sau khi bị bãi

chức phiên toà xét xử tội phạm với được tiến hành , nên nguyên tắc độc lập tư

pháp vẫn được đảm bảo.

Trang 11

Hội thảo khoa học: 7iép tuc cai cách: tổ chức và hoạt đông của hé thông Toa án

nhan dan và Viên kiểm sát nhân dan theo tinh thần Nghỉ quyết Dai hội X của Đảng

_ Vấn đề thứ năm, theo pháp luật Việt Nam, thì Toà án xử kiểu gì cũng được,

thảm phán phải xét xử theo lương tâm | "

Cho dù luật pháp có chồng chéo kiểu gì đi chăng nữa, tôi cũng không đồng ý

với quan điểm này Vì luật sinh ra không phải dé giải quyết từng vụ việc cụ thể.Nhưng đòi hỏi người thâm phán phải áp dụng nó trong từng trường hạn cụ thể Vì

vậy người ta gọi hoạt động xét xử của thấm phán như là một hoạt động sáng tạo

luật, chứ không đơn thuần là đọc to lên các điều luật đã được ban hành Khi xét

xử thâm phán phải có lương tâm của mình, người ta gọi là lương tâm của nhà

nghề, dao đức nghề nghiệp, anh không thé xử kiểu gì cũng được, cũng gần tương

tự như trường hợp ví dụ nêu trên Trong trường này, anh chỉ được sử dụng quy

phạm này, mà không thé nào sử dụng một quy phạm khác hơn Việc sử dụng quy.

phạm khác là sai,,cần phải xử lại |Hiện nay có hiện tượng, các nhà có bằng cấp về luật học rất hay mắc tộiphạm, bởi vì họ cứ tưởng rằng luật pháp của chúng ta còn chồng chéo như vậy,

họ có thể sử dụng ngón nghề nông cạn của mình để lách luật, kiếm lợi cho bản

thân Những con người đó, tôi cho rằng họ có nghề đấy, nhưng chưa đủ, vì

không có đạo đức của nhà nghề và không có lương tâm của nhà nghề Đã đến

lúc chúng ta phải nâng cao vấn đề này trong giới luật học và nhất là trong hoạt

_ động tố tung.

Trong bài ký sự pháp đình với cái tiêu đề là: “Trước số phận một con người”của tác giả Lâm Hạnh - một phóng viên pháp đình, đăng trên báo Pháp luật số rangày 16 tháng 10 năm 2003 với một nội dung là:

Vì né bạn mà sinh viên Trần Thanh Giang sinh viên khoa tại chức Trường

đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã cho Nguyễn Hải Đăng và Hà Trung Dũng vào

phòng trọ học của mình hít hérdin đã bị Toà án tuyên án phạt 7 năm tù giam, vớitội danh “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” Trong khi đó hai bạn

của Giang bị phạt hành chính vì chỉ bị bắt lần đầu.

Trang 12

HGi thảo khoa hoc: Tiệp tục cai cách tổ chức và iat đông của hê thông Toa ánnhan dân và Viên kiếm sát nhan dân theo tinh thần: Nahi quyết Đại hôi X của Đảng

Ngay từ những dòng dau tiên của bài viết, tác giả của bài báo trên đã nhấn

mạnh: | |

“Sau buổi xử lôi (tac giả bài ky sự) tìm gặp Chủ toa phiên toà _ Thẩm phán Lê Thanh Bình Anh nói giọng buôn buôn: Theo luật định, bị

-_cáo Tran Thanh Giang có tội Điều đáng buôn ở đây là thiếu biểu biết

về pháp luật, mà mỗi sinh viên chăm chỉ, giàu nghị lực đã phạm pháp.

Nếu biết khung hình phạt của tội danh này cao như thé, chắc chắn Giang

đã không cả né bạn bè như vậy Khi đọc bô sO, tôi đã thấy xót xa, Thi

thực là chúng tôi không muốn xét xử phiên toà này một chút nào Phiêntoà khiến bắt cứ một người cam cân nẩy mực nào cũng phải chua xót vàcàng xử chúng tôi càng thấy nghẹn ngào Một câu chuyện thật thương

tâm Bảy năm tù dành cho một chàng trai trẻ, không chỉ cánh cửa trường

đại học đóng lại, mà cuộc đời của Tran Thanh Giang đã bước sang mot

bước ngoặt mới, nhiều khó khăn ”

Trong trường hợp này thâm phán và các thành viên của Hội đồng đã không

quyết định án theo lương tâm của mình Nếu như thẩm phán Lê Thanh Bình

cùng các thành viên Hội đồng xét xử phải có quyền được xử theo lương tâm vàtrách nhiệm của mình thì không thể nào có thể áp dụng khung hình phạt của tội

chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy đối với học sinh Trần Thanh

Giang Nhưng rất đáng tiếc rằng lâu nay 6 chúng ta, nguyên tắc án xử theo

lương tâm của người thâm phán chỉ được nhắc đưới dạng lí thuyết Qua những

dong tâm sự chúng ta thấy rằng thâm phán rất căn rứt lương tâm khi xét xử vụán trên nhưng vẫn ra quyết định án phạt tù cho bị cáo Cho dù như vậy, nhưngthâm phán vẫn nói ra tâm sự của mình, với sự đồng tình của ký giả Điều đó

chứng tỏ, rằng nguyên tắc án xử theo lương tâm cho đến hiện nay chưa bao giờcó ở Việt nam cả về mặt: thực tién/tham phán, cả v4 mặt dư luận xã hột/báo chi.

Miột hiện tượng rât mới trong hoạt động của tư pháp hiện nay là theo Nghị

quyét 388 của Uy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan tư pháp đang tiến hành

10

Trang 13

Hội thảo khoa hoc: Tiép tục cải cách tổ chức và hoat đông của hé thông Toa án.thân dân va Viên kiếm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Dangbôi thường thiệt hại cho những người bi oan sai Việc giải quyết oan sai dang làmột cô găng rât lớn của ngành tư pháp Đây cũng là một khuynh hướng tích cực

lớn cho việc thay đôi diện mạo của ngành tư pháp, mà trước hêt là phải thay đổicác quan niệm có tính nguyên tắc việc tổ chức và hoạt động, cũng như những

nguyên tac của tô tụng đã được hình thành trong nhận thức của chúng ta lâu nay.Mặc dù những nguyên tắc này được quy định rõ ràng trong luật, nhưng lâu nay

không được sử dụng, tạo nên thói quen không có, hoặc rất ít có hiện tượng đềnbù thiệt hại cho những người bị oan sai Xem Hộp dưới đây với bài viết của TS.

Nguyên Sĩ Dũng đăng trên báo Tuôi trẻ của Thành phố Hồ Chi Minh, ngày 27tháng 7 năm 2004 cũng gợi cho chúng ta nhiều vấn đề cần phải suy ngẫm:

Chuyện oan sai xảy ra nơi nhiều, nơi ít, nhưng ở khắp moi nơi trên thé giới này.Không một thiết chế nào của con người lại có thể miễn dịch hoàn toàn đối với sailầm Bởi vì rằng khả năng phạm sai lam nằm trong bản tính của con người .

Diéu quan trọng là các nguyên tắc của pháp quyền phải được tuân thủ trong

quá trình tổ tụng Những nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta giảm thiểu những sai lầm

không đáng có của mình _ |Nguyên tắc đầu tiên cân được nhắc tới là suy đoán vô tội “Bói ra ma, quét nhàra rác ”, cứ nghỉ ngờ cho ai bạn sẽ lập tức tìm được rat nhiều chứng cứ dé buộc tội

người đó Nếu hoạt động tổ tụng được tiễn hành như vậy thì không biết phải cân đến

bao nhiêu câu chuyện cổ tích mới có thé ké hét nỗi oan của Thị Kính ở đời?!

Ngược lại, nếu hoạt động này được tiễn hành theo hướng gỡ lội là chính, chứ

không phải buộc tội là chính, thì oan sai chắc chắn sẽ it hon.

Nguyên tắc thứ hai là bị cáo không chịu trách nhiệm phải chứng mình là mình

vô tội Nguyên tắc này đã được cựu Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh nhắc tới

trong một phiên chất vấn của Quốc hội (người bị chất vấn lúc ấy là cựu chánh án

Toà án nhân dân tối cao).

Ông khẳng định rằng: theo hiến pháp, người dân đương nhiên VÔ tội Chứngmình một bị cáo có tội là trách nhiệm của cơ quan giữ quyên công tố Nếu tại phiên

toà, công tổ viên thất bại trong việc chứng minh một bị cáo đó phạm tội tham ô, thì

H

Trang 14

—— Hội thảo khoa học: 776p tuc cải cách tổ chức và hoat động của hé thống Toa án

nhân dan và Viên kiếm sát nhân dân theo tinh thần Nghĩ quyết Đai hội X của Đảng

không thể kết tội tham ô cho bị cáo đó Nếu không, rủi ro bị ket á án oan sai có thể xảy

ra với bắt ky ai tong s6 chúng ta.

Nguyên tắc thứ ba là phan quyết của toà án phải dựa vào kế! quả tranh tụng.

“An bỏ túi” không chỉ làm cho quá trình tranh tụng, xét xử trở nên hình thức, màcũng dễdẫn đến oan sai.

Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất van là: niềm tin đối với công lý sẽ bị ton haikhông gì bù đắp được Thiếu niềm tin đối với công lý, không thé chấm dứt được hiện `

tượng khiếu kiện tran lan, dong thời cũng khó bảo dam được sự ổn định của xã hội.

TS NGUYEN SĨ DŨNG

Thực hiện tốt nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan nhà nước Việt Nam, dé

góp phần đây nhanh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dang là

một thách thức lớn Sự thông hiểu cơ cấu, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quannhà nước, chỉ là một trong những vô vàn những điều kiện để giải quyết thách thứcnói trên, mà chưa phải là điều kiện tiên quyết Như điều trên đã phân tích, muốn

cho các cơ quan, tô chức nhà nước thực hiện tốt những nhiệm vụ quyền hạn của

mình, thì các nhân viên của chúng phải đảm đương tốt chức năng, nhiệm vụ được

phân công Muốn được như vậy có rất nhiều đòi hỏi đối với các nhân viên đảm

nhiệm các chức năng của các cơ quan nhà nước |

Phải thừa nhận một thực tế là Việt Nam chúng fa nói riêng cũng như của nền

văn minh phương Đông nói chung, và kể cả của thời kỳ tập trung, kế hoạch chưabao giờ có một nền tư pháp mạnh Điều này cũng có lý do khách quan và chủquan của nó Với Đạo Khổng ngự trị thời phong kiến, và sau đấy là thời kỳ

chiến tranh chống thực dan và dé quốc, đất nước chưa bao giờ có thé thực sự lấy

pháp luật làm nền tảng cho mọi sinh hoạt của mình Pháp luật không được coitrọng thì không thể nào có một nền tư pháp mạnh.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, với sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản hiện nay nền tư pháp bước đầu đã có những biếnchuyển rõ nét Thé hiện ở những điểm sau: 7# nhdt, chúng ta đã ban hành một `

lượng tương đối các đạo luật, điều chỉnh mọi lĩnh vực cơ bản của cuộc sống.

12:ae

Trang 15

Hội thảo khoa học: 776p tục cải cách tổ chức và hoat động của hệ thông Toa ánnhân dân và Viên kiểm sát nhân dan theo tinh thần Nahi quyết Đai hôi X của Bang

Nhat 1a những những đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực kinh tế - dân sự Thit hai,

hoạt động xét xử duoc mở rộng sang một số lĩnh vực khác, như quyết định củacác cơ quan hành chính, lĩnh vực mà cho đến nay chưa bao giờ bị đưa ra xét xử

trước toa; Tint ba, thay chế định bầu cử thẩm phán bằng bổ nhiệm với nhiệm kỳ là

5 năm với mục đích tăng cường hơn nữa tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của độingũ thẩm phán, sự am tường luật pháp cùng với một trí tuệ uyên thâm sẽ có ích lợi

lớn lao cho việc phán xử các vụ việc phức tạp do chính con người gây ra.

Nhưng bên cạnh những đổi mới trên trong tổ chức hoạt động của ngành vẫn

chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thời cuộc Hay nói một cách khác hơn

những bản tính vốn cần có nêu trên của tư pháp vẫn chưa được đáp ứng Vớimột môi trường của một nền văn minh Phương Đông, Việt nam ngay từ thời xaxưa không có một thói quen tuân thủ pháp luật, thậm chí còn chống pháp luật,

mà câu thành ngữ "Phép Vua thua lệ làng" là một minh chứng, thì việc xây dựng

và thực hiện các điều đám bảo cho bản tính tư pháp khó hơn gấp bội so với

Phương Tây, nơi vốn di ở họ đã có một truyền thống tuân thủ pháp luật.

Mọi cố gang nhằm đây mạnh hoạt động của tư pháp đều phải tập trung vàoviệc tăng nguyên tắc độc lập của tòa án Theo Điều 130 của Hiến pháp hiện hành

quy định: | " |

“Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Theo quy định này, thì nguyên tắc độc lập của tư pháp được tuyên bố ở một

công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng - khi xét xử Sự độc lập của toà án

không thể có được nếu chỉ đừng lại đơn thuần ở khâu xét xử Không thể có sựđộc lập khi xét xử, trong khi các công đoạn khác-của cả một quy trình tố tụng

không được tuyên bố là độc lập, nhất là trong cuộc sống của thẩm phán và hội.

thấm van còn phải phụ thuộc vào lập pháp, vào hành pháp, vào các chủ thể nắm

quyền lực khác của nhà nước Ví dụ như các cấp lãnh đạo của đảng lãnh đạo ở

địa phương cũng như ở trung ương Cho nên nguyên tắc độc lập này không thé

có điều kiện dé có thé được thực hiện trên thực tế Chính vi lẽ dé các cơ quan

13

Trang 16

Hội thảo khoa học: 7/Êp tuc cải cách tổ chức và hoạt đông của hé thông Toà án

nhân dân và Viện kiêm sát nhân dân theo tính thér: Nghị quyết Đại hội X của Đảng

toà án Việt Nam hiện nay van được tô chức va ;:oạt động theo các don vị hànhchính, mà không được tô chức và hoạt động theo các cấp xét xử.

Tính độc lập của ngành tư pháp thường bị tổn hại lặp đi, lặp lại trong nhiềunước, và chẳng có nước nào có được ngành tư pháp độc lập mà thường bị ánh

hưởng bởi những nỗ lực chính trị can thiệp vào những quyết định của nó Các

ngành lập pháp và hành pháp đã dùng nhiều loại nước cờ mở đầu khác nhau đểkìm hãm ngành tư pháp của họ Mặc dui Hiến pháp của Ucraina tuyên bố rằng

các toà án độc lập, nhưng các quan toà lại phụ thuộc phần lớn vào éhé co quan

hanh phap dia phương về nhà ở của họ Những quan toà nào chống lại các quan

chức địa phương thì rất có khả năng bị kéo dài thời hạn được cung cấp nhà ở."

Nhìn lại phiên sơ thâm của vụ án cấp đất của Thị xã Đồ sơn 28/8/ 2006 vừa

qua, mới được nghe qua đài và truyền hình, tôi cứ nghĩ là một sự xi nhục hay

lăng mạ nào đó từ phía toà án đối với dư luận Nhưng nghĩ lại thì hoàn toànkhông phải như vậy, mà lại còn hoàn toàn thông cảm với toà án Bởi lẽ mộtnguyên nhân sâu xa rằng, có lẽ nguyên tắc độc lập của toà án khi xét xử chưa có,thể trở thành trên thực tế của Việt Nam chúng ta chăng? Hoặc là nguyên tắc độclập của toà án chưa có đủ các điều kiện bảo đảm cho nó thực hiện trên thực tế.Có lẽ đúng như vậy chăng? Một khi toà án vẫn còn thành lập và hoạt động theo

các đơn vị hành chính lãnh thổ và với nguyên tắc tập quyền trong tổ chức bộmáy nhà nước, mặc dù đã có sự phân công, phâr nhiệm cùng với nguyên tắcĐảng lãnh đạo toàn điện thông qua các cấp uỷ địa phương, thì nguyên tắc trênrất khó có đường nào để thực hiện Quan điểm của tôi có lẽ rất khác với mọingười cứ nại ra rằng Toà án độc khi xét xử theo quy định của Hiến pháp là đủ.

Hơn nữa chủ toạ phiên toà sơ thâm nói trên lại là Phó Chánh án Toà án Hảiphòng, người có được chức vụ nói trên không thé không có sự đồng ý của cấp

uỷ địa phương.

4 ˆ ` RA see ` ` , ok A ras ` “ ^ A eee

Xem, Ngan hàng thé giới: Báo cáo tình kình phát triển thê giới nšm 1997/ Nhà nước trong một thé giới dangchuyên đôi, NXB Chih ij aude gia, Hà Nội 1998, tr 127.

14

Trang 17

Hội thảo khoa học: 7iép tục cải cách: tổ chức vả hoat động của hệ thống Toa án

nhân dân và Viên kiếm sát nhân dân theo tính thần Nghị quyết Đai hôi X của Đảng

Điều còn đáng phải nói ở đây nữa là khi trả lời phóng vấn trên Đài truyền

hình, thay mặt cho Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải phòng ông Phó Chủ tịch.

UBND thành phố rất thản nhiên trả lời rằng: Vẫn biết là toà án có quyền xét xử

độc lập, nhưng vẫn gửi công văn sang cho toà án Không biết UBND đã gửi bao

nhiêu công văn sang toà án, và bao nhiêu đã có tác dụng? Những hiện tượng nói

trên càng chứng tỏ rằng nguyên tắc trên không có những bảo đảm tương xứngtrên thực tế kèm theo.

ặc dù nhiệm kỳ thâm phán được bổ nhiệm 5 năm, cùng các đảm bảo vật

chất với mức lương cao hơn kèm theo, nhưng vẫn chưa thực sự tương xướngvới lao động nặng nhọc, và đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn lẫn cả các

kinh nghiệm sống, cùng với phẩm hạnh đạo đức của thâm phán, và vốn kiếnthức chuyên môn mà thâm phán cần phải tích luỹ, nên vẫn chưa thu hút nhữngngười tài năng và phẩm chất cao vào ngành tư pháp, án xử oan sai vẫn còn là

hiện tượng không ít.

Người Việt Nam chúng ta vẫn còn mang nặng tư tưởng cũ, mâu thuẫn thì

van xẩy ra, thậm chí còn là nhiều hơn, nhưng vẫn ngại đến toà án, vẫn còn cókhông ít những trường hợp tự xử theo kiểu mông muội Khắc phục nhận thức- này phải có một cuộc giáo dục lâu dài cho nhân dân hiểu được vị trí vai trò của

Toà án tư pháp không chỉ là phán sự những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,vi phạm đạo đức nhân phẩm, mà còn ca những tránh chấp thường nhật không

mảy may có sự xâm hại nào đến đạo đức và nhân phẩm con người Đến toà án làtrước hết là tìm đến công lý, mà không phải là một sự sỉ nhục Chúng ta phảinhanh chóng thay đổi nhận thức này trong nhân gian Nếu không như vậy, thì

người ngay thắng lẫn kẻ gian tà đều hoà làm một, vô hình dung chúng ta đã ủng

hộ kẻ gian tà, mà giết chết đi một sự ngay thắng chân chính Trong tất cả các

cuộc làm ăn kinh tế với người Mỹ thường xây ra tranh chấp, thì người Mỹ là

người hay nhanh chân chạy đến toà nhất Nhiều người ở nước khác cho rằng,

Mỹ là đất nước mắt nhiều thời gian và tiền bạc nhất cho việc giải quyết tranh

15

Trang 18

Hội thảo khoa học: 7iép tục cải cách tổ chức và jwat động của hề thông Toà án

nhân dan va Viện kiêm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đai hôi X của Dang

chap trén toa Đúng là như vậy, nhưng qua đó mà họ sẽ được hưởng những sảnphẩm hoàn thiện hơn.

Xã hội càng phát triển, thì lại càng đòi hỏi cao hơn đối với hiệu quả xét xử

của các cấp tư pháp Trong tương lai không xa các hoạt động của các cơ quan

lập pháp và cả hành pháp cũng phải đặt trong vòng xét xử của toà án Khác với

thời kỳ của chiến tranh, cũng như bao cấp, tư pháp chỉ được xem xét như là một

trong các ban ngành như các bộ của hành pháp, vì nó chỉ được hiểu là một trong

những lĩnh vực cần quản lý của nhà nước như các lĩnh vực ban ngành khác màthôi, mà phải là một ngành độc lập có khả năng xét xử cả các hành vi của lập

pháp và hành pháp Một xã hội thịnh vượng và bén vững cần phải có một nền tư

pháp mạnh Cái mà chúng ta chưa từng có trong lịch sử cũng như hiện tại, mà lại

rât cân cho tương lai.

16

Trang 19

Hội thảo khoa học: 7iép tục cải cách tổ chức và hoat đông của hé thông toa án

nhân dân và viên kiểm sát nhân dan theo tinh thân Nahi quyết Đai hôi X của Đảng

"HỆ THÓNG TOA ÁN VIỆT NAM ˆ

TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP HIỆN NAY

_ Tiến sỹ Tô Văn Hòa

Khoa Hành Chính — Nhà Nước

_ Khi Công C Cuộc Đổi Mới được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và thực

- hiện từ năm 1986, một nhu cầu đã được đặt ra là “thực hiện một cuộc cải cách:

lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước ”' Trên tinh thần đó, toàn bộ

bộ máy nhà nước cần được cải cách và đổi mới để phù hợp với những nhiệm vụvà nhu cầu do Công Cuộc Đổi Mới đặt ra Quá trình đổi mới các cơ quan trong

bộ máy nhà nước Việt Nam, mà hệ thống tòa án nói riêng và các cơ quan tư

pháp nói chung là những bộ phận cấu thành, kế từ đó cho đến nay là một quá

trình được thực hiện dần dần, từng bước, liên tục, có tích lũy, tông kết kinh

_nghiệm, hình thành chiến lược và đarig trong quá trình tiếp tục được tiến hành.

Điều này, như trình bày trong những phân tích dưới đây, được thể hiện rất rõ

qua quá trình thực hiện công cuộc cải cách tư pháp.

Bài viết này trình bày khái quát về quá trình cải cách hệ thống tòa án Việt Nam

vol mục đích làm rõ bối cảnh của quá trình đó trong bức tranh chung của công

cuộc cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam, tình hình hiện tại của quá trình đó thểhiện qua tô chức, hoạt động của hệ thống tòa án hiện hành và xu hướng tiếp tục

quá trình này.

Bài viết được chia làm ba phần, phần thứ nhất tập trung vào bối cảnh chung của- quá trình cải cách hệ thống tòa án hiện hành của Việt Nam thể hiện qua tổ chức

và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam thời kỳ từ sau Đổi Mới đến trước

năm 2002, tức là năm ban hành luật tổ chức tòa án hiện hành Phan thứ hai

phân tích tình hình hiện tại của quá trình cải cách hệ thống tòa án thể hiện qua

! Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VỊ (15-18/12/1986), tại trang Web của Bộ Nội Vụ nước CHXHCNViệt Nam http://www.caicachhanhchinh.gov.vn/Vietnam/Documents/PartyDocs/128200409281706000/.? Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân số 33/2002/QH10 do Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày2/4/2002 (sau đây gọi tắt là Luật 2002 hoặc Luật tễ chức tòa án 2002).

1

Trang 20

Hồi thảo khoa học: 7iép tục cải cách tổ chức và hoat đông của hê thông toa an.

nhân dân và viện kiểm sát nhân dân: theo tinh thân Nghị quyết Đại hội x cua Dang

cac quy dinh phap luật hiện hành về tô chức và hoạt động của tòa án Phần thứ

ba dé cập những xu hướng tiếp tục cải cách hệ thông tòa án trong công cuộc cải

cách tư pháp nói chung thể hiện qua các chính sách và chiến lược cải cách tư

-pháp của Dang |I Tình hình cải cách hệ thống tòa án thời kỳ sau Đổi Mới đến 2002

Như trên đã dé cập, nhu cầu “cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quannhà nước” đã được đặt ra ngay khi bắt đầu tiến hành Công Cuộc Đổi Mới năm1986 Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu này thì cần phải có một quá trìnhchuẩn bị lâu dài Vì thé, trong những nam ngay sau Đổi Mới, cơ cấu tổ chức của

các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam, trong đó có hệ thống tòa án, chưa

có thay đổi nhiều Ngày 22/12/1988, một luật được ban hành dé sửa đổi bổ sung

Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân được ban hành năm 1981 và đang có hiệu lực

khi đó Tuy nhiên, các sửa đổi bổ sung khi đó chủ yếu tập trung vào những khía

cạnh kỹ thuật trong hoạt động của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, chưa có những

thay đối lon’ về tô chức và hoạt động của hệ thống tòa án theo hướng phục vụyêu cầu của Công Cuộc Đổi Mới -

Đến năm 1992, một luật tổ chức tòa án nhân dân hoàn toàn mới được ban hành,

vừa để cụ thê hóa Hiến Pháp năm 1992, vừa để bắt đầu từng bước đáp ứng yêu

cầu của Đổi Mới về tổ chức vã hoạt động của bộ máy nhà nước.” Luật này cùngvới những luật sửa đổi bỗ sung của nó ban hành trong các năm 1993 và 1995 đãđem lại một số thay déi khá quan trọng cho hệ thống tòa án theo hướng phục vụ

yêu cầu của Công Cuộc Đôi Mới Các tòa kinh tế và tòa lao động được thành lậpđược thành lập như những tòa chuyên trách của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao và

các tòa án nhân dân tỉnh để giải quyết các tranh chấp mang bản chất hợp đồng

này sau khi nên kinh tê chuyên sang mô hình của một nên kinh tế thị trường.”

Ÿ Luật Tổ Chức Téa Án Nhân Dan do Quốc Hội khóa IX thông qua ngày y6/10/1 1992 (Luật Tô Chức Tòa Án

Trang 21

Hồi thảo khoa học: 7iép tục cải cach tổ chức và hoat đông của hê thốn toa án

nhân dân và viên kiểm sát nhân dân theo tính thần Nahi quyết Đai hôi X của Đảng

Tòa hành chính San đó cũng được thành lập trong cơ cấu của Tòa Án Nhân Dân

Tối Cao và các tòa“án nhân dân tỉnh để thụ lý các vụ việc người dân khởi kiện

các quyết định và hành vi hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước

vốn rất phô biến trong một nền kinh tế thị trường." Dé bao đảm sự tập trung và

tránh sự lệ thuộc của thâm phán vào các cơ quan nhà nước ở địa phương, Luật

Tổ Chức Tòa Án 1992 chuyển chế độ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phươngbầu thẩm phán trước đó thành chế độ thẩm phán do Chủ Tịch Nước bổ nhiệm.”

Mặc dù có những thay đối khá quan trong theo định hướng phục vụ Déi Mới

như vậy nhưng về cơ bản cơ cầu tổ chức của hệ thống tòa án theo luật 1992 vẫn

có nhiều điểm không thay đổi so với thời kỳ trước đó, điển hình là sự lệ thuộcgần như hoàn toàn của tòa án địa phương vào Bộ Tư Pháp và các cơ quan hànhchính nhà nước ở cấp tỉnh; cơ cầu tổ chức của các cấp tòa án và thẩm quyền xétxử của các cấp cũng gần như được kế thừa hoàn toàn từ luật cũ duật ban hành

năm 1981) sang luật mới.

Từ năm 1995, bắt đầu có những biến chuyển quan trọng trong chủ trương chínhsách của Đảng về cải cách và kiện toàn tổ chức của bộ máy nhà nước nói chung.

Nghị Quyết Hội Nghị lần thứ 8 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa VII

ngày 23/11/1995 (Nghị Quyết TƯ 8, khóa VII) nhận định tình hình của công

cuộc đổi mới lúc này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng và kiện toàn bộ máynhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả Nghị Quyết này cũng

đưa ra năm quan điểm mang tính nguyên tắc cho quá trình xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước, bao gồm: (1) bộ máy nhà nước phải là bộ máy nhà nước

XHCN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp:

nông dan và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo; (2)

quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa

các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư

pháp: (3) quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của

' ° Điều 23, Khoản 1, Luật Tổ Chức Tòa Án 1992 được sửa đổi năm 1995.

7 Điều 3 và 38, Luật Tổ Chức Tòa Án 1992, TS

Trang 22

Hội thảo khoa hoc: - Tiệp tục cải cách tổ chức và hoat động của hê thống toà ánnhân dân và viên kiêm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hôi X của Dang

các cơ quan nhà nước; (4) tăng cường pháp chế XHCN và xây dựng nhà nướcpháp quyền; và (5) tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.Š

- Mặc dù trong các văn kiện của Dang lúc bấy giờ, đổi mới tổ chức và hoạt động

là nhu cầu chung đối với cả bộ máy nhà nước, song công việc trước mắt khi đólà tập trung cải cách một bước nền hành chính và các cơ quan hành chính nhà

nước Nghị Quyết TƯ 8, khóa VII khi đó cũng khẳng định coi cải cách một

bước nên hành chính là trọng tâm của công cuộc xây dựng và hoàn thiện bộ máy

nhà nước Các văn kiện sau đó như Nghị Quy ết Hội Nghị lần thứ 3 và và 7 của

Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa VHII (Nghị Quyết TƯ3, Nghị Quyết

TƯ 7) một lần nữa khẳng định nhiệm vụ trọng tâm này Đối với hệ thống tòa an

khi đó, chính sách được xác định chủ yếu tập trụng vào “củng cố, kiện toàn bộ

_ mấy các cơ quan tư pháp Phân định lại thấm quyền xét xử của tòa án nhân dân,

mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thâm cho tòa án nhân dân huyện.” Mãi cho tới

Đại Hội Dang IX năm 2001, những cải cách sâu hơn và rộng hơn về cơ cấu tổ

chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có tòa án, mới được đặt ra,

md đường cho những cải cách quan trọng trong pháp luật hiện hành về tổ chức

_ và hoạt động của hệ thống tòa án Việt Nam nói riêng và các cơ quan tư pháp nói

chung.'? |

_ II Nghị Quyết 08 và quá trình cải cách hiện tại

Sau Đại Hội Đảng IX, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có những đánh giá nghiêm

túc về hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp Việt Nam mà trọng

tâm là hệ thống tòa án Trong Nghị Quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2001 của mình,

Bộ Chính Trị nhận định bên cạnh những thành công cin nhiều bất cập trong

hoạt động của các cơ quan tư pháp Theo Bộ Chính Tri, chất lượng công tác tư

pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều

trường hợp bỏ lọt tộ: phạm và làm oan sai người vô tội Nhiêu nguyên nhân đã

* SPD.

? Văn Kiện Đại Hội Dai Biểu Toàn Quốc lần thứ VIE của Đăng Cộng Sản (28/6 — 1/7/1996).

© Văn Kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ IX của Đảng Cệng San (19/4 — 22/4/2001)

4

Trang 23

Hội thảo khoa học: Tiệp tục cải cách tổ chức và hoat đông của hê thông toà án

nhdn dan vả viên kiếm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hôi X của Đảng

được chỉ ra để làm định hướng cho công cuộc cải cách, trong đó một nguyênnhân quan trọng là tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động củacác cơ quan tư pháp còn nhiều bất hợp lý nhưng chậm được: đôi mới, kiện toàn

cho phù hop."

Có thể nói, Nghị Quyết 08 là một văn bản hết sức quan trọng cho quá trình đổi

mới hiện hành của hệ thống tòa án nói riêng và các cơ quan tư pháp Việt Namnói chung Nó gắn kết hệ thống tòa án trong một hệ thống các cơ quan tư pháp,

khẳng định vị trí trung tâm của tòa án trong hệ thống đó, đồng thời khẳng định

cải cách hệ thống tòa án phải đồng bộ với quá trình cải cách hệ thống tư pháp

nói chung Các giải pháp nhằm khắc phục hiệu quả yếu kém trong hoạt động của

hệ thống tư pháp cũng được Nghị Quyết 08 đưa ra một cách đồng bộ và thể hiện |

_ở tất cả các mặt như cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, công tác cán bộ, cơ

sở vật chât v.V.'”

- Trên cơ sở nhận định về thực trạng và những nguyên nhân của sự yếu kém tronghiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp và tòa án, Nghị Quyết 08 đã đưa ra

những giải pháp đồng bộ để cải cách bước đầu về tổ chức hoạt động của cả hệ

thống tư pháp Đối với hệ thống tòa án, nghị quyết này xác định hai nhiệm vụcải cách quan trọng là (1) đổi mới tổ chức của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao để tập

trung làm tốt nhiệm vụ giám đốc thẩm, tổng kết xét xử, hướng dẫn các tòa án áp

_ dụng thống nhất pháp luật và (2) chuyển việc quản lý tòa án địa phương về tổ

chức về Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Một số nội dung cải cách khác cũng được

đề sập tới như nghiên cứu, thực hiện thủ tục tố tụng rút gon, tang thâm quyền

_ cho tồa ấn cấp huyện, mở rộng thầm quyền xét xử các khiếu kiện hành chính của

tòa án.

" Nghị Quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính Trị ban hành ngày 2/1/2001 về một số nhiệm vụ trong tâm công tác

tư pháp trong thời gian tới (Nghị Quyét 08)

'* Xem Nghị Quyết 08.

Trang 24

Hội thảo khoa học: 7⁄2 tục cải cách tổ chức và hoạt động của hé thống toà ánnhan dân và viên kiêm sát nhân dan theo tinh than Nghị quyết Đại hôi X của Đảng

Trên CƠ SỞ các quan điểm chỉ đạo này và đề xuất của Tòa Án Nhân Dân TốiCao,” một luật mới về tổ chức của tòa án nhân dan đã được Quốc Hội khóa X

ban hành ngày 2/4/2002 để quy định về tổ chức của tòa án nhân dân (Luật

2002) Toàn bộ những nội dung quan trọng nhất của phương hướng cải cáchtrước mắt đối với hệ thống tòa án theo Nghị Quyết 08 đã được đưa vào Luật

2002 và kết quả là tổ chức của hệ thống tòa án hiện hành của Việt Nam cónhững đặc trưng quan trọng chưa từng có trong lịch sử Lần đầu tiên Tòa ÁnNhân Dân Tối Cao nắm quyền quản lý gần như hoàn toàn đối với mọi mặt hoạtđộng của các tòa án địa phương, không những về mặt tổ chức mà cả về cơ sở vậtchất và chất lượng công tác xét xử.'" Điều này khác hẳn với thời gian trước

2002, khi đó Bộ Tư Pháp là cơ quan quản lý về mặt tô chức và nhân sự đối với

các tòa án địa phương Các thấm phán tòa án địa phương ké từ năm 2002 khôngcòn do Chủ Tịch Nước bổ nhiệm mà là do Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao

bổ nhiệm Như vậy là vị chánh án này kiểm soát về mặt tổ chức và đề bạt đốivới tat cả các thầm phán và các chức vụ chánh án, phó chánh án trong các tòa ánnhân dân địa phương, một quyền hạn to lớn nhưng cũng đồng thời là một nhiệm

vụ rất nặng nề đặt lên vai vị chánh án này Thâm quyền xét xử của Tòa Án Nhân

Dân Tối Cao kể từ sau 2002 cũng được thu hẹp bớt Tòa án này giờ đây cónhiệm vụ tập trung vào công tác giám đốc thẩm và tái thâm Trong cơ cấu của

tòa án này vẫn còn ba tòa phúc thâm chuyên trách song thâm quyền xét xử so

thâm đã được loại bỏ hoàn toàn Tổ chức của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao vì thế

cũng được đơn giản hóa cho phù hợp với sự thay đổi về chức năng Bên trên các

tòa chuyên trách chỉ còn một cơ quan được xác định là cơ quan xét xử cao nhất

theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, tức là Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân

Dân Tối Cao.” Ủy Ban Tham Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã từng xuất

° Về quan điểm và đề xuất cải cách tổ chúc và hoạt động của Téa Án Nhân Dân Tối Cao, xem Đề Tài Nghiên

Cứu Khoa Họ mã số 2001-38-03 về các cơ sở lý luận và thực tiẫn đề sữa đổi bd sung một số điều khoản cúaLuật Tổ Chức Tòa An "Nhân Dân đo cơ quan này thực hiện năm 260i.

“ Xem các Điều !7, 19, 25, 42 và 46 Luật 2002.'S Điều 18 và 20, Luật 2002.

Trang 25

nhân dan Và viên kiêm sát nhân lan theo tinh than Nahi quyết Đai hồi Xc Của Đảng

_ hiện trong cơ cấu tổ chức cua Tòa Án Nhân Dân Tối Cao thời kỳ trước 2002 ĐIỜ

đây đã không con.’ oe

Những nội dung cải cách về mặt tổ chức trên đây có thể xem là những bước di

táo bạo, mang tính chất đột phá nhằm tìm ra được một mô hình thiết chế phù

_hợp cho hệ thống tòa án Việt Nam để phục vụ việc xây dựng Nhà Nước Pháp

Quyền XHCN Việt Nam và thực hiện thành công Công Cuộc Đổi Mới Đương

nhiên, tính hiệu quả của những bước đi này cần được xem xét và đánh giá trong

một thời gian dài Tuy nhiên, ngay khi được đề ra thì những bước đi đó cũng đã

được Nghị Quyết 08 xác định là những biện pháp bước đầu để phục vụ những

nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian trước mắt smu do Diéu

đó có nghĩa rằng quá trình cải cách hệ thống tòa án Việt Nam sẽ còn được tiếp

tục và còn cần những bước đi mang tính chiến lược cao hơn dé phuc vu cho một

giai đoạn dài hơi hơn.

II Nghị Quyết 49 và các xu hướng tiếp tục cải cách

Hai năm sau khi Nghị Quyết 08 được ban hành, Ban Nội Chính Trung Ương đã

tổ chức và chỉ đạo tổng kết việc thực hiện nghị quyết này Nhận định chung đưa

ra là việc thực hiện nghiêm túc Nghị Quyết 08 đã đem lại được nhiều kết quả,chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phan tạo môi

trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ tổ

quốc Tuy nhiên, đó chỉ là những kết quả ban đầu và mới chỉ thể hiện ở việc giải

quyết những vấn đề bức xúc nhất mà thôi Công tác tư pháp vẫn còn bộc lộ

nhiều hạn chế; tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các”cơ quan tư pháp nói chung và tòa án nói riêng vẫn còn nhiều bất hợp lý Nhu cầu -đặt ra là cần phải có một chiến lược cải cách tư pháp ổn định lâu đài Chính vì

vậy, ngày 2/6/2005 Bộ Chính Trị đã ban hành Nghị Quyết 49-NQ/TW về chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị Quyết 49) Nghị quyết này một lần

nữa gan đổi mới hệ thống tòa án với công cuộc cải cách hệ thông tư pháp nói! Điều 17, Luật 1992.

Trang 26

————————rr “TT.

Hội thảo khoa học: 7iép tục cải cách tổ chức vả hoạt đông của hé thống toà ánnhân dân và viên kiêm sát nhân dân theo tính thin Nghị quyết Đại hôi X của Đảng

chung: và nghị quyết cũng nhan manh ring toa én có vị trí trung tâm và xét xử là

hoạt động trọng tâm của công cuộc cải cách đó.

Trên cơ sở đó, Chiến Lược Cải Cách Tư Pháp Đến Năm 2020 của Bộ Chính Trịdự kiến sẽ có những nội dung cải cách tiếp tục và cơ bản hơn nữa đối với tổ

chức và hoạt động của hệ thống tòa án trong tương lai Cơ cấu tổ chức theo

chiều dọc của hệ thống tòa án sẽ có sự thay đãi quan trọng Thay vì được tổ

chức theo từng cấp hành chính, các cấp tòa án sé được tổ chức theo các cấp xét

xử không phụ thuộc vào các đơn vị hành chính Điều đó có nghĩa là không nhấtthiết phải có tòa án ở mỗi đơn vị hành chính tương ứng như trước đây Có thể sẽcó tòa án với chức năng xét xử tương tự như tòa án cấp huyện hiện nay nhưng

có thẩm quyền xét xử về mặt địa lý trong phạm vi một số đơn vị hành chính cấp

huyện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2002 dự kiến cơ cấu tô chức theo

chiều dọc của hệ thống tòa án sẽ bao gồm các tòa án sơ thâm khu vực được tổ

chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; các tòa án phúc thâm có

nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sở thâm một số vụ án; tòathượng thâm được tô chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; và tòaán nhân dan tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệp xét xử, hướng dẫn áp

dụng thống nhất pháp luật, xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm: Án lệ của tòa án

nhân dân tế: cao cũng có thé sẽ được sử dụng dé bao đảm sự thống nhất trongcông tác áp dụng pháp luật bởi các tòa an.'

Một nội dung dự kiến đổi mới quan trọng khác trong Chiến Lược Cải Cách Tư

Pháp Đến Năm 2020 liên quan đến cách thức tổ chức công tác tố tụng tại phiên

tòa Theo đó quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người

tham gia tố tụng sẽ được quy định rõ hơn theo hướng công khai, dân chủ và

nghiêm minh Quan trọng hơn cả là hoạt động tranh tung tại phiên tòa sẽ được

'” Nghị Quyết 49, Mục II.1.2.'Š Nghị Quyết 49, Mục 11.2.2.

Trang 27

Hội thảo khoa học: 7iép tục cải cách tổ chức và hoat động của hề thống toa án

nhân dân và viên kiểm sát nhận dân theo tinh than Nghi quyết Đai hôi X của Đảng

chú _— bén canh công tác xét hỏi Đồng thời, việc nang cao chat lượng tranh

tụng sẽ được coi là khâu đột phá của hoạt động tư pháp ˆ

Đề kết luận, có thé nói rằng quá trình cải cách hệ thống tòa án Việt Nam trongthời kỳ Đổi Mới là một quá trình diễn ra liên tục, đã trải qua một số giai đoạn vàsẽ còn tiếp diễn với những thay đổi khá cơ bản về cơ cấu tổ chức cũng như hoạtđộng của hệ thống tda án nói chung và từng tòa án nói riêng Ngay sau Đổi Mới

thì quá trình cai cách này chưa được chú trọng nhiều nhưng trong khoảng năm

năm trở lại đây thì đã có những chuyển biến quan trọng; cùng voi Việc ra đời

Chiến Lược Cải Cách Tư Pháp Đến Năm 2020 thì công cuộc cải cách tư pháp

nói chung mà việc cải cách hệ thống tòa án là trọng tâm sẽ tiếp tục được chú

trọng trong các chính sách của Đảng và Nhà Nước Cũng có thé thấy rằng công

cuộc cải cách tư pháp hiện tại đang hướng tới việc xây dựng một hệ thống tòa áncó cơ cầu tổ chức và hoạt động mang tính hiện đại dé phục vu tốt cho việc Việt

Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam

chính thức gia nhập WTO Hai nội dung dự kiến sẽ tiếp tục đổi mới, tức là tổ

chức hệ thống tòa án theo cấp xét xử và nâng cao công tác tranh tụng tại phiên.

tòa, là những minh chứng rõ ràng cho định hướng này.

! Nghị Quyết 49, Mục I1.2.2.

Trang 28

Hội thảo khoa học: Tiép tục cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thông Toa án:

nhân dân và Viên kiêm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TOÀ ÁN VÀ SỰ KẾ THỪA,PHAT TRIEN TRONG GIAI BOẠN HIỆN NAY.

Ths Nguyễn Thị PhươngKhoa Hành chính Nhà nước

Trong bộ máy Nhà nước, Toà án là một bệ phận cấu thành quan trọng, nơi

biểu hiện tập trung của quyền lực Tư pháp và cé quan hệ chặt chế với quyền lực

Lập pháp và Hành pháp Toà án là công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng

nhằm bảo vệ chế độ xã hội, quyền và tự do dan chủ của nhân dân Mặt khác Toà

- ấn còn là một thiết chế để hạn chế quyền lực Nhà nước từ phía bên ngoài Từ vai

trồ quan trọng của Toà án trong cơ cấu quyền lực Nhà nước, việc dat vấn dé

nghiên cứu nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ quan Toà án là nhiệm vụ đặt ra thường

xuyên, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm Tuy nhiên việc đổi mới, hoàn.

thiện phải có nguyên tắc va một trong những nguyên tắc có tính chủ đạo đó là tư

tưởng Hồ Chí Minh về Toà án.

Tu tưởng Hồ Chí Minh về Toà án.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh ra Đảng cộng sản Việt Nam và

cũng chính Người đã đặt nền móng cho việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà

nước kiểu mới của dan, do dân, vì dân ở Việt Nam.Trong bộ máy Nhà nước,

Người đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện cơ quan Toa án Người

khẳng định “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền” Tư pháp có

nhiệm vụ bảo vệ những thành quả cách mạng của nhân dân, phát hiên kịp thời,

ngăn ngừa và trừng trị những kẻ có hành vi phá hoại chế độ xã hội, bảo vệ lợi íchcủa nhân dan, tài sản của Nhà nước và nhân dân Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí

Minh về cơ quan Toà án là công việc cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệmvụ cải cách bộ máy Nhà nước nói chung trong đó cơ quan Tư pháp theo tinh thần

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X “Xây dựng hệ thống cơ quan Tưpháp trong sạch, vững mạnh, đân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền conngười Đẩy mạnh việc thục hiện chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 Cải

Trang 29

Hội thảo khoa hoc: Tiệp tục cải cách tổ chức và hoat động của hê thông Toả án

nhân dân vả Viên kiểm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng

cách Tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng

tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra, xây dựng cơ chế phán

quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động Lập pháp, Hành pháp và Tư

Để thành lập một Nhà nước hợp hiến và hợp pháp, ngay sau khi tuyên bố

thành lập Nhà nước Việt Nam độc lập (291945) mặc dù trong bối cảnh tình _ hình trong nước còn nhiều rối ren, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh

-14 ngày 8-9-1945 mở cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc hội đầu tiên của Nhà

nước Việt Nam độc lập Đây là một mốc quan trọng của quá trình hình thành bộmáy Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho chính quyền cách mạng.

Cùng với nhiệm vụ xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng từ trung

ương đến địa phương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây

dựng bộ máy Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ giữ vững thành quả cách mạng của

nhân dân, nền độc lập của dân tộc, ngăn chặn và trừng trị những hành động phá

hoại cách mạng Vì vậy ngày 5-9-1945 Người ban hành Sắc lệnh 06 Sắc lệnh có

_ quy định “ Cấm nhân dân Việt Nam không được đăng lính, bán thực phẩm, dẫn

_ đường, liên lạc, làm tay sai cho quân đội Pháp, kẻ nào trái lệnh sẽ bị đưa ra Toà

án quân sự nghiêm trị” Như vậy, hình thức Toà án cách mạng đầu tiên đã được

thành lập để thực hiện nhiệm vụ đó- Toà án quân sự, Theo Sắc lệnh ngày 13- Os

1945 cac Toa an quan sự đã được thành lập để “Xử tất ca những người nào canphạm vào một VIỆC gì có phương hại đến nên độc lập của nước Việt nam dân chủ

cộng hoà trừ khi phạm nhân là binh sỹ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo quân

luật” (điều2) Với quy định trên, bên cạnh Toà án quân sự có Toà án binh lâm

thời cũng được thành lập Sắc lệnh 163 ngày 23-8-1946 quy định cụ thể về hoạt

động của Toà án binh Thẩm quyền của Toa án binh là xét xử các quân nhân

phạm pháp Bên cạnh Toà án, Ban thanh tra và một Toà án đặc biệt được thànhlập để giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân và giám sát công việccủa các nhân viên Uỷ ban hành chính và cơ quan của Chính phủ Trên đây là môhình cơ quan Toà án đầu tiên được thành lập sau khi Nhà nước ra đời, thể hiện sự

sáng tạo tài tình của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong việc vận dụng những điểm tiếnTH ƯVI EN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIPHÒNGĐỌC_ 97

Trang 30

Hội thảo khoa học: 7/ép tục cải cách tổ chức và hoạt đông của hê thông Toa ánnhân dân và Viện kiêm sát nhân dân theo atin than Nghi quyết Đại hội X của Bang

bộ về mô hình tổ chức bộ máy của các nước trên thế giới, phù hợp với đặc điểm,

đặc thù của Nhà nước Việt Nam.

Bên cạnh Toà án quân sự, Toà án binh, Toà án đặc biệt, các Toà án thường

(còn gọi là Toà ấn tư pháp) được thành lập theo Sắc lệnh s613 ngày24 tháng

giêng năm1946 tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán Theo Sắc lệnh thì

hệ thống Toà án nhân dân bao gồm:.

+ Toà án sơ cấp được thành lập ỏ cấp Quận (Phủ, Huyện, Châu) gồm có: 1Thẩm phán,1 Lục sự, 1 hay nhiều thư ky giúp việc _

_ + Toà ấn đệ nhị cấp được lập ở mỗi tỉnh và thành phố Hà nội, Hải phòng,Sài

gòn.chợ lớn gồm có:1 chánh án, 1 biện ly, 1 dự thdm,1 chánh lục sự va những

thư ký giúp việc |

+ Toà thượng thẩm được thành lập ở mỗi kỳ gồm có:] chánh nhất, các phó

chánh phòng,các hội thẩm, 1 chưởng lý, phó chưởng lý, tham lý,1 chánh lục sự,

các lục sự, những tham tá và thư ký |

Cấp xã có Ban tư pháp do các thành viên của Ban thường v vụ của Uỷ ban hành |

chính kiêm cả việc tư pháp Nhiệm vụ Ban tư pháp xa: Hoà giải cả các việc dân

sự và thương s SỰ, phat t tién từ 5 hào đến 6 đồng bạc, thi hành mệnh lệnh của Toà

án cấp trên |

Sắc lệnh quy định tương đối cụ thể về nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán, tiêu

chin bổ nhiệm, qui trình bổ nhiệm, quyền và nghia vụ thẩm phán Điều 57 Sắclệnh quy định: Thẩm phán đệ nhị cấp do Chủ tịch nước bổ nhiệm, Thẩm phán sơ.

cấp do Bộ trưởng bộ tư pháp bổ nhiệm Việc sử dụng đội ngũ Thẩm phán là công

chức của chế độ cũ là cần thiết trong điều kiện lúc đó.

Ngày 9-11-1946, Quốc Hội khoá I đã thông qua Hiến pháp 1946 trong đó

đành chuongVII quy định về co quan tư pháp Những quy định Hiến pháp 1946về cơ quan tư pháp là sự kế thừa sắc lệnh 13 và được hoàn thiện, phát triển chophù hợp với nhiệm vu của Nhà nước trong giai đoạn mới Theo điều 63 Hiến phápthì hệ thống cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm: Toà án _

tốt cao, các toà án phúc thẩm,các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp.

Trang 31

Hội thảo khoa học: 7/ép tuc cải cách tổ chức và hoạt đông của hé thống Toa ánnhân dân vả Viện kiêm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng

Như vậy, trong hệ thống TAND đã có Toà án tối cao Hiến pháp ghi nhận

các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân (điểm mới so với Sắc

lệnh 13) trong đó ngoài nguyên tắc thẩm phán bổ nhiệm (được ghi nhận từ Sắc

lệnh 13), Hiến pháp bổ sung nguyên tắc thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật khi

xét xử (Điều 69), Toà án xét xử công khai (Điều 67), khi xét xử có phụ thẩm

nhân dân tham gia (Điều 65) Đó là nguyên tắc tổ chức và hoạt đông của bộ

máy tư pháp hiện đại, dân chủ được thiết lap 6 nhiều nước trên thế giới- biểu

hiện đặc thù của cơ quan tài phán Những nguyên tắc này tiếp thu được kế thừa

và phát triển trong các ban Hiến pháp 1959, 1980 và 1992.

Với mô hình tổ chức Toà án theo các văn bản pháp luật trên, Hồ chủ tịch

rất chú trong tới thẩm quyền của toà án sơ cấp nhằm giải quyết triệt để mọi tranh

chấp trong nhân dân nhanh chóng, thủ tục đơn giản vì phương trân đối với việcxét xử của Toà án là “xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng

tốt hơn Trong xét xử công tác hoà giải giữ vai trò quan trọng, có tác dụng giảiquyết mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân bằng cách phân tích, thuyết

Phục phù hợp với đạo lý truyền thống của người Việt Nam.

_ Các toà án được tổ chức thống nhất theo nguyên tắc thẩm quyền: Sơ cấp đệ nhị cấp — thượng thẩm — Toà án tối cao thể hiện một trình độ tổ chức khác

-hiện đại của hệ thống tư pháp |

Nhằm đổi mới một bước tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, ngày

22-5-1950, Hồ chủ tịch ban hành Sắc lệnh số 85 cải cách bộ máy tư pháp và luậttố tụng Tuy nhiên, mục đích của Sắc lệnh chỉ tạm cải cách bộ máy tư pháp trong

khi chờ cải tổ toàn thể bộ máy, dan chủ hoá bộ máy tư pháp Nội dung cơ bản

của cải cách bộ máy tư pháp là:

- Thành phần nhân dân cần được đa số trong việc xét XỬ.

- Hội thẩm ND được tham gia xét xử cả việc hình lẫn việc hộ và có quyền

"biểu quyết |

- Thành lập Hội đồng hoà giải ở mỗi Huyện với mục đích giao cho nhân

dan trực tiếp phú trách việc hoà giải các việc hô kể cả việc ly hôn mà trước đó

Trang 32

HGi thảo khoa học: Tiệp tục cải cách tổ chức và hoat đông của hề thông Toả ánnhân dan Va Vién kiểm sát nhân dân theo tính thần Nghị quyết Pai hoi X của Đăng

chỉ có Chánh án toà án Tỉnh có thẩm « quyền Biên bản hoà giải thành có chấp

hành lực (được đưa thi hành ngay).

- Bỏ áo chùng đen của thẩm phán và luật sư:

- Toà án sơ cấp được đổi thành toà án ND Huyện Toà án đệ nhị cấp thành

Toà án ND Tỉnh Hội đồng phúc án thành Toà phúc thẩm Phụ thẩm nhân dânthành HTND.

- Mởrộng thẩm quyền của Ban tư pháp xã Ban tư pháp xã có quyền xử:

Don xin thủ tiêu án vi cảnh của Ban tư pháp xã do TA Tỉnh xét xử.

Tóm lại: Trong một giai đoạn lịch sử đầy thử thách, gian khổ, hệ thống cơ

quan TA từng bước được kiện toàn va củng cố, mở rộng dân chủ, đáp ứng kịp.

thời yêu cầu của cách mạng, thực hiện nhiệm vụ trừng trị bọn phản cách mạng,

-giữ vững trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của nhân dân Giai cấp công nhân, nông

dân ngày càng chiếm số đông và đóng vai trò quan trọng trong công tác xét xử.Ngành Toà án đã “Góp phần của mình thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo

vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta Đồng thời có nhiệm vụ.nữa là ngăn ngừa, trừng trị những kẻ âm mưu phá hoại “Hệ độ ta, phá hoại lợi ích

của nhân dân”.( Trích bài: phát biểu của Hồ chủ tịch tại Hội nghị tư phap t toànquốc ngày 22-3- 1957) ¬ ¬

_Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ quan TA, căn cứ vào nhiệm vụ của

Nhà nước trong giai đoạn mới, Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 có sự điều chỉnh

những quy định PL về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan TA Các bản

Hiến pháp đã xác định TA là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà

nước, được thành lập từ trung ương đến địa phương để thực hiện chức năng xét

xử Hệ thếng TA được thành lập theo đơn vị hành chính- nhà nước, bao gồm:

Trang 33

Hội thảo khoa học: Tiép tục cải cách tổ chức va hoat động của hệ thông Toa án `nhân dân và Viên kiêm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hôi X của Đảng `

TANDTC, TAND địa phương ( cấp Tỉnh và Huyện), Toa án quân sự được thànhlập trong quân đội Hiến pháp 1992 quy định thành lập thêm các chuyên trách

như Toà hành chính, kinh tế, lao động nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệpphát triển kinh tế- xã hội.Công tác thi hành bản án dan sự được giao cho Chính

‘phi Công tác đào tạo mới và đào tạo lại cán bộ TA được chú trọng và đẩy mạnh

thêm một bước Những đổi mới bước đầu về cơ quan TA đã tạo nên những

-chuyển biến tích cực về hoạt động của cơ quan này Cùng với các cơ quan tư

_ pháp khác, TA đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước vàtập thể, tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm công dân, phát hiện kịp -

thời và xử lý nghiêm minh những hành vi tham ô, tham những thông qua đó

củng cố niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, chế độ xã hội.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc hoàn thiện cơ quan TA ở ©

Việt Nam hiện nay.

Những qui định pháp luật về TA theo Hiến pháp 1992 có sự thay đổi.Tuy

nhiên sự thay đổi mới chỉ đừng lại ở điểm khởi đầu,chưa mang tính đột phá, chưa

tạo được bước chuyển biến cơ bản trong hoạt động của cơ quan TA So với cơ

quan Lập pháp và Hành pháp, cơ quan Toà án còn yếu về nhiều mặt:

- Hệ thống TAND được thành lập theo đơn vị hành chính Nhà nước ( có kết

hợp với cấp xét xử) bộc lộ nhiều hạn chế, tao ra sự trùng lặp về thẩm quyền giữa

các cấp TA làm chậm quá trình xét xử, làm cho việc xét xử trở nên phức tạp, thủ

-tục tố tụng cổng kénh gây phiền hà cho nhân dân, tốn kém cho Nhà nước và

nhân dân, hiệu lực của bản án, quyết định của ấ sẽ bị hạn chế.

" Cách tổ chức và tâm lý khép kín của các cơ quan liên quan đến hoạt động °

tố tung làm can trở đến việc thực hiện và bảo vệ quyền cong dân, quyền con

người được PL ghi nhận Vì vậy, những trường hợp xét xử oan, sai, bỏ lọt tộiphạm tuy không phổ biến nhưng vẫn tồn tại và có xu hướng tăng Nhiều vụ.kiện về dân sự thời gian xét xử còn kéo dài, xét xử nhiều lần

- Đội ngũ Thẩm phán va cán bộ TA tuy đã được đào tạo cơ bản nhưng còn

yếu về chuyên môn, bỡ ngỡ trước quá trinh hội nhập, thiếu về số lượng (đặc biệt '

Trang 34

Hội thảo khoa học: 776p tục cải cách tổ chức và hoat đông của bê thông Toa án

nhân dân vả Viên kiểm sát nhân dân theo tinh than Nghị quyết Đai hội X của Dang

là Thẩm phán toa hành chính, kinh tế, lao động) Tính độc lập trong quá trình xét

XỬ giữa Tham phan xét xử,Hội thấm ND Kiểm sát viên, Điều tra viên còn hạn.

- Vai trò của Luật sư, tư vấn PL trong quá trình xét xử còn mang tính hình.thức |

Toà án là một trong ba bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước và việc

đổi mới tổ chức, hoạt động của TA trong thời kỳ hội nhập là cần thiết, phù hợpvới bộ máy Lập pháp và Hành pháp Đổi mới trên cơ sở có kế thừa Vì vậy, kế

thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ quan TA là việc làm cần thiết, nếu

không thấu suốt quan điểm tư tưởng của Người thi không thể xây dung một Nhà

nước kiểu mới, một nền Tư pháp của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân,

một nền Tư pháp bảo đảm tính độc lập trong xét xử, mang đậm tính dân tộc

nhưng ngang tầm thời đại, hội nhập kinh tế quốc tế.

Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về co quan TA, trên tinh thần nghị quyết

Đại hội đẳng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết o8 về Cải cách tư pháp, đổi mới

tổ chức và hoạt động của cơ quan TA cần theo hướng: |

- Thành lập cơ quan tư pháp như Hiến pháp 1946 Như vậy không cần thiếtphải có cơ quan VKS độc lập như hiện nay mà nhiệm vụ thực hiện quyền công tố

do TA đảm nhiệm, có sự phân công rõ giữa Thấm phán xử án và Thẩm pháncông tố Thẩm phán công tố chỉ có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáovà kiểm sát các hoạt động xét xử, điều tra.

- Thành lập hệ thống TA theo cấp xét xử có kết hợp với yếu tố hành

chính-_lãnh thổ sẽ khắc phục những hạn chế của hệ thống TA hiện nay Cần tổ chức TA

theo thẩm quyền xét xử Đổi tên gọi TAND thành TA ( TATC, TAT, TAH).

- Đổi mới nội dung, cách thức đào tạo đội ngũ cán bộ TA, chú trong đào tạo

nghề để tạo ra một đội ngũ Thẩm phán có trình độ chuyên môn vững, kỹ năng

thực hành ngang tầm với nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết trung thực vì “Trong công tác xử án phải công bang liém khiết, trong sạch” Như thế vẫn

Trang 35

Hôi thảo khoa hoc: 7iép tục cải cách tổ chúc và hoat đông của hé thông Toa énnhaén dân và Viên kiếm sát nhân dân theo tinh thần Nahi quyết Đai hội X của Đảng

chưa đủ mà cán bộ tư pháp “ Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” (Thư

Hồ chủ tịch gửi cán bộ tư pháp) - Chú trọng hơn nữa vai trò của Tư pháp xã, tổ hoà giải ở cơ sở để giải quyếtkịp thời những tranh chấp, vi phạm PL, trong ND theo lời dạy của Hồ Chủ tịch“Xét xử đúng là tốt nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”.

Trang 36

-Hôi thảo khoa học: Tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt đông của hé thống Toa án

nhân dân và Viên kiêm sát nhân dân theo tính thần Nghị quyết Đai hội X của Dang⁄

TOA AN TRONG TIẾN TRINH |CAI CACH TU PHAP O VIET NAM

TS Tran Nho Thin

Bộ Tư pháp

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới hoà nhập Những thành tựu bước

đầu quan trọng trong công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, về hệ thống chính trị

đang và sẽ đặt ra những nên tang cho cải cách tư pháp, trong đó đổi mới tổ chứcvà hoạt động của toà án là một bộ phận cốt lõi, cực kỳ quan trọng và cũng là vẫnđề khó, phức tạp Tiếp cận nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi thấy cần lưu ý một

số điểm có tính phương pháp luận sau: | |

Một lò, cơ câu tô chức và hoạt động của hệ thống toà án ở nước ta hiện nay

xét về lịch sử ra đời được hình thành từ thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ Trải

qua hơn nửa thé kỷ từ sau cuộc cách mang Tháng 8 năm 1945, hệ thống toà án ở

nước ta luôn vận động và phát triển để hoàn thiện, phù hợp với trạng thái kinh tế

- xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ chính tri trong từng

giai đoạn cánh mạng; |

Hai là, giống như bất kỳ sự vật, hiện tượng, quá trình nào thuộc kiến trúc

thượng tầng, tổ chức và hoạt động của hệ thống toà 4n ở nước ta đều chịu sự chỉ

phối của trạng thái kinh tế - xã hội, cơ cầu giai cấp, tương quan lực lượng xã hộivà chịu sự tương tác qua lại với các bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng như

các thiết chế, thể chế nhà nước, đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống

pháp luật, trình độ văn hoá, ý thức pháp luật của đội ngũ công chức và của cộng

đồng v.v TẤt cả các yếu tố này được coi là những tiền đề phải tính đến khi tiếnhành nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức cũng như phương thức hoạt động của hệ

_ thống toà án ở nước ta hiện nay Các yêu tô tiên đê này trong một tong thê có

Trang 37

Hội thảo khoa học: Tiép tục cải cách tổ chức và hoat động của hé thống Toa án

nhân dân và Viên kiêm sát nhân dân theo tinh thân Nghĩ quyết Pai hôi X của Đảng

mối quan hệ biện chứng với tơà án, do vậy không thể xem xét vấn đề toà án một

_ cách biệt lập với vấn đề kinh tế - chính trị - tâm lý - dư luận cũng như tinh hình

quốc tế và đặc thù của xã hội Việt Nam;

Ba là, đổi mới td chức và hoạt động của hệ thống toà án phải đặt trong khuônkhổ và phù hợp với xu hướng đổi mới hệ thống chính trị Đây là vấn đề cơ bannhưng phức tạp Hiện nay chúng ta vẫn đang nghiên cứu đổi mới hệ thống chínhtrị Mô hình hệ thống chính trị tương lai như thế nào? Trong đó có Nhà nước

pháp quyền XHCN và xã hội công dân cùng nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN với những đặc trưng ra sao? hiện vẫn còn đang năn ở phía trước và vẫn

chưa có những luận giải thỏa đáng, thuyết phục Nói như vậy không có nghĩa làchúng ta cứ thụ động ngồi chờ, đợi khi nào giải quyết xong các vấn đề về hệ

thống chính trị thì mới tính đến đổi mới hệ thống toà án Vấn dé quan trọng là

phải bán sát tiến trình déi mới hệ thống chính trị (cả trên lý luận và thực tiễn) đểtiến hành nghiên cứu đổi mới hệ thống các cơ quan tư pháp nói chung và hệ

| thống toà án nói riêng ở nước ta - |

Tính hệ thống và đồng bộ trong quá trình nghiên cứu cần thể hiện ở chỗ,

nghiên cứu đổi mới hệ thống toà án phải phù hợp với đổi mới các cơ quan tư

pháp khác như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, các tổ chức tư pháp bổ trợ như

luật sư, giám định, thi hành an.v.v ;

Bốn là, sức mạnh của những tập quán lâu đời, sự tác động đan xen của củanhững quan niệm đại diện cho tư tưởng trong thời kỳ trước đổi mới và tư tưởngđổi mới; tác động của những trào lưu tư tưởng quốc tế, những mô hình tổ chứcvà hoạt động của hệ thống toà án nước ngoài đều là những nhân tố phải tínhđến trong quá trình nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động toà án ở nước ta.

Xuất phát từ những vấn đề có tính phương pháp tiếp cận nêu trên, chúng tôi

cho rang cân phải lý giải cho được câu hỏi lớn nhật hiện nay là:

Trang 38

Hội thảo khoa học: Tiép tục cải cách tổ chức và hoat động của hé thông Toà án

nhan dân và Viên kiểm sát nhân dân theo tinh than Nghĩ quyết Đại hội X của Đảng

“ Những đặc trưng cơ bản của hệ thong toà án của một xã hội trong thời kỳđi lên CNXH như ở Việt Nam là gì? ” Toà an - với tư cách là công cụ của Nhà

nước đang từng bước xây dựng để trở thành Nha nước pháp quyền cần được tổchức và hoạt động như thế nào? Nếu không lý giải được câu hỏi này thì việc thiết

kế mô hình, phân định thâm quyền của các toà án sẽ khó tránh khỏi duy ý chi,

chủ quan, không hiệu qua | : :

Trén tinh than Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X và

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cảicách tư pháp đến:năn 2020, chúng tôi nêu ra một số điểm có thể coi là đặc trưng

của hệ thống toà án ở nước ta hiện nay để từ đó tìm ra những điểm phù hợp và

những điểm chưa phù hợp với tình hình mới, nhan thiết kế một mô hình toà án

đảm bảo được các yêu cầu: |

Thuan lợi cho dân; - _ Tiết kiệm cho Nhà nước;

Thực sự bảo đảm cho Thẩm phán và Hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo pháp

luật khi hoạt động xét xử;

- Khống chế và làm triệt tiêu khả năng “chạy án” trong đội ngũ Thâm phán

và cán bộ toà án |

Vậy hệ thống các cơ quan toa dn ở nước ta có những đặc điểm gì?

Thứ nhất, xét trên phương điện ra đời và phát triển, hệ thống toà án của nước

ta ra đời từ cách mạng dân tộc dân chủ, là công cụ của chuyên chính vô sản, lấytran áp bạo lực và tổ chức xây dựng làm hai chức năng chủ yếu Nhưng do đặc

điểm của cách mạng nước ta phải liên tiếp tiến hành hai cuộc kháng chiến trong

một thời gian dài chống giặc ngoại xâm, chống kẻ thù phá hoại từ bên trong nên

tổ chức và hoạt động của các toa án chu yếu tập trung mỗi nhọn vào trấn áp kẻ

thù của cách mạng, của dân tộc; chức năng trọng tài cho việc giải quyết các xung

đột, xích mích trong quan hệ nội bộ giữa các thành viên trong xã hội, giữa công

3

Trang 39

Hội thảo khoa học: 7/ép tục cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống Toa ánnhận dân va Viên kiểm sát nhận dân theo tính thần Nghị quyêt Đai hội X của Đảng

dân với các tô chức nhà nước, cơ quan kinh tế tuy có được thực hiện nhưng

không phải là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu Kết thúc chiến tranh, chuyển sangthời bình nhưng nhiệm vụ phòng thủ đất nước vẫn là nhiệm vụ cực kỳ quan

trọng Mặt khác, do hoạt động trong cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp

Tiên những văn bản pháp luật được ban hành trong thời gian này thường vẫn hạn

hep trong những phạm vi an ninh, trật tự - an toàn xã hội Còn đối với những

_ quan hệ pháp luật dân sự phổ biến thì t6 chức và hoạt động của các toà án tuy có

_ những thay đổi nhất định (Xem Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 so với

Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960), nhưng về cơ ban cơ cấu tổ chức và

_ những đường nét lớn trong hoạt động vẫn tiếp tục như toà án trong kỳ chiến

Khi Đảng ta chủ trương và lãnh đạo công cuộc đổi mới, vấn đề đổi mới với

tổ chức, hoại động của Toà án nhân dân được đặt ra và kết quả bude đầu được

-phản ánh tập trung nhất trong Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 Bên

cạnh những dấu hiệu của cải cách toà án rất cơ bản như thay chế độ bầu bằng chế

độ bổ nhiệm Thẩm phán; Thẩm phán và Hội thẩm tổ chức và hoạt động theo

Quy chế của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp

(cơ quan của Chính phủ) trong việc quản lý các toà án địa phương về mặt tô

chức và quản lý thống nhất ngân sách Tiếp đến lại trao cho Chánh án TAND Tối

cao quản lý các toà án địa phương về mặt tổ chức và quản lý thống nhất ngânsách (Điều 17 Luật Tổ chức Toà án nhân dan năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm_2003) cũng còn có những vấn đề cần phải tiế:: tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp

hoàn thiện;

Thứ hai, các cơ quan toà án của ta hiện nay đang được tổ chức và hoạt động

trên nền tang của một nền kinh tế mới bat đầu chuyển đổi từ kinh tế theo cơ chế

hành chính ménh lệnh sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan theo cơ chế

Trang 40

Hội thảo khoa học: Tiép tuc cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thông Toà ánnhân dân và Viên kiểm sát nhân dân theo tính thân Nahi quyết Dai hôi X của Đảng

thị trường Trong bước chuyển sang kinh tế hàng hoá, các quan hệ pháp luật với

tư cách là đối tượng ”xem xét giải quyết của toà án vừa có sự dan xen giữa cái cũ

và cái mới; vừa bị thâm thấu những yếu tố bất bình đẳng của các bên tham gia tô

tụng cũng nhu của các cơ quan tiến hành tô tụng Khi xã hội đi vào kinh tế thịtrường chắc han vấn đề này sẽ khác và kéo theo nó cách tổ chức và hoạt động tài

_ phán củng phải khác trước; |

Thứ ba, các cơ quan toà án của ta được hình thành và phát triển trong một hệ

thống chính trị nhất nguyên không chấp nhận đa đảng, đa nguyên chính trị.

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo là nguyên tác Hiến định Việc tổ chức và hoạt động

- của toà án phải tuân theo những nguyên tắc đặc thù, trong đó có nguyên tắc “Khi

xét xử, Tham phán và Hội thâm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; |

nguyên tắc “Mọi công dân bình dang trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ,

dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phan xã hội, dia vi xã hội” Nhung điều đó

không mâu thuẫn với nguyên tắc Đảng lãnh đạo, trái lại những nguyên tắc đặc.

thù này được xây dựng và quán triệt trong thực tiễn thông qua và trên cơ sở củanguyên tắc Đảng lãnh đạo Vấn đề là ở chỗ, Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động

của tòa án theo những phương thức mới để tránh Đảng bao biện làm thay công

việc của tòa án, đồng thời tránh Đảng khoán trắng công việc cho tòa an.

Xét về phương diện cơ sở chính trị thì việc tổ chức, hoạt động của hệ thống

toà án hiện nay ở nước ta không thể không đề cập đến đặc điểm Nhà nước tađược tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực với sự phân công rành mạch

các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Toà án là công cụ thực hiện quyền lực

nhà nước của nhân dân Các phán quyết của toà án là thước đo công lý của côngquyên Theo tư tưởng của C.Mác: “Đối với quan toà thì không có cấp trên nào

khác cả ngoài luật pháp Quan toà có trách nhiệm giải thích luật pháp trong việc |

vận dụng vào từng trường hợp cá biệt, đúng như là ông ta hiểu luật pháp khi xem

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình sự tại 90 đơn vi toa an cấp huyện được tăng thâm quyền mới từ - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo tinh thần nghị quyết Đại hội X của đảng
Hình s ự tại 90 đơn vi toa an cấp huyện được tăng thâm quyền mới từ (Trang 50)
Hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật đối với các vụ án hình sự - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo tinh thần nghị quyết Đại hội X của đảng
Hình ph ạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật đối với các vụ án hình sự (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w