1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh – Thực trạng và giải pháp

91 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Chức Năng Kiểm Sát Hoạt Động Tư Pháp Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Tỉnh - Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Lê Đức Phương
Người hướng dẫn TS. Trương Hò Hai
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính và Luật Hiến Pháp
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 7,88 MB

Nội dung

Theo Điễu 4 Luật tổ chức VESND năm 2014 quy định Kiểm sát hoạt đông tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân.dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hanh vi, quyết định của cơ quan, tổ

Trang 1

nộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỌTU PHÁP.

‘TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOL

Trang 2

THUC HIỆN CHỨC NĂNG KIEM SAT HOẠT DONG TU PHÁP CUA VIEN KIEM SÁT NHÂN DÂN CAP TINH - THỰC TRANG

VA GIẢI PHÁP.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hành chính và Luật Hiễn Pháp,

Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG HO HAI

Hà Nội - 2022

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SÁT HOAT ĐỘNG TƯ PHÁP CUA VIỆN KIEM SÁT NHÂN DAN CAP TINH

15 1.13 Vai trò thực hién chưức năng kiêm sit hoat động te pháp của Việu kiểm

sát nhân dan cấp tinh 17

1 Doi tượng thực hiệu clưức năng kiém sit hoại động te pháp của Viện

im sát nhân dn cắp tĩnh 20

1.2 Nội dung, hình thức của thục hiện chúc năng kiểm sát hoạt động tư

pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tinh trong tố tung hình sự

12.1 Kiểm sút việc tiếp nhận, giải quyết nguon tin về tội phạm và khởi fô vu

1.2.4 Kiém sit xét xữtrong tô tung hành:

1⁄3 Hình thức thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tr pháp của Viện

kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

1.4 Điều kiện đảm bảo thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tr pháp của

j 33

34 34 36 36CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG THUC HIỆN CHỨC NANG KIEM SÁT

Trang 4

động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tinh 37 2.2 Kết quả đạt được trong thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư

êm sát nhân dân cấp tỉnh AL

.46

"Tê thư 2 50

CHƯƠNG IIIQUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHAP DAM BAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIEM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CUA VIEN KIEM SÁT NHÂN DÂN CAP TINH.

3.1 Quan điểm đảm bảo thực hiện chức năng.

của Viện kiểm sát nhân dân cấp tinh

quan, tô chúc, cá nhâm

3.1.5 Dam bảo chite năng của

tepháp phải trên cơ sởpháp Init

3.2 Giải pháp đảm bảo thực

'Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

3.2.1 Những giải pháp hoàn thiện pháp luật

59 59 66 14 15

Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO

Trang 5

1 Tính cấp thiết của dé tài

Ở Việt Nam, thiết chế Viện công tổ, sau nay lả Viện kiểm sát (VKS) rađời vả phát triển cùng với quá trình thanh lập vả phát trị

mạng KẾ từ khi thành lập đến nay, Viện kiểm sát luôn được khẳng định là cơ

của nhà nước cách

quan nhà nước độc lập trong bộ máy nhà nước, Trong thời kỹ đầu của Chính

quyên dân chủ nhân dân, Viện công tô vẫn tôn tại trong hệ thông tòa án nên chưa

‘hinh thành hệ thông Viện ki:

động luôn thé hiện tinh độc lập Sau khi hệ thống Viên công tổ chuyển thành hệthống Viện kiểm sắt nhân dân trong Hiển pháp năm 1950 đền nay, Viện kiểm sát

nhân dân luôn được Hiển pháp xác định là cơ quan nhà nước có vị tr độc lập

trong bô máy nhà nước nha nước Viện kiểm sát là thiết chế du nhập tit mô hình

mổ hình tổ chức Nha nước xã hội chủ ngiấa Viên kiểm sit là cơ quan độc lập

thực hiện chức năng công tổ va kiểm sat chung Vi tí này được xác định trong

các bản Hiển pháp 1959, 1980 và 1992 Xuét phát từ nhu cầu lý luận vả thực tiến

2001) đã giới hạn

chức năng của Viện kiểm sat: công td vả kiểm sát hoạt động tư pháp Những

sát nhân dan độc lập như ngày nay, song về hoạt

đổi mới tổ chức quyển lực nha nước, Hiển pháp 1092 (sửa

thảo luận gần đây tiếp tục đặt ra đối với việc đổi mới thiết chế Viện kiểm sat liênquan đến các vẫn để như chuyển từ mô hình Viện kiểm sát thành Viện Công tổ,xây đựng Viện kiểm sát theo khu vực, su ảnh hưởng của Viện kiểm sat tronghoạt động xét xử của toa án thông qua chức năng kiểm sat tư pháp

Ngày 28 tháng 11 năm 2013, tại kỳ hop thứ 6 Quốc hôi khóa XI đã

thông qua Hiển pháp nước Công hòa xã hội chủ nghia Viết Nam Đây là Hiểnpháp sửa đổi mới gồm 11 chương, 120 diéu Có thé nói Hiển pháp năm 1902 sửa

Trang 6

lòng dân và sự đồng thuân cia cả hệ thông chính tri Trong Hiển pháp năm 1992sửa đổi, bổ sung năm 2013, chế định Viện kiểm sát nhân dân được ghi nhận tại

Chương VIII (cùng với Tòa án nhân dân) gằm 3 điều (Điễu 107, 108, 109), quy

định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, hệ thống td chức, nguyên tắc cơ bản vẻ tổchức vả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, sự giám sát của các cơ quan dan

cử di với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dan Các quy định về Viên kiểm sátnhân dân trong Hiển pháp năm 2013 là cơ sử pháp lý mang tính nén tang choviệc xây dựng vả hoàn thiên hệ thống pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt độngcủa Viện kiểm sát nhân dân Quy định về Viện kiểm sát nhân dân đảm bao pho

hợp với chủ trương của Đăng đã được nêu trong Cương lĩnh, các văn kiện khác

của Đại hội Đại biểu toan quốc lan thứ XI va các Nghị quyết của Bộ Chính trị vé

cải cách tu pháp, đáp ứng yêu cầu đầu tranh phòng, chống tôi phạm và vi phạm

pháp luật trong tỉnh hình mới, bảo dim ngày cảng tốt hơn quyển con người,

quyền công dân.

Cu thể hóa Hiển pháp 2013, Luật tổ chức VKSND 2014 đã quy định vécác nhiêm vụ, quyên han của VKSND Theo Điễu 4 Luật tổ chức VESND năm

2014 quy định Kiểm sát hoạt đông tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân.dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hanh vi, quyết định của cơ quan, tổ chức,

cá nhân trong hoạt đồng tư pháp, được thực hiện ngay từ khí tiếp nhân và giải quyết tổ giác, tin báo vé tôi phạm, kiến nghị khối tổ va trong suốt qua trình giải quyết vụ án hình sư, trong việc giải quyết vu án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đính, kinh doanh, thương mại, lao động, việc thi hành án, việc giãi quyết khiêu nại, tổ cáo trong hoạt động tư pháp, các hoạt động tư pháp khác theo

Trang 7

quy định của pháp luật

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bão dam: (a)'Việc tiếp nhận, giải quyết tô giác, tin báo vẻ tội phạm vả kiến nghĩ khởi tổ, việc

giải quyết vu án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đỉnh, kinh doanh, thương mai, lao động, việc thi hành án; việc giải quyết khiểu nại, tổ cáo trong hoạt đồng tư pháp, các hoạt đồng tư pháp khác được thực hiện đúng

quy định của pháp luật, (b) Viêc bắt, tam giữ, tam giam, thi hành án phạt tù, chế

độ tam giữ, tam giam, quản lý va giáo duc người chấp hành án phat tù theo ding quy định của pháp luật, quyển con người và các quyền, loi ich hợp pháp khác của người bi bắt, tam giữ, tam giam, người chấp hảnh án phạt tù không bi luật hạn chế phải được tôn trọng vả bao vé, (c) Bản án, quyết đính của Téa án đã có hiệu lực pháp luật phai được thi hành nghiêm chỉnh, (4) Moi vi pham pháp luật trong hoạt động tu pháp phải được phát hiện, xử lý kip thời, nghiêm minh.

Theo đó, Viện kiểm sát nhân dan thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong việc diéu tra các vụ án hình sự của các Cơ quan diéu tra và các cơ quan khác được giao nhiềm vụ tiễn hành một sổ hoạt động điều tra, điều tra một số loại tội phạm sâm pham hoạt đồng tư pháp mà người phạm tội là cán

bộ thuộc các cơ quan từ pháp, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử.

các vụ án hình sự, kiểm sat việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và giađánh, hành chính, kính tế, lao đông, kiểm sát việc tuân theo pháp lut trong viéethi hanh bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, kiểm sit việc tuân theo pháp

luật trong việc tam giữ, tam giam, quản li và giáo duc người chấp hành án phạt

tủ, tiếp nhân, giải quyết các khiêu nại, tô cáo thuộc thẩm quyền va kiểm sát việc

giải quyết khiêu nai, tô cáo về các hoạt động từ pháp của các cơ quan tư pháp

theo quy định của pháp luật Khi thực hiện chức năng kiểm sắt hoạt động tư

Trang 8

phải được các cơ quan, tổ chức, đơn vi va cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh theo

quy định của pháp luật

VKSND các cấp hiện nay được thành lập ở 04 cấp gằm: VKSND cấphuyện, VKSND cắp tỉnh, VKSND cấp cao và VKSND tối cao Với những chứcnang nhiệm vụ quyển hạn liên quan thực hành quyển công tô vả kiểm sát hoạt

đông tư pháp & câp tinh, VKSND cấp tỉnh ở 63 tinh thành phổ trực thuộc trung tương trong những năm vừa qua đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đặt ra cho mình Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện các chức năng, nhiệm

‘vu quyền hạn của VKSND cấp tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế tổn tại nhấtinh, Như việc thực hiên quá trình hướng dẫn xét xử đối với VESND cấp huyện.chưa tốt, quá trình kiểm sát hoạt động tư pháp trong tổ tụng hình sự va tổ tungdân sự cũng như tổ tung hành chính còn chưa đáp ứng được yêu câu Một số vụ

án hình sự còn xây ra oan sai va bé lọt tôi phạm, cổng nh các vu án hảnh chính,

dân sử còn xảy ra tinh trang dé giải quyết kéo dai, quyển lợi ích hợp pháp của

các đương sự, các bên tham gia tranh chấp còn chưa được đăm bảo.

Chính và những lý do trên, hoc viên quyết định chon van đẻ “Thuc hiện

chức năng kiểm sát hoạt động tu pháp của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

-thực trang và giải pháp” làm để tai luên văn thạc đ của minh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gin đây đã có một sé công trình khoa học cấp Nhà nước, cắp Bồ, Luên văn thạc si, sách chuyên khảo nghiên cứu vẻ hệ thống tư

pháp Việt Nam có liên quan đến Viên kiếm sát nhân dân như Để tai khơa họccắp Bộ “Nghiên cửu việc chuyễn Viện kiểm sát thành viện công tổ" năm 2012

Trang 9

Luận văn Thạc sĩ luật hoc: "Piện ăúi sát nhân dân trong điều kiện cải cách te pháp ", của Pham Thị Dao, Khoa Luật - Đai học Quốc gia Ha Nội, năm 2011,

Bai viết "Một số van để lý luân về chức năng kiểm sat hoạt đông tư phápcủa Viện kiểm sat nhân dân” của tác giả Lê Ngọc Duy đăng trên tạp chi Kiểm sát

số 3/2031

Bai viết “Một số ý kiến về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa giải

quyết các vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tô tung dân sự 2015” của tác

giả Vi Đức Kiên trên Tạp chí Kiểm sát số 3/2022

Bai viết “Hoan thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm

sát nhân dân theo tinh than Đại hội XIII của Đăng” của tác gia Lê Ngọc Duy trên

Tạp chí Kiểm sát số 12/2020

Luận văn của Trân Mai Hương (2018) “Chất iương tranh tụng của kiểmsắt viên viện Mễm sát nhân dân cấp tinh tại phiên tòa xét xứ sơ thẩm án hình sie

6 Viet Nam” Luận an Tiền sỹ, Học viện chính trị quốc gia HCM

Luận văn của Phạm Mai Linh (2017) “Mối quan lệ giữa Viện kiễm sát

nhân dân và Cơ quan cảnh sái điều tra trong việc khỏi tổ, điều tra các vu án cổ ƒcây thương tích hoặc gậy tốn hại cho sức khỏe của người khác (Trên cơ số thựctiễn dia bàn tĩnh Ninh Binh)”, Luân văn Thạc sỹ, Khoa luật ĐHQGHN

Bai viết "Kiểm sit việc xử lý yêu câu thi hảnh án dân sự" của tác giảNguyễn Thi Dung trên Tạp chí Kiểm sát số 7.2021

Bai viết "Bản về vai trò và trách nhiệm của hoạt đồng kiểm sát trong giảiquyết vụ việc thi hành án dân sự" của tác giả Bao Trọng Giáp trên Tap chí Kiểm

sát số 6/2019

Trang 10

sát hoạt động teepháp trong giai doce Rhưi tổ vụ ân hình su ˆ- Luận văn Thạc sỹ

năm 2017- Khoa luật, Đại học quắc gia Ha Nội, Bai viết “Hoan thiên chức năng,

kiểm sit hoạt động tư pháp của Viên kiểm sát nhân dân theo tính thin Đại hội

XIII của Dang” trén website kiemsat govvn đăng ngày 07/3/2022, Tác gi

Nguyễn Văn Quảng với bai viết “Ban về chức năng kiểm sát hoạt động tư phápcủa Viện kiểm sát nhân dân”, năm 2014; tác giả Lê Ngọc Duy với bai viết “Một

số van dé lý luận về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát

nhân dân" năm 2021 tại website Kiemsat gơv.vn.

Những cơng trình nghiên cửu nĩi trên đã nghiên cứu những vẫn dé chung

của thực hiện pháp luật, thực hiên pháp luật vẻ hoạt đơng tư pháp hình sự, dân

sự, hành chỉnh, thi hành án và những cơng trình nghiên cứu vẻ van đề mang tinh

tổng thé hộc những khía cạnh, phạm vi cu thể khác nhau của thực hiện pháp

luật về hoạt đơng tư pháp Nhưng đến nay, chưa cĩ cơng trình nghiên cứu nào

chuyên sâu dưới gĩc đơ lý luận và thực trang thực hiện pháp luật về kiểm sát

hoạt đơng tư pháp, lý giải các nguyên nhân ảnh hưởng dén chất lượng thực hiện pháp luật về hoạt đơng tư pháp, dé ra các giải pháp dam bao thực hiện pháp luật

về hoạt động tư pháp, Trên cơ sở tiếp thu cĩ chọn lọc kết quả các cơng trình

nghiên cứu, các bai viết, đồng thời bằng kinh nghiệm thực tiễn vả những hiểu

biết của mình, tác gia trình bay trong luận văn cơ sở lý luơn, nội dung thực hiện pháp luật về hoạt động tư pháp va thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư

pháp của Viện kiểm sat nhân dân đặc biệt là VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện

nay.

Trang 11

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1 Mục dich nghiên cứ.

Mục dich nghiên cửu của luận văn lả trên cơ sở nghiên cứu những vẫn đề

lý luận và thực tiễn về kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND ở Việt Nam hiện

nay luôn văn đưa ra được các giải pháp hoàn thiên quy định của pháp luật và

nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kiểm sat hoạt động tư pháp của VKSND

các cấp ở Việt Nam hiện nay,

3.2 Nhiệm vụ nghién ctu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, để tải có những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yêu sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu lý luận chung về VKSND và chức năng kiểm sit

hoạt động tư pháp của VKSND như khái niệm, vị trí, vai trỏ, chức năng của

'VKSND, khái niêm kiểm sát hoạt động tư pháp, ý nghĩa, phạm vi của kiểm sát

hoạt động tư pháp

"Thứ hai, nghiên cứu thực trang quy định pháp luật vẻ kiểm sát hoạt động

tự pháp của VKSND trong tổ tung hình sự.

Thứ ba, đánh giá thực trang thực hiến chức năng kiểm sát hoạt đồng tư'pháp của VKSND cấp tinh ở Việt Nam hiện nay từ đó đánh giá được ưu điểm va

những hạn chế, tén tại va nguyên nhân.

"Thứ tư, nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiên pháp luật và các

giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua thực hiện pháp luật vẻ kiểm sát hoạt đông tư

pháp của VKSND.

4 Đối trong và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cin

Trang 12

VKSND 6 Việt Nam hiện nay.

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

“Pham vi về nội dung: Do Tĩnh vực nghiên cứu rông, nên học viên chỉ chonnghiên cứu về kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự đểnghiên cứu Do đó, để tải nghiên cứu sự thể hiện quy định về chức năng kiểm

sat hoạt đông từ pháp trong pháp luật Việt Nam hiện hành như Bộ luật tổ tung hình sự

“Phạm vi về thời gian: Đề tai nghiên cửu thực trang thực hiện chức năngkiểm sát hoạt động của VKSND trong 5 năm từ 2017 đến 2021

Pham vi về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng tại VKSND cấp tinh

trên dia ban cả nước

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

SL Cơ sở ý hận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hỗ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, bám sát đường lỗi, chủ trương cia Đăng, chính sách pháp luật của Nhà nước vẻ thực hiện pháp luật hoạt đồng tư

pháp, vé công tác kiểm sát hoạt đông từ pháp va chiến lược cải cách tư pháp giai

đoạn 2021-2030.

5.2 Phươngpháp nghién cm:

Phương pháp nghiền cứu của luận văn la phương pháp duy vật biện chứng

của triết học Mác - Lénin theo quan điểm phát triển, toàn diện, lich sử, cụ thể.Ngoài ra luận văn còn kết hợp các phương pháp như 16gic, phân tích, tổng hợp,thống kê, khảo sát thực tiến, bài luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu

Trang 13

cụ thé lả mô ta các hoạt động tư pháp và các khái niệm vé kiểm sát hoạt động tưpháp, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND kết hợp với phươngpháp so sinh chức năng của VKSND qua các giai đoạn lịch sử về hoạt động tưpháp và kiểm sat hoạt động tu pháp bằng các công tác thực hiện chức năng đó là(a) Kiểm sat việc tiếp nhận, giải quyết tổ giác, tin bao về tội phạm vả kiến nghĩ.khởi tổ, (b) Kiểm sat việc khởi tô, điều tra vụ án hình sự, (c) Kiểm sát việc tuân.theo pháp luật của người tham gia tổ tung trong giai đoạn truy tổ, (đ) Kiểm satviệc xét xử vụ án hình sự, (đ) Kiểm sát việc tam giữ, tam giam, thi hảnh án hình

sự, (e) Kiểm sat việc giải quyết các vụ án hanh chính, vụ việc dân sự, hôn nhân

và gia đình, kinh doanh, thương mai, lao động và những việc khác theo quy định

của pháp luật, (g) Kiểm sắt việc thi hành án dan su, thi hành án hành chính; (h)Kiểm sat việc giải quyết khiếu nai, to cá trong hoạt động tư pháp của các cơquan có thẩm quyển theo quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại, tổ cáo.trong hoạt đông tư pháp thuộc thẩm quyển, (i) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư.pháp

6 Ý nghĩa lý luận và thực tién

6.1 Ý nghĩa ý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phan làm sáng tỏ thêm một số vấn

để lý luận của việc thực hiên pháp luật vẻ hoạt đông tư pháp, do đó lâm phong phú thêm lý luận chung vẻ Nhà nước vả pháp luật, việc đảm bão thực hiện pháp

uật nhất là thực hiện pháp luật về hoạt động tư pháp và chức năng kiểm sat hoạtđộng tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân

6.3 Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua việc lam rõ thực trạng thực hiện pháp luật vẻ hoạt động tưpháp, kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND cấp tỉnh trên phạm vi cả nước ,

Trang 14

những kết quả đã dat duoc va những han chế, bắt cập, luận văn góp phẩn làm.sang tö một số van dé về thực hiện pháp luật về hoạt đông tư pháp, kiểm sát hoạt

đông tư pháp, từ đó nâng cao nhân thức của các cơ quan va người tiền hành tổ

tụng đối với việc thực hiện pháp luật về hoạt động từ pháp, kiểm sát hoạt động tưpháp ở cấp tinh trên cả nước Khẳng định, củng có nhận thức về vi trí, vai trò vả

ý nghĩa của thực hiện pháp luật về hoạt động tư pháp trong việc phát huy tính tích cực, chủ đồng cia các cơ quan bảo về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hảnh.

pháp luật của các tổ chức và công dân đổi với pháp luật của Nhà nước,

7 Kết cấu của luận văn.

Ngoài phén mỡ đâu, kết luận và danh muc tải liệu tham khảo thì để tải gồm 03 chương, 11 tiết

Trang 15

CHƯƠNG I

CO SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHỨC NANG KIEM SÁT HOAT ĐỘNG

TU PHÁP CUA VIEN KIEM SÁT NHÂN DÂN CAP TINH

111 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, đối trong của thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tr pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

LLL Rhái niệm thực hiện chute năng kiém sit hoạf động tepháp củaViện kiêm sút nhần dân cấp tink

Ja nên tư pháp của quốc gia, go

chức nghề nghiệp ma hoạt đông của các cơ quan, tổ chức nảy trực tiếp hoặc hỗ

hệ thống các cơ quan, tổ chức nhả nước vả t

trợ cho hoạt động xét xir của Téa án nhắm bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ ngiữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Quyên lực tư pháp (quyền tư pháp) là một bộ phận cầu thành nên quyển

ực nhà nước và gắn liên với hoạt đông bảo vệ pháp luật, bao về quyển va lợi ích

hợp pháp của các chủ thé trong xã hội Ở Việt Nam hiện nay, theo Hiển phápnăm 2013, quyển lực nha nước được tổ chức theo nguyên tắc Quyển lực nhanước 1a thống nhất, có sự phân công, phổi hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nha

nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Như vây, khi thực hiện quyển tư pháp cần có sư phối hợp giữa các cơ quan nha nước, hay có nhiều cơ quan cùng tham gia thực hiện quyển tư pháp Quyền tư pháp sẽ bao gdm: Quyển xét xử của Tòa án (trong tâm), các quyển khởi tổ, điều tra, truy tổ,

Trang 16

thi hành an và bỗ trợ tư pháp của Cơ quan đi tra, Viên kiểm sit, cơ quan Thi

‘hanh án và các cơ quan bỗ trợ tư pháp nhằm bao vệ pháp luật, bảo vệ quyền valợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức để duy tri công lý Trong đó, Tòa án la cơquan thực hiện quyền tư pháp (Điều 102 Hiền pháp năm 2013), Cơ quan điều tra,Viện kiểm sat, cơ quan Thi hảnh án được coi là cơ quan tham gia thực hiện.quyền tư pháp

Về hoạt động tư pháp

Hoat đồng tư pháp có liên quan mật thiết với khái niệm tư pháp va quyền

tự pháp, đó là hình thức hoạt động nhằm thực hiên quyền tư pháp của nhà nước.'Về ban chất, hoạt động tư pháp chính là hoạt động của các cơ quan, người cóthẩm quyên tham gia thực hiện quyên tư pháp Như vay, hoạt đông tư pháp 1ahoạt đông của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án.trong việc khởi to, điều tra, truy tô, xét xử va thi hành án đổi với các vụ án hình

sự, dân sự, hảnh chính, kinh tế, lao động vả giải quyết các quan hệ pháp luật

khác, bao gồm: Hoạt đông diéu tra, hoạt động thực hảnh quyền công tổ va kiểm

sát hoạt đồng tư pháp, hoạt đông xét xữ, hoạt động thi hành án và các hoạt đông của các cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền trong việc tién hành một số hoạt đồng tư pháp theo trình tự thủ tục tô tung Trong đó, hoạt động xét xử của Toa án la trung tam.

Ktém sát loạt ding tiepha:

'Về mặt tổ chức và kiểm soát quyền lực nha nước, mỗi nhánh quyển lực.đêu phải bị kiểm soát để đâm bão tính hợp hiển và hợp pháp Cơ chế giám sát,kiểm soát quyên lực luôn được đặt ra trong tổ chức bộ máy nha nước, đặc biệt la

cơ chế giám sát, kiểm soát từ bên ngoài mỗi hệ thông cơ quan, bởi vi nó luôn đạt

hiêu quả cao và hạn chế việc vi phạm, lam đụng quyển lực Hoat đồng tư pháp

Trang 17

cũng không thoát ly được việc bị kiểm soát bởi cơ chế giám sát, kiểm soát nảy

‘Mot trong những phương thức kiểm soát đó la kiểm sát hoạt động tư pháp, đây.cũng là một phương thức kiểm soát việc thực hiện quyền lực tư pháp

Hiển pháp năm 2013 quy đính Viện kiểm sit nhân dân (VKSND) thựchành quyển công tổ và kiểm sắt hoạt động tư pháp (khoản 1 Điểu 107) Lén đâutiên trong Luật tổ chức VKSND năm 2014 đưa ra khái niệm về kiểm sát hoạtđộng tư pháp như sau: Kiểm sát hoạt động tư pháp 1a hoạt động của VKSND đểkiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giãi quyết tổ

giác, tin bảo về tôi phạm, kiền nghị khởi tố va trong suốt quá trình giải quyết vụ

án hình sự, trong việc giải quyết vu án hành chính, vụ việc dan sự, hôn nhân va

gia đình, kinh doanh, thương mai, lao động, việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nai, tổ cáo trong hoạt đồng tư pháp, các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật” (khoăn 1 Điều 4),

Như vậy, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được hiểu là Kiểm sáthoạt động tư pháp là hoạt động của Viện lễm sát nhân dân dé kiém sát tinh hopphép cũa các hành vi, quyết dinh cia cơ quan, tổ chức, cả nhân trong hoạt động

"he pháp, được thực hiện ngay từ kh tiép nhận và giải quyết tổ giác, tin báo về tôiphạm, lễn nghị khới tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ ám hình suc trong

việc giải quyết vụ án hành chỉnh vụ việc đân sự hôn nhân và gia dink, kih

doanh, thương mại, lao động: việc thì hành an, việc giải quyết khiếu nai, tổ cáo

trong loạt đông te pháp, các hoạt động te pháp khác theo quy định của pháp ua.

‘Nou vậy, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND được thựchiện ở tất cả các lĩnh vực hoạt động tư pháp, trong đó, có thé phân thảnh 02

Trang 18

nhóm chủ yếu 1a kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự vả kiểm sat

hoạt động tư pháp ngoài lĩnh vực hình sự

Trong lĩnh vực hình sự, VKSND thực hiên chức năng kiểm sát hoạt động

tư pháp nhằm dim bao cho viée khởi tổ, điều tra, truy tổ, xét xử, thi hảnh án hình

sự đúng pháp luật Đặc biết, chức năng kiểm sát hoạt đông từ pháp trong lĩnhvực hình sự có quan hệ chất chẽ, không thé tách rời với chức năng thực hảnhquyền công tổ

Đối với kiểm sát hoạt đông tư pháp ngoài linh vực hình sự, chức năngkiểm sát hoạt đông tư pháp chính là một phương thức giám sát, kiểm soát đối vớihoạt động tư pháp, nhằm dim bao các hoạt động đó được tiền hảnh đúng phápluật, hạn ché việc cơ quan tư pháp lạm dụng quyền lực để vi phạm quyên va lợiích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Quy định này khẳng định tư tưởng zuyên suốt: Bat kỳ ở đầu và khi nâo cóhoạt động tư pháp thì ở đó có trách nhiệm kiểm sat của VKSND, trách nhiệm.nay xuất hiện từ khi bắt đầu và luôn song hành với việc thực hiến hoạt động tưpháp Đây lä một phương thức kiểm soát quyển lực đối với các cơ quan tham giathực hiện quyển tư pháp, mi VKSND là chủ thể kiểm soát nhằm dam bảo cho

hoạt động của các cơ quan tư pháp được thực hiện một cách đúng dn, nghiêm

chỉnh, han ché việc lam quyên từ phía các cơ quan nay Như vậy, kiểm sat hoạtđông từ pháp là một phương thức kiểm soát, giám sát hiệu quả, có vai trò quan

trọng trong phòng ngừa vi pham pháp luật, khả năng lạm quyền trong hoạt động

tư pháp Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, néu'VSND phát hiện vi pham thi có quyên kháng nghĩ, kiển nghĩ, yêu cầu cơ quan,

cá nhân khắc phục vi phạm Day là sự khác biệt so với các phương thức kiểm tra,giám sit của cơ quan thanh tra (chủ yếu là kiển nghị vẻ các biên pháp xử lÿ)

Trang 19

Bên cạnh đó, so với chức năng thực hành quyền công tổ, kiểm sát hoạt động tưpháp nhằm đảm bảo pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh và thông nhất, đảm

‘bao quyền va lợi ích hợp pháp của nha nước, tổ chức, cá nhân

Như vậy, kiểm sát hoạt động tư pháp la một chức năng hiển định của

VESND, cũng là việc VESND sit dụng tổng hop các quyên năng pháp I đỗ kiểm

sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, 16 chức, cả nhânrong hoạt động te pháp nhằm bảo đâm cho hoat động tư pháp được thực hiệnding đắn

1.12 Đặc diém thực hiện chức năng kiêm sit hoạt động te pháp của

Viện kiém sút nhân dan cấp tink

Thứ nhất, kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND do những,người có thẩm quyển (Viên trưởng, Phó viên trưởng, Kiểm sát viên) tiền hành.Theo quy định của pháp luật Việt Nam, VKSND là cơ quan duy nhất có chứckiểm sát hoạt động tư pháp Thông qua việc thực hiện chức năng nay, VKS gop

phân thực hiện quyển lực Nha nước, bao vệ Hiển pháp và pháp luật, bao vệ loi

ích của Nha nước, quyển va lợi ich hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bão vệ quyềncơn người, quyển công dân, bảo vệ chế đô xã hội chủ nghĩa, bảo dim moi hành

vĩ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thé va lợi ích hợp pháp của công dân

phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật

Tint hai, thực hiện pháp luật về kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND

phải tuần thi những quy đính về trình tự, thủ tục chất chế do pháp luật quy định.

Kiểm sắt hoạt động tư pháp trong các lĩnh vực nói chung đều đôi hỏi phải tuânthủ những trình tự, thủ tục chất chế Hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp của

VKS nhằm đâm bảo mọi hoạt đông tô tụng phái được thực hiện đúng, đủ, kip

thời Chính vì vay, pháp luật hiện hành quy định rất chất chế vẻ kiểm sát hoạt

Trang 20

động từ phap đối với trình tự, thủ tuc cũng như nhiệm vụ, quyền hạn cia các cơ

quan tiễn hảnh tổ tung, người tiền hảnh tổ tung, người tham gia tổ tung

Hoat động kiếm sát hoạt đồng tư pháp cia VKSND phải được tiến han

theo thủ tục chất chế nhằm cả biệt hóa các quy phạm pháp luật vao các trườnghợp cụ thể Việc tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục do pháp luật quy

định (quy phạm luật hình thúc) là điều kiên bất buộc va la tiễn để cho việc áp dụng các quy pham pháp luất nội dung

Thứ ba, kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND chỉ được tiến hành đổi

với các hoạt động tổ tung bao gồm tổ tụng hình sự, tổ tung dân sự va tổ tung hành chính.

Thứ tr, kiểm sát hoạt đông tư pháp của VKSND là hoạt động doi hỗi tínhsáng tao, nhạy bén, linh hoạt của các chủ thể có thẩm quyền Kiểm sát hoạt động,

tư pháp của VKS đối với từng vụ an, vụ việc cụ thể luôn mang sắc thái riêng,phù hợp với từng hành vi, hoàn cảnh va đặc điểm nhân thân của mỗi con người

cụ thể Su đa dang của thực tiễn kiểm sát hoạt động tư pháp không chỉ có ở từng,

vụ việc cụ thể, đổi với những đổi tượng cụ thé ma con ỡ từng Kiểm sát viên

Mắc dù quy pham pháp luật luôn luôn mang tính khuôn mẫu chung, cáctiêu chuẩn, quyền, trách nhỉ êm của Kiểm sát viên cũng là những quy định chung,thống nhất, nhưng trình độ, năng lực, ký năng thực hiện pháp luật ở mỗi Kiểmsát viên lại không giảng nhau Cùng một trường hợp pham tội cụ thể nhưng cáchnhìn nhận, đánh giá ở mỗi Kiểm sát viên lại khác nhau, dẫn đến kết quả giảiquyết có thể không giống nhau Do đó, có thé khẳng định hoạt đông kiểm sáthoạt động tư pháp mang đầu ấn chủ quan của Kiểm sát viên khá sâu sắc,

Trang 21

1.13 Vai tro thực hiệu chite năng kiểm sit hoạf động te pháp của Việnkiêm sát nhân dan cấp tink

Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong lịch sử lập

hiển, lập pháp của đất nước qua từng giai đoan đã và đang là minh chứng có ý

nghia ca về lý luận va thực tiễn trong cơ chế giám sát và kiểm soat quyền lực nha

nước nói chung va hoạt đông tư pháp nói riêng Trong giai đoạn hiện nay, chức

nang kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp van phát huy vaitrò quan trọng trong giám sát quyền lực tư pháp Kiểm sát hoạt đông tư pháp có

tác dụng phòng ngửa vả ngăn chấn moi hành vi lam dụng quyển lực công trong hoạt động tu php, nhằm phát hiên vi phạm, kịp thời xử lý, bão vê pháp luật, bảo

vệ lợi ích của Nha nước, quyển và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Ý.nghĩa, vai trò của chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được thể hiện qua

những nội dung chủ yéu sau đây.

cấp trong tổ chức, thực hiện quyên lực nhà nước Thông qua quy đính của Hiển

pháp va Luét, Quốc hội giao cho nhiều cơ quan nha nước giám sắt việc thực hiện

quyển lực va theo đối, kiểm tra, yêu câu các cơ quan đó báo cáo tình hình giảm.sat Hoạt đông giám sát, kiểm soát của Quốc hội theo Hiển pháp năm 2013 chủyêu tập trung vao các cơ quan nha nước ở trung ương vả cá nhân đứng đầu cơquan đó, đây 1a dạng hoạt động giám sát mang tính chính trị Để giám sát, kiểm

Trang 22

soát quyển lực một cách cụ thể, Quốc hội giao cho cơ quan nha nước khác cúchức năng, nhiệm vụ mang tính chuyên môn cao, như các Ủy ban chuyên tráchcủa Quốc hội, Kiểm toán nha nước, hay chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.

của VESND, đây la dang hoạt đông giảm sat mang tính chuyên môn Như vậy,

chức năng kiểm sắt hoạt động tư pháp của VKSND bắt nguồn từ chức năng giám

sat của Quốc hội, sẽ phát huy hiệu quả bởi được thiết kế như cơ chế quyển lực

kéo dài của Quốc hội để giám sát hoạt đông tư pháp

Tint hai, về mặt pháp ij

Một la, VKSND thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp có sựđộc lập vẻ tổ chức so với các cơ quan bị kiểm sát (đổi tương của kiểm sát hoạtđộng tư pháp) Theo quy định của Hiển pháp và pháp luật, VKSND là hệ thông,

cơ quan độc lập trong bô may nhà nước, được td chức theo ngành dọc, không

nằm trong hay không bao trim các cơ quan thực hiện quyén tư pháp và cơ quan tham gia trong hoạt động tư pháp như Cơ quan diéu tra, Cơ quan thí hảnh án.

Do vậy, VKSND thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp độc lập, bảo

đâm cho hoạt động giám sát được khách quan, trung thực, có hiệu lực, hiệu quả

ao.

Hai là, trong hoạt đông tư pháp, VKSND 1a cơ quan duy nhất tham gia toàn bộ các giai đoạn (khỏi tổ, điểu tra, truy tổ, xét xử, thi hành án) theo quy.

định của Hiển pháp và pháp luật, do đó, VKSND có thẩm quyển tham gia vào tắt

cả các lĩnh vực (tổ tung từ pháp hình sự, dân sự, hành chính, thi hành án ) trong

hoạt động tư pháp Đây là tiền dé vả gia trị quan trong dé dam bảo cho VKSND

có khả năng giám sat hiệu quả nhất toan bộ quá trình tổ tung vả các lĩnh vựckhác trong hoạt đông từ pháp, cũng là dé giám sát toàn bô quá trình thực hiển.quyển tư pháp Bên cạnh đó, với bộ máy tổ chức vả hoạt động của VKSND

Trang 23

tương đối hoản thiện dé thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, hoạtđông kiém sắt hoạt động từ pháp sẽ mang tính chuyên môn sâu, hoạt đông

thường xuyên, liên tục, có nhiều chức danh tư pháp theo ngạch Qua đó, VESND.

có di cơ sở để phát hiện vi phạm trong hoạt động tư pháp va la điều kiện cản.thiết để bao đâm cho hoạt động giám sát có tinh chuyên nghiệp va hiệu qua cao.Thit ba, về mặt thực tiễn

Trong hơn 60 năm qua, từ khi Luật tổ chức VESND dau tiên được Quốc

hội thông qua cho dén nay, với tư cách là một thiết ché độc lập trong bộ máy nhà

nước, VKSND đã và đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tưpháp có hiệu quả Kết quả từ thực tiễn của công tác kiểm sát hoạt động tư pháp1à minh chứng rõ ràng nhất về sự cần thiết của VKSND nói chung va sự cân thiết

của cơ chế giám sit hoạt đông tư pháp nói riêng Hàng năm, Viện trưởng

VKSND tôi cao bao cáo công tác của ngành Kiểm sát nhân dân trước Quốc hội

vẻ kết quả thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp đều được đánh giácao, đạt và vượt các chỉ tiêu dé ra trong Nghỉ quyết của Quốc hội về công tácnay (được thể hiện trong các báo cáo công tác hang năm của ngành Kiểm sátnhân dân) Qua đó cho thây, ý nghĩa về thực tiễn của chức năng kiểm sát hoạtđộng tư pháp của VKSND là đáng ghi nhận, có vai tro quan trong, là chỗ duađáng tin cây của Quốc hội trong giám sát quyển lực tư pháp Kiểm sắt hoạt động

tư pháp vừa la cơ chế kiểm soát tử bên ngoải, độc lập với đổi tượng giám sat,nhưng lại có kha năng bao quát vả giám sát được toàn bộ, từng hoạt động cụ thể

trong quá trình thực hiện hoạt động tư pháp, nhẳm đảm bảo Hiển pháp và pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh, hạn chế sai pham, vi phạm của các cơ quan

tham gia thực hiện hoạt động tư pháp Bởi lẽ, VKSND chỉ xem xét đối tượngkiểm sắt hoạt đông tư pháp dưới phương điện có hợp pháp hay không ma không

Trang 24

can thiệp vao hoạt đồng chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan nay Nếu

'VKSND phát hiện vi phạm thi thực hiện quyển kiến nghị, kháng nghĩ, yêu caukhắc phục những vi pham đó, hoặc tập hợp nhiều vì phạm phổ biển để kiến nghịđến cơ quan quản lý hoặc cơ quan quyền lực nha nước, cũng như tham mưu chocắp ủy Đăng để chỉ đạo, khắc phục vi phạm Vì vậy, hoạt động kiểm sit hoạt

đông tư pháp của VKSND không làm cân trở hoạt đông bình thường cũa các cơ

quan thực hiến quyền tư pháp, mà hướng đền mục tiêu bao đâm pháp luật đượcthực hiển, chap hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất, bão vệ quyền lợi củanhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

1.14 Béi tượng thực hiện chức năng kiểm sát hoat động trpháp của

Viện kiém sút nhân dan cấp tink

'Với những quy định của Hiển pháp năm 2013, Luật t8 chức VKSND năm

2014 và các luật vẻ tổ tụng tư pháp, đối tượng của kiểm sát hoạt động tư pháp

chính là sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan tién hảnh tổ tụng, người tiền hành.

tổ tụng, người tham gia tổ tụng trong hoạt động tư pháp Bởi vi kiểm sát hoạtđộng tư pháp chính 1a kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thé tronghoạt đông tư pháp Bản chất của hoạt đông kiểm sát viếc tuân theo pháp luậttrong hoạt động tư pháp là kiểm tra tinh hợp pháp cia các quyết định va hành vicủa cá nhân, tổ chức, cơ quan trong hoạt động tư pháp Như vậy, đối tượng củahoạt động kiểm sát hoạt đông tư pháp chính là các quyết định và hành vi của các

cơ quan, tổ chức vả cá nhân tham gia vảo quan hệ pháp luật tổ tụng tư pháp.'Việc xác định đúng đối tương kiểm sát hoạt đông tư pháp để phát hiện, kiểm tra.tính hợp pháp, tinh có căn cử của các quyết định và hành vi đó có ý nghĩa quan.trong nhằm thực hiện được mmc đích của công tác kiểm sát và thực hiền có hiệu

Trang 25

quả các quyển năng pháp ly của VKSND, hướng tới mục tiêu bão vệ lợi ich của

nha nước, quyên và lợi ich hợp pháp của tổ chức, cá nhân

1.2 Nội dung, hình thức của thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động

tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tinh trong tổ tụng hình sự.

Luật tổ tung hình sư năm 2015 (Biéu 20) nêu rõ Trách nhiệm thực hảnh

quyển công tô vả kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tổ tung hình sự, theo đó.Viện kiểm sát thực hành quyền công tổ và kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong té tụng hình sự, quyết đính việc buộc tôi, phát hiển vi phạm pháp luật nhằm bao dim mọi hành vi phạm tôi, người phạm tôi, pháp nhân pham tối, vi pham pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kip thời, nghiêm minh, việc khối tổ, điều tra, truy tổ, xét xử, thi hảnh án đúng người, đúng tôi, đúng pháp

luật, không dé lọt tội phạm va người phạm tôi, pháp nhân phạm tội, không lamcan người vô tôi Nội dung kiểm sát hoạt đông tư pháp trong tổ tụng hình sự của

VESND được thực hiện thông qua các hoạt động sau:

12.1 Kiém sút việc tiép nhận, giải quyết nguôn tin về tội phạm và khởi

t6 vụ án hình sự

'Viện kiểm sát 1a cơ quan có chức năng thực hành quyên công tô vả kiểm

sát việc tuân theo pháp luật trong tô tung hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ,

quyển han của minh, Viện kiểm sát có trách nhiệm khởi tổ vụ án, cụ thể trongtrường hợp Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát khôi tổ va trường hợp Viện kiểm sắt

hủy bỏ quyết định không khởi tổ vụ án hình sư cia cơ quan điều tra Tuy nhiên,

'Viện kiểm sát chủ yêu thực hiện chức năng kiểm sat tính có căn cứ va tính hợp

pháp của việc khi tổ và xử lý vụ án hình sự.

Để đâm bão tinh có căn cứ cho quyết định khỏi t6 vu an hình sự, pháp luậtquy định một trình tự tổ tung chặt chế với trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm

Trang 26

sat Khoản 2 Điểu 154 Bộ luật Tổ tung Hình sự năm 2015 quy định: “2 Trongthời han 24 giờ kễ từ kht ra quyết định khởi tổ vụ án hình sục Viên kiểm sát phảigửi quyết dimh dé đốn Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiễn hành điềutra Trong thời han 24 giờ ké từ kit ra quyết inh khởi tổ vụ án hình sự Cơ quanđiều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hàmh một số hoat động điễu tra phảigửi quyết định dé kèm theo tài liệu liên quan đến Vien idém sát có thẩm quyền đểkiểm sát việc khởi tổ Trong thời han 24 giờ ké từ khi ra quyết dinh khởi tổ vụ ánhinh sự Tòa án phải giả quyết dinh đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện Mễm.sắt cùng cấp.” Như vậy, Viện kiểm sát là cơ quan có trách nhiệm kiểm sát việc.khởi tổ, kiểm sắt tính có căn cứ và tinh hợp pháp của quyết định khối tố

Tuy không quy định có quyền phê chuẩn quyết định khởi tổ vụ án hình sự.nhưng với việc chu phép Viện kiếm sút yêu cầu: Cơ quan điều tra ra quyết định:hủy bö hoặc tự ra quyết định hủy bõ quyết đính khối tổ vụ án hình sự của Cơquan diéu tra, Viện kiểm sát có quyền và trách nhiệm rất lớn trong việc đảm bảo

tính có căn cứ của quyết định khởi tố vụ án hình sự Một trường hợp khác

thường gặp trong thực tiễn, đó 1a khi các tài liệu, chứng cứ đủ để khởi tổ vụ án.nhưng không có căn cứ để khởi tổ về tội phạm được khởi tổ ma 1a một tôi phạm.khác hoặc cân bớt i một tôi pham khác vi không đủ căn cứ để khối tổ đối với tộiphạm đó hoặc cân khởi tô bỗ sung với một tôi phạm khác, Viện kiểm sat sẽ yêu.cầu Cơ quan điều tra thì Viên kiểm sắt có tân bên yêu ‘cu Cw quan điều ta míquyết định; nêu đã yêu cầu ma Cơ quan điều tra không nhất trí thì Viện kiểm sát

ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tổ vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 166 BLTTHS năm 2015, Quy ché công tác thựchành quyên công tổ và kiểm sắt việc khối tổ, diéu tra va truy tổ Điều 12) và

Thông tư liên tích số 04/2018/TTLT- VKSTC- BCA- BQP (Điều 7), hoạt động

Trang 27

kiểm sat việc khởi tổ vụ án hình sự được tiền hành như sau:

Trong thời han ba ngày lam việc, kể từ khi nhận được quyết định khởi tô

vụ án của CQĐT hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt đông điểu tra (gọi tắt là CQĐT), Viên trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh dao

đơn vi có thẩm quyên kiểm sat điều tra phải cử Kiểm sát viên tiền hành kiểm tratính có căn cứ vả tính hợp pháp của quyết định khỏi tổ vụ án

'Kiểm sat viên được cử kiểm tra tinh có căn cứ và tính hợp pháp của quyếtđịnh khởi tổ vụ án phải kiểm tra chặt chế các tải liệu, chứng cứ để xác định xemquyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT có căn cử, có hợp pháp hay không?

Kiểm tra tính cô căn cứ của quyết ath khởi tổ vụ dn hinh sự

~ Kiểm sat viên phải vào số thu lý vụ án hình sự

- Nghiên cứu kỹ các tả liệu ding làm căn cứ dé khởi tổ vụ án hình sự bao

gôm: Tài liệu vẻ tổ giác, tin báo tôi phạm và kiến nghị khởi tổ đo cơ quan, tổ chức, cả nhân cùng cấp, các tài liệu khi CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến

hành một số hoạt động điêu tra tién hành kiém tra, xác minh thu thép được, biên

‘ban khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm ti thi, biên bản khám sét, biên ban

bất người phạm tôi qua tang cùng các tải liện, vật chứng thu thập được khi tiền

anh khám nghiêm, đơn yêu câu khởi tô, kết luận giám định, biến bản lây lời khai bị hại, người làm chứng,

Xiễm tra tính hop pháp cũa quyết äinh Khổi tổ vụ án inh sue

- Kiểm sat viên kiểm tra trình tự, thủ tục tiền han thu thập các tải liệu,chứng cứ lâm căn cứ để khởi tô vụ án hình sự của CQĐT, cơ quan được giao

nhiệm vụ tién hành một số hoạt động điều tra có đúng quy định của BLTTHS hay không?

Trang 28

- Kiểm tra thẩm quyên ra quyết định khởi tổ vụ an hình sự, hình thức vanội dung quyết định khối tổ vu án hình sự của CQĐT có đúng quy định cia

BLTTHS hay không?

‘Sau khi kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp của quyết định khởi tô vụ

án hình sư của CQĐT, Kiểm sát viên cần ting hợp, phân tích, đánh giá xem có

‘hay không vụ việc có tinh chất hình sự xảy ra trên thực tế Các tài liệu, chứng cứthu thập được có đủ để chứng minh sự việc xây ra có dấu hiệu tội phạm hay

chua? Nêu có thì thuộc điều, khoản nào của BLHS? Phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi ra sao? Mức độ thiệt hại do hành vi pham tội gây ra như thé nảo?

"Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự còn hay hết

‘Sau khi kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tổ, Kiểm.sát viên phai báo cáo kết quả nghiên cửu, đánh giá quyết định khởi tô với Viện.trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh dao đơn vị kiểm sát điều tra để xem xét, xửlý

'Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra căn.ait vào báo cáo kết quả nghiên cứu quyết định khởi tổ của Kiểm sát viên, căn cứQuy chế tam thời công tác thực hành quyển công tổ và kiểm sát việc khối tổ,

điều tra va truy tổ (Điều 12) và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-

VKSTC-BCA- BQP @iéu 7) để xử lý như sau

- Nếu thay quyết định khỏi tổ vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp thi raquyết định phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hành quyển công tổ,kiểm sát việc khởi tô, điêu tra vụ án vả gửi cho Cơ quan điều tra,

- Nếu thay chưa rõ căn cứ để khởi tổ vụ án thì có văn bản yêu cầu Coquan điều tra bổ sung chứng cứ, tải liêu để làm rõ,

Trang 29

- Nêu thấy quyết định khi tố vụ án hình sự không có căn cử thi có văn

‘ban yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ quyết định đó, trường hợp Co

quan điểu tra không nhất trí hoặc là quyết định khi tổ vụ án hình sự của Thủ

trường Cơ quan điễu tra thi Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khôi

tổ vụ án hình sự theo quy định tại khoản 6 Điều 159 va khoăn 1 Điều 161 Bộ luật

Tổ tung hình sự.

Trường hợp Kiểm sát viên sau khi nghiên cửu quyết định khởi tổ vụ án.hình sự của CQĐT néu thấy tội pham đã khỏi tố không đúng với hành vi phạmtôi hoặc còn có tội pham khác chưa được khởi tổ thì Kiểm sát viên thụ lý giãiquyết vu án báo cáo, dé xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viên yêu cau cơ quan đã

ra quyết định khởi tổ ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tổ vụ

án hình sự, nếu cơ quan đã ra quyết định khởi to không nhất trí thi báo cáo, déxuất lãnh dao đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định thay đổi hoặc bd sung quyếtđịnh khởi tố vu án hình sự Trong thời hạn 24 gid, kể từ khi ra quyết định thayđổi hoặc bổ sung, Kiểm sát viên gửi các quyết định nay cho cơ quan đã ra quyếtđịnh khối tô để tiên hành điều tra theo quy đính tại khoăn 2 Điều 156 Bộ luật Tổ

tụng hình su.

1.22 Kiém sút điều tra vụ án hình se

Theo quy đính của BLTTHS 2015 VKS có những nhiệm vụ, quyển hạn cụ

thể sau đây trong kiểm sat điều tra

Một là kiém sát việc khởi tổ, kiém sát các hoạt động điều tra và việc lập

TỔ sơ vụ án của COBT.

Kiểm sat việc khởi tổ lả kiểm sát tính có căn cứ, tính hợp pháp của các

quyết định khởi tổ của CQĐT, bao gốm: Quyết định khởi tổ vụ án hình sự, quyết

định thay đồi, bỗ sung quyết định khởi tổ vụ án, quyết định không khởi tổ vụ an

Trang 30

hình sự, quyết định khởi tổ bi can, quyết định thay đổi, bo sung quyết định khởi

sự

Bait, giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra

Khi phát sinh tranh chấp về thẩm quyền điều tra như thẩm quyền điều tratheo lãnh thổ, thẩm quyên điều tra theo vụ việc, VS phải nghiên cứu, xem xét

giải quyết VKS cũng có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền.

điều tra giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyển điều tra của minh, CQĐTphải để nghị VKS củng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho CQĐT có thẩm.quyển để tiếp tục diéu tra Trường hợp thay vụ án không thuộc thẩm quyền củaCQĐT cấp mình thì VKS yêu câu CQĐT tiên hành các thủ tục để VKS ra quyếtđịnh chuyển vụ an cho Cơ quan có thẩm quyên Trong thời han ba ngày, kể từ

ngày nhận được để nghỉ cia CQĐT, VES cùng cấp phải ra quyết định chuyển vụ

án cho CQĐT có thẩm quyền

"Bốn là yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu liên quan a8 kiém sátviệc tuân theo pháp luật trong việc điều tra khi cần thiét

Trang 31

'VKS yêu cầu CQĐT cung cấp hé sơ, tài liệu liên quan để kiểm sát tinh cócăn cứ, tinh hợp pháp của các quyết định, hanh vi của cơ quan, người có thẩm.quyền khi tiền hành các hoạt động diéu tra Khi phát hiện việc điều tra không day

đủ, vi phạm pháp luật thi Viện kiểm sát yêu cầu CQĐT tiền hành hoạt động điềutra đúng pháp luật sau đó kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Việnkiểm sát va cung cấp tải liêu liên quan đến hành wi, quyết định tổ tụng có vi

pham pháp luật trong việc điều tra

Năm là yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đối Điều tra viên, Can

bộ điều tra, xứ iÿ nghiêm minh Điều tra viên, Căn bộ điều tra vì phạm pháp luậttrong hoạt động tổ tung

Trong qua trình diéu tra, khi phát hiện DTV, cán bộ điều tra có vi pham pham luật trong hoạt động tổ tung, VES ra văn ban Thủ trường Cơ quan điều tra

thay đỗi Diéu tra viên, Cán bô điều tra ding thời xử lý nghiêm minh đối vớinhững cá nhân này Mục đích của quy định nay nhằm kịp thời khắc phục các vi

pham pháp luật của DTV, cán bộ diéu tra trong tiền hành các hoạt đông diéu tra,

đâm bao qua trình điều tra vụ án hình sự được diễn ra một cách đây đủ, đúng quyđịnh pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ich của người tham gia tổ tung

ám là, kiến nghị với cơ quan tổ chức, don vị hữu quan áp đụng các biên

pháp phòng ngừa tôi pham và vị pheon pháp luật

Theo quy định BLTTHS, VKS có nhiệm vụ tim ra những nguyên nhân va

điều kiên phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biệnghép khất phục; ngôn nga Vĩ vậy: trúng dê trình thực hành duyên công tổ vakiểm sát điều tra, néu phát hiện thay các cơ quan, tổ chức có thiếu sót, sơ hở 1anguyên nhân, điều kiện dấn tới phát sinh vi pham, tôi pham thi VKS phải có kiếnnghị cụ thể để các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp

Trang 32

phòng ngừa tôi phạm và vi phạm pháp luật

Giai đoạn truy tổ là giai đoạn tiếp theo của hoạt đông tổ tụng hình sự,

được tinh từ khi Viên kiểm sát nhận được các tai liệu hổ sơ của vụ án hình sựkèm theo bản kết luận điều tra để nghĩ truy tổ do Cơ quan diéu tra chuyển dén vàkết thúc bằng việc Viện kiểm sat ra một trong ba loại quyết định sau: Truy tố bịcan trước Toa án bang bản cáo trang, trả lại hỗ sơ để điều tra bổ sung, dinh chỉ

hoặc tạm đính chỉ vụ án

‘Voi tính chất là một giai đoạn độc lập của hoạt động tổ tụng hình sự, trong

giai đoạn truy tổ, Viên kiểm sát thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thé do luậtđịnh không chỉ là để kiểm tra lại kết quả của toàn bộ các quyết định tô tụng, hoạtđông tổ tụng ma Cơ quan diéu tra có thẩm quyên đã tiền hảnh, tính hợp pháp,

tính có căn cứ của các quyết định, hoạt động đỏ, ma còn bao dim cho quyết định.

của Viện kiểm sat được chính xác, khách quan, toản diện, góp phan truy cứu

trách nhiêm hình sự đúng người, đúng tôi và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và bô lot tôi pham, gop phản tăng cường bảo vệ pháp ché x hội chủ

nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyên va lợi ích hợp pháp kể cả của bi can cũng

như những người có liên quan trong vụ án

1.2.4 Kiém sát xét xử trong tô tụng hình sir

Theo quy định của BLLTTHS 2015 thi khi kiểm sắt xét xử sơ thẩm các vụ

án hình sự VKSND có các nhiệm vụ, quyển han sau đây.

Thứ nhất, quy đinh về kiểm sát việc chuẩn bt xét xứ sơ thẫm vụ dn hình seKhí tiền hành hoạt động này, KSV phải kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa Tòa án về thẩm quyên xét xử, về việc chuyển vụ án, về thời hạn chuẩn bị xét

xử, về việc ra các quyết định: Quyết định áp dung, thay đỗi hoặc hủy bỏ biên

Trang 33

pháp ngăn chăn, quyết định đưa vu án ra xét xử, quyết định tam đính chỉ hoặc

đính chỉ vụ an va việc giao các quyết định nay theo Điều 182 BLTTHS [117]Nov vậy, trong giai đoan chuẩn bị xét xử sơ thẩm VAHS, Viện kiểm sát thực

hiện các hoạt đông sau:

~ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thém quyền xét xử sơ thẩm của Téa

Kiểm sát việc tuân theo pháp iuật của Tòa án về thời han chuẩn bị xét xứ

so thẪm vu án hình sue

Thời han chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sư la khoảng thời gian theoquy định của pháp luật để Tòa án thực hiện các hoạt động tổ tụng và các côngviệc cén thiết khác đảm bão cho việc xét xử vu án tại phiên toà sơ thấm dat chất

lượng và hiệu quả cao.

Theo BLTTHS 2015 quy định: Trong thời han 30 ngày đối với tôi ít

nghiêm trong, 45 ngảy đối với tội nghiêm trong, 60 ngày đối với tội rat nghiêm.trong va 90 ngày đổi với tôi đặc biết nghiêm trong thi Thẩm phán phải ra một

trong các quyết định gồm: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định trả hồ sơ

điều tra bỗ sung, Quyết định đính chi hoặc tạm đình chi vụ án Đồi với những vụ

Trang 34

‘an phức tap thì Chánh án Toa an có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét

xử nhưng không quả 15 ngày đối với tội it nghiêm trong va nghiêm trọng, 30

ngay đối với tội rất nghiêm trọng vả đặc biệt nghiêm trọng,

~ Kiém sát việc tnd theo pháp indt cũa Tòa án về việc ra các quyết đình

16 tung và việc giao các quyết dinh nay

+ Kiểm sat việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bé biện pháp ngăn.chăn Theo quy định tại BLTTHS 2015 thi sau khi nhận hỗ sơ vu án, Thẩm phanđược phân công chủ tọa phiền tòa cỏ quyển quyết đính áp dụng, thay đổi hoặchủy bỏ biên pháp ngăn chặn, trữ việc áp dung, thay đổi, hủy bd biện pháp ngăn

chăn tam giam thi phải do Chánh an hoặc Phó Chánh án Tòa an quyết đính Thời

‘han tạm giam để chuẩn bị xét xử không quá thời hạn chuẩn bị xét xử Đổi vớitrường hợp đến ngày mở phiên tòa ma lệnh tạm giam đã hết va xét thầy cân thiếtphải tiép tục tam giam bị cao để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm

giam cho dén khi kết thúc phiên töa

Quá trình kiểm sát nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án,

nến KSV phát biên một trong số các nôi dung bi thiên hoặc không đúng (ví dụ: không đúng tên của KSV, không đúng tôi danh ma VKS áp dung, ) hoặc thánh phân những người tiền hành tô tung vi phạm quy đính của pháp luật thi báo cáo ngay với lãnh đạo Viện vé các vi pham đó Lãnh đạo Viên căn cứ báo cáo, để xuất của KSV, néu thấy có căn cứ thi quyết định việc kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm.

+ Kiểm sat quyết định trả hô sơ để điều tra bd sung Khi nhận được hồ so

‘vu án và quyết định trả hỗ sơ để điều tra bổ sung của Toa an cấp sơ thẩm, KSVphải tiền hanh kiểm sát ngay nội dung của quyết định trả hỗ sơ để điều tra bổ

sung nhằm sắc định tính hợp pháp của quyết đính nay.

Trang 35

+ Kiểm sát việc tam định chỉ hoặc đình chỉ vụ án Sau khi nhận đượcquyết định tam đính chi, đình chỉ vụ an do Toa an cấp sơ thẩm chuyển đến, KSVphải xác định tính có căn cử va tinh hợp pháp của các quyết định nay

Tint hai, quy đinh về kiểm sát tại phiên tòa xét xử so thẩm vụ dn hình sự:

~ Kiểm sát việc tiễn hành thủ tục bắt đầu phiên tòa Tại phiên toa, KSVphải kiểm sát chặt chế thủ tục bat đầu phiên toa để nắm chắc Thẩm phan được.phân công Chủ toa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử có đúng với nộidung quyết định đưa vụ án ra xét xử đã gửi đền VIES hay không, Thư ký Tòa án

bảo cáo danh sách có mất của những người được triệu tập dén phiên tủa có phù hợp với quyết định đưa vụ an ra xét xử va thực tế tại phiên tủa theo đúng quy

định hay không, việc phổ biển nội quy phiên tòa có đúng quy định không,

~ Kiểm sát việc tiên hành xét hỗi tat phiên tòa

Kiểm sắt thi tục xét hôi tại phiên toa nhằm đăm bao cho việc tién hanh xéthỏi theo đúng quy định của BLTTHS: Thẩm phan - Chủ toa phiên tòa hỗi trướcrồi đến Hôi thẩm nhân dân, sau đó đến KSV, người bảo chữa, người bảo về

quyền lợi của đương sự, việc xét héi được tiến hảnh từng người một Trong qua trình xét héi, KSV phải dam bảo Chủ toa phiền toà hõi thêm về những tinh tiết

mà những người tham gia tổ tung tại phiên tòa dé nghĩ nhằm lâm sáng tô vu án.

~ Kiéma sắt việc yên án

hi chủ toa phiên toa hoặc một thánh viên khác của HBXOX đọc bản án, KSV phải chủ ý ghỉ lại những nhận định quan trong va nội dung quyết định của

‘van án sơ thẩm để lam căn cứ kiểm tra biên bản phiên toa, bản an sơ thẩm và.chuẩn bị nội dung báo cáo lãnh đạo Viện kháng nghỉ, néu cần thiết Ngay sau khituyển án, KSV phải kiểm sắt việc HBX tra tự do cho bị cáo hoặc bat tam giam

bi cáo theo quy đính của BLTTHS năm 2015 (nêu có),

Trang 36

~ Kiểm sát các hoạt đồng seat khu két titic phiên tòa.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, KSV phải kiểm tra biên bản phiên tòa.Nếu phát hiện biên bản phiên tòa ghi không đây đủ hoặc không chính 4c, KSV

có quyển yêu cầu HDXX xem xét sửa chữa bổ sung vào biên bản phiên tòa va kyxác nhận vào những phân sửa đổi bỏ sung đó Nếu

1.3 Hình thức thục hiện chức năng kiểm sát hoạt động te pháp của 'Viện kiểm sát nhân dân cấp tinh

Trong lý luận va thực tiễn công tác của ngành kiểm sát nhân dân đã xácđịnh được các hình thức thực hiện chức năng kiểm sắt hoạt động tư pháp củaVKSND được thể hiện thông qua 2 phương thức la phương thức trực tiếp kiểm.sát và phương thức kiểm sát gián tiếp thông qua hé sơ tải liệu Mỗi hình thứcthực hiện chức năng kiểm sát nêu trên déu cỏ những nội dung, gia tì và phương

thức tiếp cân khác nhau và déu với mục đích dem lại kết qué: Việc tiếp nhân, giải quyết tổ giác, tin báo về tội pham và kiến nghỉ khối tổ, việc giải quyết vụ án hình su, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đính, kinh doanh, thương mai, lao đông, việc thi hành an; việc giải quyết hiểu nai, tổ cáo trong hoạt động từ pháp, các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định

của pháp luật, Việc bat, tạm giữ, tạm giam, thi hảnh án phạt tủ, chế độ tam giữ,

tạm giam, quản lý va giáo dục người chap hanh án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật, quyển con người va các quyên, lợi ich hợp pháp khác của người bị tất, tam giữ, tam giam, người chấp hảnh án phat tủ không bị luật hạn chế phải được tôn trong va bảo vệ, Bản án, quyết định của Téa án đã có hiểu lực pháp luật phải được thí hành nghiêm chỉnh, Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt đông từ pháp phải được phát hiện, xử lý kip thời, nghiêm minh

- Hình thức kiểm sát trực tiếp của VKSND, đây là hình thức được tiến

Trang 37

hanh một cách thường xuyên, liên tục trong tất cả các hoạt động tư pháp như trong giải quyết vụ án hình sư, trong giãi quyết vu án dân sự, vụ án hành chỉnh cũng như thi ảnh án hình sự và dân sự Điểu nảy đảm bão mọi hoạt đồng giải

quyết vụ án dân sự, hình sự, bảnh chính va quả trình thi hành án hình sự, dân sựdéu được đặt dưới sự kiểm sát của VKSND Theo đỏ, sử dụng hình thức nay,VKSND sẽ cử KSV và các cán bộ kiểm sát thực hiện việc trực tiếp tham gia quá

trình điều tra, khám nghiệm hiện trường, hỏi cùng bị can trong điều tra vụ an hình sự, tham gia việc xét xử trong vụ án dân sự, tham gia việc thí hanh án hình

sự, kiểm sát trực tiếp tại cơ sở giam giữ

- Hình thức kiểm sắt gián tiếp qua hỗ sơ tải liệu Đây là hình thực thứ hai,cũng là hình thức có tính chất hỗ trợ, tinh chat bổ trợ cho hình thức kiểm sát trực

tiếp Bởi lẽ, không phải mọi hoạt đông tư pháp déu có sự xuất hién ngay lập tức

và trực tiếp của KSV Vì vậy, có nhiều nội dung các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật sẽ có nghĩa vụ thực hiện việc giao gửi hỗ sơ, tải liệu cho

'VK§ND và VKSND cũng có quyên yêu cầu các cơ quan nay giao gửi hd sơ để'VKS thực hiện việc nghiên cứu hô sơ tải liệu từ đó đánh giá kết qua vả kiểm sát

tính có căn cứ va tính hợp pháp của hỗ sơ tai liệu đó, Đây chính là phương thức

kiểm sat gián tiếp qua hỗ sơ tai liệu Ví dụ, kiểm sát hổ sơ thi hành án hình sự,kiểm sát quyết định thi hành an phat ti,

144 Điều kiện đảm bảo thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tr pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp tinh

Trang 38

‘hanh nhưng cũng là yếu tổ anh hưởng, chỉ phổi mang tính quyết định đối vớihiệu quả hoạt đông tr pháp nói chung, hiệu quả kiểm sát hoạt động từ pháp nóiriêng Hệ thong quy phạm pháp luật là cơ sở cho Diéu tra viên, Kiểm sat viên,

chấp hành viên, tổ chức, cá nhân liên quan trong qua tình hoạt đông tư pháp được quy định trong các bô luật hình sự, tổ tung hình sự, dân sự, tố tung dân su,

‘hanh chính, thi hanh án Vì vậy, để hoat động kiểm sát hoạt động tư pháp có

hiệu lực, hiệu quả thi các quy định pháp luật phải thông nhất, đồng bộ, mình bạch va khả thi.

14.3 Điều kiện về kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - zã hội luôn là yêu tổ có ảnh hưởng và đảm bão cho

hoạt động kiểm sắt hoạt động tư pháp, nhất lả đổi với những người tiến hành và

tham gia tổ tung Thực tế cho thấy rằng ảnh hưởng của tập tục của dia phương, của vùng miễn, sự tác động của gia đính người tham gia tổ tung, người than của gia dink người tiền hành tổ tụng, rồi mặt trái của kinh tế thi trường sẽ ảnh hưởng

không nhỏ đến tâm ly, hành vi của người tiến hành tổ tung dẫn đến nhiều vụ việc

bị bóp méo sự that hoặc bi thay đổi nhằm hướng đền một mục dich khác, từ đó

ảnh hưỡng trực tiếp đến quyên vả lợi ích hợp pháp của những các nhân, cơ quan,

18 chức hoặc nha nước Bên cạnh đó, điêu kiện kinh tế - xã hội cũng là một phânnguyên nhân dẫn đến phát sinh các môi quan hệ x4 hội mới, các mâu thuẫn va vipham pháp luật dẫn đến thay đổi trong các ứng xi của người tiên hành tổ tung,trong đó đặc biết là người tiền hành tổ tung của Viện kiểm sát

14.3 Điều kiện về chính trị

Y thức pháp luật của xã hội được hiểu la tổng thé quan niệm, quan điểm,

tư tưởng, thái độ, sw đánh giá của zã hôi đó vẻ pháp luật cũng như các hiện

tương pháp lí khác thức pháp luật giữ vai trò chi phối tất cả các giai đoạn cia

Trang 39

quá trình điều chỉnh bằng pháp luật đối với hảnh vi con người, từ xây dung đến

tổ chức thực hiện va bão vệ pháp luật Có thé nói trong quan li xã hội, việc phápluật được thực hiện như thé nao phụ thuộc rat lớn vảo ý thức pháp luật của các.chủ thé trong xã hội Ý thức pháp luật la tổng thể những quan điểm, quan niệm,

từ tưởng thịnh hành trong xã hồi vẻ pháp luật, là thái đô, tinh cảm, sw đánh giá

của con người đổi với pháp luật cũng như đổi với hanh vi pháp luật của các chitthể trong x4 hội Đối với những chủ thé có thẩm quyền ap dụng pháp luật, sự tr

tin là yéu tổ hết sức quan trong ảnh hưởng tới kết quả của hoạt động áp dung pháp luật Nêu không có niềm tin vững chắc vào nhận thức của minh vẻ nội dung

các quy định trong pháp luật cũng như diễn biến của vu việc cẩn áp đụng phápluật đã sây ra, nhà chức trách không thé tiến hành hoạt động áp dung một cáchnhanh chóng, chính xác, họ có thể không giữ vững được lập trường, dé bi dao

đông, diéu nay có ảnh hưởng rất tiêu cực tới quyết định áp dung pháp luật của

họ Chính vi vay, để tăng cường pháp chế, sây dưng nhà nước pháp quyền, một

trong những giải pháp cơ bin, có tâm quan trong hằng đâu là giáo dục, nâng cao

ý thức pháp luật cho các ting lớp nhân dân và những người tiễn hành tô tụng,

trong đó có những người tiền hanh td tung của VKSND

(Qua trình tổ chức kiểm sát hoạt động tư pháp là quá Kiểm sát viên phải đổi

‘mat với nhiễu khó khăn, áp lực như yêu cu tuân thủ pháp luật, sự chống đổi của

người phạm tôi, sự tác động, chi phối của các cơ quan, tổ chức liên quan Do đó,

để kiểm sát viên thực sự độc lập, tuân thủ pháp luật trong qua trình kiểm sát hoạt

đồng từ pháp cũng như đảm bao hiệu quả công tac thực hiện chức năng thi các điều

kiện đảm bảo cho hoạt động của Kiểm sit viên có ý nghĩa quan trọng Đó la cácđiểu kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vu công tác kiểm sát hoạt động,

tu pháp vả chế độ đãi ngộ đôi với kiểm sat viên

Trang 40

14.4 Điều kiện về t6 chức và nhân lực

Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân thống nhất tử trung ương đến diaphương và chịu sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC là.điều kiện quan trọng để VKSND lâm tốt công tác kiểm sat hoạt động tư pháp.Chức năng kiểm sắt hoạt động tw pháp của cơ quan VKSND là để kiểm sát tính

‘hop pháp của các hanh vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt

đông tw pháp nhằm bảo vệ pháp luật, bão vệ công ly, vì vay về nguyên tắc cơ

quan VKSND phải độc lập, không bi lệ thuộc vảo bat cứ cá nhân, tổ chức nào

Tiểu kết chương 1Trong chương 1 của luận văn, học viên nghiên cứu vẻ những vấn dé lý

luận vả quy định của pháp luật về kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sátnhân dân cấp tinh, Trong đó chương 1 nghiên cửu làm rõ khải niệm vẻ kiểm sáthoạt động tư pháp, đặc điểm của kiểm sat hoạt đông tư pháp Kiểm sát hoạt động

từ pháp của VKSND có vị trí, vai tro rất quan trong trong tô tung hình sự, có nhiễu vụ việc được thực hiện nhằm đảm bảo qua trình hoạt đông từ pháp được thực hiện đúng quy định, quy trình va đúng pháp luật

Bên canh đó, chương 1 còn nghiên cứu về kiểm sát hoạt động tư phápđược quy định trong bô luật tổ tụng hình sự như kiểm sắt việc tiếp nhân, giảiquyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiểm sát khởi tổ, điều tra, kiểm sát việc truy

tổ, kiểm sát xét xử trong vụ án hình sự Điêu nay đảm bảo hiệu lực, hiệu qua của

quá trình giãi quyết vụ án hình sự.

Chương 1 còn nghiên cứu vẻ các yéu tổ ảnh hưởng dén chất lượng công

tác kiểm sắt việc tuân theo pháp luật của VKSND như các yêu tổ về chính trị,pháp lý, về tổ chức thực hiện va về kinh tế xã hội có tác động to lớn đến sự hình.thảnh va phát triển của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w