1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Trọng tài kinh tế - Một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta

163 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 77,73 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nó chỉ được biết đến như là một hình thức giải quyết tranh chấp chỉ trong thời gian gần đây, khichúng ta giải thể trọng tài kinh tế nhà nước, sáp nhập Hội đồng trọng tài hằng

Trang 1

BỘ ‘TU PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘItị: St fe sft sự sự it of ote ate ade dị: dị cfs ade af ake sje cde th dt lít ate dt as oft

DE TÀI KHOA HOC CAP TRƯỜNG

MA SO: LH95 - 008

TRONG TAI KINH TE - MOT HINH THỨC GIẢI

QUYẾT TRANH CHAP KINH TE Ở NƯỚC TA

DON VỊ THỰC HIỆN: BO MÔN LUẬT KINH TẾ

KHOA PHAP LUẬT KINH TẾ

THƯ VIÊNTRUONG ĐẠI HỌC LUATHE NỘI

Trang 2

BAN CHỦ NHIEM ĐỀ TÀI

1 ThS NGUYÊN VIET TY - PHO CHỦ NHIỆM KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ, TRƯỞNG BỘ MÔN LUẬT KINH TẾ - CHỦ NHIỆM

TS NGUYEN MINH MAN

ThS BÙI THỊ THANH TUYẾT

Vu trưởng vu cat cách* hành

chính - Văn phòng Chinh phủGiang vién Trường đại học

Thương mai

Giang tiên Bộ môn Luật kinh tê

Trang 3

MỤC LUC

PHAN |

BAO CAO PHÚC TRÌNH CUA BAN CHU NHIÊM ĐỂ TÀI 4

PHAN II '

XÁC BẢO CÁO CHUYỂN DE 34

TT TÊN CHUYEN DE | NGƯỜI THỰC HIỆN TRANG ˆ

J | Ban chất của Trọng tat phi chính | ThS Bui Ngọc Cường

phủ & GV Lê Dinh Vinh 35

2 | Về tổ chức và hoạt động của trọng | TS Nguyễn Minh Mẫn_

tài ở một số nước trên thế giới 5G

3 | Trọng tài thương mại quốc tế ở | ThS Nguyễn Thi Van Anh:

Trang 4

PHAN I

¬ BAO CAO PHÚC TRÌNH

VỀ KẾT QUA NGHIÊN CUU CUA BAN CHU NHIEM DE TÀI

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thực hiện chính sách đổi mới cơ chế kinh tế của Dang và Nhà nước,chúng ta bước đầu đã tạo dựng được một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong,

nền kinh tế đó, các chủ thể kinh doanh phải được tự do kinh doanh và bình

đẳng trong kinh doanh Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho các chủ

thể kinh doanh, chúng ta cũng đã tao dựng được một cơ chế giải quyết tranh

chấp mới Trong cơ chế đó, tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng nhiềuhình thức khác nhau: tự giải quyết (hương lượng), hòa giải, tòa ấn, trong

tài Trong đó, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phi chính phủ là một hình

thức có nhiều ưu việt: thứ nhất, giữ được bí mật công nghệ, bí mật kinh

doanh, giữ được uy tín cho các nhà kinh doanh trên thương trường; thứ hai,giải quyết tranh chấp nhanh chóng kip thời, tiết kiệm được chi phí thời gian,dap ứng được các nhu cầu và sở thích có tính chất nghề nghiệp của các nhà

kinh doanh

Mặc dù ở nước ta, trọng tài phi chính phú tồn tại ngay từ trong thời kỳbao cấp (Hội đồng trọng tài hàng hai, thành lập năm 1963; Hội đồng trọng

tài ngoại thương, thành lập năm 1964) Tuy nhiên, nó chỉ được biết đến như

là một hình thức giải quyết tranh chấp chỉ trong thời gian gần đây, khichúng ta giải thể trọng tài kinh tế nhà nước, sáp nhập Hội đồng trọng tài

hằng hải với Hội đồng trọng tại ngoại thương và thành lập một số trung tâm

trọng tài kinh tế theo Nghị định 116CP Nhu vậy, có thể nói với tư cách là

một hình thức giải quyết tranh chấp, trọng tài phi chính phủ là một hiệntượng mới mẻ trong nền kinh tế nước ta, nó xuất hiện cùng với sự ra đời của

nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

Chính vì vậy, nghiên cứu làm sáng to ban chất của trong tài phí chính

Trang 6

phủ cũng như tìm hiểu tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài kinh tế luôn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, góp phần xây dựng cơ sở

cho việc hoàn thiện pháp luật trọng tài kinh tế ở nước ta hiện nay

Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa quan trọng, phục vụ

cho việc biên soạn giáo trình và giảng dạy môn Luật kinh tế tại Trường dathọc Luật Hà Nội Bởi lẽ, thực tế, trong giáo trình Luật kinh tế của Trường

cũng như trong chương trình giảng dạy của Bộ môn luật kinh tế, vấn đểtrọng tài phi chính phủ chỉ mới dé cập đến sự cần thiết của nó trong, nềnkinh tế thị trường và mô hình tổ chức mà thôi, chưa đi sâu phân tích ban

chất của trọng tài phi chính phủ với tư cách là một hình thức giải quyếttranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt, những quy định

của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài

kinh tế ở nước ta hầu như chưa được đề cập đến

Tóm lại, nghiên cứu đề tài: “Trọng tài kinh tế - một hình thức giải

quyết tranh chấp trong nền kinh tế thị trường” có ý nghĩa không chỉ gópphần xây dựng hoàn thiện pháp luật về trong tài kinh tế, mà còn góp phan

đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường nói chung và của

khoa pháp luật kinh tế nói riêng

2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

Những vấn đề pháp lý về trọng tài kinh tế đã được nhiều luật gia quantâm nghiên cứu Trong số các công trình đã được công bố phải kể đến: bài

viết “Trọng tài kinh tế, cơ quan tài phán mới trong kinh doanh ở nước ta”

của TS Dương Đăng Huệ, tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 7 năm 1995; bàiviết "Một số ý kiến về thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật

trọng tài kinh tế ở nước ta hiện nay” của TS Đoàn Năng, Tạp chí Luật học

số 1 năm 1995; bài viết "Giải quyết tranh chấp kinh tế và việc tham elaCông ước 1958" của TS Hà Hùng Cường (Diễn đàn doanh nghiệp số

Trang 7

24/1995); "Hợp đồng kinh tế và giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện

nay” của TS Hoàng Thế Liên, Phạm Hữu Nghị, Trần Hữu Huỳnh (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993); bài viết "Một số đặc điểm của Trọng tài

phi chính phủ nước ta hiện nay” của TS Nguyễn Am Hiểu, Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật số 7 năm 1995 và một số luận án thạc sỹ đã được bảo vệ

như: “Tài phán kinh tế Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện”của Nguyễn Thế Thành, năm 1995; “Trọng tài kinh tế phi chính phủ - coquan giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thuận,

năm 1996; "Những vấn đề pháp lý về trọng tài kinh tế trong nền kinh tế thịtrường” của Đỗ Thị Mai Hương, năm 1998, "Hoàn thiện pháp luật về hình

thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài ở Việt Nam” của Bùi Thị

Thanh Tuyết, năm 1999,

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã dé cập nhiều khía

cạnh khác nhau của trọng tài kinh tế, đã góp phần nhất định làm sáng tỏ

nhận thức về hình thức giải quyết tranh chấp này Nhưng cho đến nay, hầu

như chưa có một công trình nghiên cứu nào dé cập một cách có hệ thống vàtoàn diện về trọng tài phi chính phủ với tư cách là một hình thức giải quyết

tranh chấp kinh tế cũng như chưa có sự phân tích sâu sắc tất cả những quy

định của pháp luật hiện hành về trọng tài phi chính phủ ở nước ta

Toàn bộ những vấn đề nêu trên lý giải cho tính cấp thiết của đề tài

nphiên cứu này

3 MỤC DICH VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU CUA ĐỀ TÀI

Để tài này theo đuổi một số mục đích cơ bản sau đây: tt

Thứ nhất, nghiên cứu bản chất của trọng tài kinh tế với tư cách là mộthình thức giải quyết tranh chấp cũng như với tư cách là một cơ quan tài

phán kinh tế, đồng thời phân tích những ưu việt của hình thức giải quyết

tranh chấp bằng trọng tài

Thứ hai, tổng hợp đầy đủ và phân tích sâu sắc những quy định của

Trang 8

pháp luật hiện hành về trọng tài phi chính phủ, làm cơ sở cho việc hoàn

thiện pháp luật trọng tài kinh tế ở nước ta, cũng như việc sửa đổi bổ sung

giáo trình và nội dung giảng dạy môn luật kinh tế ở nhà trường.

Thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề lý

luận về ban chất và tính ưu việt của trọng tài kinh tế phi chính phủ, cũngnhư hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành về trọng tài ở nước ta.Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh

tế ở một số nước có nền kinh tế thị trường nhằm rút ra những kinh nghiệmcần thiết cho việc xây dựng và phát triển hình thức giải quyết tranh chấp

này ở nước ta

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứukhoa học khác nhau Trong đó, phép biện chứng duy vật được sử dụng như

là một phương pháp chủ yếu Ngoài ra các phương pháp lịch sử, so sánh,

phân tích tổng hợp cũng được chúng tôi thường xuyên sử dụng

5 NHỮNG DONG GOP CUA ĐỀ TAI

Thứ nhất, dé tài xác định rõ bản chất của trọng tài phi chính phủ với tucách là một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế cũng như với tư cách là

một tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Thứ hai, dé tài đi sâu phân tích các quy định pháp luật hiện hành vẻ tố

chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài quốc tế và của các trung tâmtrọng tai kinh tế theo Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành

về trong tài kinh tế

6 KẾT QUA NGHIÊN CUU CUA DE TÀI

6.1 Ban chất của Trọng tài phi chính phủ

Những đặc điểm bản chất của trọng tài kinh tế phi chính phủ đã được

Trang 9

nhóm nghiên cứu làm rõ với 3 nội dung cơ ban:

- Khái niệm Trọng tài phi chính phủ

- Bản chất của Trọng tài phi chính phủ

- Những đặc trưng của Trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam

6.1.1 Khai niện Trọng tài phi chính phú

Từ nhiều góc độ khác nhau, thuật ngữ “Trọng tài” được định nghĩa rất

đa dạng Ở mức độ khái quát, Trọng tài được hiểu là một phương thức giải

quyết tranh chấp, theo đó người thứ ba được quyển xem xét và ra phán

quyết có tính ràng buộc đối với các bên Trong quan hệ kinh tế thương mại,khái niệm Trọng tài không chi mang ý nghia là một phương thức giải quyết

tranh chấp trong kính doanh mà còn duoc ding để chỉ một hình thức cơ

quan tài phán kinh tế Trọng tài phi chính phủ là cơ quan tài phan được luật

pháp của các nước có nền kinh tế thị trường thừa nhận Mặc dù không phải

là cơ quan tài phán của Nhà nước, nhưng Trọng tài phí chính phủ có quy tắc

tố tụng riêng và được Nhà nuded hé trợ hoạt động ở nhiều phương diện Khinghiên cứu ban chất pháp lý của Trọng tài phi chính phú, nội dung dé tài đã

đề cập tới những đặc trưng của Trọng tài phi chính phủ từ cả hai góc độ đó

6.1.2 Ban chất của Trọng tai phi chính phủ

Trong nền kinh tế thị trường, Trọng tài phi chính phủ là một tổ chức xã

hội nghề nghiệp do các Trọng tài viên sáng lập và duy trì hoạt động, có

chức năng giải quyết các tranh chấp phat sinh trong lĩnh vực kinh tế tương

mại theo sự yêu cat của các bên tranh chấp Tính chất "xã hội nghề

nghiệp”, "phi chính phủ” đã tạo ra sự khác biệt lớn giữa Trọng tài phí chính

phủ trong nền kinh tế thị trường và Trọng tài kinh tế nhà nước do Nhà nước

thành lập trong cơ chế kế hoạch hóa trước đây

Trọng tài phi chính phủ có các đặc điểm cơ bản sau đây:

Một là: Các trung tâm Trọng tài phi chính phủ tổn tại với tư cách là

Trang 10

những tổ chức xã hội nghề nghiệp, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước Trọng tài phi chính phủ Không do Nhà nước thành lập mà thực chất là

tổ chức ”xã hội” của các nhà kinh doanh, do các nhà kinh doanh thành lập

ra với mục đích giải quyết các tranh chấp thương mại giữa họ và bảo vệ quyền lợi của họ Độc lập về tổ chức, nhân sự và tài chính là những biểu

hiện rõ nét tính phi chính phủ của các trung tâm trọng tài

Hai là: Bên cạnh sự độc lập với Nhà nước về tổ chức và tài chính, các

trung tâm trọng tài còn độc lập với nhau, không có mối quan hệ trực thuộc

ngoài quan hệ hợp tác

Ba là: Cơ cấu tổ chức của các trung tâm trong tài rất gọn nhẹ và lính

hoạt Thông thường cơ cấu bộ máy quản lý của một trung tâm gồm có Hộiđồng quan trị trung tâm và một ban thư ky thường trực

Bốn là: Hoạt động xét xử của trung tâm được tiến hành bởi các trọngtài viên Trọng tài viên là người có đủ các điều kiện theo quy định của pháp

luật, không phải là công chức, viên chức, không được hưởng lương từ ngânsách mà được hưởng thù lao do các đương, sự trả thông qua lệ phí trọng tài

Năm là: Mỗi trung tâm trọng tài đều có một bản quy tắc tố tụng riêng

được xây dựng trên cơ sở quy tắc tố tụng trọng tài do Uy ban của liên hợp

quốc về Luật thương mại quốc tế ban hành năm 1976 hoặc bản quy tắc

trọng tài của phòng thương mại quốc tế có hiệu lực từ năm 1988 và một sốcông ước quốc tế có liên quan

Sáu là: Các trung tâm trọng tài có tính chất là tổ chức phi chính phủ,

song không có nghĩa là phi nhà nước Việc thành lập hoạt động của các

trung tâm trọng tài này đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước Cũng

giống như các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác, Trọng tài phi chính phủ

thuộc đối tượng bị quan lý của Nhà nước Nội dung quan lý nhà nước đối

với tổ chức và hoạt động của trọng tài phi chính phủ thể hiện thông qua việc

Trang 11

Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, việc cho phép thành lập, đình chỉ

hoạt động, việc phê chuẩn điều lệ, cấp và thu hồi thẻ trọng tài viên Ngoài

ra các Trung tâm trọng tài luôn cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước về thông tin

và các địch vụ có liên quan đến hoạt động trọng tài, hỗ trợ nghiệp vụ thông qua các thiết chế nhà nước, đặc biệt thể hiện ở việc Nhà nước công nhận và

cưỡng chế thi hành các phán quyết trọng tài khi các bên không tự nguyện

thi hành

Về tố tụng, Trọng tài phi chính phủ có các đặc điểm khác biệt so với tốtụng tòa án, thể hiện ở các điểm: thẩm quyền xét xử các tranh chấp kinh tếkhông được xác định theo lãnh thổ hay theo sự phân cấp mà được xác định

theo sự lựa chọn của các đương sự; Tố tụng trọng tài không phân thànhnhiều cấp xét xử như tố tụng tòa án mà chỉ xét xử một lần đối với mỗi vụviệc; Trọng tài viên giải quyết vụ việc do các đương sự lựa chọn; Tố tụng

trọng tài không áp dụng nguyên tắc xét xử tập thể như trong tố tụng tòa ấn;

Các phiên họp giải quyết tranh chấp của Trọng tài được tiến hành khôngcông khat;,

6.1.3 Những đặc trưng co bản của trong tài phi chính phú ở

Việt Nam

Trọng tài phi chính phủ được thành lập ở Việt Nam là những trung tâm

trọng tài kinh tế phi chính phủ Về cơ bản, trưng tâm trọng tài kinh tế phi

chính phủ ở Việt Nam có nhiều điểm giống trọng tài phi chính phủ của các

nước có nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, xét từ các khía cạnh: nguồn gốchinh thành, nguyên tắc tố tụng, thẩm quyền, hiệu lực của phán quyết trọng

tài Trọng tài kinh tế phi chính phủ ở Việt Nam có những đặc trưng lớn, đó

Trang 12

quốc tế Việt Nam được thành lập bên cạnh Phòng thương mại và côngnghiệp theo Quyêt định số 204/TTg ngày 28/4/1993, trên cơ sở sáp nhập

Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải Các Trung

tâm trọng tài kinh tế theo Nghị định T16/CP ngày 5/9/1994 là những trung

tâm trong tài do các Trọng tài viên thành lập ở các tinh, thành phố, đặt dưới

sự quản lý nhà nước của Bộ tư pháp và UBND tinh nơi Trung tâm trọng tài

đặt trụ sở chính

+ Về thẩm quyền, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được quyền

giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế (Quyết định204/TTg ngày 28/4/1993) và các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh

doanh trong nước (Quyết định 114/TTg ngày 16/2/1996) Các trung tâm

trọng tài kinh tế thành lập theo Nghị định [16 có thẩm quyền giải quyết các

tranh chấp kinh tế không phụ thuộc vào quốc tịch của các bên tranh chấp.+ Về thủ tục tố tụng, phù hợp với thông lệ quốc tế, đa số các trung tâmtrọng tài kinh tế phí chính phủ ở Việt Nam có bản quy tắc tố tụng riêng

Tuy nhiên, hiện hại, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có 2 bản quy tắc

(6 tụng ấp dụng riêng cho các tranh chấp Kinh tế trong nước và các tranh

chấp kinh tế quốc tế Đối với các trung tâm trọng tài kinh tế theo Nghị định

116, do Nghị định 116 quy định khá chỉ tiết và chặt chế về thủ tục tố tụngnên quy tắc tố tụng của các trung tâm này chủ yếu là sự sao chép lại quy

định của pháp luật hoặc chưa có quy tắc tố tụng riêng của Trung tâm

+ Về hiệu lực: phán quyết trọng tài có hiệu lực thi hành ngay, không bi

kháng cáo kháng nghị, nhưng không được dam bảo thi hành bằng cưỡngchế nhà nước mà chỉ có thể được xét xử lại theo thủ tục tố tụng tòa án Điều

31 Nghị định 116 quy định: “Trong trường hợp quyết định của Trọng tài

không được một bên tranh chấp thi hành thì bên kia có quyền yêu cầu tòa

án có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế” Khác

với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam còn chưa có quy định cho phép tòa

án công nhận và cho thi hành phan quyết của trong tài,

Trang 13

6.2 Tổ chức và hoạt động của trọng tài một số nước

+ Về bản chất, trọng tài của hầu hết các nước đều là những tổ chức phi

chính phủ, những tổ chức xã hội nghề nghiệp, không nằm trong bộ máy nhà

nước Tuy nhiên cũng tìm thấy một số ít trường hợp ngoại lệ trong pháp luật

về trọng tài của một số nước châu A Ở Trung Quốc, các Ủy ban trọng tài

hợp đồng kinh tế là những cơ quan nhà nước thuộc Cục quản lý hành chính

công thương các cấp ở địa phương Ở Thái Lan, Viện trọng tài thuộc Bộ tư

pháp được thành lập, có quy tắc tố tụng riêng nhằm hỗ trợ, phát triển các

hoạt động hòa giải và trọng tài

+ Về hình thức, Trọng tài phi chính phủ của nhiều nước đều có hai

hình thức tồn tại: Trọng tài thường xuyên và Trọng tài theo vụ việc hoc) Trọng tài thường xuyên là những tổ chức trọng tài có cơ quan thường

(ad-trực có trụ sở giao dịch ổn định, có điều lệ hoạt động, quy tắc tố tụng riêng

và có đăng ký hoạt động với Nhà nước Trọng tài theo vụ việc (hay còn gọi

là trọng tài lâm thời) là những trọng tài được thành lập theo sự thỏa thuận

lựa chọn của đương sự Sau khi giải quyết xong vụ việc thì Hội đồng trọng

tài đó không còn tồn tại

+ Cơ cấu tổ chức của Trọng tài phi chính phủ rất gọn nhẹ Thông

thường, mỗi tổ chức trọng tài gồm một ban thư ký điều hành và các trọngtài viên (có thể là các trọng tài viên kiêm chức - những chuyên gia thuộc

nhiều lĩnh vực khác nhau, chỉ làm nhiệm vụ trọng tài khi được các bên

đương sự yêu cầu)

Trang 14

+ Thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, các tổ chức trọng tài đều thực hiện xét xử một lần, không công khai và đảm bảo tốt đa quyền tự định đoạt của đương sự Việc thụ lý vụ việc được tiến hành trên cơ sở đơn khởi kiện

và thỏa thuận trọng tài (thể hiện sự quyết định lựa chọn của các bên cótranh chấp) Cá biệt có quy tắc tố tụng trọng tài (Hoa Kỳ) cho phép việc

khởi kiện mà không cần có thỏa thuận trước trong hợp đồng về trọng tài màchỉ cần có đơn yêu cầu, trong đó mô tả tóm tat vụ tranh chấp xây ra

+ Nguyên tắc tố tụng cơ bản do Nhà nước quy định trong các văn bảnpháp luật Dựa trên cơ sở này, các trung tâm trọng tài xây dung bản quy tắc

tố tụng riêng Tuy nhiên quy tắc tố tụng chung này có thể do một hiệp hội

ban hành Ví dụ: Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ ban hành điều lệ trọng tàithương mại quy định trình tự tố tụng trọng tài 4p dung ở toàn liên bang

+ Hiệu lực của phán quyết trọng tài phụ thuộc vào sự tự nguyện thi

hành của các bên và sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong

việc công nhận và tổ chức cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài Luật

pháp của hầu hết các nước trên thế giới đều cho phép đương sự có quyền

yêu cầu tòa án công nhận va cho cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài

Về phía tòa án, khi xem xét đơn yêu cầu của đương sự, tòa dn có quyền

kiểm tra hiệu lực của phán quyết Nếu có căn cứ để kết luận phán quyết đó

là vô hiệu thì tòa án có quyền quyết định hủy bỏ phán quyết trọng tài thay

vì tổ chức cưỡng chế thi hành nó

6.3 Trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam

Những vấn đề pháp lý về trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam

được trình bày có hệ thống với những nội dung chính:

- Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt

Nam

- Ban chất của Trung tâm trong tài quốc tế Việt Nam

Trang 15

- Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trung tâm trọng tài quốc

tế Việt Nam

- Thủ tục tố tụng tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và vấn dé

công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài

6.3.1 Lịch sử hình thành uà phát triển của trung tâm trọng

tài quốc tế Việt Nam

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp

nhất hai tổ chức trọng tài phi chính phủ là Hội đồng trọng tài ngoại thương

và Hội đồng trọng tài hàng hải

Hội đồng trọng tài ngoại thương được thành lập theo Nghị định 59/CP

ngày 30/4/1963 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, có thẩm quyền

giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng ngoại thương và các quan

hệ kinh tế quốc tế nói chung giữa các tổ chức kinh tế của Việt Nam với các

bạn hàng nước ngoài Hội đồng trọng tài hàng hải có thẩm quyền giải quyết

các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực giao thông, vận tải quốc tế, như: vận

tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, thuê tau, đại lý tầu biển, cứu hộ, đâm

va giữa tầu biển, giữa tầu biển và tầu sông có quốc tịch khác nhau Phùhợp với thông lệ quốc tế, các tổ chức trọng tài phi chính phủ này được thànhlập bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp

Trong cơ chế kế hoạch hóa, do Nhà nước chưa mở rộng chính sách

trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nên các tranh chấp kinh tế được giải quyết

tại các Hội đồng trọng tài này chủ yếu chỉ là các tranh chấp phát sinh giữa

các tổ chức kinh tế của Việt Nam và tổ chức kinh tế các nước thuộc hệthống kinh tế xã hội chủ nghĩa Từ khi thành lập, tổ chức và hoạt động củaHội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải có nhữngđặc điểm nổi bật:

+ Số lượng vụ việc được thụ lý giải quyết ít Từ năm 1964 đến năm

Trang 16

I988, cả 2 Hội đồng trọng tài chỉ thụ lý giải quyết 3 vụ.

+ Chủ thể của quan hệ tranh chấp là tổ chức kinh tế Việt Nam và to

chức kinh tế thuộc hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa |

+ Thực tiễn giải quyết tranh chấp đã bộc lộ rõ điểm bất hợp lý của việc phân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế cho 2 Hội đồng

trọng tài Đa số các tranh chấp ngoại thương liên quan mật thiết với vận

chuyển hàng hóa bằng đường biển.

+ Thủ tục tố tụng áp dụng ở 2 Hội đồng trọng tài giống nhau

Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển mở

rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế quốc

tế ngày càng gia tăng về số lượng, phong phú về chủ thể và phức tạp về nội

dung Chỉ trong 4 năm (1988-1992) Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội

đồng trong tài hang hai đã thụ lý giải quyết 91 vụ, tăng gấp 30 lần tổng số

vụ đã giải quyết trong 25 năm trước (1964-1988) Bên cạnh đó sự phân chia

(ham quyền cho 2 Hội đồng trọng tài ngày càng bộc lộ tính chất bất hợp lý,

nhất là trong diéu kiện không có sự phân biệt quy tắc (6 tụng ấp dụng trong

2 Hội đồng trọng tài này Để khắc phục những hạn chế đó, đồng thời đảm

bảo giải quyết hiệu qua các tranh chấp kinh tế quốc tế, ngày 28/4/1993, Thủtướng Chính phủ đã ra Quyết định số 204/TTg cho phép thành lập Trung

tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng thương mại và công gnhiệp

trên cơ sở sáp nhập 2 tổ chức phi chính phủ là Hội đồng Trọng tài ngoạithương và Hội đồng trọng tài hàng hai

6.3.2 Bản chất của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là một tổ chúc xã hôi nghề

nghiệp (tổ chức phi chính phủ) chủ yếu giất quyết các tranh chấp kinh tế tsừ

— ———

các hợp đồng ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại khác giữa các tổchức kinh tế Việt Nam với các bạn hàng nước ngoài Trung tâm trọng tài

Trang 17

quốc tế Việt Nam mang day đủ các đặc điểm của một tổ chức trọng tài quốckế:

Một là: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam tồn tại với tính chất là

một tổ chức phi chính phủ thành lập bên cạnh Phòng, thương mại và công,nghiệp Việt Nam Tính chất "phi chính phủ” thể hiện rõ ở các điểm: Trung

tâm trọng tài quốc tế Việt Nam không phải do Nhà nước thành lập, khôngnam trong cơ cấu thiết chế nào của bộ máy nha nước, không phải là cơ quanxét xử của Nhà nước; Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam tự hạch toán tựtrang trai các chi phí; Trọng tài viên không được hưởng lương từ Ngân sách

nhà nước.

Hai là: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có cơ cấu tổ chức bộ

máy gọn nhẹ và linh hoạt Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có chủtịch, 2 phó chủ tịch và II trọng tài viên Chủ tịch trung tâm chỉ định mội

thư ký thường trực Chuyên gia nước ngoài có thể được mời làm Trọng tài

viên của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

Ba là: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết các tranh chấp

theo quy tac tố tụng riêng Bản quy tắc này được xây dựng dua trên cơ sởQuy tắc trọng tai UNCITRAL do ủy ban về Luật thương mại quốc tế dựthảo và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 1976, Quy tắc trọng tàicủa phòng thương mại quốc tế (ICC) có hiệu lực từ 1958, Cong ước

Gionevo 1927 và Công tước Newyork 1958

6.3.3 Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trung tâm trọng tai quốc tế Việt Nam |

Theo Điều lệ Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam ban hành kèm theo

Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 và Quyết định 114/TTg ngày

16/2/1996 , thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trung tâm trọng tài

quốc tế Việt Nam được xác định như sau:

+ Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các

Trang 18

tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua

bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc

tế, chuyển giao công nghệ, tín đụng, và thanh toán quốc tế

+ Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có thẩm quyền siải quyết các

tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh doanh trong nước, bao gồm: Tranh

chấp về hợp đồng giữa các chủ thể kinh doanh, các tranh chấp giữa các chủ

thể kinh doanh, các tranh chấp giữa thành viên công ty với nhau, giữa thành

viên công ty với công ty liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu

Tranhchấp giữa các bên tham gia doanh nghiệp có vốn đầu tu nước ngoài

với nhau và với đoanh nghiệp Việt Nam có thể yêu cầu Trung tâm trọng tài

quốc tế Việt Nam giải quyết Sự quy định mở rộng thẩm quyền cho phépTrung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được giải quyết cả các tranh chấpkinh tế trong nước là sự phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp tign yêu cầucủa các nhà kinh doanh

6.3.4 Thủ tục tố tung tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt

Nam

Thủ tục tố tung tại Trung tâm trong tài quốc tế Việt Nam theo 2 bản

quy tắc tố tụng áp dụng riêng cho các tranh chấp kinh tế quốc tế và các

tranh chấp kinh tế trong nước Tuy nhiên, quy tắc tố tụng cơ bản đều gồm

các bước:

- Nộp đơn và nhận đơn kiện;

- Chọn Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài;

- Chuẩn bị giải quyết tranh chấp;

- Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.

Nội dung cụ thể của thủ tục tố tụng trọng tài sẽ được tóm tắt tại phần

6.3.5 Công nhận va thi hành tại Việt Nam quyết định cua

trọng tài nước ngoài

Trang 19

Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập Công ước Newyork 1958 về công

nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài Pháp lệnh công nhận

và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài đã được ủyban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14/9/1995 Theo Pháp lệnh này,

phán quyết của trọng tài nước ngoài được tòa án Việt Nam xem xét, côngnhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu phán quyết đó được tuyên ở nướchoặc do trọng tài của nước mà Việt Nam và nước đó đã ký kết hoặc tham

gia điều ước quốc tế về vấn để này Quyết định của trọng tài nước ngoài

cũng có thé được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có di

có lại mà không đòi hỏi phải có điều kiện ký kết, tham gia điều ước quốc tế

Như vậy, việc tham gia công ước 1958 và việc ban hành Pháp lệnh ngày

14/9/1995 về công nhận và cho thi hành tai Việt Nam quyết định của trọng

tài nước ngoài đã dẫn đến những hệ quả:

- Quyết định của Trọng tài nước ngoài có thể được tòa án Việt Nam

công nhận và cho thị hành tại Việt Nam.

- Quyết định của Trọng tài Việt Nam có thể được toa ấn nước ngoài

công nhận và cho thí hành ở nước ngoài Tuy nhiên, Quyết định của Trọng

tài Việt Nam lại chưa thể được tòa án Việt Nam công nhận và cưỡng chế thi

hành vì luật pháp chưa quy định điều này Đây là một bất lợi cho bạn hàng

nước ngoài khi bị đơn thua kiện là tổ chức kinh tế của Việt Nam và vụ việc

do Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết

^ n* a ^ ^ ni z ” xe « +6.4 Một sô vấn đề về tô chức của trọng tài phi chính

phủ ở Việt Nam

Pháp luật hiện hành ở nước ta thừa nhận 2 hình thức trọng tài thườngxuyên, đó là: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (theo Quyết định số204/TTg ngày 28/4/1993) và Trung tâm trọng tài kinh tế (theo Nghị định

1 16/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ)

Trang 20

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam gồm chủtịch, 2 Phó chủ tịch do các Trọng tài viên của trung tầm bầu ra với nhiệm Kỳ

4 năm Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định một thư ký thường trực của

trung tâm Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có trụ sở chính đặt bên

cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và có các văn phòng dat

điện tat các chi nhánh của Phòng thương mại ở các thành phổ lớn

Các trung tâm trọng tài kinh tế theo Nghị định 116/CP được thành lập

khi có ít nhất 5 trong tài viên Chủ tịch UBND cấp tinh có thẩm quyền cấphoặc từ chối cấp giấy phép thành lập trung tâm trọng taì Cơ cấu tổ chức củamối trung tâm gồm: Chủ tịch, Phó (hoặc các phó) chủ tịch và thư ky trung

tâm trọng tài Chủ tịch và Phó chủ tịch do các Trọng tài viên bầu ra Trongphần này, nhóm nghiên cứu cũng đã trình bày điều kiện và thủ tục cấp thẻtrọng tài viên, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch và các Phó chủ tịch trung,tâm trọng tài

6.5 Tô tụng trọng tài kinh tế phi chính phủ

6.5.1, Khát niêm tổ tung trong tai hình tế

Ban chất của Trọng tài là sự phân xử tranh chấp bởi một bên thứ ba do

các bên tranh chấp lựa chọn Xuất phát từ đặc điểm này, tố tụng trong tàikinh tế được hiểu là quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế tại cơ quan trọngtài kinh tế theo những nguyên tắc, thủ tục và trình tự nhất định Theo nghĩarộng, tố tụng trọng tài kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều

chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết tranhchấp kinh tế tat trọng tài kinh tế phi chính phủ Theo nghĩa này, nội dung

của pháp luật về trọng tài kinh tế bao gồm:

- Những quy định về nguyên tắc tố tụng trọng tài

- Những quy định về thẩm quyền của trọng tài.

- Những quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng

Trang 21

- Những quy định về thi hành phán quyết trọng tài

6.5.2 Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng trọng tài bình tế

Trên cơ sở pháp luật hiện hành về trong tài phi chính phủ, nhóm

nghiên cứu đã rút ra một số nguyên tắc cơ bản của tố tụng trọng, tài kinh tế,

đó là:

* Nguyên tắc tự định đoạt

Được xây dựng trên cơ sở pháp lý là quyền tự do kinh doanh, quyền tự

định đoạt trong tố tụng trọng tài đã cho phép đương sự có khả năng rộng rãi

khi quyết định nhiều vấn dé trong giải quyết vụ tranh chấp kinh tế Nộidung của những nguyên tắc này thể hiện ở những khía cạnh cụ thể:

- Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn đích danh một trung tâmtrọng tài thích hợp, không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở hay nơi cư trú của bịđơn, nguyên đơn

- Các bên tranh chấp được lựa chọn trọng tài viên.

- Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên có quyền tự do hòa

giai với nhau

- Trong nhiều trường hợp, các bên có quyền lựa chọn thời gian, địa

điểm tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp

* Nguyên tắc xét xử 1 lần

Đây là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng trọng tài Phù hợp với nguyêntắc này, phán quyết trọng tài có hiệu lực thi hành ngay và không thể bịkháng cáo tại tòa án hay tổ chức khác Với nguyên tắc này, tố tụng trọng tàicho phép giải quyết vụ việc nhanh chóng, kịp thoi, đút điểm

* Nguyên tắc xét xử công khai

Nguyên tắc này cho phép việc tổ chức phiên họp xét xử được tiến hành

Trang 22

"kín", thành phần dự họp chỉ gồm Hội đồng trọng tài và đương sự Những người khác nếu không cần thiết cho việc giải quyết chính xác vụ việc thì không được phép tới dự và theo đối quá trình xét xử của trong tài Nguyên

tắc này tạo điều kiện cho đương sự giữ gìn bí mật trong kinh doanh và uy

tín trên thương trường

Ngoài những đặc trưng này, nhóm nghiên cứu còn đề cập tới:

* Nguyên tắc hòa giải,

* Nguyên tắc trọng tài viên độc lập và tuân thủ pháp luật trong giảiquyết vụ tranh chấp

* Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

* Nguyên tắc giải quyết vụ tranh chấp nhanh chóng kip thời

6.5.3 Thẩm quyền của Trọng tài hình tế

Theo nghĩa rộng, thẩm quyển của Trọng tài kinh tế (còn gọi là thẩm

quyển giải quyết tranh chấp của Trọng tài Kinh tế) là phạm vi các tranhchấp kinh tế thuộc quyền tài phần của Trọng tài kinh tế Tham quyền của

một trung tâm Trọng tài kinh tế bị chỉ phối bởi 3 yếu tố:

- Sự quy định của pháp luật

- Su quy định của điều lệ trọng tài,

- Sự thỏa thuận lựa chọn của các bên tranh chấp

Sự quy định của pháp luật có vai trò liệt kê các loại tranh chấp thuộc

thẩm quyển giải quyết của Trọng tài Thẩm quyền của trung tâm trọg tài

quốc tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 204/TTg ngày 28/4/1993 và

Quyết định 114/TTg ngày 16/2/1996 Tham quyền của các trung tâm trong

tài kinh tế được quy định trong Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 Những

loại việc cụ thể thuộc thẩm quyền của những tổ chức trọng tài này đã được

trình bay trong phần 6.3 và 6.4 của bản tóm tắt

Trang 23

Sự quy định trong Điều lệ của trung tam trọng tài kinh tế cho phép thu hẹp hay mở rộng thẩm quyền của trung tâm trọng tài kinh tế trong khuôn khổ luật pháp cho phép Việc xác định thẩm quyền của trung tâm trọng tài

trong Điều lệ hoạt động thể hiện quyền tự do lựa chọn lĩnh vực hoạt động

của mỗi trung tâm trọng tài, tạo điều kiện cho trung tâm trọng tài có thể xác

định vị trí và uy tín của trung tâm theo lĩnh vực chuyên ngành

Thông thường thẩm quyền của Trung tâm trọng tài không thể đươngnhiên phát sinh, cho đù thẩm quyền đó đã được xác định theo quy định của

pháp luật và quy định của điều lệ Theo quy định của pháp luật về Trọng tài

kinh tế ở Việt Nam, trọng tài kinh tế chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh

chấp nếu như được các bên đương sự yêu cầu Như vậy, sự lựa chọn của các

bên là yếu tố quan trọng làm phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp

của các trung tâm trọng tài kinh tế

6.5.4 Thủ tục tố tụng trọng tài kinh tế

* Nộp đơn và nhận đơn khởi kiện

Thủ tục tố tụng trong tài được bat đầu khi nguyên đơn nộp đơn khởikiện Trung tâm trọng tài được thụ lý đơn yêu cầu khi có đủ các điều kiện:

- Vụ việc thuộc thẩm quyền của trung tâm

- Có thỏa thuận trọng tài hợp pháp

- Có đơn khởi kiện hợp lệ của nguyên đơn kèm theo những tài liệu

chứng minh

- Đã nộp lệ phí trọng tài

* Chon trọng tài viên giai quyết vụ việc

Các bên đương sự được quyền chọn một Trọng tài viên hoặc một Hội

đồng trọng tài gồm 3 Trọng tài viên để giải quyết vụ việc Trường hợp chỉ

chọn I trọng tài viên, nguyên don và bị don cùng chỉ định | Trọng tài viên.Nếu không thống nhất được việc lựa chọn này, chủ tịch trung tâm trọng tài

Trang 24

sẽ trực tiếp chỉ định Trọng tài viên phụ trách giải quyết vụ việc, Trường hợp các bên lựa chọn một Hội đồng gồm 3 Trọng tài viên, mỗi bên (nguyên đơn

và bị đơn) được chọn một Trọng tat viên; 2 Trọng tài viên được chọn sẽ

thống nhất việc chọn Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch hội đồng trọng tài.

Trong trường hợp bất đồng ý kiến khi chọn Trọng tài viên thứ ba, Chủ tịch

trọng tài sé trực tiếp chi định

* Chuẩn bị giải quyết vụ việc

Trong giai đoạn này, Trọng tài viên phải yêu cầu đương sự cung cấp

đầy đủ chứng cứ và trình bày ý kiến về vụ việc Khi cần thiết có thể tổ chức

giám định, phiên dịch để có đủ chứng cứ khách quan nhằm giải quyết

nhanh chóng kịp thời vụ tranh chấp

* Phiên họp giải quyết vụ tranh chap

Tại phiên họp, Trọng tài dựa trên cơ sở chứng cứ đã thu thập và pháp

luật hiện hành; luật được chọn áp dụng theo sự thỏa thuận lựa chọn của các

bên, các điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế (nếu là các tranh

chấp kinh tế quốc tế) để ra phán quyết Phan quyết của trong tài mang

tính chung thẩm, không thể bị kháng cáo trước bất kỳ tòa án hay tổ chức

nào Các bên phải tự nguyện thi hành trong thời hạn đã ghi tai phán quyết.Pháp luật hiện hành chưa có quy định về biện pháp cưỡng chế khi các bên

không tự giác thi hành phán quyết của trung tâm trọng tài

6.5.4 Thi hành quyết định trọng tài

Theo quy định của pháp luật, phan quyết của trọng tài được thi hành

dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên Là một tổ chức phi chính phủ, Trọng tài kinh tế không thể sử dụng sức mạnh cưỡng chế nhà nước để buộc bên

thua kiện thi hành phán quyết đã tuyên Mặc dù vậy Trọng tài kinh tế phichính phủ là cơ quan tài phán được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạtđộng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp,

Trang 25

bảo vệ trật tự xã hội Do đó, dam bảo hiệu lực thi hành phan quyết trọng tài

là vấn đề cần được Nhà nước quan tâm

Hiện nay, đối với mọi phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt

Nam và các trung tâm trọng tài kinh tế đều chưa có biện pháp dam bảo thi

hành khi bên thua kiện thiếu thiện chí và không tự nguyện thi hành Nghị

định 116/CP ngày 5/9/1994 chỉ cho phép bên không được thị hành phánquyết khởi kiện lại theo thủ tục tòa ấn Việc quy định này đã gián tiếp phủ

nhận tính chung thẩm của phán quyết trọng tài và làm giảm hiệu quả của

“A “25 A” ~ , Pare x?

việc giải quyết tranh chấp kinh tế bang trọng tài.

6.6 Van đề hoàn thiện pháp luật về trong tài kinh têTrong nội dung cuối cùng của đề tài, nhóm nghiên cứu tập trung làm

rõ 2 vấn đề lớn:

- Những hạn chế cơ bản của pháp luật trọng tài kinh tế

- Phương hướng hoàn thiện pháp luật trọng tài kinh tế ở Việt Nam

6.6.1 Những hạn chế cơ bản của pháp luật trọng tài hình tế ởViệt Nam

Ở mức độ khái quát pháp luật hiện hành về Trọng tài kinh tế bộc lộ

khá nhiều nhược điểm:

Thứ nhất là: thiếu một mặt bằng pháp lý thống nhất cho tổ chức vàhoạt động của 2 loại trọng tài: trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và

trung tâm trọng tài kinh tế theo Nghị định 116/CP

Mặc dù có sự thống nhất cơ bản về thẩm quyền, thủ tục tố tụng tổ

chức và hoạt động của các loại trọng tài tại Việt Nam được điều chỉnh bằng

những văn ban pháp luật khác nhau (Quyết định 204/TTg, Quyết định

114/TTg và Nghị định 116/CP và đều là những văn bản pháp lý có giá trị

chưa.cao,

Trang 26

Thứ hai: Chưa có quy định cụ thể về giải pháp đảm bảo thi hành quyết

định trọng tài khi các bên không tự nguyện thi hành Việc tham gia Cong

ước Newyork 1958 đã tạo ra khả năng quyết định của Trọng tài Việt Nam

có thể được tòa án nước ngoài tổ chức thi hành ở nước ngoài, quyết định

của trọng tài nước ngoài có thể được tòa ấn Việt Nam công nhận và cho thi

hành ở Việt Nam Trong khi đó, quyết định của Trọng tài Việt Nam lại chưa

thể được tòa án công nhân và cưỡng chế thi hành tại Việt Nam là mot

nghịch lý

Thứ ba: Không có quy định thống nhất về lệ phí trọng tài ở các trung

tâm và đối với từng loại tranh chấp

Hiện nay, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam áp dụng 2 mức thu lệ

phí khác nhau đốt với các tranh chấp phat sinh từ quan hệ kinh tế trongnước và các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế Các Trung tâmtrọng tài thành lập theo Nghị định 116/CP ấn định mức lệ phí theo khung, lệphí trọng tài do Bộ tài chính quy định Những quy định này, một mặt tạo ra

sự bất bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, mặt khác tạo ra sự bất bình

đẳng giữa các trung tâm trọng tài kinh tế ở Việt Nam.

Hạn chế thứ tư thể hiện trong mối quan hệ với Tòa án Cho tới nay,

hầu như chưa có một văn bản nào quy định về sự hỗ trợ của tòa án đối với

hoạt động của trọng tài Điều này làm giảm hiệu qua hoạt động của các

trung tâm trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam

6.6.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật trong tài hình tế ở

Việt Nam

Sau khi phân tích các nguyên tắc chỉ đạo việc hoàn thiện pháp luật về

trọng tài kinh tế, nhóm nghiên cứu đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiến

của những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài phi

chính phủ ở Việt Nam

Trang 27

1 MỘT SỐ VẤN DE CHUNG TRONG PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ TRỌNG TÀI

Thứ nhất, về hình thức văn bản cần xây dựng

Ở nước ta, pháp luật trọng tài kinh tế hiện đang tồn tại dưới hình thức

văn bản dưới luật mà cụ thể là các Nghị định, Quyết định của Chính phủ.Bàn về vấn đề hoàn thiện pháp luật trọng tài kinh tế, một vấn dé mang tính

chất quan điểm cần được quan tâm đó là cần xây dựng, bổ sung sửa đổi

pháp luật trọng tài kinh tế dưới hình thức văn bản pháp luật nào?

Khi xây dựng pháp luật trọng tài kinh tế cũng có ý kiến cho rằng, nên

xây dựng Luật trọng tài kinh tế, bởi văn bản luật có nhiều ưu điểm của nó

như đã trình bày ở trên Chúng tôi đồng ý với ý kiến đó về những ưu điểm

của văn bản luật Song, thiết nghĩ, pháp luật là sự phan ánh đời sống kinh tế

xã hội, pháp luật không bao giờ cao hơn đời sống kinh tế xã hội Chính vì

vậy, xây dựng văn bản luật về trọng tài kinh tế, e rằng còn quá sớm, chưaphù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay Đốt với chúng ta,

các trung tâm trọng tài kinh tế với tư cách là những tổ chức xã hội - nghề

nghiệp là một hiện tượng mới, từ mô hình tổ chức cho đến thể thức hoạtđộng của chúng chưa ổn định Do đó, nếu phan ánh dưới hình thức văn ban

luật chac sẽ không tránh khỏi những khó khăn nhất định

Trên cơ sở lý luận đó, chúng tôi đồng ý với quan điểm xây dựng pháp

lệnh trọng tài kinh tế, để thay thế cho các Quyét định, Nghị định về trọng

tài kinh tế hiện hành Khi tổ chức và hoạt động tương đối ổn định, chúng ta

sẽ xây dựng luật về trọng tài kinh tế

Thứ hai, về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật trọng

tài

Đây là hai vấn đề có mối liên quan chặt chế với nhau, bởi tên gọi làhình thức, phải thể hiện được nội dung đó là pham vi điều chính của văn

Trang 28

bản pháp luật cần ban hành.

Trong Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật và pháp

lệnh năm 1998, Pháp lệnh này có tên gọi là "Pháp lệnh trọng tài thương,

mại” Theo chúng tôi, đặt tên cho pháp lệnh này phải dựa vào phạm vi điềuchỉnh của Pháp lệnh, đồng thời phải có sự xác định chính xác hai thuật ngữ:

"Thương mại” và "kinh tế” Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu,

"thương mai" được hiểu theo một nghĩa rộng bao gồm cả lĩnh vực sản xuất

và lĩnh vực trao đổi hàng hóa, dịch vụ Tuy nhiên, theo quy định của phápluật hiện hành ở nước ta, "Thương mại” được hiểu ở nghĩa hẹp, chỉ bao gồm

việc mua bán hàng hóa và các dịch vụ liên quan đến việc mua bán hàng hóa

(xem Điều 5, Luật thương mại) Còn thuật ngữ kinh tế được hiểu ở nghĩarộng, đó là các hoạt động tạo ra của cải vật chất và tinh than cho xã hội

Như vậy, chúng tôi cho rằng, nếu khái niệm thương mại được hiểu

theo nghĩa rộng, bao gồm cả lính vực sản xuất kinh doanh, thì tốt nhất nên

gọi là Pháp lệnh trong tài thương mại Còn nếu hiểu thuật ngữ thương mai ở

nghĩa hẹp như quy định của pháp luật hiện hành, thì nên đặt tên cho pháplệnh là Pháp lệnh trọng tài Kinh tế

Về phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh, theo quan điểm của chúng tôi,pháp lệnh này không chỉ điều chỉnh hoạt động mà cả tổ chức của trọng tàiphi chính phủ Để tránh tình trạng gây nhầm lẫn với các loại hình trọng tàikhác có thể hình thành trong tương lai, nên chăng phải nhấn mạnh rằng:

Pháp lệnh này chỉ điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế

với tính chất trọng tài phi chính phủ

Thứ ba, về hình thức trọng tài

giới, có hai hình thức

Trong thực tiễn trọng tài ở các nước trên thế

trọng tài, đó là trọng tài đơn vu (trong tài ad-hoc) và trọng tài thường trựcs lô xe) 3 7 oO 7 oO E

(trọng tài quy chế) Pháp luật hiện hành ở nước ta chỉ mới quy định về trọng

Trang 29

tài quy chế, chưa có quy định về trọng tài ad-hoc Chúng tôi quan niệm

rằng, sử dụng trọng tài quy chế có nhiều ưu điểm hơn so với trọng tài

ad-hoc Bởi vì, các bên đương sự đã có sẵn danh sách trọng tài viên đủ tiêu

chuẩn để lựa chọn, quy tắc tố tụng cũng có sẵn, trách nhiệm của trọng tài

viên gắn với một tổ chức trọng tài cụ thể, có địa chỉ cụ thể Các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền thuận lợi và dé dàng trong việc theo dõi, kiểm tra,

thanh tra việc thí hành pháp luật trong lĩnh vực này Vì vậy, trước mấtchúng ta chưa nên vội cho 4p dụng hình thức trong tai ad-hoc, mà nên tiếp

tục duy trì quy định cho phép trọng tài kinh tế ở nước ta được tổ chức dưới

hình thức trọng tài quy chế

Thứ tư, về quan lý nhà nước đối với trọng tài

Về phương diện quản lý nhà nước đối với trọng tài đã có những quyđịnh trong các các văn bản pháp luật về trọng tài Tuy nhiên, còn thiếu nhất

quán, có những quy định khá cụ thể không cần thiết, trong lúc đó lại có

những quy định chung chung không rõ ràng, pháp luật cần phải xác định cơchế quản lý nhà nước đối với hoạt động của cơ quan trọng tài, trên nguyên

tắc tôn trọng quyền hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của trọng

tài viên Trọng tài là một tổ chức phi chính pủ, do đó cần có một cơ chế

pháp luật chặt chế để nó hoạt động không "vô chính pt" (Nội dung cụ thể

của vấn đề này được trình bày trong chuyên đề: "Vấn dé hoàn thiện hpap

Att

luật về trọng tài kinh tế

2 MOT SỐ VẤN Dis CỤ THE CAN DƯỢC HOÀN THIỆN TRONG NỘI DUNG CUA PHÁP LUAT TRỌNG TÀI KINI TẾ

Thứ nhất, về quy tắc tố tụng

Khác với tố tụng tòa án, một thủ tục được ghi nhận chi tiết, cụ thể

trong văn ban pháp luật của Nhà nước, thủ tục tố tụng trọng tài không chỉ

được ghi nhận trong các van ban pháp luật, mà còn được quy định chi tiết

Trang 30

trong các bản quy tắc tố tụng của mỗi cơ quan trọng tài.

Thực tế hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hai loại tổ chức trọng tài, đó là

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và các Trung tâm trọng tài kinh tế

theo Nghị định 116/CP Thủ tục tố tụng ở hai tổ chức trọng tài này cũng có

những sự khác nhau Đối v ới Trung tâm trọng tài quốc tế có quy tắc tố tụng

trọng tài, trong khi đó, các trung tâm trọng tài ở các tinh, thành phố đượcthành lập theo Nghị định 116/CP, mỗi một trung tâm trọng tài chưa có quy

tắc tố tụng riêng của mình

Như vậy, sự thống nhất về tố tụng trọng tài phi chính phủ vẫn còn làvấn dé nổi cộm cần phải xem xét nghiêm túc Theo chúng tôi, khi xây dựng

pháp luật trọng tài, cần có những quy định về tố tụng trọng tài làm cơ sở

cho các trung tâm trọng tài xây dựng các bản quy tắc tố tụng của mình

Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết

Nhìn chung, các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền củacác trung tâm trọng tài kinh tế về cơ ban còn phù hợp với thực tiễn và nên

tiếp tuc khẳng định lại trong Pháp lệnh trọng tài kinh tế Bên cạnh đó nhómnghiên cứu cũng dé cập đến vấn dé mở rộng thẩm quyền của trọng tài kinh

tế trên cơ sở xem xét đến năng lực chuyên môn của Trọng tài viên, thực tế

hoạt động của các trung tâm trọng tài điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.Thứ ba, về thỏa thuận trọng tài

Pháp luật hiện hành chỉ quy định khái quát rằng các bên đương sự cóquyền trong khuôn khổ pháp luật cho phép, thỏa thuận bằng, văn bản đưa

tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài Trong lúc đó, đây là một vấn đề rấtquan trọng trong pháp luật trọng tài, cho nên cần được quy định thành mộtchương trong văn bản pháp luật trọng tài kinh tế Trong chương đó, nên quy

định cụ thể không chỉ quyền của các bên đương sự mà cả những điều kiện

công nhận một thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý; những trường hợpthỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu, mối quan hệ giữa thỏa thuận trọng tai

Trang 31

với các bên ký kết

Thứ tư, về trọng tài viên.

Đối với các trung tâm trọng tài kinh tế, trọng tài viên có mội vị tri, vat

trò rất quan trọng, bởi chính hoạt động của chính trọng tài viên gắn liền với

hiệu quả hoạt động và uy tín của các trung tâm trọng tài Vì vậy, các quyđịnh pháp luật về trọng tài viên trong Pháp lệnh trọng tài kinh tế là một nộidung không thể thiếu

Chúng tôi cho rằng, trong văn bản pháp luật về trọng tài kinh tế cầnquy định cụ thể tiêu chuẩn trọng tài viên, quy chế tuyển chọn, cấp thẻ trọng

tài viên và chỉ có những người có thẻ trọng tài viên mới được hành nghề

Nhóm nghiên cứu cũng để cập đến vấn để người nước ngoài có thể được

làm trọng tài viên ở Việt Nam nhưng chỉ trong sự hạn chế là: chỉ cho phép

Luật sư nước ngoài tham gia giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài và

Luật sư đó phải tham gia vào một tổ chức trọng tài được thành lập theoPháp luật trọng tài của Việt Nam.

Thứ năm, về quan hệ giữa toa dn và trọng tài,

Hiện nay, phấp luật về trọng tài nước ta chưa có quy định về mối quan

hệ gia tòa dn và trọng tai Chúng tôi cho rằng, tòa ấn và trọng tài phí chínhphủ là các cơ quan giải quyết tranh chấp, hoạt động độc lập Một bên là cơ

quan nhà nước, một bên là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhưng chúngvẫn nên có những mối quan hệ với nhau và cần thiết phải sự hỗ trợ từ phía

tòa án Cho nên, phải có những quy định của pháp luật cho phép sự hỗ trợ từphía tòa an trong quá trình trong tài viên tiến hành các hoạt động giải quyếttranh chấp

Thứ sáu, về cơ chế cưỡng chế thí hành quyết định của trọng tài

Khác với tòa án, trọng tài chỉ xét xử một lần, quyết định của trọng tài

là chung thẩm, các đương sự không được kháng cáo trước bất kỳ cơ quan

nhà nước nào Hiện nay, chúng ta chưa có cơ chế đảm bảo thi hành đối với

Trang 32

quyết định này Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế cưỡng chế thi hành quyết

định trọng tài ở Việt Nam là vấn đề rất đáng quan tâm Theo chúng tôi dé

đảm bão thực hiện quyết định của trọng tài, nên luật hóa các quyết định

hiện hành với nội dung khẳng định rõ quyết định trọng tài có hiệu lực thi

hành ngay, các bên tranh chấp có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thi hành quyếtđịnh đúng pháp luật của trọng tài Đồng thời cũng cần đưa vào pháp luật vềtrọng tài kinh tế một quy định mới rằng, trường hợp các bên không tựnguyện thi hành, thì bên kia có quyền đệ đơn yêu cầu tòa án công nhận vàcho thi hành quyết định đó của trọng tài và tòa ấn có trách nhiệm phải xemxét việc công nhận và cho thi hành quyết định trọng, tài theo yêu cầu của

đương sự.

Trên đây là những nội dung cơ bản của các chuyên để mà nhóm ticgiả sẽ nghiên cứu và phân tích ở phần sau Những nội dung này không chỉ

là sự phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Trọng tài kinh

tế phi chính phủ ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng thiết thực trong

việc nghiên cứu giảng dạy và học tập pháp luật về Trọng tài nói riêng vàpháp luật về tài phan kinh tế nói chung

Nghiên cứu hoàn thiện một vấn đề khoa học mới mẻ, được triển khai

thực hiện chưa nhiều trong thực tiễn là một vấn đề hết sức khó khăn; trong

nhóm tác giả, nhiều người còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu

khoa học, vì vậy, dé tài sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định Tapthể tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của Hội đồng nghiệm thu

ne

dé tài cùng toàn thé bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn chỉnh việc nghiên

cứu hoàn thiện pháp luật về Trọng tài kinh tế ở Việt Nam

Ban chủ nhiệm dé tài cùng tập thể tác gia xin chân thành cam ơn

BAN CHỦ NHIEM ĐỀ TÀI

Trang 33

PHẦN II

CAC BAO CAO CHUYEN DE

Trang 34

BAN CHAT CUA TRONG TÀI PHI PHÍNH PHU

ThS Bui Ngoc Cường & GV Lê Đình Vĩnh

I KHÁI NIỆM VỀ TRỌNG TÀI PHI CHÍNH PHỦ

1 Trọng tài là gì?

Khai niệm “Trọng tài” từ lâu đã rất quen thuộc trong đời sống kinh tế ởcác nước ở nước ta, vì nhiều lý do, mức độ phổ biến cũng như sự nhận thức

về khái niệm này còn nhiều hạn chế

Trong khoa học pháp lý, người ta đã đưa ra rất nhiều khái niệm khácnhau về trọng tài Chẳng hạn: trọng tài "là những tranh chấp hay bất đồng

được đưa ra cho một hay nhiều người được xem là công tâm, không thiên

lệch quyết định và quyết định này có tính ràng buộc đốt với hat bên”; hay

“trọng tài là một cách giải quyết bất đồng trong quan hệ công nghiệp mà

_ x ; , ` x u(t)

không cần dua ra pháp luật hay đình công"

Qua những khái niệm vừa nêu, thì “trong tài” trước hết được hiểu làhình thức giải quyết tranh chấp hay bất dong giữa các bên thong qua “người

thứ ba” Và chính trong ý nghia thứ nhất này nó đã bao ham ý nghĩa thứ hai

của khái niệm này "Trọng tài" còn được hiểu với ý nghĩa là những thể chế

"trung gian” (người thứ ba) tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp

Những thể chế trung gian này có thể là tổ chức hay cá nhân do các bên tranh chấp tự lập hoặc lựa chọn từ những mô hình có sẵn để giải quyết tranh

chấp cho họ Trong thực tế, thuật ngữ “trọng tài” có thể được sử dụng với

nghĩa này hay nghĩa khác Nhưng nếu hiểu một cách đầy đủ thì khái niệm

này bao hàm cả 2 ý nghĩa trên

Hình thức giải quyết bằng trọng tài có thể áp dụng đối với mọi loại

tranh chấp Song với những đặc điểm của nó, hình thức trọng tài đặc biệt

Œ Xem, Từ điển hình tế thị trường, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 1994

Trang 35

pha hợp với các tranh chấp kinh doanh Nó là hình thức chủ yếu được ápdụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh.thương mại Trên thế giới, hầu hết các trung tâm trọng tài đều là trọng tài

thương mại (hay còn gọi là trọng tài kinh tế)

2 Khai niệm trọng tài phi chính phủ

Với tính cách là một “thể chế trung gian” tham gia vào việc giải quyết

các tranh chấp kinh doanh, thương mai, các thể chế trọng tài thương mại

được thiết lập bằng nhiều con đường khác nhau Chính nguồn gốc ra đời

quy định tên gọi, cách thức tổ chức và tính chất của từng thể chế

ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trọng tài kinh tế nhà nước là

một loi cơ quan nhà nước, được thành lập để thực hiện một phần chức

năng quan lý của Nha nước đốt với nên Kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan này là hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra,

giám sát việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế giữa các don vị kinh tế

xã hội chủ nghĩa; giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế chi là nhiệm vụ

thứ yếu Trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng, kinh tế, trọng tài Kinh tế

nhà nước đóng vai trò như một “co quan xét xử” của Nhà nước mang danhnghĩa trọng tài, chúng không phải là những cơ quan trọng tài đích thực Các

phán quyết của trọng tài phần nhiều bị chi phối bởi ý chí nhà nước, bảo vệ

lợi ích nhà nước, thiếu tính khách quan, công bằng Những đặc điểm đó

không còn phù hợp với yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh trong cơ chế thị trường, cho nên ngày nay mô hình trọng tàt kinh tế nhà nước ở các nước này đã bị giải thể.

Ngược lại với mô hình trọng tài kinh tế nhà nước, ở các nước có nền

kinh tế thị trường, các trung tâm trọng tài thương mại thường ra đời trên cơ

so sáng kiến và sự tự nguyện của các trọng tài viên Các trung tâm này nằm

Aangoài các thiết chế nha nước, chúng tồn tại với tư cách những tổ chức xã hội

Trang 36

- nghề nghiệp (phi chính phủ) Sự xuất hiện của các trung tâm này là xuất

phát từ nhủ cầu của xã hội (mà trước hết là của giới thương gia) và do chính

xã hội tô chức nên

Sự độc lập về mặt tổ chức, đến lượt nó, đã tạo ra cho các trung tâm

trọng tài này sự độc lập trong hoạt động Chúng chỉ hoạt động, trong Khuôn

khổ pháp luật, trong sự quản lý của Nhà nước nhưng không được đặt dưới

sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước như trọng tài kinh tế nhà nước Sự độc lập

có ý nghĩa nhất là trong hoạt động tố tụng, trong việc tự xác lập quy tắc tỏ

tụng trên nguyên tắc đảm bảo tối đa quyển tự định đoạt của các bên đương

sự Chính điều này khiến cho phán quyết của trọng tài rất khác so với bản

ấn của tòa dn ở tính ý chí Phán quyết trọng tài được tuyên không nhân

danh Nhà nước, nó thể hiện cao nhất ý chí và lợi ích của các bên đương sự

trong vụ tranh chấp

Như vậy, khái niệm “trọng tài phi chính phủ” cũng cần được hiểu dưới

hai góc độ:

Đưới góc độ thứ nhất, trọng tài phi chính phủ là những tố chức xã hội

-nghề nghiệp, được lập ra một cách tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải

quyết các tranh chấp kinh doanh theo yêu cầu của các bên tranh chấp

Trọng tài phi chính phủ là những "thể chế xã hội” đặc biệt, sự ra đời và hoạtđộng của nó gắn liền với nhu cầu đòi hỏi của hoạt động kinh doanh trongnền kinh tế thị trường

Dưới góc độ thứ hai, trọng tài phi chính phủ là một hình thức giảiquyết tranh chấp trong kinh doanh, được tiến hành bởi các thể chế xã hội

ve

đặc biệt (các trung tâm trọng tài và các trọng tài viên), thong qua những

trình tự, thủ tục nhất định, trên cơ sở bảo dam quyền tự định đoạt của các

bên tranh chấp Trọng tài phi chính phủ được xem như là một hình thức tàiphán trong kinh doanh rất hữu hiệu, được các nhà kinh doanh rất ưa chuộng

Trang 37

trong nền kinh tế thị trường.

Việc tiếp cận khát niệm toàn diện như trên là cơ sở để chúng ta có {he

tìm hiểu một cách thấu đáo vấn đề bản chất của trong tài phi chính phú,

II BAN CHAT CỦA TRỌNG TÀI PHI CHÍNH PHỦ

Ban chất của các sự vật, hiện tượng dược phan ánh qua những đặc

điểm mà chúng biểu lộ ra, thong qua những, đặc điểm đó, người ta nhận biêt

được một sự vật, hiện tượng nào đó trong mốt liên hệ với các sự vật hiện

tượng khác Bản chất của trọng tài phi chính phủ cũng được biểu hiện thông

qua những đặc điểm của nó So với các hình thức tài phán khác, trọng tàiphi chính phủ có những đặc trưng riêng biệt cả về phương diện mô hình tổ

trọng tài Stockhom nằm trong phòng thương mại Stockhom, ủy ban trọngtài Thái Lan nằm bên cạnh phòng thương mại Thái Lan ), hoặc cũng có thể

là các trung tâm trọng tài đứng độc lập dưới hình thức các công ty hoặc cácoO > © oO Q `

hiệp hội (theo Luật về công ty hoặc hiệp hội), chẳng hạn: Trung tâm trọngtài quốc tế Singgapore (SIAC), Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông(HKIAC), Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Australia (ACICA) lànhững trung tâm trọng tài độc lập Trên thế giới, thông thường, ở mdi nướcđều có cả các trung tâm trọng tài độc lập lẫn trực thuộc

Mặc đù mô hình tổ chức khác nhau, song các trung tâm trọng tài phichính phủ đều có những đặc trưng về cơ cấu tổ chức như sau:

Trang 38

Một là, các trung tâm trọng tài phi chính phủ ton tại vey tự cách lànhững tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chúng không nam trong la thong cơquan quan lý nhà nước (giống như trọng tài kinh tế nhà nước trước dây).cũng không phải là một cơ quan tài phán tư pháp (như tòa án bink LÊ), Now

một cách chính xác, các trung tâm trọng tài là các tổ chức "xã li" của cácnhà kinh doanh được lập ra để giải quyết các tranh chấp thương Mat, bag vequyền lợi cho các nhà kinh doanh Vì vay, các trung tâm này hoàn loàn

không mang tinh chất quyền lực nhà nước, chúng cũng không chin SỨ can

thiệp trực tiếp hay chỉ phối của nhà nước về tổ chức, nhân sự, tham chí kể

cả tài chính Công cụ duy nhất để nhà nước thực hiện sự kiểm soát đối với

chúng là thông qua hệ thông luật lệ về trọng tài do Nhà nước ban hành,

Trong khuôn khổ pháp luật, trung tâm trọng tài hoạt động như những, tổ

chức xã hội khác.

Hai là, bên cạnh sự độc lập với Nhà nước về tổ chức và tài chính, các

trung tâm trọng tài còn độc lập với nhau Giữa các trung tâm trong tàikhông có mốt quan hệ trực thuộc lẫn nhau ngoài quan hệ hợp tác, Moi trung

tâm đều có một vị trí bình đẳng với nhau cho dù đó là trọng tài trone nướchay trọng tài quốc tế Các đương sự có thể thỏa thuận yêu cầu bất kỳ mot

trung tâm trọng tài nào đứng ra giải quyết tranh chấp với một dam bảo chắc

chắn rằng mọi phán quyết của các trung tâm trọng tài khác nhau đều có eid

trị phap lý như nhau Phap luật của các nước hầu như không có quy định

nào trái với điều này

Do tính độc lập cao nên các quy định của trung tâm trọng tài nào chỉđược áp dụng ở trung tâm trọng tài đó mà không bắt buộc đối với các trung

tâm khác, ngoại trừ có sự tự nguyện áp dụng Dac biệt là quy tắc tố tùng và

mức lệ phí trọng tài là những nội dung thường.-có những quy định khác nhau

ở từng trung tâm Hoạt động của các trung tâm trọng tài vì thế Minny tính

cạnh tranh rất quyết liệt Sự thành công hay không của mỗi trung Mim phụ

Trang 39

thuộc rất lớn vào các lợi thế sẵn có, tính hấp dẫn của quy tắc tố tụng và uy

tín mà trung tâm tạo dựng được trước giới thương gia

Ba là, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của các trung tâm trọng tài rất gọn

nhẹ và lĩnh hoạt Tuy thường được tổ chức theo hình thức công ty nhưng bộmay của trung tâm trọng tài giản tiện hơn rất nhiều so với các công ty Cocấu bộ máy của một trung tâm chỉ gồm có hội đồng quan trị trung tâm và

ban thu ký thường trực Hội đồng quản trị là cơ quan quan lý mọi mặt hoạt

động của trung tâm, vạch ra phương hướng và mục tiêu cụ thể cho trung

tâm trong từng thor kỳ nhất định Ban thu ky là bộ phận thường trực không

thể thiếu được của mỗi trung tâm, làm nhiệm vụ giao dịch trực tiếp giữa

trung tâm với khách hàng Hội đồng quản trị và ban thư ký hoạt động theo

nguyên tắc tự quản, không có cơ chế giám sát như trong công ty Kinh phíhoạt động của các bộ phận này (kể cả thù lao trả cho các thành viên) được

lấy từ các khoản thu nhập của trung tâm

Bốn là, hoạt dong xét xử của trung tâm được tiến hành bởi đội neti

trọng tài viên chuyên nghiệp Các trọng tài viên là những người có phẩmchất đạo đức tốt, trung thực, Khách quan, vô tư, có kiến thức chuyên môn và

pháp luật vững vàng được lựa chọn qua các kỳ thi tuyển và được cấp thẻ

trọng tài viên Chức danh trọng tài viên không phải là chức danh công chức

viên chức nhà nước (mặc dù trong số họ có thể có người là công chức, viên

chức trong bộ máy chính quyền) Các trọng tài viên không hưởng lương từngân sách mà được hưởng thù lao do các đương sự trả thông qua mức lệ phí

trọng tài

Khi tham gia vào trung tâm trọng tài, các trọng tài viên được ghi tên

vào danh sách trọng tài viên của trung tâm Họ có thể làm việc tại trung tâm

theo chế độ thường xuyên hoặc theo chế độ cộng tác Trọng tài viên chỉ

tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp khi được các đương sự lựa chọn

Trang 40

hoặc được chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định Mức thu nhập của mỗi

trọng tài viên vì vậy tùy thuộc rất nhiều vào uy tín của họ trước công chúng,

đặc biệt là trước giới thương gia

Năm là, mỗi trung tâm trọng tài đều có một bản quy tắc tố tụng riêng,

do trung tâm xây dựng Trong bản quy tắc đó sẽ quy định chỉ tiết về trình

tự, thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng để giải quyết các vụ việc tranh chấp tại

trung tâm đó Sự đơn giản và lĩnh hoạt của trình tự tố tụng sẽ tạo nên sứchấp dẫn của trung tâm trước khách hàng Tuy nhiên, dù đơn giản và lĩnhhoạt đến đâu, các bản quy tắc tố tụng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các bướccần thiết cho việc giải quyết một tranh chấp và không được trái với các quyđịnh của luật pháp

Thực tế cho thấy, mỗi bản quy tắc tố tụng có thể có một số quy định

riêng phù hợp với điều kiện đặc thù của từng trung tâm Song nhìn chung,

các bản quy tắc tố tụng đều được xây dựng trên cơ sở Bản quy tac trọng tai

do ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế ban hành năm

1976, hoặc Bản quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế có hiệu lực

_=

từ năm 1988 và một số công ước quốc tế có liên quan Ngoài ra, Bản quy

tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín (London.Brussell ) cũng thường được đưa ra lam hình mẫu cho việc xây đựng quy

«

tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài khác

Sáu là, các trung tâm trọng tai với tính cách là những tổ chức phi chính

phủ, song điều đó không có nghĩa là phí nhà nước Mặc dù chúng không

được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Nhà nước, nhưng hoạt động củacác trung tâm trọng tài không hoàn toàn thoát ly nhà nước Ngược lại,

chúng vẫn cần đến sự quản lý và hỗ trợ thường xuyên của Nhà nước

Về phương diện thứ nhất, Nhà nước là chủ thể quan lý hoạt động của

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w