1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Áp lực thể chế với việc thực hiện kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

118 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 2

Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

Các thành viên tham gia:

Ths Nguyễn Kim Nam Ths Trần Thị Tuyết Vân

TP.HCM – 2020

Trang 3

Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Thƣ ký

Trang 4

Với tầm quan trọng của Kế toán quản trị môi trường, trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát chi phí môi trường, gia tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững, một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đưa ra các hàm ý hướng tới việc sản xuất kinh doanh có trách nhiệm với môi trường Tuy nhiên các nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường đã thực hiện, chủ yếu khai thác ở khía cạnh hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị môi trường hoặc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán quản trị môi trường tại một đơn vị cụ thể Thời gian gần đây, ở nước ngoài, một số các nghiên cứu đã tiếp cận rộng hơn ở cấp độ nhiều doanh nghiệp, và đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị môi trường Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến kế toán quản trị môi trường còn chưa nhiều, chủ yếu tiếp cận theo hướng giải pháp thực hiện kế toán quản trị môi trường tại một doanh nghiệp cụ thể, hoặc những lợi ích và định hướng áp dụng kế toán quản trị môi trường Khá ít nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của áp lực thể chế đến thực hiện kế toán quản trị môi trường, trong đó đặc biệt hiếm có nghiên cứu kết hợp đường đi giữa lý thuyết thể chế và lý thuyết hành động hợp lý để phân tích các ảnh hưởng (có thể có) đến việc thực hiện kế toán quản trị môi trường Nhận thấy tầm quan trọng của kế toán quản trị môi trường trong việc gia tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nghiên cứu này sẽ khám phá ảnh hưởng của các áp lực thể chế, bao gồm: áp lực cưỡng ép, áp lực quy chuẩn và áp lực mô phỏng đến ý định thực hiện kế toán quản trị môi trường, từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất, trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề ra các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU MỤC LỤC

1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1 Ý nghĩa khoa học 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Định nghĩa và phân loại Kế toán quản trị môi trường 2.1.2 Đối tượng của Kế toán quản trị môi trường

2.1.3 Các loại thông tin của Kế toán quản trị môi trường

2.1.4 Nội dung Kế toán quản trị môi trường

2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN CÓ LIÊN QUAN 2.2.1 Lý thuyết thể chế (Institutional theory)

2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action) 2.2.3 Vận dụng các lý thuyết nền cho nghiên cứu này

2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trước

2.3.2 Một số nhận xét về các nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu 2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ

2.4.1 Phát triển các giả thuyết nghiên cứu 2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị

2.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 2

i ii iii iv 1 1 2 3 3 4 4 4 5

6 6 6 8 8 10 14 14 18 19 21 21 27 31 31 33 34

Trang 6

3.1.2 Quy trình nghiên cứu 3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 3.2.1 Xây dựng nghiên cứu định tính 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính 3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 3.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 4.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

4.1.2 Phân tích thống kê mô tả

4.2 KIỂM ĐỊNH CRONBACH ALPHA VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá

4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH

4.4 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH (SEM) 4.4.1 Kiểm định mô hình lý thuyết

4.4.2 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

4.5 THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý 5.1 KẾT LUẬN

5.1.1 Về mục tiêu nghiên cứu 5.1.2 Về kết quả nghiên cứu 5.1.3 Về đóng góp của nghiên cứu

47 47 47 51 53 53 54 55 57 57 59 61 65

66 66 66 67 67 68 70 70 70

Trang 7

1 Tiếng Việt 2 Tiếng Anh

PHỤ LỤC

72 73

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

(nếu có)

Activity Based Cost Phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động ABC

Federal Environment Ministry - Germany

Institutional Context Bối cảnh thể chế International Federation of

Accountants

Institutional theory Lý thuyết thể chế International Standards

Organization

Material Flow Cost Accounting

Phân tích dòng chi phí nguyên vật liệu MFCA

United Nations Division for Sustainable Development

Ủy ban Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc

UNDSD

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Danh mục các định nghĩa Kế toán quản trị môi trường

Bảng 2.2: Các giả thuyết nghiên cứu Bảng 3.1: Thang đo Áp lực cưỡng ép Bảng 3.2: Thang đo Áp lực quy chuẩn Bảng 3.3: Thang đo Áp lực mô phỏng

Bảng 3.4: Thang đo YDTH Kế toán quản trị môi trường Bảng 3.5: Thang đo thực hiện KTQTMT

Bảng 4.1: Thống kê theo giới tính, học vấn, chức vụ và thâm niên Bảng 4.2: Quy mô tài sản của các doanh nghiệp

Bảng 4.3: Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp Bảng 4.4: Địa chỉ trụ sở hoạt động của các doanh nghiệp Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến quan sát

Bảng 4.6: Độ tin cậy Cronbach‘s Alpha

Bảng 4.7: Ma trận nhân tố đã xoay của phân tích nhân tố khám phá Bảng 4.8: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt trong mô hình tới hạn Bảng 4.9: Mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm (chưa chuẩn hóa) Bảng 4.10: Mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm (chuẩn hóa) Bảng 4.11: Ma trận hệ số tương quan

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định các ảnh hưởng trực tiếp Bảng 4.13: Kết quả kiểm định các ảnh hưởng gián tiếp

7 33 38 39 39 40 41 48 48 49 50 52 53 54 57 58 58 59 59 60

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến hành vi của tổ chức

Hình 2.2: Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề nghị

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Hình 4.1: Phân loại DN theo ngành nghề KD nhạy cảm với môi trường Hình 4.2: Phân loại DN theo hình thức sở hữu

Hình 4.3: Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn Hình 4.4: Kết quả SEM mô hình lý thuyết chuẩn hóa

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Phát triển bền vững là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, đó là ―sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tương lai‖ (Keeble, 1988, tr.20) Ở các nước phát triển, kinh tế xanh đã trở thành xu hướng kinh doanh, trong khi đó phần lớn các nước đang phát triển lại tạm thời ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, và hoạt động của các DNSX có thể sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt cho MT (O‘Neill và cộng sự, 2005) Tuy nhiên dưới áp lực của tất cả các bên liên quan, các DN đã tiến hành kinh doanh ngày càng có trách nhiệm hơn Vì vậy, để phục vụ cho việc ra quyết định, ngoài các thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận như trước đây, nhà quản trị còn cần thêm các thông tin liên quan đến MT KTQTM xuất hiện vào những năm 1970, có thể cung cấp thông tin để đáp ứng yêu cầu này (Mohd và cộng sự, 2012) Thực hiện KTQTMT không chỉ giúp các DN tuân thủ luật pháp về BVMT mà còn mang lại cho nhiều lợi ích cho tổ chức, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững (Delmas và Toffel, 2008)

Ngày nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được toàn cầu quan tâm, vì vậy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường chiếm vị trí trung tâm trong các cuộc thảo luận (Sadeghzadeh, 1995) Ở Việt Nam, thời gian qua tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp Tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, đại diện khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho rằng tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong dài hạn (VBF, 2020)

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một vùng kinh tế có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước Năm 2016, mức tăng trưởng của vùng gấp 1,5 lần mức bình quân của cả nước, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách chiếm tới 60% (Bùi Ngọc Hiền, 2017) Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã và đang chịu nhiều áp lực về môi trường Theo các số liệu công bố, ở nhiều nơi mức ô nhiễm cao hơn 4 – 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép (Mạc Thị Minh Trà, 2014) Trước tình hình này việc giám sát của chính phủ, các cơ quan quản lý, truyền

Trang 13

thông và công chúng đối với việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sẽ ngày càng gia tăng

Với vai trò là phương tiện để các DN có thể quản lý hoạt động kinh doanh và môi trường, KTQTMT đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu Là một nhánh kế toán tương đối mới, các nghiên cứu liên quan đến KTQTMT vẫn còn rất khiêm tốn (Bouma và Van der Veen, 2002) Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về thực hiện KTQTMT ở các nước đang phát triển (Herzig và cộng sự, 2012) Riêng ở Việt Nam, KTQTMT là một lĩnh vực mới cả trong nghiên cứu lẫn ứng dụng thực tiễn và chưa phổ biến ở các DN (Phạm Thị Bích Chi và cộng sự, 2016) Như vậy, các nghiên cứu về KTQTMT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá mờ nhạt và đặc biệt là hiếm có các nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết thể chế và lý thuyết hành động hợp lý để phân tích các ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị môi trường Thực tế này để lại một khoảng trống đáng kể trong các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở Việt Nam

Như vậy, với các lý do: (1) Xu hướng phát triển bền vững của xã hội hiện đại; (2) Vai trò và lợi ích của KTQTMT; (3) Nhu cầu cần thông tin về MT của nhà quản trị; (4) Thực trạng ô nhiễm MT tại vùng KTTĐ phía Nam; và (5) Thiếu các nghiên

cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT, đề tài “Áp lực thể chế với việc thực hiện Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” đã được thực hiện Nghiên cứu này sẽ khám phá mối

liên hệ giữa các áp lực thể chế đến ý định thực hiện KTQTMT, từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố áp lực thể chế đến thực hiện KTQTMT, tại các DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

1.2 Mục tiêu cụ thể:

- Đo lường mức độ ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố áp lực thể chế đến thực hiện KTQTMT, tại các DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trang 14

- Đo lường mức độ ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố áp lực thể chế đến thực hiện KTQTMT thông qua vai trò trung gian của ý định thực hiện KTQTMT, tại các

DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như sau: - Mức độ ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố áp lực thể chế đến thực hiện KTQTMT, tại các DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

- Mức độ ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố áp lực thể chế đến thực hiện KTQTMT, tại các DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của các nhân tố áp lực thể chế đến thực hiện KTQTMT

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài được giới hạn trong phạm vi các DNSX ở các tỉnh thành, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Thời gian nghiên cứu trong khoảng từ 7/2019 đến 3/2020

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, được thực hiện thông qua 2 giai đoạn

Giai đoạn 2: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng phiếu khảo sát và sử dụng các phần mềm SPSS,

AMOS để hỗ trợ xử lý dữ liệu Giai đoạn 2 nhằm giải quyết mục tiêu: Đo lường

mức độ ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố áp lực thể chế đến thực hiện KTQTMT, tại các DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trang 15

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1 Ý nghĩa khoa học

Thứ nhất, nghiên cứu này góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT Bởi vì, cho đến nay, các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT vẫn chưa được khám phá đầy đủ, và kết quả trong các nghiên cứu trước vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất

Thứ hai, mặc dù các nghiên cứu trước cho thấy tiềm năng của lý thuyết thể chế trong giải thích việc thực hiện KTQTMT, nhưng cho đến nay các nghiên cứu chuyên sâu phân tích cả ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố áp lực thể chế đến thực hiện KTQTMT vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống Các nghiên cứu trước, mới chỉ dừng lại ở phân tích ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố áp lực thể chế đến việc thực hiện KTQTMT Nghiên cứu này, phân tích thêm ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố áp lực thể chế đến thực hiện KTQTMT thông qua vai trò trung gian của ý định thực hiện KTQTMT

Như vậy, các kết quả của nghiên cứu này không chỉ bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu, mà còn cung cấp một khuôn khổ lý thuyết giúp giải thích việc thực hiện KTQTMT, làm cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu về KTQTMT trong tương lai

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Ở Việt Nam, KTQTMT là một lĩnh vực nghiên cứu mới và chưa thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu này được coi là kịp thời và phù hợp Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các hàm ý cho các bên liên quan trong việc đẩy mạnh thực hiện KTQTMT tại DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức cho nhà quản trị tại các DNSX trong việc sản xuất kinh doanh (SXKD) có trách nhiệm với MT Kiến thức thu được từ nghiên cứu có thể thúc đẩy thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm hướng tới mục tiêu gia tăng lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Trang 16

6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài có kết cấu 5 chương, cụ thể như sau:

Phần mở đầu

Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và một số hàm ý

Kết luận

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Chương này cung cấp tổng quan chung về KTQTMT Thảo luận về định nghĩa KTQTMT, các loại thông tin của KTQTMT, nội dung của KTQTMT

Tiếp theo chương 2 trình bày lý thuyết thể chế, lý thuyết hành động hợp lý và các nhân tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT Tổng quan về các nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu đề nghị của đề tài cũng được thảo luận trong chương này

2.1 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG 2.1.1 Định nghĩa Kế toán quản trị môi trường

Theo Birkin (1996), KTQTMT là một sự phát triển tiếp theo của KTQT Jasch (2006) cũng giải thích rằng KTQTMT, như một hệ thống thông tin nội bộ, không tách ra khỏi KTQT; tuy nhiên KTQTMT tập trung vào dòng chảy của vật liệu, và tính chất cân bằng của dòng luân chuyển vật chất

Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC, 2005, tr.19), định nghĩa KTQTMT là ―quá trình quản lý HQKT và HQMT thông qua sự phát triển và ứng dụng hệ thống kế toán (HTKT) nội bộ phù hợp với các vấn đề MT Trong khi KTMT trong DN nói chung có thể bao gồm cả KTTC và kiểm toán MT, KTQTMT chỉ liên quan đến CP theo chu kỳ sống, KTCP toàn bộ, đánh giá lợi ích và CP, và lập kế hoạch chiến lược cho quản lý MT"

Một định nghĩa toàn diện được đề xuất bởi UNDSD (2001, tr.8), ―KTQTMT là kỹ thuật xác định, thu thập, phân tích các TTMT trong đó sử dụng cả hai loại thước đo về giá trị và hiện vật cho việc ra quyết định Mục đích của việc sử dụng thông tin KTQTMT là đáp ứng cho các phân tích nội bộ của tổ chức và cho việc ra quyết định‖ Quá trình xử lý thông tin của KTQTMT phục vụ cho việc ra quyết định sử dụng thước đo hiện vật (phản ánh dòng luân chuyển tiêu thụ và thải bỏ lượng nguyên liệu, năng lượng, nước) và thước đo giá trị (phản ánh CP phát sinh, doanh thu, TN, CP tiết kiệm được) liên quan đến các hoạt động có khả năng ảnh hưởng và tác động đến MT

Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa về KTQTMT Bảng 2.1 dưới đây trình bày một số định nghĩa về KTQTMT được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trước

Trang 18

Bảng 2.1 Danh mục các định nghĩa Kế toán quản trị môi trường

Bartolomeo và cộng sự (2000, tr.37)

―KTQTMT là việc ghi chép, phân tích và sử dụng thông tin tài chính và phi tài chính để lồng ghép các chính sách kinh tế và MT của công ty, nhằm phát triển KD bền vững‖

UNDSD (2001, tr.8)

―KTQTMT là phương pháp xác định, đo lường toàn bộ CPMT của các quy trình sản xuất hiện tại, cũng như đo lường CP, lợi ích của quá trình ngăn ngừa ô nhiễm hoặc đo lường CP, lợi ích của quy trình sản xuất sạch hơn và tích hợp các CP, lợi ích này vào việc ra quyết định KD‖

Jasch (2003, tr.668)

―KTQTMT là một phương pháp tổng hợp nhằm thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu từ KTTC sang KTCP và cân bằng dòng luân chuyển nguyên vật liệu để tăng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm tác động và rủi ro MT cũng như giảm CP BVMT‖

Bouma và Correlje (2003, tr.259)

―KTQTMT được xem như là một bộ phận nhỏ của KTMT đề cập đến HTKT nội bộ và các kỹ thuật cung cấp cho nhà quản trị các thông tin tài chính và phi tài chính về tổ chức và MT‖

IFAC (2005, tr.19)

―KTQTMT là quá trình quản lý HQKT và HQMT thông qua sự phát triển và ứng dụng HTKT nội bộ phù hợp với các vấn đề MT‖

Staniskis và Stasiskiene (2006, tr.1253)

―KTQTMT là một trong những công cụ hiệu quả hỗ trợ thực hiện các sáng kiến đổi mới, hỗ trợ thực hiện hệ thống QLMT, giúp xây dựng các TTMT cho DN và lựa chọn các chỉ tiêu về hiệu quả HĐMT‖

Nguồn: Tự tổng hợp

Dù có một số khác biệt trong các định nghĩa KTQTMT về phạm vi áp dụng, nhưng hầu hết các định nghĩa đều giải thích rằng KTQTMT là một hệ thống thông tin nội bộ, bổ sung cho KTQT, nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp

Trang 19

Định nghĩa do Bennett và James (1998) đã được lựa chọn cho các mục đích của nghiên cứu này Theo đó, ―KTQTMT là một hệ thống thông tin nội bộ, cung cấp thông tin tiền tệ và phi tiền tệ để cải tiến và đánh giá HQKT và MT của một DN‖ Định nghĩa này làm nổi bật tầm quan trọng của thông tin được tạo ra bởi KTQTMT nhằm nâng cao HQKT và HQMT trong một tổ chức

Một tính năng quan trọng của KTQTMT là tập trung vào quản lý thông tin về giá trị và hiện vật trong quá trình ra quyết định ở một số lĩnh vực, như: cải thiện HQKT và MT, thẩm định dự án đầu tư, xây dựng các dự án sản xuất sạch nhằm đạt được sự phát triển bền vững về kinh tế và MT của các tổ chức (UNDSD, 2001; Jasch, 2006; Sendroiu và cộng sự, 2006) Chi tiết về hai loại thông tin KTQTMT sẽ được thảo luận trong mục 2.1.5

2.1.2 Đối tượng của Kế toán quản trị môi trường

KTQTMT cung cấp TTMT theo yêu cầu của nhà quản trị trong nội bộ đơn vị, nên thông tin không nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực KT Theo IFAC (2005, tr.1), ―KTQTMT liên quan đến CP theo chu kỳ sống, KTCP toàn bộ, đánh giá lợi ích và CP, và lập kế hoạch chiến lược cho quản lý MT" Do đó, các TTMT phục vụ cho quản trị nội bộ bao gồm: Thông tin tiền tệ, hiện vật về dòng luân chuyển của vật liệu, năng lượng, nước cũng như thông tin về CP, TN môi trường và CPMT tiết kiệm được Như vậy, theo IFAC (2005) đối tượng của KTQTMT bao gồm:

- Kế toán CPMT

- Kế toán doanh thu và các khoản thu nhập môi trường - Kế toán đánh giá hiệu quả các nguồn lực

2.1.3 Các loại thông tin của Kế toán quản trị môi trường

Thực hiện và áp dụng KTQTMT trong một tổ chức phải bao gồm KT theo thước đo tiền tệ (thông tin tài chính hoặc thông tin tiền tệ) và KT theo thước đo hiện vật (thông tin phi tiền tệ) về sử dụng vật liệu, giờ lao động cũng như phương pháp xác định CPMT Phần tiếp theo sẽ thảo luận về hai loại thông tin tiền tệ và phi tiền tệ liên quan đến KTQTMT

Trang 20

2.1.3.1 Thông tin phi tiền tệ

TTMT phi tiền tệ là các thông tin về hao phí nguyên vật liệu, năng lượng, nước,… các tài nguyên thiên nhiên, được biểu hiện bằng thước đo hiện vật (kg, m3, kwh, tấn, ) mà DN đã sử dụng cho các hoạt động kinh tế và các lượng nguyên vật liệu, năng lượng hao phí để BVMT

KTQTMT theo thước đo hiện vật (phi tiền tệ) là một công cụ phản ánh tất cả dòng vật liệu và năng lượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức có tác động lên hệ sinh thái, được trình bày dưới dạng thước đo hiện vật (ví dụ đo lường điện năng sử dụng bằng số kWh, đo lường lượng nước sử dụng bằng m3)

Theo IFAC (2005), KTQTMT tập trung đặc biệt vào các thông tin phi tiền tệ, bao gồm các thông tin liên quan đến vật liệu, năng lượng, nước, chất thải và khí thải vì các tác động đến MT gây ra bởi tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng nguyên liệu và lượng chất thải, khí thải, xả thải ra MT Thật vậy, các tổ chức đều cần các nguồn lực như vật liệu, năng lượng và nước để hỗ trợ cho hoạt động Để quản lý hiệu quả các tác động MT, các tổ chức phải theo dõi và giảm thiểu lượng vật liệu, năng lượng, nước được sử dụng và lượng chất thải được tạo ra Các thông tin hiện vật liên quan đến KTQTMT, có thể giúp một tổ chức theo dõi và kiểm soát tất cả các nguồn lực được sử dụng trong hoạt động của mình, để đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên đó đều được đưa vào hạch toán (UNDSD, 2000; IFAC, 2005) Bên cạnh đó, những thông tin này có thể được sử dụng để tạo ra các chỉ tiêu về hiệu quả HĐMT nhằm quản lý hiệu quả HĐMT của các tổ chức (Chang, 2007)

Do đó, thông tin hiện vật của KTQTMT là cần thiết để đánh giá các khoản CP liên quan đến MT, giúp tổ chức thực hiện phân tích CP đầy đủ và báo cáo hiệu quả HĐMT

2.1.3.2 Thông tin Tiền tệ

TTMT tiền tệ của KTQTMT là các thông tin liên quan đến biểu hiện bằng tiền của các hao phí về nguyên vật liệu, năng lượng, nước,… các tài nguyên thiên nhiên mà DN đã sử dụng cho các hoạt động kinh tế và tất cả các loại CP khác liên quan đến việc BVMT Chi phí BVMT phát sinh qua những nỗ lực kiểm soát MT và ngăn ngừa các thiệt hại có thể xảy khi phát sinh chất thải và khí thải, ví dụ, CP vệ sinh MT, CP xử lý chất thải và khí thải (UNDSD, 2000)

Trang 21

KTQTMT theo thước đo tiền tệ là một bước mở rộng việc áp dụng KTQT truyền thống cho các vấn đề về MT trong hoạt động của DN dưới dạng tiền tệ (ví dụ CP cho việc tuân thủ các quy định của pháp luật về MT, đầu tư cho BVMT, phòng chống ô nhiễm)

Theo IFAC (2005), CPMT trong hệ thống KTQTMT bao gồm CP BVMT và các CP tài chính cần thiết khác để quản lý hiệu quả HĐMT của một tổ chức Ví dụ, CP mua nguyên vật liệu, năng lượng và nước đã được sử dụng hoặc CP xử lý chất thải trước khi xả thải ra MT Các tổ chức cần thông tin về CPMT để đánh giá đầy đủ các khía cạnh tài chính cho QLMT liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên và tạo ra chất thải Thông tin KTQTMT tiền tệ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu cần thiết về các dòng luân chuyển nguyên vật liệu và CP liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã sử dụng cũng như đã xả thải ra MT

Như vậy, các thông tin tiền tệ và phi tiền tệ của KTQTMT liên quan đến nhiều khoản mục thông tin Một tổ chức có thể sử dụng cả thông tin KTQTMT tiền tệ và phi tiền tệ để xác định CPMT và quản lý hiệu quả HĐMT của tổ chức

2.1.4 Nội dung kế toán quản trị môi trường

Nội dung công tác KTQTMT trong DN được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Theo Phạm Hoài Nam (2016), nội dung công tác KTQTMT trong DN có thể tiếp cận dưới các góc độ sau:

- Tiếp cận theo chu trình công việc, công tác KTQTMT bao gồm các nội dung: + Tổ chức thu thập thông tin ban đầu (xác định CP, TN môi trường)

+ Tổ chức hệ thống hóa, xử lý TTMT (tổng hợp, phân bổ thông tin CP, TN môi trường)

+ Tổ chức phân tích TTMT (phân tích CP vòng đời, phân tích dòng CP NVL, phân tích dòng luân chuyển vật chất, phân tích hiệu quả HĐMT)

+ Tổ chức cung cấp TTMT (Báo cáo KTQTMT)

- Tiếp cận theo đối tượng của KTQTMT, công tác KTQTMT bao gồm các nội dung:

+ Tổ chức công tác KTCP môi trường + Tổ chức công tác KT TN môi trường

Trang 22

- Tiếp cận theo các loại thông tin của KTQTMT, công tác KTQTMT bao gồm: + Tổ chức KTQTMT theo thước đo hiện vật

+ Tổ chức KTQTMT theo thước đo giá trị

Trong nghiên cứu này, nội dung công tác KTQTMT được tiếp cận theo chu

trình của công việc Theo Burritt và cộng sự (2002), KTQTMT nhằm thu thập, xử lý, phân tích và sử dụng các thông tin giá trị và hiện vật liên quan tới các tác động của DN đến MT nhằm cải thiện hoạt động của DN ở cả khía cạnh kinh tế và MT

Như vậy, thực hiện KTQTMT bao gồm việc tổ chức thu thập thông tin, xử

lý thông tin, phân tích thông tin và cung cấp thông tin môi trường 2.1.4.1 Xác định chi phí, thu nhập môi trường

 Chi phí môi trường

Theo UNDSD (2001, tr.11), ―CPMT có thể được hiểu là toàn bộ các khoản CP gắn với thiệt hại MT và BVMT của DN CPMT bao gồm: CP để ngăn ngừa thiệt hại MT, CP tiêu hủy chất thải, CP lập kế hoạch BVMT, CP kiểm soát MT, CP khắc phục những thiệt hại có thể xẩy ra ảnh hưởng tới DN và cộng đồng xã hội‖

Còn theo FEM (2003), CPMT được hiểu là các loại CP khác nhau có liên quan tới QLMT, các biện pháp BVMT và các tác động MT

Như vậy, mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng tựu trung lại, CPMT có thể được phân loại thành 2 nhóm chính:

- Thông tin về CPMT hiện hữu (CP mua tài nguyên thiên nhiên, như: năng lượng, nước, vật liệu khác để sản xuất sản phẩm, phụ phẩm, bao bì và để sử dụng bởi DN, CP xử lý và kiểm soát chất thải, CP nghiên cứu phát triển) - Thông tin về CP ẩn liên quan đến MT (CP dự phòng những rủi ro về nghĩa

vụ pháp lý MT, CP ước tính cho việc khôi phục lại MT, CP ngoại tác, CP xây dựng hình ảnh DN…)

 Thu nhập môi trường

Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế IFAC (2005), thu nhập MT là lợi ích thu được từ các hoạt động BVMT của DN Thu nhập MT bao gồm: TN từ việc bán phế liệu, phế thải, TN từ trợ giá của tổ chức khác khi cung cấp hoặc tiêu thụ sản phẩm BVMT, TN từ nhượng bán chứng chỉ phát thải, các khoản lợi nhuận cao hơn do cung cấp SP thiện với MT, các khoản CP tiết kiệm được do cải thiện MT

Trang 23

2.1.4.2 Xử lý thông tin chi phí, thu nhập môi trường

- Xác định và phân bổ chi phí liên quan đến môi trường cho sản phẩm

CPMT là một bộ phận của CP SXKD phát sinh trong quá trình sử dụng vật liệu, năng lượng để sản xuất sản phẩm và xả thải ra MT, hoặc phát sinh trong quá trình sử dụng bởi DN Tất cả các khoản mục CP sản xuất đều hàm chứa CPMT, vì vậy cần phải phân bổ CPMT cho SP theo các tiêu thức phù hợp Phương pháp

thường được sử dụng để phân bổ CPMT là phân bổ CP theo mức độ hoạt động

(Activity Based Cost - ABC) Theo phương pháp này, căn cứ vào mức độ tham gia của từng hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm để phân bổ CPMT vào giá thành SP theo tiêu thức phù hợp Phương pháp ABC không những phân bổ CP sản xuất chung chính xác hơn mà còn giúp theo dõi được nguồn gốc phát sinh CP, biết được những hoạt động làm phát sinh CP tạo ra giá trị, những hoạt động làm phát sinh CP nhưng không tạo ra giá trị; cung cấp thông tin đáng tin cậy, kịp thời và linh hoạt cho các cấp quản trị trong quá trình ra quyết định Ngoài ra, DN cũng có thể sử

dụng phương pháp CP toàn bộ (Full cost Assessment – FCA), hoặc phương pháp tổng CP ( Total Cost Assessment – TCA) để xác định CPMT

- Phân tích chi phí vòng đời sản phẩm (Life Cycle Cost – LCC)

Phân tích CP vòng đời SP là một phương pháp đánh giá định lượng về tác động của một SP đối với MT trong mỗi giai đoạn đời sống hữu ích của SP đó, từ lúc là nguyên liệu thô đến lúc chế tạo và được sử dụng bởi người tiêu dùng cho đến khi phân hủy (Testa và cộng sự, 2011) Khi xem xét CP và doanh thu của SP trong toàn bộ chu trình sống của nó chứ không phải một kỳ KT, việc hạch toán CPMT sẽ hướng đến mục tiêu giảm lượng chất thải, đánh giá và kiểm soát rủi ro MT, phát triển SP thân thiện với MT và nhận dạng các vấn đề MT

- Phân tích dòng chi phí nguyên vật liệu (Material Flow Cost Accounting – MFCA)

Kế toán dòng luân chuyển vật liệu là một phương pháp đo lường dòng chảy nguyên vật liệu (NVL) trong quá trình sản xuất, theo dõi chi tiết CP lãng phí và CP xử lý trước khi được phép xả thải tính theo cả thước đo hiện vật và giá trị nhằm giảm thiểu tác động đến MT, tăng hiệu quả KD, phục vụ cho việc ra quyết định của DN (Kokubu và Tachikawa, 2013) Vì KT dòng luân chuyển vật liệu đo lường toàn bộ CP bao gồm cả CP NVL không cấu thành nên SP nên đã giúp xác định hao phí NVL đầy đủ và chính xác hơn, từ đó tạo cơ hội cho DN nhận dạng các vấn đề để đưa ra các quyết định cải tiến cần thiết

Trang 24

- Phân tích đầu vào – đầu ra dòng luân chuyển vật chất (Input Output Analysis - IOA)

Theo Leontief và Strout (1963) phân tích đầu vào - đầu ra dòng luân chuyển vật chất, sau đây gọi là phân tích dòng luân chuyển vật chất là một phương pháp phân tích liên quan đến nguyên lý bảo toàn vật chất và năng lượng Trong quá trình SXKD, tất cả các yếu tố đầu vào cuối cùng phải trở thành đầu ra, hoặc là SP, hoặc là phế liệu và chất thải Phương trình cân bằng đầu vào – đầu ra của dòng luân chuyển vật chất như sau:

Khối lượng vật liệu đầu vào

= Khối lượng sản phẩm đầu ra

+ Khối lượng phế phẩm và chất thải Nguyên liệu đầu vào (hoặc mua vào) được ghi nhận tương quan (cân bằng) 100% với SP đầu ra (SP sản xuất, SP tiêu thụ hoặc SP tồn kho) Đầu tiên NVL (bao gồm cả nước và năng lượng) được ghi chép bằng thước đo hiện vật đơn thuần Vào cuối chu trình, dòng nguyên vật liệu có thể được phản ánh bằng thước đo giá trị Phương pháp phân tích dòng luân chuyển vật chất được ứng dụng trong KTQTMT để phân tích chu kỳ sống SP, đánh giá khả năng sản xuất sạch hơn và kiểm toán chất xả thải

2.1.4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động môi trường

Theo Phạm Đức Hiếu và Trần Thị Hồng Mai (2012), ―HQMT là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa kết quả HĐMT với kết quả hoạt động tài chính trong một kỳ KT HQMT thể hiện thông qua 2 khía cạnh: giảm tác động không mong muốn của DN đến MT bên cạnh việc gia tăng giá trị cho DN và gia tăng lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu‖ Bartolomeo và cộng sự (2000) cho biết các chỉ số đánh giá HQMT có thể cung cấp các thông tin về số lượng và chất lượng MT, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn lực của DN

2.1.4.4 Báo cáo Kế toán quản trị môi trường

Báo cáo KTQTMT là một hình thức trình bày và thuyết minh các dữ liệu liên quan đến MT của một đơn vị KT, được sử dụng trong nội bộ đơn vị Tùy điều kiện cụ thể của từng DN và yêu cầu của nhà quản trị để thiết kế nội dung, biểu mẫu của báo cáo KTQTMT Nhìn chung, báo cáo KTQTMT thường được phản ánh trên các khía cạnh: thông tin về CP, TN môi trường, thông tin về tác động đến MT, CLMT, thông tin về hiệu quả HĐMT (Phạm Đức Hiếu và Trần Thị Hồng Mai, 2012)

Trang 25

2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN CÓ LIÊN QUAN 2.2.1 Lý thuyết thể chế (Institutional theory)

2.2.1.1 Khái niệm lý thuyết thể chế

Hamilton (1932), là một trong số những tác giả đưa ra định nghĩa sớm nhất về thể chế, đó là cách suy nghĩ hoặc hành động phổ biến và vĩnh cửu, được in vào thói quen của một nhóm người hoặc phong tục của con người Đồng tình với quan điểm này, Scapens (1994) nhận định thể chế là hình thức áp đặt và sự gắn kết xã hội đối với hoạt động của con người

Douglass (1990) cho rằng thể chế là những luật lệ của cuộc chơi (rules of the game) trong xã hội Nói chính xác hơn, đó là những ràng buộc do con người tạo ra để để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình Thể chế bao gồm những ràng buộc chính thức như (hiến pháp, luật) và thể chế phi chính thức (tục lệ, quy tắc xử thế, phong tục, tập quán, truyền thống, đạo lý), và các cơ chế cùng biện pháp chế tài

Theo Veblen (2017), thể chế là tính qui chuẩn của hành vi hoặc các quy tắc xác định hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp nhận về cơ bản, và sự tuân thủ các quy tắc đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyền lực bên ngoài khống chế

Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) đề cập đến những thay đổi trong hành vi của tổ chức (thay đổi mô hình, chiến lược, quy trình, phương pháp, kỹ thuật, …) do tác động đến từ áp lực của các bên liên quan và cách thức các tổ chức có thể làm để tồn tại và phát triển hợp pháp (Ninh Thị Kim Thoa, 2015) Các nghiên cứu gần đây về lý thuyết thể chế cho thấy đây không phải là một lý thuyết duy nhất Lý thuyết thể chế có hai trường phái chủ yếu là lý thuyết thể chế cũ (Burns và Scapens, 2000) và lý thuyết thể chế mới (DiMaggio và Powell, 1983, Bouma và Van der Veen, 2002)

Lý thuyết thể chế cũ cho rằng những thay đổi trong hành vi của cá nhân có thể bắt nguồn từ các quy định của tổ chức, hoặc cũng có thể bắt nguồn từ nhận thức

của cá nhân về những gì người ta phải làm (tính quy chuẩn)

Trang 26

Lý thuyết thể chế mới bổ sung thêm ảnh hưởng của nhận thức đối với các hành vi của cá nhân, theo đó các cá nhân tuân thủ thể chế đơn giản chỉ vì nếu không tuân theo thì sẽ trở khác thường so với những cá nhân khác (Scott, 1995) Nói cách khác, lý thuyết thể chế mới cho rằng bản thân các tổ chức ảnh hưởng lẫn nhau thông qua quá trình bắt chước (áp lực của nhóm đồng đẳng) và MT bên ngoài cũng có thể làm thay đổi các giá trị và cấu trúc của các tổ chức (Peters, 2000)

Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng quan điểm của lý thuyết thể chế mới để phân tích các ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT Điều đó có nghĩa là, hoạt động tổ chức thực hiện KTQTMT ngoài việc bị chi phối bởi mục tiêu hiệu quả, thì còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố về văn hóa, xã hội và những cân nhắc về tính hợp pháp, như sức ép từ các thể chế quyền lực, yêu cầu phải tuân thủ các quy chuẩn nghiệp vụ và mô phỏng các hình mẫu thành công

2.2.1.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết thể chế

Hành vi hợp pháp và được xã hội chấp nhận của một tổ chức có thể bắt nguồn từ các cơ chế khác nhau, chẳng hạn như thông qua bắt chước, học tập hoặc bị ép buộc (Meyer và Rowan, 1977) Scott (1995) đã phân nhóm 3 yếu tố (3 trụ cột) của lý thuyết thể chế thành: trụ cột điều chỉnh, trụ cột chuẩn mực và trụ cột nhận thức Hình 2.1 minh hoạ mối quan hệ giữa ba yếu tố của lý thuyết thể chế ảnh hưởng đến hành vi tổ chức

Hình 2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến hành vi của tổ chức

Trụ cột chuẩn mực

(Áp lực tuân thủ quy chuẩn)

Trụ cột nhận thức

(Áp lực mô phỏng)

Trang 27

 Trụ cột điều chỉnh và áp lực cưỡng ép (Coercive pressure)

Theo Scott (1995), trụ cột điều chỉnh liên quan đến việc các thể chế quyền lực thiết lập các quy tắc, kiểm tra sự phù hợp của các đối tượng và nếu cần thiết sẽ vận dụng các hình thức chế tài (khen thưởng hay trừng phạt) nhằm gây ảnh hưởng đến các tổ chức và cá nhân Trụ cột điều chỉnh đặt các tổ chức trước áp lực tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn, mà tổ chức phải sử dụng khi diễn giải thông tin của họ ALCE đến từ các đối tượng có liên quan có thể là sự thuyết phục, sự bắt buộc, hoặc yêu cầu phải thực hiện ngay lập tức Sự tuân thủ các quy tắc, tiêu chuẩn và các mệnh lệnh có thể giúp tổ chức tồn tại và phát triển, trong khi không tuân thủ có thể dẫn đến giảm TN, tổn hại uy tín, hoặc thậm chí mất giấy phép hoạt động (Oliver, 1991)

DiMaggio và Powell (1983) phát biểu rằng, ALCE xảy ra khi có sự tác động của chính phủ hoặc khi có sự tác động của các vấn đề về tính hợp pháp Ở đây, các tổ chức có trách nhiệm thay đổi các quy tắc và phương pháp do áp lực chính thức và không chính thức từ MT Trong đó động cơ của ALCE thúc đẩy tổ chức phản ứng trước những áp lực chính thức đến từ luật pháp của chính phủ, cơ quan quản lý và áp lực không chính thức đến từ các thể chế có liên quan mà tổ chức này phụ thuộc (DiMaggio và Powell, 1983, tr.150) Tương tự, nghiên cứu của Delmas và Toffel (2004b); Jalaludin và cộng sự (2011) cũng cho thấy ALCE bao gồm áp lực của các cơ quan chính phủ và áp lực của các bên liên quan (khách hàng, công ty mẹ, nhà đầu tư, truyền thông, …) trong quá trình hoạt động của DN

Trong nghiên cứu của mình, Ninh Thị Kim Thoa (2015) cho biết ALCE là việc các tổ chức phải chịu các sức ép chính thức hoặc không chính thức từ các thể chế quyền lực bên ngoài (chính phủ, cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, ), khiến tổ chức phải thay đổi hệ thống và quy trình thủ tục để tuân thủ các quy định

Trong nghiên cứu này Áp lực cƣỡng ép xuất phát từ các quy định pháp lý

của các cơ quan nhà nước (sức ép từ chính phủ, cơ quan quản lý) và những đe dọa mất lợi thế cạnh tranh từ MTKD (sức ép từ khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, truyền thông, …)

Trang 28

 Trụ cột chuẩn mực và áp lực quy chuẩn (Normative pressure)

Trụ cột chuẩn mực đề cập đến các chuẩn mực xã hội chung, bao gồm các nguyên tắc và các giá trị bất thành văn, nhưng đã được các nhà hoạt động xã hội "kiểm soát về mặt đạo đức" (Scott 1995, tr.40) Tuân theo chuẩn mực chung, hành vi của tổ chức sẽ được xã hội chấp nhận và từ đó những hành vi này sẽ trở thành quy tắc ứng xử trong tư tưởng và hành động (Covaleski và Dirsmith, 1988)

Logic của trụ cột chuẩn mực là dựa trên sự phù hợp Đó là sự phù hợp của một tình huống trước yêu cầu của bối cảnh nào đó, nghĩa là những gì mà các cá nhân hoặc tổ chức sẽ làm khi đặt trong tình huống vị trí đó Như vậy, theo trụ cột chuẩn mực, các tổ chức tuân thủ quy tắc và giá trị chung vì họ cảm thấy bắt buộc phải làm như vậy, chứ không phải vì lý do lợi ích kinh tế hay vì hiệu quả hoạt động Ninh Thị Kim Thoa (2015) cho biết, các tổ chức phải tuân thủ các quy chuẩn nghiệp vụ, quy tắc và đạo đức nghề nghiệp nhằm chuyên môn hóa nghiệp vụ của mình Theo DiMaggio và Powell (1983), áp lực tuân thủ quy chuẩn, sau đây gọi là ALQC là động lực chính cho sự thay đổi trong hoạt động tổ chức, được xuất phát từ thái độ nghề nghiệp, thông qua giáo dục và các hiệp hội chuyên môn

Trong nghiên cứu này Áp lực quy chuẩn, thể hiện yêu cầu các tổ chức phải

tuân thủ các chuẩn mực nghiệp vụ, các quy định, nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp và được thực hiện thông qua giáo dục và các hiệp hội chuyên môn

 Trụ cột nhận thức và áp lực mô phỏng (Mimetic pressure)

Trụ cột nhận thức cho biết, khi một hành vi hoặc một quy tắc được tiếp nhận và chấp nhận trong một nhóm tổ chức, các tổ chức thành viên có xu hướng hành xử theo những tiêu chuẩn đã phổ biến để không nổi bật hoặc không bị các thành viên khác chú ý Cơ chế của trụ cột nhận thức là sự mô phỏng Đó là quá trình bắt chước những hoạt động được tạo ra trong mạng lưới các mối quan hệ xã hội (Meyer và Rowan 1977, tr.341) Các mạng lưới như vậy tạo thành một "hệ thống cộng đồng" được công nhận, nơi mà các tổ chức tham gia vào, tương tác và thảo luận thường xuyên với các thành viên khác (Scott 1995, tr.56)

Trang 29

Khi phải đối mặt với sự không chắc chắn về nhiệm vụ hoặc mục tiêu của mình, tổ chức muốn chọn các quy trình, phương pháp, công nghệ hoặc mô hình được sử dụng bởi các tổ chức được coi là thành công hoặc hợp pháp và tự mô phỏng theo các tổ chức này, thay vì nghi vấn về giá trị của nó (DiMaggio và Powell, 1983) Như vậy, ALMP là phản ứng bắt chước các tổ chức khác trong xã hội của DN đối với các kỹ thuật, phương pháp đã được chấp nhận, áp dụng, hoặc được xem là chuẩn mực trong ngành (DiMaggio và Powell, 1983; Ninh Thị Kim Thoa, 2015) Tương tự, nghiên cứu của Jalaludin và cộng sự (2011) cho biết, ALMP là kết quả của các phản hồi đối với nhận thức về sự biến động của MTKD Thông qua việc bắt chước, một tổ chức tìm kiếm tính hợp pháp bằng cách làm cho mình trở nên giống với hành động của các tổ chức tương tự khác

Trong nghiên cứu này, Áp lực mô phỏng thể hiện sức ép các tổ chức phải

tìm kiếm các hình mẫu trong xã hội để học tập các hoạt động, mô hình, quy trình, phương pháp, kỹ thuật của các tổ chức thành công đó

2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action)

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được Fishbein và Ajzen phát triển từ năm 1975 là một học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội (Sheppard và cộng sự 1988) Lý thuyết TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó Điều này đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều lĩnh vực (Ajzen, 1991)

Ý định bao gồm các yếu tố động cơ ảnh hưởng đến hành vi của mỗi tổ chức, cá nhân Theo lý thuyết này thì ý định là mức độ sẵn sàng, nỗ lực mà mỗi tổ chức, cá nhân bỏ ra để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991)

Ý định > Hành vi

Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ và chuẩn chủ quan Trong đó, thái độ được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó Chuẩn chủ quan theo Ajzen (1991) là sự thúc đẩy, sức ép làm theo ý muốn (nên thực hiện hay không thực hiện hành vi) của những người ảnh hưởng Như vậy, theo

lý thuyết TRA thì chuẩn chủ quan sẽ tác động đến ý định, từ đó ý định sẽ tác động đến hành vi

Trang 30

2.2.3 Vận dụng các lý thuyết nền cho nghiên cứu này

Lý thuyết thể chế có thể được sử dụng để giải thích về thực hiện KTQTMT trong DN Có thể kể tên một số tác giả khi nghiên cứu về KTQTMT đã vận dụng lý thuyết thể chế như: Bourma và Van der Veen (2002); Ball (2005); Chang (2007); Qian (2007); Jalaludin và cộng sự (2011); Jamil và cộng sự (2015)

Bouma và Van der Veen (2002) đề xuất rằng nhận thức của các tổ chức là một trong các nhân tố giải thích cho sự phát triển của KTQTMT ở DN Các tác giả lập luận rằng, việc thu thập và phân bổ thông tin KTMT được điều khiển bởi trụ cột nhận thức thông qua quá trình mô phỏng (bắt chước) Quá trình bắt chước này sẽ làm cho các khái niệm và cách tiếp cận của KTMT trở thành vấn đề trọng yếu trong một nhóm ngành KD (cộng đồng tổ chức), và cuối cùng các khái niệm và cách tiếp cận này sẽ được thể chế hoá trong cộng động KD đó

Nghiên cứu của Ball (2005) cho biết các tổ chức vận động vì MT trong xã hội, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của KTMT ở chính quyền địa phương Theo Ball (2005), khi xã hội đã được làm sôi động bởi một ý thức BVMT, KTMT được áp dụng để đáp ứng với sự thay đổi trong xã hội, ngược lại khi không có nhiều hoạt động của các tổ chức vì MT, việc thực hiện KTMT không cao Do đó, sự thay đổi về mức độ kết nối giữa tổ chức và áp lực thể chế, sẽ dẫn đến sự khác biệt trong thực hiện KTMT Nếu cộng đồng tham gia nhiều hơn vào việc BVMT, sẽ thúc đẩy các tổ chức thay đổi hành vi thực hiện KTMT

Các nghiên cứu của Chang (2007); Qian (2007); Jalaludin và cộng sự (2011); Jamil và cộng sự (2015) đều ngụ ý đến tính hữu ích tiềm tàng của ba trụ cột thể chế trong việc giải thích lý do các công ty thực hiện KTQTMT Các tác giả cho rằng, nếu không có ALCE, KTQTMT có thể không được thực hiện, nhất là trong điều kiện lợi ích do KTQTMT mang lại là chưa rõ ràng

Mặt khác, ALCE xuất phát từ các quy định pháp lý của các cơ quan nhà nước (sức ép từ chính phủ, cơ quan quản lý) và những đe dọa mất lợi thế cạnh tranh từ MTKD, nên ALCE ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện KTQTMT

Trang 31

Áp lực mô phỏng thể hiện sức ép các tổ chức phải tìm kiếm các hình mẫu trong xã hội để học tập các hoạt động, mô hình, quy trình, phương pháp, kỹ thuật của các tổ chức thành công đó Sức ép này cũng thể hiện sự thúc đẩy làm theo ý muốn (nên thực hiện hay không thực hiện hành vi) của những người ảnh hưởng, nên

theo lý thuyết TRA, ALCE là một chuẩn chủ quan Do đó ALCE có ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi (việc) thực hiện KTQTMT thông qua vai trò trung gian của ý định thực hiện KTQTMT

Áp lực quy chuẩn, thể hiện sức ép các tổ chức phải tuân thủ các chuẩn mực nghiệp vụ, các quy định, nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp Vì vậy, ALQC vừa có ảnh hưởng trực tiếp vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến thực hiện KTQTMT Trong đó, sức ép các tổ chức phải tuân thủ các chuẩn mực nghiệp vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện KTQTMT Đối với sức ép phải tuân thủ các quy định, nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, theo lý thuyết TRA sức ép này thể hiện sự thúc đẩy làm theo ý muốn (nên thực hiện hay không thực hiện hành vi) của những người ảnh hưởng,

nên đây là chuẩn chủ quan và sẽ ảnh hưởng đến ý định thực hiện KTQTMT, từ đó ảnh hưởng đến hành vi (việc) thực hiện KTQTMT

Như vậy, ảnh hưởng của các yếu tố thuộc lý thuyết thể chế đến thực hiện KTQTMT được giải thích như hình 2.2 dưới đây

Hình 2.2: Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thực hiện KTQTMT Áp lực

cưỡng ép

Áp lực quy chuẩn

Áp lực mô phỏng

Ý định Thực hiện KTQTMT

Trang 32

2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trước

Dựa trên nghiên cứu trước đây sử dụng lý thuyết thể chế để phân tích mức độ ảnh hưởng của áp lực bên ngoài đến các tổ chức trong thực hiện KTQTMT, có ba nhân tố chính thuộc bối cảnh thể chế được lựa chọn để phân tích Các nhân tố này bao gồm ALCE, ALQC và ALMP Tuy nhiên ảnh hưởng của những nhân tố này đến việc tổ chức thực hiện KTQTMT trong các nghiên cứu trước là chưa thống nhất và cần được phân tích sâu hơn Phần tiếp theo trình bày tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố áp lực thể chế ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT

2.3.1.1 Áp lực cưỡng ép (Coercive pressure)

ALCE là một nhân tố quan trọng của lý thuyết thể chế để giải thích sự đổi mới ở một tổ chức (DiMaggio và Powell, 1983; Hoffman, 2001; Delmas, 2002; Delmas và Toffel, 2004b; Delmas và Toffel, 2008) Áp lực này có thể đến từ sức ép chính thức (chính phủ, cơ quan quản lý) hoặc không chính thức (khách hàng, nhà cung cấp, ) nhằm điều chỉnh các hoạt động của DN

Theo DiMaggio và Powell (1983), các tổ chức có thể thay đổi hệ thống của họ để phù hợp với chính sách của chính phủ nhằm tuân thủ pháp luật hoặc đảm bảo hỗ trợ kinh phí Ví dụ, các tổ chức thường tìm cách áp dụng công nghệ mới để kiểm soát ô nhiễm nhằm tuân thủ các quy định về MT Các tổ chức hoạt động trong khu vực công cũng có xu hướng tuân thủ chính sách và các yêu cầu của chính phủ, do sự phụ thuộc của họ vào sự hỗ trợ tài chính được cung cấp bởi chính phủ

Theo nghiên cứu của Delmas (2002), sự ưu đãi hoặc hỗ trợ kỹ thuật, hoặc các quy định cưỡng ép bằng văn bản do các chính phủ khác nhau ở châu Âu thực hiện đã đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của các DN về việc áp dụng tiêu chuẩn MT Các nghiên cứu của Delmas và Toffel (2004b), và Hoffman (2001) cũng cho thấy ALCE là động lực quan trọng nhất trong số áp lực các bên liên quan có ảnh hưởng đến các HĐMT của các tổ chức

Một số nghiên cứu cho thấy luật pháp là một trong những nhân tố quan trọng đối với nhiều tổ chức để giải quyết các vấn đề MT (Gadenne và Zaman, 2002; Delmas, 2002; Delmas và Toffel, 2004a; Delmas và Toffel, 2004b) Tăng cường luật MT ở nhiều quốc gia thúc đẩy các tổ chức áp dụng các sáng kiến và các chương

Trang 33

trình về MT nhằm giảm thiểu tác động MT, tiết kiệm CP và đạt được sự phát triển bền vững (UNDSD, 2000) Welford và Gouldson (1993) tuyên bố rằng luật MT là một trong những nhân tố quan trọng nhất buộc các tổ chức phải giải quyết các vấn đề về MT

Vì vậy, ALCE là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT Theo Burritt và Saka (2006) nhiều chính phủ, chính quyền địa phương đã đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy các DN thực hiện KTQTMT Chính phủ một số nước như: Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Philippines, Nhật, Đức, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Canada, Áo, Úc, Nam Phi và Argentina nhận ra tầm quan trọng của KTQTMT, và công bố nhiều chủ trương, dự án thí điểm và thực hiện các nghiên cứu điển hình quốc gia nhằm hướng dẫn các tổ chức chấp nhận và áp dụng KTQTMT (UNDSD, 2000; Burritt và Saka, 2006)

Các nghiên cứu trước đây đã quan tâm đến nhân tố sự ưu đãi và hỗ trợ do chính phủ cung cấp vì nó có thể thúc đẩy việc áp dụng và sử dụng KTQTMT Kokubu và cộng sự (2003) nhận thấy rằng các sáng kiến và sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản khuyến khích áp dụng các thông lệ MT và báo cáo về MT của một số lượng lớn các công ty Nhật Bản Tương tự, theo (Chang, 2007) việc thiếu những áp lực, hoặc trợ giúp của chính phủ có thể cản trở việc áp dụng KTQTMT trong các tổ chức

Tuy nhiên, việc tuân thủ pháp luật về MT dẫn đến các tổ chức phải chịu nhiều gánh nặng và CP, và do đó làm tăng sự quan tâm của tổ chức đến hệ thống KTMT nói chung và KTQTMT nói riêng Sendroiu và cộng sự (2006) tuyên bố rằng luật pháp nghiêm ngặt ở nhiều nước phát triển như các nước châu Âu, Mỹ, Nhật đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện KTQTMT, bởi vì CP và khoản nợ phát sinh từ trách nhiệm MT rất lớn, làm cho DN nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng KTQTMT trong việc theo dõi, quản lý CP và nợ phải trả về MT Phát hiện này làm nổi bật vai trò quan trọng của ALCE trong việc tiếp thu và áp dụng KTQTMT Nghiên cứu thực nghiệm của (Kokubu và cộng sự, 2003; Kokubu và Nashioka, 2008) đã được tiến hành để kiểm tra ảnh hưởng của ALCE đến việc chấp nhận và thực hiện KTQTMT

Trang 34

Nghiên cứu của Kokubu và cộng sự (2003) cho thấy nhân tố ALCE của chính phủ Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc các DN áp dụng KTQTMT Kết quả này được hỗ trợ bởi Kokubu và Nashioka (2008) khi tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa ALCE với thực hiện KTQTMT của các DN Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của nhân tố ALCE đến thực hiện KTQTMT Ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2016), nghiên cứu của Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga (2018) Điều này phù hợp với nghiên cứu của Ambe (2007); Chang (2007), Qian (2007), Kisher (2013), Jamil và cộng sự (2015) về vai trò quan trọng của ALCE ảnh hưởng đến quyết định của một tổ chức chấp nhận và thực hiện KTQTMT Các kết quả trên cũng phù hợp với cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng ALCE có thể đóng một vai trò rất lớn trong việc khuyến khích các tổ chức chấp nhận và thực hiện KTQTMT (UNDSD, 2000) Trong khi đó, Jalaludin và cộng sự (2011) phát hiện ra rằng ALCE đã không có một ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT trong các trường đại học tại Austrailia Phát hiện của Jalaludin và cộng sự (2011) đã mâu thuẫn với sự mong đợi và những phát hiện được cung cấp bởi các nghiên cứu trước đó Nghiên cứu này tiếp tục khám phá ảnh hưởng của ALCE đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2.3.1.2 Áp lực quy chuẩn (Normative pressure)

Sức ép ALQC của các hiệp hội nghề nghiệp là một nhân tố thuộc bối cảnh thể chế, rất quan trọng trong các nghiên cứu trước (DiMaggio và Powell, 1983; IFAC, 2005; Chang, 2007) Theo Chang (2007), hiệp hội nghề nghiệp góp phần thúc đẩy các DN thực hiện thay đổi, trong đó có đổi mới về KT Với sự quan tâm về MT ngày càng tăng, một số cơ quan chuyên môn như ISO (International Standards Organization - Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế) và GRI (global reporting initiative – Sáng kiến báo cáo toàn cầu) đã phát triển các hướng dẫn, các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý TTMT, và phát triển các chỉ số hiệu quả HĐMT (Li, 2004) Sự hiện diện của các hướng dẫn và tiêu chuẩn như vậy đã tạo điều kiện khuyến khích việc áp dụng hệ thống QLMT trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21

Trong bối cảnh của KTQTMT, một số hiệp hội KT chuyên nghiệp như Hiệp hội Kế toán công chứng Anh ACCA (Association of Chartered Certified

Trang 35

Accountants) và Liên đoàn Kế toán Quốc tế IFAC (International Federation of Accountants) cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy KTQTMT Các cơ quan này đã công bố một số sáng kiến, tài liệu hướng dẫn về KTQTMT, và dành nguồn lực đáng kể cho mục đích này Ví dụ, IFAC đã công bố tài liệu hướng dẫn nghiên cứu và thực hành cho tổ chức và cá nhân về KTQTMT

Bên cạnh đó, một nhóm chuyên gia quốc tế của tổ chức phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc đã công bố tài liệu ―Kế toán quản trị môi trường: Thủ tục và

nguyên tắc‖ để giải thích các khái niệm về KTQTMT và cung cấp một số nguyên

tắc hướng dẫn áp dụng KTQTMT (UNDSD, 2001) Việc các tổ chức KT và các hiệp hội nghề nghiệp thúc đẩy và hỗ trợ KTQTMT đã đặt các tổ chức ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển trước áp lực chấp nhận và thực hiện KTQTMT (Chang, 2007) Áp lực này là từ hành vi của tổ chức đối với các vấn đề MT, và những nỗ lực nhằm đưa ra các thay đổi cơ bản và những đổi mới mới cho hệ thống của họ, bao gồm cả hệ thống KT, nhằm tuân thủ các hướng dẫn và tiêu chuẩn được tạo ra bởi các tổ chức nghề nghiệp (Chang, 2007)

Bên cạnh đó, các luận điểm trong lý thuyết thể chế được cung cấp bởi DiMaggio và Powell (1983), đề xuất rằng các cơ quan chuyên môn và giáo dục chính thức có thể tạo ra ALQC cho những thay đổi đối với hành vi của tổ chức Delmas (2002) cũng cho rằng nhà quản trị có xu hướng phụ thuộc vào kinh nghiệm của họ để xây dựng các kịch bản thích hợp cho việc ra quyết định trong trường hợp các thông tin cần thiết không dễ dàng có sẵn, hoặc khi CP cho việc có được thông tin là không lý tưởng Theo Delmas (2002), hành vi của các cá nhân trong việc xử lý các vấn đề khác nhau thường bị ảnh hưởng bởi nền tảng giáo dục chính thức mà họ tiếp nhận Theo Bennett và cộng sự (2006), nền tảng giáo dục khác nhau của các cá nhân dẫn đến các ý kiến khác nhau về một số vấn đề nhất định, ví dụ như công tác quản lý HĐMT Tương tự, Chang (2007) cũng lập luận rằng các hiệp hội chuyên nghiệp và giáo dục chính thức có thể đóng một vai trò cơ bản trong việc tăng cường chấp nhận và áp dụng KTQTMT

Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của sức ép ALQC, các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của ALQC về chấp nhận và thực hiện KTQTMT còn chưa nhiều và kết quả cũng không thống nhất Chang (2007) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu

Trang 36

(PPNC) trường hợp, thông qua các cuộc phỏng vấn mặt đối mặt để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố như ALQC, ALMP, áp lực các bên liên quan đến thực hiện KTQTMT Trái với kỳ vọng, nghiên cứu này cho thấy áp lực của các hiệp hội nghề nghiệp và giáo dục chính thức không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc áp dụng KTQTMT Nghiên cứu của Jamil và cộng sự ( 2015) cũng tương đồng với kết quả của Chang (2007), khi không tìm thấy ảnh hưởng của ALQC đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX vừa và nhỏ ở Malaysia Trong khi đó, Ambe (2007), Qian (2007), Jalaludin và cộng sự (2011) phát hiện thấy nhận thức và giáo dục cộng đồng (ALQC) là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT Gần đây hơn Kisher (2013), Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018) nhận thấy rằng mức độ thực hiện KTQTMT bị ảnh hưởng đáng kể bởi ALQC Nghiên cứu này, tiếp tục điều tra thêm ảnh hưởng của ALQC đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2.3.1.3 Áp lực mô phỏng (Mimetic pressure)

ALMP là phản ứng bắt chước các tổ chức khác trong xã hội của DN đối với các kỹ thuật, phương pháp đã được chấp nhận, áp dụng, hoặc được xem là chuẩn mực trong ngành (DiMaggio và Powell, 1983)

Theo Scott (1995) các thể chế thiết lập trong từng bối cảnh xã hội đã ràng buộc hành động của các tổ chức, để các hoạt động này phù hợp với một tập hợp quy tắc và thông lệ hợp pháp được xác định bởi xã hội Để không bị coi là người ngoài cuộc, một tổ chức sẽ chọn "bắt chước" như một chiến lược an toàn và có hiệu quả Bắt chước có nhiều khả năng xảy ra hơn khi không có các tiêu chí rõ ràng trong quá trình thực hiện hoặc khi các tổ chức không hiểu về các phương pháp, quy trình, công nghệ được sử dụng (DiMaggio và Powell 1983) Khi sự phát triển của KTMT vẫn còn rất mới, không nhiều tổ chức am hiểu rõ ràng về các tiêu chí và phương pháp KTMT Điều này tạo điều kiện cho việc bắt chước thực hiện KTMT giữa các tổ chức Powell (1991) nhận thấy rằng một trong những động lực chính cho việc sử dụng thông tin trong quản lý chất xả thải tại các chính quyền địa phương ở Anh là việc bắt chước phương pháp của các hội đồng địa phương khác vì họ muốn được xem như là những người tiên phong và "làm những điều tốt đẹp" thay vì là ―lạc hậu‖ nhất

Trang 37

Theo Zucker (1987), mức độ mà một tổ chức hoạt động theo các quy tắc và thông lệ của nhóm ngành KD phụ thuộc vào đặc điểm thành viên, mật độ tương tác của tổ chức, và các luồng thông tin lưu chuyển Các nghiên cứu tình huống tiết lộ rằng các áp lực nhận thức (ALMP) về KTMT đã được dự báo trên cơ sở những thay đổi trong ba khía cạnh này

Thứ nhất, về đặc điểm của thành viên DiMaggio và Powell (1983), nhận xét một tổ chức có xu hướng tìm kiếm bản sắc của mình trong nhóm ngành KD bằng cách bắt chước các thành viên trong nhóm và áp dụng các thông lệ đã được các thành viên khác chấp nhận Tương tự, Abrahamson (1996), lập luận rằng nếu một tổ chức không chấp nhận sự đổi mới như các tổ chức khác thì sẽ mất đi tư cách thành viên và sự hỗ trợ từ các tổ chức và các bên liên quan khác

Thứ hai, về mật độ tương tác giữa các thành viên trong tổ chức Các tổ chức có nhiều khả năng bắt chước hành vi của các tổ chức có liên hệ chặt chẽ với họ, chẳng hạn như các tổ chức trong cùng ngành hoặc vị trí địa lý (DiMaggio và Powell, 1983; Covaleski và Dirsmith, 1988)

Các cuộc phỏng vấn trong nghiên cứu tình huống của (Qian, 2007) cho thấy các quy tắc được công nhận và phổ biến trong các chính quyền địa phương lân cận có ảnh hưởng tích cực đến các HĐMT của từng địa phương trong quản lý chất xả thải, bao gồm cả thay đổi KTMT

Thứ ba, các luồng thông tin lưu giữa các thành viên trong cùng nhóm ngành hoặc lĩnh vực KD Theo Oliver (1991), nếu một tổ chức nhận thấy các thành viên khác đã thông qua một quy tắc, một hoạt động hoặc một công nghệ nào thì sẽ bắt chước áp dụng mà không xem xét về lợi ích do hoạt động đó mang lại Sự xuất hiện và phát triển của KTQTMT trong những năm gần đây làm cho các tổ chức có thể nhận được nhiều thông tin về HĐMT của nhóm ngành KD Các luồng thông tin như vậy tạo thuận lợi cho việc so sánh giữa bản thân và các tổ chức khác, từ đó có thể áp dụng việc thực hiện KTQTMT theo hướng thống nhất Gần đây, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga (2018) cũng đã tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của ALMP đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở Việt Nam

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, một số nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng sự gia tăng ALMP không có đóng góp đáng kể trong việc tạo ra động lực cho các tổ chức dành sự quan tâm và thực hiện KTQTMT trong tổ chức Kết quả nghiên cứu của Chang (2007) cho thấy ALCE, ALQC và ALMP không có ảnh

Trang 38

hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT Tương tự, các kết quả của Jalaludin và cộng sự (2011), Jamil và cộng sự (2015) cũng cho thấy ALMP đều không đóng góp đáng kể đến thực hiện KTQTMT

Do mâu thuẫn này trong những phát hiện của các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này tiếp tục xem xét ảnh hưởng của ALMP đến thực hiện KTQTMT của các DNSX tại Việt Nam

2.3.2 Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu

Từ đánh giá về các nghiên cứu trước đã thực hiện, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

2.3.2.1 Về đối tượng khảo sát

Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng và thực hiện KTQTMT trong các tổ chức đã chú ý nhiều đến quan điểm của nhà quản trị hơn so với đối tượng khác Ví dụ, Chang (2007) đã phỏng vấn 27 cán bộ quản lý tại năm trường đại học tại Úc và Đài Loan Ambe (2007) phỏng vấn các nhà QLMT tại 37 công ty ở Nam Phi Kokubu và Nashioka (2008) khảo sát quan điểm của 303 nhà quản lý tại 136 công ty Nhật Bản Cũng ở Nhật Bản, Kokubu và cộng sự (2003) sử dụng một mẫu của 184 nhà QLMT từ 184 các công ty trong cuộc khảo sát của mình Bartolomeo và cộng sự (2000) đã phân tích những quan điểm của các nhà QLMT từ 84 doanh nghiệp trong bốn quốc gia châu Âu trong đó có Vương quốc Anh, Hà Lan, Ý và Đức Việc chỉ tập trung nghiên cứu dựa vào quan điểm của nhà quản trị là chưa đủ để giải thích các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng và thực hiện các KTQTMT, do đó cần phải có thêm những nghiên cứu dựa trên quan điểm của các đối tượng khác Chang (2007) và Ambe (2007), cũng đề xuất rằng cần xem xét những quan điểm của các đối tượng khác liên quan đến việc áp dụng và sử dụng KTQTMT như: các KT viên, các tổ chức và chính phủ Điều này sẽ cung cấp cho một sự hiểu biết tốt hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thông qua KTQTMT, và sự lan tỏa của nó trên toàn thế giới

2.3.2.2 Về kết quả của các nghiên cứu

 Đối với nhân tố áp lực cưỡng ép (Coercive pressure)

Có một số khác biệt giữa các nghiên cứu trước đây về ALCE trong việc thúc đẩy các công ty chấp nhận và thực hiện KTQTMT Nghiên cứu của Kokubu và cộng sự (2003); Kokubu và Nashioka (2008) cho thấy, chủ trương, chính sách của

Trang 39

chính phủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chấp nhận và sử dụng KTQTMT cho cả mục đích báo cáo ra bên ngoài lẫn quản trị nội bộ trong tổ chức Các tác giả Ambe (2007), Chang (2007), Kisher (2013), Jamil và cộng sự (2015), cũng phát hiện thấy ALCE là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của tổ chức về việc thông qua và thực hiện KTQTMT Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của nhân tố ALCE đến thực hiện KTQTMT Ví dụ như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2016), Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018) Kết quả như vậy là phù hợp với nhận định của lý thuyết và những phát hiện của các nghiên cứu trước, chỉ ra rằng ALCE có thể đóng vai trò hiệu quả để thúc đẩy các tổ chức thực hiện KTQTMT (UNDSD, 2000) Tuy nhiên, nghiên cứu của Jalaludin và cộng sự (2011) cho thấy ALCE đã không có một ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT

 Đối với nhân tố áp lực quy chuẩn (Normative pressure)

Trái với kỳ vọng, nghiên cứu của Chang (2007), Jamil và cộng sự (2015) cho thấy áp lực của các hiệp hội nghề nghiệp và giáo dục chính thức không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc áp dụng KTQTMT Trong khi đó, Ambe (2007); Qian (2007); Jalaludin và cộng sự (2011) tìm thấy ALQC là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT Gần đây hơn, Kisher (2013); Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018) nhận thấy rằng mức độ áp dụng KTQTMT bị ảnh hưởng đáng kể bởi ALQC

 Đối với nhân tố áp lực mô phỏng (Mimetic pressure)

Nghiên cứu tình huống của (Qian, 2007) cho thấy các quy tắc được công nhận và phổ biến trong các chính quyền địa phương lân cận có ảnh hưởng cùng chiều đến các HĐMT của từng địa phương trong quản lý chất xả thải, bao gồm cả thay đổi KTMT Gần đây, nghiên cứu của Kisher (2013); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018) cũng đã tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của ALMP đến thực hiện KTQTMT Trong khi đó, các kết quả nghiên cứu của Chang (2007), Jalaludin và cộng sự (2011), Jamil và cộng sự (2015); Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016) cho thấy

ALMP không có ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT

Với những mâu thuẫn trong những phát hiện của các nghiên cứu trước đây, cần phải tiếp tục điều tra thêm về ảnh hưởng của các nhân tố đối với việc chấp nhận và sử dụng KTQTMT trong các tổ chức

Trang 40

2.3.2.3 Về số lượng các nghiên cứu

Mặc dù một số nghiên cứu đã đưa ra một số giải thích quan trọng và những phát hiện về ảnh hưởng của một số nhân tố liên quan đến việc thông qua và thực hiện KTQTMT trong các tổ chức, tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn còn rất ít và hầu hết các nghiên cứu đều được tiến hành ở các nước phát triển (ví dụ Kokubu và cộng sự, 2003; Kokubu và Nashioka, 2008; Ambe, 2007; Ferreira và cộng sự, 2010; Chang, 2007; Qian, 2007; Christ và Burritt, 2013)

Việc sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các bối cảnh MT, kinh tế, văn hóa và chính trị khác nhau để giải thích về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT là không đáng tin cậy (Hofstede, 1983; Ali, 1996) Bởi vì ở hầu hết các nước đang phát triển vẫn đang tạm thời ưu tiên cho tăng trưởng và hy sinh mục tiêu phát triển bền vững, nên ít quan tâm đến vấn đề MT

Ngoài ra, Chang (2007) và Ambe (2007) cũng đề xuất xem xét hạn chế về sự không nhất quán giữa các phát hiện về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT nhằm nâng cao tính khái quát của vấn đề Họ cũng cho rằng cần phải xem xét thêm quan điểm của các đối tượng khác, chẳng hạn như: những người làm KT, chính phủ, các tổ chức MT, và các nhân tố có thể giải thích sự khác biệt giữa các nước trong việc tổ chức thực hiện KTQTMT

Bên cạnh đó, hầu hết các nhà nghiên cứu (ví dụ như Wilmshurst và Frost, 2001; Kokubu và cộng sự, 2003; Kokubu và Nashioka, 2008; Ambe, 2007; Chang, 2007) đều cho rằng cần phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn để xác định các nhân tố khác, hoặc xác định mối quan hệ giữa các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc áp

dụng KTQTMT

2.3.2.4 Khe hổng nghiên cứu

Tổng quan về các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tình trạng thiếu các nghiên cứu liên quan đến KTQTMT (Bouma và Van der Veen, 2002; Burritt, 2004) Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thực hiện KTQTMT ở các nước đang phát triển (Herzig và cộng sự, 2012) Các nghiên cứu trước đây liên quan đến KTMT ở Việt Nam chủ yếu tiếp cận theo hướng tầm quan trọng và định hướng áp dụng KTQTMT tại một DN cụ thể, hoặc chỉ nghiên cứu về KTQT CPMT cho một lĩnh vực sản xuất nào đóm ví dụ DNSX gạch, DNSX thép, DN chế biến dầu khí và trong phương pháp xử lý dữ liệu cũng chỉ mới dừng đến phân tích sự khác biệt về giá trị

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:44

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN