1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Chính sách tiền tệ và hành vi tích trữ thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách tiền tệ và hành vi tích trữ thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam
Tác giả Ts. Đào Lê Kiều Oanh, Ts. Nguyễn Hoàng Chung, Ts. Nguyễn Minh Nhật
Người hướng dẫn Pgs.Ts. Đặng Văn Dân
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,18 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (9)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (9)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
    • 1.3. Dữ liệu nghiên cứu (12)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 1.5. Một số đóng góp của nghiên cứu (12)
    • 1.6. Kết cấu bài nghiên cứu (13)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN (14)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (14)
      • 2.1.1. Chính sách tiền tệ (14)
      • 2.1.2. Hành vi trữ thanh khoản của ngân hàng (16)
      • 2.1.3. Tác động của chính sách tiền tệ lên hành vi trữ thanh khoản của ngân hàng10 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan (18)
    • 2.3. Khoảng trống nghiên cứu (22)
  • CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (23)
    • 3.1. Dữ liệu nghiên cứu (23)
    • 3.2. Biến nghiên cứu (23)
      • 3.2.1. Biến trữ thanh khoản ngân hàng (23)
      • 3.2.2. Biến chính sách tiền tệ (25)
      • 3.2.3. Các biến kiểm soát (26)
    • 3.3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu (27)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (29)
    • 4.1. Phân tích kết quả thống kê sơ bộ (29)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả (29)
      • 4.1.2. Ma trận hệ số tương quan (29)
    • 4.2. Phân tích kết quả ước lượng hồi quy (32)
      • 4.2.1. Kết quả ước lượng hồi quy chính (32)
      • 4.2.2. Tác động không đồng nhất giữa các nhóm ngân hàng có rủi ro khác nhau 26 4.2.3. Một số ước lượng bổ sung kiểm tra tính vững (38)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (50)
    • 5.1. Tổng kết đề tài (50)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (50)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài và định hướng phát triển trong tương lai (51)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (52)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Chính sách tiền tệ tác động đáng kể đến ngành ngân hàng thông qua kênh cho vay, khi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất để kích thích kinh tế, khối lượng cho vay sẽ tăng (Bernanke & Blinder, 1988) Chính sách tiền tệ còn ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng bằng cách quyết định lãi suất mà các ngân hàng tính phí người đi vay và trả cho người gửi tiền Trên hết, chính sách tiền tệ có thể tác động đến hành vi rủi ro của ngân hàng thông qua kênh rủi ro ngân hàng (Borio & Zhu, 2012) Ngoài lãi suất, các ngân hàng trung ương còn sử dụng hoạt động thị trường mở để mua tài sản tài chính, nhằm kích thích hoạt động cho vay và thúc đẩy kinh tế (Chakraborty et al., 2020).

Tuy nhiên, chính sách tiền tệ, cả nới lỏng và thắt chặt, còn làm thay đổi các khoản mục nội và ngoại bảng của ngân hàng Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ là rất phức tạp, dẫn đến sự chưa rõ ràng trong cách phản ứng của các ngân hàng Chứa các thông tin thay đổi về tài sản, nợ phải trả và các hoạt động ngoại bảng, khả năng trữ thanh khoản ngân hàng được cho là một sự bổ sung phù hợp cho cho vay ngân hàng trong việc biểu thị tổng sản lượng đầu ra của ngân hàng (Berger và cộng sự, 2019; Berger & Bouwman, 2009; Berger & Sedunov, 2017; Davydov và cộng sự, 2018) Do đó, việc nghiên cứu kênh trữ thanh khoản ngân hàng sẽ là sự bổ sung lý tưởng cho vấn đề truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh cho vay ngân hàng, qua đó cung cấp nhiều hàm ý sâu sắc trong việc điều tiết đầu ra của ngân hàng và tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu này nhằm khảo sát một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ mới thông qua hệ thống ngân hàng, tập trung vào tác động của chính sách tiền tệ đến tích trữ thanh khoản của ngân hàng Khi phân tích khả năng tích trữ thanh khoản của ngân hàng, chúng ta cần biết về những kết quả không mong muốn quan trọng mà nó có thể gây ra Chức năng chính của các ngân hàng là tạo thanh khoản để đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Với xu hướng này, việc tích trữ quá nhiều thanh khoản của ngân hàng là rất tốn kém vì nó hạn chế khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng và việc thiếu nguồn tài trợ thường được coi là một trong những hạn chế đáng kể nhất đối với tăng trưởng kinh tế (Nketcha Nana & Samson,

2014) Trong một số trường hợp cực đoan, việc tích trữ thanh khoản của ngân hàng có thể gây ra rủi ro hệ thống thông qua hiệu ứng lan toả vì việc các ngân hàng gặp căng thẳng bắt đầu các hành động tích trữ thanh khoản và bán tài sản có thể cản trở và gây hại cho các ngân hàng khác (Diamond & Rajan, 2011) Về mối liên hệ với chính sách tiền tệ, tích trữ thanh khoản ngân hàng là trọng tâm của quá trình thực hiện và truyền dẫn tiền tệ Bằng cách thay đổi lập trường chính sách tiền tệ, các ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh các hoạt động ngân hàng trong và ngoài bảng cân đối kế toán, và thông qua việc điều chỉnh như vậy, họ có thể thúc đẩy nền kinh tế (Berger & Sedunov, 2017)

Nghiên cứu này khác biệt đáng kể so với các nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Nhóm nghiên cứu tập trung vào hành vi tích trữ thanh khoản ngân hàng, sử dụng phương pháp đo lường tích trữ thanh khoản ngân hàng mới và toàn diện do Berger và cộng sự (2020) đề xuất Các tài liệu hiện có chỉ xem xét tài sản lưu động hoặc các hệ số đơn giản khác để khám phá khả năng tích trữ thanh khoản của ngân hàng Phép đo tích trữ thanh khoản ngân hàng của nghiên cứu này kết hợp tất cả các khoản mục ngân hàng trên nội bảng tài sản, nợ phải trả và ngoại bảng, không tập trung vào một hoặc một vài khoản mục trên bảng cân đối kế toán ngân hàng hoặc báo cáo thu nhập Nhóm nghiên cứu kiểm tra tổng tích trữ thanh khoản của ngân hàng và cả ba cấu phần của nó, bao gồm tích trữ thanh khoản ở phía tài sản, bên nợ phải trả và bên ngoài bảng cân đối kế toán, nhằm mô phỏng theo Berger và cộng sự (2020) Các thiết kế nghiên cứu tổng hợp và phân tách như vậy là cần thiết vì thực tế là các nghiên cứu trước đó không tách biệt các thành phần tích trữ thanh khoản, do đó tác động kích thích lên các loại tích trữ thanh khoản khác nhau chưa được khám phá.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng các công cụ chính sách tiền tệ khác nhau gây ra các tác động khác nhau đến các biến số kinh tế theo các lộ trình không đồng nhất Ví dụ, mặc dù tác động của các công cụ dựa trên lãi suất và định lượng có thể giống nhau ở một số khía cạnh, nhưng có thể tồn tại một số khác biệt nhất định do mức độ can thiệp của ngân hàng trung ương là khác nhau và bản chất khác nhau của các công cụ (Varlik & Berument, 2017) Nhóm nghiên cứu giải quyết vấn đề này bằng cách khảo sát các công cụ chính sách khác nhau trong thị trường có nhiều công cụ tiền tệ Về mặt này, Việt Nam đã nổi lên như một đại diện phù hợp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề ra nhiều mục tiêu khi thực hiện chính sách tiền tệ (như tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô), trong đó không xác định mục tiêu chính (Dang & Nguyen, 2020) Theo đó, NHNN kết hợp nhiều công cụ chính sách khác nhau để đạt được các mục tiêu của mình Trong đó, một số công cụ thiết yếu được sử dụng thường xuyên hơn các công cụ khác, bao gồm lãi suất chính sách và nghiệp vụ thị trường mở Điều thú vị là NHNN còn ban hành các chỉ đạo nhằm điều chỉnh trực tiếp khung lãi suất kinh doanh mà các ngân hàng áp dụng với khách hàng Ngoài các đặc điểm của khuôn khổ chính sách tiền tệ, vai trò và sự thay đổi của hệ thống ngân hàng cũng làm cho các phân tích sử dụng bối cảnh Việt Nam trở nên phù hợp hơn Hoạt động ngân hàng được coi là hoạt động tài trợ cốt lõi của nền kinh tế khi mà thị trường vốn của Việt Nam được đánh giá là chưa phát triển (Dang & Huynh, 2020) Thực tế này có thể làm cho việc truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng trở nên rõ rệt hơn Cũng cần lưu ý rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua quá trình cải cách toàn diện trong những thập kỷ qua, do đó các đặc điểm của ngân hàng về cơ cấu tài chính, năng suất và mô hình kinh doanh đã thay đổi đáng kể

Nhìn chung, những khảo sát về kênh trữ thanh khoản ngân hàng hiện tại vẫn còn rất hạn chế Điều này khiến cho sự truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh trữ thanh khoản ngân hàng trở thành một câu hỏi thực nghiệm quan trọng cần được giải đáp xa hơn, đặc biệt cho Việt Nam nợi mà vấn đề này vẫn còn để ngỏ.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài đặt ra mục tiêu tổng quát là đánh giá được tác động của chính sách tiền tệ đối với hành vi trữ thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam Qua đó đề tài cung cấp các hàm ý chính sách và kinh doanh phù hợp, giúp cơ quan quản lý tiền tệ có thể đưa ra được những chính sách điều hành đảm bảo được hiệu quả tác động hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, và các ngân hàng có thể trang bị những nhận thức đúng đắn để điều chỉnh hành vi của mình trước những động thái điều hành tiền tệ của nhà nước Mục tiêu này được đảm bảo thông qua các mục tiêu cụ thể như sau:

Để đánh giá toàn diện mức độ trữ thanh khoản của ngân hàng tại Việt Nam, bài viết áp dụng bộ chỉ số mới bao gồm các mục tài sản, nguồn vốn và các mục ngoài bảng của ngân hàng Bộ chỉ số này cải thiện những hạn chế của các thước đo truyền thống, cung cấp một bức tranh toàn cảnh và chính xác hơn về khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.

– Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến hành vi trữ thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam thông qua các ước lượng hồi quy

- Nhóm ngân hàng rủi ro cao phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn thanh khoản hệ thống, bao gồm tiền gửi liên ngân hàng và tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước, trong khi nhóm rủi ro thấp có thể dựa chủ yếu vào nguồn tiền gửi khách hàng.- Điều chỉnh chính sách tiền tệ, như tăng lãi suất, làm gia tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi của nhóm ngân hàng rủi ro cao.- Ngược lại, nhóm ngân hàng rủi ro thấp có khả năng duy trì tỷ lệ tiền gửi khách hàng cao hơn, ít bị ảnh hưởng bởi thay đổi chính sách tiền tệ, giúp họ duy trì mức độ thanh khoản ổn định.

Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài này sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn 2007–2019, thu thập thông tin từ các báo cáo tài chính được công bố trên trang web của

31 ngân hàng Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu cho các biến chính sách tiền tệ từ cơ sở dữ liệu của NHNN và Cơ quan thống kê tài chính quốc tế (IFS) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Đề tài cũng trích xuất các dữ liệu khác về kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ Ngân hàng Thế giới (WB).

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng nhiều thang đo chính sách tiền tệ dựa trên lãi suất và định lượng (lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, và nghiệp vụ thị trường mở) Dữ liệu tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam được sử dụng để thực hiện hồi quy trên mô hình bảng động theo phương pháp momen tổng quát (GMM) Đề tài tiếp cận thước đo được phát triển bởi Berger và Bouwman (2009) và Berger và cộng sự (2020), với một vài điều chỉnh phù hợp cho thị trường mới nổi có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, để lượng hoá khả năng trữ thanh khoản của từng ngân hàng trong hệ thống Năng lực trữ thanh khoản cả nội và ngoại bảng của ngân hàng được xem xét.

Một số đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu này cung cấp một số đóng góp học thuật quan trọng:

– Đề tài làm rõ cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh trữ thanh khoản ngân hàng, trong bối cảnh những khảo sát về kênh trữ thanh khoản ngân hàng hiện tại vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt khi mà vấn đề này vẫn còn để ngỏ tại Việt Nam

– Đề tài chỉ ra sự cần thiết trong việc cần phải so sánh tính chất truyền dẫn giữa các công cụ chính sách tiền tệ khác nhau; nếu không, có thể dẫn đến kết luận thiếu chính xác khi chỉ dựa vào một chỉ số duy nhất

– Đề tài đạt được bằng chứng để đánh giá xem liệu kênh trữ thanh khoản ngân hàng có là sự bổ sung hoàn hảo của kênh cho vay ngân hàng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ hay không

Nghiên cứu này có giá trị thiết thực đối với cơ quan quản lý tiền tệ trong việc xây dựng chính sách điều hành tiền tệ hiệu quả, hợp lý Các ngân hàng thương mại cũng có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để điều chỉnh hành vi của mình trước chính sách điều hành tiền tệ của Nhà nước.

Kết cấu bài nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu thiết kế phần còn lại của đề tài này như sau Nội dung tiếp theo trong chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan Chương

3 trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Trong chương 4, nhóm nghiên cứu trình bày và thảo luận về các kết quả ước lượng thu được từ mô hình kinh tế lượng, trong đó có mở rộng phân tích nhằm kiểm tra cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh trữ thanh khoản ngân hàng khác biệt tại các nhóm ngân hàng rủi ro khác nhau Sau cùng, chương 5 kết luận đề tài và đưa ra các hàm ý liên quan.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN

Cơ sở lý thuyết

Chính sách tiền tệ là một tập hợp các hành động mà ngân hàng trung ương của một quốc gia có thể thực hiện để kiểm soát nguồn cung tiền tổng thể và đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững Chính sách tiền tệ có thể được phân loại là mở rộng hoặc thắt chặt Một số công cụ chính sách tiền tệ phổ biến bao gồm điều chỉnh lãi suất, mua bán tài sản qua thị trường mở hay thay đổi yêu cầu dự trữ của ngân hàng

Mở rộng chính sách tiền tệ

Nếu một quốc gia đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao do suy thoái, cơ quan quản lý tiền tệ có thể lựa chọn chính sách mở rộng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và mở rộng hoạt động kinh tế

Là một phần của chính sách tiền tệ mở rộng, cơ quan quản lý tiền tệ thường hạ lãi suất để thúc đẩy tiêu tiền và khiến việc tiết kiệm không còn hấp dẫn Cung tiền tăng trên thị trường nhằm thúc đẩy đầu tư và chi tiêu của người tiêu dùng Lãi suất giảm có nghĩa là các doanh nghiệp và cá nhân có thể được vay với các điều kiện thuận lợi

Các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã áp dụng chính sách mở rộng tiền tệ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, duy trì lãi suất ở mức 0 hoặc gần 0.

Thắt chặt chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất để làm chậm tốc độ tăng cung tiền và làm giảm lạm phát Điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và thậm chí làm tăng tỷ lệ thất nghiệp nhưng thường được coi là cần thiết để hạ nhiệt nền kinh tế và giữ giá cả trong tầm kiểm soát

Vào đầu những năm 1980, kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát ở mức hai con số Để kiềm chế tình hình, Cục Dự trữ Liên bang đã sử dụng biện pháp mạnh tay là nâng lãi suất chuẩn lên mức cao kỷ lục 20% Mặc dù hành động này gây ra suy thoái kinh tế, nhưng kết quả thu được là lạm phát đã hạ nhiệt về mức mong muốn từ 3% đến 4% trong vòng vài năm sau đó.

Công cụ chính sách tiền tệ

Các ngân hàng trung ương sử dụng một số công cụ khác nhau để định hình và thực thi chính sách tiền tệ Đầu tiên là việc mua và bán chứng khoán (chủ yếu là trái phiếu ngắn hạn) trên thị trường mở sử dụng nguồn dự trữ ngân hàng mới được tạo ra Đây được gọi là hoạt động thị trường mở Ngân hàng trung ương bổ sung tiền vào hệ thống ngân hàng bằng cách mua tài sản hoặc loại bỏ nó bằng cách bán tài sản, và các ngân hàng phản ứng bằng cách cho vay tiền dễ dàng hơn với lãi suất thấp hơn — hoặc đắt hơn, với lãi suất cao hơn — cho đến khi đạt được mục tiêu lãi suất của ngân hàng trung ương Hoạt động thị trường mở cũng có thể nhắm đến mục tiêu tăng cung tiền cụ thể để giúp các ngân hàng cho vay vốn dễ dàng hơn bằng cách mua một lượng tài sản cụ thể Đây là quá trình được gọi là nới lỏng định lượng (quantitative easing) Lựa chọn khác là thay đổi lãi suất (hoặc tài sản thế chấp bắt buộc) mà ngân hàng trung ương yêu cầu đối với các khoản vay/chiết khấu đối với các NHTM với vai trò là người cho vay cuối cùng (lender of last resort)

Các ngân hàng trung ương cũng có thể sử dụng các yêu cầu dự trữ bắt buộc Đây là những khoản tiền mà NHTM phải giữ lại như một tỷ lệ của các khoản tiền gửi của khách hàng để đảm bảo rằng ngân hàng có khả năng đáp ứng các khoản nợ của mình Việc hạ thấp yêu cầu dự trữ này sẽ giải phóng nhiều vốn hơn để các ngân hàng cho vay hoặc mua các tài sản khác Tăng yêu cầu dự trữ sẽ làm giảm cho vay của ngân hàng và làm chậm lại tốc độ tăng trưởng

Chính sách tiền tệ phi truyền thống cũng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây Trong các giai đoạn kinh tế cực kỳ bất ổn, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một số ngân hàng trung ương đã nạp vào bảng cân đối kế toán của mình hàng nghìn tỷ đô la tiền gửi kho bạc và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp, giới thiệu các chương trình cho vay và mua tài sản mới kết hợp các khía cạnh của cho vay chiết khấu, hoạt động thị trường mở và nới lỏng định lượng

Các ngân hàng trung ương còn có một công cụ mạnh mẽ trong việc hình thành kỳ vọng của thị trường bằng các thông báo công khai về các chính sách có thể có trong tương lai Các tuyên bố của ngân hàng trung ương và các thông báo về chính sách sẽ làm thay đổi thị trường Tóm lại, các ngân hàng trung ương có thể có nhiều hơn một công cụ để thực hiện các chính sách tiền tệ của mình và có thể sử dụng đồng thời các công cụ chính sách này, mặc dù chúng không độc lập Theo Varlik và Berument (2017), các ngân hàng trung ương thường sử dụng nhiều công cụ và mỗi công cụ có thể có tác động khác nhau đến các biến số kinh tế Do đó, việc lựa chọn các công cụ chính sách khác nhau sẽ tạo môi trường cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế phân biệt tác động của các công cụ của họ đối với các kết quả kỳ vọng khác nhau

2.1.2 Hành vi trữ thanh khoản của ngân hàng

Hành vi trữ thanh khoản của ngân hàng

Các ngân hàng thực hiện vai trò thiết yếu của mình trong nền kinh tế bằng cách thực hiện hai chức năng cơ bản: (i) tạo thanh khoản và (ii) chuyển dịch rủi ro để tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế Theo đó tạo thanh khoản là trọng tâm của hoạt động ngân hàng Các lý thuyết của Bryant (1980) và Diamond và Dybvig (1983) cho rằng các ngân hàng tạo ra thanh khoản trên bảng cân đối kế toán bằng cách tài trợ cho các tài sản tương đối kém thanh khoản nhờ vào các khoản nợ phải trả tương đối thanh khoản Holmstrom và Tirole (1998) và Kashyap và cộng sự (2002) chỉ ra rằng các ngân hàng cũng tạo ra thanh khoản ngoài bảng cân đối kế toán thông qua các cam kết cho vay và các yêu cầu tương tự đối với các quỹ thanh khoản

Chức năng cốt lõi của các ngân hàng trong nền kinh tế là tạo ra thanh khoản để cung ứng cho các lĩnh vực kinh tế, vì vậy tích trữ thanh khoản có thể được coi là một cách mà các ngân hàng đi ngược lại chức năng đó (Caballero & Krishnamurthy, 2008) Thay vì cung ứng các khoản vay, các ngân hàng lại lựa chọn nắm giữ các tài sản thanh khoản như tiền mặt, tiền gửi, hoặc đầu tư vào chứng khoán thanh khoản cao Một số lý thuyết đã xem xét động cơ để các ngân hàng tích trữ tài sản thanh khoản Ví dụ, các ngân hàng có thể quyết định tích trữ thanh khoản vì lý do dự phòng nếu họ tin rằng họ sẽ không thể vay được các khoản vay liên ngân hàng khi bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời (Allen và Gale, 2004) Tích trữ thanh khoản dự phòng cũng được mô hình hóa để mô tả phản ứng của các ngân hàng đối với nỗi sợ buộc phải thanh lý tài sản Trong nghiên cứu của Diamond và Rajan (2009), các ngân hàng tích trữ thanh khoản khi dự đoán việc thanh lý tài sản trong tương lai, trong bối cảnh thị trường vốn tài trợ bị gián đoạn nghiêm trọng, sẽ mang lại lợi nhuận kỳ vọng cao từ việc giữ tiền mặt Trong mô hình của Gale và Yorulmazer (2013), các ngân hàng tích trữ thanh khoản để tự bảo vệ mình trước những cú sốc thanh khoản trong tương lai (động cơ phòng ngừa) hoặc để tận dụng doanh số bán hàng tiềm năng (động cơ chiến lược) Acharya và Skeie (2011) phát triển một mô hình trong đó các ngân hàng tích trữ thanh khoản để đề phòng các đối tác của họ mất khả năng thanh toán trên thị trường liên ngân hàng Ảnh hưởng của hành vi trữ thanh khoản

Có rất nhiều hệ quả không mong muốn liên quan đến hành vi tích trữ thanh khoản của các ngân hàng Thứ nhất, việc tích trữ thanh khoản gây tốn kém và không hiệu quả đối với các ngân hàng vì tài sản thanh khoản thường có lợi nhuận thấp hơn so với các tài sản kém thanh khoản hoặc tài sản có rủi ro hơn mà thay vào đó họ có thể đầu tư vào Thứ hai, việc nắm giữ thanh khoản có thể làm giảm cho vay của ngân hàng vì việc nắm giữ đó hạn chế việc chuyển giao tài sản lưu động ra thị trường (Berger và Sedunov, 2017) Thứ ba, tích trữ thanh khoản cũng có thể tạo ra sự kém hiệu quả khi mà các ngân hàng kém thanh khoản có thể đang khát tiền mặt ngoài thị trường và buộc phải phá sản trong bối cảnh mà các ngân hàng thanh khoản đang tích trữ tiền mặt thay vì cung ứng chúng ra thị trường (Gale và Yorulmazer, 2013) Trong trường hợp cực đoan, tích trữ thanh khoản có thể dẫn đến rủi ro hệ thống thông qua các tác động lan tỏa kể từ khi bắt đầu tích trữ thanh khoản và các hành động bán tháo tài sản của các ngân hàng đang gặp khó khăn có thể làm suy yếu các ngân hàng khác (Diamond và Rajan, 2011) Thứ tư, một số lượng lớn các tài sản có tính thanh khoản cao cho phép các nhà quản lý có nhiều quyền quyết định, và từ đó có khả năng làm tăng chi phí đại diện và làm trầm trọng thêm các vấn đề của chủ sở hữu và người quản lý (agency problem) (Myers và Rajan, 1998) Đo lường trữ thanh khoản của ngân hàng

Khi nghiên cứu về trữ thanh khoản, các nghiên cứu hiện có chủ yếu tập trung vào việc nắm giữ tài sản thanh khoản, chẳng hạn như tiền mặt (Diamond và Rajan, 2011; Acharya và cộng sự, 2012; Gale và Yorulmazer, 2013; Heider và cộng sự, 2015) hoặc số dư dự trữ (Acharya và Merrouche, 2012) Một số tác giả thì nhấn mạnh việc giảm cho vay (Acharya và Skeie, 2011) Một số tác giả khác quan tâm đến việc tích trữ thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng do sự không chắc chắn về nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng (Allen và cộng sự, 2009), rủi ro tín dụng đối tác (Heider và cộng sự, 2015) hoặc trong các cuộc khủng hoảng tài chính do sự bất ổn và thiếu thanh khoản (Caballero và Krishnamurthy, 2008) Các nghiên cứu thực nghiệm về tích trữ thanh khoản thường kiểm tra mức độ hoặc sự thay đổi trong các loại tài sản lưu động khác nhau (Cornett và cộng sự, 2011; Berrospide, 2013; Acharya và Mora, 2015), hoặc giá cả và quy mô nguồn quỹ liên ngân hàng (Afonso và cộng sự, 2011) Một số bài báo cũng xem xét các tác động đến các thành phần chính của tích trữ thanh khoản, chẳng hạn như tài sản lưu động (Cornett và cộng sự, 2011; Berrospide, 2013; Acharya và Mora, 2015), các khoản vay (Cornett và cộng sự, 2011; Acharya và Mora, 2015), tiền gửi (Berrospide, 2013; Acharya và Mora, 2015), và các cam kết cho vay chưa sử dụng (Cornett và cộng sự, 2011; Berrospide, 2013; Acharya và Mora, 2015) Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng các ngân hàng đã cố gắng thu hút nhiều tiền gửi hơn để đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng hầu như đều không kết hợp các khoản tiền gửi này vào các thang đo tích trữ thanh khoản (Berrospide, 2013; Acharya và Mora, 2015)

Berger và cộng sự (2020) gần đây đã đề xuất một thước đo tích trữ thanh khoản ngân hàng toàn diện, khi xem xét đầy đủ các thành phần nội ngoại bảng cân đối của ngân hàng Các phép đo của họ ấn định tỷ trọng của hoạt động nội bảng và hoạt động ngoại bảng là +0,5 và –0,5, tùy thuộc vào việc các khoản mục này đóng góp vào hay loại bỏ đi mức trữ thanh khoản Cơ chế đằng sau phép đo của Berger và cộng sự (2020) là khá đơn giản Các ngân hàng tích trữ thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản, chẳng hạn như tiền mặt và chứng khoán, và các hợp đồng phái sinh ngoại bảng có chức năng tương tự như tài sản thanh khoản, như hợp đồng hoán đổi lãi suất nội bảng Bởi vì những khoản mục này góp phần tích trữ thanh khoản của các ngân hàng, chúng được gán trọng số dương Các tài sản thanh khoản và các tài sản phái sinh này có thể được tăng lên bằng cách giảm các tài sản kém thanh khoản, chẳng hạn như các khoản vay; do đó, các tài sản kém thanh khoản có trọng số âm Tương tự, nguồn vốn lưu động có thể được thúc đẩy bằng cách tăng các khoản nợ phải trả có tính thanh khoản cao, như tiền gửi giao dịch, vì vậy các khoản mục này được ấn định trọng số dương Các khoản đảm bảo tài chính ngoại bảng kém thanh khoản, giống như các cam kết cho vay, cũng có trọng số âm, vì việc giảm các khoản này sẽ làm tăng tài sản lưu động trong tương lai bằng cách giảm các khoản giải ngân dành cho chúng trong tương lai Các trọng số +0,5 và –0,5 đảm bảo rằng việc tăng 1 đơn vị tài sản lưu động bằng cách giảm

Khoảng trống nghiên cứu

− Các nghiên cứu hiện tại chỉ phổ biến khi nghiên cứu về kênh cho vay ngân hàng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ, trong khi đó các tài liệu thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ đối với trữ thanh khoản của ngân hàng vẫn còn rất ít Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam khảo sát chủ đề này

− Các nghiên cứu có liên quan trước đây chỉ sử dụng thang đo thông qua tài sản thanh khoản của ngân hàng, tài sản kém thanh khoản, đòn bẩy ngân hàng hoặc các phép đo đơn giản khác để khai thác mức độ trữ thanh khoản của ngân hàng Cần có một phân tích để mở rộng chủ đề này với các thang đo tích trữ thanh khoản toàn diện hơn, trong đó bao hàm tất cả các mục đích sử dụng và các nguồn thanh khoản, cả nội bảng và ngoại bảng

Lý thuyết chỉ ra rằng các nghiên cứu cần sử dụng một loạt các công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng khi thực hiện chính sách tiền tệ để xác định sự khác biệt giữa các công cụ chính sách dựa trên lãi suất và định lượng Tuy nhiên, các tài liệu thực nghiệm hiện tại về tác động của chính sách tiền tệ thông qua trữ thanh khoản của hệ thống ngân hàng thường chỉ tập trung vào một công cụ tiền tệ cụ thể, bỏ qua cách tiếp cận toàn diện này.

− Các nghiên cứu có liên quan trước đó cũng không tính đến sự khác biệt giữa các ngân hàng ở các mức độ rủi ro khác nhau Lý thuyết chỉ ra rằng với đặc điểm rủi ro khác nhau, ngân hàng phản ứng khác nhau trước các cú sốc tiền tệ Do đó cần thiết để phân tích về sự khác biệt giữa các ngân hàng rủi ro thấp và rủi ro cao, từ đó có thể chỉ ra bằng chứng ủng hộ động cơ chiến lược hay là động cơ phòng vệ khi ngân hàng trung ương kích thích nền kinh tế bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ.

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu cấp độ ngân hàng từ các báo cáo tài chính hàng năm của các NHTM Việt Nam Do giới hạn và khả năng tiếp cận dữ liệu, khoảng thời gian được khảo sát là từ năm 2007 đến năm 2019 Hơn nữa, theo quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của NHNN ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các ngân hàng, có hiệu lực kể từ ngày 09/07/2007 thì báo cáo tài chính của ngân hàng nêu trong phần thuyết minh báo cáo tài chính phải chi tiết các khoản mục và báo cáo tài chính cần được kiểm toán Đây là yêu cầu cần thiết để đảm bảo độ chính xác và khả năng khai thác của dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu Nhóm nghiên cứu loại trừ các ngân hàng có báo cáo tài chính thiếu các mục bắt buộc để thiết kế các phép đo tích trữ thanh khoản

Dữ liệu về chính sách tiền tệ và các yếu tố kinh tế vĩ mô đến từ các nguồn khác nhau Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được lấy từ cơ sở dữ liệu của NHNN Nhóm nghiên cứu trích xuất dữ liệu về các khoản truy đòi của ngân hàng trung ương đối với chính phủ và lãi suất cho vay ngắn hạn trung bình từ IFS Dữ liệu thị trường chứng khoán được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Vietstock, trong khi dữ liệu tăng trưởng kinh tế được lấy từ WB Sau cùng, mẫu nghiên cứu tạo thành một bảng không cân bằng với tổng số 391 quan sát từ 31 ngân hàng Việt Nam, trung bình chiếm khoảng 90% tổng tài sản của ngành ngân hàng Việt Nam tại các năm quan sát.

Biến nghiên cứu

3.2.1 Biến trữ thanh khoản ngân hàng

Xây dựng các biến phụ thuộc bằng các thang đo tích trữ thanh khoản ngân hàng thông qua quy trình mới do Berger và cộng sự (2020) đề xuất là điểm mấu chốt trong nghiên cứu này Quy trình của họ ấn định trọng số cho các khoản mục nội bảng và ngoại bảng là +0,5 và –0,5, thay đổi dựa trên cơ chế cốt lõi mà các khoản mục đó đóng góp vào hoặc triệt tiêu đi tính trữ thanh khoản Chính xác hơn, các ngân hàng có thể tích trữ thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao (trên bảng cân đối kế toán, chẳng hạn như tiền mặt và chứng khoán) và các hợp đồng phái sinh hoạt động tương tự như các tài sản có tính thanh khoản (ngoại bảng), vì vậy các khoản mục này được gán trọng số dương Các tài sản kém thanh khoản (chẳng hạn như các khoản cho vay) và các khoản đảm bảo ngoại bảng kém thanh khoản (chẳng hạn như các cam kết cho vay) được gán trọng số âm vì việc giảm các khoản mục này sẽ cải thiện tài sản thanh khoản hiện tại và tương lai Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể tích trữ thanh khoản bằng cách thu hút thêm tiền gửi để hình thành tài sản lưu động; do đó, các khoản nợ phải trả có tính thanh khoản (chẳng hạn như tiền gửi) được ấn định trọng số dương Đề tài này mô phỏng theo Berger và Bouwman (2009) để phân loại các hoạt động ngân hàng (cả nội bảng và ngoại bảng) và ấn định trọng số cho các nhóm đã phân loại Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu cũng sửa đổi các thước đo ban đầu của Berger và Bouwman (2009) để qua đó áp dụng các thang đo phù hợp và hiệu quả hơn cho ngành ngân hàng Việt Nam, tương ứng với đề xuất của Berger và cộng sự (2019) và Dang (2020) Nhóm nghiên cứu chỉ giữ lại các mục được phân loại là thanh khoản và kém thanh khoản, vì chúng có vai trò trong xác định các chỉ số tích trữ thanh khoản của ngân hàng và loại bỏ các mục được phân loại là bán thanh khoản (được chỉ định với trọng số bằng 0), vì chúng không được yêu cầu cho các ước lượng tích trữ thanh khoản Căn cứ theo Berger và cộng sự (2020), nhóm nghiên cứu tính toán tổng thanh khoản tích trữ của ngân hàng như sau:

Trữ thanh khoản (tổng) = Trữ thanh khoản (tài sản) + Trữ thanh khoản (nợ) + Trữ thanh khoản (ngoại bảng)

Trữ thanh khoản (tài sản) = (+0,5)×Tài sản thanh khoản + (–0,5)×Tài sản kém thanh khoản

Trữ thanh khoản (nợ) = (+0,5)×Nợ thanh khoản (3)

Trữ thanh khoản (ngoại bảng) = (+0,5)×Các khoản phái sinh thanh khoản + (–

0,5)×Cam kết ngoại bảng kém thanh khoản

Nhìn chung, nghiên cứu có được một biện pháp về tổng khả năng tích trữ thanh khoản của ngân hàng và ba biện pháp về thành phần tích trữ thanh khoản Để có được các biến phụ thuộc mong muốn, các nhà nghiên cứu chuẩn hóa các thang đo tích trữ thanh khoản của ngân hàng bằng cách chia chúng cho tổng tài sản khi thực hiện phân tích hồi quy, đảm bảo các biến được so sánh giữa các ngân hàng.

1, nhóm nghiên cứu xem xét những đóng góp vào việc tích trữ thanh khoản của tất cả các tài sản, nợ phải trả và hoạt động ngoại bảng có tính thanh khoản và kém thanh khoản

Bảng 3.1 Tính toán mức độ trữ thanh khoản của ngân hàng Tài sản thanh khoản

Nợ thanh khoản (trọng số

Các khoản phái sinh thanh khoản (trọng số = 0,5)

Tổng số chứng khoán Tiền gửi của khách hàng Tất cả khoản phái sinh

Tiền mặt và các khoản đến hạn từ các tổ chức khác

Nợ giao dịch (Trading liabilities)

Tài sản kém thanh khoản (trọng số = –0,5)

Cam kết ngoại bảng kém thanh khoản (trọng số = – 0,5)

Cho vay doanh nghiệp Cam kết bảo lãnh khoản vay Cho vay tiêu dùng/bán lẻ

Thư cam kết tín dụng

Nhóm nghiên cứu tính toán khả năng trữ thanh khoản của ngân hàng như sau Trữ thanh khoản (tổng) = Trữ thanh khoản (tài sản) + Trữ thanh khoản (nợ) + Trữ thanh khoản (ngoại bảng), trong đó Trữ thanh khoản (tài sản) = (+0,5)×Tài sản thanh khoản + (–0,5)×Tài sản kém thanh khoản, Trữ thanh khoản (nợ) (+0,5)×Nợ thanh khoản, và Trữ thanh khoản (ngoại bảng) = (+0,5)×Các khoản phái sinh thanh khoản + (–0,5)×Cam kết ngoại bảng kém thanh khoản

3.2.2 Biến chính sách tiền tệ

Chuyển sang lựa chọn các biến giải thích chính, nhóm nghiên cứu sử dụng một loạt các chỉ số chính sách tiền tệ trong đề tài này Cách tiếp cận này được thúc đẩy bởi thực tế rằng NHNN kết hợp nhiều công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của mình và hiệu lực truyền dẫn của các công cụ tiền tệ khác nhau được cho là không đồng nhất (Varlik & Berument, 2017)

Kế thừa nghiên cứu của Dang and Nguyen (2020), nhóm nghiên cứu tiếp cận hai nhóm công cụ tiền tệ dựa trên lãi suất và phi lãi suất ở Việt Nam Trước hết, nhóm nghiên cứu chọn lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu Tại Việt Nam, NHNN thường ban hành các lệnh điều hành khung lãi suất cho vay trên thị trường ngân hàng Đồng thời, với tư cách là người cho vay cuối cùng, NHNN tính phí các NHTM bằng lãi suất tái cấp vốn (đối với các khoản vay ngắn hạn) và lãi suất tái chiết khấu (đối với việc chiết khấu của các giấy tờ có giá) Đối với công cụ tiền tệ phi lãi suất dựa trên định lượng, do NHNN có thể mua/bán chứng khoán theo nghiệp vụ thị trường mở của mình để bơm/rút tiền trong nền kinh tế, nhóm nghiên cứu thu thập các khoản truy đòi của NHNN đối với chính phủ (hiển thị trong bảng cân đối kế toán của NHNN) Mô phỏng theo Gambacorta và cộng sự (2014) và Mamatzakis và Bermpei (2016), nhóm nghiên cứu sử dụng logarit tự nhiên của giá trị này khi tiến hành hồi quy Việc lựa chọn các chỉ số chính sách tiền tệ như trên cũng có thể được hỗ trợ bởi bối cảnh các công cụ chính sách tiền tệ quan trọng khác ở Việt Nam, bao gồm lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc, là không thay đổi trong thời gian dài

Dựa trên việc xây dựng các chỉ số chính sách tiền tệ như mô tả, chúng ta có thể suy đoán rằng sự gia tăng các chỉ số dựa trên lãi suất cho thấy sự thắt chặt tiền tệ, trong khi sự giảm xuống cho thấy kích thích mở rộng tiền tệ Cơ chế ngược lại áp dụng đối với chỉ số tiền tệ dựa trên định lượng Trong bối cảnh các tài liệu đưa ra giả thuyết rằng kích thích tiền tệ có thể khuyến khích các ngân hàng tạo ra nhiều thanh khoản hơn trên thị trường, nhóm nghiên cứu kỳ vọng các chỉ số dựa trên lãi suất sẽ có tương quan thuận chiều với các biện pháp trữ thanh khoản của ngân hàng, trái ngược với chỉ số dựa trên định lượng

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm nội tại của ngân hàng ảnh hưởng đến mức độ tích trữ thanh khoản của ngân hàng Để kiểm soát tác động của chính sách tiền tệ, các yếu tố liên quan tiềm năng bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay, vốn ngân hàng, tăng trưởng GDP và hiệu suất thị trường chứng khoán đã được xem xét Ngân hàng lớn hơn có thể tiếp cận nguồn tài trợ dễ dàng hơn và hoạt động với tính thanh khoản kém hơn Ngân hàng có tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay cao hơn do dự kiến tổn thất cho vay cao hơn nên có khả năng tích trữ tài sản thanh khoản nhiều hơn Vốn ngân hàng nhỏ hơn dẫn đến động cơ đầu tư vào tài sản lưu động phi rủi ro để cải thiện hệ số an toàn vốn Chu kỳ kinh tế và hoạt động thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến việc tích trữ thanh khoản, với mức tích trữ thấp hơn trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao và lợi nhuận thị trường chứng khoán tốt.

Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này phân tích thực nghiệm tác động của chính sách tiền tệ đối với việc tích trữ thanh khoản của ngân hàng Để đạt được mục tiêu này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương trình sau:

𝑇𝑇𝐾 i,t = α 0 + α 1 ×𝑇𝑇𝐾 i,t–1 + α 2 ×𝐶𝑆𝑇𝑇 t–1 + α 3 ×𝑁𝐻 i,t–1 + α 4 ×𝑉𝑀 t–1 + u i,t (5) trong đó biến phụ thuộc 𝑇𝑇𝐾 i,t là thước đo khả năng tích trữ thanh khoản của ngân hàng i trong năm t và 𝐶𝑆𝑇𝑇 t–1 là chỉ số chính sách tiền tệ trong năm t–1 Nhóm nghiên cứu lần lượt sử dụng thay thế bốn thang đo tích trữ thanh khoản (trữ thanh khoản tổng, trữ thanh khoản tài sản, trữ thanh nợ và trữ thanh khoản ngoại bảng) và bốn chỉ số chính sách tiền tệ (lãi suất cho vay, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, và nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương) Biến phụ thuộc có độ trễ 𝑇𝑇𝐾 i,t–1 ở phía bên phải của phương trình là để làm nổi bật thuộc tính động trong hành vi tích trữ thanh khoản ngân hàng 𝑁𝐻 i,t–1 là vectơ của các biến kiểm soát cấp ngân hàng và 𝑉𝑀 t–1 chứa ma trận kiểm soát yếu tố kinh tế vĩ mô, như đã được trình bày trước đó u i,t là thành phần sai số Để giảm thiểu tác động của sự đảo ngược nhân quả (reverse causality) gây ra nội sinh cũng như để phản ánh rằng các ngân hàng không thể phản ứng ngay lập tức với những thay đổi của các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong, nhóm nghiên cứu lấy độ trễ một năm của tất cả các biến giải thích trong mô hình

Mô hình bảng động được phát triển trong nghiên cứu này gặp phải vấn đề nội sinh gây ra bởi mối tương quan giữa biến phụ thuộc trễ và thành phần sai số Do đó, mô hình được ước lượng bằng phương pháp GMM (Arellano và Bover, 1995; Blundell và Bond, 1998) Công cụ ước lượng này phù hợp nhất cho hồi quy động khi kết hợp hai phương trình (sai phân – difference và cấp gốc – level) cùng một lúc và tận dụng các công cụ nội bộ thông qua độ trễ của các phương trình hồi quy Hơn nữa, các ước lượng sử dụng công cụ ước lượng này là đáng tin cậy ngay cả khi có quan hệ nhân quả ngược, các biến bị bỏ sót và sai số đo lường (Arellano và Bond, 1991; Bond và cộng sự, 2001) Độ tin cậy của GMM có thể được xác minh bằng hai nhóm kiểm định chẩn đoán: kiểm định Hansen về tính hợp lệ của các công cụ được sử dụng trong mô hình và kiểm định Arrelano-Bond về sự vắng mặt của tự tương quan bậc hai trong các phần dư Ngoài ra, để kiểm định tính vững, nhóm nghiên cứu cũng xem xét các mô hình bảng tĩnh có cả hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng cố định trình bày trong phần sau của đề tài.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Phân tích kết quả thống kê sơ bộ

Bảng 4.1 trình bày thống kê tóm tắt của tất cả các biến được sử dụng trong nghiên cứu Trung bình của hệ số tổng thanh khoản ngân hàng tích trữ (tính trên tổng tài sản) là 18,166%, cho thấy rằng các ngân hàng tích trữ thanh khoản trung bình là 18,166% tổng tài sản Trung bình của việc tích trữ thanh khoản ngân hàng phía tài sản là âm (–14,198%) khi các ngân hàng thường nắm giữ nhiều tài sản kém thanh khoản (chẳng hạn như các khoản vay) hơn tài sản lưu động (như tiền mặt và chứng khoán) trong cơ cấu tài sản Phép đo tích trữ thanh khoản bên nợ phải trả trung bình là 30,964% và tích trữ thanh khoản ngoại bảng trung bình 1,219%, do sự chi phối của các cam kết cho vay Tồn tại sự phân tán đáng kể giữa các ngân hàng Việt Nam, khi xét đến sự chênh lệch lớn giữa các giá trị lớn nhất-nhỏ nhất và độ lệch chuẩn cao của các thang đo tích trữ thanh khoản Chú ý đến sự phân bổ thống kê của các chỉ số chính sách tiền tệ, tất cả các chỉ số đều có sự dao động đáng kể, điều này khẳng định rằng việc thực thi chính sách tiền tệ đã thay đổi qua các năm và nêu bật sự phù hợp khi khai thác chính sách tiền tệ trong giai đoạn mẫu như đã chọn

4.1.2 Ma trận hệ số tương quan

Bảng 4.2 thể hiện các mối tương quan giữa các biến Tổng tích trữ thanh khoản của ngân hàng tương quan với thang đo tích trữ thanh khoản bên tài sản (0,650) và thang đo tích trữ thanh khoản ngoại bảng (0,470), nhưng gần như không tương quan với thang đo tích trữ thanh khoản bên nợ phải trả (0,030) Các hệ số tương quan còn lại đều dưới 0,80, cho thấy đa cộng tuyến nghiêm trọng không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Bảng 4.1 Thống kê tóm tắt của tất cả các biến

Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max Định nghĩa

Biến trữ thanh khoản của ngân hàng

(tổng) 18,126 10,165 −1,289 36,823 Trữ thanh khoản tổng/Tổng tài sản (%) Trữ thanh khoản (tài sản) −14,198 11,388 −31,224 6,954 Trữ thanh khoản tài sản/Tổng tài sản (%)

Trữ thanh khoản (nợ) 30,964 6,596 17,599 41,676 Trữ thanh khoản nợ/Tổng tài sản (%) Trữ thanh khoản

(ngoại bảng) 1,219 4,618 −4,461 16,112 Trữ thanh khoản ngoại bảng/Tổng tài sản (%)

Dự phòng rủi ro cho vay/Tổng cho vay khách hàng (%)

Vốn 10,072 4,647 4,939 21,884 Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Quy mô 31,972 1,233 29,943 34,269 Logarit tự nhiên của tổng tài sản

Biến chính sách tiền tệ

Lãi suất cho vay 10,400 3,328 6,960 16,954 Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân (%)

Lãi suất tái cấp vốn 8,042 2,547 6,000 15,000 Lãi suất tái cấp vốn của

Lãi suất tái chiết khấu 5,894 2,660 3,500 13,000 Lãi suất tái chiết khấu của

Lôgarit tự nhiên của các khoản truy đòi của NHNN đối với chính phủ

Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Lợi nhuận chứng khoán 7,425 29,655 −65,953 56,761 Tốc độ tăng trưởng của

VNindex (%) Tăng trưởng kinh tế 6,245 0,642 5,247 7,130 Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan

Trữ thanh khoản (tài sản) Trữ thanh khoản (nợ)

Trữ thanh khoản (ngoại bảng) Rủi ro

Vốn Quy mô Lãi suất cho vay Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu Thị trường mở

Lợi nhuận chứng khoán Tăng trưởng kinh tế

Tr ữ thanh k ho ản (t ổng) 1 ,000 Tr ữ thanh k ho ản (t ài s ản) 0 ,650 1 ,000 Tr ữ thanh k ho ản (n ợ) 0 ,030 − 0 ,560 1 ,000 Tr ữ thanh k ho ản (ngo ại b ản g) 0 ,470 − 0 ,120 0 ,110 1 ,000 R ủi r o − 0 ,050 − 0 ,090 0 ,130 − 0 ,090 1 ,000 V ốn − 0 ,150 0 ,150 − 0 ,380 − 0 ,100 − 0 ,270 1 ,000 Quy m ô 0 ,100 − 0 ,270 0 ,450 0 ,200 0 ,430 − 0 ,720 1 ,000 Lã i su ất cho v ay − 0 ,250 0 ,260 − 0 ,520 − 0 ,410 0 ,080 0 ,330 − 0 ,330 1 ,000 Lã i su ất t ái c ấp v ốn − 0 ,200 0 ,200 − 0 ,460 − 0 ,310 0 ,120 0 ,240 − 0 ,220 0 ,910 1 ,000 Lã i su ất t ái ch iế t kh ấu − 0 ,170 0 ,190 − 0 ,420 − 0 ,270 0 ,100 0 ,220 − 0 ,190 0 ,890 0 ,980 1 ,000 Th ị t rư ờng m ở − 0 ,100 0 ,050 − 0 ,170 − 0 ,140 0 ,080 0 ,040 − 0 ,030 0 ,140 0 ,270 0 ,210 1 ,000 L ợi nh u ận c h ứng khoán 0 ,030 − 0 ,080 0 ,140 0 ,060 0 ,010 − 0 ,130 0 ,080 − 0 ,550 − 0 ,530 − 0 ,650 0 ,040 1 ,000 Tăng tr ưở ng k inh tế 0 ,150 − 0 ,120 0 ,150 0 ,380 − 0 ,190 − 0 ,250 0 ,210 − 0 ,440 − 0 ,380 − 0 ,340 − 0 ,160 − 0 ,040 1 ,000

Phân tích kết quả ước lượng hồi quy

4.2.1 Kết quả ước lượng hồi quy chính

Mục này trình bày các kết quả ước lượng về tác động của chính sách tiền tệ đến tổng tích trữ thanh khoản của ngân hàng (Bảng 4.3) và ba cấu phần tích trữ thanh khoản của ngân hàng (Bảng 4.4–4.6) Trên tất cả các hồi quy được trình bày, có ý nghĩa thống kê cao của hệ số hồi quy của các biến phụ thuộc có độ trễ, qua đó cho thấy rằng hành vi tích trữ thanh khoản của ngân hàng vẫn khá ổn định sau mỗi thời kỳ Các giá trị p-value cho kiểm định Hansen không có bằng chứng bác bỏ tính hợp lệ của các công cụ, trong khi các giá trị của kiểm định AR(1)/AR(2) chỉ ra rằng có tự tương quan bậc nhất nhưng không có tự tương quan bậc hai Những kết quả này chứng minh cho việc sử dụng công cụ ước lượng GMM trong mô hình bảng động là hoàn toàn phù hợp

Các kết quả ước lượng trong Bảng 4.3 cho thấy các hệ số hồi quy của biến mua tài sản của NHNN và các chỉ số tiền tệ dựa trên lãi suất đều âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, khẳng định rằng khi ngân hàng trung ương nới lỏng tiền tệ, các ngân hàng có xu hướng nắm giữ nhiều thanh khoản hơn Các phát hiện này được củng cố bởi các phân tích ước lượng chi tiết ở Bảng 4.4-4.6, chỉ ra rằng sự gia tăng mua tài sản của NHNN dẫn đến giảm cả ba thành phần tích trữ thanh khoản (bên tài sản, nợ phải trả và ngoại bảng) Trong khi chỉ số tiền tệ dựa trên lãi suất cho thấy tích trữ thanh khoản bên tài sản và ngoại bảng có phản ứng ngược chiều, khả năng tích trữ thanh khoản bên nợ phải trả của các ngân hàng lại giảm.

Nhìn chung, phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rằng việc bơm thanh khoản sẽ kích thích các ngân hàng cho vay nhiều hơn, phù hợp với mục đích của chính sách tiền tệ nới lỏng Ngược lại, khi cắt giảm lãi suất, lượng thanh khoản dự trữ của ngân hàng lại không giảm mà tăng lên Một số lý giải cho hiện tượng này là: lãi suất thấp khiến ngân hàng dễ tích trữ tiền hơn để dự phòng rủi ro hoặc có thể dùng tiền này để đầu tư kiếm lời thay vì cho vay.

& Rudebusch, 2016) Theo xu hướng này, các ngân hàng thường lưu ý rằng thanh khoản nên được tích trữ để hấp thụ các khoản lỗ dự kiến cao hơn trong tương lai Hơn nữa, trong thời gian đó, lãi suất thấp hơn không kích thích được nhu cầu tín dụng của nền kinh tế

Bảng 4.3 Tác động của chính sách tiền tệ đến tổng thanh khoản ngân hàng tích trữ

Biến phụ thuộc: Trữ thanh khoản tổng/Tổng tài sản

Lãi suất tái cấp vốn −0,414***

Lãi suất tái chiết khấu −0,422***

Kết quả ước lượng thu được bằng cách sử dụng mô hình bảng động GMM hệ thống hai bước (với sai số chuẩn trong ngoặc đơn) ***, ** và * biểu thị ý nghĩa thống kê ở các mức tương ứng 1%, 5% và 10%

Bảng 4.4 Tác động của chính sách tiền tệ đến trữ thanh khoản ngân hàng phía tài sản

Biến phụ thuộc: Trữ thanh khoản tài sản/Tổng tài sản

Lãi suất tái cấp vốn −0,361***

Lãi suất tái chiết khấu −0,385***

Kết quả ước lượng thu được bằng cách sử dụng mô hình bảng động GMM hệ thống hai bước (với sai số chuẩn trong ngoặc đơn) ***, ** và * biểu thị ý nghĩa thống kê ở các mức tương ứng 1%, 5% và 10%

Bảng 4.5 Tác động của chính sách tiền tệ đến thanh khoản ngân hàng tích trữ phía nợ

Biến phụ thuộc: Trữ thanh khoản nợ/Tổng tài sản

Lãi suất tái cấp vốn 0,547***

Lãi suất tái chiết khấu 0,475***

Kết quả ước lượng thu được bằng cách sử dụng mô hình bảng động GMM hệ thống hai bước (với sai số chuẩn trong ngoặc đơn) ***, ** và * biểu thị ý nghĩa thống kê ở các mức tương ứng 1%, 5% và 10%

Bảng 4.6 Tác động của chính sách tiền tệ đến trữ thanh khoản ngân hàng ngoại bảng

Biến phụ thuộc: Trữ thanh khoản ngoại bảng/Tổng tài sản

Lãi suất tái cấp vốn −0,136***

Lãi suất tái chiết khấu −0,130***

và 10% bằng *.

4.2.2 Tác động không đồng nhất giữa các nhóm ngân hàng có rủi ro khác nhau

Các tài liệu hiện có về tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động ngân hàng đã thảo luận rất nhiều về vai trò điều tiết của các yếu tố đặc thù đại diện cho sức mạnh tài chính của ngân hàng Cho đến nay, một trong những thiếu sót đáng kể nhất trong chuỗi nghiên cứu này là nó chỉ thường sử dụng các đặc điểm căn bản (chẳng hạn như quy mô ngân hàng, sở hữu và vốn hóa) để đánh giá các tác động cận biên Tuy nhiên, những yếu tố như vậy không đủ chiều sâu để giải thích sự khác biệt về mức độ sẵn sàng hay những quyết định của các ngân hàng trong việc gia hạn các khoản vay hoặc cơ cấu lại bảng cân đối kế toán của họ (Altunbas và cộng sự, 2010) Thay vào đó, mức độ rủi ro của ngân hàng là lý tưởng để phản ánh các chiến lược tiếp cận của ngân hàng đối với hành vi chấp nhận rủi ro, điều này có thể thay đổi quyết định đầu tư của ngân hàng Hơn nữa, theo động cơ phòng vệ, các ngân hàng có thể tích trữ nhiều thanh khoản hơn nếu khoản lỗ dự kiến của họ nghiêm trọng hơn (Ashraf, 2020) Theo hướng này, nhóm nghiên cứu có thể kỳ vọng các ngân hàng có nhiều rủi ro sẽ nhạy cảm hơn với các cú sốc tiền tệ (ví dụ, họ có thể tích trữ nhiều thanh khoản hơn) do động cơ dự phòng Tổng hợp lại, các lập luận trên cung cấp một động cơ mạnh mẽ để từ đó phân tích sâu hơn, xem xét vai trò điều tiết của rủi ro ngân hàng trong tác động của chính sách tiền tệ đến tích trữ thanh khoản của ngân hàng Để thực hiện điều đó, nhóm nghiên cứu chia mẫu chính ban đầu thành hai mẫu phụ mới dựa trên mức độ rủi ro của ngân hàng Cụ thể, các ngân hàng có mức độ rủi ro (được xác định bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay) cao hơn giá trị trung vị thì sẽ được phân loại là ngân hàng có rủi ro cao; trong khi đó, các ngân hàng có mức rủi ro bằng hoặc thấp hơn giá trị trung vị được xếp vào nhóm rủi ro thấp Nhóm nghiên cứu ước lượng lại mô hình hồi quy đề xuất bằng cách sử dụng hai mẫu phụ và báo cáo kết quả trong Bảng 4.7

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các hệ số hồi quy của biến chính sách tiền tệ dựa trên lãi suất và phi lãi suất là có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh tế với dấu không thay đổi, qua đó một lần nữa hỗ trợ cho những phát hiện chính đã thu được trước đó Chi tiết hơn, trên tất cả các phép hồi quy đối với các ngân hàng rủi ro thấp, hệ số của các chỉ số chính sách tiền tệ có giá trị (tuyệt đối) lớn hơn các hệ số của nhóm các ngân hàng có rủi ro cao Những kết quả này nói chung ngụ ý rằng việc tích trữ thanh khoản của các ngân hàng có rủi ro thấp sẽ phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của các cú sốc tiền tệ

Bảng 4.7 Tính không đồng nhất giữa các ngân hàng với các mức độ rủi ro khác nhau Biến phụ thuộc: Trữ thanh khoản tổng/Tổng tài sản (1)(2)(3)(4)(5)(6)(7)(8) Rủi ro caoRủi ro thấp Rủi ro caoRủi ro thấp Rủi ro caoRủi ro thấp Rủi ro caoRủi ro thấp Biến phụ thuộc trễ 0,734***0,709***0,725***0,645***0,721***0,638***0,576***0,805*** (0,026)(0,027)(0,023)(0,029)(0,021)(0,029)(0,046)(0,029) Lãi suất cho vay−0,245*** −0,334*** (0,057)(0,106) Lãi suất tái cấp vốn −0,206*** −0,288*** (0,044)(0,104) Lãi suất tái chiết khấu −0,219*** −0,292*** (0,042)(0,112) Thị trường mở −0,670*** −1,691*** (0,230)(0,195) Quy mô−0,1461,207**−0,0241,686***−0,0021,695***1,679**−0,240 (0,186)(0,605)(0,203)(0,628)(0,207)(0,631)(0,784)(0,236) Vốn0,186***0,418***0,194***0,379***0,202***0,370***0,388***0,177** (0,039)(0,126)(0,053)(0,107)(0,057)(0,105)(0,127)(0,071) Rủi ro0,979*−1,121*0,808−3,765*** 0,815−3,887*** −3,876*** 1,138** (0,551)(0,595)(0,541)(1,327)(0,525)(1,285)(1,111)(0,489) Tăng trưởng kinh tế −0,093−0,3500,033−0,833**0,031−0,846**−1,184*** 0,275 (0,248)(0,498)(0,227)(0,382)(0,224)(0,376)(0,452)(0,247) Lợi nhuận chứng khoán0,011*−0,0090,015***−0,0040,012**−0,006−0,0010,028*** (0,006)(0,008)(0,005)(0,009)(0,006)(0,010)(0,009)(0,004) Số quan sát 189171189171189171189171 Kiểm định AR(1) (p-value)0,0000,0000,0000,0000,0000,0000,0010,000 Kiểm định AR(2) (p-value)0,9190,6500,9320,5290,9370,5350,5270,972 Kiểm định Hansen (p-value) 0,3560,5810,3400,7940,3410,7980,5760,294 Kết quả ước lượng thu được bằng cách sử dụng mô hình bảng động GMM hệ thống hai bước (với sai số chuẩn trong ngoặc đơn) Các hồi quy cho các ngân hàng rủi ro cao hoặc rủi ro thấp được chỉ ra ở đầu mỗi cột ***, ** và * biểu thị ý nghĩa thống kê ở các mức tương ứng 1%, 5% và 10%

Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách nới lỏng tiền tệ hiệu quả hơn nếu ngân hàng chịu ít rủi ro tín dụng hơn Mặt khác, hành vi tích trữ thanh khoản của ngân hàng khi lãi suất giảm được củng cố bởi rủi ro tín dụng giảm Mặc dù không chứng minh được rằng ngân hàng có khả năng tích trữ thanh khoản nhiều hơn sau khi chịu tổn thất lớn hơn dự kiến, phát hiện cho thấy các ngân hàng rủi ro thấp có thể phản ứng tích cực hơn với chính sách tiền tệ do lợi thế cạnh tranh.

4.2.3 Một số ước lượng bổ sung kiểm tra tính vững

Phần này thực hiện một số kiểm định bổ sung để xác định liệu kết quả của nghiên cứu có duy trì khi sử dụng các biến số khác và các kỹ thuật lượng khác nhau hay không.

Mô hình động của nhóm nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi nội sinh gây ra bởi mối tương quan giữa biến phụ thuộc trễ và các tác động không thể quan sát được Để giải quyết vấn đề này, hầu hết các nghiên cứu trong đều sử dụng các công cụ ước lượng GMM Tuy nhiên, theo Bruno (2005), các công cụ ước lượng GMM này có thể kém hiệu quả đối với các mẫu nhỏ có số chủ thể khảo sát bị hạn chế và bảng không cân bằng đáng kể (nhiều missing data) Các đặc điểm như vậy cũng xuất hiện trong dữ liệu của nghiên cứu này, khi chỉ bao gồm 31 ngân hàng và bị thiếu các quan sát trong nhiều năm Do đó, nhóm nghiên cứu chọn hồi quy sử dụng công cụ ước lượng biến giả bình phương tối thiểu có điều chỉnh (LSDVC) để cung cấp các ước lượng không chệch và hiệu quả Các tác giả trước đây đã chứng minh về mặt lý thuyết rằng kỹ thuật LSDVC nên được ưu tiên cho các mẫu nhỏ và bảng không cân bằng đáng kể (Bruno, 2005; Bun & Kiviet, 2003; Kiviet, 1995) Các kết quả hồi quy được thực hiện và trình bày trong Bảng 4.8–4.11

Bảng 4.8 Tác động của chính sách tiền tệ đến tổng thanh khoản ngân hàng tích trữ: Ước lượng LSDVC

Biến phụ thuộc: Trữ thanh khoản tổng/Tổng tài sản

Lãi suất tái cấp vốn −0,437***

Lãi suất tái chiết khấu −0,443***

Kết quả ước lượng thu được bằng cách sử dụng kỹ thuật LSDVC (với sai số chuẩn bootstrapped trong ngoặc đơn) ***, ** và * biểu thị ý nghĩa thống kê ở các mức tương ứng 1%, 5% và 10%

Bảng 4.9 Tác động của chính sách tiền tệ đến thanh khoản ngân hàng tích trữ phía tài sản: Ước lượng LSDVC

Biến phụ thuộc: Trữ thanh khoản tài sản/Tổng tài sản

Lãi suất tái cấp vốn −0,383***

Lãi suất tái chiết khấu −0,408***

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Chính sách tiền tệ và hành vi tích trữ thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan (Trang 31)
Bảng 4.3. Tác động của chính sách tiền tệ đến tổng thanh khoản ngân hàng tích trữ - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Chính sách tiền tệ và hành vi tích trữ thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam
Bảng 4.3. Tác động của chính sách tiền tệ đến tổng thanh khoản ngân hàng tích trữ (Trang 34)
Bảng 4.4. Tác động của chính sách tiền tệ đến trữ thanh khoản ngân hàng phía tài sản - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Chính sách tiền tệ và hành vi tích trữ thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam
Bảng 4.4. Tác động của chính sách tiền tệ đến trữ thanh khoản ngân hàng phía tài sản (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w