phân tích quy định pháp luật về chính sách tiền tệ quốc gia trong điều kiện lạm phát tăng cao trong nền kinh tế ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo hướng như thế nào

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích quy định pháp luật về chính sách tiền tệ quốc gia trong điều kiện lạm phát tăng cao trong nền kinh tế ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo hướng như thế nào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hàng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, đồng thời chủ động, linh hoạt phối hợp với chính sách tài khóa và các chín

Trang 1

ĐẠI HỌC ………

KHOA ………

- -

Chèn logo trường Đại học TIỂU LUẬN MÔN LUẬT NGÂN HÀNG Đề tài số 02: PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHÍNHSÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA TRONG ĐIỀU KIỆN LẠM PHÁTTĂNG CAO TRONG NỀN KINH TẾ, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚCSẼ ĐIỀU CHỈNH CÁC CÔNG CỤ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCHTIỀN TỆ QUỐC GIA THEO HƯỚNG NHƯ THẾ NÀO ?

Trang 2

1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ 2

1.2 Vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế 2

1.3 Quy định pháp luật về chính sách tiền tệ quốc gia 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ DỊCH BỆNH VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN PHÁP LÝ 5

2.1 Thực trạng hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước trong điều kiện lạm phát tăng cao hiện nay 5

2.2 Chính sách tiền tệ trong điều kiện lạm phát tăng cao ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 5

2.2 Ý kiến pháp lý của cá nhân về điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước 9

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư trong năm 2021 với biến thể Delta đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế trong nước Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã kịp thời chỉ đạo ban hành các quyết sách hỗ trợ, đảm bảo an sinh xã hội Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ngân hàng nhà nước) linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ (chính sách tiền tệ) và chỉ đạo hệ thống ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, duy trì vốn cho sản xuất, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Lãi suất cho vay nền kinh tế giảm đáng kể, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời Khách hàng gặp khó khăn tiếp tục được hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay; người lao động phải ngừng việc do dịch bệnh đã được trả lương từ chương trình cho vay tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước đối với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việc phổ quát vắc-xin giúp tái mở cửa, nhưng quá trình phục hồi kinh tế còn nhiều bất trắc trước biến thể Omicron mới và áp lực lạm phát ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hàng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, đồng thời chủ động, linh hoạt phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài số 02 trong danh mục đề tài tiểu luận môn luật Ngân hàng, tên

đề tài như sau: “Phân tích quy định pháp luật về chính sách

tiền tệ quốc gia Trong điều kiện lạm phát tăng cao trongnền kinh tế, ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh các công cụthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo hướng như thếnào ?” để làm đề bài và phục vụ cho bài tiểu luận môn Luật Ngân

1

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀNTỆ QUỐC GIA

1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp

Vì chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ.

1.2 Vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế vĩ mô chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế.

Theo đó thông qua chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát hệ thống tiền tệ, từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khống chế tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra công ăn việc làm

Chính sách tiền tệ dù mở rộng hay thu hẹp cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp Theo

2

Trang 5

đó, để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì nền kinh tế phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế

Đối với chính sách tiền tệ tăng trưởng kinh tế chính là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất.

Sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số cầu tổng quát Theo đó, khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất, tác động lên tổng sản lượng quốc gia, nghĩa là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế Do đó, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp trong nền kinh tế

Thứ ba, ổn định giá cả trên thị trường

Trong nền kinh tế vĩ mô cũng như vi mô việc ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng giúp cho Nhà nước hoạch định phương hướng phát triển kinh tế hiệu quả vì đã loại trừ được sự biến động của giá cả Ổn định giá cả sẽ giúp cho môi trường đầu tư ổn định từ đó góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã hội.

Thứ tư, ổn định lãi suất

Việc ổn định lãi suất chính là thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán, cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng Theo đó dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất linh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.

Thứ năm, ổn định thị trường tài chính và ngoại hối

Chính sách tài chính tiền tệ làm ổn định thị trường tài chính để điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ Ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất, biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính.

1.3 Quy định pháp luật về chính sách tiền tệ quốc gia

3

Trang 6

Theo quy định của pháp luật tại Điều 10, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 thì cơ quan Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở.

Thứ nhất, tái cấp vốn

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:

- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; - Chiết khấu giấy tờ có giá;

- Các hình thức tái cấp vốn khác.

Thứ hai, lãi suất

Căn cứ theo quy định pháp luật tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.

Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

Thứ ba, tỷ giá hối đoái

Căn cứ theo quy định pháp luật tại Điều 13 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

Thứ tư, dự trữ bắt buộc

4

Trang 7

Căn cứ theo quy định pháp luật tại Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước còn quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

Thứ năm, nghiệp vụ thị trường mở

Căn cứ theo quy định pháp luật tại Điều 15 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

5

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHÍNHSÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ

DỊCH BỆNH VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN PHÁP LÝ

2.1 Thực trạng hoạt động điều hành chính sách tiền tệcủa Ngân hàng nhà nước trong điều kiện lạm phát tăng caohiện nay

Năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến nguy hiểm và phức tạp với biến chủng Delta, khiến tiến trình phục hồi kinh tế phân hóa rõ rệt giữa các nước phát triển đã phổ quát vắc-xin với các nước đang, kém phát triển có tỷ lệ tiêm vắc-xin mức thấp Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF (10/2021) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 đạt 5,9%, được dẫn dắt bởi các nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục là lực cản, đẩy giá hàng hóa cơ bản (lương thực, thực phẩm, năng lượng) và chi phí sản xuất tăng cao Lạm phát tăng cao kỷ lục tại nhiều nước trong nhiều thập kỷ trở lại đây, trong khi phục hồi kinh tế còn chưa vững chắc Xu hướng thu hẹp nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng lãi suất trở thành chủ đạo để ứng phó với nguy cơ lạm phát và rủi ro bất ổn tài chính Tính đến cuối tháng 12/2021, đã có tổng cộng 113 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu.

Trong nước, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng đứt gãy, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu hụt lao động… đã bào mòn sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân, tạo gánh nặng lớn lên hệ thống an sinh xã hội Trong bối cảnh đó, mục tiêu bảo vệ sức khỏe Nhân dân được Đảng và Nhà nước ưu tiên trước hết và trên hết; với sự phối hợp nhịp nhàng của các chính sách kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội kịp thời, đồng bộ nên mặc dù bị tác động nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng kinh tế năm 2021 vẫn đạt 2,58%, lạm phát được kiểm soát ở mức 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016.

6

Trang 9

2.2 Chính sách tiền tệ trong điều kiện lạm phát tăngcao ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh các công cụ thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia

Bám sát các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngay từ đầu năm, ngân hàng nhà nước đã chủ động, quyết liệt, chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành với doanh nghiệp và người dân; phù hợp với đặc thù và tính chất cấp bách của tình hình trong nước, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tổ chức tín dụng đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế

Ngân hàng nhà nước mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền đồng ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào, đồng thời, hàng ngày ngân hàng nhà nước chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ Nhờ đó, lãi suất liên ngân hàng giảm xuống và duy trì ở mức rất thấp trong lịch sử, giảm chi phí vốn đầu vào cho tổ chức tín dụng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay.

Thứ hai, duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt bằng lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng giảm

Ngay khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, ngân hàng nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5 - 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực Trong năm 2021, ngân hàng nhà nước duy trì

7

Trang 10

các mức lãi suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ Kết quả là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của tổ chức tín dụng giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp hơn mức trần quy định là 4,5%/năm).

Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng

Ngân hàng nhà nước điều hành tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu định hướng từ đầu năm, và linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19 Theo đó, ngân hàng nhà nước điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho tổ chức tín dụng có năng lực tài chính, quản trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh, để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế Đồng thời, ngân hàng nhà nước chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Trên cơ sở đó, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn năm 2020, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng 13,47% so với cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2019) Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 20201, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công

8

Trang 11

nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán trong tầm kiểm soát của ngân hàng nhà nước.

Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ

Ngân hàng nhà nước điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới nổi và đang phát triển khiến đồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá khá lớn so với USD (Baht Thái giảm 9,7%, Ringgit Malaysia giảm 2,5%, Đô-la Singapore giảm 1%) thì tỷ giá USD/VND tiếp tục được duy trì ổn định Đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với cuối năm 2020 Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, ngân hàng nhà nước chỉ đạo tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; liên tục rà soát, chỉnh sửa để các biện pháp, chính sách hỗ trợ ngày càng thiết thực hơn, dễ tiếp cận và đi vào đời sống hơn, cụ thể:

Kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-ngân hàng nhà nước ngày 13/3/2020 cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thông tư số 03/2021/TT-ngân hàng nhà nước ngày 02/4/2021 và Thông tư số 14/2021/TT-ngân hàng nhà nước ngày 07/9/2021) qua đó mở rộng quy mô, phạm vi đối tượng áp dụng các biện pháp hỗ trợ, kéo dài thời gian hỗ trợ đến tháng 6/2022 Đến ngày 20/12/2021, hệ thống tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ

9

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan