1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy định về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bình thường theo pháp luật việt nam

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bình thường theo pháp luật Việt Nam
Tác giả Vừ Hà Anh, Phan Ngọc Mai, Nguyễn Thị Hồng Diễm, Nguyễn Ngọc Tõm Như, Nguyễn Kim Khỏnh, Nguyễn Bảo Minh, Lờ Thị Tuyết Nhi, Lờ Thị Mỹ Hiền
Người hướng dẫn Huỳnh Phương Thảo
Trường học Học viện Hàng không Việt Nam, Khoa Quản trị Kinh doanh
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,26 MB

Cấu trúc

  • 1. KHÁI NIỆM THỜI GIỜ LÀM VIỆC (11)
    • 1.1 K HÁI NIỆM THỜI GIỜ LÀM VIỆC (11)
    • 1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH THỜI GIỜ LÀM VIỆC (11)
      • 1.2.1 Ý nghĩa đối với người lao động (12)
      • 1.2.2 Ý nghĩa đối với người sử dụng lao động (12)
      • 1.2.3 Ý nghĩa đối với Nhà nước (12)
    • 1.3 P HÂN LOẠI VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC (13)
      • 1.3.1. Thời giờ làm việc bình thường (13)
      • 1.3.2. Giờ làm việc ban đêm (14)
    • 1.4 Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ (18)
    • 1.5 Giờ làm việc khác nhau giữa các công ty (0)
  • PHẦN II THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI (20)
    • 2.1 K HÁI NIỆM VỀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI (20)
    • 2.2 Ý NGHĨA CỦA QUY ĐỊNH THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI (21)
      • 2.2.1 Ý nghĩa đối với người lao động (21)
      • 2.2.2 Ý nghĩa đối với người sử dụng lao động (22)
      • 2.2.3 Ý nghĩa đối với nhà nước (22)
    • 2.3 P HÂN LOẠI THỜI GỜ NGHỈ NGƠI (22)
      • 2.3.1 Nghỉ trong giờ làm việc ( Nghỉ chuyển ca ) (22)
      • 2.3.2 Nghỉ hằng tuần (24)
      • 2.3.3 Nghỉ hằng năm (24)
      • 2.3.4. Ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên làm việc (26)
      • 2.3.6 Các ngày nghỉ lễ trong năm ( lễ , tết ) (30)
      • 2.3.7 Thời giờ nghỉ ngơi đối với 1 số công việc có tính chất đặc biệt (31)

Nội dung

Điều này được quy định trong các bản Hiến pháp, Bộ Luật LaoĐộng cùng các nghị định hướng dẫn thi hành Pháp luật về thời giờ làm việc và thờigiờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan

KHÁI NIỆM THỜI GIỜ LÀM VIỆC

K HÁI NIỆM THỜI GIỜ LÀM VIỆC

Thời gian làm việc là khoảng thời gian mà người lao động phải sử dụng cho công việc do người sử dụng lao động quy định, phải phù hợp với quy định chung của pháp luật và các thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước lao động đã được ký kết Theo Bộ luật thì thời gian làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường là “không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần”, thời gian làm việc mỗi ngày trong điều kiện làm việc đặc biệt nguy hiểm, độc hại và nặng nhọc thì được rút ngắn từ 1 đến 2 giờ

Trên thế giới, khi năng suất lao động còn thấp thì việc kéo dài thời giờ lao động là một biện pháp cho phép các nhà tư bản bóc lột sức lao động Một cuộc biểu tình lớn tại Chicago (Mỹ) vào ngày 1-5-1886 của giai cấp công nhân đã buộc nhà nước tư sản phải thực hiện làm 8 giờ trong ngày Mức làm việc này cũng đã được đưa vào Điều lệ của Tổ chức Lao động Quốc tế và tổ chức này cũng đã có nhiều công ước về thời gian làm việc, giảm thời gian làm việc,

Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH THỜI GIỜ LÀM VIỆC

Thời giờ làm việc có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như người sử dụng lao động Ngoài ra, quyền và lợi ích của người sử dụng lao động của được bảo đảm.

Vấn đề thời giờ làm việc còn liên quan đến hiệu quả việc sử dụng lao động và cung cầu xã hội Vì vậy việc quy định thời giờ làm việc khoa học, phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động

1.2.1 Ý nghĩa đối với người lao động: Đối với người lao động, việc quy định thời giờ làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ sức khỏe, đời sống tinh thần của người lao động , còn đảm bảo được quyền con người của người lao động Giúp người lao động thực hiện được nghĩa vụ lao động lâu dài.

1.2.2 Ý nghĩa đối với người sử dụng lao động: Đối với người sử dụng lao động, việc quy định thời giờ làm việc đảm bảo được năng suất, hiệu quả làm việc, hoàn thành được mục tiêu kinh doanh được đề ra

Không chỉ thế thời giờ làm việc còn phản ánh được trình độ tổ chức và năng suất lao động của một đất nước Vì thế điều trên đã lý giải vì sao những nước có nền kinh tế phát triển thời giờ làm việc được rút ngắn hơn so với các nước chưa phát triển

Ví dụ: Ở Mỹ thời giờ làm việc được quy định từ 32- 39 giờ/ tuần; ở Canada từ 36- 39 giờ/ tuần; còn ở Việt Nam từ 48 giờ/ tuần, tức là không quá 8 giờ/ ngày.

Như vậy, khi quy định thời giờ làm việc, nhà nước còn phải căn cứ vào năng suất lao động xã hội trong từng thời kỳ để đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng lao động

1.2.3 Ý nghĩa đối với Nhà nước:

Các quy định về thời giờ làm việc là công cụ để nhà nước thực hiện để bảo vệ sức lao động xã hội, nguồn tài nguyên của đất nước.

Các quy định hợp lý còn có vai trò điều tiết cung cầu lao động trong xã hội, đảm bảo sự phát triển của đất nước.

P HÂN LOẠI VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC

1.3.1 Thời giờ làm việc bình thường:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 BLLĐ “ thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày hoặc 48 giờ trong một tuần” Đây là quy định cũng chính là cơ sở quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi đối với người lao động và bảo đảm về mặt chất lượng cũng như sức khỏe của người lao động và đồng thời ngăn chặn các hậu quả có khả năng xảy ra , bảo đảm lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động.

Căn cứ vào thời giờ làm việc được Pháp luật duy định thì “Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải báo cho người lao động biết”, người lao động phải có trách nhiệm chấp hành nội dung kỷ luật lao động và sau khi kết thúc giờ làm mới được rời khỏi nơi làm việc Trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc do tính chất sản xuất, mùa vụ hoặc sản xuất theo ca cần phải điều chỉnh lại thời gian làm việc theo tuần, trong tháng cho hợp lý thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với công đoàn cơ sở ký kết thỏa ước lao động tập thể bảo đảm các nguyên tắc chung về thời gian làm việc theo quy định của pháp luật; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ đối với 01 ngày và không quá 48 giờ đối với 01 tuần.

“Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức tuần làm việc40 giờ cho người lao động”, đã góp phần khuyến khích giảm giờ làm đối với người lao động và cũng bảo đảm tăng cường sức khỏe cũng như tinh thần đối với người lao động Quy định như trên rất phù hợp cho cho việc vận dụng vào sự phát trển của nền sản xuất và cũng đáp ứng được như cầu nghỉ ngơi của con

4 người ngày càng tăng cao trong cuộc sống hiện đại Người sử dụng lao động đồng thời phải có trách nhiệm bảo đảm thời giờ thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

1.3.2 Giờ làm việc ban đêm:

Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động 2019 “ giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau”

Ban đêm là khoảng thời gian con người cần có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi lại sức khỏe sau một ngày làm việc vất vả và đây cũng là khoảng thời gian sum vầy bên gia đình của họ Vì vậy làm việc vào ban đêm là trái với đồng hồ sinh học và có thể là nguyên nhân làm đảo lộn lịch sinh hoạt thường ngày của con người Cho nên pháp luật quy định về thời gian làm việc vào ban đêm đã có những chính sách đãi ngộ phù hợp đối với người lao động khi làm việc trong khoảng thời gian trên.

Vd: Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm việc vào ban ngày và được nghỉ giữa ca nhiều hơn 15 phút so với làm việc vào ban ngày

1.3.3 Làm thêm giờ ( Hay còn gọi là Tăng ca ) a) Khái niệm o “ Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.”

Theo Khoản 1 Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019

Dựa trên quy định này, làm thêm giờ được hiểu là thời gian làm việc ngoài thời giờ mà người sử dụng lao động đã chỉ định người lao động làm việc trong thời gian bình thường

Thời gian làm việc bình thường này không quá 8h/1ngày (nếu tính thời giờ làm việc theo ngày) hoặc không quá 48h/1tuần ( nếu tính thời giờ làm việc theo tuần, trong đó 10 giờ trong 01 ngày) )

Thời gian làm thêm giờ của người cũng được người sử dụng lao động xây dựng và thỏa thuận với người lao động, nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật, thỏa ước tập thể lao động nếu thỏa ước lao động tập thể quy định về thời gian làm thêm giờ và nội quy lao động mà người sử dụng lao động đã xây dựng từ trước có quy định về thời gian làm việc thêm giờ.

Hình 1 : Hình ảnh minh hoạ việc tăng ca làm thêm giờ b) Điều kiện để người sử dụng lao động , sử dụng người lao động làm thêm giờ

Quy định làm thêm giờ của Pháp luật Điều 56, 60 và 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Điều 107 Bộ luật lao động như sau:

Khi được sự đồng ý của người lao động

Số giờ làm thêm hay tăng ca của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình

6 thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày, không quá 40 giờ trong 01 tháng;

Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây: Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản

Ngoài ra để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động của NLĐ , Pháp luật còn quy định , sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng NSDLĐ phải bố trí để NLĐ được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ như sau : Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng , NSDLĐ phải bố trí NLĐ nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định của Pháp luật

Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật lao dộng 2019, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ví dụ: Do cần đảm bảo tiến độ dự án, công ty tổ chức tăng ca; việc tăng ca này là “làm thêm giờ” Trong tình huống khác, vì trách nhiệm công việc của mình chưa hoàn thành nên người lao động ở lại làm tiếp sau khi hết giờ làm việc; thì đây không phải là “làm thêm giờ”

1.3.4 Làm thêm giờ trong những Trường Hợp đặc biệt

Theo Điều 108 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019

Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ

1 Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây: a) Thời gian làm thêm b) Địa điểm làm thêm c) Công việc làm thêm

2 Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này

1.5 So sánh thời giờ làm việc khác nhau giữa các doanh nghiệp/công ty

Theo BLLĐ người lao động không làm quá 08 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần Vì vậy ở nhiều công ty , doanh nghiệp đã có sự khác biệt về thời giờ bắt đầu làm việc nhưng vẫn đủ 08 giờ trong 1 ngày theo quy định

Doanh nghiệp/ công ty Thời gian bắt đầu làm việc

Schannel Bắt đầu làm từ 13h

Công ty Tôn Phương Nam ( khu CN Đồng Nai ) Từ 07 giờ 30 phút

Ngân hàng Vietcombank ( miền Nam ) 07 giờ 30 ( Chi nhánh )

Bảng 1.5 So sánh sự khác biệt về thời gian bắt đầu làm việc các doanh nghiệp/công ty

Tuy thời gian bắt đầu làm việc có sự khác biệt nhưng vẫn làm đủ 08 giờ trong 1 ngày Điều này tạo sự khác biệt , giúp người lao động giải áp lực về mặt thời gian cũng như giảm thiểu ùn tăng giao thông vào thời cao điểm và đem lại hứng thú đến người lao động đặc biệt là các bạn thuộc thế hệ trẻ

THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

K HÁI NIỆM VỀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

2.1 Khái niệm về thời giờ nghỉ ngơi Trong nước

“ Là khoảng thời gian mà trong đó NLĐ không phải làm hay thực hiện những công việc lao động và họ có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình , có thể nghỉ ngơi hoặc giải quyết những công việc riêng hay cá nhân họ,thời giờ nghỉ ngơi là thời gian theo quy định hoặc theo thoả thuận, người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động, có quyền tự do sử dụng theo nhu cầu của mình.”

Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm: nghỉ giữa ca (ít nhất nửa giờ, ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ chuyển ca (ít nhất 12 giờ), nghỉ hàng tuần (ít nhất một ngày – 24 giờ liên tục), nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận nghỉ không hưởng lương Tuỳ từng trường hợp, người lao động có thể được hưởng một số quyền lợi trong thời gian nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật, như: được hưởng tiền lương, được tính là thời gian làm việc để giải quyết các chế độ khác…

Trong lịch sử và cho đến nay, đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi hợp lí là mục tiêu mà pháp luật nhiều nước trên thế giới theo đuổi Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có nhiều công ước về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động (Công ước số 106 năm 1957, Công ước số 132 năm 1970…)…

Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của ILO: o Đối với chế độ nghỉ hằng năm có hưởng lương , Công ước số 132(1970) quy định về số ngày nghỉ có hưởng lương là do các thành viên quy định nhưng không được dứoi 3 tuần làm việc cho một năm làm việc. o Công ước số 14 (1931) quy định về ngày nghỉ hằng tuần trong công nghiệp o Công ước số 106 (1975) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong thương mại , văn phòng Theo đó NLĐ phải được nghỉ tối thiểu 1 ngày trong mỗi kì 7 ngày

Ý NGHĨA CỦA QUY ĐỊNH THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Thời giờ nghỉ ngơi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi con người, giờ giấc sinh hoạt, phát triển bản thân và đặc biệt là sức khỏe lâu dài để người lao động thực hiện lao động trong quá trình phát triển của đất nước

Các quy định về thời giờ nghỉ ngơi tác động đến hiệu quả làm việc của người lao động Thế nên, năng suất làm việc của lao động phải đảm bảo q sẽ uyền và lợi ích của người sử dụng lao động.

2.2.1 Ý nghĩa đối với người lao động:

Các quy định về thời giờ nghỉ ngơi, làm giảm các tình trạng làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động đồng thời tạo điều kiện để người lao động khôi phục lại được sức lao động về cơ bắp hay thần kinh bị tiêu hao trong quá trình lao động.

Ngoài ra, việc quy định thời giờ nghỉ ngơi còn có ý nghĩa về mặt pháp lý để đảm bảo quyền con người ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc và khuyến cáo của Tổ chức Lao động thế giới Điều 24 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 quy định: “Mỗi người đều có quyền nghỉ ngơi và quyền giải trí kể cả quyền được có ngày làm việc được giới hạn một cách hợp lý và được nghỉ định kỳ có hưởng lương”.

2.2.2 Ý nghĩa đối với người sử dụng lao động:

Trong thực tế, để thu lợi nhuận tối đa người sử dụng lao động có xu hướng chèn ép thời giờ nghỉ ngơi của người lao động Vì vậy các quy định về thời giờ nghỉ ngơi nhằm đảm bảo lợi ích cá nhân còn đảm bảo được hiệu quả, năng suất thu được cho người lao động sau thời giờ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp, hợp lý.

2.2.3 Ý nghĩa đối với nhà nước:

Bằng việc điều tiết thời giờ nghỉ ngơi, pháp luật tạo điều kiện để người lao động chăm lo hạnh phúc gia đình, tham gia hoạt các hoạt động văn hóa- xã hội có thời gian để nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp Để tầng lớp lao động tri thức của xã hội cùng nền kinh tế đều được nâng cao thông qua quá trình lao động nhưng vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích của người lao động,người sử dụng lao động.

P HÂN LOẠI THỜI GỜ NGHỈ NGƠI

2.3.1 Nghỉ trong giờ làm việc ( Nghỉ chuyển ca )

Thời gian làm việc trong một ngày của người lao động sẽ được người sử dụng lao động sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp và tuân thủ đúng với quy định của pháp luật Bởi vì, việc lao động là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong trong cuộc sống của mỗi con người, chỉ khi lao động con người mới có thể tạo ra tiền, của cải vật chất để sinh hoạt và có thể tạo ra được những giá trị tinh thần riêng của mỗi người Nhưng bên cạnh thời giờ làm việc người lao động cần được nghỉ ngơi, dưỡng sức để có thể tiếp tục làm việc, bởi vì sức khỏe của mỗi con người không ai là vô hạn mà có thể làm việc xuyên suốt Do đó, trong một ca làm việc sẽ được quy định cho người lao động được phép “nghỉ trong giờ làm việc” và khi hết giờ làm sẽ được “nghỉ chuyển ca” nhằm mục đích giúp người lao động đáp ứng được sức khỏe cũng như tinh thần trong quá trình làm việc và vẫn đảm bảo năng suất và hiệu quả khi lao động.

Nghỉ trong giờ làm việc hay còn được gọi là nghỉ giữa ca, đó là khoảng thời gian mà người lao động được phép nghỉ giải lao trong giờ làm việc và vẫn được tính vào thời giờ làm việc nhưng vẫn được trả nguyên lương

Theo quy định của pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi trong giờ làm việc, người lao động khi làm việc trong ngày từ 06 giờ trở lên thì sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất là 30 phút và nếu làm việc vào ca ban đêm người lao động sẽ nghỉ ít nhất 45 phút

Khi bố trí thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc cho người lao động, người sử dụng lao động nên lưu ý không được sắp xếp thời giờ nghỉ này vào thời gian bắt đầu và khi kết thúc giờ làm việc, bên cạnh đó người sử dụng lao động nên ghi vào nội quy nghỉ trong giờ làm việc của doanh nghiệp

Ngoài ra, nghỉ chuyển ca là thời gian mà người lao động sẽ được nghỉ sau khi hoàn thành ca làm việc, trước khi chuyến sang ca làm việc khác Quy định về thời gian người lao động được nghỉ giữa hai ca làm việc là ít nhất 12 giờ

Ví dụ: Ba ca làm việc trong ngày phổ biến nhất hiện nay được sử dụng nhiều tại các doanh nghiệp là: Ca 1 ( 06 giờ sáng – 14 giờ chiều), ca 2 ( 14 giờ chiều – 22 giờ đêm), ca 3 ( 22 giờ đêm – 6 giờ sáng hôm sau)

Nếu người lao động làm việc vào ca 1 và 2 sẽ được nghỉ ít nhất 30 phút và làm ca 3 thì họ sẽ được nghỉ ít nhất 45 phút liên tục trong giờ làm việc.

Và nếu người lao động làm việc vào ca 1 thì người sử dụng lao động phải cho người lao động được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi cho người lao động làm ca 2 hoặc là ca 3.

Thời gian nghỉ hàng tuần chính là quãng thời gian được pháp luật quy định cho người lao động được nghỉ trong một tuần và người lao động sẽ không được hưởng lương Về việc quy định thời gian nghỉ hằng tuần cũng nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như tinh thần thoải mái cho người lao động và tạo điều kiện cho họ có thời gian chăm lo gia đình và được quây quần bên những người thân yêu, tham gia những hoạt động vui chơi sau một tuần lao động vất vả.

Ngoài chế độ tiền lương và tiền thưởng khi làm việc thì thời giờ nghỉ ngơi luôn là một trong những sự quan tâm hàng đầu hiện nay của người lao động Nghỉ hằng năm hay nghỉ phép năm là thời gian người lao động sẽ được nghỉ trong một năm làm việc và vẫn được người sử dụng lao động trả nguyên lương Bộ Luật lao động 2019 đã quy định cụ thể rằng đây là chế độ dành riêng cho người lao động, họ sẽ được đảm bảo lợi ích về số ngày nghỉ của mình khi làm việc tại doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 65 Nghị định 145/2020/ NĐ-CP, các khoảng thời gian sau đây vẫn được xem là thời giờ làm việc của người lao động để có thể tính vào số ngày nghỉ hằng năm là thời gian người lao động học nghề, tập nghề, thử việc và họ tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi đã hoàn thành thời gian trên, thời gian người lao động nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương khi được người sử dụng lao động đồng ý với điều kiện cộng dồn không quá 01 tháng trong năm làm việc, thời gian người lao động nghỉ cộng dồn không được quá 06 tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,…

Hiện nay, các nước trên thế giới có quy định khác nhau về thời gian nghỉ phép hàng năm tùy theo nhiều yếu tố và điều kiện quốc gia Tại Việt Nam, điều kiện để người lao động được nghỉ hàng năm là phải làm việc cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động đủ 1 năm (12 tháng) và thời gian nghỉ hàng năm được tính như sau:

(KHOẢN 1, ĐIỀU 113, BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, 2019) -12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

-14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

-16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”

Một trường hợp khác là nếu người lao động chủ động thôi việc hay vì một số lý do khác mà mất việc sẽ được người sử dụng lao động thanh toán và hoàn trả số tiền lương cho những ngày phép trong năm mà người lao động chưa sử dụng

Theo Điều 66 Nghị định 145/2020/ NĐ-CP, trong khi người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì sẽ theo như quy định tại (KHOẢN 2, ĐIỀU 113, BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, 2019) số ngày nghỉ hằng năm tương ứng với số tháng làm việc hoặc được tính bằng cách:

Ví dụ: Anh B hiện đang làm việc cho công ty C được 8 tháng, làm công việc trong điều kiện bình thường thì số ngày nghỉ phép năm ở anh B sẽ là 8 ngày do:

Ngày đăng: 24/05/2024, 13:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w