Quy Định Về Thời Giờ Làm Việc Của Người Lao Động Bình Thường Theo Pháp Luật Việt Nam

MỤC LỤC

KHÁI NIỆM THỜI GIỜ LÀM VIỆC 1 Khái niệm thời giờ làm việc

Ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc

Đối với người lao động, việc quy định thời giờ làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ sức khỏe, đời sống tinh thần của người lao động , còn đảm bảo được quyền con người của người lao động. Đối với người sử dụng lao động, việc quy định thời giờ làm việc đảm bảo được năng suất, hiệu quả làm việc, hoàn thành được mục tiêu kinh doanh được đề ra. Như vậy, khi quy định thời giờ làm việc, nhà nước còn phải căn cứ vào năng suất lao động xã hội trong từng thời kỳ để đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng lao động.

Phân loại về thời giờ làm việc

Thời gian làm việc bình thường này không quá 8h/1ngày (nếu tính thời giờ làm việc theo ngày) hoặc không quá 48h/1tuần ( nếu tính thời giờ làm việc theo tuần, trong đó 10 giờ trong 01 ngày). Thời gian làm thêm giờ của người cũng được người sử dụng lao động xây dựng và thỏa thuận với người lao động, nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật, thỏa ước tập thể lao động nếu thỏa ước lao động tập thể quy định về thời gian làm thêm giờ và nội quy lao động mà người sử dụng lao động đã xây dựng từ trước có quy định về thời gian làm việc thêm giờ. Hình 1 : Hình ảnh minh hoạ việc tăng ca làm thêm giờ b) Điều kiện để người sử dụng lao động , sử dụng người lao động làm thêm giờ. Khi được sự đồng ý của người lao động. Số giờ làm thêm hay tăng ca của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình. thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày, không quá 40 giờ trong 01 tháng;. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây: Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản. Ngoài ra để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động của NLĐ , Pháp luật còn quy định , sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng. NSDLĐ phải bố trí để NLĐ được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ như sau : Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng , NSDLĐ phải bố trí NLĐ nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định của Pháp luật. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật lao dộng 2019, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ví dụ: Do cần đảm bảo tiến độ dự án, công ty tổ chức tăng ca; việc tăng ca này là “làm thêm giờ”. Trong tình huống khác, vì trách nhiệm công việc của mình chưa hoàn thành nên người lao động ở lại làm tiếp sau khi hết giờ làm việc; thì đây không phải là “làm thêm giờ”. 1.3.4 Làm thêm giờ trong những Trường Hợp đặc biệt. “ làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt là trường hợp người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn. về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối.”. “ Điều 68.Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Ngoài các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ Luật Lao Động, các công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khác gồm:. a) Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh;. b) Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao;. c) Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm;. d) Vận hành, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí. Các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với các công việc có tính chất đặc biệt quy định tạ Điều 116 của Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”. Ví dụ : Trong những trường hợp khẩn cấp về vấn đề quốc phòng , an ninh , cần ngay những NLĐ có mặt để kịp thời công tác công việc của mình , không kể đến thời gian nào , nhưng khi nhân dân cần , nhà nước cần thì cũng phải sẵn sàng ( 1 số ngành như Công an , quân đội, lực lượng cứu hoả , bác sĩ ,…).

Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ

Tuy thời gian bắt đầu làm việc có sự khác biệt nhưng vẫn làm đủ 08 giờ trong 1 ngày. Điều này tạo sự khác biệt , giúp người lao động giải áp lực về mặt thời gian cũng như giảm thiểu ùn tăng giao thông vào thời cao điểm và đem lại hứng thú đến người lao động đặc biệt là các bạn thuộc thế hệ trẻ.

THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 2.1 Khái niệm về thời giờ nghỉ ngơi

Ý nghĩa của quy định thời giờ nghỉ ngơi

Thời giờ nghỉ ngơi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi con người, giờ giấc sinh hoạt, phát triển bản thân và đặc biệt là sức khỏe lâu dài để người lao động thực hiện lao động trong quá trình phát triển của đất nước. Các quy định về thời giờ nghỉ ngơi, làm giảm các tình trạng làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động đồng thời tạo điều kiện để người lao động khôi phục lại được sức lao động về cơ bắp hay thần kinh bị tiêu hao trong quá trình lao động. Bằng việc điều tiết thời giờ nghỉ ngơi, pháp luật tạo điều kiện để người lao động chăm lo hạnh phúc gia đình, tham gia hoạt các hoạt động văn hóa- xã hội có thời gian để nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Phân loại thời gờ nghỉ ngơi

Khi bố trí thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc cho người lao động, người sử dụng lao động nên lưu ý không được sắp xếp thời giờ nghỉ này vào thời gian bắt đầu và khi kết thúc giờ làm việc, bên cạnh đó người sử dụng lao động nên ghi vào nội quy nghỉ trong giờ làm việc của doanh nghiệp. Về việc quy định thời gian nghỉ hằng tuần cũng nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như tinh thần thoải mái cho người lao động và tạo điều kiện cho họ có thời gian chăm lo gia đình và được quây quần bên những người thân yêu, tham gia những hoạt động vui chơi sau một tuần lao động vất vả. Căn cứ vào Điều 65 Nghị định 145/2020/ NĐ-CP, các khoảng thời gian sau đây vẫn được xem là thời giờ làm việc của người lao động để có thể tính vào số ngày nghỉ hằng năm là thời gian người lao động học nghề, tập nghề, thử việc và họ tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi đã hoàn thành thời gian trên, thời gian người lao động nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương khi được người sử dụng lao động đồng ý với điều kiện cộng dồn không quá 01 tháng trong năm làm việc, thời gian người lao động nghỉ cộng dồn không được quá 06 tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,….

Để tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa hai bên người lao động và người sử dụng lao động và khi một người lao động đã có thời gian làm việc, cống hiến trong nhiều năm liền tại một doanh nghiệp, cơ quan, hai bên có thể thỏa thuận với nhau về công việc, phụ cấp, tiền lương,. Đối với những công việc có tính chất khẩn bao gồm: Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh; các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao; sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm; vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí, công việc của thợ mỏ và các công việc sản xuất có tính thời vụ và các công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng và những công việc phải thường trực 24/24 giờ thì Thủ trưởng Bộ, Ngành trực tiếp quản lý các công việc trên quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi tại Điều 116 của Bộ luật Lao Động và khoản 1 điều này sau khi thoả thuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.