1.1.1.Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứngChuỗi cung ứng Supply chain được định nghĩa là một hệ thốngcác tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liênquan
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH
Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng
1.1.1.Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là hệ thống liên kết các tổ chức, cá nhân, thông tin, hoạt động và nguồn lực liên quan đến việc chuyển sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng Hệ thống này bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, công ty vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ và chính khách hàng Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần khác thành sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng.
Quản lý chuỗi cung ứng có thể được hiểu là tập hợp tất cả những phương thức sử dụng 1 cách tích hợp, hiệu quả nhà cung ứng, ngườiSX, kho bãi cũng như các cửa hàng để phân phối sản phẩm, hàng hóa được sản xuất tới đúng địa điểm, kịp thời, đảm bảo yêu cầu chất lượng giúp giảm thiểu tối đa chi phí toàn hệ thống nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu về mức độ phục vụ.
1.1.2.Lợi ích của quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng sẽ đem tới những lợi ích cụ thể như:
Giảm tải chi phí chuỗi cung ứng SCM tới 25- 50%
Giảm tải lượng hàng tồn kho tới 25 – 60%
Cải thiện được vòng cung ứng đơn hàng tốt hơn 30 – 50%
Tăng độ chính xác trong dự báo sản xuất cao hơn đến 25 – 80%
Tăng lợi nhuận sau thuế hơn 21%
Một chuỗi cung ứng hoàn hảo mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho doanh nghiệp, tối ưu hóa chi phí và gia tăng lợi nhuận Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chiến lược tự cung tự cấp không còn hiệu quả do chi phí phân bổ trên nhiều khâu và hạn chế về năng lực sản xuất, công nghệ.
Thay vì như vậy, việc liên kết giữa các đơn vị có từng thế mạnh riêng và phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà sản xuất – nhà phân phối– nhà bán lẻ Trong các công đoạn lại phân chia nhỏ ra sẽ giúp được nhà cung cấp giảm được chi phí ở thành phẩm cuối cùng, đồng thời sẽ có được sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Vai trò của các nhà quản trị chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng Họ có nhiệm vụ kết nối, quản lý và đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng, liên tục, đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro Không chỉ vậy, các nhà quản trị chuỗi cung ứng còn chịu trách nhiệm giải quyết những rủi ro phát sinh để đảm bảo quy trình cung ứng hoạt động ổn định.
Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng xanh trong doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng xanh là chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả mà vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh thái tự nhiên
Quản lý chuỗi cung ứng xanh là quá trình tích hợp các nguyên tắc quản lý môi trường vào các hoạt động chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế sản phẩm, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối và quản lý sản phẩm sau khi hết vòng đời.
1.2.2.Lợi ích của chuỗi cung ứng xanh
Giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu
Cải thiện quy trình sản xuất
Tạo ra lợi thế cạnh tranh
Tăng tính linh hoạt cũng như mối liên kết với các đối tác
Giảm những tác động xấu lên cộng đồng
Góp phần cải thiện sức khỏe lên người tiêu dùng
Thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Giảm lãng phí, giảm chất thải
Giảm áp lực lên môi trường
1.2.3.Các yếu tố cấu thành chuỗi cung ứng xanh
Chuỗi cung ứng xanh được cấu thành dựa trên các yếu tố sau:
Tìm kiếm và lựa chọn nguyên vật liệu, nhà cung ứng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường.
Sử dụng nhiều phương pháp giúp hạn chế rác thải trong quá trình đóng gói sản phẩm, hạn chế tối đa việc thải CO2 ra môi trường không khí.
Quá trình vận chuyển, phân phối hàng hóa phải sử dụng kết hợp nhiều phương thức vận chuyển, ưu tiên những phương thức ít tạo ra lượng khí thải có hại cho môi trường Lập kế hoạch tối ưu hóa mạng lưới phân bổ hàng hóa, tránh đi lại nhàn rỗi, giúp giảm chi phí.
Thiết kế hệ thống kho bãi sử dụng năng lượng hiệu quả, khai thác nguồn năng lượng sạch.
Ứng dụng chiến lược logistics ngược để tạo chi phí thấp, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, đảm bảo xử lý tốt hàng hóa khi gặp vấn đề.
1.2.4.Mô hình chuỗi cung ứng xanh
Tổ chức SCC tên tiếng Anh là The Supply-Chain Council, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các phương pháp và công cụ chuẩn để giúp các công ty xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng, đã đưa ra mô hình chuẩn về chuỗi cung ứng xanh Green SCOR Model như sau:
SCOR Model được thiết kế là một chuỗi cung ứng khép kín, nó là một hệ thống gồm nhiều quá trình được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa các đối tác trong chuỗi, là:
Lập kế hoạch chung cho cả chuỗi cung ứng và từng kế hoạch riêng lẻ cho mỗi giai đoạn (Plan)
Khai thác nguồn nguyên vật liệu để sản xuất (Source)
Gia công sản phẩm (Make)
Phân phối sản phẩm (Deliver)
Thu hồi sản phẩm (Return Deliver)
Thu hồi nguồn nguyên vật liệu đã được tái chế (Return
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
Giới thiệu sơ lược về IKEA
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành của IKEA
IKEA là tên một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia chuyên về thiết kế và bán các sản phẩm đồ gia dụng, đồ nội thất, thiết bị, dụng cụ gia đình và phụ kiện trang trí nhà cửa Tập đoàn IKEA được sáng lập tại Thụy Điển năm 1943 bởi Ingvar Kamprad từ khi ông mới 17 tuổi Tên gọi “IKEA” của tập đoàn này là tập hợp các chữ cái đầu từ tên của người sáng lập Ingvar Kamprad, tên trang trại (Elmtaryd) và tên ngôi làng nơi Ingvar lớn lên (Nam Thụy Điển) IKEA bắt đầu chỉ từ một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại miền nam Thụy Điển đã trở thành một tập đoàn bán lẻ lớn mạnh hiện đang hoạt động trên 42 quốc gia trên thế giới Quá trình phát triển của IKEA được chia làm 5 giai đoạn chính:
*Giai đoạn khởi đầu từ những năm 1940 – 1950
Ingvar Kamprad khởi nghiệp khi mới 17 tuổi với một cửa hàng nhỏ bán các hàng hóa đa dạng có giá thành thấp Năm 1956, IKEA tiến đến một bước quan trọng trong lịch sử kinh doanh của tập đoàn này này khi Ingvar đưa ra quyết định IKEA sẽ tự thiết kế các sản phẩm đồ nội thất Sau khi phát hiện ra loại sản phẩm có thể tháo lắp, khái niệm về sản phẩm tự tháo lắp được ra đời Đây là một ý tưởng kinh doanh chủ đạo của IKEA đối với các dòng sản phẩm của mình sau này Ý tưởng này được xuất phát từ cuộc cạnh tranh giá khốc liệt giữa các nhà buôn tại Thụy Điển, khi các nhà sản xuất cố gắng cắt giảm mọi chi phí dẫn đến nguy cơ bị đe dọa chất lượng sản phẩm, thay vì làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, IKEA chọn cách thức thiết kế lại sản phẩm để có thể đáp ứng được tốt hơn các nhu cầu của khách hàng Phương thức kinh doanh mới giúp IKEA vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm mà vẫn có thể cung cấp cho khách hàng một mức giá cạnh tranh.
Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của IKEA tại châu Âu, châu Mỹ và châu Úc với một loạt các cửa hiệu được khai trương tại các quốc gia lớn như Na Uy,… Năm 1965, cửa hiệu bán lẻ IKEA lớn nhất đã được khai trương tại Stockholm, Thụy Điển Bên cạnh phát triển quy mô sản xuất và kinh doanh, IKEA bắt đầu sử dụng kiểm định chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống tiêu chuẩn kiểm định của Thụy Điển từ năm 1961 Cùng với đó, IKEA phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp Ba Lan, nhờ vậy mà IKEA có thể duy trì mức giá thấp mà nhiều người thấy hiện nay.
Năm 1982, Tập đoàn IKEA chính thức thành lập và không ngừng phát triển lớn mạnh từ Quỹ sáng lập INGKA Stichting IKEA family – một tổ chức dành cho các khách hàng mới của IKEA được sáng lập Hiện nay, IKEA family có hơn 15 triệu thành viên ở 16 quốc gia trên thế giới, được phục vụ tại 167 cửa hàng Giai đoạn này đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển ý tưởng kinh doanh bền vững của Ingvar bằng việc chính sách môi trường đầu tiên của IKEA ra đời năm
Năm 1990, IKEA tham gia Hội đồng bảo vệ rừng (FSC) Năm 1998, IKEA mở rộng thị trường sang châu Á bằng cách khai trương cửa hàng đầu tiên tại Thượng Hải, Trung Quốc.
*Giai đoạn 4 từ năm 2000 – đến nay
Năm 2000, chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thời đại khoa học và công nghệ và những bước tiến trong nhận thức và hành động vì môi trường sống, IKEA ban hành The IKEA way (IWAY) về các tiêu chuẩn yêu cầu thu mua các sản phẩm đồ gia dụng đối với các nhà cung cấp Quy định này của IKEA nhằm đưa ra các tiêu chuẩn đặt ra đối với các nhà cung cấp về các yêu cầu hợp pháp, điều kiện làm việc, các hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý lâm nghiệp Cùng với phương thức mua hàng truyền thống, mua sắm qua các kênh điện tử cũng được IKEA phát triển từ năm 2000, tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn và chất lượng dịch vụ tốt hơn IKEA đã có những đóng góp không nhỏ bằng sự hợp tác và vào cuộc với các hành động cụ thể như dự án về Quyền trẻ em tại Ấn Độ (2000), hợp tác Quỹ thiên nhiên hoang dã (WWF) về canh tác bông tại Ấn Độ (2005), thành lập tổ chức xã hội IKEA (2005), giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu (2007) …
Năm 2017, IKEA thông báo lên kế hoạch sẽ mở rộng tới Việt Nam và Philippines, nới rộng mạng lưới hiện bao gồm Thái Lan, Singapore và Malaysia Bên cạnh đó, mục tiêu sản xuất và kinh doanh của IKEA cũng bắt đầu chuyển hướng sang thân thiện với môi trường hơn Năm 2019 để chuẩn bị cho kế hoạch khai trương cửa hàng mới tại Greenwich, IKEA đã công bố dự án sử dụng sản phẩm cũ của mình để tái chế thành “nhà riêng” cho các loài động vật IKEA đặt mục tiêu giảm trung bình 70% tác động khí hậu tổng thể trên mỗi sản phẩm của mình đến năm 2030.
2.1.2 Hoạt động kinh doanh của IKEA
Phương châm thực hiện của IKEA: Tạo dựng một cuộc sống hằng ngày tốt hơn cho nhiều người hơn.
Trên cơ sở những định hướng trên, IKEA nhận định trong quan điểm kinh doanh của mình là những gì tốt cho tất cả mọi người thì cũng tốt cho chính doanh nghiệp trong dài hạn Quan điểm kinh doanh này được IKEA vận dụng triệt để trong các chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra những mức giá sản phẩm gây ấn tượng với khách hàng không chỉ về mức giá mà còn về chất lượng sản phẩm Ba định hướng chiến lược của IKEA đó là: chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm và chiến lược tổ chức sản xuất và kinh doanh theo hướng bền vững Các chiến lược này đã góp phần không nhỏ để IKEA có thể phát triển lớn mạnh như hiện nay trên thị trường châu Âu và trên toàn thế giới.
- Thứ nhất, chiến lược giá thấp là khởi đầu cho các chiến lược kinh doanh mà IKEA hướng tới.
- Thứ 2 hai mà IKEA áp dụng trong quá trình kinh doanh đó là tạo ra các dịch vụ độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh cùng ngành không thể làm được.
- Thứ ba, IKEA nhận thức được từ rất sớm các nguy cơ tiềm ẩn về môi trường trong hoạt động kinh doanh của mình, cùng với đó là áp lực từ phía các tổ chức chính phủ, khách hàng và cả các đối tác về các vấn đề môi trường đối với các nhà bán lẻ trên toàn cầu, IKEA đã thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững từ những năm 1990 với các chính sách đầu tiên về môi trường được ra đời.
IKEA hiện nay sở hữu cơ sở tại 42 quốc gia tính đến tháng 8 năm 2014 Trong đó, tổng số cửa hàng chính thức của IKEA đã lên tới con số 315 đặt tại 27 quốc gia trên thế giới; 27 Trung tâm dịch vụ tại 23 quốc gia, 34 trung tập phân phối và 13 Trung tâm khách hàng tại 17 quốc gia; 44 đơn vị sản xuất công nghiệp của IKEA tại 11 quốc gia
Và đến Năm 2020, IKEA xếp hạng là thương hiệu nhà bán lẻ có giá trị thứ bảy trên quy mô toàn cầu, trị giá gần 19 tỷ USD Công ty được thành lập vào năm 1943 tại Thụy Điển và hiện là nhà bán lẻ đồ nội thất nổi tiếng quốc tế – lớn nhất trong ngành của mình IKEA nổi tiếng với thương hiệu phong cách Scandinavia và bao bì đóng gói phẳng, có nghĩa là hầu hết các đơn vị đều do người mua tự lắp ráp.
Số lượng bản in hàng năm của catalogue cũng lên tới con số hàng triệu Theo dữ liệu thích hợp từ Statista, số lượng danh mục IKEA được in trên toàn thế giới là khoảng 203 triệu trong năm 2017 Tuy nhiên, chính sách mới của IKEA đã dừng phát hành catalogue bằng giấy nhằm nỗ lực giảm thiểu rác thải ra môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên Mặc dù có một vài sự tiếc nuối nhẹ, nhưng hầu hết các khách hàng đều ủng hộ cách làm này của IKEA.Đến năm 2019, công ty vận hành 433 cửa hàng trên toàn cầu 4 IKEA cung cấp 9.500 sản phẩm trong phạm vi của mình Đức là thị trường lớn nhất của IKEA và Châu Âu là thị trường chủ lực tiêu thụ các sản phẩm của IKEA và cũng nơi có nhiều cửa hàng IKEA hoạt động với 22 cửa hiệu, 20 trung tâm phân phối và 36 đơn vị sản xuất công nghiệp, châu Âu chiếm tới 59% khối lượng hàng hóa sản xuất của IKEA.
*Xây dựng thương hiệu IKEA
Năm 1990, IKEA mới bắt đầu được công nhận như một "hiện tượng quốc tế" Khi nhắc đến cái tên IKEA, người tiêu dùng sẽ nghĩ đến hình ảnh một doanh nghiệp luôn đi theo con đường đổi mới, cung cấp các sản phẩm nội thất có thiết kế đơn giản, sáng tạo và đặc biệt là có mức giá rất hấp dẫn Những tính cách và tinh thần IKEA chủ đạo: Lòng nhiệt tình, tính tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm và sự giản đơn Riêng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường, IKEA luôn là người dẫn đầu trong các chiến dịch marketing xanh với các sản phẩm được đóng gói, phân phối thân thiện với môi trường Không chỉ là niềm tin của khách hàng, IKEA cũng tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh thông quá giá nhờ sự cam kết tạo dựng mối quan hệ có lợi giữa IKEA và nhà cung cấp, cũng như IKEA và khách hàng Chính điều này đã giúp họ có thể có nguồn cung ứng hàng hóa chất lượng tốt, thiết kế các sản phẩm một cách kinh tế nhằm giảm chi phí.
Khách hàng luôn đánh giá cao IKEA là một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường, đóng góp vào sự phát triển cộng đồng.
2.1.3 Tổng quan về chuỗi cung ứng và mô hình quản lí chuỗi cung ứng của IKEA.
Chuỗi cung ứng của IKEA trải rộng trên toàn cầu cả về thu mua và cung ứng hàng hóa trên tất cả các vùng chủ yếu trên thế giới.
Thực trạng về mô hình chuỗi cung ứng tại IKEA tác động về môi trường
2.2.1 Hoạt động tiêu dùng của IKEA tác động đến môi trường
Theo Báo cáo Phát triển bền vững của IKEA năm 2019, IKEA đã sử dụng khoảng 3,4 triệu m³ gỗ để sản xuất sản phẩm Từ đó, họ đã sản xuất khoảng 207 triệu sản phẩm cho khách hàng trên toàn cầu (Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững của IKEA, 2019)
Theo báo cáo của NGO Chủ nhà trái đất (Greenpeace), các nhà cung cấp của IKEA ở Nga đã liên quan đến việc khai thác gỗ bất hợp pháp và có nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến môi trường (Greenpeace, 2017)
Theo báo cáo của IKEA Sustainability Report năm 2019, trong năm 2019, tổng lượng chất thải từ hoạt động sản xuất và bán hàng của IKEA đã đạt khoảng 0,32 triệu tấn, giảm khoảng 3,5% so với năm trước đó Trong đó, khoảng 15% lượng chất thải này được tái chế và tái sử dụng (IKEA Sustainability Report, 2019)
Theo báo cáo của IKEA Sustainability Report năm 2019, lượng nước tiêu thụ trong hoạt động sản xuất của IKEA đã giảm khoảng 6,7% so với năm trước đó, đạt khoảng 46,4 triệu m3 Trong đó, khoảng 25,7 triệu m3 nước đã được tái sử dụng hoặc tái chế trong quá trình sản xuất (IKEA Sustainability Report, 2019)
2.2.2.4.Quản lý sản phẩm và đóng gói:
Theo báo cáo của IKEA Sustainability Report năm 2019, tổng lượng rác thải từ hoạt động sản xuất và bán hàng của IKEA đã đạt khoảng 0,17 triệu tấn
2.2.2.1.Lượng khí thải nhà kính:
Theo báo cáo của IKEA Sustainability Report năm 2019, lượng khí thải nhà kính từ hoạt động kinh doanh của IKEA đã đạt khoảng 28,4 triệu tấn CO2 trong năm 2019 Trong đó, lượng khí thải từ vận chuyển chiếm khoảng 3,3 triệu tấn CO2, chiếm khoảng 11,6% tổng lượng khí thải nhà kính của IKEA (IKEA Sustainability Report, 2019)
Trong năm tài chính 2020, tổng lượng khí thải nhà kính do hoạt động vận chuyển của IKEA gây ra là khoảng 1,2 triệu tấn CO2 (IKEA Sustainability Report, 2020)
Tuy nhiên, trong năm tài chính 2020, IKEA đã đạt được mục tiêu giảm 7% lượng khí thải nhà kính phát sinh từ hoạt động vận chuyển so với năm trước (Báo cáo Phát triển bền vững của IKEA, 2020)
2.2.2.2.Sử dụng năng lượng và tài nguyên:
Trong năm tài chính 2020, tổng lượng năng lượng tiêu thụ cho hoạt động vận chuyển của IKEA là khoảng 308 GWh Trong đó, khoảng 55% lượng năng lượng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đường sắt (IKEA Sustainability Report, 2020)
Trong năm 2020, tổng lượng nước tiêu thụ cho hoạt động vận chuyển của IKEA là khoảng 3,3 triệu m3 (IKEA Sustainability Report, 2020)
Theo IKEA Sustainability Report năm 2020, tổng lượng điện tiêu thụ cho hoạt động của các cửa hàng phân phối và trung tâm phân phối của IKEA là khoảng 1,5 TWh (terawatt giờ) và tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ (bao gồm dầu diesel, dầu sinh học và khí đốt tự nhiên) là khoảng 245.000 MWh
Tổng lượng khí thải nhà kính được sản sinh bởi các cửa hàng phân phối và trung tâm phân phối của IKEA là khoảng 2,4 triệu tấn CO2e (công thức tính toán khí thải nhà kính) (IKEA Sustainability Report, 2020)
Tổng lượng nước tiêu thụ cho hoạt động của các cửa hàng phân phối và trung tâm phân phối của IKEA là khoảng 4,4 triệu m3 (IKEA Sustainability Report, 2020)
GIẢI PHÁP CỦA IKEA TRONG VẤN ĐỀ XANH HÓA CHUỖI CUNG ỨNG
Giải pháp của IKEA trong hoạt động tiêu dùng
Theo IKEA Sustainability Report năm 2019, IKEA đã sử dụng tổng cộng 1,8 tỉ kWh năng lượng để sản xuất sản phẩm 33% trong số đó là năng lượng tái tạo như gió và mặt trời.
Ngoài ra, IKEA cũng tập trung vào việc sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo trong các hoạt động của mình.
3.1.2.Sử dụng nguyên liệu bền vững:
IKEA đã đưa ra cam kết sử dụng nguyên liệu bền vững và tăng cường việc tìm kiếm và phát triển các loại nguyên liệu này Theo báo cáo của IKEA Sustainability Report năm 2019, tổng số tiền IKEA đã chi cho mua nguyên liệu bền vững đã tăng gấp đôi so với năm trước đó, đạt khoảng 5,2 tỉ EUR (IKEA Sustainability Report, 2019) Đồng thời, IKEA cũng đưa ra các cam kết để giảm thiểu sự tác động của việc sử dụng nguyên liệu đến môi trường, bao gồm việc tìm kiếm và phát triển các nguyên liệu bền vững, tăng cường quản lý chuỗi cung ứng, và tăng cường việc tái sử dụng và tái chế các nguyên liệu.
3.1.3.Sử dụng nguyên liệu tái chế và bền vững:
IKEA đã cam kết sử dụng nguyên liệu tái chế và bền vững để sản xuất sản phẩm của mình Theo báo cáo của IKEA Sustainability Report năm 2019, khoảng 60% nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm của IKEA là nguyên liệu tái chế hoặc bền vững (IKEA Sustainability Report, 2019)
3.1.4.Thiết kế sản phẩm có tính tái sử dụng và tái chế cao:
IKEA chú trọng thiết kế sản phẩm chú trọng tái sử dụng và tái chế, hướng đến mục tiêu giảm thiểu lãng phí và tác động tiêu cực tới môi trường Theo Báo cáo Phát triển Bền vững của IKEA năm 2019, công ty đã xây dựng các giải pháp thiết kế bằng cách sử dụng vật liệu có thể tái chế và phát triển các giải pháp giúp sản phẩm dễ dàng tháo rời và tái sử dụng.
3.1.5.Giảm thiểu lượng đóng gói và sử dụng đóng gói tái sử dụng:
IKEA đã đưa ra cam kết để giảm thiểu lượng đóng gói và sử dụng đóng gói tái sử dụng Theo báo cáo của IKEA Sustainability Report năm 2019, tỷ lệ đóng gói của sản phẩm IKEA đã giảm khoảng 15% so với năm 2010, và tỷ lệ đóng gói bền vững đã tăng lên khoảng 91% trong năm 2019 (IKEA Sustainability Report, 2019)
Giải pháp của IKEA trong hoạt động vận chuyển
Tính đến năm 2020, IKEA đã giảm 62.5% lượng khí thải CO2 cho mỗi sản phẩm được vận chuyển so với năm 2016.
IKEA đã sử dụng 1.5 triệu chuyến tàu để vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy đến các cửa hàng của mình, giúp tiết kiệm được khoảng 3,7 triệu tấn CO2 so với việc sử dụng xe tải.
IKEA đang hợp tác với các đối tác tàu khác nhau để đưa ra các giải pháp tối ưu về lộ trình và quản lý hàng hóa.
Tính đến năm 2020, IKEA đã có hơn 160 xe tải điện và xe tải chạy bằng sinh khối trong hoạt động vận chuyển hàng hóa của mình.
IKEA đã đưa ra cam kết sẽ sử dụng xe điện để vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng của mình trong năm 2025.
IKEA đã sử dụng xe tải chạy bằng sinh khối để vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng tại Thụy Điển.
IKEA đã mua sắm 4 xe điện tải và 12 xe tải chạy bằng nhiên liệu sạch để sử dụng trong hoạt động vận chuyển của mình (IKEA Sustainability Report, 2020)
Trong năm 2020, IKEA đã giảm số lượng xe tải đường bộ sử dụng để vận chuyển hàng hóa, thay vào đó sử dụng các phương tiện vận chuyển bền vững như đường sắt và đường biển Theo báo cáo của IKEA Sustainability Report năm 2020, khoảng 52% số lượng đơn hàng của IKEA được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường sắt, giúp giảm thiểu lượng khí thải nhà kính gây ra bởi việc sử dụng các phương tiện vận chuyển đường bộ (IKEA Sustainability Report, 2020)
3.2.3.Tối ưu hóa quá trình vận chuyển:
IKEA đã áp dụng các giải pháp kỹ thuật số để tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa của mình, giúp tối thiểu chi phí và lượng khí thải CO2.
IKEA đang sử dụng các phần mềm quản lý vận chuyển để tối ưu hóa lộ trình, giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng, đồng thời giảm lượng khí thảiCO2.
IKEA đang triển khai một hệ thống đo lường hiệu quả vận chuyển để theo dõi lượng khí thải và độ hiệu quả của các phương tiện vận chuyển.
3.2.4.Sử dụng chung xe vận chuyển:
IKEA đã đưa ra cam kết sẽ sử dụng 100% phương tiện vận chuyển chia sẻ bởi nhiều nhà sản xuất và đối tác vận chuyển khác nhau.
IKEA đã tăng cường hợp tác với các đối tác vận chuyển để tăng tính sử dụng chung của các phương tiện vận chuyển
3.2.5.Sử dụng thùng container bền vững:
IKEA đã triển khai sử dụng thùng container bền vững làm phương tiện vận chuyển hàng hóa của mình.
Thùng container được làm bằng các vật liệu thân thiện với môi trường và được tái sử dụng nhiều lần để giảm thiểu lượng rác thải và khí thải CO2.
Tính đến năm 2020, IKEA đã sử dụng hơn 200.000 thùng container bền vững trong hoạt động vận chuyển hàng hóa của mình.
3.2.6.Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo:
IKEA đã triển khai sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho các kho lưu trữ và các cửa hàng của mình.
Tại Mỹ, IKEA đã lắp đặt hơn 1 triệu tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà của các cửa hàng của mình.
Tại Anh, IKEA đã tạo ra các trang trại gió để cung cấp điện cho các cửa hàng của mình.
3.2.7.Thúc đẩy sử dụng gói gọn hàng hóa và kiểm soát khoảng cách giao hàng:
IKEA đã tăng cường sử dụng gói gọn hàng hóa để giảm thiểu khối lượng vận chuyển và lượng khí thải CO2.
Các nhà sản xuất đối tác của IKEA cũng đang áp dụng phương thức gói gọn hàng hóa để giảm thiểu khối lượng hàng hóa cần vận chuyển.
Giải pháp của IKEA trong cửa hàng phân phối
3.3.1.Sử dụng năng lượng bền vững:
IKEA cam kết sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho các cửa hàng phân phối của mình Theo IKEA Sustainability Report năm 2020, 33% tổng năng lượng sử dụng cho các cửa hàng phân phối của IKEA đến từ nguồn năng lượng tái tạo Trong số đó, 10% đến từ hệ thống pin mặt trời cài đặt trên mái nhà của các cửa hàng.
3.3.2.Tối ưu hóa quy trình vận chuyển:
Theo IKEA Sustainability Report năm 2020, các biện pháp tối ưu hóa quy trình vận chuyển của IKEA đã giúp giảm lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động vận chuyển xuống khoảng 23,4% so với năm 2016 Ngoài ra, IKEA đã đầu tư vào các dịch vụ vận chuyển bền vững như dịch vụ giao hàng bằng xe đạp trong các thành phố (IKEA Sustainability Report, 2020)
3.3.3.Sử dụng vật liệu đóng gói bền vững:
IKEA đã cam kết sử dụng vật liệu đóng gói bền vững như giấy và bìa carton thay vì các loại vật liệu đóng gói không thân thiện với môi trường như polystyrene.
Theo IKEA Sustainability Report năm 2020, tỷ lệ sử dụng vật liệu đóng gói bền vững của IKEA đã đạt 99%, trong đó 89% là giấy hoặc bìa carton Ngoài ra, hơn
11% vật liệu đóng gói đã được tái sử dụng hoặc tái chế (IKEA Sustainability Report, 2020)
3.3.4 Chuyển dịch tỷ trọng từ cửa hàng phân phối qua bán hàng online :
Năm tài chính 2020, doanh số bán hàng trực tuyến của IKEA toàn cầu tăng mạnh, chiếm đến 18% tổng doanh thu Tỷ lệ tăng trưởng này tiếp tục duy trì ở mức 20% vào năm tài chính 2021 Ngược lại, doanh số bán hàng tại cửa hàng phân phối của IKEA lại có chiều hướng giảm, từ 82% trong năm tài chính 2020 xuống còn 80% vào năm tài chính 2021.
Trong năm tài chính 2020, tỷ lệ doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến của IKEA chiếm 18% tổng doanh thu của công ty Tổng doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến trong năm tài chính 2020 là 2,5 tỷ euro.
Trong năm tài chính 2021, tỷ lệ doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến của IKEA tăng lên 20% tổng doanh thu của công ty Tổng doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến trong năm tài chính 2021 là 3,5 tỷ euro.
Trong năm tài chính 2020, tỷ lệ doanh thu từ các cửa hàng phân phối của IKEA chiếm 82% tổng doanh thu của công ty Tổng doanh thu từ các cửa hàng phân phối trong năm tài chính 2020 là 11,7 tỷ euro.
Trong năm tài chính 2021, doanh thu từ các cửa hàng phân phối của IKEA đã giảm xuống chỉ còn 80% tổng doanh thu của công ty, tương đương 11,8 tỷ euro.