MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT .......................................................................... DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHO CÔNG TY . 2 1.1. Giới thiệu về SABECO 2 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2 1.1.2. Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi 2 1.1.3. Cơ cấu tổ chức 3 1.1.4. Hoạt động kinh doanh SABECO 3 1.1.5. Giới thiệu về chuỗi cung ứng của SABECO 6 1.2. Hiện trạng quản lý kho của công ty 7 1.2.1. Thực trạng quản lý kho của công ty 7 1.2.2. Nguyên nhân sử dụng phần mềm BRAVO trong việc quản lý kho. 10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO BRAVO CỦA CÔNG TY 11 2.1. Giới thiệu về phần mềm BRAVO 11 2.1.1. Giới thiệu chung 11 2.1.2. Đặc điểm 11 2.1.3. Chức năng cụ thể của phân hệ quản lý hàng tồn kho 12 2.2. Phân tích việc ứng dụng phần mềm BRAVO vào hoạt động quản lý kho của công ty SABECO 12 2.2.1. Mô hình cài đặt phần mềm 12 2.2.2. Các hoạt động chính của phân hệ quản lý kho BRAVO với SABECO 13 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO BRAVO VỚI SABECO VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 23 3.1. Một số đánh giá về việc sử dụng phần mềm trong hoạt động quản lý kho của công ty 23 3.1.1. Thuận lợi Ưu điểm 23 3.1.2. Khó khăn Nhược điểm 24 3.2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng phần mềm hiệu quả hơn 26 KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 SABECO Saigon BeerAlcoholBeverage Joint Stock Corporation 2 BTI Beverage Testing Institute 3 IBA International Beer Award 4 IBC International Beer Cup 5 AIBA Australia International Beer Award 6 VFF Vietnam football federation 7 VTV Vietnam Televison 8 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 9 SATRACO Saigon Beer Trading Company Limited 10 HCM DC Ho Chi Minh Distribution center 11 WMS Warehouse Management System 12 TMS Transport Management System 13 QR code Quick Response Code 14 ERPVN Enterprise Resource Planning – Viet Nam 15 ID Identification 16 LAN Local Area Network 17 PDA Personal Digital Assistant 18 FIFO First in first out 19 TTBTC Thông tư – Bộ Tài chính 20 API Application Programming Interface DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SABECO 3 Hình 2. Sơ đồ chuỗi cung ứng của SABECO 6 Hình 3: Phạm vi và quy trình vận hành hệ thống phần mềm BRAVO 11 Hình 4: Mô hình cài đặt phần mềm 13 Hình 5: Luồng quy trình nhập kho của công ty SABECO 14 Hình 6: Minh hoạ giao diện đơn mua hàng trên phần mềm BRAVO 14 Hình 7: Minh hoạ giao diện lệnh nhập kho trên phần mềm BRAVO 15 Hình 8: Minh họa cách kiểm đếm hàng hóa bằng mã vạch 16 Hình 9: Minh hoạ giao diện kiểm kê hàng hóa trong kho 16 Hình 10: Minh hoạ phiếu nhập kho (phiếu nhập mua) trên phần mềm BRAVO 17 Hình 11: Minh hoạ phiếu nhập kho được xuất từ phần mềm BRAVO 17 Hình 12: Luồng quy trình xuất kho của công ty SABECO 17 Hình 13: Mẫu phiếu yêu cầu xuất kho hàng hóa, vật tư 18 Hình 14: Lệnh xuất kho trên phân hệ quản lý hàng tồn kho của phần mềm BRAVO.. 19 Hình 15: Mẫu phiếu xuất kho trên phần mềm BRAVO 20 Hình 16: Mẫu Phiếu xuất kho được in ra để lưu trữ 20 Hình 17: Phiếu kiểm kê hàng hóa trên phần mềm BRAVO 22 LỜI MỞ ĐẦU Thành lập từ năm 1977, Tổng công ty Bia rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã có tổng cộng 28 đơn vị thành viên, phát triển lớn mạnh trên toàn quốc. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đối mặt với nhiều bài toán khó đặt ra cho nhà quản lý và nếu không có phương án quản lý tối ưu, thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ khó có thể đạt hiệu quả như mong muốn. Để giải quyết những khó khăn và hỗ trợ cho công tác quản lý, quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh, SABECO đã tìm đến sự hỗ trợ của hệ thống giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp BRAVO. Việc áp dụng phần mềm được sử dụng tại nhiều bộ phận phòng ban đặc biệt là bộ phận kho, vật tư… tại các đơn vị trực thuộc SABECO trải đều từ “Nam ra Bắc”. Việc ứng dụng phần mềm BRAVO đã xử lý được các bài toán quản lý đặc thù của SABECO như: “Bài toán xử lý vỏ chai, vỏ két được bóc tách và phân biệt rõ ràng”; “dữ liệu tại các đơn vị dễ dàng được theo dõi và lập báo cáo, tra cứu thông tin … và nhiều vấn đề khác nữa. Nhận thức tầm quan trọng và lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vào quá trình vận hành doanh nghiệp, chúng em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá việc ứng dụng phần mềm quản lý kho Bravo của Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn” cho bài tiểu luận của nhóm. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về phần mềm quản lý kho BRAVO, quy trình hoạt động của nó và tác động của phần mềm này đối với công ty SABECO trên phương diện quản lý kho. Bằng các phương pháp nghiên cứu định tính, đối tượng nghiên cứu là phần mềm quản lý kho BRAVO và phạm vi nghiên cứu Tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn; Nghiên cứu kỳ vọng sẽ đánh giá được ảnh hưởng của việc ứng dụng phần mềm quản lý kho BRAVO tới quy trình quản lý kho của công ty, từ đó đề xuất một số hướng đi phát triển trong tương lai nhằm tối ưu hiệu quả sản xuất và ứng dụng cho các công ty khác trong cùng lĩnh lực. Cấu trúc tiểu luận gồm 3 chương chính: Chương 1: Giới thiệu về Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn và hiện trạng quản lý kho của công ty. Chương 2: Phân tích việc ứng dụng phần mềm quản lý kho BRAVO của công ty. Chương 3: Đánh giá hiệu quả của phần mềm quản lý kho BRAVO với SABECO và đề xuất một số giải pháp. Để có thể hoàn thiện đề tài này, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Phạm Thị Hiền Minh đã tận tình hướng dẫn bài tiểu luận này. Do khả năng tiếp thu thực tế còn chưa hoàn hảo nên tiểu luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và đánh giá quý báu của quý thầy cô để tiểu luận của chúng em được cải thiện hơn. Chúng em chân thành cảm ơn 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHO CÔNG TY 1.1. Giới thiệu về SABECO 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Khởi nguồn từ một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875 mà nay chính là Nhà máy Bia Sài Gòn Nguyễn Chí Thanh. Xưởng bia nhỏ này sau ngày đất nước thống nhất được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn. Vượt qua nhiều khó khăn, công ty tiếp tục cho ra đời hàng loạt thương hiệu được người tiêu dùng đón nhận và yêu mến. Có thể kể đến những cột mốc đáng nhớ như năm 1985, Nhà máy Bia Sài Gòn chính thức lắp đặt dây chuyền chiết lon đầu tiên tại Việt Nam và ra mắt bia lon với thương hiệu Saigon Premium Export. Từ đó, cho đến năm 2017, công ty liên tiếp cho ra đời các sản phẩm chủ lực như Bia Saigon Export, Bia 333, Bia Saigon Lager, Bia Saigon Special, Bia Saigon Gold… Năm 1993, Nhà máy Bia Sài Gòn đổi tên thành Công ty Bia Sài Gòn và đến năm 2008, công ty được chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức thành lập Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Sau đó, công ty chính thức khánh thành Nhà máy Bia Sài Gòn Củ Chi và được đánh giá là nhà máy hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công ty không ngừng phát triển và hiện nay đã có 44 công ty con, công ty liên kết trong đó có 26 nhà máy, 10 công ty thương mại khu vực. Danh mục sản phẩm do SABECO cung cấp hiện khá phong phú, đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong lẫn ngoài nước. Đến nay, các sản phẩm của SABECO đã có mặt trên tất cả tỉnh thành Việt Nam và xuất khẩu đến 38 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Bằng hương vị độc đáo và chất lượng tuyệt hảo, các sản phẩm của SABECO luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, cũng như nhận được nhiều giải thưởng danh tiếng trong nước và quốc tế. 1.1.2. Tầm nhìn Sứ mệnh Giá trị cốt lõi Tầm nhìn: Phát triển SABECO thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế. Sứ mệnh: Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới. Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm đồ uống chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng. Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã hội. Thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu đồ uống theo chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế “An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường”. 2 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước trên cơ sở minh bạch trong kinh doanh. Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng. Đảm bảo phát triển theo hướng hội nhập quốc tế Thương hiệu truyền thống: Không cầu kỳ, không phô trương, sự gần gũi cùng với bản lĩnh tạo nên sự khác biệt giúp SABECO có một vị trí đặc biệt trong lòng khách hàng. Trách nhiệm xã hội: SABECO cung cấp cho xã hội những sản phẩm an toàn và hữu ích, bên cạnh đó chia sẻ và gánh vác những trách nhiệm trong công tác xã hội và bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực. Hợp tác cùng phát triển: SABECO xây dựng các mối quan hệ hợp tác “cùng có lợi”, và lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển bền vững. Gắn bó: Đề cao sự gắn bó trong một môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ. Cải tiến không ngừng: SABECO luôn không ngừng vươn lên, học tập, sáng tạo, và đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SABECO Nguồn: Website SABECO (2023) 1.1.4. Hoạt động kinh doanh SABECO Phân khúc khách hàng: SABECO hiện là một trong những thương hiệu thống trị phân khúc bia giá trung bình tại Việt Nam với các thương hiệu như Saigon Export, Saigon Special và Bia 333. Ngoài ra, SABECO cũng đã cho ra mắt thêm dòng sản phẩm nhằm phục vụ cho nhóm khách hàng có thu nhập cao như là Bia chai Saigon Special. Giải pháp giá trị: 3 Trong suốt hành trình 148 năm, SABECO đã không ngừng nỗ lực để mang đến người tiêu dùng từng giọt bia tươi nhất và ngon nhất. Hương vị độc đáo của Bia Sài Gòn là kết tinh sản vật của vùng đất phương Nam trù phú và tinh thần hào sảng phóng khoáng của người Sài Gòn. Đến nay, SABECO đã phát triển 13 dòng sản phẩm bia chai và bia lon như bia chai Saigon Special, bia chai Saigon Export Premium, bia chai Saigon Lager 355, bia chai 333 Premium, bia lon Saigon Special, bia lon Saigon Lager, bia lon 333, bia lon Saigon Chill, bia lon Lạc Việt, góp mặt đầy đủ trên thương trường. Các kênh truyền thông và phân phối: Truyền thông: Thông cáo báo chí, họp báo, website và mạng xã hội của SABECO, phỏng vấn. Phân phối: SABECO chủ yếu phân phối gián tiếp thông qua các công ty cổ phần thương mại, từ đó đưa sản phẩm đến các siêu thị và cửa hàng tiện lợi; các quán bar, pub, và quán nhậu; các nhà hàng, khách sạn, và các địa điểm du lịch. Ngoài ra, trong bối cảnh ngày càng phát triển của thương mại điện tử, SABECO đã chú trọng đến việc phát triển kênh bán hàng trực tuyến thông qua hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee, và các trang web bán hàng trực tuyến khác để bán sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Quan hệ khách hàng: Chăm sóc khách hàng: Ra mắt phiên bản giới hạn cho các dòng sản phẩm, mở rộng hệ thống phân phối, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu thập phản hồi của người tiêu dùng, nghiên cứu nhu cầu thị trường. Kênh tương tác: Hội nghị khách hàng thường niên, website và mạng xã hội của SABECO, điện thoại và email, đi thị trường và khảo sát. Dòng doanh thu: Doanh thu bán hàng: Theo báo cáo tài chính quý III và 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần quý III đạt 7.415 tỷ đồng, doanh thu thuần lũy kế 9 tháng đạt 21.941 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.044 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, SABECO ghi nhận doanh thu 21.940 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 3.170 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính quý III2023 đạt 373 tỷ đồng; doanh thu tài chính lũy kế 9 tháng đạt tới 1.086 tỷ đồng. Nguồn lực chính: Công nghệ chế biến bia: Một trong những nguồn lực thiết yếu của SABECO là cơ sở hạ tầng nhà máy và quy trình sản xuất, với toàn bộ máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại tại 26 nhà máy đều được nhập khẩu từ các thương hiệu sản xuất thiết bị chuyên dùng hàng đầu châu Âu. Đội ngũ nhân sự: Bao gồm hệ thống quản trị cùng bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất. Ngoài ra, để vận hành nguồn lực công nghệ tối tân nói trên, quy trình sản xuất khép 4 kín và tự động hoá cao của nhà máy SABECO được giám sát và quản lý chặt chẽ bởi đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia sản xuất bia được đào tạo tại Đức và Mỹ. Giá trị thương hiệu: Bia Saigon đã nhiều năm được bình chọn là Thương hiệu quốc gia. Thương hiệu này cũng giành 8 huy chương Vàng và Bạc của Viện Kiểm định đồ uống (BTI) của Mỹ, Giải vô địch Bia Châu Á 2022, huy chương vàng giải thưởng Bia quốc tế (IBA) 2019, giải Vàng, Bạc, Đồng tại Cúp Bia quốc tế 2019 (IBC), giải Vàng, Bạc tại Giải thưởng Bia quốc tế tại Úc 2020 (AIBA) và huy chương Vàng, Bạc tại giải thưởng Monde Selection 2021. SABECO có giá trị thương hiệu đạt khoảng 486 triệu USD là một những thương hiệu giá trị nhất Việt Nam và đang ngày càng khẳng định vị thế thương hiệu Việt của mình. Nguồn lực tài chính: SABECO có nguồn lực tài chính mạnh thể hiện qua sự tăng trưởng đều đặn về doanh thu thuần và lợi nhuận qua từng năm. Hoạt động chính: SABECO là tập đoàn lớn trong lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát với các hoạt động chính là: sản xuất bia và đóng gói; quảng cáo, marketing và bán hàng. Đối tác chính: Nhà cung ứng: SABECO nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào bao gồm malt (đại mạch), hoa houblon, enzyme từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu hàng đầu thế giới ở châu Âu, châu Úc và Mỹ. Bên cạnh đó, SABECO áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nhập khẩu từ các hãng sản xuất thiết bị hàng đầu châu Âu như Krones AG và KHS. Ngoài ra, đối tác cung ứng của SABECO còn có các nhà cung ứng nguyên liệu khác và bao bì. Nhà phân phối: SABECO hiện đã có mặt tại 30 quốc gia trên thế giới nói chung và tại 63 tỉnh thành của Việt Nam nói riêng với hơn 200.000 địa điểm bán hàng. Tại Việt Nam, Công ty Thương mại – Dịch vụ Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tham gia góp vốn thành lập 10 công ty cổ phần thương mại tại các vị trí trọng điểm. Đồng thời, SABECO đưa sản phẩm của mình vào trong các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi như Mega Market, BigC, Vinmart, Circle K, … Cối tác phân phối của SABECO là các cửa hàng bán lẻ truyền thống như cửa hàng tạp hóa ở địa phương cũng được chú trọng. Đối tác truyền thông: SABECO đã có 3 năm liên tiếp chung tay cùng báo Tiền Phong viết câu chuyện về thúc đẩy lối sống khỏe mạnh, rèn luyện thể chất trong cộng đồng, đồng thời quảng bá danh lam thắng cảnh và nét đẹp văn hóa địa phương. Ngoài ra, năm 2022, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và SABECO đã ký kết hợp tác đối tác hướng đến mục tiêu phát triển tài năng và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, thể thao, du lịch và hoạt động phát triển bền vững tại Việt Nam. Cũng theo thỏa thuận hợp tác với VFF và VTVcab Sport, SABECO là đối tác hàng đầu và độc quyền của đội tuyển bóng đá quốc gia, bao gồm đội tuyển bóng đá nam, đội tuyển bóng đá nữ và đội tuyển U23 trong 3 năm, giai đoạn từ tháng 072022 đến tháng 072025. 5 Cơ cấu chi phí: Chi phí tài chính, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. 1.1.5. Giới thiệu về chuỗi cung ứng của SABECO Hình 2. Sơ đồ chuỗi cung ứng của SABECO Nguồn: Website của SABECO (2023) Dòng sản phẩm: Nhập nguyên vật liệu đầu vào: +Nhà cung cấp các nguyên liệu dùng để nấu bia như enzyme, hoa houblon, hạt đại mạch đến từ các quốc gia thuộc Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc. +Bao bì đóng gói (giấy, nhựa, kim loại) và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất bia và nước giải khát của SABECO được cung cấp bởi đa dạng các công ty trong nước. Vận chuyển hàng hoá và các nguyên vật liệu: bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Các nguyên vật liệu này được vận chuyển và lưu trữ trong kho hàng đặt tại nhiều địa điểm từ Bắc vào Nam. Sau đó các nguyên vật liệu được các xe tải vận chuyển đến các nhà máy chế biến của SABECO. Vận chuyển sản phẩm và phân phối: Sản phẩm khi đã hoàn thiện thì sẽ được vận chuyển và lưu giữ tại kho để giao cho các công ty thương mại và các đại lý bán lẻ. Các nhà phân phối của SABECO được đặt khắp các vị trí trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các công ty thương mại này hoạt động trực tiếp dưới tập đoàn công ty và lưu trữ các sản phẩm đồ uống của thương hiệu này để tiếp tục giao cho các đại lý và giao cho các nhà bán lẻ như các tạp hoá, cuối cùng giao đến tay người tiêu dùng. Hiện nay các công ty thương mại còn có thể trực tiếp phân phối bia cho các cửa hàng tiện lợi và các hệ thống siêu thị như CircleK, Family Mart, GS25, WinMart, Bách Hoá Xanh, ... 6 Tái chế: Khi khách hàng sử dụng xong các sản phẩm bia thì các vỏ chai và vỏ lon không được dùng đến sẽ được thu gom, phân loại và được tập kết về lại nhà máy của SABECO, giao cho các đơn vị đối tác sản xuất lon và chai thuỷ tinh của SABECO để tái chế thành chai và lon mới, và cứ thế vòng đời của nó được lặp đi lặp lại nhiều lần. Dòng thông tin: Dòng thông tin của các sản phẩm của SABECO liên quan đến việc trao đổi thông tin và dữ liệu giữa các bộ phận liên quan trong công ty và chuỗi cung ứng. Kế hoạch mua nguyên vật liệu: Công ty phân tích thông tin thu được từ thị trường và dự báo nhu cầu, sản lượng sản phẩm trong tương lai, từ đó ước tính nhu cầu nguyên liệu và thông tin đến các nhà cung cấp. Lập kế hoạch sản xuất: Dựa trên dự báo nhu cầu, công ty lập kế hoạch sản xuất, bao gồm việc phân bổ nguồn lực, xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất và lên kế hoạch vận chuyển. Phản hồi khách hàng: Công ty thu thập và phân tích phản hồi từ khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, giúp cải tiến và phát triển sản phẩm tốt hơn. Dòng tiền: Doanh thu từ bán hàng: Dòng tiền thu được từ việc bán sản phẩm của SABECO đến khách hàng thông qua các kênh phân phối chảy ngược từ khách hàng cho SABECO và đến nhà cung ứng. Đối với quá trình thu gom vỏ bia, dòng tài chính sẽ chảy từ người tiêu dùng xuống nhà cung cấp bao bì. 1.2. Hiện trạng quản lý kho của công ty 1.2.1. Thực trạng quản lý kho của công ty a) Cơ sở vật chất: Hệ thống kho bãi Công ty SABECO hiện có các hệ thống kho bãi hiện đại, với tổng diện tích hơn 200.000 m2, được trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại, đáp ứng được nhu cầu lưu trữ, bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm. Đồng thời, các kho đều được xây dựng có mái che, tường bao, đảm bảo an toàn cho hàng hóa, trang bị hệ thống chiếu sáng, thông gió, điều hòa nhiệt độ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa. SABECO hiện có hơn 20 hệ thống kho bãi trên toàn quốc được phân bố tại các địa điểm chiến lược, thuận tiện cho việc vận chuyển, phân phối hàng hóa tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, ... bao gồm: kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm và kho bán hàng. Các công ty con của công ty SABECO cung cấp kho bãi tại các miền trên khắp các tỉnh thành để đảm bảo phân phối trên toàn Việt Nam: 7 Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Đông Bắc Quảng Ninh (chi nhánh Hải Phòng, Phú Thọ, Bắc Giang) Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Miền Bắc Hà Nội (chi nhánh Sơn La Tây Bắc, Ninh Bình) Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Bắc Trung Bộ Nghệ An (chi nhánh Hà Tĩnh, Quảng Trị) Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Miền Trung Đà Nẵng (chi nhánh Quảng Ngãi, Bình Định) Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Nam Trung Bộ Khánh Hòa (chi nhánh Ninh Thuận, Bình Thuận) Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên Daklak (chi nhánh Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Miền Đông Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Trung Tâm Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Sông Hậu Công ty cũng đang thực hiện quy hoạch lại hệ thống kho bãi nhằm tối ưu hóa chi phí, xây dựng lộ trình, tập trung quản trị vận tải và đa dạng hóa phương tiện vận tải nhằm đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa trong các mùa cao điểm. Một trong những những hệ thống kho bãi Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn (SATRACO) đã khánh thành Dự án Trung tâm phân phối (HCM DC) tại TP.HCM, đánh dấu sự thành công giai đoạn 1 của Dự án Tổng Thể Kho BãiĐiều Vận giai đoạn 2022 2024. Sau hơn 6 tháng triển khai thực hiện, Dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng kho trung tâm đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh. Với tổng diện tích 31.000 m2, sức chứa 30.000 pallet, kho trung tâm được vận hành bằng hệ thống quản lý kho (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS) nhằm đảm bảo tối ưu hóa việc bảo quản và lưu trữ hàng hóa, đồng thời đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, các hệ thống TMS và WMS đđược SATRACO ứng dụng tại gần 70 kho hàng và 26 nhà máy. Thiết bị, máy móc, phần mềm SABECO trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại cho các hoạt động quản lý kho, bao gồm: Thiết bị nâng hạ, vận chuyển: xe nâng, xe cẩu, băng chuyền, ... Thiết bị bảo quản, kiểm tra chất lượng hàng hóa: kho lạnh, kho mát, máy đo độ ẩm, máy đo nhiệt độ, ... Thiết bị kiểm kê, quản lý kho: máy quét mã vạch, máy tính, phần mềm quản lý kho, ... Phần mềm Bravo được SABECO triển khai tại tất cả các kho của công ty. 8 b)Quy trình quản lý kho 1)Lập kế hoạch quản lý kho Mục tiêu quản lý kho: Mục tiêu quản lý kho cần được xác định rõ ràng, cụ thể, phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nội dung quản lý kho: Nội dung quản lý kho bao gồm các hoạt động chính như nhập kho, xuất kho, lưu trữ kho, kiểm kê kho. Phương pháp quản lý kho: Phương pháp quản lý kho cần được lựa chọn phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và các loại hàng hóa lưu trữ. Kế hoạch thực hiện: Kế hoạch thực hiện cần xác định rõ thời gian thực hiện, trách nhiệm thực hiện và các nguồn lực cần thiết. 2) Nhập kho Kiểm tra chất lượng hàng hóa: Hàng hóa khi nhập kho cần được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, bao gồm các thông số như độ ẩm, nhiệt độ, ngoại quan, ... Kiểm tra số lượng, chủng loại hàng hóa: Số lượng, chủng loại hàng hóa khi nhập kho cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chính xác. Lập phiếu nhập kho: Phiếu nhập kho là chứng từ quan trọng để ghi nhận quá trình nhập kho, cần được lập đầy đủ, chính xác. Sắp xếp hàng hóa: Hàng hóa cần được sắp xếp khoa học, đảm bảo an toàn, vệ sinh. 3)Xuất kho Kiểm tra yêu cầu xuất kho: Yêu cầu xuất kho cần được kiểm tra kỹ, đảm bảo chính xác. Lập phiếu xuất kho: Phiếu xuất kho là chứng từ quan trọng để ghi nhận quá trình xuất kho, cần được lập đầy đủ, chính xác. Xuất kho hàng hóa: Hàng hóa sau khi lập phiếu xuất kho cần được xuất kho theo đúng yêu cầu. 4) Lưu trữ kho Quá trình lưu trữ kho bao gồm các bước chính sau: Sắp xếp hàng hóa: Hàng hóa cần được sắp xếp khoa học, đảm bảo an toàn, vệ sinh, thuận tiện cho việc xuất kho. Kiểm tra hàng hóa: Hàng hóa cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chất lượng. Bảo quản hàng hóa: Hàng hóa cần được bảo quản đúng quy định, đảm bảo chất lượng và an toàn. 5) Kiểm kê kho Kiểm kê kho là hoạt động quan trọng nhằm xác định số lượng, chủng loại hàng hóa thực tế trong kho. Kiểm kê kho thường được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất.
GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN VÀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHO CÔNG TY 2 1.1 Giới thiệu về SABECO
Lịch sử hình thành và phát triển
Khởi nguồn từ một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875 mà nay chính là Nhà máy Bia Sài Gòn - Nguyễn Chí Thanh. Xưởng bia nhỏ này sau ngày đất nước thống nhất được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn Vượt qua nhiều khó khăn, công ty tiếp tục cho ra đời hàng loạt thương hiệu được người tiêu dùng đón nhận và yêu mến Có thể kể đến những cột mốc đáng nhớ như năm 1985, Nhà máy Bia Sài Gòn chính thức lắp đặt dây chuyền chiết lon đầu tiên tại Việt Nam và ra mắt bia lon với thương hiệu Saigon Premium Export Từ đó, cho đến năm 2017, công ty liên tiếp cho ra đời các sản phẩm chủ lực như Bia Saigon Export, Bia 333, Bia Saigon Lager, Bia Saigon Special, Bia Saigon Gold…
Năm 1993, Nhà máy Bia Sài Gòn đổi tên thành Công ty Bia Sài Gòn và đến năm
2008, công ty được chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức thành lập Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) Sau đó, công ty chính thức khánh thành Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi và được đánh giá là nhà máy hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Công ty không ngừng phát triển và hiện nay đã có 44 công ty con, công ty liên kết trong đó có 26 nhà máy, 10 công ty thương mại khu vực Danh mục sản phẩm doSABECO cung cấp hiện khá phong phú, đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong lẫn ngoài nước Đến nay, các sản phẩm của SABECO đã có mặt trên tất cả tỉnh thành Việt Nam và xuất khẩu đến 38 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới Bằng hương vị độc đáo và chất lượng tuyệt hảo, các sản phẩm của SABECO luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, cũng như nhận được nhiều giải thưởng danh tiếng trong nước và quốc tế.
Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Phát triển SABECO thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của
Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế.
- Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới.
- Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm đồ uống chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng.
- Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã hội.
- Thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu đồ uống theo chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế “An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường”.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước trên cơ sở minh bạch trong kinh doanh.
- Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng.
- Đảm bảo phát triển theo hướng hội nhập quốc tế
- Thương hiệu truyền thống: Không cầu kỳ, không phô trương, sự gần gũi cùng với bản lĩnh tạo nên sự khác biệt giúp SABECO có một vị trí đặc biệt trong lòng khách hàng.
- Trách nhiệm xã hội: SABECO cung cấp cho xã hội những sản phẩm an toàn và hữu ích, bên cạnh đó chia sẻ và gánh vác những trách nhiệm trong công tác xã hội và bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.
- Hợp tác cùng phát triển: SABECO xây dựng các mối quan hệ hợp tác “cùng có lợi”, và lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển bền vững.
- Gắn bó: Đề cao sự gắn bó trong một môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ.
- Cải tiến không ngừng: SABECO luôn không ngừng vươn lên, học tập, sáng tạo, và đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Cơ cấu tổ chức
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SABECO
Hoạt động kinh doanh SABECO
SABECO hiện là một trong những thương hiệu thống trị phân khúc bia giá trung bình tại Việt Nam với các thương hiệu như Saigon Export, Saigon Special và Bia 333. Ngoài ra, SABECO cũng đã cho ra mắt thêm dòng sản phẩm nhằm phục vụ cho nhóm khách hàng có thu nhập cao như là Bia chai Saigon Special.
Trong suốt hành trình 148 năm, SABECO đã không ngừng nỗ lực để mang đến người tiêu dùng từng giọt bia tươi nhất và ngon nhất Hương vị độc đáo của Bia Sài Gòn là kết tinh sản vật của vùng đất phương Nam trù phú và tinh thần hào sảng phóng khoáng của người Sài Gòn Đến nay, SABECO đã phát triển 13 dòng sản phẩm bia chai và bia lon như bia chai Saigon Special, bia chai Saigon Export Premium, bia chai Saigon Lager 355, bia chai 333 Premium, bia lon Saigon Special, bia lon Saigon Lager, bia lon 333, bia lon Saigon Chill, bia lon Lạc Việt, góp mặt đầy đủ trên thương trường.
Các kênh truyền thông và phân phối:
- Truyền thông: Thông cáo báo chí, họp báo, website và mạng xã hội của SABECO, phỏng vấn.
- Phân phối: SABECO chủ yếu phân phối gián tiếp thông qua các công ty cổ phần thương mại, từ đó đưa sản phẩm đến các siêu thị và cửa hàng tiện lợi; các quán bar, pub, và quán nhậu; các nhà hàng, khách sạn, và các địa điểm du lịch.
- Ngoài ra, trong bối cảnh ngày càng phát triển của thương mại điện tử, SABECO đã chú trọng đến việc phát triển kênh bán hàng trực tuyến thông qua hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee, và các trang web bán hàng trực tuyến khác để bán sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.
- Chăm sóc khách hàng: Ra mắt phiên bản giới hạn cho các dòng sản phẩm, mở rộng hệ thống phân phối, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu thập phản hồi của người tiêu dùng, nghiên cứu nhu cầu thị trường.
- Kênh tương tác: Hội nghị khách hàng thường niên, website và mạng xã hội của SABECO, điện thoại và email, đi thị trường và khảo sát.
- Doanh thu bán hàng: Theo báo cáo tài chính quý III và 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần quý III đạt 7.415 tỷ đồng, doanh thu thuần lũy kế 9 tháng đạt 21.941 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.044 tỷ đồng Lũy kế 9 tháng đầu năm
2023, SABECO ghi nhận doanh thu 21.940 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 3.170 tỷ đồng.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính quý III/2023 đạt 373 tỷ đồng; doanh thu tài chính lũy kế 9 tháng đạt tới 1.086 tỷ đồng.
- Công nghệ chế biến bia: Một trong những nguồn lực thiết yếu của SABECO là cơ sở hạ tầng nhà máy và quy trình sản xuất, với toàn bộ máy móc và công nghệ sản xuất hiện đại tại 26 nhà máy đều được nhập khẩu từ các thương hiệu sản xuất thiết bị chuyên dùng hàng đầu châu Âu.
- Đội ngũ nhân sự: Bao gồm hệ thống quản trị cùng bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất.Ngoài ra, để vận hành nguồn lực công nghệ tối tân nói trên, quy trình sản xuất khép kín và tự động hoá cao của nhà máy SABECO được giám sát và quản lý chặt chẽ bởi đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia sản xuất bia được đào tạo tại Đức và Mỹ.
- Giá trị thương hiệu: Bia Saigon đã nhiều năm được bình chọn là Thương hiệu quốc gia Thương hiệu này cũng giành 8 huy chương Vàng và Bạc của Viện Kiểm định đồ uống (BTI) của Mỹ, Giải vô địch Bia Châu Á 2022, huy chương vàng giải thưởng Bia quốc tế (IBA) 2019, giải Vàng, Bạc, Đồng tại Cúp Bia quốc tế 2019 (IBC), giải Vàng, Bạc tại Giải thưởng Bia quốc tế tại Úc 2020 (AIBA) và huy chương Vàng, Bạc tại giải thưởng Monde Selection 2021 SABECO có giá trị thương hiệu đạt khoảng 486 triệu USD - là một những thương hiệu giá trị nhất Việt Nam và đang ngày càng khẳng định vị thế thương hiệu Việt của mình.
- Nguồn lực tài chính: SABECO có nguồn lực tài chính mạnh thể hiện qua sự tăng trưởng đều đặn về doanh thu thuần và lợi nhuận qua từng năm.
SABECO là tập đoàn lớn trong lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát với các hoạt động chính là: sản xuất bia và đóng gói; quảng cáo, marketing và bán hàng. Đối tác chính:
- Nhà cung ứng: SABECO nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào bao gồm malt (đại mạch), hoa houblon, enzyme từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu hàng đầu thế giới ở châu Âu, châu Úc và Mỹ Bên cạnh đó, SABECO áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nhập khẩu từ các hãng sản xuất thiết bị hàng đầu châu Âu như Krones AG và KHS Ngoài ra, đối tác cung ứng của SABECO còn có các nhà cung ứng nguyên liệu khác và bao bì.
- Nhà phân phối: SABECO hiện đã có mặt tại 30 quốc gia trên thế giới nói chung và tại 63 tỉnh thành của Việt Nam nói riêng với hơn 200.000 địa điểm bán hàng Tại Việt Nam, Công ty Thương mại – Dịch vụ Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tham gia góp vốn thành lập 10 công ty cổ phần thương mại tại các vị trí trọng điểm Đồng thời, SABECO đưa sản phẩm của mình vào trong các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi như Mega Market, BigC, Vinmart, Circle K, … Cối tác phân phối của SABECO là các cửa hàng bán lẻ truyền thống như cửa hàng tạp hóa ở địa phương cũng được chú trọng.
- Đối tác truyền thông: SABECO đã có 3 năm liên tiếp chung tay cùng báo Tiền Phong viết câu chuyện về thúc đẩy lối sống khỏe mạnh, rèn luyện thể chất trong cộng đồng, đồng thời quảng bá danh lam thắng cảnh và nét đẹp văn hóa địa phương Ngoài ra, năm
2022, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và SABECO đã ký kết hợp tác đối tác hướng đến mục tiêu phát triển tài năng và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, thể thao, du lịch và hoạt động phát triển bền vững tại Việt Nam Cũng theo thỏa thuận hợp tác với VFF và VTVcab Sport, SABECO là đối tác hàng đầu và độc quyền của đội tuyển bóng đá quốc gia, bao gồm đội tuyển bóng đá nam, đội tuyển bóng đá nữ và đội tuyểnU23 trong 3 năm, giai đoạn từ tháng 07/2022 đến tháng 07/2025.
Cơ cấu chi phí: Chi phí tài chính, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất,
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.
Giới thiệu về chuỗi cung ứng của SABECO
Hình 2 Sơ đồ chuỗi cung ứng của SABECO
- Nhập nguyên vật liệu đầu vào:
+ Nhà cung cấp các nguyên liệu dùng để nấu bia như enzyme, hoa houblon, hạt đại mạch đến từ các quốc gia thuộc Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc.
+ Bao bì đóng gói (giấy, nhựa, kim loại) và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất bia và nước giải khát của SABECO được cung cấp bởi đa dạng các công ty trong nước.
- Vận chuyển hàng hoá và các nguyên vật liệu: bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ Các nguyên vật liệu này được vận chuyển và lưu trữ trong kho hàng đặt tại nhiều địa điểm từ Bắc vào Nam Sau đó các nguyên vật liệu được các xe tải vận chuyển đến các nhà máy chế biến của SABECO.
- Vận chuyển sản phẩm và phân phối: Sản phẩm khi đã hoàn thiện thì sẽ được vận chuyển và lưu giữ tại kho để giao cho các công ty thương mại và các đại lý bán lẻ Các nhà phân phối của SABECO được đặt khắp các vị trí trên toàn lãnh thổ Việt Nam Các công ty thương mại này hoạt động trực tiếp dưới tập đoàn công ty và lưu trữ các sản phẩm đồ uống của thương hiệu này để tiếp tục giao cho các đại lý và giao cho các nhà bán lẻ như các tạp hoá, cuối cùng giao đến tay người tiêu dùng Hiện nay các công ty thương mại còn có thể trực tiếp phân phối bia cho các cửa hàng tiện lợi và các hệ thống siêu thị như
Circle-K, Family Mart, GS25, WinMart, Bách Hoá Xanh,
- Tái chế: Khi khách hàng sử dụng xong các sản phẩm bia thì các vỏ chai và vỏ lon không được dùng đến sẽ được thu gom, phân loại và được tập kết về lại nhà máy của SABECO, giao cho các đơn vị đối tác sản xuất lon và chai thuỷ tinh của SABECO để tái chế thành chai và lon mới, và cứ thế vòng đời của nó được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Dòng thông tin của các sản phẩm của SABECO liên quan đến việc trao đổi thông tin và dữ liệu giữa các bộ phận liên quan trong công ty và chuỗi cung ứng.
- Kế hoạch mua nguyên vật liệu: Công ty phân tích thông tin thu được từ thị trường và dự báo nhu cầu, sản lượng sản phẩm trong tương lai, từ đó ước tính nhu cầu nguyên liệu và thông tin đến các nhà cung cấp.
- Lập kế hoạch sản xuất: Dựa trên dự báo nhu cầu, công ty lập kế hoạch sản xuất, bao gồm việc phân bổ nguồn lực, xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất và lên kế hoạch vận chuyển.
- Phản hồi khách hàng: Công ty thu thập và phân tích phản hồi từ khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, giúp cải tiến và phát triển sản phẩm tốt hơn.
- Doanh thu từ bán hàng: Dòng tiền thu được từ việc bán sản phẩm của SABECO đến khách hàng thông qua các kênh phân phối chảy ngược từ khách hàng cho SABECO và đến nhà cung ứng.
- Đối với quá trình thu gom vỏ bia, dòng tài chính sẽ chảy từ người tiêu dùng xuống nhà cung cấp bao bì.
Hiện trạng quản lý kho của công ty
1.2.1 Thực trạng quản lý kho của công ty a) Cơ sở vật chất:
Công ty SABECO hiện có các hệ thống kho bãi hiện đại, với tổng diện tích hơn 200.000 m 2 , được trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại, đáp ứng được nhu cầu lưu trữ, bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm Đồng thời, các kho đều được xây dựng có mái che, tường bao, đảm bảo an toàn cho hàng hóa, trang bị hệ thống chiếu sáng, thông gió, điều hòa nhiệt độ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa SABECO hiện có hơn 20 hệ thống kho bãi trên toàn quốc được phân bố tại các địa điểm chiến lược, thuận tiện cho việc vận chuyển, phân phối hàng hóa tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, bao gồm: kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm và kho bán hàng.
Các công ty con của công ty SABECO cung cấp kho bãi tại các miền trên khắp các tỉnh thành để đảm bảo phân phối trên toàn Việt Nam:
- Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Đông Bắc - Quảng Ninh (chi nhánh Hải Phòng, Phú Thọ, Bắc Giang)
- Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Miền Bắc - Hà Nội (chi nhánh Sơn La - Tây Bắc, Ninh Bình)
- Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Bắc Trung Bộ - Nghệ An (chi nhánh Hà Tĩnh, Quảng Trị)
- Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Miền Trung - Đà Nẵng (chi nhánh Quảng Ngãi, Bình Định)
- Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Nam Trung Bộ - Khánh Hòa (chi nhánh Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên - Daklak (chi nhánh Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng)
- Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Miền Đông
- Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Trung Tâm
- Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền
- Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Sông Hậu
Công ty cũng đang thực hiện quy hoạch lại hệ thống kho bãi nhằm tối ưu hóa chi phí, xây dựng lộ trình, tập trung quản trị vận tải và đa dạng hóa phương tiện vận tải nhằm đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa trong các mùa cao điểm.
Một trong những những hệ thống kho bãi Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn (SATRACO) đã khánh thành Dự án Trung tâm phân phối (HCM DC) tại TP.HCM, đánh dấu sự thành công giai đoạn 1 của Dự án Tổng Thể Kho Bãi-Điều Vận giai đoạn
2022 - 2024 Sau hơn 6 tháng triển khai thực hiện, Dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng kho trung tâm đầu tiên tại Tp Hồ Chí Minh Với tổng diện tích 31.000 m 2 , sức chứa 30.000 pallet, kho trung tâm được vận hành bằng hệ thống quản lý kho (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS) nhằm đảm bảo tối ưu hóa việc bảo quản và lưu trữ hàng hóa, đồng thời đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường Tính đến thời điểm hiện tại, các hệ thống TMS và WMS đđược SATRACO ứng dụng tại gần 70 kho hàng và 26 nhà máy.
Thiết bị, máy móc, phần mềm
SABECO trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại cho các hoạt động quản lý kho, bao gồm:
- Thiết bị nâng hạ, vận chuyển: xe nâng, xe cẩu, băng chuyền,
- Thiết bị bảo quản, kiểm tra chất lượng hàng hóa: kho lạnh, kho mát, máy đo độ ẩm, máy đo nhiệt độ,
- Thiết bị kiểm kê, quản lý kho: máy quét mã vạch, máy tính, phần mềm quản lý kho,
- Phần mềm Bravo được SABECO triển khai tại tất cả các kho của công ty. b) Quy trình quản lý kho
1) Lập kế hoạch quản lý kho
- Mục tiêu quản lý kho: Mục tiêu quản lý kho cần được xác định rõ ràng, cụ thể, phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Nội dung quản lý kho: Nội dung quản lý kho bao gồm các hoạt động chính như nhập kho, xuất kho, lưu trữ kho, kiểm kê kho.
- Phương pháp quản lý kho: Phương pháp quản lý kho cần được lựa chọn phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và các loại hàng hóa lưu trữ.
- Kế hoạch thực hiện: Kế hoạch thực hiện cần xác định rõ thời gian thực hiện, trách nhiệm thực hiện và các nguồn lực cần thiết.
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa: Hàng hóa khi nhập kho cần được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, bao gồm các thông số như độ ẩm, nhiệt độ, ngoại quan,
- Kiểm tra số lượng, chủng loại hàng hóa: Số lượng, chủng loại hàng hóa khi nhập kho cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chính xác.
- Lập phiếu nhập kho: Phiếu nhập kho là chứng từ quan trọng để ghi nhận quá trình nhập kho, cần được lập đầy đủ, chính xác.
- Sắp xếp hàng hóa: Hàng hóa cần được sắp xếp khoa học, đảm bảo an toàn, vệ sinh.
- Kiểm tra yêu cầu xuất kho: Yêu cầu xuất kho cần được kiểm tra kỹ, đảm bảo chính xác.
- Lập phiếu xuất kho: Phiếu xuất kho là chứng từ quan trọng để ghi nhận quá trình xuất kho, cần được lập đầy đủ, chính xác.
- Xuất kho hàng hóa: Hàng hóa sau khi lập phiếu xuất kho cần được xuất kho theo đúng yêu cầu.
Quá trình lưu trữ kho bao gồm các bước chính sau:
- Sắp xếp hàng hóa: Hàng hóa cần được sắp xếp khoa học, đảm bảo an toàn, vệ sinh, thuận tiện cho việc xuất kho.
- Kiểm tra hàng hóa: Hàng hóa cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chất lượng.
- Bảo quản hàng hóa: Hàng hóa cần được bảo quản đúng quy định, đảm bảo chất lượng và an toàn.
Kiểm kê kho là hoạt động quan trọng nhằm xác định số lượng, chủng loại hàng
- Lập kế hoạch kiểm kê kho: Kế hoạch kiểm kê kho cần xác định rõ thời gian, địa điểm, nhân sự thực hiện, phương pháp kiểm kê,
- Tiến hành kiểm kê kho: Kiểm kê kho cần được thực hiện cẩn thận, chính xác, đảm bảo tính toàn diện.
- Lập báo cáo kiểm kê kho: Báo cáo kiểm kê kho cần lập đầy đủ, chính xác, kịp thời.
1.2.2 Nguyên nhân sử dụng phần mềm BRAVO trong việc quản lý kho
Trước năm 2013, khi chưa sử dụng phần mềm BRAVO thì việc quản lý kho của công ty SABECO còn gặp nhiều vấn đề về hiện trạng và đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và khách hàng, cụ thể:
Về hệ thống quản lý kho:
- Hàng hoá trong kho chưa được quản lý bằng mã vạch gây khó khăn trong việc nhận dạng, phân loại nguyên vật liệu, sản phẩm.
- Hoạt động xuất nhập kho tốn nhiều thời gian trong việc tạo mã và nhập liệu.
- Hàng hoá trong kho chưa được cập nhập vị trí quản lý, khi cần lấy hàng mất nhiều thời gian tìm kiếm.
- Dữ liệu hàng tồn kho chưa được cập nhập tức thời.
- Yêu cầu hàng hoá trong kho được quản lý bằng mã vạch hoặc QR Code, các dãy ô kệ phải được quy định mã vạch để quản lý vị trí.
- Trong các nghiệp vụ kho như xuất/nhập/điều chuyển/kiểm kê kho thực hiện bằng thiết bị quét mã vạch để giảm thao tác nhập liệu của người dùng, đảm bảo tính chính xác.
- Yêu cầu dễ dàng trong việc tìm kiếm, truy xuất các hàng hoá trong kho chính xác vị trí đang được lưu trữ hoặc khi tìm kiếm hàng hoá xuất cho bộ phận sản xuất.
- Quản lý hàng tồn kho hiệu quả và chính xác, khi xuất sản xuất hệ thống phải thống kê được số lượng hàng hoá còn tồn lại, dữ liệu được cập nhập tức thời.
Do đó giải pháp quản lý kho thông minh bằng phần mềm BRAVO được đề xuất Việc áp dụng quy trình quản lý kho khoa học, hiệu quả đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kho của SABECO, giảm thiểu các chi phí phát sinh, tăng cường tính minh bạch và bảo mật thông tin.
Bên cạnh đó, lý do SABECO đã lựa chọn ứng dụng phần mềm BRAVO thay vì các phần mềm khác vì:
- BRAVO là phần mềm quản lý doanh nghiệp được phát triển bởi Công ty Cổ phần Bravo - công ty có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm.
- BRAVO đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý kho của SABECO, bao gồm các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho, lưu trữ kho, kiểm kê kho.
- BRAVO được thiết kế linh hoạt, có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý kho của
PHÂN TÍCH VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO
Giới thiệu về phần mềm BRAVO
Hệ thống giải pháp quản trị tổng thể BRAVO 8R3 (ERP-VN) gồm có 12 phân hệ cơ bản thiết kế thành một thể thống nhất có tính liên kết, kế thừa dữ liệu nhưng cũng có thể hoạt động tương đối độc lập, trong mỗi phân hệ sẽ bao gồm nhiều nghiệp vụ và chức năng nhỏ khác nhau.
Hình 3: Phạm vi và quy trình vận hành hệ thống phần mềm BRAVO
Nguồn: Website của công ty BRAVO (2023)
Phần mềm BRAVO cho phép quản trị mô hình tổng công ty, tập đoàn với nhiều các đơn vị công ty con, các chi nhánh … theo dạng đơn vị cơ sở trên cùng một phiên bản phần mềm Hệ thống phần mềm có thiết kế mở, linh động nên rất dễ dàng trong việc mở rộng phạm vi quản lý, thiết kế thêm các phân hệ, tính năng mới theo sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp trên hệ thống phần mềm đã xây dựng khi cần thiết.Phân hệ Quản lý kho BRAVO trợ giúp doanh nghiệp kiểm soát về giá trị, số lượng vật tư, hàng hóa tồn kho, việc luân chuyển, sử dụng vật tư, tránh thiệt hại trong lưu trữ Lập và kiểm soát phiếu nhập/xuất vật tư, hàng hóa trong sản xuất và lưu thông.Một số đặc điểm:
−Khả năng quản lý đa dạng mặt hàng, bao gồm vật tư, nguyên phụ liệu, thành phẩm, sản phẩm dịch vụ, với các thuộc tính như: mã hàng, tên hàng, đơn vị tính, giá trị,
−Khả năng quản lý nhiều kho hàng khác nhau, bao gồm cả kho chính, kho tạm, kho dự trữ, Mỗi kho hàng có thể được thiết lập các thông tin riêng biệt.
−Khả năng quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ nhập xuất kho:
+ Nhập kho: phiếu nhập kho, hóa đơn nhập kho,
+ Xuất kho: phiếu xuất kho, hóa đơn xuất kho,
+ Chuyển kho: phiếu chuyển kho.
−Khả năng kiểm soát tồn kho hiệu quả, bao gồm: báo cáo tồn kho và cảnh báo tồn kho
−Khả năng tích hợp với các phân hệ khác: Phân hệ quản lý hàng tồn kho BRAVO 8R3 được tích hợp với các phân hệ khác của hệ thống ERP BRAVO 8R3, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý tổng thể hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.3 Chức năng cụ thể của phân hệ quản lý hàng tồn kho
- Chức năng quản lý nhập – xuất hàng:
+ Lập và in phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu xuất điều chuyển, phiếu xuất lắp ráp và phiếu xuất công cụ dụng cụ trực tiếp trên phần mềm.
+ Quản lý xuất – nhập vật tư theo bộ; theo kho, theo vị trí với sơ đồ kho được thiết kế trên phần mềm và theo nhiều tiêu thức.
+ Quản lý thời hạn sử dụng của vật tư – hàng hóa theo từng lô hoặc từng phiếu nhập. + Quản lý hạn mức vật tư, hàng hóa tồn kho.
+ Phân tích tình trạng vật tư, hàng hóa tồn trong kho - Chức năng thống kê – báo cáo:
+ Phân bổ chi phí vận chuyển và chi phí khác (phí hải quan, phí bốc dỡ…) cho vật tư, lô, kho hàng hoặc phiếu nhập cụ thể.
+ Quản lý và theo dõi đơn hàng, đồng thời dựa trên kế hoạch sản xuất, mức tồn kho để tính và đưa ra kế hoạch hàng mua.
+ Tính giá vốn tự động theo phương pháp: giá đích danh, giá bình quân gia quyền, giá bình quân thời điểm, giá nhập trước xuất trước.
+ Quản lý nhiều thông tin trên chứng từ kho như vật tư, nhập/xuất theo nhiều đơn vị tính + Cập nhật kiểm kê định kỳ, tự động tạo các phiếu xuất khi đã có giá trị kiểm kê.+ In báo cáo.
Phân tích việc ứng dụng phần mềm BRAVO vào hoạt động quản lý kho của công ty SABECO
2.2.1 Mô hình cài đặt phần mềm
Phần mềm BRAVO cài đặt theo mô hình cài đặt dữ liệu tập trung (Online – kết nối trực tuyến) trên các nền tảng Web App và các tính năng quản trị trên thiết bị di động thông minh (Mobile App) Mô hình cài đặt được tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Hình 4: Mô hình cài đặt phần mềm
Nguồn: Website của công ty BRAVO (2023)
(1) Trụ sở chính (hoặc nơi mà doanh nghiệp chọn đặt máy chủ):
- Trên máy chủ sẽ được cài đặt phần mềm BRAVO bao gồm chương trình phần mềm và cơ sở dữ liệu.
- Dữ liệu sẽ được phân vùng thành các đơn vị cơ sở: trụ sở chính, nhà máy, công ty con Phần mềm hỗ trợ lên báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho từng đơn vị.
- Chức năng điều chỉnh loại trừ tài khoản nội bộ và hợp nhất dữ liệu giúp nhà quản trị có thể xem được Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn công ty.
(2) Nhà máy/ Công ty con/ Kho:
- Các máy tính được phép truy cập vào phần mềm (máy Client) sẽ được khai báo và được cài các chương trình phần mềm để người dùng truy cập và nhập liệu trực tuyến vào đơn vị cơ sở tương ứng trên máy chủ thông qua đường truyền mạng tốc độ cao.
- Danh mục sử dụng chung cho cả hệ thống.
- Không giới hạn số máy con trong hệ thống mạng LAN của các địa điểm này.
Các user sẽ được quản lý, phân quyền chi tiết theo từng vai trò của người dùng tại các phòng ban liên quan Mỗi user người dùng/ nhóm user người dùng hoặc bộ phận sẽ có thiết kế giao diện riêng phù hợp với nghiệp vụ quản lý của từng người sử dụng hoặc bộ phận Giải pháp phần mềm BRAVO cho phép kết nối các địa điểm từ xa thông qua hệ thống đường truyền Internet với yêu cầu cơ bản về đường truyền.
2.2.2 Các hoạt động chính của phân hệ quản lý kho BRAVO với SABECO
2.2.2.1 Quản lý hoạt động nhập/xuất kho a) Hoạt động nhập kho:
Luồng quy trình nhập kho của công ty SABECO được thể hiện như sơ đồ dưới đây:
Hình 5: Luồng quy trình nhập kho của công ty SABECO
Bước 1: Lập Đơn mua hàng/ Yêu cầu nhập kho
Bộ phận mua hàng của công ty gửi thông tin đơn hàng mua cần nhập kho, sau khi đã được duyệt thì cập nhật lên phần mềm BRAVO.
Lưu ý: Tại khung hình bên trái Các công cụ nhập liệu, chương trình cung cấp một số công cụ nhanh giúp người nhập liệu xác định nhu cầu mua hàng từ đó lên đơn mua hàng cho phù hợp:
- “Đặt hàng theo hạn mức tồn”: Liệt kê danh sách các vật tư có theo dõi tồn tối thiểu, tồn tối đa, đồng thời đưa ra số lượng tồn kho hiện thời Từ đó đưa ra gợi ý mua, người dùng có thể dựa vào để đưa ra quyết định đặt hàng đối với mặt hàng.
- “Đặt hàng cho lệnh sản xuất”: Khi lựa chọn lệnh sản xuất cho sản phẩm nào thì chương trình sẽ tự động đưa ra các vật tư cần sản xuất cho sản phẩm đó theo định mức trong “danh mục sản phẩm/công trình”.
- “Xem tồn kho tức thời”: Báo cáo nhanh về số lượng, giá trị tồn kho hiện thời các mặt hàng đặt hàng.
Hình 6: Minh hoạ giao diện đơn mua hàng trên phần mềm BRAVO
Nguồn: Website của công ty BRAVO (2023)
Bước 2: Tạo lệnh Nhập kho trên phần mềm BRAVO
- Người vận hành kho căn cứ đơn hàng hoặc yêu cầu nhập kho thực hiện tạo lệnh nhập kho trên phần mềm.
- Đối với những hàng hoá đã có mã từ trước sẽ sử dụng mã có sẵn Còn những hàng hoá mới chưa có mã sẽ thực hiện tạo mã mới theo quy tắc tạo mã.
- Với hàng hoá vật tư, phụ tùng có số serial có thể quản lý theo serial của sản phẩm.
Hình 7: Minh hoạ giao diện lệnh nhập kho trên phần mềm BRAVO
Nguồn: Website của công ty BRAVO (2023)
Bước 3: Kiểm tra và nhận hàng tại vị trí tập kết
- Khi hàng hoá được giao đến (vị trí tập kết/vị trí nhận chờ nhập hàng), người vận hành kho thực hiện kiểm đếm số lượng bằng thiết bị quét mã vạch (thiết bị PDA).
- Đối với những hàng hoá không quản lý theo số serial thực hiện kiểm đếm và cập nhập số lượng vào thiết bị PDA Khi đã kiểm đếm số lượng đầy đủ người vận hành kho chọn
“đóng gói hàng hoá”, máy in sẽ tự động in ra mã vạch két/ thùng để dán lên thùng hàng giúp định danh, kiểm soát số lượng hàng hoá sẽ nhập – xuất – tồn trong két/ thùng này.
- Với hàng hoá theo dõi theo số serial thực hiện quét mã serial của sản phẩm để nhận hàng Số serial sẽ cập nhật vào phần mềm thông qua thiết bị quét mã vạch thay vì phải nhập bằng tay.
Hình 8: Minh họa cách kiểm đếm hàng hóa bằng mã vạch
Nguồn: Website của công ty BRAVO (2023)
- Sau khi xác nhận số lượng nhập kho số lượng tồn kho sẽ tự động được cập nhật theo thời gian thực trên phần mềm Nếu vận dụng phương pháp thủ công, các nhân viên kho sẽ phải ghi chép, cập nhật vào một file Excel, sau đấy mới thực hiện các thao tác tính toán bù trừ bằng cách sử dụng hàm, công thức Việc áp dụng phần mềm BRAVO giúp cho việc kiểm kê kho trở nên đơn giản hơn nhiều chỉ bằng vài thao tác trên phần mềm, hệ thống tự động bù trừ và cân bằng hàng hóa theo đúng thực tế.
Hình 9: Minh hoạ giao diện kiểm kê hàng hóa trong kho
Nguồn: Website của công ty BRAVO (2023)
Bước 4: Điều chuyển hàng hoá về vị trí lưu trữ
- Việc điều chuyển, sắp xếp được thực hiện theo sự sắp xếp của thủ kho và bằng cách thiết lập chỉ định vị trí lưu kho cho các hàng hoá Các thông tin về vị trí trong kho đều được hiển thị, cập nhật vào phần mềm quản lý kho BRAVO.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHO
Một số đánh giá về việc sử dụng phần mềm trong hoạt động quản lý kho của công ty
3.1.1 Thuận lợi - Ưu điểm a) Ưu điểm:
Việc ứng dụng phần mềm BRAVO trong hoạt động quản lý kho của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lượng hàng trong kho để có thể mang tới sự tươi mới của vị bia và nâng cao chất lượng các sản phẩm đồ uống khác, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Cụ thể, việc ứng dụng BRAVO đem lại các thế mạnh sau trong quản lý doanh nghiệp:
Cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý kho hàng:
- Tính minh bạch, chính xác: Phần mềm giúp SABECO quản lý toàn diện hàng hóa tồn kho từ khâu nhập kho, xuất kho, luân chuyển kho Các thông tin về số lượng, chủng loại, giá trị hàng hóa được cập nhật liên tục, chính xác, giúp SABECO dễ dàng kiểm soát tình hình hàng tồn kho và đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả.
- Tính chủ động, linh hoạt: Bộ phận kho có thể chủ động trong công tác nhập/ xuất kho do sự liên kết và kế thừa dữ liệu trực tiếp trên phần mềm từ các phân hệ quản lý khác tích hợp trên cùng hệ thống Từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lượng hàng trong kho, có các hoạt động xuất/ nhập kho kịp thời với nhu cầu, tạo khả năng đáp ứng tốt cho công tác quản trị và đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận kho.
Phối hợp hiệu quả các bộ phận:
Các bộ phận tiếp nhận lệnh, kiểm tra trạng thái duyệt lệnh, thực hiện và phản hồi thông tin trực tiếp trên phần mềm, từ đó rút ngắn thời gian tiếp nhận và xử lý lệnh.
Giảm chi phí quản lý và điều hành doanh nghiệp:
Phần mềm BRAVO giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, tối đa hóa năng suất của người lao động nhờ tính liên kết giữa các phòng ban và chuẩn hóa quy trình xử lý công việc theo luồng (workflow) thông qua việc sử dụng phần mềm Từ đó, có thể giảm bớt nhân sự tham gia quá trình quản lý và thực thi sẽ tiết kiệm chi phí quản lý. Ngoài ra, phần mềm giúp quản trị tất cả trong một với khả năng tích hợp nhiều hệ thống quản lý (Quản trị “mua hàng, bán hàng, sản xuất, tài chính – kế toán …”) trên một phần mềm cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư phần mềm. b) Thuận lợi
Cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Phần mềm BRAVO hỗ trợ các doanh nghiệp như SABECO nâng cao hiệu quả quản lý kho hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng thể thông qua một số lợi ích chính như giảm thiểu chi phí kho bãi, tăng cường khả năng dự báo nhu cầu hàng hóa, kiểm soát chặt chẽ từ đó giảm thiểu hàng tồn kho.
Cơ hội tăng cường tính cạnh tranh:
Thông qua việc ứng dụng phần mềm BRAVO góp phần giúp SABECO nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thông qua việc:
- Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn: Nhờ khả năng dự báo nhu cầu hàng hóa chính xác, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Tăng cường khả năng đáp ứng đơn hàng: Nhờ quản lý hàng tồn kho chặt chẽ, doanh nghiệp có thể đáp ứng đơn hàng của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác, giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Cơ hội mở rộng kinh doanh:
Với việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, từ đó BRAVO cũng giúp SABECO có thêm cơ hội mở rộng kinh doanh nhờ việc tích cực ứng dụng công nghệ phần mềm thông minh trong quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động quản lý kho chẳng hạn như:
- Quản lý kho hàng hiệu quả tại nhiều địa điểm khác nhau: Nhờ tính năng tích hợp đa kho, doanh nghiệp có khả năng quản lý kho hàng một cách hiệu quả tại nhiều địa điểm khác nhau.
- Ngày càng tự động hóa các quy trình nhập, xuất hàng hóa, giảm bớt nhu cầu tăng số lượng nhân viên.
3.1.2 Khó khăn - Nhược điểm a) Nhược điểm:
- Thời gian triển khai dài, vì quá trình triển khai cần thực hiện khi đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng theo hợp đồng, đồng thời hỗ trợ khách hàng nhập liệu, lên được báo cáo của kỳ mới chính thức nghiệm thu phần mềm Việc nhập liệu vào phần mềm cần trải qua một khoảng thời gian sau khi doanh nghiệp đã thu thập được đầy đủ thông tin, số liệu để đưa vào thống kê trên phần mềm Sau đó, công ty cần kiểm định phần mềm rồi mới chính thức đưa vào hoạt động.
- Nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng (ví dụ ngoài chi phí vận hành còn có các chi phí hỗ trợ sử dụng, chi phí mua các thiết bị cần thiết hỗ trợ: thiết bị PDA quét mã vạch, cũng như chi phí cho việc tích hợp phần mềm với các phần mềm hỗ trợ khác) Vì là phần mềm Customize nên giá thành sẽ hơi cao so với các phần mềm đóng gói.
- Khả năng chỉnh sửa cài đặt nâng cấp trong tương lai nếu có sự thay đổi về quy mô và hình thức hoạt động của đơn vị bị hạn chế (nhiều đơn vị không thể thực hiện) Trong tương lai nếu công ty có sự thay đổi về quy mô hoặc cần sự thay đổi, nâng cấp hệ thống thì sẽ gặp nhiều khó khăn vì điều này đòi hiểu nhiều yêu cầu, kỹ thuật, nên công ty sẽ khó khăn trong việc đáp ứng và thực hiện.
- Khó khăn về nguồn nhân lực: để sử dụng phần mềm BRAVO hiệu quả, nhân viên cần được đào tạo bài bản về cách sử dụng phần mềm Tuy nhiên, SABECO là một doanh nghiệp lớn với quy mô nhân sự đông đảo, việc đào tạo nhân viên về phần mềm BRAVO là một thách thức lớn Bên cạnh đó, không phải tất cả nhân viên đều có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin, đặc biệt là những nhân viên ở độ tuổi lao động lớn của công ty vì đã quen với những thao tác nghiệp vụ truyền thống Điều này dẫn tới việc mất thời gian, và chi phí trong việc đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên. b) Khó khăn
- Mạng Internet không ổn định:
Bởi vì phần mềm BRAVO được cài đặt theo mô hình cài đặt dữ liệu tập trung là Online – kết nối trực tuyến trên các nền tảng, tại các đơn vị thành viên chỉ cài chương trình chạy và dữ liệu sẽ được kết nối vào máy chủ đặt tại trụ sở chính Chính vì vậy hoạt động quản lý kho thông qua Phần mềm BRAVO của công ty SABECO sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều vào tốc độ đường truyền, cũng như độ ổn định của mạng Internet. Mạng Internet không ổn định do lý do về thời tiết, cáp quang trên biển, có thể ảnh hưởng tới cả dây chuyền hoạt động, bởi vì phần mềm được kết nối đồng bộ với các máy người dùng có thể không thể thực hiện các nghiệp vụ quản lý kho, chẳng hạn như nhập kho, xuất kho, kiểm kê kho, việc ghi lại dữ liệu tại thời điểm đó có thể không được thực hiện thành công, thậm chí là không thể truy cập vào phần mềm làm gián đoạn trong hoạt động quản lý kho của đơn vị/ chi nhánh, ảnh hưởng đến dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu của tổng công ty.
Đề xuất một số giải pháp sử dụng phần mềm hiệu quả hơn
Vấn đề 1: Liên quan đến việc kết nối và truyền nhận dữ liệu:
- Giải pháp đề xuất: Sử dụng truyền nhận định kỳ
- Đặc điểm: Tại trụ sở chính và mỗi đơn vị thành viên của SABECO sẽ cài phần mềm BRAVO đầy đủ (chương trình chạy và cơ sở dữ liệu) trên hệ thống máy tính của mình.
Dữ liệu sẽ được người sử dụng của các đơn vị thành viên cập nhập khai thác tức thời. Sau đó, định kỳ (giờ, ngày, tháng…) các đơn vị thành viên sẽ truyền dữ liệu về trụ sở chính, tại đây dữ liệu sẽ được nhận vào các khay dữ liệu của từng đơn vị để tập hợp và lên báo cáo tổng hợp, báo cáo quản trị ….
- Ưu điểm của giải pháp này:
+ Hệ thống máy chủ, máy trạm không đòi hỏi cấu hình cao, dễ cài đặt hơn so với truyền trực tuyến, không phụ thuộc nhiều vào đường truyền dữ liệu trong quá trình sử dụng phần mềm tại các đơn vị/ chi nhánh/ kho; do đó mang tính ổn định.
+ Hạn chế tối đa sai sót có thể có khi lưu vào cơ sở dữ liệu tổng do lỗi hệ thống (liên quan đến đường truyền mạng) tại các đơn vị/ chi nhánh/ kho của SABECO được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau trên cả nước.
+ Giảm bớt công đoạn trung gian cho nhân viên tại tổng công ty khi nhận được thông tin từ các kho/ chi nhánh dưới dạng tổng hợp để phân tích, báo cáo thay vì phải thực hiện thêm một bước tổng hợp dữ liệu từ tất cả các chi nhánh/ kho/ đơn vị theo thời gian.
- Nguyên nhân công ty chưa áp dụng: Một hạn chế trong giải pháp trên nằm ở tính tức thời của dữ liệu (do dữ liệu sẽ được báo cáo định kỳ ngày/ tháng/ quý ) Bên cạnh đó, công ty đang hướng đến một SABECO 4.0 một cách toàn diện do đó công ty có thể sẽ tăng cường ứng dụng, thử nghiệm mọi hoạt động bằng các nền tảng kết nối online, từ việc quản lý kho cho đến báo cáo với nhà quản lý Tuy nhiên, để hạn chế tối đa sai sót trong quá trình sử dụng phần mềm BRAVO, việc triển khai hoàn toàn có thể khả thi.
Vấn đề 2: Cải tiến nguồn nhân lực: Để có thể ứng dụng tốt và vận dụng được hoàn toàn ưu điểm của phần mềm BRAVO cũng như các cơ sở vật chất công nghệ thông tin khác trong doanh nghiệp, yếu tố con người là phần quan trọng không kém Vì vậy, việc nâng cao và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trình độ trẻ và dễ dàng thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ là rất quan trọng Công ty có thể xây dựng các chính sách đào tạo nguồn nhân lực đầu vào, các khóa đào tạo thường niên, khuyến khích và đưa ra các phần quà nhỏ hỗ trợ nhân viên học tập và phát triển kỹ năng công nghệ thông tin Đồng thời xây dựng các chính sách thu hút nguồn nhân lực năng lực cao, sẵn sàng hội nhập và thích nghi với sự thay đổi Tuy nhiên điều này có vẻ khó thực hiện trong ngắn hạn, vì liên quan tới việc thay đổi cơ cấu lao động trong doanh nghiệp, tuy nhiên hoàn toàn có thể làm được, điển hình có thể thấy trong các báo cáo thường niên các năm gần đây, SABECO là một doanh nghiệp có tuổi đời trung bình của nhân viên tương đối trẻ (khoảng 35 tuổi - theo Báo cáo thường niên 2022) Điều này cho thấy công ty đang ngày càng chú trọng trong việc đào tạo và thu hút, phát triển nguồn nhân lực trẻ, năng động.
Vấn đề 3: Liên quan đến tối ưu hoá quản lý kho trong bối cảnh 4.0:
- Chú trọng vào đầu tư phát triển hệ thống Internet của toàn bộ công ty để hạn chế tối đa các vấn đề liên quan đến chất lượng đường truyền.
- Phát triển quản lý sản phẩm bằng mã vạch: Hiện tại phiên bản BRAVO 8R3 (ERP-VN) đã có chức năng cho phép quản lý và truy xuất hàng hóa bằng mã vạch, nhưng sau khi sản xuất xong sản phẩm/ vật tư chưa được tạo mã vạch luôn bằng hệ thống công nghệ thông tin mà bằng cách nhập truyền thống qua file Excel và sau đó mới tạo một mã Vì vậy, công ty có thể tích hợp trong hệ thống một phần mềm tạo mã vạch tự động (thông minh) giúp bộ phận kho chủ động xử lý công việc và giảm thời gian chờ đợi tạo mã từ phần mềm BRAVO (trước đó thời gian chờ để có được mã sản phẩm từ phần mềm BRAVO đôi khi mất 2 – 3 ngày) Thực tế SABECO cũng đã có phát hiện và thử nghiệm tích hợp phần mềm quản lý kho thông minh Smartbiz trong quản lý từ năm 2020, tính đến hiện nay đã áp dụng tại 70 kho hàng và 26 nhà máy (đánh dấu hoàn thành xuất sắc giai đoạn 1 của dự án Tổng thể kho bãi, điều vận - SABECO Supply Chain 4.0).
- Ứng dụng tích hợp phần mềm chuyên sâu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kho, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành cùng sử dụng phần mềm BRAVO: Hiện nay, tổng công ty đã bước đầu ứng dụng tích hợp phần mềm quản lý kho WMS vào chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và đang trong giai đoạn thử nghiệm cho kết quả tốt Đây là phần mềm chuyên sâu có ưu điểm nổi bật như kiểm soát hàng tồn kho theo thời gian thực, tổ chức thực hiện và tự động hóa quy trình Logistics (bằng cách điều khiển robot bằng phần mềm), có thể tích hợp với các chương trình khác Do đó, SABECO có thể cân nhắc ứng dụng tích hợp cho toàn bộ hệ thống của tổng công ty bằng việc tích hợp qua API (Application Programming Interface) Đây là cách đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn so với việc thực hiện tích hợp trực tiếp phần mềm quản lý kho BRAVO và
WMS. Đây là giải pháp trong dài hạn và đòi hỏi thời gian triển khai, chi phí đầu tư lớn và sự thay đổi mang tính thống nhất toàn diện ở tất cả các đơn vị/ chi nhánh/ kho mới đáp ứng được tính hiệu quả của nó.