1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN

36 103 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Xuất Ứng Dụng Giải Pháp Blockchain Vào Chuỗi Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu Tại Tây Nguyên
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 496,61 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ (6)
    • 1.1. Tổng quan về Blockchain (6)
      • 1.1.1. Blockchain là gì? (6)
      • 1.1.2. Đặc điểm của công nghệ Blockchain (6)
      • 1.1.3. Cách hoạt động của Blockchain (7)
    • 1.2. Chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê (8)
      • 1.2.1. Chuỗi cung ứng (8)
      • 1.2.2. Chuỗi cung ứng cà phê (8)
    • 1.3. Ứng dụng Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng cafe (10)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN (12)
    • 2.1. Tổng quan ngành cafe ở Tây Nguyên (0)
    • 2.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng xuất khẩu Cà Phê tại Tây Nguyên 12 2.3. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên (13)
      • 2.3.1. Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng cafe Tây Nguyên (0)
      • 2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên (17)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BEXT 360 (19)
    • 3.1. Tổng quan về Bext360 (19)
    • 3.2. Ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong một số vấn đề của chuỗi (20)
      • 3.2.1. Kiểm soát chất lượng hạt cà phê và minh bạch khâu thanh toán (20)
      • 3.2.2. Cung cấp thông tin liên quan hành trình của hạt cafe (22)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN CỦA (25)
    • 4.1. Đánh giá tiềm năng ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên ........................................................ 24 4.2. Khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm ứng dụng hiệu quả Blockchain (25)
      • 4.2.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp và nông dân trồng cà phê (29)
      • 4.2.2. Khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương (31)
  • KẾT LUẬN (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 4 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ ............................................................................................................................. 5 1.1. Tổng quan về Blockchain ................................................................................... 5 1.1.1. Blockchain là gì? ........................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của công nghệ Blockchain ............................................................ 5 1.1.3. Cách hoạt động của Blockchain .................................................................... 6 1.2. Chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê ....................................................... 7 1.2.1. Chuỗi cung ứng ............................................................................................. 7 1.2.2. Chuỗi cung ứng cà phê .................................................................................. 7 1.3. Ứng dụng Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng cafe ................................. 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN................................................................................................. 11 2.1. Tổng quan ngành cafe ở Tây Nguyên ............................................................. 11 2.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng xuất khẩu Cà Phê tại Tây Nguyên 12 2.3. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên ......... 14 2.3.1. Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng cafe Tây Nguyên .................... 14 2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên ................................................................................................................... 16 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BEXT 360 ............................................... 18 3.1. Tổng quan về Bext360 ...................................................................................... 18 3.2. Ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong một số vấn đề của chuỗi cung ứng cafe ............................................................................................................ 19 3.2.1. Kiểm soát chất lượng hạt cà phê và minh bạch khâu thanh toán ............... 19 3.2.2. Cung cấp thông tin liên quan hành trình của hạt cafe ................................ 21 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN CỦA BEXT 360 VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ TẠI TÂY NGUYÊN .............. 24 4.1. Đánh giá tiềm năng ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên ........................................................ 24 4.2. Khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm ứng dụng hiệu quả Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên .............................................. 28 2 4.2.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp và nông dân trồng cà phê 28 4.2.2. Khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương 30 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, đối diện với sự cạnh tranh không ngừng gia tăng, các doanh nghiệp bắt buộc phải luôn luôn tìm cách hoàn thiện và không ngừng cải thiện chuỗi cung ứng của mình. Bằng cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các công ty có thể giảm chi phí, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và cuối cùng là tăng lợi nhuận. Và trong rất nhiều cách để đạt được mục tiêu này, công nghệ Blockchain đang dần chứng minh được tiềm năng trở thành giải pháp sẽ mang đến những thay đổi mang tính quyết định. Sự kết hợp giữa việc quản lý Chuỗi cung ứng và công nghệ Blockchain hứa hẹn sẽ tăng cường tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc đồng thời giảm chi phí đáng kể. Blockchain cung cấp một dấu vết kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy và chống giả mạo trong các hoạt động của chuỗi cung ứng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc quản lý chuỗi cung ứng, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Đề xuất ứng dụng Blockchain vào chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu ở khu vực Tây Nguyên”. Từ đó dễ thấy được cụ thể vai trò và những lợi ích tiềm năng mà chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu ở Tây Nguyên có được khi áp dụng thành công công nghệ Blockchain vào các khâu của chuỗi. Kết cấu bài tiểu luận gồm 4 nội dung chính: Chương 1: Tổng quan về Blockchain và chuỗi cung ứng cà phê Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu tại Tây Nguyên Chương 3: Phân tích giải pháp ứng dụng Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng cà phê của Bext360 Chương 4: Đề xuất ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 vào chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên Dù đã rất nỗ lực và cố gắng nhưng do những hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu và năng lực nên nội dung của đề tài không tránh khỏi thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các nhóm khác trong lớp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ 1.1. Tổng quan về Blockchain 1.1.1. Blockchain là gì? Blockchain là công nghệ chuỗi – khối cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Thông tin trong Blockchain được kết nối với nhau tạo thành các khối (block). Các khối thông tin này hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. Chúng được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ không thông qua đơn vị trung gian. Trong lĩnh vực công nghệ, Blockchain là một quyển sổ lưu trữ những dữ liệu số. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thay vì được duy trì ở một vị trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu Blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút. Khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì không có cách nào thay đổi được. Chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người hay sự đồng thuận của tất cả các nút. 1.1.2. Đặc điểm của công nghệ Blockchain Tính minh bạch: Blockchain đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch thông qua chuỗi mật mã tinh vi. Bất kỳ ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác. Ngoài ra, công nghệ Blockchain còn có thể thống kê và theo dõi toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó. Xử lý phi tập trung: Mỗi người sẽ giữ lại một bản sao hoàn chỉnh những giao dịch đã diễn ra và xác thực chúng thông qua một loạt các thuật toán phức tạp. Mạng lưới này cũng ngăn cản những người tham gia sử dụng quyền hạn hoặc quyền kiểm soát lên lẫn nhau theo những cách làm suy yếu chức năng của mạng lưới hoặc nhằm thay đổi thông tin. Tính bất biến: Bất kì bản ghi hay giao dịch nào được lưu trữ khi sử dụng công nghệ Blockchain không bao giờ có thể thay đổi hoặc xóa bỏ. Không người tham gia nào có thể làm giả giao dịch sau khi ai đó đã ghi lại giao dịch này vào sổ cái được chia sẻ. Tính bảo mật: Blockchain tăng cường tính bảo mật bằng cách áp dụng mật mã hóa công khai. Đây là một tính năng bảo mật để xác định những người tham gia duy nhất trong mạng lưới chuỗi khối. Cơ chế này tạo ra hai bộ mã khóa cho các thành viên trong mạng lưới. Một mã khóa là mã khóa công khai cho mọi người trong mạng 5 lưới dùng chung. Mã khóa còn lại là mã khóa riêng tư duy nhất của mỗi thành viên. Mã khóa riêng tư và công khai hoạt động cùng nhau để mở khóa dữ liệu trong sổ cái. Những mã khóa này giúp người dùng trao đổi thông tin một cách riêng tư và bảo mật. Tính đồng thuận: Hệ thống chuỗi khối của Blockchain thiết lập các quy tắc về sự đồng thuận của người tham gia cho phép ghi lại các giao dịch. Các giao dịch mới chỉ có thể được ghi lại khi đa số người tham gia mạng lưới đồng thuận. Hợp đồng thông minh: Các công ty sử dụng hợp đồng thông minh để tự quản lý các hợp đồng kinh doanh mà không cần bên thứ ba hỗ trợ. Đây là các chương trình được lưu trữ trên hệ thống Blockchain tự động chạy khi đáp ứng các điều kiện đã định sẵn. Chúng chạy kiểm tra điều kiện nếuthì để các giao dịch có thể được hoàn thành một cách đáng tin cậy. 1.1.3. Cách hoạt động của Blockchain Cách hoạt động cụ thể của công nghệ Blockchain rất phức tạp, tuy nhiên có thể miêu tả tổng quan qua 4 bước sau: Bước 1 – Ghi lại giao dịch Một giao dịch trên nền tảng Blockchain hiển thị sự lưu động của các tài sản vật lý hoặc kỹ thuật số từ bên này đến bên khác trong mạng lưới chuỗi khối. Giao dịch được ghi lại dưới dạng một khối dữ liệu và có thể bao gồm các thông tin chi tiết như sau: ●Giao dịch gồm những ai tham gia? ●Điều gì đã xảy ra trong quá trình giao dịch? ●Giao dịch xảy ra khi nào? ●Giao dịch xảy ra ở đâu? ●Giao dịch xảy ra vì lý do gì? ●Phần tài sản được trao đổi là bao nhiêu? ●Có bao nhiêu điều kiện tiên quyết đã được đáp ứng trong quá trình giao dịch? Bước 2 – Đạt được sự đồng thuận Hầu hết những người tham gia trong mạng lưới chuỗi khối phân tán phải đồng ý rằng giao dịch được ghi lại là hợp lệ. Tùy thuộc vào loại mạng lưới, các quy tắc thỏa thuận có thể khác nhau nhưng thường được thiết lập khi bắt đầu mạng lưới. Bước 3 – Liên kết các khối Khi những người tham gia đã đạt được sự đồng thuận, các giao dịch trên chuỗi khối sẽ được viết vào khối, tương đương với trang giấy trong một cuốn sổ cái. Cùng với các giao dịch, một hàm băm mật mã cũng được thêm vào khối mới. Hàm băm đóng vai trò 6 như một chuỗi liên kết các khối với nhau. Nếu nội dung của khối bị cố ý hoặc vô ý sửa đổi, giá trị băm sẽ thay đổi, mang đến một cách thức để phát hiện dữ liệu bị làm giả. Do đó, các khối và chuỗi được liên kết an toàn và người dùng không thể chỉnh sửa chúng. Mỗi khối được thêm lại tăng cường cho quá trình xác minh khối trước đó và do đó tăng cường bảo mật cho toàn bộ chuỗi khối. Điều này giống như xếp chồng các khối gỗ để tạo thành một tòa tháp. Bạn chỉ có thể xếp khối lên trên, và nếu bạn rút một khối ở giữa tháp thì cả tháp sẽ đổ sụp. Bước 4 – Chia sẻ sổ cái Hệ thống phân phối bản sao mới nhất của sổ cái trung tâm cho toàn bộ người tham gia. 1.2. Chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê 1.2.1. Chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng (Supply chain) được định nghĩa là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phẩmdịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng. Như vậy, chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, cung cấp mà còn bao gồm cả các công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của họ. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến việc chuyển đổi các nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần khác thành một sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh đưa tới khách hàng cuối cùng. Theo Christopher (2011), chuỗi cung ứng là: “Một mạng lưới kết nối và phụ thuộc lẫn nhau, bao gồm các tổ chức làm việc cùng nhau và hợp tác cùng nhau để kiểm soát, quản lý và cải thiện luồng vật liệu và thông tin từ nhà cung cấp cho đến người dùng cuối cùng”. 1.2.2. Chuỗi cung ứng cà phê Đối với cà phê, chuỗi cung ứng thường phức tạp và khác nhau ở các nước khác nhau, nhưng thường bao gồm những đối tượng tham gia vào chuỗi như sau: 7 Hình 1: Các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê Người trồng cà phê – Người trồng cà phê là những người nông dân hoặc nhà vườn chuyên trồng và chăm sóc cây cà phê từ giai đoạn khởi đầu cho đến khi thu hoạch Người trung gian – Người trung gian trong chuỗi cung ứng cà phê là một cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò kết nối giữa các thành phần khác nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê. Vai trò chính của người trung gian là tạo ra sự liên kết giữa người sản xuất cà phê (như nhà nông, hợp tác xã nông nghiệp) và người tiêu dùng (như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ) thông qua hoạt động mua bán và giao nhận cà phê. Người chế biến – Người chế biến trong chuỗi cung ứng cà phê là những cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện quy trình chế biến cà phê từ khi thu hoạch đến khi cho ra những sản phẩm hoàn thiện từ cà phê. Đại lý chính phủ – Đại lý chính phủ là một tổ chức, do chính phủ quốc gia thành lập hoặc ủy quyền, có nhiệm vụ kiểm soát và quản lý các hoạt động sản xuất, xuất khẩu và phân phối cà phê trong nước. Ở một số nước, việc mua bán cà phê do chính phủ kiểm soát, bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố định và bán đấu giá cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu – Nhà xuất khẩu là đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm về việc xuất khẩu cà phê từ quốc gia sản xuất đến quốc gia nhập khẩu. Nhà xuất khẩu cà phê thường liên kết chặt chẽ với các đối tác trong quá trình sản xuất cà phê, đặc biệt là với các nông dân và các đơn vị chế biến cà phê. Nhà xuất khẩu thường đảm bảo rằng cà phê được sản xuất và chế biến đúng cách, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn, và sau đó vận chuyển sản phẩm đến các thị trường quốc tế. Thương lái – Thương lái trong chuỗi cung ứng cà phê là người hoặc công ty mua và bán cà phê giữa các bên tham gia trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê. 8 Thương lái thường đóng vai trò trung gian giữa nhà nông trồng cà phê và các công ty chế biến, xuất khẩu, và nhập khẩu cà phê. Nhà sản xuất – Nhà sản xuất sau khi thu gom cà phê từ các nông trại hoặc bên trung gian thì sẽ tiến hành các hoạt động chế biến sâu như rang, xay, sấy và đóng gói. Sau đó, họ sẽ phân phối sản phẩm cà phê đã chế biến đến các cửa hàng bán lẻ, đại lý, nhà phân phối của họ hoặc người tiêu dùng cuối cùng,... Người bán lẻ Người bán lẻ là cá nhân hoặc doanh nghiệp mua cà phê từ các nguồn cung ứng khác như nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà phân phối. Sau đó, họ bán cà phê trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh bán hàng như quán cà phê, siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc trực tuyến. 1.3. Ứng dụng Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng cà phê Ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng cà phê đã được khởi xướng và dần trở lên thịnh hành tại nhiều công ty và quốc gia khác nhau trên thế giới. Một số doanh nghiệp điển hình trên thế giới đã sử dụng Blockchain để quản lý chuỗi cung ứng cà phê của mình và mang lại những kết quả khả quan như Starbucks, Nestle, Lavazza,... Hiện nay, chuỗi cung ứng cafe điển hình thường bao gồm 7 khâu: gieo trồng, thu hoạch, tách vỏ, sấy khô, đóng gói, trộn lại với nhau và rang. Toàn bộ chuỗi cung ứng được mở rộng hơn nữa bởi một số trung gian, bao gồm các nhà vận tải toàn cầu cũng như các nhà xuất khẩu và bán lẻ. Hạt cà phê phải đi qua nhiều khâu trong chuỗi, từ nơi trồng đến các trạm sấy, hoặc từ những hộ nông dân đến nơi chế biến và rang xay. Số lượng trung gian càng nhiều thì chuỗi cung ứng càng trở nên phức tạp và thiếu minh bạch. Chính vì thế, sự xuất hiện của Blockchain giống như một giải pháp hoàn hảo có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên của chuỗi cung ứng cà phê. Blockchain có tiềm năng thay đổi ngành cà phê bằng cách mang lại sự minh bạch trong chuỗi cung ứng. Nông dân, thương nhân, nhà rang xay và người tiêu dùng có thể nhận thức đầy đủ về hành trình của hạt cà phê. Tùy thuộc vào sản phẩm, hạt cà phê có thể sẽ phải di chuyển qua nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi lần di chuyển đó lại đi kèm với những yêu cầu phải lưu hành hoá đơn và các giấy tờ khác giữa các bên trung gian và do đó, có thể có sự hạn chế về tính minh bạch đối với người tiêu dùng cuối cùng. Blockchain có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách mang lại hiệu quả và tính minh bạch cao hơn cho chuỗi cung ứng hiện đại. Công nghệ Blockchain có thể tạo ra một quyển sổ cái để ghi lại hành trình của từng mẻ cà phê và xác định chính xác điểm xuất xứ. Dữ liệu có thể được tải lên bởi những người tham gia trong chuỗi cung ứng và dữ liệu này không thể bị thay đổi và sẽ cập nhật theo thời gian thực. Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng như người nông dân, nhà sản

TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ

Tổng quan về Blockchain

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp Thông tin trong Blockchain được kết nối với nhau tạo thành các khối (block) Các khối thông tin này hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian Chúng được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ không thông qua đơn vị trung gian.

Trong lĩnh vực công nghệ, Blockchain là một quyển sổ lưu trữ những dữ liệu số. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu Thay vì được duy trì ở một vị trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu Blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút Khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì không có cách nào thay đổi được Chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người hay sự đồng thuận của tất cả các nút.

1.1.2 Đặc điểm của công nghệ Blockchain

- Tính minh bạch: Blockchain đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch thông qua chuỗi mật mã tinh vi Bất kỳ ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác Ngoài ra, công nghệ Blockchain còn có thể thống kê và theo dõi toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.

- Xử lý phi tập trung: Mỗi người sẽ giữ lại một bản sao hoàn chỉnh những giao dịch đã diễn ra và xác thực chúng thông qua một loạt các thuật toán phức tạp Mạng lưới này cũng ngăn cản những người tham gia sử dụng quyền hạn hoặc quyền kiểm soát lên lẫn nhau theo những cách làm suy yếu chức năng của mạng lưới hoặc nhằm thay đổi thông tin.

- Tính bất biến: Bất kì bản ghi hay giao dịch nào được lưu trữ khi sử dụng công nghệ Blockchain không bao giờ có thể thay đổi hoặc xóa bỏ Không người tham gia nào có thể làm giả giao dịch sau khi ai đó đã ghi lại giao dịch này vào sổ cái được chia sẻ.

- Tính bảo mật: Blockchain tăng cường tính bảo mật bằng cách áp dụng mật mã hóa công khai Đây là một tính năng bảo mật để xác định những người tham gia duy nhất trong mạng lưới chuỗi khối Cơ chế này tạo ra hai bộ mã khóa cho các thành viên trong mạng lưới Một mã khóa là mã khóa công khai cho mọi người trong mạng lưới dùng chung Mã khóa còn lại là mã khóa riêng tư duy nhất của mỗi thành viên Mã khóa riêng tư và công khai hoạt động cùng nhau để mở khóa dữ liệu trong sổ cái Những mã khóa này giúp người dùng trao đổi thông tin một cách riêng tư và bảo mật.

- Tính đồng thuận: Hệ thống chuỗi khối của Blockchain thiết lập các quy tắc về sự đồng thuận của người tham gia cho phép ghi lại các giao dịch Các giao dịch mới chỉ có thể được ghi lại khi đa số người tham gia mạng lưới đồng thuận.

- Hợp đồng thông minh: Các công ty sử dụng hợp đồng thông minh để tự quản lý các hợp đồng kinh doanh mà không cần bên thứ ba hỗ trợ Đây là các chương trình được lưu trữ trên hệ thống Blockchain tự động chạy khi đáp ứng các điều kiện đã định sẵn. Chúng chạy kiểm tra điều kiện nếu-thì để các giao dịch có thể được hoàn thành một cách đáng tin cậy.

1.1.3 Cách hoạt động của Blockchain

Cách hoạt động cụ thể của công nghệ Blockchain rất phức tạp, tuy nhiên có thể miêu tả tổng quan qua 4 bước sau:

Bước 1 – Ghi lại giao dịch

Một giao dịch trên nền tảng Blockchain hiển thị sự lưu động của các tài sản vật lý hoặc kỹ thuật số từ bên này đến bên khác trong mạng lưới chuỗi khối Giao dịch được ghi lại dưới dạng một khối dữ liệu và có thể bao gồm các thông tin chi tiết như sau:

● Giao dịch gồm những ai tham gia?

● Điều gì đã xảy ra trong quá trình giao dịch?

● Giao dịch xảy ra khi nào?

● Giao dịch xảy ra ở đâu?

● Giao dịch xảy ra vì lý do gì?

● Phần tài sản được trao đổi là bao nhiêu?

● Có bao nhiêu điều kiện tiên quyết đã được đáp ứng trong quá trình giao dịch? Bước 2 – Đạt được sự đồng thuận

Hầu hết những người tham gia trong mạng lưới chuỗi khối phân tán phải đồng ý rằng giao dịch được ghi lại là hợp lệ Tùy thuộc vào loại mạng lưới, các quy tắc thỏa thuận có thể khác nhau nhưng thường được thiết lập khi bắt đầu mạng lưới.

Bước 3 – Liên kết các khối

Khi những người tham gia đã đạt được sự đồng thuận, các giao dịch trên chuỗi khối sẽ được viết vào khối, tương đương với trang giấy trong một cuốn sổ cái Cùng với các giao dịch, một hàm băm mật mã cũng được thêm vào khối mới Hàm băm đóng vai trò như một chuỗi liên kết các khối với nhau Nếu nội dung của khối bị cố ý hoặc vô ý sửa đổi, giá trị băm sẽ thay đổi, mang đến một cách thức để phát hiện dữ liệu bị làm giả.

Do đó, các khối và chuỗi được liên kết an toàn và người dùng không thể chỉnh sửa chúng Mỗi khối được thêm lại tăng cường cho quá trình xác minh khối trước đó và do đó tăng cường bảo mật cho toàn bộ chuỗi khối Điều này giống như xếp chồng các khối gỗ để tạo thành một tòa tháp Bạn chỉ có thể xếp khối lên trên, và nếu bạn rút một khối ở giữa tháp thì cả tháp sẽ đổ sụp.

Bước 4 – Chia sẻ sổ cái

Hệ thống phân phối bản sao mới nhất của sổ cái trung tâm cho toàn bộ người tham gia.

Chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê

Chuỗi cung ứng (Supply chain) được định nghĩa là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng Như vậy, chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, cung cấp mà còn bao gồm cả các công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của họ Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến việc chuyển đổi các nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần khác thành một sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh đưa tới khách hàng cuối cùng.

Theo Christopher (2011), chuỗi cung ứng là: “Một mạng lưới kết nối và phụ thuộc lẫn nhau, bao gồm các tổ chức làm việc cùng nhau và hợp tác cùng nhau để kiểm soát, quản lý và cải thiện luồng vật liệu và thông tin từ nhà cung cấp cho đến người dùng cuối cùng”.

1.2.2 Chuỗi cung ứng cà phê Đối với cà phê, chuỗi cung ứng thường phức tạp và khác nhau ở các nước khác nhau, nhưng thường bao gồm những đối tượng tham gia vào chuỗi như sau:

Hình 1: Các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê

- Người trồng cà phê – Người trồng cà phê là những người nông dân hoặc nhà vườn chuyên trồng và chăm sóc cây cà phê từ giai đoạn khởi đầu cho đến khi thu hoạch

- Người trung gian – Người trung gian trong chuỗi cung ứng cà phê là một cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò kết nối giữa các thành phần khác nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê Vai trò chính của người trung gian là tạo ra sự liên kết giữa người sản xuất cà phê (như nhà nông, hợp tác xã nông nghiệp) và người tiêu dùng (như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ) thông qua hoạt động mua bán và giao nhận cà phê.

- Người chế biến – Người chế biến trong chuỗi cung ứng cà phê là những cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện quy trình chế biến cà phê từ khi thu hoạch đến khi cho ra những sản phẩm hoàn thiện từ cà phê.

- Đại lý chính phủ – Đại lý chính phủ là một tổ chức, do chính phủ quốc gia thành lập hoặc ủy quyền, có nhiệm vụ kiểm soát và quản lý các hoạt động sản xuất, xuất khẩu và phân phối cà phê trong nước Ở một số nước, việc mua bán cà phê do chính phủ kiểm soát, bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố định và bán đấu giá cho nhà xuất khẩu.

- Nhà xuất khẩu – Nhà xuất khẩu là đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm về việc xuất khẩu cà phê từ quốc gia sản xuất đến quốc gia nhập khẩu Nhà xuất khẩu cà phê thường liên kết chặt chẽ với các đối tác trong quá trình sản xuất cà phê, đặc biệt là với các nông dân và các đơn vị chế biến cà phê Nhà xuất khẩu thường đảm bảo rằng cà phê được sản xuất và chế biến đúng cách, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn, và sau đó vận chuyển sản phẩm đến các thị trường quốc tế.

- Thương lái – Thương lái trong chuỗi cung ứng cà phê là người hoặc công ty mua và bán cà phê giữa các bên tham gia trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê.

Thương lái thường đóng vai trò trung gian giữa nhà nông trồng cà phê và các công ty chế biến, xuất khẩu, và nhập khẩu cà phê.

- Nhà sản xuất – Nhà sản xuất sau khi thu gom cà phê từ các nông trại hoặc bên trung gian thì sẽ tiến hành các hoạt động chế biến sâu như rang, xay, sấy và đóng gói Sau đó, họ sẽ phân phối sản phẩm cà phê đã chế biến đến các cửa hàng bán lẻ, đại lý, nhà phân phối của họ hoặc người tiêu dùng cuối cùng,

- Người bán lẻ - Người bán lẻ là cá nhân hoặc doanh nghiệp mua cà phê từ các nguồn cung ứng khác như nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà phân phối Sau đó, họ bán cà phê trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh bán hàng như quán cà phê, siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc trực tuyến.

Ứng dụng Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng cafe

Ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng cà phê đã được khởi xướng và dần trở lên thịnh hành tại nhiều công ty và quốc gia khác nhau trên thế giới Một số doanh nghiệp điển hình trên thế giới đã sử dụng Blockchain để quản lý chuỗi cung ứng cà phê của mình và mang lại những kết quả khả quan như Starbucks, Nestle, Lavazza,

Hiện nay, chuỗi cung ứng cafe điển hình thường bao gồm 7 khâu: gieo trồng, thu hoạch, tách vỏ, sấy khô, đóng gói, trộn lại với nhau và rang Toàn bộ chuỗi cung ứng được mở rộng hơn nữa bởi một số trung gian, bao gồm các nhà vận tải toàn cầu cũng như các nhà xuất khẩu và bán lẻ Hạt cà phê phải đi qua nhiều khâu trong chuỗi, từ nơi trồng đến các trạm sấy, hoặc từ những hộ nông dân đến nơi chế biến và rang xay Số lượng trung gian càng nhiều thì chuỗi cung ứng càng trở nên phức tạp và thiếu minh bạch.

Chính vì thế, sự xuất hiện của Blockchain giống như một giải pháp hoàn hảo có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên của chuỗi cung ứng cà phê Blockchain có tiềm năng thay đổi ngành cà phê bằng cách mang lại sự minh bạch trong chuỗi cung ứng Nông dân, thương nhân, nhà rang xay và người tiêu dùng có thể nhận thức đầy đủ về hành trình của hạt cà phê Tùy thuộc vào sản phẩm, hạt cà phê có thể sẽ phải di chuyển qua nhiều quốc gia khác nhau Mỗi lần di chuyển đó lại đi kèm với những yêu cầu phải lưu hành hoá đơn và các giấy tờ khác giữa các bên trung gian và do đó, có thể có sự hạn chế về tính minh bạch đối với người tiêu dùng cuối cùng Blockchain có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách mang lại hiệu quả và tính minh bạch cao hơn cho chuỗi cung ứng hiện đại.

Công nghệ Blockchain có thể tạo ra một quyển sổ cái để ghi lại hành trình của từng mẻ cà phê và xác định chính xác điểm xuất xứ Dữ liệu có thể được tải lên bởi những người tham gia trong chuỗi cung ứng và dữ liệu này không thể bị thay đổi và sẽ cập nhật theo thời gian thực Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng như người nông dân, nhà sản xuất, nhà chế biến và người tiêu dùng cuối cùng có thể truy cập vào dữ liệu này thông qua các nền tảng sử dụng Blockchain Từ đó giúp họ sử dụng những dữ liệu đó để đưa ra các quyết định phù hợp.

- Thông qua công nghệ Blockchain, các nhà rang xay sẽ có thể mua cà phê sau khi truy cập tất cả dữ liệu trước đó về nó Họ sẽ có thể xem thông tin về trang trại sản xuất cà phê, số tiền được trả cho cà phê tại thời điểm đó, v.v.

- Tương tự, trên nền tảng Blockchain, nhà sản xuất có thể xem điều gì đã xảy ra với hạt cà phê của họ và số tiền được trả cho nó, bởi những người đã mua cà phê của họ Nhờ đó, họ có thể nhận được mức giá hợp lý cho sản phẩm của mình Các nề tảng sử dụng Blockchain cũng giúp kết nối trực tiếp người sản xuất cà phê với người mua, loại bỏ vai trò của người trung gian.

- Vì chất lượng và giá trị giao dịch được ghi lại mỗi khi cà phê được trao tay, nên người tiêu dùng có thể theo dõi hành trình hạt cà phê kể từ khi chúng được vận chuyển từ trang trại đến ly cà phê của mình; xem cà phê được giao dịch như thế nào và giá bao nhiêu chỉ bằng cách quét mã ID duy nhất trên hộp cà phê của họ. Với những thông tin đó, khách hàng có thể biết được cà phê mà họ đang sử dụng có phải là cà phê hữu cơ và được giao dịch công bằng hay không.

THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN

Các thành phần trong chuỗi cung ứng xuất khẩu Cà Phê tại Tây Nguyên 12 2.3 Các hoạt động trong chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên

● Chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại Tây Nguyên được minh họa như sau:

Hình 2: Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại Tây Nguyên

● Các thành phần trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu ở Tây Nguyên bao gồm:

Nhà cung cấp giống và vật tư nông nghiệp : vật tư nông nghiệp cho trồng cà phê bao gồm: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và các công cụ nông nghiệp như máy bơm nước, cuốc, máy cày,…

Nông dân trồng cà phê : tạo ra giá trị thông qua quá trình sản xuất bao gồm trồng trọt, tưới nước, cắt cành - tạo hình, bón phân, thu hoạch, thậm chí chế biến cà phê quả tươi thành cà phê nhân Hình thức tổ chức sản xuất cà phê trên địa bàn Tây Nguyên chủ yếu là sản xuất cá thể, quy mô nhỏ lẻ, manh mún Gần 80% diện tích cà phê là do nông dân tự trồng, chăm sóc và quản lý Chính vì vậy, các khâu thu hái, sơ chế vẫn ở tình trạng “mạnh ai nấy làm”, nên việc kiểm soát chất lượng ở các khâu này rất khó Hiện chỉ có khoảng trên 20% diện tích cà phê sản xuất tập trung thành vùng chuyên canh, do các đơn vị thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, các công ty cà phê thuộc các tỉnh Tây Nguyên và doanh nghiệp quản lý.

Thương lái thu gom : thương lái không chỉ chịu trách nhiệm thu gom cà phê từ các nông hộ mà còn có thể đảm trách nhiều khâu khác nhau như phơi sấy, dự trữ, bảo quản và chế biến cà phê thương phẩm, để cung cấp hạt cà phê có chất lượng tương đối đồng nhất cho các cơ sở chế biến và nhà sản xuất Cà phê sau khi thu hoạch được sơ chế thành cà phê nhân và được bán cho thương lái thu gom địa phương (35%), các đại lý thu mua (50%), và các công ty lớn (15%) Với 2,5 tấn cà phê thu từ 1 ha cà phê, người mua thu gom về, sơ chế để có chất lượng phù hợp hơn cho việc bảo quản và vận chuyển trong thời gian dài sau khi bán lại cho công ty xuất khẩu thì thu được lợi nhuận từ chênh lệch là tương đối cao (1,6%).

Cơ sở chế biến cà phê : Các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông là những vùng trọng điểm cà phê của vùng Tây Nguyên, hiện nay, trên 80% nông hộ sử dụng công nghệ chế biến khô để chế biến cà phê nhân.Với hình thức chế biến khô này, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất cà phê trên địa bàn Tây Nguyên sau khi thu hái cà phê quả tươi về loại bỏ các tạp chất như cành, lá, đất, đá, quả cà phê xanh non…, sau đó, đưa ra phơi khô trên nền xi măng, nền gạch hoặc trải trên tấm bạt nilon… Hiện nay, phần lớn các nông hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên có diện tích từ 1 ha trở lên đều tự trang bị một dây chuyền công nghệ chế biến cà phê nhân khô với quy mô nhỏ vài trăm tấn/năm, còn đối với các doanh nghiệp mỗi dây chuyền đều có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm cà phê nhân/năm trở lên Trong khi đó, việc chế biến cà phê nhân theo công nghệ chế biến ướt là tiên tiến nhất hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê ở vùng Tây Nguyên có quy mô tương đối lớn mới đầu tư.

Các nhà máy sản xuất cà phê : chủ yếu chế biến thành cà phê phin, hòa tan,… với nhiều loại sản phẩm khác nhau cho thị trường trong nước và xuất khẩu Hiện các doanh nghiệp chế biến có thể chia thành 2 nhóm đó là chế biến cà phê ướt và đánh bóng cà phê với công nghệ tiên tiến, hiện đại Cà phê bột và cà phê hòa tan chiếm tỷ lệ rất thấp (dưới 10%).

Công ty xuất khẩu cà phê : sẽ tiến hành mua cà phê sau sơ chế từ các cơ sở chế biến, nhà máy để sấy lại cho cùng độ ẩm, loại bỏ tạp chất, phân loại cà phê nhân, đóng bao bì, xác định khách hàng và xuất khẩu Trung bình cứ 2,5 tấn cà phê, công ty xuất khẩu chỉ thu được 0,5 triệu đồng lợi nhuận, thấp hơn so với người thu mua, song thành viên này thu lợi nhuận chính từ việc xuất khẩu với khối lượng lớn.

Từ những phân tích trên có thể nhận thấy, mặc dù có tiềm năng phát triển nhưng cà phê đặc sản chưa được đầu tư tương xứng tại Tây Nguyên Trong giai đoạn tới, các tỉnh Tây Nguyên cũng cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư các cơ sở chế biến, sản xuất cà phê; với công nghệ chế biến ướt hiện đại, có công suất lớn nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cà phê nhân trên địa bàn.

2.3 Các hoạt động trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại Tây Nguyên

2.3.1 Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên

- Trồng cà phê: Tây Nguyên là vùng đất nổi tiếng với việc trồng cà phê Hoạt động này bao gồm chọn lựa các giống cây cà phê phù hợp (2 loại giống cà phê phổ biến ở khu vực này là Robusta và Arabica), chuẩn bị đất trồng, gieo hạt và chăm sóc cây trồng trong quá trình phát triển.

- Thu hoạch: Thời gian thu hoạch cây cà phê phụ thuộc vào loại cây và điều kiện môi trường Sau khi cây cà phê chín đỏ, nông dân tiến hành thu hoạch quả cà phê.Các quả cà phê được nhặt bằng tay hoặc bằng máy thu hoạch, rồi được phân loại

- Xử lý thô và bảo quản: Hạt cà phê sẽ được làm khô bằng phương pháp tự nhiên

(phơi dưới ánh mặt trời) hoặc phương pháp công nghệ (sấy trong lò thủ công), sau đó được đưa đi xay xát, tách vỏ và bảo quản.

- Thu gom cà phê: Các thương lái sẽ tiếp xúc và thiết lập các mối quan hệ với nông dân để có thể tìm được nguồn cung cấp cà phê chất lượng, đáng tin cậy Sau khi thương lái và nông dân thương lượng, thống nhất về giá cả và các điều kiện giao dịch, 2 bên sẽ thiết lập hợp đồng mua bán với nhau Tuy nhiên, các giao dịch mua bán cà phê ở Tây Nguyên thường chỉ ký kết bản cam kết hoặc bản thỏa thuận thay vì các loại hợp đồng thương mại có giá trị pháp lý cao hơn.

- Vận chuyển cà phê từ vườn đến nhà máy chế biến: Các thương lái sau khi thu mua cà phê với chất lượng đạt chuẩn có thể vận chuyển về nhà máy để chế biển tiêu dùng - xuất khẩu hoặc bán lại cho các công ty, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), để sơ chế Công đoạn này yêu cầu điều kiện bảo quản thích hợp để đảm bảo chất lượng cà phê trong xuyên suốt quá trình vận chuyển.

● Khâu chế biến và xuất khẩu

- Chế biến: Tại các cơ sở, nhà máy chế biến, cà phê thô sẽ được mang đi rang Hạt cà phê khô sẽ được rang nhẹ hoặc rang sâu để tạo ra hương vị và màu sắc phù hợp. Thời gian và nhiệt độ rang có thể thay đổi tùy thuộc vào loại cà phê và mong muốn của người chế biến Hiện nay, trên 90% sản lượng cà phê Tây Nguyên sau khi thu hoạch chỉ được đưa vào chế biến dưới dạng cà phê nhân Chỉ có một số nhà máy đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến để chế biến sâu cà phê, cung cấp các sản phẩm như: cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê bột, cà phê sấy lạnh,

- Đóng gói và bảo quản: Cà phê sẽ được đóng gói vào bao bì phù hợp để bảo quản chất lượng và hương vị theo yêu cầu của khách hàng và kênh xuất khẩu Đảm bảo rằng bao bì cà phê có khả năng ngăn ánh sáng và không khí để đảm bảo cà phê không mất đi hương vị và chất lượng sau quá trình chế biến Thông thường, cà phê được được lưu trữ trong các kho lạnh hoặc kho bảo quản đảm bảo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp và vận chuyển bằng container hoặc xe tải đặc biệt để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

- Xuất khẩu cà phê: Cà phê Tây Nguyên sau khi được đóng gói sẽ được vận chuyển đến các cảng biển hoặc cửa khẩu để tiến hành xuất khẩu Các công ty xuất khẩu cà phê sẽ làm thủ tục hải quan và cung cấp tài liệu liên quan đảm bảo hợp đồng và quy trình xuất khẩu.

2.3.2 Đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên

- Nguồn cung ứng ổn định: Tây Nguyên là vùng cà phê hàng đầu tại Việt Nam, nơi có điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi cho việc trồng cây cà phê Do đó, chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại khu vực này thường có nguồn cung ứng ổn định và đáng tin cậy.

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BEXT 360

Tổng quan về Bext360

Bext360 được thành lập năm 2015 bởi Daniel Jones có trụ sở tại Denver, Colorado,

Mỹ Bext360 là một công ty công nghệ tiên phong trong lĩnh vực cung cấp nền tảng dịch vụ SaaS (Software as a service) Công ty chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ toàn diện cho chuỗi cung ứng các mặt hàng như cà phê, dầu cọ, cacao, bông hay gỗ thông qua việc áp dụng Blockchain và trí tuệ nhân tạo Đây là công ty đầu tiên trên thế giới triển khai thí điểm dịch vụ truy xuất nguồn gốc cà phê thông qua blockchain.

Sứ mệnh của công ty : Sứ mệnh của Bext360 là mang lại sự minh bạch - và cuối cùng là tính bền vững - cho chuỗi cung ứng của các công ty, người tiêu dùng và nhà sản xuất toàn cầu Bext360 sử dụng blockchain, AI và IoT để số hóa chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu nhằm nâng cao các hoạt động bền vững cho cộng đồng, người tiêu dùng và môi trường Nền tảng công nghệ này giúp tạo ra sự minh bạch trong chuỗi cung ứng và khuyến khích các công ty trung thực hơn về nơi họ tìm nguồn cung ứng sản phẩm của mình Bên cạnh đó, bằng cách mã hóa hạt cà phê công ty cũng có thể cung cấp khoản thanh toán trả trước cho nông dân mà không phải chờ đợi quá lâu Bext360 còn đóng góp vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng việc cung cấp chỉ số bền vững, đo lường và theo dõi các khía cạnh như môi trường, xã hội và kinh tế, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình về sự bền vững.

Sản phẩm cung cấp : Vì những mặt hàng nông sản được sản xuất từ nhiều địa điểm trên toàn thế giới và được phân phối thông qua các nhà bán lẻ toàn cầu, Bext360 hoạt động trên quy mô toàn cầu, phục vụ không chỉ khách hàng ở Hoa Kỳ và châu Âu mà còn ở các quốc gia như Ghana, Paraguay, Somalia và nhiều quốc gia khác Bext360 đã hợp tác thành công với cả nông dân và các công ty cà phê như Coda Coffee và Great Lakes Coffee. Công ty luôn không ngừng nghiên cứu và phát triển các dịch vụ, phần mềm mới Các sản phẩm mà Bext360 cung cấp bao gồm các thiết bị thu thập dữ liệu (Robot, các máy đo cảm ứng, ), nền tảng dịch vụ (Bext-to-Brew, Stellar network, RESTful API). Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, nhu cầu các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng trong ngành nông nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng Ngày càng nhiều công ty cung cấp loại hình dịch vụ này Dưới đây là một số đối thủ cạnh tranh của Bext360:

+ “IBM Food Trust” sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi và đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng nông sản nhằm mục tiêu giảm rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm và quản lý hiệu suất của chuỗi cung ứng thực phẩm.

+ Agrian cung cấp giải pháp quản lý chuỗi cung ứng nông nghiệp, giúp nông dân theo dõi và quản lý thông tin về các sản phẩm nông nghiệp, từ hạt giống đến thu hoạch. + AgGateway tập trung vào việc phát triển và triển khai các tiêu chuẩn điện tử để tối ưu hóa giao tiếp và trao đổi dữ liệu trong chuỗi cung ứng nông sản.

Ngoài ra, còn có một số nền tảng cung cấp các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng nông sản khác như XFarm, Procurant, AgriChain, Những công ty này đều chú trọng vào việc cung cấp giải pháp và dịch vụ để giúp ngành nông nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về tính minh bạch và bền vững trong chuỗi cung ứng, là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Bext360.

Hình 3: Ứng dụng Bextmachine vào truy xuất nguồn gốc cà phê

Ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong một số vấn đề của chuỗi

3.2.1 Kiểm soát chất lượng hạt cà phê và minh bạch khâu thanh toán

Trong ngành nông nghiệp cà phê, việc quản lý chất lượng và thanh toán đối với nông dân thường đối mặt với nhiều thách thức Tuy nhiên, nền tảng công nghệ “Bext-to- brew” của Bext360 đã mang đến một sự đổi mới quan trọng bằng cách kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain trong việc kiểm soát chất lượng và tạo ra thanh toán minh bạch cho hạt cà phê Thông qua việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và blockchain, Bext360 đã mở ra một hướng mới, không chỉ mang lại tính minh bạch mà còn sự công bằng và hiệu quả trong quá trình sản xuất và thanh toán.

Quy trình hoạt động : Bext360 đã sử dụng công nghệ sổ cái phân tán kết hợp với trí tuệ nhân tạo, IoT giúp đánh giá, phân loại hạt cà phê một cách thông minh và chính xác Cà phê sẽ được đưa qua Bextmachine với hệ thống camera hiện đại để có thể chụp được 360 độ của quả cà phê Nông dân hàng ngày đưa khoảng 30kg vào các máy này, được trang bị các thiết bị nhận dạng quang học và cảm biến để sàng lọc và phân loại hạt cà phê Máy sẽ giúp người mua cà phê nhanh chóng đánh giá được kích thước, màu sắc và chất lượng của cà phê sau đó chia thành các loại Cùng lúc đó, máy cũng giúp nhận biết được bao nhiêu phần trăm quả cà phê bị hư hỏng, bao nhiêu phần trăm cà phê đạt chuẩn Những dữ liệu này sẽ được tải lên blockchain theo thời gian thực và được hiển thị thông qua nền tảng Bext-to- brew của Bext360 cho phép người nông dân và người bán truy cập vào để có thể cập nhật những thông tin về hạt cà phê chuẩn bị được đem ra trao đổi, mua bán.

Kết quả: Như vậy, nền tảng công nghệ này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng tính khách quan, minh bạch trong khâu kiểm soát chất lượng của cà phê Nhờ vào những đánh giá chính xác và chi tiết, người mua và người bán có thể thương lượng mức giá một cách công bằng dựa trên dữ liệu cụ thể về chất lượng và số lượng cà phê.

● Minh bạch khâu thanh toán

Trong khi nhu cầu cà phê toàn cầu tiếp tục tăng, những người nông dân ở các nước đang phát triển – những người sản xuất 70% -80% nguồn cung cà phê trên thế giới – lại gặp bất lợi trên thị trường và vẫn thường phải chấp nhận bán cà phê với mức giá thấp và thanh toán chậm Bext360 nhận ra được điều này và đã phát triển nền tảng công nghệ dựa trên blockchain chuyên cung cấp giải pháp thanh toán nhanh chóng và chính xác đúng với chất lượng và số lượng cà phê đã bán ra.

Quy trình hoạt động : Sau khi cà phê được đưa qua Bextmachine để kiểm tra chất lượng, mọi thông tin về số lượng, chất lượng của cà phê sẽ được đưa lên ứng dụng di động của Bext360 Ngoài ra trạng thái, quy trình sản xuất, di chuyển của hạt cà phê sẽ được theo dõi thông qua ứng dụng, cho phép tất cả các bên liên quan, bao gồm nông dân, nhà máy rang xay và người tiêu dùng, truy cập dữ liệu ở mọi giai đoạn, từ đó tạo điều kiện để xử lý thanh toán và tín dụng một cách chính xác Các giao dịch sẽ được thanh toán bằng tiền điện tử Bext360 hợp tác với Stellar.org để cùng nhau phát triển công nghệ Blockchain tạo ra các token tiền điện tử theo dõi dữ liệu về nguồn gốc và chất lượng của từng lô hàng trong suốt quá trình sản xuất Các token mới được tự động tạo ra khi hạt cà phê di chuyển trong chuỗi qua quá trình sản xuất Người nông dân sẽ được thanh toán ngay lập tức dựa trên những giá trị này, thông qua ứng dụng thanh toán di động của công ty Đặc biệt, nông dân không phải chấp nhận thanh toán ngay mà họ có thể từ chối lời đề nghị ban đầu được đưa ra sau khi cà phê được phân loại và bán trực tiếp trên thị trường hàng hóa thông qua ứng nền tảng mà bext360 cung cấp.

Kết quả : Trước đây, những người nông dân cà phê sẽ giao cà phê của họ cho người mua - người sau đó sẽ sắp xếp và kiểm tra hạt cà phê rồi thanh toán cho những người nông dân Đôi khi mất hàng tháng sau đó người trồng cà phê mới được thanh toán, một số trường hợp người nông dân còn bị ép giá, phải chấp nhận bán cà phê với giá thấp hơn so với giá trị thực của cà phê Nền tảng “Bext to brew” của Bext360 ra đời như một công cụ vô cùng hữu ích giúp đảm bảo quyền lợi của người nông dân trồng cà phê ở các nước đang phát triển cũng như giúp giảm thiểu thời gian, chi phí trong khâu thanh toán.

3.2.2 Cung cấp thông tin liên quan hành trình của hạt cafe

Quy trình hoạt động: Nền tảng Bext-to-brew của Bext360 cho phép tất cả các bên liên quan bao gồm nông dân, nhà rang xay và người tiêu dùng truy cập dữ liệu trên toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng công nghệ blockchain Bắt đầu từ quá trình thu gom, cà phê sẽ được theo dõi thông qua tất cả các nút của chuỗi cung ứng Các nút này bao gồm kho bãi, vận chuyển, kiểm tra chất lượng và xử lý Một cuốn sổ cái được thiết kế để lưu trữ toàn bộ dữ liệu về các giao dịch diễn ra tại các nút của chuỗi Sau đó, những dữ liệu này được hiển thị và theo dõi trên nền tảng Bext-to-brew của Bext360, sử dụng công nghệ Blockchain từ Stellar.org.

Bext360 sử dụng mạng Stellar, một phương thức phân tán, phi tập trung ghi lại các giao dịch theo thời gian thực, dấu thời gian, giá trị hoặc số tiền Tại các điểm thu thập khác nhau, nền tảng của Bext360 sẽ ngay lập tức tạo ra các mã thông báo tiền điện tử, đại diện cho giá trị của hàng hóa Khi hàng hóa chạy qua toàn bộ chuỗi cung ứng, các mã thông báo mới sẽ tự động được tạo ra để thể hiện hàng hóa ở dạng đã phát triển Hạt cà phê sẽ được theo dõi và phân tích, bắt đầu từ trạm thu gom cho đến tận nơi cafe được rang và có sẵn để mua Tất cả thông tin liên quan đến hạt cà phê; kể từ khi được thu gom đến khi đến tay người tiêu dùng sẽ được tải đầy đủ lên các khối (Block) chứa dữ liệu khác nhau, sau đó các khối này sẽ liên kết lại tạo thành một chuỗi (Chain) để cung cấp đầy đủ thông tin của chuỗi cung ứng.

+ Ở dặm đầu tiên, khi nông dân gửi sản phẩm thu hoạch của họ tại các trạm rửa cà phê,Bext360 sẽ sử dụng máy Bextmachine (tận dụng thị giác máy, AI, IoT và công nghệ chuỗi khối) để đánh giá và phân tích quả cafe và giấy da dựa trên chất lượng Máy có khả năng phân tích khoảng 167 quả cà phê mỗi giây Dựa trên độ chín và kích thước của quả cà phê, máy bext sẽ tạo ra hồ sơ chất lượng cho mỗi túi, sau đó chúng được mã hóa và được nhập dữ liệu lên nền tảng Bext - to - Brew của Bext360 được xây dựng trên công nghệ Blockchain từ Stellar.org Ngoài ra, các dữ liệu xác nhận từ các nhà sản xuất và và dữ liệu khác nông dân tại các điểm thu thập khác nhau cũng được mã hóa và nhập vào nền tảng Bext-to-brew Từ đó, các thông tin chi tiết về các giao dịch như nhận dạng nông dân, chất lượng, người mua và thanh toán đều được ghi lại và theo dõi trên blockchain để cung cấp khả năng hiển thị cho người tiêu dùng cuối cùng.

+ Khi các sản phẩm cafe được vận chuyển đi, nền tảng ghi lại quá trình vận chuyển các sản phẩm này vào “Các nút vận chuyển” Các thông tin theo dõi quá trình vận chuyển được xếp lớp trong hệ thống cùng với các thông tin khác về sản phẩm. Nhiệt độ cũng được ghi nhận để đảm bảo tuân thủ cho kho lạnh Khi sản phẩm được vận chuyển xuyên suốt chuỗi cung ứng, hành trình sẽ được cập nhật với nhiều thông tin hơn cho đến chặng giao hàng cuối cùng, cùng với việc tích hợp thẻ thông minh để ghi nhận dữ liệu Quá trình di chuyển của sản phẩm có thể được xem trong nền tảng của Bext360, cung cấp khả năng hiển thị đầy đủ về hành trình trong thời gian thực Hành trình vận chuyển của cà phê được theo dõi từ các trang trại cho đến nơi thu gom, các nhà máy rang, xay, chế biến và cho phép các bên liên quan trong chuỗi cung ứng có thể truy cập và sử dụng dữ liệu.

+ Ở dặm cuối cùng, trong mối quan hệ với người tiêu dùng, Bext360 cũng cung cấp mức độ minh bạch chưa từng có về nguồn gốc và chất lượng; và sẽ cho phép người tiêu dùng cuối cùng trên khắp thế giới lấy dữ liệu này và xác minh chính xác các thông tin liên quan đến chuỗi cung ứng như nguồn gốc, chất lượng, người mua, địa điểm cho đến khoản thanh toán - đều được ghi lại trên Blockchain trong các nền tảng của Bext360.

Kết quả: Nền tảng này cho phép tất cả các bên liên quan bao gồm nông dân, nhà rang xay và người tiêu dùng truy cập dữ liệu trên toàn bộ chuỗi cung ứng, từ đó giúp họ đưa ra các hành động và quyết định đúng đắn với chuỗi cung ứng cà phê.

+ Đối với người nông dân: Với điện thoại di động, nông dân có thể truy cập vào nền tảng để xem dữ liệu về các khoản thanh toán được đề xuất cho vụ thu hoạch của họ và có thể quyết định chấp nhận hay không, mang lại cho họ nhiều quyền thương lượng hơn để có được vụ thu hoạch chất lượng cao hơn.

+ Đối với các công ty chế biến, rang xay, thu gom: Các công ty cà phê có thể sử dụng dữ liệu để đánh giá chất lượng và hiệu quả của các biện pháp canh tác, đồng thời chuỗi cung ứng Ví dụ, các thông tin chi tiết về chất lượng và đặc tính của hạt cà phê ở cấp độ trang trại sẽ giúp các nhà bán buôn và các nhà rang xay tìm hiểu những thuộc tính nào tạo ra hương vị nhất định - từ đó giúp họ điều chỉnh các quyết định tìm nguồn cung ứng trong tương lai.

+ Đối với người tiêu dùng cuối cùng: Mỗi túi cà phê được cấp một mã QR Người tiêu dùng cuối cùng có thể quét mã này để xem các thông tin liên quan đến quá trình sản xuất cà phê (như thu gom tại trang trại cà phê, rửa, sấy khô, rang, xuất khẩu và bán tại các cửa hàng bán lẻ), thông tin liên quan đến sản phẩm (bao gồm hình ảnh, video và các thông số liên quan đến sản phẩm) hay thông tin về các khoản tiền thanh toán mà mỗi bên nhận được trong chuỗi cung ứng của mình.

ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN CỦA

Đánh giá tiềm năng ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên 24 4.2 Khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm ứng dụng hiệu quả Blockchain

Hiển thị thông tin đầy đủ, chính xác : Với việc sử dụng mã thông báo tiền điện tử để theo dõi sản phẩm và tất cả thông tin liên quan trong suốt vòng đời của nó thì các dữ liệu đầu vào được nhập một cách tự động hóa; trong khi đó, nếu dữ liệu được nhập một cách thủ công thì có thể dẫn đến sai sót hoặc đánh tráo dữ liệu khiến toàn bộ chuỗi cung ứng không đạt được hiệu quả Bằng cách tự động hóa, không có sự can thiệp của con người, các dữ liệu khi được nhập vào Blockchain đảm bảo được độ chính xác, kịp thời và chất lượng của dữ liệu đã lưu cũng được đảm bảo.

Chất lượng sản phẩm cải thiện : Ứng dụng giải pháp của Bext 360 để giải quyết khó khăn trong việc thu gom cà phê ở những vùng khó tiếp cận ở Tây Nguyên và chất lượng sản phẩm không đồng đều gây khó khăn trong khâu định giá sản phẩm Bext360 tạo ra hồ sơ chất lượng chi tiết cho từng túi cà phê, giúp đảm bảo mỗi sản phẩm có một "hồ sơ chất lượng cá nhân" riêng biệt Điều này không chỉ nâng cao quản lý chất lượng mà còn tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, mang lại lợi ích cho cả nông dân và người tiêu dùng thông qua thông tin chính xác và đáng tin cậy về sản phẩm cà phê. Đảm bảo quyền lợi của nông dân và minh bạch thông tin cho người tiêu dùng cuối cùng : Bext360 đã giúp loại bỏ nhiều điểm thiếu hiệu quả trong chuỗi cung ứng cà phê, đồng thời mang lại sự minh bạch ở từng bước của quy trình Nền tảng sử dụng công nghệBlockchain mà Bext360 đưa ra có thể giải quyết được một trong số những vấn đề quan trọng nhất của chuỗi cung ứng cà phê ở Tây Nguyên bao gồm: (1) Mang đến sự công bằng cho người nông dân trồng cà phê như cải thiện thu nhập và sinh kế của nông dân; (2) cung cấp đầy đủ thông tin về chuỗi cung ứng cà phê cho người tiêu dùng cuối cùng Trong chuỗi cung ứng cà phê tại Tây Nguyên hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, người nông dân nhận được mức lương thấp, thanh toán chậm hoặc thậm chí không được thanh toán cho số cà phê của họ.Ngoài ra, những người trung gian và người bán lại thường lấy nhiều hơn mức chia sẻ công bằng của sản phẩm Mặt khác, người tiêu dùng thường không biết quá nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm cà phê mà họ mua Các thông tin liên quan đến tính xác thực của chất lượng cà phê được công bố hay thông tin liên quan đến việc người nông dân có được trả lương và đối xử công bằng hay không thì thường không đầy đủ, chính xác và dễ bị làm sai bên liên quan có quyền truy cập theo thời gian thực, các giải pháp Blockchain mà Bext

360 đưa ra có thể giải quyết được những điểm yếu này trong chuỗi cung ứng cà phê.

Giảm chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng cà phê Sổ cái được thiết kế để giúp giảm chi phí chung - thay thế các bản sao bằng giấy và các phương pháp lưu giữ hồ sơ không hiệu quả khác, đồng thời giúp kiểm toán tài chính dễ dàng hơn Bên cạnh đó, quy trình chứng nhận trong chuỗi cung ứng hiện nay cực kỳ tốn kém Khi sản phẩm đến từng điểm của chuỗi cung ứng, người kiểm tra phải kiểm tra thực tế sản phẩm và đảm bảo sản phẩm đúng như những gì được mô tả Đối với cà phê, mỗi lô hàng đều cần có giấy chứng nhận để di chuyển dọc chuỗi cung ứng, từ cảng này sang cảng khác Nền tảng Bext360 cung cấp sự minh bạch hoàn toàn và tính bất biến, có thể loại bỏ phần tốn kém này của chuỗi cung ứng cà phê Điều này cũng có thể được ứng dụng với chuỗi cung ứng cà phê của Tây Nguyên, khi các giao dịch vẫn còn phụ thuộc nhiều vào giấy tờ và quy trình chứng nhận thương mất rất nhiều thời gian.

Giảm rủi ro trong thanh toán : Trong chuỗi cung ứng cà phê của Tây Nguyên, quá trình mua-bán cà phê thường không được hỗ trợ bởi giấy tờ hợp lệ, dẫn đến nhiều trường hợp đại lý và thương lái vỡ nợ, khiến cho nông dân không được thanh toán Hay trong nhiều trường hợp, việc kiểm tra và chứng nhận đối với cà phê trải qua rất nhiều khâu và mất nhiều thời gian dẫn đến người nông dân bị thanh toán muộn Giải pháp Blockchain mà Bext360 đưa ra có thể hỗ trợ nông dân trong khâu thanh toán Nền tảng này cho phép nông dân và người mua tạo hồ sơ về nơi trồng cà phê, ai đã mua chúng và với giá bao nhiêu Quá trình này tạo ra mức độ minh bạch hoàn toàn mới cho ngành cà phê trị và có khả năng giải quyết một số bất bình đẳng hiện có trong chuỗi giá trị cà phê Tây Nguyên. Với điện thoại di động, nông dân có thể xem các khoản thanh toán được đề xuất cho vụ thu hoạch của họ và có thể quyết định chấp nhận hay không, mang lại cho họ nhiều quyền thương lượng hơn để có được vụ thu hoạch chất lượng cao hơn. b, Nhược điểm

Chưa giải quyết triệt để vấn đề thiếu minh bạch tại khâu sản xuất : Bext360 chưa nêu rõ cách xử lý thao tác dữ liệu ở các bước sau của chuỗi cung ứng Công ty mới chỉ đưa ra giải pháp ứng dụng Blockchain để giải quyết vấn đề của người nông dân và người tiêu dùng cuối cùng mà chưa đề cập đến cách xử lý dữ liệu và tải lên Blockchain của những thành phần quan trọng khác của chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà bán lẻ, thương lái, Mặc dù việc thao túng hoặc thiếu dữ liệu ở giai đoạn này chỉ ảnh hưởng đến chất lượng theo dõi chứ không ảnh hưởng đến bằng chứng thanh toán của người nông dân, tuy nhiên người tiêu dùng cuối cùng có thể sẽ không có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ nhất về toàn bộ chuỗi cung ứng Như vậy chuỗi cung ứng này chưa thực sự minh bạch và rõ ràng đối với người tiêu dùng cuối cùng. c, Cơ hội để phát triển giải pháp Blockchain cho chuỗi cung ứng cà phê tại Tây Nguyên

Xu hướng tiêu dùng sản phẩm an toàn, rõ ràng nguồn gốc : Theo khảo sát gần đây nhất, bình quân lượng cà phê tiêu thụ của Việt Nam là 2 kg/người/năm, và có đến 2/3 người tiêu dùng trong độ tuổi 19-24 được khảo sát cho biết họ thích mua cà phê có nguồn gốc rõ ràng, mong muốn sử dụng những sản phẩm từ thương hiệu các thương hiệu có giá trị đạo đức cao, đảm bảo quyền lao động và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Còn trên thế giới, theo một nghiên cứu của Nielsen năm 2021, có tới 66% người tiêu dùng trên thế giới quan tâm đến việc tiêu dùng các sản phẩm cà phê rõ nguồn gốc Điều này cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm cà phê có chất lượng cao, được sản xuất bền vững và có trách nhiệm đang ngày càng tăng cao Họ luôn có mong muốn có được thông tin về nguồn gốc sản phẩm mà họ sử dụng, quy trình trồng trọt, chế biến, các khoản thanh toán mà nông dân và nhà sản xuất nhỏ đã nhận được hay tác động của quá trình sản xuất đến môi trường Các giải pháp Blockchain có thể trả lời được những câu hỏi này và đó cũng chính là cơ hội để triển khai giải pháp Blockchain của Bext360 để vào chuỗi cung ứng cà phê ở Tây Nguyên trong tương lai Khi ứng dụng Blockchain vào chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên thì các thông tin liên quan đến nơi trồng, nơi sản xuất, các bên tham gia và quá trình sản xuất, vận chuyển cà phê sẽ được hiển thị đầy đủ với người tiêu dùng cuối cùng, giúp họ có những cái nhìn sâu sắc và có thể đưa ra những đánh giá khách quan liệu rằng chuỗi cung ứng cà phê này có bền vững không, từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

Xu hướng gia tăng ứng dụng Blockchain để quản lý chuỗi cung ứng cà phê hiệu quả hơn : Với những ưu điểm tuyệt vời mà Blockchain có thể mang lại cho chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên, hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty đang và có xu hướng chuyển đổi từ mô hình quản lý chuỗi truyền thống sang mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý chuỗi của mình Ngoài ra, với những chính sách ưu tiên phát triển việc ứng dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam, công nghệ Blockchain được kỳ vọng sẽ phát triển và được ứng dụng rộng rãi tại khu vực Tây Nguyên. d, Thách thức khi triển khai giải pháp Blockchain trong chuỗi cung ứng cà phê tại Tây Nguyên

Cơ sở hạ tầng mạng chưa đáp ứng để ứng dụng Blockchain Để có thể triển khai công nghệ Blockchain của Bext360 vào chuỗi cung ứng cà phê thì cần phải kết hợp với các thập, xử lý và mã hóa dữ liệu Điều này khiến cho những khu vực còn hạn chế về cơ sở hạ tầng mạng (Internet chưa phát triển, các thiết bị di động thông minh còn chưa phổ biến) như Tây Nguyên khó có thể tiếp cận và triển khai công nghệ Blockchain trong chuỗi cung ứng cà phê của mình Ngoài ra, việc lắp đặt các robot, máy móc, các thiết bị cảm ứng tại các địa điểm khác nhau mà không có sự giám sát thì khó tránh khỏi việc bị phá hoại, tàn phá bởi thời tiết hay bị cướp bóc và các nguy cơ gây thiệt hại khác.

Một số mắt xích trong chuỗi cung ứng thiếu kiến thức về công nghệ và trình độ ứng dụng công nghệ trong quản lý chuỗi chưa cao Ở một số vùng khó khăn của Tây

Nguyên, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý chuỗi cung ứng cà phê còn khá mới lạ và chưa được phổ biến Bên cạnh đó, một số thành phần trong chuỗi cung ứng cà phê như nông dân, thương lái, cơ sở chế biến, sản xuất hiện vẫn quen áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng truyền thống để quản lý chuỗi của mình Việc thay đổi để tiếp cận công nghệ càng trở nên khó khăn, và nó càng khó khăn hơn nữa đối với những người trồng cà phê ở Tây Nguyên - chủ yếu là nông dân - những người thiếu kiến thức và chưa được đào tạo bài bản về việc ứng dụng công nghệ.

Chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất triển khai Blockchain rất tốn kém Hiện nay, công nghệ Blockchain vẫn còn nhiều hạn về mặt chi phí, cơ sở vật chất để có thể áp dụng vào chuỗi cung ứng cà phê vì không phải doanh nghiệp hay đơn vị nào cũng có khả năng chi trả cho việc trang bị các thiết bị công nghệ cảm ứng, hệ thống hiện đại để có thể sử dụng được công nghệ Blockchain Đa phần các nông trường trồng cà phê tại Tây Nguyên vẫn đang theo hình thức hộ gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ nên việc chi tiền để đầu tư công nghệ cao còn nhiều khó khăn Trong môi trường nông thôn và các vùng nông nghiệp, việc này có thể trở thành một rào cản lớn do nguồn lực tài chính hạn chế.

Không có cơ quan quản lý trung ương và quy định chung về ứng dụng Blockchain Blockchain là công nghệ mới liên quan đến nhiều người khác nhau từ các quốc gia khác nhau nhưng hiện tại chưa có bất kỳ luật pháp hoặc quy định chung nào để điều chỉnh các vấn đề xoay xung quanh việc ứng dụng công nghệ này Ngoài ra, việc thiếu vắng cơ quan quản lý trung ương và cơ quan kiểm duyệt trong hệ thống Blockchain đã tạo ra nhiều bất ổn Tại Việt Nam, các thách thức, bất cập về việc ứng dụng triển khai Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng bao gồm: (1) Chưa có khung pháp lý rõ ràng liên quan đến việc huy động vốn, phát hành tài sản mã hóa, tiền mã hóa (2) Chưa có hệ sinh thái khuyến khích ứng dụng, phát triển công nghệ Blockchain, trong đó có việc cơ quan nhà nước chưa thực sự tiên phong trong ứng dụng công nghệ Blockchain trong quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công Đây có thể là một vấn cản trở, gây khó khăn với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng cà phê tại Tây Nguyên và nhà cung cấp dịch vụ giải pháp Blockchain như Bext360.

4.2 Khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm ứng dụng hiệu quả Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên

4.2.1 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp và nông dân trồng cà phê

Chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên hiện nay có những tiềm năng và lợi thế lớn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục Để phát triển chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu bền vững tại Tây Nguyên, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, từ người nông dân, nhà thu mua, nhà chế biến, đến nhà xuất khẩu và Chính phủ trong việc ứng dụng hiệu quả công nghệ Blockchain Đối với doanh nghiệp và nông dân trồng cà phê - hai mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, cần đặc biệt chú trọng vào việc nghiên cứu cách thức thực hiện Blockchain và sẵn sàng thay đổi để thích nghi.

Tự nâng cao nhận thức và áp dụng: Các doanh nghiệp nên có sự hiểu biết sâu rộng kiến thức về các hành động bền vững trong chuỗi cung ứng, về sự phát triển của công nghệ blockchain và các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ này bằng các cách như thúc đẩy sự phát triển của tiêu chuẩn ngành và giao thức tương tác cho các giải pháp chuỗi cung ứng dựa trên Blockchain Bằng cách đó, các công ty có thể thực hiện những bước đầu tiên trong việc tích hợp chuỗi khối vào quản lý chuỗi cung ứng của họ.

Tiên phong ứng dụng : Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước cần tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ bao gồm cả công nghệ Blockchain để nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, cung ứng dịch vụ, đi đầu trong xây dựng môi trường sinh thái Blockchain Sau khi đã tạo ra được môi trường của một “hệ sinh thái Blockchain”, thì việc kết nối các bên liên quan, cũng như phát triển thành một hệ sinh thái hoàn thiện sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn Song song với đó, cần duy trì cơ chế trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng cung ứng dịch vụ công nghệ cả ở trong nước và quốc tế để phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai hệ thống.

Ngày đăng: 13/03/2024, 02:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w