1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học quản trị chuỗi cung ứng đề tài thực tiễn phát triển logistics việt nam

44 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực tiễn phát triển Logistics Việt Nam
Tác giả Nhóm 7
Người hướng dẫn GVHD: Phan Thanh Huyền
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023 – 2024
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 5,47 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS (4)
    • 1.1 Tổng quan tình hình phát triển logistics thế giới (4)
      • 1.1.1 Tổng quan (4)
      • 1.1.2 Tốc độ tăng trưởng (4)
      • 1.1.3. Top quốc gia đứng đầu thế giới về hiệu suất thực hiện logictis (5)
      • 1.1.4 Top những quốc gia cung cấp dịch vụ Logistics lớn nhất thế giới (6)
    • 1.2. Sự phát triển của logistics Việt Nam (0)
      • 1.2.1. Tổng quan về ngành Logistic ở Việt Nam (0)
      • 1.2.2. Quy mô và Tốc độ tăng trưởng ngành Logistics ở Việt Nam (0)
      • 1.2.3. Nguồn nhân lực (0)
      • 1.2.3. Top các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI VIỆT NAM (0)
    • 2.1. Hạ tầng logistics Việt Nam (0)
      • 2.2.1. Hạ tầng vận tải (11)
      • 2.2.2 Hạ tầng kho bãi (18)
    • 2.3 Dịch vụ logistic Việt Nam (19)
      • 2.3.1 Tổng quan chỉ số LPI của Việt Nam (19)
      • 2.3.2 Chi phí Logistic tại Việt Nam (29)
  • CHƯƠNG 3: MỞ RỘNG CHUYỂN ĐỔI LOGISTICS (31)
    • 3.1. Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam (31)
      • 3.1.1. Lý luận chung (31)
      • 3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số ở doanh nghiệp logistics 27 3.1.3. Đánh giá (33)
      • 3.1.4. Đề xuất giải pháp (41)

Nội dung

Sự cố tàu container va chạm với câycầu quan trọng ở Mỹ làm nổi bật nguy cơ gián đoạn mới trong hoạt động logistics, khi cơsở hạ tầng phát triển không theo kịp tốc độ tăng trưởng nhanh ch

TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS

Tổng quan tình hình phát triển logistics thế giới

Theo báo cáo của UNCTAD công bố vào tháng 3 năm 2024, thương mại toàn cầu đã có dấu hiệu phục hồi tích cực trong quý 1 năm 2024, sau khi sụt giảm 3% trong năm 2023 Chuỗi cung ứng hàng hóa tiếp tục dịch chuyển, kéo theo những thay đổi trong hoạt động logistics.

Căng thẳng trong chuỗi cung ứng xuyên biên giới, cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường, công nghệ và an ninh mạng, đặt ra những thách thức đáng kể đối với hoạt động hậu cần và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu Sự cố tàu container va chạm với cây cầu quan trọng ở Mỹ làm nổi bật nguy cơ gián đoạn mới trong hoạt động logistics, khi cơ sở hạ tầng phát triển không theo kịp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của phương tiện vận tải trên toàn thế giới.

Những biến động, rủi ro trên thị trường logistics toàn cầu đã thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và các bên liên quan nhằm giải quyết thách thức và duy trì hoạt động.

Quý 1 năm 2024, ngành logistics ghi nhận những tín hiệu khả quan với nhu cầu tăng mạnh và chi phí vận chuyển ổn định Song song đó, ngành cũng đứng trước thách thức thiếu hụt nguồn nhân lực, nhu cầu chuyển đổi số và phát triển logistics xanh.

Sự phát triển tích cực này diễn ra một năm sau đợt sụt giảm: vào năm 2022, mức tăng trưởng âm 5,2% so với cùng kỳ năm trước đã khiến thị trường thu hẹp xuống còn 495 tỷ USD Lạm phát cao và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt có thể góp phần vào sự suy giảm này Năm 2021, doanh thu lên tới 522 tỷ USD Mức tăng hơn 20% này kể từ năm 2020 xảy ra bất chấp tình trạng đóng cửa kéo dài và các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu Vào năm 2023, thị trường hậu cần thương mại điện tử toàn cầu đã lấy lại được vị thế đã mất và vượt qua mức của năm 2021 Nó cũng được dự báo sẽ tăng trưởng.

Dự đoán của Transport Intelligence cho thấy thị trường hậu cần thương mại điện tử toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trên 10%, từ năm 2022 đến 2027 Thị trường dự kiến đạt giá trị 788 tỷ đô la vào năm 2027, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các giải pháp hậu cần hiệu quả và đáng tin cậy trong lĩnh vực thương mại điện tử.

1.1.3 Top quốc gia đứng đầu thế giới về hiệu suất thực hiện logistics

Singapore đứng đầu với số điểm 4,30 Trên tất cả các lĩnh vực đánh giá, nó đứng số một ngoại trừ các lô hàng quốc tế nơi nó xếp vị trí thứ hai là Hồng Kông Phần Lan đứng thứ hai với tổng số điểm là 4,20 Điều thú vị là Phần Lan lại là quốc gia đánh bại Singapore về điểm số vận chuyển quốc tế hàng đầu Bốn quốc gia đồng hạng trong bảng xếp hạng tiếp theo với số điểm 4,10: Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ và Đan Mạch.

Hai quốc gia có tổng điểm thấp nhất là Afghanistan và Libya Cả hai đều có 1,90.

Trong khi Afghanistan đạt điểm cao hơn về hải quan, năng lực hậu cần và tính kịp thời thì Libya có các chuyến hàng quốc tế và truy tìm dấu vết mạnh hơn Cả hai nước đều đạt điểm như nhau về cơ sở hạ tầng.

Sau Singapore, Thụy Sĩ và Đan Mạch đạt điểm cao nhất ở hạng mục hải quan Cả hai đều đạt điểm 4,10 Trong cùng hạng mục đó, Somalia đạt điểm 1,5, trong khi Angola và Yemen mỗi nước đạt điểm 1,7.

Về cơ sở hạ tầng, Thụy Sĩ xếp thứ hai sau Singapore với số điểm 4,40, trong khi Đức và Canada đạt 4,30 điểm Đối với các chuyến hàng quốc tế, Yemen đứng cuối với số điểm 1,70 Về năng lực hậu cần, Somalia đứng cuối với 1,80 điểm Angola và Cameroon có số điểm thấp nhất về tính kịp thời với 2,10 điểm.

Mỹ hòa với Hàn Quốc với số điểm 3,80 nhưng đánh bại cả Trung Quốc và Anh, cả hai đều chỉ đạt 3,70 Hàn Quốc đánh bại Mỹ một chút về hải quan và cơ sở hạ tầng, nhưng Mỹ đạt điểm cao hơn một chút về năng lực hậu cần và theo dõi.

1.1.4 Top những quốc gia cung cấp dịch vụ Logistics lớn nhất thế giới

North America (United States, Canada and Mexico) Europe (Germany, UK, France, Italy, Russia and Turkey etc.) Asia-Pacific (China, Japan, Korea, India, Australia, Indonesia, Thailand, Philippines, Malaysia and Vietnam)

South America (Brazil, Argentina, Columbia etc.) Middle East and Africa (Saudi Arabia, UAE, Egypt, Nigeria and South Africa)

1.1.5 Top các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics lớn nhất trên thế giới AP Moller-Maersk: 4,1 triệu TEU

- AP Moller-Maersk, công ty vận tải liên hợp lớn nhất thế giới, sở hữu tổng công suất đạt 4,1 triệu TEU Tính đến tháng 12 năm 2019, đội tàu của Maersk bao gồm 708 chiếc, trong đó 307 tàu container là tự sở hữu và 401 tàu container được thuê

Maersk luôn nỗ lực mở rộng quy mô hoạt động.

- Maersk hoạt động đa dạng không chỉ trong lĩnh vực vận tải biển mà còn tập trung vào viễn dương, hậu cần, bến cảng, lai dắt, sản xuất, và nhiều lĩnh vực khác Nền tảng hậu cần container kỹ thuật số TradeLens của Maersk phục vụ 98 cảng và thiết bị đầu cuối được tích hợp trực tiếp, thể hiện cam kết của công ty trong việc nâng cao tiện ích và hiệu quả cho ngành vận tải biển toàn cầu.

Mediterranean Shipping Company-MSC: 3,8 triệu TEU

- Đội tàu container của Công ty Vận tải biển Địa Trung Hải (MSC) có tổng công suất tiếp nhận lên đến 3,8 triệu TEU Với một đội tàu gồm 560 chiếc, có khả năng chở tải lên đến 21 triệu TEU hàng hóa mỗi năm, MSC đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển toàn cầu.

- Mạng lưới hoạt động của MSC bao gồm 493 văn phòng trải rộng trên 155 quốc gia và sử dụng sức lao động của 70.000 nhân viên, trong khi đội tàu của họ ghé thăm hơn 500 cảng trên toàn thế giới.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Dịch vụ logistic Việt Nam

LPI (Logistics Performance Index) nghĩa là chỉ số Hiệu quả Logistics, công cụ đo lường do Ngân hàng Thế giới (World Bank) xuất hiện đầu tiên vào năm 2007, được đưa ra để xếp hạng hiệu quả, năng lực hoạt động logistics của các quốc gia Chỉ số này được xác định hai năm một lần, vào các năm chẵn

Tiêu chí đánh giá chỉ số LPI:

Cơ sở hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (cơ sở hạ tầng về cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, kho bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ IT)

Kết nối và vận chuyển quốc tế: Mức độ dễ dàng khi thu xếp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với giá cả cạnh tranh, liên quan đến các chi phí như phí đại lý, phí cảng, phí cầu đường, phí lưu kho bãi…;

Chất lượng dịch vụ: Năng lực và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics;

Truy xuất: Khả năng lưu trữ, theo dõi và truy xuất các lô hàng;

Thời gian giao nhận cam kết: Sự đúng lịch của các lô hàng khi tới đích so với thời hạn đã định: các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan và giao đúng thời hạn.

Thông quan: Hiệu quả của các cơ quan kiểm soát tại biên giới, ví dụ như tốc độ,tính đơn giản, và khả năng dự đoán trước của các thủ tục khi thông quanCác tiêu chí trên được lựa chọn dựa trên những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm và trên kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia trong lĩnh vực logistics, bao gồm các công ty logistics lớn trên thế giới Sáu tiêu chí của LPI quốc tế có thể được phân làm 02 nhóm chính:

- Đầu vào chính của chuỗi cung ứng: các tiêu chí liên quan đến cơ chế, chính sách (Thông quan, Hạ tầng và Năng lực dịch vụ)

- Đầu ra của chuỗi cung ứng: các chỉ số về Thời gian, Chi phí và Mức độ tin cậy (tương ứng với các tiêu chí Thời gian, Giao hàng và Truy xuất)

Các chỉ số này sẽ được tính toán và đánh giá theo thanh từ 1 đến 5

Chỉ số LPI của Việt Nam

Bảng: Xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm

Năm LPI rank 6 thành phần cấu thành Điểm tổng

Theo dõi qua 7 thời kỳ đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho thấy năng lực hoạt động Logistic của Việt Nam có nhiều biến đổi tích cực Điều này thể hiện sự nỗ lực trong cải cách thể chế chính sách và môi trường kinh doanh, đầu tư nâng cấp hạ tầng Logistics

Trong năm 2023, số điểm LPI được công bố, số điểm của Việt Nam đã tăng từ 3,27 lên 3,3 điểm, tuy nhiên, tổng quan chung của cả ngành so với thế giới lại giảm xuống hạng 43 Điều này là do ảnh hưởng của tác động Covid-19 gây nên sự đình trệ kéo dài khiến hàng hóa bị tắc nghẽn, sản xuất đình trệ Xong, các điểm thành phần đã gia tăng đáng kể đảm bảo sự cân bằng giữa các thành phần Trong công bố năm này, có thể thấy chất lượng cơ sở hạ tầng có sự cải thiện rõ rệt Động lực chính của thời kỳ này là sự đóng góp của yếu tố truy xuất đạt 3,4 điểm Đồng thời cũng có thể thấy trong suốt toàn bộ các thời kỳ, yếu tố về thông quan và cơ sở hạ tầng chính là nhân tố hạn chế trong sự phát triển Logistics Việt Nam

2.3.1.1 Cơ sở hạ tầng (Infrastructure)

Trong toàn bộ thời kỳ, có thể nhận thấy cơ sở hạ tầng vẫn là yếu tố gây hạn chế sự tăng trưởng của ngành Logistics nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung Hệ thống cơ sở hạ tầng đến nay vẫn chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.

Dựa theo thông báo của Bộ Giao Thông Vận Tải, thì phương thức hoạt động chính hiện nay vẫn là vận tải đường bộ Tuy nhiên, các hạ tầng cơ sở giao thông hiện nay thường xuyên trong tình trạng quá tải và xuống cấp, hệ thống liên kết giữa các khu vực trong nước và quốc tế còn rời rạc gây cản trở trong quá trình giao thương.

Cũng theo Bộ Giao thông vận tải “khoảng 20% số cảng biển tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của ngành logistics, trong khi hơn 50% số cảng biển chịu tình trạng quá tải và thiếu hụt các tiện ích phục vụ logistics Với hàng không, khoảng 30% số sân bay tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của ngành logistics nhưng hơn 40% số sân bay ở tình trạng quá tải và thiếu hụt các tiện ích.*”

Về tình hình kinh doanh của dịch vụ kho năm 2023, do tác động của bối cảnh kinh tế chung, tỷ lệ lấp đầy kho nhìn chung không cao và có sự phân hóa giữa các loại kho.

Tính đến hiện tại thì các kho bãi cũng chưa đủ số lượng và chưa đáp ứng được nhu cầu về lưu trữ và quản lý hàng hóa khi chỉ có 10% cơ sở kho bãi đủ yêu cầu, trong khi có tới hơn

50% cơ sở kho bãi khác ở trong tình trạng quá tải và thiếu hụt về tiện ích phục vụ logistics như công nghệ quản lý kho, nhất là kho đông lạnh và dây chuyền cung ứng hàng đông lạnh Có thể thấy, dịch vụ kho bãi vẫn gặp nhiều trở ngại, bị tác động rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài.

2.3.1.2 Vận tải quốc tế (International Shipments)

Chuỗi cung ứng hiện đại tại Việt Nam đang hoạt động kém hiệu quả do thiếu tính chuyên nghiệp, dẫn đến hàng hóa vận chuyển chậm trễ, không đảm bảo an toàn và chi phí cao Bên cạnh đó, hệ thống thông tin và công nghệ hiện đại chưa được ứng dụng để giám sát, quản lý chuỗi cung ứng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

MỞ RỘNG CHUYỂN ĐỔI LOGISTICS

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam

3.1.1.1 Khái niệm Đối với lĩnh vực logistics, chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ số để thay đổi các quy trình, mô hình và hoạt động logistics nhằm nâng cao hiệu quả, tính linh hoạt và khả năng ứng phó của chuỗi cung ứng Chuyển đổi số trong logistics có thể được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ việc triển khai các giải pháp công nghệ đơn lẻ hoặc giải pháp toàn diện cho đến việc xây dựng các mô hình logistics hoàn toàn mới dựa trên công nghệ số nhằm tạo ra những giá trị mới, cơ hội mới và nguồn doanh thu mới

Như vậy, có thể hiểu chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics là quá trình doanh nghiệp logistics ứng dụng công nghệ số và khai thác quá trình số hóa để nâng cao năng lực quản trị, đổi mới phương thức hoạt động và chất lượng dịch vụ, phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, giá trị chuỗi, hệ sinh thái kinh doanh đáp ứng yêu cầu thay đổi của thị trường và nền kinh tế

Một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2025, theo Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ là tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cùng các tiến bộ kỹ thuật, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics Đóng vai trò quan trọng như "mạch máu" của nền kinh tế quốc gia, ngành logistics là ngành dịch vụ trọng yếu, tạo ra giá trị gia tăng cao và đóng vai trò cốt lõi trong thương mại hàng hóa, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Tiếp cận ở góc độ vi mô với từng doanh nghiệp, chuyển đổi số trong logistics có vai trò quan trọng với cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cũng như doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics

Thứ nhất, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm khách hàng, đặc biệt ở góc độ minh bạch thông tin, truy vết và kiểm soát chứng từ Do đặc thù ngành logistics là cung cấp dịch vụ tác động đến hàng hóa của các bên khác nên nhu cầu về việc kiểm tra tình trạng hàng hóa theo thời gian thực luôn là nhu cầu then chốt Các giải pháp công nghệ bao gồm phần cứng và các phần mềm nghiệp vụ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết bài toán này, từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tạo cơ hội tăng trưởng về doanh thu.

Thứ hai, chuyển đổi số tạo điều kiện cho doanh nghiệp tối ưu hiệu suất, hướng đến gia tăng hiệu quả kinh doanh Các dịch vụ logistics vốn đòi hỏi sự kết nối giữa nhiều nguồn lực tại nhiều địa điểm để lưu trữ và giao hàng tới điểm đến Các ứng dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp bức tranh tổng thể về nhu cầu và nguồn lực sẵn có Từ đó, người điều hành có thể lập kế hoạch tối ưu hóa tài nguyên thay vì thực hiện phân tán như trước khi áp dụng công nghệ.

Thứ ba, chuyển đổi số giúp tăng cường liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức, các phòng ban có các công việc, mục tiêu liên quan tới nhau và họ có thể dễ dàng nắm bắt được nhờ thông tin trên hệ thống Điều này sẽ giúp tăng tính minh bạch trong tổ chức và tối ưu hiệu suất làm việc của tất cả các thành viên trong tổ chức

Thứ tư, chuyển đổi số trong logistics đem đến lợi ích về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cụ thể là giảm thiểu phát thải carbon nhờ việc tối ưu lộ trình vận chuyển cũng như quản trị tốt việc giao hàng dựa trên các ứng dụng về trí tuệ nhân tạo Lợi ích này không chỉ mang lại giá trị cho từng doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế và chất lượng dịch vụ mà còn tác động chung đến toàn ngành logistics cũng như nền kinh tế

Thứ năm, tiết kiệm chi phí Tự động hóa các công việc và loại bỏ các bước không hiệu quả, ngành Logistics có thể giảm thiểu thời gian và công sức lao động, giảm chi phí nhân lực Bên cạnh đó, công nghệ số cũng cho phép theo dõi và quản lý tài nguyên như kho hàng, xe vận chuyển và lao động một cách hiệu quả hơn Thông qua việc sử dụng tài nguyên một cách tối ưu, giúp tránh sự lãng phí và đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng đúng thời gian và đúng mục đích

Thứ sáu, tăng khả năng cạnh tranh Từ việc tự động hóa quy trình vận chuyển,quản lý kho hàng, đến sử dụng dữ liệu và phân tích thông tin để đưa ra quyết định thông minh, công nghệ số giúp cải thiện sự linh hoạt, tăng năng suất và giảm chi phí hoạt động.

Nhờ đó, các doanh nghiệp Logistics có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn, nhanh chóng hơn và có chi phí cạnh tranh hơn so với đối thủ

Thứ bảy, Tạo ra cơ hội mới Công nghệ số mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam để phát triển dịch vụ mới và tạo ra các mô hình kinh doanh sáng tạo, như dịch vụ giao hàng nhanh chóng, dịch vụ đặt hàng trực tuyến và giải pháp logistics tích hợp

Thứ tám, Tiếp cận thị trường toàn cầu Công nghệ số cho phép các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam tiếp cận và tương tác với thị trường toàn cầu một cách dễ dàng hơn, mở ra cơ hội hợp tác và mở rộng kinh doan\

3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số ở doanh nghiệp logistics

Việc triển khai chuyển đổi số là một quá trình phức tạp kèm theo nhiều rào cản có thể hạn chế thành công của nó Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc nhận ra tiềm năng của chuyển đổi số, các các rào cản có thể cản trở hoặc ngăn chặn việc thực hiện thành công chuyển đổi số Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần nhận ra các yếu tố thúc đẩy sự thành công chuyển đổi số nói chung và trong logistics nói riêng

3.1.2.1 Các yếu tố bên ngoài Môi trường tự nhiên:

Thời tiết và điều kiện địa lý: Việc đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc địa hình phức tạp có thể ảnh hưởng đến việc triển khai và sử dụng các giải pháp kỹ thuật số trong hoạt động logistics, như vận chuyển và lưu trữ hàng hóa

Biến đổi khí hậu tiềm ẩn những tác động môi trường nghiêm trọng, bao gồm cả lũ lụt và ngập úng Những sự kiện này làm tăng nhu cầu quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng, thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công nghệ số để ứng phó và quản lý.

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w