Quản trị chuỗi cung ứng và thực trạng phát triển logistics Việt Nam

MỤC LỤC

Hạ tầng logistics Việt Nam

Hạ tầng vận tải 1. Đường bộ

    Mặc dù việc phát triển hạ tầng đường sắt có tiến bộ, xong vẫn tồn tại các hạn chế về cơ sở hạ tầng đường sắt tại các khu vực trọng điểm (Đồng Đăng; Yên Viên - Đông Anh) khi Đường sắt Việt Nam gia tăng vận chuyển đường sắt liên vận quốc tế như năng lực đón, lập và giải thể tàu liên vận quốc tế; hệ thống kho bãi tại các khu vực quá tải gây tắc nghẽn vào một số thời điểm nhất định. Mặc dù đóng góp khoảng 20% sản lượng vận tải của toàn ngành giao thông (cứ 5 tấn hàng được vận chuyển tại Việt Nam thì có 1 tấn được vận chuyển bằng đường thủy nội địa), nhưng nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa so với tổng đầu tư ngành giao thông vận tải còn chiếm tỷ lệ chưa đến 5% (cả ngân sách nhà nước và đầu tư tư nhân, trong đó ngân sách nhà nước chiếm chưa đến 2%). Tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các cảng cạn và điểm thông quan nội địa (ICD) đang hoạt động hiện nay khoảng 4,2 triệu TEU/năm (cảng cạn, ICD ở khu vực phía Bắc thông qua khoảng 0,45 triệu TEU/năm, khu vực phía Nam khoảng 3,65 triệu TEU/năm), trong đó 90% hàng hóa thông qua ICD, bao gồm 06 ICD đã quy hoạch thành cảng cạn và cả cụm cảng ICD Trường Thọ, TP.

    Hạ tầng kho bãi

    Kho ngoại quan cũng bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh. Khảo sát tại hệ thống kho ngoại quan phục vụ ngành gỗ trong khu vực phía Nam cho thấy, tỷ lệ lấp đầy giai đoạn quý II/2023 chỉ đạt 40% công suất kho. Con số đó cho thấy dịch vụ kho bãi vẫn gặp nhiều trở ngại, bị tác động rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài.

    MỞ RỘNG 3.1. Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam

    Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số ở doanh nghiệp logistics Việc triển khai chuyển đổi số là một quá trình phức tạp kèm theo nhiều rào cản có

    Thời tiết và điều kiện địa lý: Việc đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc địa hình phức tạp có thể ảnh hưởng đến việc triển khai và sử dụng các giải pháp kỹ thuật số trong hoạt động logistics, như vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Biến đổi khí hậu và tác động môi trường: Các biến đổi khí hậu và tác động môi trường có thể gây ra các vấn đề như lũ lụt, ngập úng hoặc tăng cường sự cần thiết của việc quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ số để quản lý và đối phó. Tài nguyên tự nhiên: Sự khan hiếm của tài nguyên tự nhiên như nhiên liệu hoặc nước có thể tăng áp lực để tối ưu hóa hoạt động logistics, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ số để giảm lượng tài nguyên sử dụng và tối ưu hóa hiệu suất.

    Đào tạo và giáo dục: Môi trường văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng đến hệ thống đào tạo và giáo dục, cung cấp những nguồn nhân lực có kỹ năng và kiến thức cần thiết để triển khai và quản lý các giải pháp số trong doanh nghiệp logistics. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích: Chính phủ có thể thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics thông qua việc áp dụng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích, bao gồm các chính sách về đầu tư, thuế và hỗ trợ đào tạo. Tương tác với cơ quan quản lý: Sự tương tác tích cực và hợp tác với các cơ quan quản lý và điều tiết là quan trọng để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và đạt được sự chấp nhận từ phía chính phủ trong quá trình triển khai các giải pháp số.

    Chính sách và quy định về thương mại điện tử: Môi trường kinh tế luật cung cấp các quy định và hỗ trợ liên quan đến thương mại điện tử và chuyển đổi số, tạo điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế cho các doanh nghiệp logistics triển khai các giải pháp số. Hệ thống thanh toán và tài chính số: Sự phát triển của hệ thống thanh toán và tài chính số có thể tạo ra các cơ hội mới cho các doanh nghiệp logistics để tích hợp các dịch vụ và quy trình kinh doanh vào môi trường kinh tế số. Các nhà lãnh đạo phải tin tưởng vào giá trị và lợi ích của các công nghệ mới và hỗ trợ việc triển khai chúng trong hoạt động của tổ chức, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc triển khai và đôi khi cần phải tự mình đóng vai trò dẫn dắt quá trình triển khai với những hành trình chuyển đổi số nhiều khó khăn, thách thức.

    Chính sách này có thể bao gồm việc cung cấp tài trợ cho các dự án chuyển đổi số, hỗ trợ trong việc đào tạo nhân lực chuyên ngành, hoặc tạo ra các khu vực kỹ thuật số đặc biệt để thu hút các doanh nghiệp logistics.

    Đánh giá 1. Thành tựu

    Ví dụ điển hình về một số doanh nghiệp lớn đã áp dụng thành công giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả cho dịch vụ logistics, giảm đáng kể chi phí liên quan như: cảng điện tử (ePort) và lệnh giao hàng điện tử (eDO) tại Tân Cảng Sài Gòn; ứng dụng giải pháp tổng thể trong dịch vụ logistics tại Công ty T&M Forwarding,. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam (VLI) năm 2022, có 75% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm quản lý giao nhận (FMS); 63,89% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng, phần mềm quản lý kho hàng (OMS và WMS); 61,11% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm quản lý vận tải (TMS). Bên cạnh đó, cơ cấu vận tải hàng hóa phụ thuộc nhiều vào vận tải đường bộ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí logistics cao (cao hơn so với các nước trên thế giới, tương đương khoảng 18% tổng ngân sách quốc nội (GDP), trong khi mức bình quân thế giới là 14%) đã làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

    Tổng quan, chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các quốc gia, như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và khối EU do hạn chế về kết cấu hạ tầng cảng biển gắn liền với dịch vụ sau cảng; công tác quy hoạch hạ tầng logistics, gồm cảng biển, cảng cạn, trung tâm logistics, depot, bãi đậu xe tải, xe container… chưa hiệu quả. Điều này biểu hiện ở việc các doanh nghiệp chưa có kế hoạch tuyển dụng định kỳ và lâu dài mà thường chỉ tuyển dụng khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhân lực trước mắt; Quy trình đào tạo và phát triển nhân lực chưa bài bản, chuyên nghiệp. Về kỹ thuật: Dưới góc độ kỹ thuật, các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cũng nhìn nhận yếu tố thiếu hạ tầng cơ sở công nghệ cũng như nghiệp vụ quản lý rủi ro và an minh mạng còn yếu cũng là những rào cản lớn tác động đến sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, có đến 55,4% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng, hạ tầng cơ sở công nghệ cho ngành logistics của Việt Nam chưa đủ tốt cũng là yếu tố tác động đến sự thành công của hoạt động chuyển đổi số. Với 62,3% số doanh nghiệp dịch vụ logistics có vốn dưới 3 tỷ đồng, và 31,5% có vốn từ 3 - 50 tỷ đồng trong khảo sát của Ban Biên tập báo cáo, khả năng ứng dụng các giải pháp công nghệ đắt đỏ là rất khó khăn trong khi quá trình chuyển đổi số thường đòi hỏi tiêu tốn từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng. Theo đánh giá chung, hiện nay, đa số DN mới chỉ dừng ở mức độ số hóa, tức là chuyển dữ liệu hoạt động sang dạng lưu trữ điện tử chứ chưa có sự kết nối và khả năng tra cứu số liệu cũng như xử lý đơn hàng trên nền tảng trực tuyến.

    Hiện nay, dù phần lớn các DN logistics thuộc về DN nội nhưng thực tế, sức cạnh tranh so với các DN lớn quốc tế lại cho thấy rất nhiều vấn đề, chủ yếu bắt nguồn từ những hạn chế đã đề cập gồm: Tiềm lực tài chính yếu, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn chất lượng cao.

    Đề xuất giải pháp

    Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tại DN cung cấp dịch vụ logistics còn chưa cao. Các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa ứng dụng được nhiều tại Việt Nam. Ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên nhân khác như: thiếu kỹ năng quản trị, bộ máy cồng kềnh.

    Nhiều DN Việt đang phải đối mặt với thách thức và sự cạnh tranh gay gắt đến từ phía thị các DN nước ngoài, với những đơn vị dày dặn kinh nghiệm, khả năng cung cấp dịch vụ và tiềm lực tài chính tốt hơn.