BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN : QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ TÀI: Kế hoạch chuỗi cung ứng và định dạng mô hình sản xuất của Pepsi

31 13 0
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN : QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ TÀI: Kế hoạch chuỗi cung ứng và định dạng mô hình sản xuất của Pepsi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về năng lực lõi a Khái niệm Năng lực lõi là hệ thống con người, tri thức, công cụ, tài sản và quy trình có quan hệ mật thiết với nhau để giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh tro

lOMoARcPSD|18351890 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ o0o BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN : QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG -* - ĐỀ TÀI: Kế hoạch chuỗi cung ứng và định dạng mô hình sản xuất của Pepsi Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thu Trang Lớp học phần : 231_BLOG2011_02 Hà Nội, 2023 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 1.1 Tổng quan về năng lực lõi 4 1.2.1 Khái niệm sản xuất 5 1.2.2 Một số mô hình sản xuất phổ biến 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG 10 2.1: Tổng quan về công ty 10 2.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển 10 2.1.2 Một số thành tựu của công ty 15 2.2: Chuỗi cung ứng của Pepsi 16 2.2.1: Mô hình chuỗi cung ứng Pepsi 16 2.2.2: Mô tả chuỗi cung ứng của Pepsi 17 2.2.3: Thực trạng hoạt động sản xuất 19 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA PEPSI 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 LỜI KẾT 30 1 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 LỜI CẢM ƠN Nhóm 1 chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên bộ môn Quản trị chuỗi cung ứng – Nguyễn Thu Trang Chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã giảng dạy, hướng dẫn giúp chúng em có được những kiến thức vô cùng bổ ích để làm bài thảo luận này.Từ đó, chúng em lại có thêm cơ hội để tìm hiểu các doanh nghiệp , nghiên cứu các kiến thức liên quan đến môn học và đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này Do chưa có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chắc hẳn bài thảo luận của nhóm em vẫn còn nhiều thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét, đóng góp ý kiến từ cô để có thể rút kinh nghiệm cũng như có thêm cho mình những kiến thức mới để có thể hoàn thiện hơn trong những bài thảo luận tiếp theo Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 LỜI MỞ ĐẦU Là một lĩnh vực ngày càng quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại, quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra sự thành công và sự cạnh tranh cho các tổ chức và doanh nghiệp Quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng không chỉ đảm bảo việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ đúng thời gian, địa điểm và chất lượng mà còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp Trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp và toàn cầu hóa, việc điều hành một chuỗi cung ứng thông suốt và hiệu quả trở thành một thách thức đối với các nhà quản lý Các yếu tố như tồn kho, vận chuyển, lập kế hoạch sản xuất, quản lý đối tác và kết nối với khách hàng đều có vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu kinh doanh và tạo ra giá trị cho tổ chức Bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu và phân tích chi tiết về quản trị chuỗi cung ứng, từ khái niệm cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý chuỗi cung ứng, đến các phương pháp và công cụ thực tiễn để đạt được sự tối ưu hóa trong quản lý chuỗi cung ứng Chúng ta sẽ tập trung vào các khía cạnh quan trọng như năng lực cốt lõi, tính linh hoạt, độ phối hợp và hiệu quả chi phí của mô hình sản xuất của chuỗi cung ứng Từ đó sẽ xem xét và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp pepsi trong việc quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả nhất Với mục tiêu này, bài tiểu luận hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng và cung cấp các lời khuyên và giải pháp để nâng cao hiệu suất quản lý chuỗi cung ứng trong môi trường kinh doanh thực tế 3 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan về năng lực lõi a) Khái niệm Năng lực lõi là hệ thống con người, tri thức, công cụ, tài sản và quy trình có quan hệ mật thiết với nhau để giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong một lĩnh vực nào đó Nói cách khác, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp là lợi thế cạnh tranh mà không đối thủ nào có thể cung cấp hay tái tạo một cách hợp lý b) Đặc điểm của năng lực cốt lõi Năng lực lõi bao gồm các đặc điểm chính như sau: • Thứ nhất, năng lực lõi phải cung cấp khả năng tiếp cận nhiều loại thị trường khác nhau và sử dụng rộng rãi cho nhiều sản phẩm • Thứ hai, năng lực lõi phải có khả năng cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng, người tiêu dùng • Thứ ba , năng lực lõi phải sở hữu lợi thế vượt trội, không dễ bị đối thủ đánh bại c) Các tiêu chí đánh giá năng lực lõi của doanh nghiệp Mỗi năng lực cốt lõi là một năng lực nhưng không phải năng lực nào cũng có thể trở thành năng lực cốt lõi Để trở thành năng lực lõi thì cần thoả mãn các điều kiện như sau: • Mang lại giá trị vượt trội: - Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì doanh nghiệp đó phải mang lại giá trị cho khách hàng Năng lực lõi sẽ có giá trị cao nếu như nó cho phép doanh nghiệp khai thác được cơ hội mới và đối phó những áp lực từ sự biến động của thị trường - Với sự thay đổi không ngừng của nhu cầu người tiêu dùng, doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét giá trị của những năng lực hiện có để bổ sung, cải tiến theo từng giai đoạn Nếu không, các năng lực cốt lõi này sẽ dần mất đi giá trị, lỗi thời và bị lãng quên 4 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 • Tính khan hiếm: - Tính khan hiếm là một trong các yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển lâu dài Các tài nguyên, năng lực chỉ tồn tại ở một hoặc một vài doanh nghiệp đem đến khả năng cạnh tranh mạnh mẽ cho họ Năng lực lõi phải là năng lực hiếm trên thị trường mà đối thủ ít có được bởi nếu năng lực không hiếm thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên vô cùng khốc liệt • Khó thay thế: - Năng lực cốt lõi phải là năng lực không có một nguồn lực nào có giá trị chiến lược tương đương trong doanh nghiệp Những năng lực cốt lõi thường là năng lực tiềm ẩn khó nhận ra, mà càng khó nhận ra thì càng khó bắt chước • Khó bắt chước và sao chép: - Năng lực cốt lõi là năng lực khó bị đối thủ hay các doanh nghiệp khác bắt chước Bởi vì khi một doanh nghiệp muốn bắt chước một doanh nghiệp khác sẽ tốn rất nhiều công sức và thời gian Vì vậy một năng lực sẽ không được coi là năng lực cốt lõi nếu đối thủ của doanh nghiệp đó dễ dàng sao chép được - Năng lực dựa trên việc kết hợp chủ yếu các nguồn lực hữu hình có sẵn sẽ dễ dàng bị bắt chước hơn là các năng lực dựa trên việc kết hợp hiệu quả các nguồn lực vô hình Các năng lực hữu hình phải kể đến đó chính là nhà máy, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất…Năng lực vô hình bao gồm giá trị thương hiệu, năng lực sáng tạo và bằng sáng chế… 1.2 Tổng quan về mô hình sản xuất 1.2.1 Khái niệm sản xuất Sản xuất là quá trình biến đổi hình thái của các đầu vào ( vật chất) nhằm sáng tạo ra sản phẩm và dịch vụ đầu ra ( hàng hóa) Quá trình này tạo ra lợi ích lớn hơn cho con người gia tăng thêm giá trị cho các đầu vào, đồng thời làm tăng giá trị tài sản cho doanh nghiệp Trong chuỗi cung ứng, sản xuất có vai trò sáng tạo ra giá trị mới trên cơ sở đầu vào thành các ích dụng đầu ra 5 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 1.2.2 Một số mô hình sản xuất phổ biến a) Sản xuất để dự trữ ( MTS - Make to stock) Sản xuất để dự trữ ( MTS) là một chiến lược sản xuất truyền thống được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự báo về cầu sản phẩm của người tiêu dùng Thay vì đặt định mức sản phẩm và sau đó cố gắng bán hết số hàng hóa đó, một công ty sử dụng MTS sẽ ước tính sản phẩm của họ có thể thu hút được bao nhiêu đơn đặt hàng, và sau đó cung cấp đủ hàng tồn kho để đáp ứng số đơn đặt hàng đó Ưu và nhược điểm của mô hình sản xuất MTS: • Ưu điểm - Các sản phẩm trong chiến lược MTS thường có giá bán rẻ và phục vụ nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm… - Việc sản xuất để lưu kho sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cung cấp hàng hoá sản phẩm cho nhà cung cấp, phân phối Tránh tình trạng thiếu hàng đột xuất và phải đi tìm nguồn hàng thay thế gây mất thời gian và công sức - Việc sản xuất MTS còn giúp gia tăng cơ hội bán hàng hoá vì luôn chủ động được nguồn hàng trong kho sẵn sàng cung ứng Từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn mà không bị động trước nhu cầu thay đổi của thị trường hay đối tác • Nhược điểm - Nhược điểm của MTS không đến trực tiếp mà gián tiếp do sự dự đoán sai lệch về nhu cầu của thị trường Nếu lượng dự báo sai số càng lớn thì tỷ lệ hàng tồn kho càng cao Lúc này, vốn thanh khoản dòng tiền và vòng quay sản phẩm sẽ càng chậm hơn - Một số mặt hàng có tốc độ phát triển nhanh ( điện tử, công nghệ) thì lượng tồn kho nhiều có thể nhanh bị lỗi thời Hàng dự trữ ràng buộc vốn, làm tăng chi phí và 6 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 rủi ro nên cần triển khai tốt quá trình S&OP để tránh vốn bị ràng buộc, chi phí quá cao và giảm thiểu rủi ro b) Lắp ráp theo đơn hàng ( ATO - Assemble to order) Lắp ráp theo đơn hàng ( ATO) là một chiến lược sản xuất kinh doanh trong đó các sản phẩm do khách hàng đặt được sản xuất nhanh chóng và có thể tùy chỉnh ở một mức độ nhất định Chiến lược ATO yêu cầu các bộ phận cơ bản của sản phẩm phải được sản xuất sẵn nhưng chưa được lắp ráp Sau khi nhận được đơn đặt hàng, các bộ phận sẽ được nhanh chóng lắp ráp và gửi đến khách hàng ATO có nhiều lựa chọn hay kết hợp để tạo thành phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu của khách hàng Đa số các sản phẩm ATO đều có giá trị cao, thời gian làm ra sản phẩm dài hơn, sản phẩm có thể bị lỗi theo thời gian Ưu và nhược điểm của mô hình ATO: • Ưu điểm - Giảm chi phí vốn: bằng cách giảm nhu cầu lưu trữ và tồn kho, chiến lược lắp ráp theo đơn đặt hàng làm giảm đáng kể chi phí vốn - Thời gian giao hàng nhanh chóng, ngay cả khi tuỳ chỉnh: phương pháp lắp ráp theo đơn đặt hàng cho phép thời gian giao hàng nhanh hơn bằng cách giữ cho tất cả các bộ phận luôn sẵn sàng và chỉ dành thời gian cho việc lắp ráp cuối cùng Bằng cách tối ưu hóa thời gian lắp ráp cuối cùng, các nhà sản xuất có thể cung cấp hàng hóa tùy chỉnh tương đối nhanh hơn so với khi họ đang sử dụng chiến lược làm theo đơn đặt hàng Đối với những đơn hàng bao gồm một số lượng lớn các sản phẩm cuối cùng thì việc lắp ráp hàng loạt từ các thành phần phổ biến cũng sẽ giúp doanh nghiệp có sự linh động trong thời gian triển khai 7 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 • Nhược điểm - Độ tin cậy của dự báo: các nhà sản xuất sử dụng phương pháp lắp ráp theo đơn đặt hàng dự trữ các bộ phận lắp ráp phụ dựa trên dữ liệu bán hàng trước đây được sử dụng để dự báo nhu cầu Tuy nhiên, các dự báo không tính đến những cú sốc về nhu cầu có thể xảy ra theo thời gian Nó có thể dẫn đến tình trạng thiếu các bộ phận tồn kho trong trường hợp nhu cầu cao bất thường và dư thừa các bộ phận trong trường hợp nhu cầu thấp bất thường - Quản lý các bộ phận lắp ráp phụ: các nhà sản xuất phải giám sát và kiểm soát lượng tồn kho của các bộ phận lắp ráp phụ, và điều này có thể làm tăng chi phí hoạt động và dẫn đến hiệu quả thấp hơn - Việc mô-đun hóa những linh kiện tiêu chuẩn để phục vụ cho ATO thường đòi hỏi rất nhiều nỗ lực nghiên cứu và phát triển, do đó tốn nguồn lực và thời gian của khâu R&D c) Sản xuất theo đơn hàng ( MTO- Make to order) Sản xuất theo đơn hàng ( MTO ) là một chiến lược sản xuất kinh doanh cho phép người tiêu dùng mua những sản phẩm được tùy chỉnh theo thông số kỹ thuật mà họ mong muốn Trong quy trình sản xuất này, việc sản xuất một mặt hàng chỉ bắt đầu được tiến hành sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng Sản phẩm cuối cùng thường là sự kết hợp của các mặt hàng được tiêu chuẩn hóa và tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng Ưu và nhược điểm của mô hình MTO: • Ưu điểm - Thực hiện đơn hàng với đặc điểm kỹ thuật sản phẩm chính xác theo yêu cầu của khách hàng Vì hàng chỉ làm sau khi có order của khách hàng nên sẽ nắm được các thông số đặc trưng của lô hàng đó và sản xuất theo đúng ý của khách hàng 8 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 - Giúp giảm chi phí: phương thức này không chỉ giảm chi phí tồn kho mà còn tối ưu hoá được nguồn nguyên vật liệu và tiền công sản xuất ra chúng - Làm hài lòng khách hàng với mức độ cao hơn do hiểu và làm đúng so với các yêu cầu của khách hàng Khách hàng sẽ luôn nhận được sản phẩm với độ chính xác cao nhất • Nhược điểm Hai mặt hạn chế lớn nhất của phương thức sử dụng mô hình MTO đó chính là tính kịp thời và chi phí tùy chỉnh - Hàng hoá sẽ chỉ làm ra sau khi có hàng hoá order từ khách hàng nên hàng sẽ chưa thể có ngay mà cần có thời gian để sản xuất - Chưa tối ưu được chi phí sản phẩm Do là hàng đặt theo yêu cầu nên chi phí sản xuất cao hơn các mặt hàng chế tạo sẵn Ngoài ra, do hàng hóa được sản xuất tùy theo yêu cầu của khách hàng nên khó có thể xác định được khi nào nhu cầu phát sinh Vì vậy, có thể có những khoảng thời gian doanh thu cao và có những tháng không bán được hàng nào d) Sản xuất theo thiết kế đặt hàng ( ETO - Engineer to order ) Sản xuất theo thiết kế đặt hàng ( ETO) là một loại quy trình sản xuất trong đó sản phẩm chỉ được thiết kế, chế tạo và hoàn thiện sau khi công ty sản xuất nhận được đơn đặt hàng Sản phẩm được thiết kế theo đơn đặt hàng nhận được để đáp ứng các thông số kỹ thuật mà khách hàng mong muốn Những sản phẩm phù hợp để triển khai theo mô hình ETO là những mặt hàng có tính đặc thù và giá trị cao như công trình xây dựng, cầu đường, thiết kế nội thất… 9 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 môi trường và xã hội; tin cậy và chia sẻ để cùng hướng tới những mối quan hệ hợp tác sâu sắc hơn và cùng nhau tăng trưởng Coi trọng xây dựng hệ thống sản xuất kinh doanh vững chắc và tầm nhìn phát triển vì những điều tốt đẹp, Suntory PepsiCo ưu tiên hợp tác với những nhà cung cấp có chính sách giảm thải khí nhà kính đối với những cơ sở sản xuất gián tiếp trong chuỗi giá trị, đồng thời cùng hỗ trợ và cam kết cho những giá trị bền vững Một số thành tựu nổi bật của công ty có thể kể tới như: • 2013: Xác lập kỷ lục Việt Nam với Mô hình thùng tái chế được ghép từ nhiều nắp chai nhất Việt Nam • 2016: Nhận giải thưởng “Doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2016” do VCCI ( Phòng Thương mại & Công Nghiệp Việt Nam) tổ chức • 2016 - 2018 : Top 100 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam • 2017 - 2021: 5 năm liên tiếp nhận được doanh hiệu “Top 1 công ty đồ uống không cồn uy tín nhất Việt Nam” theo xếp hạng của Việt Nam Report • 2022: Nằm trong Top 50 Doanh nghiệp FDI tiêu biểu thúc đẩy tăng trưởng xanh trên tổng số 600 doanh nghiệp 2.2: Chuỗi cung ứng của Pepsi 2.2.1: Mô hình chuỗi cung ứng Pepsi 16 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 2.2.2: Mô tả chuỗi cung ứng của Pepsi Trong đó, các thành viên tham gia chuỗi cung ứng của PepsiCo Việt Nam bao gồm: a Nhà cung cấp: - Những nguyên liệu được PepsiCo sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm của mình là: • CO2: được dùng để làm phản ứng lên men, đốt cháy dầu do với chất trung gian là monoethanolamine • Đường: sử dụng tạo độ ngọt trong sản phẩm • Màu thực phẩm: được làm từ đường tan chảy hoặc hoá chất tạo màu • Chất tạo độ chua: được dùng như hương vị và chất bảo quản cho sản phẩm • Hương liệu: tạo mùi vị cho sản phẩm 8 • Bao bì, chai nhựa, thùng carton, nắp chai… • Những nguyên liệu phụ gia khác - Những công ty cung cấp nguyên vật liệu cho PepsiCo bao gồm: • Nhà cung cấp nguyên liệu chính (hương liệu, lá trà,…): Công ty Cork Ireland, Công ty Cutrale, Xuan Viet Trading Co Ltd, Shaanxi Haisheng Juice, Sucocitrio Cutrale Ltda… • Nhà cung cấp hương liệu phụ: Hoang Anh Trading Co, Công ty đường Biên Hoà, Bour Tây Ninh… • Nhà cung cấp bao bì sản phẩm: Pepsi-Cola International Cork, Công ty Ngọc Nghĩa, Công ty Hercules Việt Nam, San Miguel Phú Thọ, Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging, ông ty Bao Bì Biên Hòa, Công ty Yuen – Foong Yu, b Nhà sản xuất: PepsiCo có dây chuyền sản xuất hiện đại, sử dụng những công nghệ tiên tiến, vận hành đơn giản, giao thức linh hoạt theo tiêu chuẩn hóa và thân thiện với môi trường Hiện nay, PepsiCo có 5 nhà máy đóng chai trên toàn quốc tại các tỉnh thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Quảng Nam và Bắc Ninh Ngoài ra, PepsiCo còn hợp tác với 5 đơn vị hợp tác gia công và 6 đơn vị vận chuyển là: 17 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 • Đơn vị hợp tác gia công: Nhà máy Tribeco, Nhà máy Bia Sài Gòn Miền Trung, Nhà máy Nihon, Nhà máy Kirin Việt Nam… • Đơn vị hợp tác vận chuyển: DHL, YCH, TOLL,… PepsiCo hiện đang sản xuất tổng cộng 51 sản phẩm thuộc nhóm ngành nước giải khát và thực phẩm bổ sung Các sản phẩm đều được đảm bảo an toàn với sức khỏe người tiêu dùng như: Pepsi, Sting, Aquafina, 7up, Mirinda, Lipton, c Nhà phân phối: PepsiCo chia các nhà phân phối theo 3 khu vực vùng miền là Bắc, Trung, Nam trong đó: • Nhà phân phối khu vực miền Bắc bao gồm: Công ty TNHH nước giải khát Bluesea, Đại lý Đại Nam, nước giải khát Bách Khoa, Nhà phân phối Tuệ Minh, Công ty Hoa Sen Việt • Nhà phân phối khu vực miền Trung bao gồm: Công ty TNHH Minh Lý, Trâm - Đại lý nước giải khát • Nhà phân phối khu vực miền Nam bao gồm: nước giải khát San Food, nước ngọt Khương Duy, Công ty TNHH Bình Minh, Công ty TNHH Vũ Khang Plus Nhà máy trải đều từ Bắc vào Nam là điều kiện thuận lợi giúp PepsiCo phân phối sản phẩm của mình cho các đại lý trên khắp khu vực Đây cũng là khâu quan trọng nhất đối với mặt hàng nước giải khát nói chung d Nhà bán lẻ: Hiện nay, PepsiCo đang hợp tác với những nhà bán lẻ nổi tiếng trên toàn quốc như: chuỗi cửa hàng KFC, Pizza Hut, Lotteria, Jollibee, Ngoài ra, các sản phẩm nước giải khát của PepsiCo cũng được phân phối tại khắp các siêu thị, cửa hàng tiện lợi phổ biến như: Go!, Winmart, Coopmart, Aeon, Các khu trung tâm vui chơi giải trí và những cửa hàng tạp hóa, bán lẻ trên toàn quốc Đối với khu vực nông thôn, miền núi sản phẩm của PepsiCo được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ hoặc đại lý, 18 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com) lOMoARcPSD|18351890 e Khách hàng cuối cùng: Khách hàng tiêu dùng cuối cùng cũng là người trực tiếp sử dụng và đánh giá sản phẩm của PepsiCo bao gồm những đối tượng như: trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, hộ gia đình, Có thể nói, các sản phẩm của PepsiCo khá phổ biến và được sử dụng cho hầu hết các độ tuổi và giới tính 2.2.3: Thực trạng hoạt động sản xuất 2.2.3.1: Mô hình sản xuất được áp dụng Pepsi là một trong những sản phẩm nước giải khát có gas nổi tiếng của tập đoàn PepsiCo Để sản xuất và phân phối Pepsi, PepsiCo sử dụng mô hình sản xuất MTS (Make To Stock), tức là sản xuất để lưu kho Theo chiến lược sản xuất MTS, điểm OPP nằm tại kho thành phẩm, gần khách hàng hơn so với các chế độ sản xuất khác như ATO, MTO hay ETO Tất cả các hoạt động trước điểm OPP đều được thực hiện dựa trên kế hoạch và dự báo trước thị trường và số lượng sản phẩm cần sản xuất và dự trữ Pepsi, chứ không chờ đợi đơn hàng thực sự từ khách hàng Từ đó, dựa vào các đặc điểm của chiến lược trên, PepsiCo luôn đảm bảo sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi cần nên có thể nói MTS chính là mô hình sản xuất phù hợp nhất Thực tế đã chứng minh điều đó khi mà doanh thu ròng của PepsiCo trên toàn cầu tăng trưởng ổn định trong suốt những năm qua 19 Downloaded by MAI ??I CÁT (maingoc0911.minhhungland@gmail.com)

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan