1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Phương Quỳnh, Lê Thu Uyên, Cù Hạnh Dương, Nguyễn Thị Hồng Vân
Người hướng dẫn ThS. Phạm Ngọc Trụ
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Một trong những lý do lớn khiến nông sản Việt, đặc biệt là trái cây nhiệt đới, chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường Châu Âu là do chưa đảm bảo được chất lượng đặc biệt là các yêu cầu

Trang 1

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Quỳnh

Lê Thu Uyên

Cù Hạnh Dương Nguyễn Thị Hồng Vân

Hà Nội, 12 – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Nội dung nghiên cứu 7

KẾT QUẢ 1 9

SO SÁNH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI CỦA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 9

1.1 Tổng quan về thị trường tiêu thụ trái cây nhiệt đới 9

1.1.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới 9

1.1.2 Thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới tại Châu Âu 10

1.2 So sánh tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Việt Nam và Thái Lan 12

1.3 So sánh tỷ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu trái cây nhiệt đới ở Thái Lan và Việt Nam 13

1.4 So sánh thị trường nhập khẩu của Châu Âu 16

1.5 So sánh các loại quả nhiệt đới chủ yếu xuất khẩu sang Châu Âu của hai nước Thái Lan và Việt Nam 16

KẾT QUẢ 2. 20

SO SÁNH CÁC THẾ MẠNH TRONG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI CỦA THÁI LAN VỚI VIỆT NAM 20

2.1 Giống 21

2.2 Quy trình gieo trồng trồng và thu hoạch 23

2.2.1 Quy trình gieo trồng 23

2.2.2 Khâu thu hoạch 25

2.3 Sơ chế, bảo quản 26

2.4 An toàn thực phẩm 30

2.5 Cách thức tổ chức sản xuất 33

2.5.1 Hợp đồng nông nghiệp 33

1

Trang 3

2.5.2 T0ch t1 ruô 2 ng đất 36

2.6 Marketing và logistic trong tiêu thụ sản phẩm 39

2.6.1 Marketing 39

2.6.2 Logistic 41

KẾT QUẢ 3. 44

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THÁI LAN CHO VIỆT NAM TRONG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 44

3.1 Đặc điểm thị trường Châu Âu 44

3.1.1 Xu hướng thị trường 44

3.1.2 Quy định 45

3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 46

3.2.1 Đối với khâu lai tạo, chọn giống, gieo trồng, thu hoạch 46

3.2.2 Sơ chế, bảo quản và ATTP 48

3.2.3 Hợp đồng nông nghiệp, t0ch t1 ruộng đất 50

3.2.4 Marketing & Logistic 51

Tài liệu tham khảo 53

2

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Vietrade Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương

EU-Mutrap Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu

CBI Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu từ các nước đang phát triển

Vietrade Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương

EU-Mutrap Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu

GreenMAP Màng bao gói biến đổi khí quyển

ThaiGAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Thái Lan

VietGAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới năm 2019 của

các Châu lục %

5

Hình 1.2 Tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây nhiệt đới (triệu USD) của

một số nước châu Âu và kim ngạch nhập khẩu từ Châu Á

năm 2019

7

Hình 1.3 Tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới (triệu USD)

Hình 1.4 Kim ngạch và tỉ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu

trái cây nhiệt đới ở Thái Lan giai đoạn 2016-2019

9Hình 1.5 Kim ngạch và tỉ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu

trái cây nhiệt đới ở Việt Nam giai đoạn 2016-2019

10Hình 1.6 Kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan và Việt

Nam đến một số quốc gia năm 2019 (nghìn USD)

11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1 So sánh một số loại quả nhiệt đới xuất khẩu sang Châu Âu của

hai nước Thái Lan và Việt Nam

123

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, với những ưu thế từ điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất, mặt hàng rau quả, đặc biệt là trái cây nhiệt đới của Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu lớn khi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết Châu Âu là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam với kim ngạchxuất khẩu lớn thứ ba, sau thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc Do đó, Hiệp định Thươngmại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu EVFTA được ký kết và có hiệu lực từ năm

2020 được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, mở ra cơ hội lớn cho trái cây nhiệt đới Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này

Những năm gần đây, Châu Âu luôn giữ vị trí là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn nhất và cũng là thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới lớn nhất trên thế giới

Tỷ trọng nhập khẩu của Châu Âu trong năm 2019 chiếm 41% tổng trị giá nhập khẩu trái cây nhiệt đới trên thế giới Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,4% tổng giá trị nhập khẩu trái cây nhiệt đới của Châu Âu cho thấy cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Việt Nam vào thị trường Châu Âu thời gian tới còn rất lớn Tuy có tiềm năng lớn nhưng thị trường Châu Âu đòi hỏi những tiêu chuẩn cao về chất lượng và bao bì sản phẩm Một trong những lý do lớn khiến nông sản Việt, đặc biệt là trái cây nhiệt đới, chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường Châu Âu là do chưa đảm bảo được chất lượng (đặc biệt là các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm

và truy xuất nguồn gốc xuất xứ cùng với công nghệ bảo quản) và chi phí logistics lại quá cao

Thực trạng hiện nay sức cạnh tranh của trái cây nhiệt đới Việt Nam còn khá thấp

so với sản phẩm của một số nước trong khu vực, trong đó có thể kể đến Thái Lan Bộ Thương mại Thái Lan cho biết trong sáu tháng đầu năm 2021, tuy chịu sự tác động củađại dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu trái cây tươi của Thái Lan tăng 42.21% so với cùng kỳ năm ngoái, thu về 88.9 tỷ baht (2.89 tỷ USD) Thái Lan vẫn luôn dẫn đầu các nước trong khu vực xuất khẩu hoa quả sang thị trường Châu Âu và được thị trường này công nhận là nguồn cung cấp sản phẩm trái cây nhiệt đới chất lượng và đáng tin cậy Tuy Thái Lan có những mặt hàng nông sản giống Việt Nam nhưng đã cải tiến quy trình để tạo ra sản phẩm với sản lượng lớn, chất lượng cao, lại có thương hiệu lớn

1

Trang 6

mạnh, cùng với sự phát triển các hệ thống phân phối khắp nơi trên thế giới, còn Việt Nam thì chưa đạt được những thành tựu kể trên

Vì vậy, để tận dụng được tối đa lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam

- EU (EVFTA) mang lại, một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là nghiên cứu kinhnghiệm của Thái Lan và rút ra bài học cho Việt Nam nhằm đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng trái cây nhiệt đới sang thị trường này trong thời gian tới

Xuất phát từ các lý do trên, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan sang thị trường Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Xuất khẩu là hoạt động giao thương giữa các quốc gia trên thế giới, có vai trò quan trọng trong việc tích lũy ngoại tệ, khai thác lợi ích kinh tế của các quốc gia, đồng thời hỗ trợ cho ngành nhập khẩu Vì thế, xuất khẩu là một chủ đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Thái Lan và Việt Nam cũng đã tiến hành những nghiên cứu để đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông sản sang các thị trường tiêu thụ lớn Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:

Trong nghiên cứu “The European market for organic fruits and vegetables from Thailand”, International Trade Centre (2007) đã tập trung đánh giá khái quát thực trạng xuất khẩu rau quả tươi của Thái Lan sang thị trường EU: tình hình tiêu thụ, giá

cả, kênh phân phối… Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích đặc điểm, xu hướng, tiềm năng và những quy định nghiêm ngặt của thị trường này Từ đó, nhóm tác giả đã chỉ ra những cơ hội, thách thức và tiềm năng phát triển của ngành hàng rau quả Thái Lan xuất khẩu sang thị trường EU

“Báo cáo Thị trường rau quả EU” do Vietrade (Bộ Công Thương) và EU-Mutrap phối hợp thực hiện năm 2016 đã giới thiệu thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng rau quả Việt Nam mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường

EU Nội dung của báo cáo tập trung phân tích thực trạng sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam; đánh giá tiềm năng của thị trường EU về sản phẩm trái cây tươi và định hướng chiến lược xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang thị trường này

2

Trang 7

Phần lớn các nghiên cứu đã phân tích được đặc điểm của thị trường EU và tình hình xuất khẩu rau quả của Thái Lan, Việt Nam Tuy nhiên, các báo cáo vẫn chưa phântích cụ thể ngành hàng trái cây nhiệt đới và thời gian thực hiện các nghiên cứu đã lâu, đồng thời các nghiên cứu chưa đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường EU Mặt khác, Việt Nam cần tiến hành nghiên cứu, đánh giá tình hình xuất khẩu trái cây của Thái Lan Việc nghiên cứu đề tài này mang tính cấp thiết để tăng kimngạch xuất khẩu cho trái cây Việt Bởi vì Thái Lan có điều kiện sản xuất, vị trí địa lý tương đối giống Việt Nam nhưng lại chiếm thị phần xuất khẩu trái cây sang Châu Âu cao hơn so với Việt Nam Nhận thức được ưu điểm và thế mạnh của trái cây Thái, từ

đó áp dụng những bài học cho Việt Nam nhằm khai thác tiềm năng kinh tế của trái cây Việt, phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt hạn chế trong mô hình xuất khẩu trái cây sang thị trường Châu Âu

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 M1c tiêu

Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan sang thị trường Châu Âu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3.2 Nhiệm v1

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan và Việt Nam sang thị trường Châu Âu

- So sánh các thế mạnh trong xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan với Việt Nam sang thị trường Châu Âu

- Đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu trái cây nhiệt đới sang thị trường Châu Âu

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Về thời gian

- Giai đoạn nghiên cứu, khảo sát thực trạng: đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan và Việt Nam sang thị trường Châu

Âu giai đoạn 2016 – 2020

- Đề xuất giải pháp cho Việt Nam giai đoạn 2022-2030

4.2 Về không gian

3

Trang 8

Các hoạt động xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan và Việt Nam sang thị trường Châu Âu

4.3 Về nội dung

Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan và Việt Nam sang thị trường Châu Âu

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Mục đích thu thập số liệu: sử dụng những số liệu đã được chứng minh để làm cơ

sở lý luận, luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu

- Đề tài chỉ sử dụng số liệu thứ cấp: kim ngạch xuất khẩu, thị phần xuất khẩu, giá xuất khẩu của Việt Nam, Thái Lan và thị trường Châu Âu, từ đó nhằm so sánh thực trạng xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan và Việt Nam sang thị trường Châu Âu Nguồn dữ liệu được lấy từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), The Observatory of Economic Complexity (OEC), Trung tâm Xúc tiến Nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI)

5.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Mục đích nghiên cứu tài liệu: sử dụng những tài liệu gồm báo cáo ngành xuất nhập khẩu, những bài nghiên cứu, tạp chí khoa học để làm cơ sở lý luận, luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu

- Đề tài phân tích tài liệu theo chuyên môn: gồm báo cáo ngành xuất nhập khẩu của Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade), Bộ Công thương Việt Nam, Thái Lan, những bài nghiên cứu, tạp chí khoa học Việt Nam, Thái Lan và Châu Âu, từ đó nhằm phân tích quy trình sản xuất và xuất khẩu trái cây của Thái Lan và Việt Nam sang thị trường Châu Âu, những yêu cầu, quy định của thị trường Châu Âu

và đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

6 Nội dung nghiên cứu

Nội dung của bài nghiên cứu bao gồm 3 kết quả chính:

Kết quả 1 Đánh giá thực trạng xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan và Việt Nam

sang thị trường Châu Âu

Kết quả 2 So sánh các thế mạnh trong xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan với

Việt Nam

4

Trang 9

Kết quả 3 Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan cho Việt Nam trong xuất khẩu trái cây

nhiệt đới sang thị trường Châu Âu

5

Trang 10

KẾT QUẢ 1

SO SÁNH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY NHIỆT ĐỚI CỦA THÁI LAN VÀ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

1.1 Tổng quan về thị trường tiêu thụ trái cây nhiệt đới

1.1.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới

Trái cây nhiệt đới là sản phẩm được giao dịch nhiều thứ 231 trên thế giới vào năm 2019, với tổng giá trị thương mại là 15,1 tỷ USD Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này trên thị trường thế giới có sự gia tăng tích cực, từ năm 2018 đến năm 2019, xuất khẩu trái cây nhiệt đới đã tăng 9.59%, từ 13.8 tỷ USD lên 15.1 tỷ USD, chiếm 0.083% tổng kim ngạch thương mại thế giới

Quan sát cơ cấu trái cây ở hình 1.1 có thể thấy được khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ

và Châu Á là 3 thị trường tiêu thụ trái cây nhiệt đới chủ yếu, trong đó Châu Âu là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm khoảng 41% trong tổng cơ cấu, với tổng giá trị đạt 6.21 tỷ USD năm 2019

Hình 1.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới năm 2019 của các Châu lục %

(Nguồn: Tác giả xử lý từ The Observatory of Economic Complexity (OEC))

Do đặc điểm vị trí địa lý nên đại bộ phận các quốc gia Châu Âu có khí hậu ôn đớikhó trồng được các loại trái cây nhiệt đới, nên phần lớn Châu Âu nhập khẩu trái cây nhiệt đới từ các nước khu vực Mỹ Lating, Châu Phi và Châu Á để tiêu thụ trong nước

6

Trang 11

hoặc phân phối cho các nước khác trong khu vực Bắc Mỹ và Châu Á lần lượt là thị trường đứng thứ 2 và thứ 3 nhập khẩu trái cây nhiệt đới với nhu cầu đa đạng hóa các mặt hàng cho người tiêu dùng trong nước và khu vực Tuy nhiên đây cũng là những nhà cung cấp nguồn trái cây nhiệt đới xuất khẩu lớn nhất trên thế giới Châu Phi, Nam

Mỹ cũng là những khu vực sẵn có nguồn trái cây nhiệt đới đủ để cung cấp cho người tiêu dùng trong nước nên nhu cầu nhập khẩu thấp mà chủ yếu là hoạt động xuất khẩu trái cây nhiệt đới sang các châu lục khác Châu Đại Dương chủ yếu do dân số thấp nênnhu cầu nhập khẩu mặt hàng này không được chú trọng

Đối với thị trường Châu Âu, hàng năm càng có nhiều mặt hàng trái cây ngoại nhập được nhập khẩu với giá trị tăng nhanh, thị trường cho thấy sự tăng trưởng dần dần Cụ thể với trái cây nhiệt đới tổng giá trị nhập khẩu của Châu Âu tăng từ 4.6 tỉ USD năm 2016 lên 6.21 tỉ USD năm 2019 và vẫn đang giữ được đà tăng trưởng này Thị trường trái cây nhiệt đới có tiềm năng phát triển do người dân tại đây có đời sống cao và ngày càng quan tâm đến các giống trái cây lạ có hương vị và hàm lượng dinh dưỡng tốt Cùng với yêu cầu kiểm định khắt khe về chất lượng, hàm lượng thuốc và truy xuất nguồn gốc thì việc trái cây nhiệt đới của các nước thâm nhập được vào thị trường Châu Âu cũng là một phương thức để quảng bá và khẳng định sản phẩm trái cây nhiệt đới của mình tới các thị trường nhập khẩu tiềm năng khác trên toàn thế giới Qua đó có thể thấy các quốc gia Châu Âu là một thị trường lớn và đầy tiềm năng mà bất kì quốc gia xuất khẩu trái cây nhiệt đới nào cũng đều hướng đến

1.1.2 Thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới tại Châu Âu

Theo nghiên cứu của [ CITATION CPI20 \l 1033 ] về thị trường Châu Âu tiềm năng cho trái cây nhiệt đới ngoại lai thì việc tiêu thụ trái cây là mạnh nhất ở Nam Âu, nơi trồng nhiều trái cây Tuy nhiên, đối với trái cây nhập khẩu như trái cây nhiệt đới thìthị trường tiêu thụ chính là các quốc gia Bắc Âu, với giá trị nhập khẩu cao cho Đức và Pháp và nhu cầu hấp dẫn và đa dạng từ Vương quốc Anh Hà Lan và Bỉ tạo điều kiện cho phần lớn trái cây nhiệt đới nhập khẩu vào Châu Âu

Hà Lan là thị trường cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hànghóa lớn nhất vào Châu Âu, giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với Châu Âu Hàng hóa nhập khẩu vào Hà Lan ngoài việc phục vụ tiêu thụ nội địa của thị trường này, còn một lượng lớn hàng hóa được tái xuất khẩu sang các quốc gia Châu Âu khác,

ở mặt hàng trái cây nhiệt đới cũng vậy Năm 2019, tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây

7

Trang 12

nhiệt đới lớn nhất là Hà Lan, đạt 1.27 tỉ USD Tuy nhiên trong giá trị nhập khẩu trái cây rất lớn của Hà Lan, thì khu vực Châu Á chỉ đóng góp rất khiêm tốn khoảng 83.6 triệu USD, chiếm 6.6%, còn lại phần lớn đây vẫn là thị trường xuất khẩu của các quốc gia đến từ Châu Mỹ và Châu Phi Do đó, với vị thế thương mại mạnh mẽ thì Hà Lan vẫn luôn là một thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới mà các quốc gia Châu Á cần hướng đến nhất.

Hà Lan Pháp Đ cAnh Tâỹ Ban Nha Ý Nga

(Nguồn: Tác giả xử lý từ The Observatory of Economic Complexity (OEC))

Hà Lan nhập khẩu trái cây nhiệt đới với kim ngạch lớn, nhưng cũng xuất sang các nước khu vực với kim ngạch không nhỏ, nhập khẩu của Hà Lan chiếm tỷ trọng caonhất và khoảng 80% được tái xuất Do đó, mức tiêu thụ trái cây nhiệt đới của Hà Lan thực chất có thể thấp hơn ở Đức, Pháp hoặc Vương quốc Anh Theo số liệu từ OEC, giai đoạn từ năm 2016 đến 2019 Đức, Pháp và Anh đều có sự gia tăng trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây nhiệt đới Trong đó, năm 2019, Châu Á là khu vực chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 khi xuất khẩu trái cây nhiệt đới đến 3 quốc gia này, đạt giá trị lần lượt

là 101 triệu USD tại Đức, 137 triệu USD tại Pháp và 123 triệu USD tại Anh Ngoài ra

có thể kể đến Tây Ban Nha và Ý là những đất nước tiêu thụ trái cây lớn trong khu vực,

8

Trang 13

tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu trực tiếp từ Châu Á còn khá khiêm tốn mà chủ yếu là nhập thông qua Hà Lan và Bỉ

Tổng giá trị nhập khẩu trái cây nhiệt đới của Nga đạt 242 triệu USD, chỉ chiếm 3.89% tổng giá trị của toàn Châu Âu Tuy nhiên đây là thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới lớn nhất từ Châu Á, chiếm 38% tổng kim ngạch nhập khẩu

Mặc dù các quốc gia Châu Âu hàng năm nhập khẩu lượng trái cây nhiệt đới với tổng kim ngạch không nhỏ, nhưng sự đóng góp từ các quốc gia Châu Á tại một số nước còn khá khiêm tốn Điều này một phần là do vị trí địa lý giữa hai khu vực khá xa,

mà trái cây nhiệt đới thì rất dễ hỏng và khó bảo quản cũng như khó giữ được độ tươi trong thời gian dài Vì vậy, các nhà cung ứng từ Địa Trung Hải đã chiếm phần lợi thế hơn nhiều tại thị trường Châu Âu Ở một khía cạnh khác có thể thấy rằng cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu cho các quốc gia Châu Á là rất lớn nếu có thể giải quyết được vấn đề giúp kéo dài thời gian bảo quản trái cây cùng với khả năng cung cấp liên tục và nhanh chóng

1.2.So sánh tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới của

Việt Nam và Thái Lan

Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia cùng thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, thổ nhưỡng đa dạng, sở hữu nhiều lợi thế về sản xuất và xuất khẩu các loại rau quả nhiệt đới, trong đó chủ lực là trái cây nhiệt đới Mặc dù có điều kiện tự nhiên khá tương đồng,sản lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan trong nhiều năm luôn lớn hơn Việt Nam và giữ được đà tăng trưởng trong giai đoạn năm 2016-2019 Đặcbiệt đến năm 2019, Thái Lan đạt giá trị cao hơn gấp đôi Việt Nam, đạt gần 700 triệu USD Trong năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái tăng mạnh

do đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường mục tiêu là Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực Châu Á

9

Trang 14

Hình 1.3 Tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới (triệu USD) của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn năm 2016-2019

(Nguồn: Tác giả xử lý từ The Observatory of Economic Complexity (OEC))Trong giai đoạn này cả Thái Lan và Việt Nam đều có sự tăng trưởng đáng kể trong sản lượng và tổng giá trị xuất khẩu trái cây nhiệt đới, có thể thấy rằng cả hai quốc gia đang thực hiện chiến lược thúc đẩy trái cây nhiệt đới trở thành một mặt hàng xuất khẩuchủ lực với mục tiêu trở thành những nước đứng đầu thị trường xuất khẩu trái cây nhiệt đới trong khu vực và trên thế giới

1.3 So sánh tỷ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu trái cây nhiệt đới ở Thái Lan và Việt Nam

Châu Âu là khu vực xuất khẩu trái cây nhiệt đới lớn thứ 3 của Thái Lan sau Châu

Á và Bắc Mỹ và lớn thứ 2 của Việt Nam sau Châu Á Mặc dù trong giai đoạn

2016-2019 kim ngạch xuất khẩu của cả Thái Lan và Việt Nam sang thị trường Châu Âu đều

có ghi nhận sự tăng trưởng nhưng xu hướng có sự khác biệt rõ rệt

10

Trang 15

Hình 1.4 Kim ngạch và tỉ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu trái cây

nhiệt đới ở Thái Lan giai đoạn 2016-2019

(Nguồn: Tác giả xử lý từ The Observatory of Economic Complexity (OEC)

10.40

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.  Cơ cấu thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới năm 2019 của  các Châu lục % - Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf
Hình 1.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới năm 2019 của các Châu lục % (Trang 4)
Hình 1.2.  Tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây nhiệt đới (triệu USD) của một số nước châu Âu và kim ngạch nhập khẩu từ Châu Á  năm 2019 - Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf
Hình 1.2. Tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây nhiệt đới (triệu USD) của một số nước châu Âu và kim ngạch nhập khẩu từ Châu Á năm 2019 (Trang 4)
Hình 1.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới năm 2019 của các  Châu lục % - Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf
Hình 1.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới năm 2019 của các Châu lục % (Trang 10)
Hình 1.2. Tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây nhiệt đới (triệu USD)  của một số nước châu Âu và kim ngạch nhập khẩu từ Châu Á năm 2019 - Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf
Hình 1.2. Tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây nhiệt đới (triệu USD) của một số nước châu Âu và kim ngạch nhập khẩu từ Châu Á năm 2019 (Trang 12)
Hình 1.3. Tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới (triệu USD) của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn năm 2016-2019 - Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf
Hình 1.3. Tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới (triệu USD) của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn năm 2016-2019 (Trang 14)
Hình 1.4. Kim ngạch và tỉ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu trái cây nhiệt đới ở Thái Lan giai đoạn 2016-2019 - Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf
Hình 1.4. Kim ngạch và tỉ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu trái cây nhiệt đới ở Thái Lan giai đoạn 2016-2019 (Trang 15)
Hình 1.5. Kim ngạch và tỉ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu trái  cây nhiệt đới ở Việt Nam giai đoạn 2016-2019 - Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf
Hình 1.5. Kim ngạch và tỉ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu trái cây nhiệt đới ở Việt Nam giai đoạn 2016-2019 (Trang 16)
Hình 1.6. Kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan và Việt Nam  đến một số quốc gia năm 2019 (nghìn USD) - Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf
Hình 1.6. Kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan và Việt Nam đến một số quốc gia năm 2019 (nghìn USD) (Trang 17)
Bảng 1.1. So sánh một số loại quả nhiệt đới xuất khẩu sang Châu Âu của hai nước Thái Lan và Việt Nam - Thực Trạng Xuất Khẩu Trái Cây Nhiệt Đới Của Thái Lan Sang Thị Trường Châu Âu Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.pdf
Bảng 1.1. So sánh một số loại quả nhiệt đới xuất khẩu sang Châu Âu của hai nước Thái Lan và Việt Nam (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w