1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô Tả 1 Tình Huống Rủi Ro Trong Thực Tiễn Kinh Doanh, Phân Tích Và Rút Ra Bài Học Kinh Nghiệm Cho Doanh Nghiệp Từ Tình Huống Rủi Ro Đó.pdf

49 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ RỦI RO

Đề tài

MÔ TẢ 1 TÌNH HUỐNG RỦI RO TRONG THỰC TIỄN KINH DOANH, PHÂN TÍCH VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM

CHO DOANH NGHIỆP TỪ TÌNH HUỐNG RỦI RO ĐÓ.

Nhóm: 3

Lớp học phần: 232_BMGM0411_03 Người hướng dẫn: Trần Thị Hoàng Hà

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 3

Trang 3

1.1 Một số khái niệm liên quan 5

1.1.1 Khái niệm rủi ro 5

1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro 5

1.2 Phân loại và đặc điểm rủi ro 5

1.3 Nội dung quản trị rủi ro 8

1.3.1 Nhận dạng rủi ro 8

1.3.2 Phân tích rủi ro 10

1.3.3 Kiểm soát rủi ro 12

1.3.4 Tài trợ rủi ro 14

PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG RỦI RO CỤ THỂ CỦA CÔNG TY MASAN

2.2 Tình huống rủi ro cụ thể của công ty Masan Consumer 20

2.2.1 Giới thiệu tình huống rủi ro của công ty Masan Consumer 20

2.2.2 Phân tích nội dung công tác quản trị rủi ro của Masan Consumer trong tình huống trên

2.3.1 Đánh giá thành công và hạn chế trong quản trị rủi ro và nguyên nhân 36

2.3.2 Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro cho công ty 40

2.3.3 Bài học kinh nghiệm cho công ty Masan Consumer và doanh nghiệp trong ngành 42

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang chuyển đổi nhanh chóng, kéo theo sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân Ngành dịch vụ ăn uống không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày mà còn trở thành một phần quan trọng của nền kinh doanh, đặc biệt là với sự phát triển của các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát như nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai Công ty Masan Consumer, là một trong những tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực này, đã và đang gặp phải nhiều thách thức và rủi ro trong quá trình phát triển và hoạt động kinh doanh của mình.

Quản trị rủi ro luôn là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mọi công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và nước giải khát như nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai, nhưng cách chúng ta ứng phó với chúng có thể là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Trong thời đại hiện nay, khi sự biến đổi nhanh chóng của thị trường và môi trường kinh doanh đang diễn ra mạnh mẽ, việc quản trị rủi ro trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng Quản trị rủi ro không chỉ là một phần quan trọng của việc duy trì và phát triển doanh nghiệp, mà còn là một yếu tố quyết định trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng dịch vụ, và lòng tin của khách hàng Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những cơ hội và thách thức mà công ty Masan Consumer phải đối mặt trong việc quản lý rủi ro Hiện công ty không chỉ phải đối mặt với những rủi ro thường ngày mà còn phải đảm bảo tính cạnh tranh và sự bền vững trong tương lai Nhận biết được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, nhóm 3 đã lựa chọn đề tài “MÔ TẢ 1 TÌNH HUỐNG RỦI RO TRONG THỰC TIỄN KINH DOANH, PHÂN TÍCH VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP TỪ TÌNH HUỐNG RỦI RO ĐÓ” với tình huống lựa chọn là “Nhật Bản đã ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt Chin-su nhập khẩu từ công ty Masan Consumer (Việt Nam), do có chứa chất phụ gia bị cấm dùng trong sản xuất tương ớt ở Nhật” để từ đó rút ra được bài học về công tác quản trị rủi ro

Trang 6

NỘI DUNG

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm liên quan 1.1.1 Khái niệm rủi ro

Rủi ro là một biến cố không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho con người hoặc tổ chức nào đó.

1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro a) Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hiệu quả của rủi ro.

b) Vai trò của quản trị rủi ro

- Thứ nhất, nhận dạng và giảm thiểu triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp, tạo môi trường bên trong và môi trường bên ngoài an toàn.

- Thứ hai, hạn chế và xử lý tốt các tổn thất và những hậu quả không mong muốn khi rủi ro xảy ra, giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh.

- Thứ ba, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra, tổ chức triển khai các chiến lược hoạt động và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp

- Thứ tư, tận dụng cơ hội kinh doanh, biến cái rủi thành cái may nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực

1.2 Phân loại và đặc điểm rủi ro

a) Phân loại rủi ro theo nguyên nhân gây ra rủi ro

Trang 7

- Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với sự cố ngoài dự kiến, khó tránh tránh khỏi (nó thường gắn liền với các yếu tố bên ngoài)

- Rủi ro cơ hội là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thế b) Phân loại rủi ro theo kết quả/ hậu quả thu nhận được

- Rủi ro thuần túy: là rủi ro trong đó không có khả năng có lời cho chủ thể (rủi ro một chiều).

- Rủi ro suy đoán: là rủi ro vừa có khả năng có lời, vừa có khả năng tổn thất c) Phân loại rủi ro theo nguồn gốc của rủi ro

- Rủi ro có nguồn gốc từ môi trường vĩ mô, bao gồm:

+ Rủi ro chính trị: là những rủi ro có thể xảy ra dưới tác động của các yếu tố chính trị như: quyền sở hữu, can thiệp của nhà nước vào hoạt động doanh nghiệp

+ Rủi ro kinh tế: là những rủi ro gắn liền với sự biến động của các yếu tố kinh tế như: khủng hoảng hay đơn giản là tình trạng lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi + Rủi ro pháp lý: là những rủi ro mà sự xuất hiện của chúng có nguyên nhân từ những yếu tố pháp luật.

+ Rủi ro văn hóa: là những biến cố rủi ro bắt nguồn từ môi trường văn hóa Văn hóa nói đến ở đây là “vĩ mô’’, tức các nền văn hóa quốc gia hay các nền văn hóa khu vực.

+ Rủi ro xã hội: là những rủi ro gắn với những yếu tố xã hội như vấn đề việc làm, quy mô và cơ cấu dân số, những chuẩn mực xã hội.

+ Rủi ro công nghệ: là những rủi ro xảy ra dưới tác động của sự phát triển về khoa học công nghệ.

+ Rủi ro thiên nhiên: là những biến cố xảy ra trong môi trường tự nhiên như các hiện tượng thời tiết, khí hậu hay những biến đổi bất thường của thiên nhiên.

- Rủi ro có nguồn gốc từ môi trường vi mô:

+ Rủi ro từ khách hàng : khách hàng có thể gây áp lực lên các doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch mua bán

Trang 8

+ Rủi ro từ nhà cung cấp: nhà cung cấp là nguồn gốc của các rủi ro liên quan đến việc thực hiện hợp đồng mua bán giữa họ với các doanh nghiệp

+ Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh: có thể gây ra cho các doanh nghiệp những tổn thất về doanh thu, lợi nhuận do các doanh nghiệp phải gia tăng chi phí trong kinh doanh, hoặc do bị suy giảm lượng khách hàng hiện có.

+ Rủi ro từ các cơ quan quản lý công: chất lượng hoạt động của cơ quan này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp

- Các rủi ro từ môi trường bên trong: Các yếu tố nguồn lực (nhân lực, vật chất, tài chính) vừa là đối tượng chịu rủi ro, vừa là nguyên nhân của rủi ro.

d) Phân loại rủi ro theo đối tượng chịu rủi ro

- Rủi ro nhân lực: nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, đồng thời cũng là nguồn lực bị tác động của rủi ro nhiều nhất.

- Rủi ro tài sản: trong quá trình tác nghiệp, các tài sản khác nhau của doanh nghiệp được sử dụng hay tạo ra Tài sản của doanh nghiệp cũng là một đối tượng phổ biến của rủi ro.

- Rủi ro trách nhiệm pháp lý: rủi ro pháp lý là những rủi ro mà khi xảy ra có thể gây ra những tổn thất về trách nhiệm pháp lý đã được quy định bởi hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.

e) Phân loại rủi ro theo khả năng giảm tổn thất

- Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa thuận đóng góp và chia sẻ rủi ro của bên liên quan.

- Rủi ro không thể phân tán là rủi ro mà những thỏa thuận đóng góp về tiền bạc hay là tài sản không làm giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung.

f) Phân loại rủi ro theo giai đoạn phát triển - Rủi ro trong giai đoạn khởi sự - Rủi ro trong giai đoạn phát triển.

Trang 9

- Rủi ro trong giai đoạn trưởng thành - Rủi ro trong giai đoạn suy vong.

Khi nói đến rủi ro, chúng ta thường nói đến hai đặc trưng cơ bản của chúng đó là: tần suất rủi ro và biên độ rủi ro.

a) Tần suất rủi ro

Tần suất rủi ro là đặc trưng nói lên tính phổ biến hay mức độ thường xuyên của một biến cố rủi ro Tần suất rủi ro biểu hiện số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện.

Tần suất rủi ro được đo bằng đại lượng xác suất của rủi ro b) Biên độ rủi ro

Biên độ rủi ro là đặc trưng thể hiện mức độ tổn thất mà rủi ro có thể gây ra nếu nó xảy ra Biên độ rủi ro thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ thể Biên độ rủi ro thể hiện hậu quả hay tổn thất do rủi ro gây ra

Các yếu tố đánh giá biên độ của rủi ro

+ Tổn thất về tài chính: bao gồm những mất mát về tài sản hữu hình, tài sản vô hình

+ Tổn thất về nhân lực : tử vong bệnh tật, mất hoặc suy giảm khả năng làm việc + Khả năng tài chính của chủ thể rủi ro

+ Thái độ của con người : Tùy vào cách phản ứng với rủi ro và mức độ tổn thất

Trang 10

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Cơ sở nhận dạng rủi ro

* Nguồn rủi ro: môi trường bên ngoài và bên trong

- Môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường vĩ mô và vi mô.

+ Môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị - pháp luật, công nghệ, văn hóa – xã hội,

* Nhóm đối tượng chịu rủi ro:

- Nhóm đối tượng rủi ro về tài sản: tiền mặt, tài sản cố định hữu hình, cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ, nhà xưởng, nhà kho,

- Nhóm đối tượng rủi ro về nhân lực: liên quan đến tài sản con người như tình trạng nhân viên bỏ việc, thương tích, bệnh tật, sức khỏe, tính mạng người lao động.

- Nhóm đối tượng về trách nhiệm pháp lý: các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro như khả năng bị truy thu thuế, bị xử phạt hành chính, ngừi lao động khiếu nại, tranh chấp hợp đồng…

c) Phương pháp nhận dạng rủi ro:

- Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê

+ Liệt kê các tình huống nhất định, xác định thông tin nhận dạng rủi ro (Có thể xảy ra các rủi ro gì? Gây ra những tổn thất gì? Các đối tượng nào phải gánh chịu rủi ro? Các cách mà rủi ro có thể xảy ra? )

- Các phương pháp nhận dạng cụ thể: + Phương pháp phân tích báo cáo tài chính + Phương pháp lưu đồ

Trang 11

+ Phương pháp thanh tra hiện trường

+ Phương pháp làm việc với các bộ phận khác của doanh nghiệp + Phương pháp làm việc với các bộ phận khác bên ngoài doanh nghiệp + Phương pháp phân tích hợp đồng

+ Phương pháp nghiên cứu số lượng các tổn thất trong quá khứ 1.3.2 Phân tích rủi ro

a) Khái niệm

Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.

b) Nội dung phân tích rủi ro * Phân tích hiểm họa:

- Phân tích hiểm họa là quá trình phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra.

- Phân tích gồm các bước: + Liệt kê tất cả hiểm họa đã biết

+ Thu thập số liệu liên quan đến cá hiểm họa đã biết + Xác định những hậu quả có thể xảy ra

+ Thảo luận các biện pháp có thể sử dụng nhằm đề phòng và giảm nhẹ hiểm họa

+ Viết báo cáo phân tích hiểm họa * Phân tích nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan: Các rủi ro yếu tố chủ quan của các hệ thống kinh tế (doanh nghiệp, nhà nước) là những rủi ro mà lẽ phần lớn người ta có thể ngăn ngừa nếu biết lo liệu trước đó là:

+ Sai lầm của tổ chức, doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh + Sai lầm trong việc lựa chọn chính sách, cơ chế quản lý của tổ chức

Trang 12

+ Thiếu thông tin quản trị

+ Thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong kinh doanh

+ Do sơ suất, bất cẩn, chủ quan hay mất tập trung trong hoạt động

+ Do thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất, sức khỏe, tinh thần…của các nhân viên

+ Mâu thuẫn, xung đột, hiểu nhầm trong quan hệ với đối tác hay khách hàng - Nguyên nhân khách quan:

+ Do thiên nhiên và sự hành động không gặp may mắn của con người gây ra (động đất bão lụt, núi lửa ô nhiễm môi trường, rò rỉ nhà máy điện nguyên tử, tai nạn lao động, ).

+ Do tác động từ phía môi trường

+ Do pháp luật, chính trị của nhà nước bất ổn * Phân tích tổn thất:

- Tổn thất là sự thiệt hại một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ ngoài ý muốn của chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng).

- Phân loại tổn thất dựa vào một số tiêu thức như “đối tượng bị thiệt hại”, “hình thái biểu hiện” hay “khả năng lượng hóa”.

+ Đối tượng bị thiệt hại: tổn thất tài sản, tổn thất con người, tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự.

+ Hình thái biểu hiện: tổn thất động và tổn thất tĩnh.

+ Khả năng lượng hóa: tổn thất có thể tính toán và tổn thất không xác định được.

Có thể phân tích tổn thất qua hai cách thức:

- Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra.

Trang 13

- Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất có thể có Để có thông tin về những tổn thất có thể có, nhà quản trị rủi ro cần triển khai một mạng các nguồn thông tin và mẫu báo cáo rủi ro và suýt xảy rủi ro.

c) Phương pháp phân tích rủi ro: - Phương pháp thống kê kinh nghiệm - Phương pháp xác suất thống kê - Phương pháp phân tích cảm quan

- Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động 1.3.3 Kiểm soát rủi ro

a) Khái niệm

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách ) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra.

Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Nguyên tắc kiểm soát rủi ro:

Nguyên tắc 1: Sử dụng biện pháp kiểm soát rủi ro phải dựa trên tương quan giữa lợi ích và chi phí.

Nguyên tắc 2: Chỉ được sử dụng những biện pháp và công cụ kiểm soát theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc 3: Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro phải phù hợp với những chuẩn mực của đạo đức và trách nhiệm xã hội.

c) Biện pháp kiểm soát rủi ro: * Né tránh rủi ro:

- Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có từ đầu hoặc loại bỏ những nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận.Biện pháp này đơn giản, triệt để và chi phí thấp Có thể mất đi lợi ích có

Trang 14

được từ tài sản và hoạt động đó Có tình huống không thể né tránh hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt động.

- Để né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phương thức: Chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra và loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.

* Chuyển giao rủi ro:

- Chuyển giao rủi ro là một biện pháp quản trị rủi ro theo đó rủi ro được chuyển cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh tế khác, ví dụ như các doanh nghiệp bảo hiểm Chuyển giao rủi ro tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thế lực phải gánh chịu rủi ro.

- Biện pháp chuyển giao kiểm soát rủi ro bao gồm:

+ Cách thứ nhất là chuyển những tác nhân gây rủi ro cho chủ thể khác + Cách thứ hai là chuyển giao rủi ro bằng hợp đồng giao ước * Giảm thiểu rủi ro:

- Các biện pháp giảm thiểu tổn thất là các biện pháp nhằm mục đích giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất).

- Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra Thông thường, những nỗ lực giảm thiểu tổn thất tập trung vào mắt xích thứ 3 trong chuỗi rủi ro (sự tác động qua lại giữa mối hiểm họa và môi trường) khi mà biện pháp giảm thiểu tổn thất can thiệp để ngưng tổn thất lại khi nó đang diễn ra

* Chấp nhận rủi ro:

- Chấp nhận rủi ro còn được gọi là giữ lại rủi ro hay lưu giữ tổn thất Chấp nhận rủi ro là hình thức chấp nhận chịu đựng tổn thất theo hậu quả tài chính trực tiếp.

- Đặc trưng của chấp nhận rủi ro:

+ Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng thêm với nguồn vay mượn mà tổ chức đó phải có trách nhiệm hoàn trả

+ Phương pháp lưu giữ rủi ro có thể là thụ động hoặc chủ động, có kế hoạch hoặc không có kế hoạch, có ý thức hoặc không có ý thức.

Trang 15

* Phân tán và chia sẻ rủi ro:

- Rủi ro có thể phân tán và chia sẻ được là những rủi ro có thể giảm thiểu thông qua việc đóng góp các nguồn lực và các bên (tham gia đóng góp) cùng nhau chia sẻ rủi ro.

- Mục đích phân tán và chia sẻ rủi ro là làm giảm tổn thất do một loại rủi ro nào đó gây ra bằng cách làm giảm sự giống nhau hay đồng thời mà một biến cố rủi ro đơn lẻ tác động lên toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp

1.3.4 Tài trợ rủi ro a) Khái niệm

Tài trợ rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện hay nguồn lực để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực

b) Các biện pháp tài trợ rủi ro:

- Tự tài trợ (lưu giữ tổn thất): Phương pháp phổ biến nhất.

+ Tài trợ có kế hoạch: khi nhà quản trị rủi ro xem xét các phương pháp xử lý rủi ro khác nhau và quyết định không chuyển giao tổn thất tiềm năng.

+ Tài trợ không có kế hoạch: khi nhà quản trị rủi ro không nhận ra rủi ro và không cố gắng xử lý rủi ro đó nên doanh nghiệp đã chọn biện pháp lưu giữ tổn thất (tự tài trợ).

- Chuyển giao tài trợ rủi ro

+ Chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bảo hiểm: hiện nay bảo hiểm trở thành hình thức tài trợ rủi ro rất phổ biến trong đời sống và mọi hoạt động của con người với tư cách là cá nhân trong khuôn khổ tổ chức trên phạm vi thế giới Khi chuyển giao rủi ro thông qua bảo hiểm, doanh nghiệp cần nắm rõ các điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm của các bên cũng như thủ tục đền bù khi tổn thất xảy ra.

Trang 16

+ Chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm: được thực hiện chủ yếu thông qua 1 hợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác, nhưng cũng có 1 số trường hợp hợp đồng được lập để chuyển giao tài trợ đối với những rủi ro cụ thể.

+ Trung hòa rủi ro: là hành động nhờ đó 1 khả năng thắng được bù trừ từ 1 khả năng thua Sử dụng để ngăn chặn các rủi ro xuất hiện khi giá hàng hóa, nguyên vật liệu hay tỷ giá hối đoái thay đổi.

c) Xây dựng kế hoạch phục hồi

Kế hoạch phục hồi nhằm bảo đảm ổn định hoạt động sau tổn thất Các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng và triển khai kế hoạch phục hồi sau rủi ro

Kế hoạch phục hồi gồm 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch khẩn cấp: xác định các biện pháp xử lý thích hợp cần áp dụng ngay lập tức như biện pháp khắc phục tại chỗ, báo động, gọi cấp cứu, sơ tán…

Giai đoạn 2: Chương trình bảo vệ thị trường: phân tích chính xác và cập nhật thường xuyên thông tin về sản phẩm, thị trường và khách hàng để có những biện pháp thích ứng bảo vệ các tập khách hàng cần được ưu tiên và sản phẩm quan trọng của doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Chương trình tái hoạt động: cần chuẩn bị các tiền đề cần thiết như công nghệ, tiền vốn, nhân lực… cũng như đàm phán với phía nhà cung ứng, tìm kiếm các đơn đặt hàng mới.

Giai đoạn 4: Quản lý kế hoạch phục hồi:cần quan tâm tới sự phối hợp thực hiện giữa các bộ phận khác nhau, giữa nhà quản trị cấp cao với toàn thể thành viên trong doanh nghiệp.

Giai đoạn 5: Kiểm tra kế hoạch phục hồi: cần được thực hiện nghiêm túc, bao gồm các công việc như cập nhật các tham số cơ bản về rủi ro, kiểm tả tính khả thi và sự thích hợp của kế hoạch, kiểm tra chất lượng của kế hoạch phục hồi.

* Mối quan hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro

Trang 17

Hoạt động tài trợ rủi ro là nhằm mục đích bù đắp, khắc phục tổn thất có thể xảy ra Vì thế, nếu kiểm soát rủi ro tốt sẽ giảm mức độ tổn thất và do đó tài trợ rủi ro giảm.

Trang 18

PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG RỦI RO CỤ THỂ CỦA CÔNG TY MASAN CONSUMER

2.1 Giới thiệu về công ty Masan Consumer 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Masan Consumer có tên là Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan Được thành lập từ năm 1996, Masan Consumer đã nhanh chóng giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại thị trường nội địa sau khi chuyển mình từ mô hình thuần xuất khẩu Đến nay, Masan Consumer đã trở thành một công ty có doanh thu tỷ đô với danh mục các thương hiệu sản phẩm đa dạng và đáng tin cậy trong lĩnh vực hàng tiêu dùng (“FMCG”) Sau đây là một số mốc thời gian nổi bật của Masan Consumer:

Tháng 6 năm 1996, thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ – Thương mại Việt Tiến chuyên sản xuất thực phẩm chế biến, đặc biệt là các sản phẩm ngành gia vị như nước tương, tương ớt, các loại sốt…

Tháng 5 năm 2000, thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.

Năm 2003, Công ty cổ phần Thương mại Masan thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ – Thương mại Việt Tiến và Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt.

Tháng 12 năm 2008, Công ty cổ phần thương mại Masan đổi tên thành Công ty cổ phần thực phẩm Masan (MASAN CONSUMER).

Tháng 3 năm 2011, Công ty cổ phần thực phẩm Masan (MASAN CONSUMER) chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (MASAN CONSUMER).

Trang 19

2.1.2 Sản phẩm, dịch vụ

Danh mục sản phẩm của Masan Consumer (Ảnh: MSN)

Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) hiện được đánh giá là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam Công ty hiện đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi), và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước khoáng)

Danh mục sản phẩm của Masan Consumer bao gồm các thương hiệu Thực phẩm như Chinsu, Nam Ngư, Chinsu, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Ponnie, Heo Cao Bồi và các thương hiệu Đồ uống như Wake Up, Vinacafe, v.v Để tăng thị phần, Masan Consumer tập trung quản lý các nhãn hiệu bằng cách phân khúc thị trường mục tiêu với những sản phẩm riêng biệt tương ứng Trong mỗi dòng sản phẩm nước chấm, mì ăn liền và hạt gia vị đều có cả nhãn hiệu cao cấp và nhãn hiệu trung cấp Có thể kể đến nhãn hiệu mì ăn liền Omachi hướng tới phân khúc thị trường cao cấp, trong khi nhãn hiệu Tiến Vua phục vụ cho phân khúc thị trường trung cấp

Trang 20

Tương tự như đối với ngành hàng nước tương, Masan Consumer có nhãn hiệu Chinsu và Tam Thái Tử (TTT) lần lượt dành riêng cho hai loại thị trường trên Trong đó, Chinsu là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của Masan Không chỉ bó buộc trong khuôn khổ thị trường Việt nam mà còn đang mở rộng thị phần bằng con đường xuất ngoại

2.1.3 Tình hình hoạt động chung

Đóng góp vào sự phát triển chung của tổng mức bán lẻ hàng hóa, kết quả kinh doanh quý III/2023 của Masan tăng trưởng tốt Cụ thể, nếu trong 9 tháng đầu năm, mức tăng doanh thu là 10,5%, thì riêng quý III là 8,7% so với cùng kỳ Biên lợi nhuận gộp của quý này cũng ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử là 45,6%, giúp thúc đẩy biên EBITDA lên mức 26% Đây là thành quả của việc Masan Consumer sở hữu các thương hiệu mạnh, chiến lược phân bổ hợp lý sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, khả năng tối ưu chi phí nguyên vật liệu, các kế hoạch dựa trên cung và cầu sản phẩm hợp lý.

Trang 21

Tăng trưởng 9 tháng đầu năm và quý III/2023 đạt con số ấn tượng dù lực cầu trong nước còn yếu (Ảnh: MSN).

Masan Consumer ghi nhận tăng trưởng hầu hết tại các ngành hàng, nhất là gia vị, sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình (HPC), thực phẩm tiện lợi với mức tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm lần lượt là 21%, 8,3%, và 39,4% so với cùng kỳ.

Gia vị Việt thông qua chiến lược "Go Global" của Masan đã xâm nhập thành công thị trường quốc tế (Ảnh: MSN).

Masan Consumer hiện đẩy mạnh chiến lược "Go Global - mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới", hướng đến hai mục tiêu quan trọng Một là năm 2027, đóng góp 15% doanh số đến từ hoạt động kinh doanh quốc tế Hai là phát triển ChinSu -thương hiệu gia vị hàng đầu Việt Nam - trở thành -thương hiệu quốc tế, mang gia vị Việt ra thế giới Đồng thời, Masan Consumer sẽ theo đuổi các tiêu chuẩn cao nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng.

Trong một năm tập trung cho chiến lược "Go Global", thương hiệu Chinsu của đơn vị này đã đạt được những kết quả tích cực Tháng 3/2023, trong lần ra mắt tại Foodex Japan, bộ gia vị Chinsu đã thu hút thực khách xứ sở hoa anh đào Chỉ hơn một

Trang 22

tháng kể từ sự kiện, bộ gia vị đã lên kệ các siêu thị Nhật và nhận được sự chào đón của người dân Sau Nhật Bản, tháng 5/2023, Chinsu cũng tiếp tục xuất hiện ở Seoul Food và ghi nhận nhiều đánh giá tích cực từ người dân Hàn Quốc.

Đối với thị trường nội địa, Masan Consumer đã ra mắt lẩu tự sôi bắp bò riêu cua Omachi Đồng thời, doanh nghiệp hợp tác với Phở Thìn Bờ Hồ - hàng phở gia truyền có tuổi đời gần 70 năm - phát triển dòng sản phẩm ăn liền mới mang tên Phở Story Lần đầu tiên trên thị trường, một thương hiệu tiêu dùng hàng đầu kết hợp với một hàng phở gia truyền để ra mắt sản phẩm tiện lợi mới.

Việc liên tục ra mắt thành công sản phẩm mới tại thị trường trong và ngoài nước không chỉ đánh dấu một bước tiến mới của Masan Consumer, mà còn góp phần khẳng định vị thế hương vị Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới

2.2 Tình huống rủi ro cụ thể của công ty Masan Consumer 2.2.1 Giới thiệu tình huống rủi ro của công ty Masan Consumer

Trung tâm Y tế cộng đồng thành phố Osaka, Nhật Bản đã ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt Chin-su nhập khẩu từ công ty Masan Consumer (Việt Nam), do có chứa chất phụ gia bị cấm dùng trong sản xuất tương ớt ở Nhật.

Ngày 8/3/2019, Cục Y tế công cộng Tokyo do nghi ngờ đã kiểm tra sản phẩm tương ớt dán nhãn Chin-su do Công ty TNHH Javis (trụ sở đặt tại Osaka) nhập khẩu từ Việt Nam ngày 07/12/2018 vì nghi ngờ vi phạm đạo luật Vệ sinh thực phẩm và đạo luật Nhãn mác thực phẩm của Nhật Thực nghiệm được làm tại Hiệp hội vệ sinh thực phẩm Tokyo, Viện nghiên cứu công nghệ thực phẩm Tokyo Khi phân tích lô hàng này, họ phát hiện ra hàm lượng Acid Benzoic và Acid Sorbic vượt quá quy định cho phép

Về phía hàng hóa vi phạm, trang thông tin thành phố Osaka ghi rõ: "Tên sản phẩm: Tương ớt Chin-su, xuất xứ: Masan Việt Nam, hạn dùng: 10/6/2019, 17/6/2019, 6/7/2019" Sản phẩm có chứa phụ gia thực phẩm (acid benzoic, acid sorbic ) chưa được kiểm định sử dụng tại Nhật Điều này vi phạm điều 11 khoản 2 luật Vệ sinh thực phẩm Luật này quy định rõ chất acid benzoic (E210) không được sử dụng trong sản phẩm tương ớt ở Nhật.

Trang 23

Theo kết quả phân tích của Hiệp hội Vệ sinh thực phẩm Tokyo thuộc Viện Nghiên cứu công nghệ thực phẩm Tokyo, hàm lượng acid benzoic trong tương ớt Chin-su bị thu hồi ở Nhật lần lượt 0,41g/kg với các chai có hạn dùng 10/6/2019, 0,44g/kg với hạn dùng 17/6/2019 và 0,45g/kg với hạn dùng 6/7/2019.

Sau khi có kết quả phân tích, ngày 2/4/2019, thông tin trên Cổng thông tin của TP.Osaka (Nhật Bản), Trung tâm y tế cộng đồng thành phố này đã ra lệnh thu hồi 18.168 chai tương ớt (757 thùng) mang nhãn hiệu Chin-su được cho là nhập khẩu từ Việt Nam.

Hình ảnh loại tương ớt Chinsu bị chính quyền thành phố Osaka buộc thu hồi (nguồn: Osaka City)

Đây là thông tin khá hoang mang với người tiêu dùng do đây là sản phẩm được rất nhiều gia đình sử dụng thường xuyên.

Theo tiêu chuẩn của Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), acid benzoic sử dụng từ 0,1%, acid sorbic được sử dụng trong thực phẩm từ 0,05-0,2% (tối đa 1%).

Trang 24

Hiện có 186 nước dùng theo tiêu chuẩn chung của Codex, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản Tại Việt Nam, acid benzoic nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

Được biết, khi acid benzoic vào cơ thể với hàm lượng nhiều sẽ bị ảnh hưởng vì glucocol dùng để tổng hợp protein bị mất do tác dụng với acid benzoic để giải độc Ngoài ra, axit benzoic có thể tác động hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng mắt Trong trường hợp hàm lượng cao hơn ngưỡng cho phép, acid benzoic có thể gây kích ứng dạ dày, viêm dạ dày cho người sử dụng Trường hợp sử dụng chất này với hàm lượng lớn có thể gây ngộ độc, nhưng rất hiếm gặp.

Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết cục đã liên hệ mạng lưới cảnh báo về an toàn thực phẩm Infosan, tìm hiểu thông tin chính thức về việc Nhật Bản thu hồi tương ớt Chin-su do thành phần chứa chất bảo quản acid benzoic cấm sử dụng trong tương ớt.

Cục An toàn thực phẩm cho hay danh mục phụ gia do Bộ Y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản ban hành, có hiệu lực thực hiện từ 30/12/2018, Nhật Bản cho phép sử dụng acid benzoic để bảo quản bơ thực vật, trứng cá các loại, siro, tương cà chua và đồ uống không cồn, hàm lượng cho phép là 0,6-2,5 gr/kg tùy loại sản phẩm.

So với danh mục tương tự được Bộ Y tế ban hành tại Việt Nam, danh mục của Nhật Bản hạn chế hơn nhiều, đặc biệt Việt Nam cho phép chất bảo quản acid benzoic trong tương ớt nhưng Nhật Bản cấm, và đây là lý do thành phố Osaka thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt chin-su.

Mặt khác, Masan Consumer đã đưa ra một tuyên bố liên quan đến lệnh thu gom sản phẩm tại Nhật Bản rằng sản phẩm không phải là sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của chính công ty Theo báo cáo, công ty chính thức chỉ xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nga, Cộng hòa Séc, Trung Quốc và Đài Loan, không xuất khẩu sang Nhật Bản Vì lý do này, công ty Masan cho rằng nhà nhập khẩu, công ty Javis Co., Ltd, đã nhập nhầm một sản phẩm lưu hành nội địa của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan hoặc sản phẩm có thể là hàng giả của nhà sản xuất không rõ nguồn gốc.

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w