1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận ngoại giao văn hoá thông qua ẩm thực của việt nam trong thế kỷ 21 từ đó so sánh với hàn quốc và rút ra bài học kinh nghiệm cho việt nam

24 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 5,07 MB

Nội dung

Ngoại giao văn hoá thông qua ẩm thực là việc sử dụng ẩm thực của đất nước mình để thực hiện các hoạt động ngoại giao.. Các hoạt động đó có thể được tiến hành qua các lễ hội ẩm thực, các

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

-TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: CÔNG TÁC NGOẠI GIAO

Đề tài: Ngoại giao văn hoá thông qua ẩm thực của Việt

Nam trong thế kỷ 21 Từ đó so sánh với Hàn Quốc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Giảng viên : TS Doãn Mai Linh

Hà Nội, 12/2023

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 Ngoại giao văn hoá 4

2 Ngoại giao văn hoá thông qua ẩm thực 5

B NGOẠI GIAO VĂN HOÁ QUA ẨM THỰC CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ 21 5

1 Các hoạt động ngoại giao văn hoá qua ẩm thực của Việt Nam trong thế kỷ 21 5

1.1 Sự kiện “Liên hoan ẩm thực quốc tế” 6

1.2 Sự kiện “Khi gia đình ngoại giao vào bếp” 7

1.3 Chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” 10

1.4 Hoạt động của các Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài 11

2 Vai trò của ngoại giao văn hoá qua ẩm thực đối với Việt Nam 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Ẩm thực từ lâu đã là một nét đặc trưng trong văn hoá Việt Nam Mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại có riêng cho mình những kỹ thuật chế biến, những công thức, những bí quyết nấu ăn riêng tạo nên sức hút kỳ diệu của nền văn hoá ẩm thực Việt Do đó, ẩm thực đã và đang trở thành công cụ quan trọng để quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các hoạt động ngoại giao văn hoá Đặc biệt trong bối cảnh thế giới thế kỷ 21, khi mà các nước đang ngày càng gia tăng sức mạnh mềm thì ngoại giao ẩm thực lại càng trở nên cần thiết hơn Xuất phát từ lý do đó, em xin chọn đề tài “Ngoại giao văn hoá thông qua ẩm thực của Việt Nam trong thế kỷ 21 Từ đó so sánh với Hàn Quốc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để thực hiện bài tiểu luận cuối kỳ của mình

Trang 4

NỘI DUNG

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT1 Ngoại giao văn hoá

Trên thế giới, có rất nhiều quan điểm đưa ra về định nghĩa của ngoại giao văn hoá Tại phương Tây, Giáo sư Joseph Nye, nguyên trợ lý Thứ trưởng ngoại giao Mỹ từ 1977 - 1979, Đại học Harvard, cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là một ví dụ hàng đầu về sức mạnh mềm hoặc khả năng thuyết phục thông qua văn hóa, giá trị và những tư tưởng trái với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc cưỡng ép thông qua sức mạnh quân sự” 1

Nhà nghiên cứu Simeo Adebolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại giao thương mại Anh lại định nghĩa: Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của đối thoại.2

Còn ở phương Đông, nhà nghiên cứu Nhật Bản O Ka-du-ô thì nhấn mạnh: “mục tiêu chủ chốt của ngoại giao văn hóa là tăng cường, cải thiện hình ảnh và uy tín của quốc gia thông qua các khía cạnh văn hóa”3

Định nghĩa về ngoại giao văn hoá rất đa dạng và vô cùng nhưng tựu chung lại có thể khái quát như sau: “Ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng” 4

2 Ngoại giao văn hoá thông qua ẩm thực

1 J.Nye: Soft Power and American Foreign Policy, Political Science Quarterly, Vol 119, No 2, 2004, tr 255

2 Trần Thị Thu Hà, Ngoại giao văn hóa và vai trò của nó đối với chính trị Việt Nam từ 1986 đến nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 2012, tr.186

3 O Ka-du-ô: Japan’s Postwar Cultural Diplomacy, Center for Area Studies, 2008, tr 2

4 Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp, Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013

Trang 5

Ngoại giao văn hoá thông qua ẩm thực là việc sử dụng ẩm thực của đất nước mình để thực hiện các hoạt động ngoại giao Các hoạt động đó có thể được tiến hành qua các lễ hội ẩm thực, các món ăn tiếp đãi nguyên thủ quốc gia khác hay các cuộc thi, sự kiện do bộ Ngoại Giao tổ chức… Thông qua ẩm thực, hình ảnh về đất nước văn hóa, lịch sử, con người được quảng bá và lan tỏa, giúp nhân dân thế giới tăng cường hiểu biết và yêu mến lẫn nhau Từ đó giúp tăng cường sức mạnh mềm quốc gia, nâng cao hình ảnh và vị thế trên trường quốc tế.

B NGOẠI GIAO VĂN HOÁ QUA ẨM THỰC CỦA VIỆT NAMTRONG THẾ KỶ 21

1 Các hoạt động ngoại giao văn hoá qua ẩm thực của Việt Namtrong thế kỷ 21

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực đặc biệt trong chiến lược ngoại giao toàn diện của Việt Nam: “liên quan đến việc sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của quốc gia; tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia ở nước ngoài” ; “Ngoại giao5

văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Việt Nam Ba trụ cột này gắn bó, tác động lẫn nhau, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Ngoại giao chính trị có vai trò định hướng, ngoại giao kinh tế là nền tảng vật chất và ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần của hoạt động đối ngoại”6.

Theo đó, ẩm thực cũng là một yếu tố thể hiện rõ đặc trưng về con người, văn hoá của mỗi quốc gia và được các nước chú trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động ngoại giao văn hoá, đặc biệt là trong thế kỷ 21 Chúng ta cũng không ngoại lệ khi đã và đang tận

5 Vũ Dương Huân: Ngoại giao và công tác ngoại giao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 311.

6 Trần Thị Kim Vinh: Thúc đẩy ngoại giao văn hoá trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước, Tạp chí Cộng sản, đường dẫn: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/825966/thuc-day-ngoai-giao-van-hoa-trong-tien-trinh-hoi-nhap-quoc-te-va-phat-trien-cua-dat-nuoc.aspx, ngày truy cập: 27/12/23

Trang 6

dụng lợi thế ẩm thực phong phú để quảng bá về đất nước, con người Việt Nam

Một số các biểu hiện của ngoại giao văn hoá thông qua ẩm thực của Việt Nam có thể kể đến như:

1.1 Sự kiện “Liên hoan ẩm thực quốc tế”

Bắt đầu từ năm 2014, sự kiện “Liên hoan Ẩm thực quốc tế” được diễn ra hằng năm dưới sự tổ chức của Bộ Ngoại Giao Đây là nơi để các nước được giao lưu văn hoá, tăng cường hiểu biết lẫn nhau đồng thời cũng là cơ hội tốt để giới thiệu, quảng bá hình ảnh một Việt Nam giàu bản sắc văn hoá truyền thống, đặc biệt là văn hoá ẩm thực

Năm 2023, tại khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, sự kiện quốc tế lần thứ 11 này đã được tổ chức rất thành công với chủ đề “Mùa Xuân mới” Ở đây, sự kiện mang đến cho thực khách không gian ẩm thực và văn hóa đặc trưng của 10 quốc gia Đông Nam Á, thể hiện mối đoàn kết giữa các nước ASEAN, cũng như giữa cộng đồng ASEAN với bạn bè quốc tế Với gần 150 gian hàng, là số lượng gian hàng đông nhất từ trước đến nay, Liên hoan tạo ra điểm nhấn với hình ảnh của một “Phố ASEAN” thu nhỏ nằm ngay trung tâm sự kiện Đây là nơi các gian hàng của các quốc gia Đông Nam Á được sắp xếp liền kề nhau, tạo nên một không gian ấm cúng, thân thiện và thuận tiện cho các thực khách có thể thưởng thức mọi nét ẩm thực độc đáo của từng quốc gia trong khu vực.7

7Thạch Thảo, Liên hoan Ẩm thực quốc tế: Dấu ấn ngoại giao văn hóa và tinh thần vì cộng đồng, Tạp chí điện tử Người đô thị, đường dẫn: https://nguoidothi.net.vn/lien-hoan-am-thuc-quoc-te-dau-an-ngoai-giao-van-hoa-va-tinh-than-vi-cong-dong-42037.html, ngày truy cập: 27/12/23

Trang 7

Sau hơn một thập kỷ tổ chức, sự kiện vẫn giữ được nét độc đáo, tươi mới, sôi động, nhận được sự chào đón và tham dự nhiệt tình Đặc biệt, hình ảnh các vị Đại sứ, các nhà ngoại giao nước ngoài tự tay chuẩn bị các món ăn dân tộc của nước mình, trao gửi yêu thương đến những người tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế và các tiết mục biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống của các nước đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.8

Nhiều tỉnh thành của Việt Nam cũng đã đem tới Liên hoan những gian hàng giới thiệu, trưng bày các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng có tiềm năng xuất khẩu…9

1.2 Sự kiện “Khi gia đình ngoại giao vào bếp”

Đây là sự kiện được tổ chức bởi Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Cơ quan Nước ngoài (FOSCO) phối hợp Lãnh sự đoàn tại TPHCM, các cơ quan đối ngoại của TPHCM và các tỉnh phía

8 Thạch Thảo, Liên hoan Ẩm thực quốc tế: Dấu ấn ngoại giao văn hóa và tinh thần vì cộng đồng, Tạp chí điện tử Người đô thị, đường dẫn: https://nguoidothi.net.vn/lien-hoan-am-thuc-quoc-te-dau-an-ngoai-giao-van-hoa-va-tinh-than-vi-cong-dong-42037.html, ngày truy cập: 27/12/23

9 Thạch Thảo, Liên hoan Ẩm thực quốc tế: Dấu ấn ngoại giao văn hóa và tinh thần vì cộng đồng, Tạp chí điện tử Người đô thị, đường dẫn: https://nguoidothi.net.vn/lien-hoan-am-thuc-quoc-te-dau-an-ngoai-giao-van-hoa-va-tinh-than-vi-cong-dong-42037.html, ngày truy cập: 27/12/23

Trang 8

Nam Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM Trần Phước Anh cho rằng ngoài việc tạo ra một cơ hội giao lưu, trao đổi văn hóa ẩm thực, sự kiện còn là một sân chơi để thấy một góc nhìn khác về các nhà ngoại giao, không chỉ là những người tài năng trong lĩnh vực đối ngoại, mà còn là các đầu bếp khéo léo và chuyên gia xuất sắc về ẩm thực 10

Tổng Giám đốc FOSCO Nguyễn Thị Hương Giang, Trưởng Ban tổ chức sự kiện cho biết, sự kiện ẩm thực “Khi gia đình ngoại giao vào bếp” là hoạt động thường niên của FOSCO nhằm tạo sân chơi bổ ích để các cơ quan lãnh sự, cơ quan ngoại vụ tranh tài, giao lưu và hiểu biết nhau nhiều hơn qua văn hóa ẩm thực 11

Hình 1 2: Các đội trổ tài nấu các món ăn đặc trưng riêng của đất nước

Hội thi lần thứ 3 - năm 2020 có 20 đội đến từ 20 đơn vị tham gia, trong đó có 10 đội của các cơ quan lãnh sự như: Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Thái Lan, Hà Lan, Malaysia, Nga và

10 Minh Hiệp, Tăng cường giao lưu văn hoá ẩm thực qua sự kiện “Khi gia đình ngoại giao vào bếp”, đường dẫn: https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tang-cuong-giao-luu-van-hoa-am-thuc-qua-su-kien-khi-gia-dinh-ngoai-giao-vao-bep-1491915299, ngày truy cập: 27/12/23

11Minh Hiệp, Tăng cường giao lưu văn hoá ẩm thực qua sự kiện “Khi gia đình ngoại giao vào bếp”, đường dẫn: https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tang-cuong-giao-luu-van-hoa-am-thuc-qua-su-kien-khi-gia-dinh-ngoai-giao-vao-bep-1491915299, ngày truy cập: 27/12/23

Trang 9

Estonia Năm 2022, tham dự sự kiện lần thứ 4 có 20 đội gồm các tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán các nước: Campuchia, Estonia, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Indonesia, Thái Lan; CLB Lãnh sự tại TPHCM và Sở Ngoại vụ các tỉnh thành: Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, TPHCM, Kiên Giang, Tiền Giang; Liên hiệp các tổ chức hữu

tham gia của 21 đội bếp đến từ các cơ quan lãnh sự các nước và các cơ quan ngoại vụ ở tỉnh thành phía Nam

Hình 1 3: Các đội thi thể hiện món ngon tại hội thi

Những món ăn của các đội bếp được chính tay các Tổng lãnh sự cùng phu nhân, phu quân, đại diện các cơ quan đối ngoại cùng thực hiện đã tạo cơ hội giao lưu, mang lại niềm vui khi được trổ

12 Long Hồ, Giao lưu ẩm thực là hoạt động không thể thiếu của ngoại giao văn hoá, ngoại giao nhân dân, đường dẫn: https://www.thanhuytphcm.vn/tin-tuc/giao-luu-am-thuc-la-hoat-dong-khong-the-thieu-cua-ngoai-giao-van-hoa-ngoai-giao-nhan-dan-1491872194, ngày truy cập 27/12/23

13Minh Dung, Sôi nổi cuộc thi 'Khi Gia đình Ngoại giao vào bếp lần IV - 2022', đường dẫn:

Trang 10

tài sáng tạo nghệ thuật ẩm thực, giới thiệu về quê hương, dân tộc mình với bạn bè quốc tế 14

1.3 Chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài”

“Ngày Việt Nam ở nước ngoài” là chương trình quảng bá quốc gia thường niên được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức từ năm 2010 Sau 13 năm triển khai, thương hiệu sự kiện này đã đặt chân đến 18 quốc gia, mang theo nhiều hoạt động giao lưu, kết nối ở cả ba lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa Và ẩm thực luôn là yếu tố văn hoá không thể thiếu trong mỗi chương trình

Năm 2022, Ngày Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Áo, Ấn Độ và Hàn Quốc Tại Ấn Độ, trong lễ khai mạc Không gian văn hoá Việt Nam, công chúng sẽ được tham gia giao lưu, nghe giới thiệu, hướng dẫn về ẩm thực chay Việt Nam, nghệ thuật trà Việt Ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, ngoài Lễ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc; diễn đàn doanh nghiệp… thì nổi bật là chương trình giao lưu ẩm thực có chủ đề “Ẩm thực gia đình trong văn hoá Việt-Hàn” 15

Trong năm 2023, chương trình được tổ chức lần lượt tại Nam Phi, Pháp và Nhật Bản Điểm nhấn của chương trình tại Pháp là khu vực giới thiệu ẩm thực Việt, nơi khách tham dự được thưởng thức món phở Thìn lâu đời của Hà Nội Trong tiết trời lạnh của thủ đô Paris, hơn 500 bát phở bò nóng hổi, thơm ngon đã làm ấm lòng thực khách Trải nghiệm này vừa là lời chào mến khách tới bạn bè quốc tế, vừa là món quà đầy ý nghĩa dành cho những người Việt Nam xa quê hương16.

14 Long Hồ, Giao lưu ẩm thực là hoạt động không thể thiếu của ngoại giao văn hoá, ngoại giao nhân dân, đường dẫn: https://www.thanhuytphcm.vn/tin-tuc/giao-luu-am-thuc-la-hoat-dong-khong-the-thieu-cua-ngoai-giao-van-hoa-ngoai-giao-nhan-dan-1491872194, ngày truy cập 27/12/23

15Quảng bá văn hóa qua Ngày Việt Nam ở nước ngoài năm 2022, Báo Điện tử Chính phủ, đường dẫn:

https://baochinhphu.vn/quang-ba-van-hoa-qua-ngay-viet-nam-o-nuoc-ngoai-nam-2022-102220926093232681.htm, ngày truy cập: 27/12/23

Trang 11

Còn tại Nhật Bản, để công chúng có thể cảm nhận nét tương đồng lẫn sự khác biệt giữa nghệ thuật trà Shan tuyết của Việt Nam với trà xanh truyền thống của Nhật Bản, chương trình cũng tạo ra một không gian giao lưu trà đạo thú vị Sau khi thưởng trà, một vị khách Nhật Bản nhận xét: “Trà của hai nước tuy có hương vị khác biệt nhưng đều rất ngon”17.

1.4 Hoạt động của các Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài

Một trong số các Đại sứ Việt Nam đã thành công trong việc thông qua ẩm thực để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tới nước bạn là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Nhật %C3%A0%20v%C4%83n%20h%C3%B3a., ngày truy cập: 27/12/23

17Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2023: Lan toả văn hoá Việt trên quy mô toàn cầu, VietNamplus, đường

Trang 12

Vào năm 2018 khi Đại sứ đến thăm Hokkaido, ở đây chưa hề có một quán ăn người Việt Nam nào Đại sứ đã xúc tiến tổ chức ngay một lễ hội ẩm thực Việt, đưa món phở từ thủ đô Tokyo, cách Hokkaido khoảng 1000km, tới để người dân địa phương thưởng thức Đại sứ bày tỏ: "Món phở của mình rất hợp với khí hậu lạnh tại Hokkaido Sau khi chúng tôi giới thiệu các món ăn Việt tới các bạn Nhật thì chỉ năm sau đã có thêm một quán Việt, năm sau nữa thêm hai quán Việt và đến nay có một hệ thống nhà hàng Việt ở đó" Đại sứ khẳng định: "Thông qua các nhà hàng này, ngoài ẩm thực, chúng ta còn quảng bá được tranh, áp phích về danh lam thắng cảnh Việt Nam Các bạn Nhật còn được tiếp xúc với người Việt mình nên các giá trị, ý nghĩa được nhân lên rất nhiều" Tại một địa phương khác là Kagoshima, một điểm cực cuối của Nhật Bản, Đại sứ Vũ Hồng Nam đã có một cách tiếp cận khác, đó là phối hợp với địa phương tổ chức Tết cho người Việt và giới thiệu ẩm thực Việt năm 2019 Các bạn Nhật được mời đến tham dự sự kiện này thưởng thức được nhiều món ăn Việt Đại sứ Vũ Hồng Nam cho hay: "Hiện tại đã có nhà hàng Việt ở đây và các bạn Kagoshima đều chia sẻ là khi có khách tới đều đưa đến quán Việt, trong đó có món phở rất ngon Thông qua đó họ hiểu người Việt mình hơn, yêu người Việt mình hơn Sự hiện diện văn hóa của mình chắc chắn vững chân ở những khu vực đó"18

2 Vai trò của ngoại giao văn hoá qua ẩm thực đối với Việt Nam

Thông qua một số chương trình, sự kiện ở trên, có thể thấy ẩm thực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại giao văn hoá của Việt Nam Đặc biệt là trong thế kỷ 21, khi gia tăng sức mạnh mềm đang ngày càng được các nước chú trọng thì ẩm thực lại càng có cơ hội để chứng tỏ điều đó

18 An Bình Từ Á sang Âu: Góc nhìn thú vị về ngoại giao văn hoá Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đường dẫn: https://bvhttdl.gov.vn/tu-a-sang-au-goc-nhin-thu-vi-ve-ngoai-giao-van-hoa-viet-nam-20220203125209082.htm, ngày truy cập: 27/12/23

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w