1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Tổng Kết Dự Án Giảm Nghèo Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2002 2007 Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Dự Án.docx

71 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 68,32 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO (4)
    • I. CÁC QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ CÁC THƯỚC ĐO NGHÈO ĐÓ (4)
      • 1. Quan điểm về nghèo đói (4)
        • 1.1. Khái niệm về nghèo đói (0)
        • 1.2. Các quan điểm về nghèo đói (8)
      • 2. Đặc trưng của nghèo.............................Error! Bookmark not defined. 3. Các thước đo về nghèo đói (0)
    • II. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo và Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xoá đói giảm nghèo (15)
      • 1. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo (15)
      • 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xoá đói giảm nghèo (17)
        • 2.1. Yếu tố khách quan (17)
          • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (17)
          • 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội (17)
          • 2.1.3. Các yếu tố tác động khác (18)
        • 2.2. Yếu tố chủ quan (18)
          • 2.2.1. Năng lực quản lý của Nhà nước (18)
          • 2.2.2. Các quan điểm, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước (18)
    • III. NGUYÊN NHÂN XỦA ĐÓI NGHÈO (0)
      • 3. Nguyên nhân đói nghèo của Việt nam và thế giới (0)
        • 3.1 Trên thế giới:........................................Error! Bookmark not defined. 3.2. Nguyên nhân của đói nghèo ở Việt Nam .......Error! Bookmark not defined. IV. TỔNG QUAN KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (0)
      • 1. Bức tranh chung về nghèo đói trên thế giới (20)
      • 3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (20)
        • 3.1. Hàn quốc (21)
        • 3.2. Đài Loan (22)
        • 3.3 Trung Quốc (26)
  • CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA (3)
    • I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA (28)
      • 1. Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện Tự nhiên-Xã hội (28)
        • 1.1 Vị trí địa lý (28)
        • 1.2. Điều kiện tự nhiên (28)
          • 1.2.1. Đặc điểm địa hình.........................Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Khí hậu..........................................Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên................Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp..........Error! Bookmark not defined. 1.3.1.1. Nông nghiệp...........................Error! Bookmark not defined. 1.3.1.2. Sản xuất công nghiệp..............Error! Bookmark not defined. 1.3.1.3. Vốn đầu tư phát triển..............Error! Bookmark not defined. 1.3.1.4. Thương mại, giá cả và dịch vụ.............Error! Bookmark not defined. 1.3.1.4. Tài chính ngân hàng...............Error! Bookmark not defined. 1.3.1.5. Một số vấn đề xã hội..............Error! Bookmark not defined. 1.4. Tiềm năng (0)
      • 2. Tình hình phát triển Kinh tế-Xã hội của Tỉnh (31)
        • 2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp (32)
          • 2.1.1. Nông nghiệp (32)
            • 2.1.1.1. Trồng trọt (32)
            • 2.1.1.2 Chăn nuôi (33)
            • 1.3.1.3. Vốn đầu tư phát triển (0)
        • 2.3 Thương mại, giá cả và dịch vụ (35)
        • 2.4. Tài chính ngân hàng...........................Error! Bookmark not defined. 2.5. Một số vấn đề xã hội (0)
    • II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA TỈNH SƠN LA (39)
      • 1. Thực trạng đói nghèo (39)
      • 2. Nguyên nhân đói nghèo (39)
        • 2.1. Yếu tố khách quan..............................Error! Bookmark not defined. 2.2. Yếu tố chủ quan..................................Error! Bookmark not defined. III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN (0)
      • 1. Giới thiệu Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc (41)
        • 1.1 Tên dự án: “Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc” (42)
        • 1.2 Mục tiêu dự án (42)
        • 1.3. Phạm vi và quy mô dự án (42)
        • 1.4. Thời gian thực hiện dự án: 5 - 6 năm, bắt đầu từ năm 2001 (42)
        • 1.5. Cơ quan quản lý chung dự án: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (42)
        • 1.6. Cơ quan thực hiện đầu tư: UBND các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lào (42)
        • 1.7. Nội dụng đầu tư: gồm các hợp phần sau đây (42)
        • 1.8. Tổng vốn đầu tư và phân bổ vốn: ....................................................47 1.9. Quản lý tài chính:...............................Error! Bookmark not defined. 1.10. Xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, và thành lập ban quản lý các cấp.........................................................Error! Bookmark not defined. 1.11. Tái định cư đền bù đất đai và tài sản...........Error! Bookmark not defined (0)
      • 2. Dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La (44)
        • 2.1. Quy mô dân số, dân tộc , đói nghèo vùng dự án năm 2001 (Dự án khả thi) (0)
        • 1.2. Nguồn vốn Đầu tư của Dự án (46)
        • 2.3 Các xã được lựa chọn và đối tượng đầu tư (46)
          • 2.4.2. Tình hình thực hiện Hợp đồng của các Tỉnh (48)
          • 2.4.3. Thực trạng thanh quyết toán (48)
        • 2.4. Vốn đối ứng (Ngân sách và dân đóng góp) (0)
    • III. ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA (49)
      • 1. THÀNH TỰU (49)
        • 1.2. Chính sách an toàn và các vấn đề đa ngành.. Error! Bookmark not defined. 1.3. Đào tạo tăng cường năng lực.............Error! Bookmark not defined. 1.4. Y tế.......................................................Error! Bookmark not defined. 1.5. Mô hình ứng dụng nông nghiệp và nghiên cứu tại chỗ:.........Error! (0)
  • CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ DỰ ÁN (3)
    • I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM (57)
    • II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ (0)

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu đối với mọi quốc gia, kể cả các quốc gi[.]

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

CÁC QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ CÁC THƯỚC ĐO NGHÈO ĐÓ

1 Quan điểm về nghèo đói.

1.1 Các quan điểm về nghèo đói.

Theo quan điểm tiếp cận của WB, thì phạm vi của sự nghèo khổ ngày càng mở rộng Nghèo khổ thường gắn với sự thiếu thốn trong tiêu dùng Nhưng từ giữa năm 1970 và những năm 1980, nghèo khổ được tiếp cận theo nhu cầu cơ bản bao gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội và nguồn lực.

Từ giữa những năm 1980 đến nay tiếp cận theo năng lực và cơ hội, gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội, nguồn lực và tính dễ bị tổn thương Từ cách tiếp cận trên, khi đánh giá tình trạng nghèo khổ khổng chỉ dựa theo tiêu chí thu nhập mà còn gồm cả những tiêu chí không gắn với thu nhập.

Tuy nhiên ở những nước đang phát triển, việc phân tích và đánh giá nghèo khổ chủ yếu dựa trên tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) Phương pháp này cho phép so sánh tình trạng nghèo khổ giữa các nước, các vùng khác nhau theo thời gian nhằm cung cấp thông tin cho các chính sách công và đánh giá mức độ thành công của các chính sách đó Nhưng làm thế nào để biểu thị “ nghèo khổ” bằng một con số có ý nghĩa? Các nhà kinh tế đã dựa trên khái niệm “nghèo khổ tuyệt đối” Khái niệm này nhằm biểu thị một mức thu nhập (chi tiêu) tối thiểu cần thiết để đảm bảo những “nhu cầu vật chất cơ bản” như lương thực, quần áo, nhà ở để cho mỗi người có thể “tiếp tục tồn tại” Tuy nhiên khi xem xét mức nghèo khổ theo khái niệm trên nảy sinh một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Việc xác định mức này là một vấn đề chủ quan gây khó khăn cho việc so sánh giữa các nước.

Thứ hai: Mức thu nhập tối thiểu cần thiết sẽ thay đổi theo tiêu chuẩn của mức sống theo thời gian và theo quốc gia (hay khu vực) Chẳng hạn, một người dân ở nước phát triển hiện nay được phân loại là nghèo thì thực ra họ lại còn có mức sống tốt hơn những người dân ở nước họ vào những năm

60 hoặc một số người dân ở các nước kém phát triển ngày nay mà họ không được coi là nghèo.

Do vậy một phương pháp đã được các nhà kinh tế sử dụng là xác định “giới hạn (ranh giới) nghèo khổ” hay còn gọi là “đường nghèo khổ”

Có hai cách tiếp cận “giới hạn nghèo khổ” là tiếp cận theo thu nhập và tiếp cận theo chi tiêu Tuy nhiên phương pháp được sử dụng nhiều hơn là tiếp cận theo chi tiêu Vì chi tiêu của hộ gia đình là chỉ số liên quan chặt chẽ đến phúc lợi hơn là thu nhập Và số liệu về thu nhập thường là không chính xác đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Có những phương pháp đánh giá “giới hạn nghèo khổ sau”

- Phương pháp của Ngân hàng Thế Giới:

Phương pháp mà WB đã sử dụng ở nhiều nước đang phát triển là dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng USD mỗi ngày Ngưỡng nghèo thường dùng hiện nay là 1 USD và 2 USD/ngày (theo sức mua tương đương) Đây là ngưỡng chi tiêu có thể đảm bảo cung cấp năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức chuẩn đó là 2100 calo/người/ngày.

Ngưỡng nghèo này gọi là ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm (nghèo đói ở mức thấp) Vì mức chi tiêu này chỉ đảm bảo mức chuẩn về cung cấp năng lượng mà không đủ chi tiêu cho những hàng hoá phi lương thực Những người có mức chi tiêu cho những hàng hoá phi lương thực Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được 2100 calo/ngày gọi là

“nghèo về lương thực, thực phẩm”.

- Phương pháp của Việt Nam: Ở Việt Nam hiện nay, có phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo đói như sau:

+ Phương pháp dựa cả vào thu nhập và chi tiêu theo đầu người (phương pháp của Tổng cục thống kê).

Phương pháp này đã xác định 2 ngưỡng nghèo:

* Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua đựoc một số lương thực hàng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng Như vậy, phương pháp này tiếp cận tương tự cách tiếp cận của WB.

* Ngưỡng nghèo thứ hai, thường được gọi là “ngưỡng nghèo chung” ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hoá phi lương thực.

Ngưỡng nghèo Việt Nam được tính toán từ cuộc điều tra mức sống dân cư

Bảng 1: Ngưỡng nghèo ở Việt Nam

Chi tiêu bình quân đầu người/năm 1993

1/1998 Ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm

750 nghìn đồng 1.287 nghìn đồng Ngưỡng nghèo chung 1.116 nghìn đồng 1788 nghìn đồng + Phương pháp dựa trên thu nghập của hộ gia đình (phương pháp của

Bộ Lao động-Thương binh xã hội) Phương pháp này hiện đang được sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia (Chuẩn nghèo quốc gia).

Chuẩn nghèo áp dụng cho thời kỳ 2001-2005 được xác định dựa trên thu nhập theo 3 vùng Cụ thể là:

* Vùng Hải đảo và vùng núi nông thôn: Bình quân thu nhập là 80 nghìn đồng/người/tháng.

* Vùng đồng bằng nông thôn: 100 nghìn đồng/người /tháng.

* Và khu vực thành thị là 1500 nghìn đồng/người /tháng.

Người được coi là nghèo khổ cả về thu nhập là những người mà thu nhập của họ nằm ở bên dưới các “giới hạn” đã được quy định nói trên:

Việc nhận diện ai là “người nghèo” luôn là một vấn đề khó khăn. Cách thông thường và đã được các nước đang phát triển và WB sử dụng là dựa vào kết quả các cuộc điều tra về thu nhập (chi tiêu) của hộ gia đình (phương pháp thống kê) Những người đang sống trong “nghèo khổ tuyệt đối” là những người mà 4/5 chi tiêu của họ dành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít thực phẩm (thịt hoặc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng; chỉ khoảng 1/3 số người lớn biết chữ; và tuổi thọ trung bình của người lao động khoảng 40 năm.

Một cách tiếp cận khác cũng thường được sủ dụng để xem xét nghèo đói là chia dân cư thành các nhóm khác nhau (theo 5 nhóm) Nhóm 1/5 nghèo nhất là 20% dân số, những người sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập (chi tiêu) thấp nhấp.

Bên cạnh sự “nghèo khổ tuyệt đối”, ở nhiều nước còn xét đến sự

“nghèo khổ tương đối” “Nghèo khổ tương đối” được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc địa điểm dân cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó Sự nghèo khổ tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định Đây là những người cảm thấy bị tước đoạt một cái mà đại bộ phận những người khác trong xã hội được hưởng Do đó chuẩn mực để xem xét nghèo khổ tương đối thường khác nhau giữa các nước hoặc giữa các vùng Nghèo khổ tương đối là một hình thức biểu hiện sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

1.2 Khái niệm về nghèo đói

Xuất phát từ những quan niệm về nghèo đói ở trên, có những khái niệm về nghèo đói như sau:

Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập bị hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định Như vậy nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau Việc đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là điều rất khó, còn gộp cả những khía cạnh đó vào một số chỉ số nghèo khổ hay thước đo nghèo khổ duy nhất là không thể.

Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok – Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương” Định nghĩa này hiện nay đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam

1.2 Các quan điểm về nghèo đói.

NGUYÊN NHÂN XỦA ĐÓI NGHÈO

Chủ yếu tập trung nghiên cứu ở một số Huyện điển hình đại diện cho các Huyện thuộc dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La trong đó có Huyện Mai Sơn nơi tôi thực tập.

Về không gian: nghiên cứu trong phạm vi địa bàn tỉnh Sơn La.

Về thời gian: nghiên cứu toàn bộ dự án từ 2002 - 2007

4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp số liệu, thống kê, so sánh xử lý, bảng biểu.

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương:

Chương I: Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo

ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA

1 Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện Tự nhiên-Xã hội.

Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km 2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước Toạ độ địa lý: 20 0 39 ’ - 22 0 02 ’ vĩ độ Bắc và 103 0 11 ’ -

105 0 02 ’ kinh độ Đông Phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12 dân tộc.

Sơn La cách Hà Nội 320km về phía Tây bắc, nằm trong khư vực miền núi khí hậu gió mùa nhiệt đới với những đặc điểm: nhiệt độ thấp, lương mưa thấp và nhiều sương muối vào mùa đông nhưng vào mùa hè lại có lượng mưa lớn và nhiệt độ cao Ảnh hưởng của bão mùa hè và gió mùa mùa đông hạn chế do nằm sâu trong nội địa và đặc điểm địa hình Lượng mưa trung bình 1.200mm/năm, nhiệt độ trung bình 20-22 o C (Hà Nội 24 o C, Huế: 25 oC, TP Hồ Chí Minh: 27 o C). Địa hình của Sơn La chủ yếu là đồi núi với độ cao trung bình hơn 500m. Hai bình nguyên là Mộc châu và Mai Sơn Dân cư tập trung tại các thung lũng nhỏ ven suối và sông Các sườn dốc trên các dãy núi thấp (700-800m), gần các thung lũng thường được dùng làm đất canh tác.

Tổng diện tích của Sơn La là 1.405.500 ha Khoảng 11,3 % (chủ yếu là đất đồi) diện tích tự nhiên là đất nông nghiệp trồng lúa, ngô và sắn Bảng dưới đây trình bày cơ cấu sử dụng đất của tỉnh: Đơn vị tính: ha

Tổng diện tích đất Đất Nông nghiệp Đất có rừng Đ ất Forest land without forest Đất khác

Nguồn: Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội Việt Nam năm 2002 Độ che phủ rừng của Sơn La là 25,7 % trong đó có 363.027 ha là rừng tự nhiên và 39.275ha rừng trồng (năm 1999 độ che phủ rừng là 21.6% với 239.870ha rừng tự nhiên và 31.130ha rừng trồng) Phần lớn diện tích đất, khoảng 779,119 ha tương đương 55,3%, vẫn thuộc diện đất chưa sử dụng hay đất lâm nghiệp chưa có rừng, mặc dù đã có biến chuyển lớn so với con số 917,115 ha (65.3%) đất chưa sử dụng năm 1999 Đây là diện tích đất có cây bụi, cây phân tán hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng và có tiềm năng lớn về tái sinh tự nhiên.

1.3 Tiềm năng. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông - lâm sản, hàng hoá có lợi thế với quy mô lớn mà ít nơi có được như chè đặc sản chất lượng cao trên cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản

Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt Sơn La đã được các nhà khoa học đánh giá là một trong những địa bàn lý tưởng để phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao Bên cạnh đó tiềm năng khí hậu, đất đai còn cho phép tỉnh phát triển các loại giống cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới với quy mô trên 30.000 ha

Sơn La có lợi thế rất lớn về tiềm năng thuỷ điện, đặc biệt công trình thủy điện Sơn La lớn nhất cả nước với tổng công suất 2.400MW được khởi công xây dựng Đây chính là cơ hội tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh chóng, tạo ra sự đột biến về tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp kéo theo sự phát triển của kết cấu hạ tầng và dịch vụ Khi đó, Sơn La có nguồn điện lưới quốc gia đi qua là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế Đất đai chưa khai thác còn nhiều, độ phì tự nhiên khá, khả năng tái sinh thảm thực vật lớn Nếu coi rừng và tỷ lệ gia tăng độ che phủ của rừng, cây công ngiệp dài ngày, cây ăn quả là sản phẩm hàng hoá thì giá trị sử dụng của loại hàng hoá này được thể hiện ở hiệu quả sử dụng thủy điện sông Đà, điều hoà nước cho Đồng bằng sông Hồng và được trả lại cho Sơn

La một phần, qua đấy có khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước; mặt khác nếu dựa trên giá trị thực có của rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, thì rừng và cây dài ngày là lợi thế vượt trội để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc thù tự nhiên và con người của Sơn La

Cao nguyên Mộc Châu ở độ cao 1.050m, đất tốt và tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hoà phù hợp với phát triển tập đoàn cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới như chè, bò sữa cao sản, cây ăn quả… Cao nguyên này nằm trên trục QL 6, gần cảng sông Vạn Yên và ở trung độ giữa Hà Nội

- Sơn La - Điện Biên, chỉ cách Hà Nội 200 km Tương lai sẽ hình thành một thành phố cao nguyên sản xuất VLXD, du lịch nghỉ mát mùa hè, trung chuyển hàng hoá cho cả vùng Tây Bắc và nước bạn Lào

Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác song rất phong phú, đa dạng, chưa khai thác được bao nhiêu, có triển vọng phát triển công nghiệp sản xuất VLXD, đáp ứng về nhu cầu xi măng, gạch, ngói cho xây dựng cơ bản trong tỉnh Khai thác than, bột sắn, bột tan, đồng, chì, vàng… cũng là một lợi thế của tỉnh Trong thời kỳ này nổi lên khai thác than ở Suối Bàng, niken, đồng ở bản Phúc và đá vôi, sét làm xi măng, VKXD… Điều kiện phát triển du lịch thuận lơi do có nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, các mỏ suối nước khoáng nóng, vùng hồ sông Đà, các di tích lịch sử cách mạng như bảo tàng nhà tù Sơn La, cây đào Tô Hiệu, văn bia Lê Thánh Tông… có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch tổng hợp, nhất là vùng cao nguyên Mộc Châu có khí hậu mát mẻ giống như Đà Lạt

Nhân dân các dân tộc Sơn La có truyền thống đoàn kết, yêu nước, cách mạng, tuyệt đối trung thành, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn Tỉnh luôn đảm bảo giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an ninh, quốc phòng

Những cơ hội để tỉnh Sơn La có thể phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là nắm bắt và thực hiện tốt các chương trình trồng 5 triệu ha rừng và các chương trình, dự án, chính sách khác của Đảng và Nhà nước đã ban hành, tích cực chuẩn bị cho công trình xây dựng thuỷ điện Sơn La.

2.Tình hình phát triển Kinh tế-Xã hội của Tỉnh.

Sơn La có 10 huyện với 201 xã, phường và số dân 881.400 người. Mật độ dân số là khoảng 64người/km2 Mức tăng dân số hàng năm là 2,9% (so với tỷ lệ tăng dân số trung bình cả nước là 1,7 %) Ở Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, đa số là người Thái (55,6%), Kinh (17,29 %), H’mong (14,4%), và Mường (8,3 %) Các dân tộc phân bố khác nhau theo huyện và đặc điểm địa hình Người Kinh chủ yếu sinh sống tại Thị xã và các huyện, các trung tâm kinh tế như Mộc Châu và Mai Sơn Người H’mong sống ở vùng cao trong khi người Thái sống ở các vùng tương đối thấp.

Sản phẩm nông nghiệp chính là ngô, đậu tương, chè, hoa quả, mía, sữa bò, thịt trâu bò.

Công nghiệp chủ yếu là sữa và xi-măng.

2.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA TỈNH SƠN LA

Tổng số hộ vùng dự án năm 2001 của Sơn La là 27.168 hộ, trong đó số hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) là 7.983 hộ, chiếm tỷ lệ 29.38%, trong khi đó toàn tỉnh tỷ lệ nghèo là 29.4%.

Năm 2005 bằng nhiều chương trình, giải pháp Sơn La đã giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 18%, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của Dự án giảm nghèo, như Huyện Mai Sơn các xã dự án đã giảm tỷ lệ nghèo từ 25.7% năm 2001 xuống 12.7% năm 2005; Huyện Bắc Yên giảm từ 25.51% năm 2001 xuống 18.51% năm 2005

- Tỷ lệ nghèo theo các tiêu chí mới toàn tỉnh là 37.93% trong khi đó vùng dự án là 35.37% điều này cho thấy còn nhiều việc phải làm để cải thiện cuộc sống cho người dân vùng dự án để giảm tỷ lệ nghèo của vùng này xuống, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng trong tỉnh.

* Nguyên nhân của các hộ nghèo đói

Thứ nhất, do nguồn lực bị hạn chế Thiếu nguồn lực nên người nghèo bị rơi vào vòng luẩn quẩn nghèo đói không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực làm cản trở họ thoát nghèo, các hộ nghèo có ít đất, thiếu khả năng tiếp cận nguồn tín dụng do không có tài sản thế chấp, sử dụng sai mục đích Nguồn thu nhập bấp bênh, tích luỹ kém nên khó chống đỡ với mọi biến cố xảy ra.

Thứ hai, do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định: người nghèo trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt nên mức thu nhập thấp, không có khả năng để nâng cao trình độ Từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái, …

Do trình độ thấp nên người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập trên một đơn vị sản phẩm…

Thứ ba, do bệnh tật sức khoẻ yếu kém và bất bình đẳng giới: bệnh tật ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, hộ mất đi thu nhập và tăng thêm chi phí cho y tế do đó họ phải vay mượn dẫn đến khó có thể thoát nghèo Bất bình đẳng làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, họ phải gánh nặng việc gia đình, thu nhập thấp hơn nam giới, tỷ lệ trẻ em tử vong do bà mẹ không hiểu biết về sinh sản sức khoẻ.

Thứ tư, do các nguyên nhân về nhân khẩu, quy mô hộ gia đình: đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo.

Thứ năm, do những tác động của đổi mới chính sách: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ốn định trong thời gian qua là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới mức giảm nghèo

Tóm lại: Đói nghèo do nhiều nguyên nhân gây nên, có cả chủ quan và khách quan Để nhận biết một cách đầy đủ chúng ta có thế chia thành 3 nhóm nguyên nhân:

Nhóm 1: Gồm những nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân nguời lao động.

- Kém hiểu biết về cách thức làm ăn hộ sản xuất lạc hậu.

- Thiếu hoặc không có vốn để sản xuất.

- Đông con, ít lao động.

- Rủi ro, ốm đau, bệnh tật.

- Thiếu tư liệu sản xuất cần thiết.

- Ăn tiêu không có kế hoạch, lười biếng, mắc tệ nạn xã hội.

Nhóm 2: Thuộc về điều kiện tự nhiên.

- Đất đai dùng cho thâm canh cây lúa, diện tích BQ đầu người thấp.

- Đất đai cằn cỗi, chưa chủ động hoàn toàn về nước.

- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất, cụ thể như hạn hán, bão lụt thường xuyên xảy ra kèm theo gió Lào, mưa phùn kéo dài,…

- Xa trung tâm kinh tế của tỉnh, giao thông đi lại khó khăn cách trở.

Nhóm 3: Gồm những yếu tố xã hội tác động.

- Hậu quả của chiến tranh để lại gây ảnh hưởng đến sản xuất phát triển kinh tế.

- Nhà nước chưa có biện pháp đầu tư đúng mức để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cần thiết phục vụ sản xuất trong khi đó địa phương không có đủ khả năng để tự làm như cầu đường giao thông.

- Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội chưa có biện pháp hữu hiệu để chuyển những thông tin cần thiết đến tận người dân, cụ thể như: các biện pháp kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, cách thức làm ăn, mở rộng ngành nghề mới, các chủ trương chính sách nhất là chính sách kinh tế…

III NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2002-2007

1 Giới thiệu Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc.

Dự án giảm nghèo Sơn La nằm trong tổng thể dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc do WB tài trợ.

1.1 Tên dự án: “Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc”

1.2 Mục tiêu dự án: a Tăng cường cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho người dân vùng dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục, y tế b Xây dựng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo nguồn thu nhập trực tiếp cho người dân c Nâng cao năng lực cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp huyện, xã, thôn, bản

1.3 Phạm vi và quy mô dự án: a Thực hiện trên địa bàn 368 xã, chủ yếu là các xã đặc biệt khó khăn thuộc 44 huyện của 6 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Bắc Giang b Nguyên tắc lựa chọn các tỉnh tham gia dự án: thực hiện theo văn bản số 942/CPQHQT ngày 4 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ

1.4 Thời gian thực hiện dự án: 5 - 6 năm, bắt đầu từ năm 2001

1.5 Cơ quan quản lý chung dự án: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.6 Cơ quan thực hiện đầu tư: UBND các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lào

Phú Thọ và Bắc Giang

1.7 Nội dụng đầu tư: gồm các hợp phần sau đây: a Đường giao thông và chợ: o Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã, đường từ trung tâm xã đến thôn, bản, đường liên thôn, bản, công trình cầu, cống ngầm, bến phà, bến thuyền; o Xây dựng mới và nâng cấp các chợ nông thôn quy mô nhỏ b Nông nghiệp: o Xây dựng mới, nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa, phai, đập, kênh dẫn quy mô nhỏ có năng lực tưới dưới 30 ha; o Xây dựng mới, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhóm hộ, hoặc từng hộ riêng lẻ; o Hỗ trợ xây dựng mô hình các hộ gia đình ứng dụng nông, lâm, ngư nghiệp, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nhỏ; o Đầu tư nghiên cứu tại chỗ một số đề tài thiết thực đối với vùng dự án c Giáo dục, Y tế: o Giáo dục: xây dựng mới, nâng cấp các trường trung học cơ sở, tiểu học, lớp cắm bản, nhà ở giáo viên, nhà bán trú, trang thiết bị đồ dùng giảng dạy, đào tạo mới, nâng cấp chuẩn hoá đội ngũ giáo viên từ mẫu giáo đến trung học cơ sở; o Y tế: xây dựng mới, nâng cấp các trạm y tế xã, cụm xã, cụm bản, cung cấp thiết bị, tủ, túi thuốc, đào tạo cán bộ y tế xã, thôn, bản d Ngân sách phát triển xã: giành 15% số vốn vay WB làm ngân sách phát triển xã, giao cho UBND xã quyết định đầu tư những công việc ngoài các danh mục đã ghi ở các hợp phần chình của dự án, trên cơ sở đề xuất nhất trí cao của thôn bản và được UBND huyện thẩm định e Hỗ trợ quản lý dự án: o Đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã về hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống quản lý sử dụng ODA và hệ thống quản lý tài chính, kế toán và thủ tục mua sắm, đấu thấu, giải ngân; o Điều phối và cải tiến phương pháp tiếp cận trong dịch vụ xã hội; o Kiểm tra giám sát các hoạt động; o Đầu tư phương tiện đi lại, văn phòng và trang thiết bị làm việc của các ban quản lý dự án Trung ương, tỉnh, huyện, Ban phát triển xã

Mua sắm phương tiện đi lại

BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ DỰ ÁN

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Các Bài học sau đã được rút ra trong quá trình thực hiện DA giảm nghèo của Tỉnh

Sự tham gia của cộng đồng:

 Quá trình lập kế hoạch có sự tham gia của người dân ở thôn/bản:

Tổ chức lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng đúng quy trình, đảm bảo tính dân chủ, tôn trọng ý kiến của người dân là một trong những yếu tố then chốt góp phần vào sự thành công của dự án.

 Quá trình giám sát dự án có sự tham gia của cộng đồng: Thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy định về sự tham gia giám sát của cộng đồng đối với các hoạt động của dự án, với sự giám sát của cộng đồng, chất lượng các hoạt động của dự án đã tăng lên đáng kể.

Phân cấp và thể chế hoá:

 Phân cấp về cán bộ và tổ chức: Công tác tổ tuyển dụng cácn bộ và tổ chức cũng được phân cấp đã giúp cho việc thực hiện thành công dự án. Các cấp được tự tuyển dụng cán bộ đủ năng lực tham gia thực hiện dự án, tránh được sức ép từ bên trên trong công tác cán bộ, điều này làm cho BQL các cấp nhiệt tình thực hiện dự án; công tác tổ chức được phân cấp giúp cho việc hoàn thiện bộ máy BQL dự án các cấp được kịp thời đặc biệt phù hợp đối với việc hoàn thiện các Ban phát triển xã;

Thể chế hoá các văn bản thực hiện Dự án: Cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện dự án của BQL Trung ương, Ngân hàng thế giới, Bộ tài chính, BQL tỉnh đã phối hợp văn bản hướng dẫn thực hiện dự án phù hợp với đặc điểm địa phương, phù hợp với quy định của dự án như hướng dẫn thực hiện hoạt động xây dựng đường liên bản, hướng dẫn thực hiện hợp phần Ngân sách xã, hướng dẫn thực hiện chính sách an toàn, hướng dẫn thực hiện công tác quyết toán,…

 Đào tạo cán bộ ở các cấp, Xây dựng năng lực cho cán bộ cấp xã/thôn bản là một trong vấn đề trọng tâm của dự án, sự phối hợp chặt chẽ giữa BQL Trung ương, BQL tỉnh, BQL các Huyện, các ban phát triển xã, các đơn vị đào tạo là sự đảm bảo cho thành công cho hoạt động đào tạo tăng cường năng lực cán bộ các cấp, qua đó góp phần quan trọng vào sự thành công của dự án.

 Việc sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên cộng đồng là điểm đặc trưng của dự án, là bài học hay của dự án có thể áp dụng cho các chương trình dự án tương tự khác; Đội ngũ CF đã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện hợp phần ngân sách phát triển xã, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, bản.

 Đấu thầu: Việc gộp các công trình nhỏ thành gói thầu lớn để tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư là một bài học hay, đặc biệt đối với các vùng khó khăn như dự án;

 Tổ chức thực hiện, thanh toán, quyết toán: Công tác tổ chức thực hiện, thanh quyết toán nhanh gọn các hoạt động của dự án là một điểm sáng của dự án nhờ sự kiên quyết của nhà tài trợ, sự năng động của BQL dự án các cấp, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành các cấp có liên quan;

Ngân sách phát triển xã

 Thực hiện dân chủ ở cơ sở: Việc thực hiện triển để nguyên tặc dân chủ ở cơ sở là một trong những yếu tố dẫn đến thành công của hợp phần Ngân sách phát triển xã, người dân phấn khởi nhiệt tình tham gia do được chủ động đề xuất các hoạt động, được trực tiếp tham gia thực hiện và các hoạt dộng của hợp phần thực sự đáp ứng nhu cầu bức thiết của cộng đồng.

 Việc thực hiện hợp phần ngân sách phát triển xã góp phần Tăng cường nhận thức của người dân, tính ỷ lại vốn có của đồng bào dần được khắc phục, nhận thức và sự hỗ trợ của các ngành có liên quan cũng được tăng cường đã góp phần vào sự thành công của hợp phần.

Vận hành và bảo dưỡng công trình

 Hướng dẫn xây dựng quy ước, quy chế quản lý sử dụng, vận hành bảo trì công trình một cách thật sự dân chủ là một bài học lớn của dự án, giúp cho các công trình của dự án được sử dụng có hiệu quả, tăng cường tinh thần trách nhiệm của người hưởng lợi.

Bài học về lựa chọn dự án

Trong lựa chọn dự án nổi lên một số điểm quan trọng:

- Lựa chọn dự án đơn giản, có hiệu quả Nhìn chung, cách lựa chọn các tiểu dự án thuộc các hợp phần của dự án đơn giản, gắn với kết quả đầu ra trực tiếp có thể lượng hoá, có thể nhìn thấy, cân đong đo đếm được Kết quả đầu ra đều được xem xét đến hiệu quả trực tiếp, hiệu quả tổng hợp kinh tế xã hội trên địa bàn Qua nghiên cứu ở các huyện, xã ở Tỉnh Sơn La cho thấy, hầu như các công trình, các mô hình được đầu tư đều rất rõ ràng Với sự rõ ràng này sẽ tạo điều kiện cho việc theo dõi, đánh giá chương trình

- Ưu tiên thực hiện chương trình Mỗi tỉnh, mỗi huyện đều có cách thức ưu tiên lựa chọn công trình, lĩnh vực ưu tiên phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và tập quán của địa bàn Điều đặc biệt là các tỉnh, huyện, xã đều chú ý đến một số công trình, một số mô hình trọng điểm, không dàn trải Như vậy trong quá trình lập kế hoạch cần phải hướng dẫn định hướng cho người dân hiểu và tập trung mạnh vào nhũng lĩnh vực, những ngành nghề mà đang đực khuyến khích, phù hợp với định hướng chuyền dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp của các xã và các huyện

- Số lượng các mô hình trình diễn không nhiều nhưng mà các công trình không đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ dàng nhân rộng mô hình sau khi dự án kết thúc

II ĐỊNH HƯỚNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1 Định hướng xoá đói giảm nghèo ở Sơn La.

Xuất phát từ việc đánh giá, nghiên cứu tổng thể tình hình nghèo đói ở Sơn La và DAGN tỉnh Sơn La giai đoạn 2002-2007, tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số định hướng xoá đói giảm nghèo ở Sơn La như sau:

Ngày đăng: 18/07/2023, 15:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, khoa Kế hoạch&Phát triển, NXB Thống kê, năm 2002 Khác
2. Giáo trình kinh tế phát triển, khoa Kế hoạch và phát triển, NXB Thống kê, năm 1999 Khác
3. Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn-NXB Thống kê, năm 2002 Khác
4. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Khác
5. Giáo trình kinh tế công cộng, Khoa Kế hoạch và phát triển, NXB Thống kê, năm 2002 Khác
7. Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005-2010 Khác
8. Quy hoạch tổng thể tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010 Khác
9. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La khoá XVI của UBND Tỉnh Khác
10.Niên giám thống kê tỉnh Sơn La Khác
11.Báo cáo sơ bộ Dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La Khác
12.Báo cáo sơ bộ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc Khác
13.Các Website của tỉnh Sơn La và của dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc Khác
14.Báo cáo tổng kết dự án giảm nghèo Huyện Mai Sơn – Sơn La Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w