1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Mô Hình Công Nghiệp Hóa Đặc Trung Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Quá Trình Công Nghiệp Hóa Ở Việt Nam.pdf

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Mô Hình Công Nghiệp Hóa Đặc Trung Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Quá Trình Công Nghiệp Hóa Ở Việt Nam
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Trên cơ sởphân tích các bài học kinh nghiệm của các nước, căn cứ vào thựctiễn Việt Nam và thế giới, đề tài phác họa mô hình công nghiệp hóa củanước ta trong những thập niên đầu thế kỷ XX

Trang 1

Tên đè tài: Các mô hình công nghiệp hóa đặc trung trên thế giới và bàihọc kinh nghiệm cho quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC:

A.MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

2.2 Mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ( kiểu Liên Xô).2.3.Mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa thay thế nhập khẩu vớihướng vào xuất khẩu và hướng tới công nghệ cao

2.4 Mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa sức mạnh của thịtrường và sự dẫn dắt của Nhà nước

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO QUÁ TRÌNH CÔNGNGHIỆP HÓA Ở VIỆT NAM

3.1 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình công nghiệphóacủa các tổ chức, các nước trên thế giới

3.2.Thực trạng công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho quá trình công nghiệp hóacủa Việt Nam

C.KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

A.MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Lịch sử công nghiệp hóa thế giới bắt nguồn từ nước Anh Đến nay,công nghiệp hóa đã lan rộng khắp các châu lục trên thế giới Qua nghiêncứu cho thấy: các nước áp dụng nhiều mô hình công nghiệp hóa khácnhau, các mô hình công nghiệp hóa được thực hiện tại nước đi sau đều

có ưu việt hơn các mô hình được thực hiện ở nước đi trước Do đó , thờigian công nghiệp hóa của các nước đi sau cũng có xu hướng rút ngắn sovới các nước đi trước từ hàng chục đến hàng trăm năm

Việt Nam là nước công nghiệp hóa muộn, vì thế chúng ta có lợi thếcủa nước đi sau Để tận dụng được “ưu thế hậu phát” của nước đi sauđòi hỏi chúng ta phải xác định được một mô hình công nghiệp hóa vừaphù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, vừa phù hợp với xu hướngvận động chung của thế giới; vừa cho phép rút ngắn được thời kỳ côngnghiệp hóa vừa giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sởphân tích các bài học kinh nghiệm của các nước, căn cứ vào thựctiễn Việt Nam và thế giới, đề tài phác họa mô hình công nghiệp hóa củanước ta trong những thập niên đầu thế kỷ XXI là: “Công nghiệp hóa , rútngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với phát triển kinh tế trithức và hội nhập quốc tế”

Công nghiệp hóa là một bước đi cơ bản,có tính chất quyết định choviệc chuyển một nền sản xuất hàng hóa nhỏ sang một nền sản xuất hànghóa lớn, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Mỗi mô hình

kể trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng và cũng đã mang lạinhững hiệu quả nhất định cho quá trình công nghiệp hóa của một sốnước Bởi vậy, yêu cầu nắm bắt và hiểu rõ bản chất cũng như những ưuđiểm và hạn chế của từng mô hình để lựa chọn mô hình công nghiệp hóaphù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình công nghiệp hóacủa nước ta là hết sức cấp thiết

Nhận thức được vai trò của công cuộc công nghiệp hóangay từnhững năm 60, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa theo định hướng xãhội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta.Nghiên cứu công nghiệp hóa đất nước là một vấn đề nóng bỏng,bức xúc trong nhiều năm nay và được đông đảo các nhà nghiên cứu

Trang 4

hưởng ứng Nghiên cứu nhằm nhận thức rõ từ đó đưa ra giải pháp nhằmphát huy sử dụng tối đa mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ sự ủng

hộ quốc tế phục vụ sự công nghiệp hoá đất nước Cùng với sự nỗ lực cốgắng chung của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc phát triển kinh tế

Là một công dân củađất nước, em mong muốn được góp phần nhỏ bécủa mình qua việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản về công nghiệp hoá ởViệt Nam Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp lịch

sử, phương pháp thu thập số liệu,tài liệu từ các trang, nguồn, tạp chíchính thống của nhà nước để làm rõ nội dung nghiên cứu

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu:

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về công nghiệp hóa và môhình công nghiệp hóa

Đánh giá những ưu thế và hạn chế của mỗi mô hình công nghiệp hóatrong lịch sử

Nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn mô hình công nghiệp hóa của một sốnước trên thế giới

Vận dụng kinh nghiệm các nước vào việc lựa chọn mô hình công nghiệphóa ở Việt Nam trong điều kiện mới

Đưa ra những điều kiện cần có để thực hiện thành công mô hình côngnghiệp hóa kiểu mới ở Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷXXI

-Nhiệm vụ nghiên cứu:

làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hóa và mô hình côngnghiệp hóa

- Phân tích những mặt tích cực và hạn chế của mỗi mô hình công nghiệphóa đã và đang diễn ra trên thế giới

- Đúc rút một số bài học kinh nghiệm (thành công và chưa thành công)trong việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa của các nước

- Phác họa mô hình công nghiệp hóa mới cho Việt Nam trong giai đoạntới- Công nghiệp hóa, rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắnvới phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế

Trang 5

- Phân tích các điều kiện bên trong và bên ngoài đảm bảo thực hiệnthành công mô hình công nghiệp hóa mới của Việt Nam trong nhữngthập niên đầu của thế kỷ XXI.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các mô hình công nghiệp hóa đặc trung trên thếgiới

- Phạm vi nghiên cứu: Trên thế giới và ở Việt Nam

4.Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO QUÁ TRÌNH CÔNGNGHIỆP HÓAỞ VIỆT NAM

có sự khác nhau về mục đích, về phương thức tiến hành, về sự chi phốicủa quan hệ sản xuất thống trị Công nghiệp hóa diễn ra ở các nước khácnhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều kiệnkinh tế –xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau.Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hóa là quátrình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp

Trang 6

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch cơ bản và toàn diện từnền kinh tế nông nghiệp sản xuất lao động thủ công sang nền kinh tếcông nghiệp máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động cao

Hiểu đơn giản, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu nềnkinh tế theo hướng phát triển sang công nghiệp Tuy nhiên, khái niệmcông nghiệp hóa này luôn mang tính lịch sử ở từng giai đoạn khác nhau,theo từng hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ có khái niệm côngnghiệp hóa khác nhau

1.2 Tác động, ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa

1.2.1 Tác động đến đời sống gia đình

Trong giai đoạn hiện nay, quá trình công nghiệp hóa đang cónhững tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của gia đình nói chung, đờisống sinh hoạt nói riêng, nhất là ở các thành phố lớn

Ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa là sựgia tăng của các tệ nạn xã hội Cơ chế thị trường đang làm thay đổimạnh mẽ hệ giá trị và các chuẩn mực đạo đức truyền thống Trong bốicảnh đó, nhiều trường hợp quan hệ gia đình không còn tồn tại đơn thuần

là dạng quan hệ tình cảm mà còn gồm các vấn đề phát sinh khác như:Mâu thuẫn trong phân chia tài sản trong gia đình,…

Quá trình công nghiệp hóa đã và đang tạo ra những áp lực lớn đốivới mưu sinh và tồn tại của tầng lớp dân cư Nhu cầu làm giàu, nhu cầuphát triển công việc là chính đáng, song mặt trái của quá trình này là làmthu hẹp quỹ thời gian cá nhân, cuốn con người vào vòng xoáy của đồngtiền và lối sống thực dụng, làm rạn nứt tình cảm gia đình

Không thể phủ nhận rằng, sự hỗ trợ của những dịch vụ xã hội và pháttriển khoa học kĩ thuật đã đem lại cho con người cuộc sống thoải mái vàtiện nghi hơn Tuy nhiên, sư ảnh hưởng và tác động của nó trong việcsuy giảm và tăng cường đời sống sinh hoạt gia đình là không nhỏ Quan

hệ gia đình vốn được đặc trưng bởi quan hệ tình cảm, trực tiếp nay đã vàđang có xu hướng trở thành quan hệ gián tiếp và lỏng lẻo hơn

1.2.2 Tác động đến sự phát triển kinh tế, tri thức

Trang 7

Công nghiệp hóa là bước đi tất yếu của tất cả các nước trong quátrình tiến lên hiện đại Sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt

là cách mạng thông tin, cách mạng tri thức, đã cho ra đời các công nghệcao như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô,công nghệ của nền kinh tế tri thức Hệ thống công nghệ mới ấy đang làmbiến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất, kinh doanh

và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế phát triển dựa vào trithức ở nước ta Trong đó, yếu tố cơ bản đưa đến thành công của các môhình này là: Đã biết nắm bắt và sử dụng tri thức mới nhất trong hoạchđịnh chiến lược kinh doanh, lựa chọn công nghệ, tạo sản phẩm mới, cách

tổ chức sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả

1.2.3 Tác động đến môi trường

Môi trường và bảo vệ môi trường là vấn đề được đặt ra hàng đầukhi định hướng công nghiệp hóa , Bên cạnh những thành tích đạt đượckhi sử dụng công nghệ để xử lý sự cố môi trường, vẫn còn tồn tại nhiềuhạn chế đã, đang trở thành bài toán khó Vấn đề đặt ra là vậy làm sao đểvừa phát triển công nghiệp hóa , vừa bảo vệ được môi trường? Thực tếcho thấy, 80 thành phần khác nhau tìm thấy từ quá trình phát thải côngnghiệp như: Amiang, dioxin, chì,… và các ngành công nghiệp đều nằmtrong số những nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu

Ô nhiễm nguồn nước cũng là trở ngại lớn đối với môi trường gây

ra bởi các nhà máy sản xuất tác động đến nguồn nước tự nhiên Chất độc

từ nước thải tồn tại ở dạng rắn – lỏng hoặc khí là trầm trọng thêm cácnguồn nước cấp, nước mặt và nước ngầm Bên cạnh đó, nước thải rỉ rác

từ bãi chôn lấp dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng hơn các nguồn tiếp nhận

Ô nhiễm đất gắn liền với quá trình công nghiệp hóa- đô thị hóa Các kimloại nặng, hóa chất độc hại ngấm vào đất sẽ tác động lớn đến hệ sinh thái

và đa dạng sinh học

Trang 8

CHƯƠNG II: CÁC MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA ĐẶC TRƯNGTRÊN THẾ GIỚI

2.1 Mô hình công nghiệp hóa cổ điển.

Công nghiệp hoá của các nước tư bản cổ điển, mà tiêu biểu là nướcAnh được thực hiện gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp làn thứnhất, nồ ra vào giữa thế kỷ XVIII Công nghiệp hoá ở nước Anh đượcbắt đàu từ ngành công nghiệp nhẹ, mà trực tiếp là ngành côngnghiệp dệt là ngành đòi hỏi vốn ít, thu lợi nhuận nhanh Sự phát triểncủa ngành công nghiệp dệt ở Anh, đã kéo theo sự phát triển của ngànhtrồng bông và chăn nuôi cừu, để đáp ứng nguyên liệu cho ngành côngnghiệp dệt

Ngành công nghiệp nhẹ và nông nghiệp phát triền, đòi hỏi phảicung cấp nhiều máy móc, thiêt bị cho sản xuất từ đó dã tạo tiền đề cho

sự phát triển của ngành công nghiệp nặng, mà trực tiếp là ngành cơ khíchế tạo máy Nguồn vốn để công nghiệp hoá ở các nước tư bản cổ điểnchủyếu do khai thác lao động làm thuê, làm phá sản những người sảnxuất nhỏ trong nông nghiệp, đồng thời gắn liền với việc xâm chiếm vàcướp bóc thuộc địa Quá trình này đã dẫn đen mâu thuẫn gay gắt giữa tưbản và lao động,làm bùng nổ những cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân chống lại nhà tư bản ở các nước tư bàn lúc bấy giờ, tạo tiền đề cho

sự ra đời của chủ nghĩa Mác Quá trình công nghiệp hoá ở các nước tưbản cổ điển cũng dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau vàmâu thuẫn giữa các nước tư bản với các nước thuộc địa, trong quá trìnhxâm chiếm và cướp boc thuộc địa đã dẫn đến phong trào đấu tranh giànhđộc lập của các nước thuộc địa, thoát khỏi sự thống trị và áp bức của cácnước tư bản Quá trình công nghiệp hoá của các nước tư bản cổ điếndiễn ra trong một thời gian tương đối dài, trung bình từ 60 - 80 năm

Là mô hình công nghiệp hóa đầu tiên trong lịch sử phát triểncôngnghiệp, tương ứng với thời gian giữa thế kỷ XVIII đến giữa thếkỷ XIX,

từ tác động ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vàsản xuất cơ bản chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sangnền kinh tế côngnghiệp Mô hình công nghiệp hóa cổ điển diễn ra đầu tiên ở nước Anh,

Trang 9

sau đến Pháp, rồi lan tỏa sang các nước Đức, Nga, Mỹ Mô hình côngnghiệp hóa này có các đặc trưng cơ bản:

Thứ nhất, chuyển từ công nghệ thủ công sang công nghệ cơkhí,hầu hết đều ứng dụng kỹ thuật công nghệ của chính mình vào pháttriển công nghiệp và gần như theo tiến trình phát triển công nghiệp nhẹ(khởi nguồn từ ngành dệt) tiếp đến phát triển công nghiệp nặng (theo cácphát minh phát triển ứng dụng từ cơ học và động lực học đã đẩy mạnhphát triển ngành công nghiệp nặng chế tạo các loại máy động lực cơ khí,

và các ngành luyện kim cung ứng vật liệu cho ngành sản xuất máy cơkhí) từ đó thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển (việc sản xuấtphát triển các phương tiện vận tải đườngbộ, đường thủy), đóng góp cơgiới hóa trong sản xuất nông nghiệp,thúc đẩy phát triển dịch vụ và lưuthông Thời gian diễn ra theo mô hình công nghiệp hóa cổ điển tươngđối dài tính theo hàng trăm năm, theo nhu cầu về thời gian tích lũy, cácbước phát triển có tính tuần tự theo phát minh sáng kiến về kỹ thuậtcông nghệ các ngành hóa học, cơ lý, luyện kim, chế tạo máy (vào thời

kỳ đó, thời gian cần để đưa một phát minh khoa học kỹ thuật vào triểnkhai phải mất hàng chục năm trở lên, thêm vào đó là tính bí mật cao,trình độ dân trí thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời giancông nghiệphóa )

Thứ hai, thời kỳ đầu, công nghiệp hóa kiểu cổ điển ở các nền kinh

tế châu Âu diễn ra có tốc độ tăng trưởng thấp (chỉ vào khoảng 2%/năm)

và bất bình đẳng xã hội cao (do con đường tích lũy vốn duy nhất đểcông nghiệp hóa là phải giảm tiền lương và thu nhập của người laođộng)

Thứ ba, các ngành công nghiệp có tính hướng nội, do mới ra đời cótrình độ phát triển thấp, quy mô sản xuất không lớn, cùng với hệ thốnggiao thông vận tải và hệ thống liên lạc kém, nên dường như phát triểncho thị trường trong nước là đủ Nguồn tài nguyên, thị trường trong giaiđoạn này, thường áp dụng biện pháp thực hiện các cuộc chiến tranh đểchiếm đoạt Quá trình công nghiệp hóa ở cácnước như Anh, Pháp, Đức

đã đi liền với các cuộc chiến tranh xâmlược thuộc địa và công nghiệphóaở các nước nhỏ hơn ở Châu Âu mang tính lệ thuộc hơn các nướcmạnh

Trang 10

2.2 Mô hình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ( kiểu Liên Xô).

Mô hình này bắt đầu từ đàu những năm 1930 ở LiênXô (cũ) sau đóđược áp dụng cho các nước XHCN ở Đông Âu (cũ) sau năm 1945 vàmột số nước đang phát triển đi theo con đường XHCN, trong đó có ViệtNam vào những năm 1960 Con đường công nghiệp hoá theo mô hìnhLiên Xô (cũ) thường là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Đểthực hiện được mục tiêu này đòi hỏi nhà nước phái huy động nhữngnguồn lực to lớn trong xã hội,từ đó phân bồ, đầu tư cho ngành côngnghiệp nặng, mà trực tiếp là ngành cơ khí, chế tạo máy, thông qua cơchế kế hoạch hoá tập trung, mệnh lệnh Công nghiệp hoá với mục tiêu và

cơ chế nêu trên, đã cho phép trong một thời gian ngắn các nước theo môhình Liên Xô (cũ) đã xây dựng được hộ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật

to lớn, hoàn thành dược mục tiêu đề ra Tuy nhiên, khi tiến bộ khoa học,

kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật to lớn ởtrình độ cơ khí hoá, đã không thích ứng được, làm kìm hãm việc ứngdụng những tiến bộ kỹ thuật mới, đồng thời với cơ chế kế hoạch hoá tậptrung mệnh lệnh được duy trì quá lâu đă dẫn dến sự trì trệ, đây là mộttrong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đồ của Liên

Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu

2.3.Mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa thay thế nhập khẩu với hướng vào xuất khẩu và hướng tới công nghệ cao.

Các nước và vùng lãnh thổ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, vàXinh-ga-po được gọi là các nước công nghiệp mới (NICs) thuộc thế hệthứ nhất ở Châu Á đã tạo nên những nền công nghiệp tăng trưởng nhanhchưa từng thấy trong lịch sử Thời gian để hoàn thành quá trình côngnghiệp hóatại các quốc gia và lãnh thổ này chỉ mất khoảng 30 năm.Ngược dòng lịch sử, vào những năm trước 1960 các nước NICs cũng lànhững nước nông nghiệp, với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm khácao Tuy có những điểm khác nhau, nhưng tất cả các nước đều có điểmchung là thực hiện kết hợp và chuyển đổi giữa các mô hình công nghiệphóa thay thế nhập khẩu, công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, và côngnghiệp hóa hướng tới công nghệ cao phù hợp với yêu cầu và mục tiêuđặt ra trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể Điều đó đã tạo nên thành công

Trang 11

của sự nghiệp công nghiệp hóatại các nước này Bài học thành công nàycủa ASEAN đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu cho các nước đisau để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa của mình.

Bước đi của các NICs là trong giai đoạn đầu, họ thực hiện mô hìnhcông ngh thay thế nhập khẩu công nghiệp hóa hướng nội (đây cũng là

mô hình được áp dụng phổ biến tại nhiều nước vào những năm giữa thế

kỷ XX về trước) Mô hình này đã giúp cho các nước giải quyết được cácvấn đề về vốn và kỹ thuật để phát triển một số ngành công nghiệp và đápứng nhu cầu cơ bản của dân chúng về việc làm và thu nhập… Đến cuốithập niên 1960, với xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, mô hìnhcông nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã bộc lộ những hạn chế, thì cácNICs đã bắt đầu chuyển sang thực hiện mô hình công nghiệp hóa hướngvào xuất khẩu (công nghiệp hóa hướng ngoại), mà Xinh-ga-po là nướcđầu tiên trong nhóm thực hiện bước chuyển này Mục tiêu mô hình này

là khai thác lợi thế về nguồn lao động và tài nguyên dồi dào, giá rẻ đểxuất khẩu, tạo nguồn vốn tích lũy cho phát triển công nghiệp Còn từgiữa thập niên 1990 đến nay, NICs đã chuyển sang mô hình công nghiệphóa hướng tới công nghệ cao, bằng việc tập trung phát triển các ngành

có hàm lượng khoa học cao như: sản xuất xe hơi, máy công cụ, máy kỹthuật số, người máy…, làm đầu tàu cho tăng trưởng

Việc kết hợp, thay thế lẫn nhau giữa các mô hình công nghiệp hóanêu trên đã giúp các NICs phát huy được tiềm năng nội sinh và cơ hộingoại sinh để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa Tại Đài Loan, sau

10 năm thực hiện mô hình công nghiệp hóa hướng nội (những năm1950), với trọng tâm chính là thúc đẩy phát triển nông nghiệp (lợi thếcủa nước này lúc đó), tăng tích lũy từ nông nghiệp, lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp; đến những năm 1960 họ đã chuyển từ mô hình côngnghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang từng bước mở cửa, hướng về xuấtkhẩu Thông qua việc thành lập các khu chế xuất, Chính phủ khuyếnkhích các dự án đầu tư quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động, quay vòngvốn nhanh (nhất là các ngành giấy, kính, nhựa ), nền kinh tế Đài Loan

đã có bước phát triển khá nhanh Mặc dù vậy, họ vẫn chú trọng pháttriển các xí nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất hàng tiêu dùng, vật tư kỹthuật và tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, sử dụng được hàng ngàn laođộng ở nông thôn Còn Hàn Quốc thì, trong thời gian đầu vẫn phụ thuộc

Trang 12

vào nước ngoài (chủ yếu với Nhật) thông qua hình thức liên doanh vốn

để chế tạo động cơ và máy kéo nhỏ; còn sau đó, khi đã đủ sức họ dầndần tự sản xuất trong nước phần lớn các máy móc chủ yếu cho nôngnghiệp Tại Xinh-ga-po, do đặc điểm riêng mà sự phụ thuộc vào nướcngoài là rất chặt, thậm chí họ còn phải dựa vào các công ty và nhà quản

lý nước ngoài để xuất khẩu

Việc thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua con đườngkhuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài là con đường phổ biến tạinhiều nước, nhưng Hàn Quốc lại thực hiện điều đó chủ yếu bằng cáchợp đồng nhập khẩu công nghệ và bằng sáng chế kỹ thuật Để làm đượcnhư vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành qui chế giám sát cần thiết đểlựa chọn công nghệ tiên tiến với giá cả phù hợp; đồng thời đặc biệt chútrọng đào tạo nguồn nhân lực để tiếp thu, học hỏi và phát triển côngnghệ Ngoài ra, Chính phủ cũng tăng cường bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vựcnghiên cứu và phát triển với mục tiêu là phát triển và hoàn thiện cáccông nghệ được du nhập từ nước ngoài và thành lập các cơ quan quản

lý, các viện nghiên cứu để phổ biến, khai thác và hướng dẫn chuyển giaocông nghệ Nhìn chung, các NICs đều chú trọng việc nghiên cứu, phânloại tính chất công nghệ và đặc điểm các kênh chuyển giao để tránhnhập những “công nghệ rác”, mà đi thẳng vào công nghệ hiện đại, côngnghệ cao Điều đó đã có tác dụng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế cácNICs theo hướng hiện đại, tạo ra những ngành công nghiệp mới có giátrị gia tăng cao, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia của họ

Trang 13

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO QUÁ TRÌNH CÔNGNGHIỆP HÓAỞ VIỆT NAM

3.1 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình công nghiệphóa của các tổ chức, các nước trên thế giới

Chú trọng khai thác lợi thế so sánh, kết hợp tốt hướng ngoại vàhướng nội, lấy thị trường nước ngoài làm trọng tâm Kinh nghiệm cácnước cho thấy, tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện mở cửa đã dẫntới thành công nhanh chóng Suốt trong thời gian từ những năm 60 đếnnay Các nước vẫn lấy thị trường nước ngoài làm mục tiêu trọng tâm chocông nghiệp hóa Tuy vậy, từ những năm cuối 70 đến đầu thập kỷ 80,khi tiềm lực kinh tế đất nước tăng lên mức thu nhập, mức sống dân cư

đã tăng lên, bên cạnh chính sách tự do hóa nhập khẩu, các nước trongcông nghiệp hóa, không buông lỏng sự quan tâm đến thị trường nội địaViệt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, trong điều kiện phát triểnkinh tế thị trường và từng bước mở cửa nền kinh tế Định hướng thịtrường đã trở thành mục tiêu của công nghiệp hóa Trong mở cửa, mức

độ tự do hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế có liên quan tỷ lệ thuận vớinhau Tuy nhiên, mở cửa và tự do hóa một mặt tạo ra những cơ hộithuận lợi mới cho phát triển kinh tế, mặt khác cũng nảy sinh nhiều tháchthức khi khả năng công nghiệp trong nước còn yếu kém

Để tăng khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế, trong côngnghiệp hóa, là nước đi sau nên ta có lợi thế với bước đi tất về công nghệ

Từ thực tế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, các nước đi sau không cầnphải "phát minh" lại, mà chỉ cần biết lựa chọn, tiếp thu, thích nghi vàlàm chủ công nghệ, có sẵn qua chuyển giao công nghệ Từ đó cho thấy,

về công nghệ Việt Nam có thể rút ngắn thời gian và giảm tới mức thấpnhất có thể về độ "mạo hiểm" của quá trình áp dụng công nghệ mới Bêncạnh đó về mặt kinh tế, ta ít phụ thuộc hơn vào những công nghệ tiêutốn nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm môi trường Như vậy, ngàynay để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, có rất nhiều những giải phápcông nghệ mà không nhất thiết theo bước đi tuần tự của những mước đitrước Có những công nghệ ta không phải tự tìm kiếm sáng tạo mà chỉcần nắm bắt công nghệ phù hợp nhất đã có trên thế giới Từ kinh nghiệmcác nước, con đường công nghiệp hóa, ở nước ta, không thể là sự sao

Trang 14

chép một cách máy móc cách làm của những nước đi trước, dù họ cóthành công hay không thành công việc tiếp nhận công nghệ từ nướcngoài bằng nhiều hình thức: mua phát minh, sáng chế, mua máy mócthiết bị, du nhập công nghệ qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).Phải kết hợp giữa tuần tự và nhảy vọt trong phát triển công nghệ bằngcách khi trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, lao động dư thừa, vẫn hạnhẹp ta phải vừa tận dụng công nghé sẵn có và từng bước công nghệtruyền thống, đồng thời lựa chọn từng mặt, từng khâu trong một sốngành để đi tất vào công nghệ hiện đại Khắc phục sự lạc hậu về côngnghệ không chỉ trong thời gian dài, mà còn đòi hỏi cả nguồn vốn lớn.Tạo nhu cầu bức thiết đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ Khikinh doanh trong cơ chế thị trường, cạnh tranh khiến cho các doanhnghiệp phải chú trọng đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượngsản phẩm Nhà nước cần ưu tiên các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận,

áp dụng công nghệ mới

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóabền vững và hội nhập quốc tế với việc hình thành những ngành trọngđiểm và mũi nhọn

Lợi thế của ta trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa là giả lao động

rẻ cùng với tài nguyên khoáng sản và nông sản nhiệt đới Các ngành này

sẽ tạo đà cho phát triển công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm và có thêmnguồn thu nhập, nguồn tích lũy lớn hơn để chuẩn bị cho việc phát triểncác tiềm lực công nghiệp lớn hơn ở giai đoạn tiếp theo mà sẽ là trọngtâm Nói như vậy nhưng chúng ta vẫn cần tranh thủ nắm bắt kịp thời cơphát triển ngay một số ngành công nghiệp hiện đại khác

Như vậy công nghiệp hoá là một bộ phận quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Sự phát triển đó chỉ có thểthực hiện được trên cơ sở xây dựng một chiến lược công nghiệp vớibước đi rõ ràng dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại, tiên tiến Một nhiệm

vụ vô cùng quan trọng khác cần thực hiện để đẩy nhanh sự nghiệp côngnghiệp hóa là việc cải cách thể chế ngày càng phù hợp với cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Sau hơn 25 năm chuyển đổi sang

cơ chế mới, vai trò kình tế của Nhà nước đã chuyển dần từ trực tiếp sanggián tiếp, vai trò định hướng và trọng tài trong thị trường là chủ yếu

Ngày đăng: 25/05/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w