Tình hình xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Việt Nam sang thị trường Châu Âu và bài học kinh nghiệm từ Thái Lan

MỤC LỤC

So sánh tỷ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu trái cây nhiệt đới ở Thái Lan và Việt Nam

Mặc dù trong giai đoạn 2016- 2019 kim ngạch xuất khẩu của cả Thái Lan và Việt Nam sang thị trường Châu Âu đều cú ghi nhận sự tăng trưởng nhưng xu hướng cú sự khỏc biệt rừ rệt. Mức giảm tỉ trọng này là do tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan tăng đột ngột vào năm 2019, gần gấp đôi so với năm 2018 trong khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Châu Âu thì tăng lên không đáng kể. Dù đã có sự tăng trưởng tỷ trọng so với năm 2016, tuy nhiên đến năm 2019, Châu Âu mới chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn 2.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Việt Nam.

(Nguồn: Tác giả xử lý từ The Observatory of Economic Complexity (OEC) Qua đó thấy được rằng giai đoạn gần đây, kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu trái cây nhiệt đới sang Châu Âu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái Lan. Mặt khác, Thái Lan tuy không ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở thị trường này nhưng luôn duy trì kim ngạch xuất khẩu khá ổn định. Bên cạnh đó, từ năm 2016 thị trường Châu Âu đã nhập khẩu trái cây nhiệt đới từ Thái Lan với kim ngạch đạt 8.42 triệu USD, gấp gần 9 lần so với Việt Nam tại cùng thời điểm.

Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này sang Châu Âu của cả hai quốc gia đều chưa đạt được 5% chứng tỏ quy trình xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức cần phải cải tiến.

Hình 1.4. Kim ngạch và tỉ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu trái cây nhiệt đới ở Thái Lan giai đoạn 2016-2019
Hình 1.4. Kim ngạch và tỉ trọng thị phần của Châu Âu trong xuất khẩu trái cây nhiệt đới ở Thái Lan giai đoạn 2016-2019

So sánh thị trường nhập khẩu của Châu Âu

Nam, đặc biệt là đối với một thị trường khó tính với những kiểm định khắt khe như Châu Âu. So sánh các loại quả nhiệt đới chủ yếu xuất khẩu sang Châu Âu của hai nước.

So sánh các loại quả nhiệt đới chủ yếu xuất khẩu sang Châu Âu của hai nước Thái Lan và Việt Nam

Hiện nay Việt Nam đang tận dụng tốt nguồn lực, sự giao thương của cộng đồng người Việt cũng như cộng đồng người Châu Á tại Châu Âu để đưa sản phẩm trái cây nhiệt đới đến với người tiêu dùng tại các siêu thị cho người Châu Á hay tại các nhà hàng, quán ăn có chủ doanh nghiệp gốc Á. Ví dụ Thái Lan xuất khẩu quả vải sang Châu Âu từ năm 2014, còn đối với Việt Nam, đến giữa năm 2020, một doanh nghiệp tại Hà Lan đã chấp nhận bỏ ra gần 1 tỷ đồng để thử nghiệm, đưa vải thiều tươi sang Châu Âu bằng container đường biển. Qua đó có thể thấy Thái Lan đã quảng bá cùng mặt hàng sản phẩm với Việt Nam đến với thị trường Châu Âu sớm hơn 5-6 năm so với Việt Nam, điều này chứng tỏ hoạt động marketing của Thái Lan đã có những thành quả lớn tại thị trường này.

Bên cạnh đó, Thái Lan với lợi thế gia nhập thị trường và đầu tư cho các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài khu vực từ sớm đã cho thấy được thành công từ những hoạt động đó mang lại, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và trái cây nhiệt đới mang thương hiệu của đất nước Thái Lan. Để vâ Žt liê Žu và sản phẩm để có thể lưu thông mô Žt cách dễ dàng cần mô Žt cấu trúc mạng lưới logistics (Vietnam Logistics Review) hay là hệ thống phân phối sản phẩm thông qua cấu hình liên kết giữa các điểm nút và đường dẫn, được tổ chức đă Žc biê Žt và tích hợp trong mô Žt hê Ž thống kinh doanh hay mô Žt khu vực nhất định. Theo nghiên cứu của [ CITATION Por09 \l 1033 ], đối với thị trường Châu Âu, phương tiện di chuyển chủ yếu là tàu thuỷ (các loại trái cây sau khi đưa vào xử lý, sơ chế đã có thể bảo quản từ 20-30 ngày) hoặc tốt hơn sẽ là đường hàng không nhưng chi phí sẽ cao hơn.

Hơn nữa, chi phí cho vận chuyển logistics thời gian qua quá cao đã ảnh hưởng đến giá thành phân phối các sản phẩm trái cây nhiệt đới tại thị trường Châu Âu, làm giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ như Nam Mỹ, châu Phi, Tây Á.

Đặc điểm thị trường Châu Âu

Trong khi đó, vào mùa hè, nhu cầu trái cây nhập khẩu tại Châu Âu sẽ giảm do trái cây của địa phương đã bước vào mùa thu hoạch. Kể từ khi người tiêu dùng Châu Âu đón nhận trái cây ngon và lành mạnh, lợi ích sức khỏe đã trở thành một trong những động lực chính cho sự thành công trên thị trường. Những quy định bắt buộc có thể kể đến như: các quy định về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, tình trạng nhiễm bệnh, thành phần thực phẩm, bao bì, nhãn mác hàng hóa….

Việc tuân thủ chặt chẽ dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL) và các quy định về chống nhiễm khuẩn là tiền đề khi muốn thâm nhập thị trường Châu Âu. Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng, hay các chứng nhận như GlobalGAP, BRC và IFS cũng cần được quan tâm. GlobalGAP đã trở thành tiêu chuẩn tối thiểu được áp dụng tại một số siêu thị Châu Âu, đặc biệt ở thị trường khu vực Tây Bắc Châu Âu.

Điều này cho thấy người trồng trọt và các nhà xuất khẩu cũng cần chú ý tới cả khâu làm sạch và khử trùng thiết bị, thùng hàng và phương tiện vận chuyển.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu của thị trường Châu Âu, kinh nghiệm xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Thái Lan sang thị trường này và thực tiễn tại Việt Nam, nhóm tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu trái cây nhiệt đới sang thị trường Châu Âu và những thị trường tiềm năng khác. Đồng thời, viện nghiên cứu cây trồng cần chọn lọc, cải tạo giống cây trồng (giống cây truyền thống hay những giống cây nhập khẩu từ các nước có chung điều kiện tự nhiên mà có nhiều ưu điểm: Thái Lan, Đài Loan…) để tạo ra những giống cây đạt được năng suất cao, thời gian ngắn, đảm bảo chất lượng mà vẫn giữ được nét đặc trưng của trái cây Việt. Hơn nữa, việc tạo ra những giống cây trồng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng là yếu tố quan trọng thúc đẩy kim ngạch sang thị trường Châu Âu, vì vậy, bộ nông nghiệp nên hợp tác với các trung tâm nghiên cứu thị trường tiêu thụ trong khu vực để nghiên cứu khẩu vị, sở thích và thói quen của người tiêu dùng để tạo ra giống cây trồng dễ được ưa chuộng.

Khâu lai tạo, chọn giống, gieo trồng, thu hoạch là những khâu đầu tiên trong quá trình xuất khẩu, vì vậy, các hộ canh tác phải đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật để thúc đẩy xuất khẩu trái cây nhiệt đới: Tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Đồng thời, việc tuân thủ những quy định sản xuất giúp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, đảm bảo đầu ra cho trái cây nhiệt đới, xuất khẩu bền vững: Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Vì vậy, Việt Nam cần đầu tư lắp đặt các hệ thống máy lạnh và áp dụng công nghệ bảo quản lạnh để duy trì chất lượng của trái cây (giữ được độ tươi ngon), phương pháp bảo quản này không chỉ giúp trái cây luôn giữ được độ tươi, chuẩn vị và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn góp phần giảm thiểu sự lãng phí, thất thoát thực phẩm và tăng sản lượng thu hoạch.

Tuy nhiên, bao bì đóng gói của Việt Nam vẫn còn chưa cung cấp đầy đủ thông tin, do đó các khu sơ chế và bảo quản trái cây ở Việt Nam cần sử dụng các loại tem mác có những thiết kế bắt mắt, thân thiện với môi trường, đồng thời phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin như: tên sản phẩm, khối lượng tịnh, thành phần dinh dưỡng, chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế và có mã số vùng trồng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại viê Žc kêu gọi những mảnh đất manh mún là mô Žt vấn đề vô cùng nan giải, bên cạnh đó với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho nền kinh tế đang trì trê Ž, dẫn đến trong một vài năm tới, người dân có xu hướng muốn sử dụng những mảnh đất nhỏ để canh tác phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Đưa sản phẩm trái cây chất lượng có điều kiện tiếp cận với những hội chợ thương mại quốc tế toàn cầu, đặc biệt là tại Châu Âu như: Triển lãm thương mại quốc tế ngành hàng rau quả- (International Fruit and Vegetables Trade Show); Hội chợ Thương mại quốc tế về rau quả (Fruit Logistica); Triển lãm rau quả thế giới; Triển lãm thương mại quốc tế về rau quả tại khu vực Châu Âu – Địa Trung Hải.