Bởi lẽ, nềnkinh tế, môi trường kinh doanh vốn biến đổi không ngừng, liên tục tạo ra những trở ngại,khó khăn, thử thách mới cho doanh nghiệp mà nhà quản trị cần phải có những nổ lực thayđ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
_
MÔN: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GIÁO VIÊN: TS Nguyễn Văn Tiến
SV THỰC HIỆN: NGUYỄN LÊ TRƯỜNG AN MSSV: 050609210025
Lớp học phần: HQ9-GE21
TP.HCM, ngày 29 tháng 4 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I Đặt vấn đề: 2
II Cơ sở lý thuyết về liên quan đến tư duy kinh doanh: 3
1 Khái niệm về kinh doanh, tư duy kinh doanh: 3
a) Khái niệm về kinh doanh: 3
b) Khái niệm tư duy kinh doanh: 3
2 Những biểu hiện của một tư duy kinh doanh tốt: 3
a) Sở hữu nền tảng kiến thức tốt: 3
b) Chủ động nghĩ cho bản thân thay vì để người khác nghĩ giúp: 4
c) Xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong hoạt động kinh doanh: 4
d) Có tầm nhìn xa trông rộng: 4
e) Biết gắn kết cảm xúc với các hoạt động kinh doanh: 5 3 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: 5
a) Chu kỳ kinh doanh: 5
b) Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: 5
4 Khái niệm mô hình kinh doanh – Các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh: 7
4.1.Khái niệm mô hình kinh doanh: 7
4.2.Các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh: .7 III Thực trạng của vấn đề: 9
1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp: 9
2 Những biểu hiện tư duy kinh doanh của doanh nghiệp: 10
3 Nhận định, đánh giá: 13
IV Kết luận và giải pháp: 13
1
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
BÀI THI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ Môn thi: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN LÊ TRƯỜNG AN
MSSV: 050609210025 Lớp học phần: HQ9-GE21
THÔNG TIN BÀI THI
Bài thi có: (bằng số): 13 trang
(bằng chữ): Mười ba trang
YÊU CẦU
Tại sao nhà quản trị cần phải có tư duy kinh doanh? Trên cơ sở tìm hiểu thông tin một doanh nghiệp cụ thể, anh (chị) hãy trình bày nhận định của mình về tư duy kinh doanh của doanh nghiệp đó
BÀI LÀM
I Đặt vấn đề:
Trong bối cảnh, môi trường kinh doanh đầy biến động và có sức ép lớn như ngày nay, mỗi công ty, doanh nghiệp, tổ chức bất kỳ muốn được thành công thì đòi hỏi nhà quản trị của công ty, doanh nghiệp ấy bắt buộc phải có tư duy kinh doanh Bởi lẽ, nền kinh tế, môi trường kinh doanh vốn biến đổi không ngừng, liên tục tạo ra những trở ngại, khó khăn, thử thách mới cho doanh nghiệp mà nhà quản trị cần phải có những nổ lực thay đổi về tư duy chiến lược để biết những điều mình cần làm là gì, sao cho phù hợp với môi trường biến động ấy mà từ đó xây dựng được đường hướng, lối đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển hơn Ngoài ra cần có tư duy kinh doanh mà từ đó
Trang 4nhà quản trị có thể nắm được thế chủ động, có những tầm nhìn, suy nghĩ chiến lược rồi lập ra những kế hoạch, chiến lược dự phòng để phòng tránh và đối mặt với những rủi ro cho công ty, doanh nghiệp của mình
II Cơ sở lý thuyết về liên quan đến tư duy kinh doanh:
1 Khái niệm về kinh doanh, tư duy kinh doanh:
a) Khái niệm về kinh doanh:
Kinh doanh là các hoạt động đầu tư, mua bán, sản xuất cung ứng dịch vụ do các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách độc lập và thường vì mục đích tạo ra lợi nhuận Kinh doanh là hoạt động gắn liền với tiến trình tồn tại và phát triển của con người, đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và đời sống xã hội Hoạt động kinh doanh không chỉ mang lại lợi ích cho chính nhà đầu tư, mà còn cho cả xã hội, người dân và nhà nước Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
b) Khái niệm tư duy kinh doanh:
Tư duy kinh doanh là khả năng tư duy chiến lược, là việc nhìn nhận đúng đắn về các quan điểm, vấn đề tồn tại xung quanh cả bên trong, bên ngoài và có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các quan điểm, vấn đề ấy có liên quan đến các vấn đề như: việc xây dựng chiến lược kinh doanh, việc nghiên cứu thị trường, môi trường xung quanh, tìm hiểu khách hàng, hiểu được tâm lí, biết rõ nhu cầu của khách hàng, hoạt động tiếp thị marketing, quan hệ truyền thông, công chúng,
2 Những biểu hiện của một tư duy kinh doanh tốt:
a) Sở hữu nền tảng kiến thức tốt:
Nếu muốn quán xuyến tốt tất cả mọi thứ thì nhà quản trị phải là người có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết Đó có thể là các kiến thức cần thiết mà mình rút ra từ kinh nghiệm kinh doanh của chính bản thân hay kiến thức có được cùng với sự thay đổi của tư duy về đường hướng, luật pháp, kế toán và quản trị,
Trang 5 Những kiến thức đó chính là công cụ để nhà quản trị sử dụng trong quá trình làm việc Nắm rõ chuyên môn có liên quan đến nghề nghiệp là biểu hiện đầu tiên của người có tư duy chiến lược giỏi cũng như tư duy kinh doanh tốt
b) Chủ động nghĩ cho bản thân thay vì để người khác nghĩ giúp:
Đừng để các chuyên gia hay các nhà tư vấn kiểm soát những giấc mơ và vận mệnh của chính mình Hãy để họ là người giúp đỡ mình đạt được những giấc
mơ và đi tới cái đích vận mệnh đó Hãy dành thời gian để lắng nghe, suy nghĩ, tìm hiểu và nghiên cứu về các ý kiến của riêng bản thân trước khi nhờ đến sự giúp đỡ của người khác Chỉ khi hiểu rõ những gì mình đang có và xác định được những điều mình cần thì mới có thể yêu cầu chính xác những sự giúp đỡ
mà mình muốn nhận từ người khác
c) Xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong hoạt động kinh doanh:
Phải xác định được kết quả mình muốn có được trước khi tiến hành đầu tư cho các hoạt động kinh doanh Có mục tiêu rõ ràng là động cơ thúc đẩy mình bắt tay vào thực hiện
Có mục đích là cơ sở để bản thân đánh giá được những gì mình bỏ ra có xứng đáng với kết quả nhận được hay chưa Nếu chưa thì mình sẽ tìm ra những hướng đi khác để phù hợp với kết quả mình mong đợi Trước khi bắt tay vào việc gì thì cũng cần phải nghĩ ra viễn cảnh để xem xét rằng kết quả có thỏa đáng cho yếu tố lợi nhuận không bởi lợi nhuận trong kinh doanh rất quan trọng
d) Có tầm nhìn xa trông rộng:
Không những chỉ giải quyết những vấn đề ở hiện tại, người lãnh đạo giỏi còn phải hoạch định được hướng đi lâu dài cho cả doanh nghiệp Chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn sẽ khiến doanh nghiệp trở tay không kịp với những yếu
tố bất ngờ xảy ra
Hoạch định chiến lược trong tư duy kinh doanh yêu cầu nhà quản trị phải xác định được trên con đường phía trước có gì và cần phải làm gì để có thể đến được đích Do vậy, trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh cần phải
Trang 6khảo sát và nghiên cứu kĩ càng xem rằng “Lối đi này có còn phù hợp với công
ty trong tương lai hay không?”
e) Biết gắn kết cảm xúc với các hoạt động kinh doanh:
Việc biết được cảm xúc có mối liên hệ ra sao với các hoạt động kinh doanh sẽ cho phép bản thân vượt qua những suy nghĩ, cảm xúc cá nhân tiêu cực đang ngăn cản mình thực hiện những việc mình nói rằng mình sẽ làm cũng như những gì mình muốn làm
Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, hãy xác định xem ta đang cảm thấy những gì và điều gì đã khơi dậy chúng Đây chính là cách thức
để ta bắt đầu nhận ra các cảm xúc đang ngăn cản mình đến với thành công trong kinh doanh
3 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp:
a) Chu kỳ kinh doanh:
-Chu kỳ kinh doanh là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba phân lần lượt
là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh Có thể hiểu, chu kỳ kinh doanh là quá trình diễn ra hoạt động mở rộng sản xuất, phát triển sau đó là giai đoạn giảm sút, thu hẹp và cuối cùng là phục hồi, mở rộng Quá trình này có độ dài ngắn khác nhau và diễn ra liên tục
b) Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp:
-Đối với trong doanh nghiệp cụ thể thì chu kỳ kinh doanh có thể được xem xét ở phạm vi cụ thể hơn như chu kỳ kinh doanh của sản phẩm, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp sẽ có vòng đời riêng và có tính chu kỳ khác nhau Vì vậy, trong mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức khác nhau Các doanh nghiệp sẽ phải nhận và vượt qua những thách thức đó luôn gắn liền với hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp tại mỗi thời kỳ Cụ thể chia làm các giai đoạn:
Giai đoạn hình thành:
-Đây là giai đoạn khởi đầu quan trọng của mỗi doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp sẽ nghiên cứu ra các ý tưởng kinh doanh, chuẩn bị nguồn vốn và nguồn lực để thực hiện các
dự định đó Các thách thức mà doanh nghiệp cần đối mặt:
Trang 7+ Làm thế nào để khách hàng biết đến sản phẩm và dịch vụ của mình và đồng ý thử nghiệm?
+ Công ty có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư cho hoạt động sản xuất, quảng bá sản phẩm, trang trải cho các nhu cầu cần thiết trong giai đoạn đầu thành lập?
+ Kế hoạch kinh doanh dài hạn khi kết quả kinh doanh tốt
Giai đoạn phát triển:
-Ở giai đoạn này các doanh nghiệp bắt đầu cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra bên ngoài thị trường Để được khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác truyền thông, đưa ra các chương trình khuyến mại Thông thường ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải bỏ ra khá nhiều chi phí nhưng phần lợi nhuận thu được không cao
-Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí:
+ Trong thời gian ngắn hạn, doanh nghiệp có đạt được điểm hòa vốn và có thể tích lũy nguồn tài chính đủ để chi trả các chi trả chi phí nhân lực, sửa chữa, thay thế tài sản không?
+ Doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh và tăng trưởng tài chính đến quy mô lớn?
Giai đoạn trưởng thành:
-Bước sang giai đoạn này, doanh nghiệp đã chứng minh được năng lực của mình thông qua việc có được số lượng khách hàng ổn định và sản phẩm, dịch vụ của họ tốt để
có thể duy trì được khách hàng
-Trong giai đoạn này doanh nghiệp phải đưa ra quyết định có nên mở rộng quy mô hoạt động của công ty hay duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại để có lợi nhuận Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức quản lý phù hợp trong giai đoạn phình to cả về quy mô nhân sự và quy mô doanh thu của mình
Giai đoạn suy thoái:
-Đây là giai đoạn không mong muốn nhất của doanh nghiệp Các sản phẩm được sản xuất ra nhưng không bán được, các dịch vụ được cung cấp nhưng ít người trải nghiệm Doanh thu và lợi nhuận giảm dẫn đến việc cắt giảm nhân lực, hoạt động sản xuất bị trì
Trang 8trệ Nếu không có sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thay đổi chính sách kinh doanh thì việc phục hồi là việc rất khó Nếu không có giai đoạn phục hồi thì doanh nghiệp sẽ bị giải thể, kết thúc một chu kỳ của doanh nghiệp
-Giai đoạn suy thoái xảy ra kéo theo đó là sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng, thị trường hàng hóa, dịch vụ bị thu hẹp dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực về nền kinh tế
=> Hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải trải qua chu kỳ kinh doanh trên Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp không được trải nghiệm đủ cả 4 giai đoạn trên mà chỉ dừng lại ở giai đoạn phát triển Có bao nhiêu giai đoạn trong vòng đời của doanh nghiệp và thời gian diễn ra mỗi giai đoạn hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và chiến lược tái cấu trúc, thậm chí tái lập doanh nghiệp khi đối mặt với những khó khăn trong từng giai đoạn đó
4 Khái niệm mô hình kinh doanh – Các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh:
4.1.Khái niệm mô hình kinh doanh:
Mô hình kinh doanh là một thuật ngữ kinh tế, khá trừu tượng và có nhiều nghĩa khác nhau Mô hình kinh doanh có thể là một văn bản tổng quan sắp xếp các kế hoạch phát triển của tổ chức, công ty, doanh nghiệp trong tương lai Hoặc cũng
có thể được hiểu là bản kế hoạch để sinh doanh thu và lợi nhuận Mô hình kinh doanh còn là một cấu trúc khái niệm hỗ trợ khả năng tồn tại của một sản phẩm hoặc công ty và bao gồm mục đích, mục tiêu của công ty và kế hoạch dự định đạt được chúng Tóm lại, mô hình kinh doanh là bản kế hoạch kiếm tiền và phát triển, phát triển để kiếm tiền Nó chính xác là tất cả những hướng đi mà chủ doanh nghiệp vạch ra để bám theo loại hình kinh doanh nhất định Từ đó mọi thành viên trong công ty sẽ chung một suy nghĩ, mục đích và đặc biệt là chung hành động
Mô hình kinh doanh là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của các công ty start – up bởi nó mở ra cho doanh nghiệp những giá trị dài hạn bền vững Song, việc phát triển mô hình kinh doanh không đơn giản chỉ để phục vụ cho vấn đề lợi nhuận, tiết giảm chi phí mà còn là cho sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp
Trang 94.2.Các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh:
a) Customer Segment (CS) – Phân khúc khách hàng:
+ Đây là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm trong mô hình kinh doanh Xác định phân khúc khách hàng cho từng loại sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp muốn sở hữu Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market)
+ CS giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng về việc xây dựng và phát triển sản phẩm tiếp theo
b) Value Propositions (VP) – Giải pháp giá trị:
+ Đây là những giá trị mà doanh nghiệp đã và đang đem đến cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ Nó bao gồm những thế mạnh của doanh nghiệp, khiến người dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ
c) Channels (CH) – Các kênh kinh doanh:
+ Mô tả các kênh truyền thông và phân phối để đưa giá trị sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng Có rất nhiều kênh kinh doanh khác nhau, bao gồm kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, kênh bán hàng online,
+ Mỗi kênh nên được thực hiện các chiến lược marketing riêng Doanh nghiệp cần tập trung nhân lực vào các kênh mà sản phẩm được khách hàng chào đón nhiều, tuy nhiên, vẫn không quên đánh giá xu hướng hành vi mua sắm thay đổi qua từng thời kỳ của khách hàng
d) Customer Relationships (CR) – Quan hệ khách hàng:
+ Được hiểu là mối quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với khách hàng của mình Nó thường được triển khai dưới hình thức các chương trình tri ân khách hàng cũ; tích điểm khách hàng; quà tặng với khách hàng mới; nhằm giữ chân khách hàng cũ
và thu hút khách hàng mới
e) Revenue Streams (RS) – Dòng doanh thu:
+ Thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình Qua đó đánh giá được phân khúc khách hàng có thực sự lý tưởng và phù hợp với các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp hay không Nếu khách hàng được coi là trái
Trang 10tim của mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận được coi là các động mạch của nó Dòng doanh thu chính là ô mà các nhà đầu tư quan tâm nhất
f) Key Resources (KR) – Nguồn lực chủ chốt:
+ Đây là các nguồn lực quan trọng phục vụ cho các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Để tạo ra được hàng hóa, thiết lập kênh truyền thông và phân phối, duy trì quan hệ khách hàng thì cần phải có những nguồn lực nhất định và nếu không có nguồn lực này thì sẽ không thể kinh doanh được Được chia ra thành nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính
g) Key Activities (KA) – Hoạt động trọng yếu:
+ Đây là các hoạt động được đánh giá là cần thiết và quan trọng trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp Có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nguồn lực để có thể tạo ra các giá trị và qua đó thu được lợi nhuận Và đương nhiên các hoạt động này phải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp
h) Key Partnerships (KP) – Các đối tác chính:
+ Đây là các đơn vị hợp tác giúp doanh nghiệp có thể hợp tác cùng phát triển cho mục tiêu kinh doanh Được phân chia thành: đối tác chiến lược không cạnh tranh lẫn nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, đối tác cùng đầu tư, quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty
i) Cost Structure (CS) – Cơ cấu chi phí:
+ Đây là các chi phí cần thiết để duy trì, phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh Cơ cấu chi phí này cần được tính toán một cách chi tiết và tối ưu, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi mô hình kinh doanh đi vào hoạt động
III Thực trạng của vấn đề:
1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp:
*Tập đoàn Apple:
- Apple hay Apple Inc là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Cupertino, bang California, chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện