Áo cáo kiến tập sở kế hoạch – đầu tư thành phố hồ chí minh thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục đầu tư

16 0 0
Áo cáo kiến tập sở kế hoạch – đầu tư thành phố hồ chí minh thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là nơi mà các doanh nghiệp, cá nhân khi muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc để thực hiện các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư như làm lại con dấu, thay đổi kinh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO KIẾN TẬP

SỞ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Học kỳ 1/2023 - 2024

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỦ TỤC ĐẦU TƯGVHD: Cô Giản Thị Lê Na

Trang 2

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG VIỆC CHUNG TẠI SỞ KẾ HOẠCH– ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 9

2.1 Nhu cầu của người dân khi đến Sở 9

2.2 Mô tả quy trình làm thủ tục, xử lý của Sở: 10

CHƯƠNG III: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẾ 13

3.1 Kết quả thu nhận được trong quá trình kiến tập 13

3.2 Kiến nghị 14

KẾT LUẬN 15

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội để thành lập phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình Có thể dễ dàng thấy được sự phát triển gia tăng một cách nhanh chóng các cửa Để thành lập một doanh nghiệp thì người kinh doanh cần tìm hiểu rõ về những công việc cần làm trong thủ tục thành lập doanh nghiệp Thành lập doanh nghiệp là một bước vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với người muốn kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp Việc đăng ký thành lập và kinh doanh của doanh nghiệp được nhà nước thông qua và cấp phép hoạt động có nghĩa là doanh nghiệp đó đã được thừa nhận về mặt pháp luật, có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh như đã đăng ký và được pháp luật Nhà nước bảo hộ Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động phê duyệt các yêu cầu đăng ký doanh nghiệp là Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn trực thuộc trung ương là một cơ quan quan trọng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế và đầu tư tại thành phố Đây là nơi mà các doanh nghiệp, cá nhân khi muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc để thực hiện các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư như làm lại con dấu, thay đổi kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,…

Với mong muốn tiếp cận thực tiễn nhiều hơn và để hiểu sâu hơn về những hoạt động ở Sở Kế hoạch và Đầu tư, tìm hiểu và quan sát thực tế các hoạt động của người dân tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nói chung và các hoạt động thủ tục đăng ký doanh nghiệp nói riêng; đồng thời rèn luyện khả năng độc lập tư duy, khả năng quan sát và đánh giá tình hình thực tế và quan trọng nhất là cung cấp thêm kiến thức phục vụ cho việc học tập môn Thủ tục thành lập doanh nghiệp một cách hiệu quả Vì vậy, nhóm chúng em đã tiến hành một chuyến đi thực tế đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để quan sát và học tập.

3

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯ THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH

1.1.Thông tin chung về sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

- Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, tên giao dịch bằng Anh:

DEPARTMENT OF PLANNING AND INVESTMENT OF HO CHI MINH CITY (viết tắt là: HCMC D.P.I).

- Điện thoại: 028 3829 3179

- Website: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/pages/default.aspx

- Trụ sở của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Trụ sở 1: số 32, đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Trụ sở 2: số 90G, đường Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Ủy Ban Kế Hoạch Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập từ ngày 15/11/1975 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố gồm 02 giai đoạn chính: giai đoạn Ủy Ban Kế Hoạch thành Phố Hồ Chí Minh (1975-1996) và giai đoạn Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố (1996 đến nay).

- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách và mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định

- Sở kế hoạch và đầu tư hiện nay có 01 Giám đốc và 03 phó Giám đốc trong đó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM là Bà Lê Thị Huỳnh Mai đã được bổ nhiệm sáng ngày 12/4/2019 Theo đó, bà Mai giữ chức Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư trong 5 năm Ông Nguyễn Trung Anh, Phạm Trung Kiên, Đào Minh Chánh giữ chức phó Giám đốc.

1.2.Lịch sử hình thành và phát triển Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Ủy Ban Kế Hoạch Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập từ ngày 15/11/1975 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố gồm 02 giai đoạn chính: giai đoạn Ủy Ban Kế Hoạch thành Phố Hồ Chí Minh (1975-1996) và giai đoạn Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố (1996 đến nay).

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Giai đoạn 1975-1996 - Ủy Ban Kế Hoạch Thành Phố Hồ Chí Minh:

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ngày 15/11/1975 Ủy Ban Quân quản thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 318/TCCQ thành lập Ủy ban Kế hoạch nhà nước trực thuộc Ủy ban Quân quản thành phố Hồ Chí Minh, quy định nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch.

Ngay từ những năm sau giải phóng, nhất là trong giai đoạn đầu đổi mới nền kinh tế của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh là nơi diễn ra sôi động cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ để đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng, từng bước xây dựng một nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Thời kỳ này tuy kế hoạch còn mang tính tập trung, quan liêu bao cấp, nhưng cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng Ủy ban Kế hoạch thành phố ngoài những công tác thường xuyên đã bố trí nhiều đoàn nghiên cứu tổng kết quản lý và tổ chức sản xuất ở cơ sở Đã khởi xướng giải pháp xây dựng kế hoạch 3 phần, tiến hành cân đối kế hoạch từ 4 nguồn khả năng, mở rộng các hình thức tiền thưởng tăng thu nhập cho người lao động.

Những sáng kiến về nội dung và phương pháp xây dựng kế hoạch trên đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, động viên được tinh thần hăng hái lao động và tự chủ của cơ sở, góp phần cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố tìm kiếm những giải pháp, chủ trương đề đưa Thành phố ra khỏi sự suy thoái và trì trệ.

Trải qua 3 kỳ kế hoạch 5 năm (từ năm 1980 đến năm 1995) thành phố Hồ Chí Minh đã cơ bản thoát ra khỏi sự trì trệ suy thoái của thời kỳ quản lý theo cơ chế bao cấp Kinh tế-xã hội thành phố đã bắt đầu phát triển đúng định hướng, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động đã thu được những kết quả ban đầu quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, nhất là trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Giai đoạn từ năm 1996 tới nay - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh:

Thực hiện Quyết định số 852/TTg ngày 28/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập một số tổ chức ở địa phương, ngày 27/5/1996, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2559/QĐ-UB-NC thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Ủy ban Kế hoạch thành phố và Ủy ban Hợp tác và Đầu tư thành phố Trong đó quy định: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và hợp tác đầu tư trên địa bàn thành phố.

5

Trang 6

So với các thời kỳ trước, chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư đã được bổ sung phù hợp với thời kỳ thành phố cùng cả nước thực hiện yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Ngoài chức năng chủ yếu là cơ quan tham mưu, tổng hợp cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư còn được tổ chức hoạt động theo chức năng mới của một cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước chuyên ngành ở địa phương.

Việc tiếp tục đổi mới phương pháp lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình chính trị xã hội, an ninh quốc của thành phố, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ các kế hoạch 5 năm 1996-2000, 2001-2005, 2006-2010 và làm tốt vai trò là đầu mối liên kết và hợp tác kinh tế-xã hội với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Đây là thời kỳ trưởng thành chuyển biến về chất trong công tác tham mưu của Sở Kế hoạch và Đầu tư nhất là trong lĩnh vực cải cách hành chính, cải tiến quy trình thủ tục góp phần thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Sở đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao chủ trì nghiên cứu, soạn thảo, trình duyệt các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố trong các lĩnh vực quản lý của Sở được Ủy ban nhân dân thành phố phân công, ủy quyền.

Xứng đáng với những thế hệ đi trước, cán bộ công chức, nhân viên Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục vun đắp và xây dựng truyền thống Đoàn kết-Trí tuệ và Đổi mới của cơ quan.

1.3.Chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.1 Chức năng của Sở

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT quy định: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển, gồm:

- Quy hoạch;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; - Kế hoạch đầu tư công;

- Cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, thu hút nguồn lực đầu tư, cơ cấu lại kinh tế, triển khai mô hình kinh tế mới, phương thức kinh doanh mới, thực hiện điều phối phát triển vùng, liên vùng; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương;

6

Trang 7

- Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

- Đấu thầu;

- Đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương;

- Tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế khác;

- Tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở

- Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT nêu rõ, một trong các nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư là trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, dự kiến kế hoạch bố trí vốn đầu tư công 5 năm và hàng năm nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư, chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm, danh mục dự án thu hút đầu tư của địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có cân đối vốn đầu tư công - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo quyết định quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

Về quy hoạch, kế hoạch, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch tỉnh; kế hoạch, chính sách, giải pháp, bố trí nguồn lực thực hiện và đánh giá thực hiện quy hoạch tỉnh; tổ chức lấy ý kiến, tổ chức công bố quy hoạch tỉnh.

Về đầu tư phát triển, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và dự kiến bố trí mức vốn đầu tư công cho từng nhiệm vụ, chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản lý.

Về quản lý đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, khu kinh tế và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Về quản lý vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Về quản lý đấu thầu, thẩm định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu.

7

Trang 8

Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký doanh nghiệp; tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, chủ trì tổng hợp, đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kinh tế tư nhân; xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã…

- Sở Kế hoạch và Đầu tư còn có chức năng, nhiệm vụ về quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của văn phòng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở (nếu có), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở - Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc

làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định; Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công, phân cấp theo quy định của pháp luật.

8

Trang 9

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG VIỆC CHUNG TẠI SỞ KẾ HOẠCH –ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Nhu cầu của người dân khi đến Sở

2.1.1 Thủ tục thành lập và hoạt động doanh nghiệp: - Đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp - Thông báo hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp - Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

- Đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên - Đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên - Đăng ký thành lập công ty cổ phần

- Đăng ký thành lập công ty hợp danh

- Đăng ký thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Đăng ký đổi tên doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh

- Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

- Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp (đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên - Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

- Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết

- Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân

- Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (đổi với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

2.1.2 Lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp hoạt động theo giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là giấy chứng nhận ĐKKD) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

- Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư;

- Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài.

9

Trang 10

2.1.3 Liên hiệp Hợp tác xã:

- Đăng ký thành lập liên hiệp hợp tác xã;

- Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã;

- Đăng ký thay đổi nội dung liên hiệp hợp tác xã;

- Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm của liên hiệp hợp tác xã.

- Đăng ký khi liên hiệp hợp tác xã chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; - Giải thể tự nguyện liên hiệp hợp tác xã;

- Việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của liên hiệp hợp tác xã; - Tạm ngưng hoạt động của liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa

điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã;

2.2 Mô tả quy trình làm thủ tục, xử lý của Sở:

2.2.1 Đặt số:

- Có thể gọi 1080 để đặt số thứ tự, chỉ cần cung cấp tên doanh nghiệp, thông tin người trực tiếp đi làm thủ tục, làm thủ tục gì là xong (Lưu ý những hồ sơ có vốn nước ngoài thì phải lấy số trực tiếp tại Sở chứ không đặt trước được);

- Lý do: tiết kiệm thời gian vì Sở KH&ĐT rất đông và khi đặt số trước thì người ta sẽ hẹn đúng giờ đó lên Sở, thời gian chờ đợi được rút gọn rất nhiều.

2.2.2 Chuẩn bị hồ sơ:

- Tham khảo trên các văn bản pháp luật hoặc trên trang web của Sở để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết cho thủ tục cộng thêm tờ khai thông tin người nộp hồ sơ; - Ngoài ra, nếu người đi làm thủ tục trên tại Sở không phải người đại diện pháp luật

thì phải có giấy ủy quyền và CMND bản photo của người trực tiếp đi nộp; - Bỏ tất cả các giấy tờ trên vào 1 bìa lá trong suốt và nếu có giấy ủy quyền thì để lên

đầu tiên Trong trường hợp đã đặt số trước qua 1080 thì ghi bằng bút chì số thứ tự đó lên góc trên của tờ trên cùng để chuyên viên đóng dấu xác nhận số thứ tự 2.2.3 Lấy số - đóng tiền:

- Bước vào cổng, Phòng đầu tiên bên tay trái sẽ là Phòng đăng ký kinh doanh, nơi mà nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục Dù đã đặt số trước hay chưa có số thì cũng phải qua quầy 1 của Phòng đăng ký kinh doanh để được đóng dấu số thứ tự của Sở KH-ĐT;

- Cầm hồ sơ tới quầy số 1 bỏ vào rổ (đối với hồ sơ FDI thì sẽ có 1 cái rổ riêng), sau đó ra ghế ngồi đợi chuyên viên quầy 1 đọc tên để nhận lại bộ hồ sơ đã được dấu mộc số thứ tự và đã được ghi số quầy thực hiện thủ tục Đồng thời đóng phí – lệ phí ở quầy kế bên luôn;

10

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:14

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan