Nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: .... Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đì
Trang 1HỌC VIỆN CÁN BỘ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
*
BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH NHÓM GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Chính sách dân số, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá
gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
NĂM HỌC: 2023 -2024
Nhóm: 5
Họ và tên sinh viên MSSV Bùi Hoàng Duy 222040061 Diệp Thế Vinh 222040056 Nguyễn Thiên Thống 222040045 Huỳnh Nhật Bằng 222040024 Phạm Đăng Khoa 222040002 Đào Trọng Hùng 222040068 Nguyễn Thế Hùng 222040043
Giảng viên HDKH: Ths Cao Văn Thống
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
Trang 2HỌC VIỆN CÁN BỘ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
*
BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH NHÓM GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Chính sách dân số, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá
gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
NĂM HỌC: 2023 -2024
Nhóm: 5
Họ và tên sinh viên MSSV Bùi Hoàng Duy 222040061 Diệp Thế Vinh 222040056 Nguyễn Thiên Thống 222040045 Huỳnh Nhật Bằng 222040024 Phạm Đăng Khoa 222040024 Đào Trọng Hùng 222040068 Nguyễn Thế Hùng 222040043
Giảng viên HDKH: Ths Cao Văn Thống
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
Trang 33
MỤC LỤC
1 Các khái niệm: 4
1.1 Khái niệm về chính sách dân số: 4
1.2 Kế hoạch hóa gia đình là gì ? 4
2 Thực trạng của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: 9
2.1 Sự cần thiết của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: 10
2.2 Đối tượng và phạm vi của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: 10
2.4 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: 12
2.5 Mục tiêu của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:14 2.6 Nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: 15
2.7 Các hoạt động thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: 17
2.7.1 Hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức: 18
2.7.2 Hoạt động do các tổ chức xã hội thực hiện: 19
2.7.3 Hoạt động do các cá nhân, gia đình tự thực hiện: 20
3 Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 44
1 Các khái niệm:
1.1 Khái niệm về chính sách dân số:
Chính sách dân số là một chính sách xã hội nhằm chủ động tác động vào quá trình dân số tạo điều kiện cho phát triển nguồn nhân lực hợp lý và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Muốn chủ động tác động vào quá trình dân
số theo hướng mục tiêu đã định, cần phải nắm vững và vận dụng các quy luật vận động và phát triển của dân số Quy luật vận động dân số vừa là quy luật tự nhiên (sinh, tử) vừa là quy luật xã hội (thông qua ý thức và hành động của con người) Đồng thời chính sách dân số phải gắn liền với chính sách kinh tế, xã hội nhằm đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia
Dân số, nguồn lực là nhân tố của sự phát triển Vì vậy chính sách dân số phải gắn liền với chính sách phát triển, là một bộ phận cấu thành chính sách kinh tế - xã hội để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia
Ví dụ về chính sách dân số:
- Chính sách kế hoạch hóa gia đình: Khuyến khích các cặp vợ chồng chỉ sinh
một hoặc hai con
Dân số ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – văn hoá xã hội
Vì vậy, mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng xã hội cần thực hiện mô hình gia đình ít con, no ấm, hạnh phúc
1.2 Kế hoạch hóa gia đình là gì ?
Công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn
xã hội Giữa dân số và phát triển kinh tế – xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng,
hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau Muốn tăng trưởng kinh tế thì yếu tố đầu tiên phải là
Trang 55
con người và phải là con người có sức khỏe và trí tuệ.( Cổng thông tin Thành phố
Hồ Chí Minh, Chăm sóc sức khỏe sinh sản- Kế hoạch hóa gia đình)
Kế hoạch hóa gia đình là việc lập kế hoạch khi nào sẽ mang thai, sinh em bé
và áp dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản để đảm bảo thực hiện theo kế hoạch
đã đặt ra Nói nôm na, kế hoạch hóa gia đình là việc sinh đẻ có kế hoạch của các cặp vợ chồng Nó bao gồm kiểm soát khả năng sinh con, khoảng cách sinh con và
số lượng con của mỗi gia đình Các biện pháp kiểm soát sinh sản bao gồm giáo dục giới tính, khám sức khỏe tiền hôn nhân, ngăn chặn và kiểm soát các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai an toàn, biện pháp hỗ trợ mang
thai với trường hợp vô sinh, hiếm muộn ( UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Kế
Hoạch Hóa Gia Đình Là Gì? Biện Pháp Tránh Thai An Toàn)
Kế hoạch hóa gia đình bao gồm việc sử dụng cách ngừa thai tự nhiên, các biện pháp tránh thai, cách ngừa thai ngoài ý muốn và cả những cố gắng giúp cho các cặp vợ chồng khó sinh đẻ có thể mang thai Có thể phân chia kế hoạch hóa gia đình làm 2 loại là kế hoạch hóa gia đình âm tính (giảm phát triển dân số) và kế hoạch hóa gia đình dương tính (tăng phát triển dân số) Trong đó, chủ yếu là kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm phát triển dân số, góp phần ổn định dân số, xây
dựng xã hội phát triển.( Vinmec, Kế hoạch hóa gia đình là gì?)
Kế hoạch hóa gia đình phải phù hợp với điều kiện sức khỏe, kinh tế của gia đình và tuân thủ theo chính sách nhà nước để đảm bảo sức khỏe hanh phúc nhân dân, xây dựng xã hội phát triển bền vững
Trang 6"Tôi và bạn trai sẽ kết hôn vào ngày 28.12 tới Do đó việc khám sức khỏe trước hôn nhân rất có ý nghĩa giúp tầm soát bệnh để cả hai sẵn sàng cho chặng đường mới Dù kết quả có thế nào thì nó cũng không ảnh hưởng đến quyết định hôn nhân
Trang 7biện pháp tránh thai phổ biến nhất, ưu và nhược điểm từng loại để biết đâu là cách phù hợp nhất với mình)
Một cặp vợ chồng không có khả năng thụ thai sau khi quan hệ tình dục
thường xuyên, liên tục trong vòng 1 năm mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào thì được coi là vô sinh Những cặp vợ chồng bị vô sinh có thể lựa chọn các biện pháp điều trị dưới đây để làm tăng khả năng sinh sản: Thụ tinh nhân tạo – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI); Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF); Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI); Trưởng thành trứng non IVM( Vinmec,
Điều trị hiếm muộn, tăng khả năng sinh sản: Các lựa chọn của bạn)
Những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường rất khó chữa khỏi nếu không được phát hiện sớm, và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Do đó việc tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân người bệnh Bệnh lây qua đường tình dục hay còn gọi
là Sexually transmitted diseases (STDs) là những bệnh nhiễm trùng mắc phải khi quan hệ tình dục Nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc virus, và có thể lây qua bất
kỳ loại quan hệ tình dục nào Một số bệnh như viêm gan, HIV cũng có thể lây qua
Trang 8như một phần của kế hoạch hoá gia đình ( Thư viện học liệu Mở Việt Nam, Kiểm
soát sinh sản)
Khoảng cách tốt nhất giữa hai lần sinh là 27-32 tháng, nếu gần hơn có thể khiến các cha mẹ căng thẳng, nếu xa hơn có thể không tốt cho sức khỏe người mẹ.(
Vnexpress, Sinh con cách nhau bao nhiêu năm là lý tưởng?)
“Mỗi gia đình nên sinh đủ 2 con” là thông điệp mới, thay cho “mỗi gia đình chỉ nên sinh 1-2 con” trước đây Đây là một trong những nỗ lực thay đổi nhận thức
của người dân về dân số, đối phó với “thảm họa” dân số già.( Báo tuổi trẻ, Mỗi gia
đình nên sinh đủ 2 con)
Một số lợi ích dễ dàng nhận thấy khi thực hiện kế hoạch hóa gia đình có thể
kể đến như sau:
- Bảo vệ quyền lợi, sức khỏe và tinh thần cho phụ nữ
- Chủ động hơn trong khi có dự định mang thai, giảm đáng kể tỷ lệ mang thai
ngoài ý muốn, giảm các ca nạo phá thai
Trang 9dưỡng con, cho con điều kiện phát triển toàn diện
- Sinh con theo kế hoạch sẽ tránh được phát sinh những mâu thuẫn không đáng có trong gia đinh, giữa vợ với chồng, bố mẹ với con Nhờ vậy đảm bảo cuộc sống hôn nhân hạnh phúc
2 Thực trạng của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:
Căn cứ Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới
Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030
Căn cứ vào Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2020 về Phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030
Căn cứ vào Công văn số 7257/BYT-TCDS ngày 25 tháng 12 năm 2020 của
Bộ Y Tế về việc thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030
UBND TPHCM đã ban hành văn bản số 968/KH-UBND về Kế hoạch thực
hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại TPHCM đến năm 2030, nội dung cụ thể của kế hoạch như sau:
Trang 10mẹ, trẻ em, giảm tử vong bà mẹ và trẻ em có liên quan đến thai sản
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của Thành phố đạt ở mức 70%, biện pháp tránh thai hiện đại trên 60% trong giai đoạn 2016-2020
Tuy nhiên, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, là Thành phố đông dân nhất so với cả nước, mặc
dù mức sinh thấp nhưng mỗi năm quy mô dân số vẫn tăng bình quân gần 200.000 dân, nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ tuổi từ 15 - 49 vẫn ở mức cao; tình trạng nạo phá thai tuy có giảm nhưng vẫn còn cao so với mặt bằng chung của cả nước (Tỷ số phá thai năm 2020: 33,46 và năm 2021: 29,03) Bên cạnh đó, đa
số người dân nhập cư và người làm việc ở các khu chế xuất - khu công nghiệp của Thành phố đều trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi), nhu cầu cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình rất lớn Mặc dù Nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích, phát triển xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của từng nhóm đối tượng
2.2 Đối tượng và phạm vi của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:
- Đối tượng thụ hưởng: Nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên, người lao động tại khu chế xuất, khu công nghiệp,…
- Đối tượng tác động: Người dân trong toàn xã hội, ban ngành đoàn thể, cán bộ
y tế, dân số, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chương trình
Trang 11- Tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh luôn đạt mức cao so với cả nước và duy trì trong nhiều năm qua (năm
2022 là 60%) Các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu
và sự hài lòng của người dân, đặc biệt là sự quan tâm, ưu tiên hỗ trợ đối với các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách
- Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình ngày càng được củng cố và phát triển rộng khắp từ Thành phố đến cơ sở
Trang 1212
- Năng lực hệ thống cung ứng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của Chương trình với 100% trạm y tế và trung tâm y tế đã thực hiện dịch vụ đặt vòng tránh thai, tiêm thuốc tránh thai
- Công tác truyền thông thay đổi hành vì về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình có nhiều nét mới, sáng tạo, chuyển tải đầy đủ nội dung về dân số, sức khoẻ sinh sản đến người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; vị thành niên, thanh niên và đối tượng khó tiếp cận Công tác tuyên truyền về dịch vụ kế hoạch hoá gia đình cho đối tượng thanh thiếu niên đã có nhiều chuyển biến tích cực giữa kiến thức và thực hành hành vi đúng Nhận thức của một bộ phận người dân về phương tiện tránh thai hiện đại từng bước được nâng lên, tình trạng nạo phá thai cũng từng bước được kiểm soát tốt, cùng với sự đóng góp đáng kể từ đội ngũ cộng tác viên dân số quản lý địa bàn
- Chương trình tiếp thị xã hội, xã hội hoá các phương tiện tránh thai đã góp phần chuyển đổi hành vi của người dân tham gia thực hiện kế hoạch hoá gia đình,
từ việc nhận miễn phí chuyển sang tự chi trả 1 phần hay hoàn toàn chi phí cho các biện pháp tránh thai
2.4 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:
Trang 1313
- Nguyên nhân tồn tại những hạn chế bao gồm:
+ Thiếu nhân lực y tế được đào tạo về cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tốc độ đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ y tế chưa tương ứng với tốc độ tăng dân số cơ học và nhu cầu cung cấp dịch vụ, nhất là tại các khu chế xuất, công nghiệp
+ Việc kiểm tra, giám sát chất lượng phương tiện tránh thai, chất lượng dịch vụ tại các cơ sở thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhất là các cơ sở y tế tư nhân, chưa được quan tâm đúng mức
+ Tổ chức bộ máy dân số thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số ở cấp cơ sở còn thấp
*Một số số liệu thu thập được về tình hình kế hoạch hoá gia đình tại TpHCM trong những năm gần đây:
a) Tỷ suất sinh tại TpHCM từ năm 2018 đến sơ bộ năm 2022:
Biểu đồ tổng tỷ suất sinh tại TpHCM từ năm 2018 đến sơ bộ năm 2022
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy rằng: Trong những năm gần đây, tỷ suất sinh con là rất thấp với dao động từ 1,33 đến 1,53 Tuy năm 2022 chỉ là dữ liệu sơ bộ với con
Trang 14b) Tỷ số giới tính tại TpHCM từ năm 2018 đến sơ bộ năm 2022:
Bảng tỷ số giới tính tại TpHCM và cả nước từ năm 2018 đến sơ bộ năm 2022
2.5 Mục tiêu của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:
- Mục tiêu chung: Bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện, có
chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm
2030
- Mục tiêu cụ thể:
+ 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ
Trang 1515
trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 50% năm 2025, đạt 52% năm 2030 và giảm 2/3 số vị thành viên, thanh niên có thai ngoài ý muốn + 75% cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 90% năm
2030
+ Trên 95% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản vào năm 2025, đạt 100% năm 2030
+ 75% trạm y tế thuộc vùng mức sinh cao đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai theo quy định vào năm 2025, đạt 95% năm 2030
+ Trên 95% cấp huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm
2025, đạt 100% năm 2030
+ Trên 95% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai; hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030
2.6 Nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch hóa gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:
- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu bao gồm:
+ Hoàn thiện hơn về cơ chế về chính sách kế hoạch hóa gia đình Tham mưu
đề xuất với Trung ương về việc điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình; nghiên cứu, phân tích thị trường kịp thời để ban hành chính sách phù hợp về kế hoạch hóa gia đình; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn