1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tại sao nhà quản trị cần phải có tư duy kinh doanh trên cơ sở tìm hiểu thông tin về một doanh nghiệp cụ thể anh chị hãy cho biết nhận định của mình về tư duy kinh doanh của doanh nghiệp đó

17 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại Sao Nhà Quản Trị Cần Phải Có Tư Duy Kinh Doanh?
Tác giả Nguyễn Thị Thuỳ
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Văn Tiến
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 284,31 KB

Nội dung

Kinh doanh là gì?Theo khoản 21 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì kinh doanh được hiểu là việc thựchiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến ti

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuỳ Lớp học phần : MAG319_222_1_D01

Giảng viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Văn Tiến

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023

ĐỀ TÀI : Tại sao nhà quản trị cần phải có tư duy kinh doanh? Trên cơ sở tìm hiểu thông tin về một doanh nghiệp cụ thể, anh (chị) hãy cho biết nhận định của mình về tư duy kinh doanh của doanh nghiệp đó

Trang 2

MỤC LỤC

1 Sự cần thiết của tư duy kinh doanh: 3

2 Cơ sở lý thuyết về liên quan đến tư duy kinh doanh: 3

2.1 Khái niệm về kinh doanh và tư duy kinh doanh: 3

2.1.1 Kinh doanh là gì? 3

2.1.2 Tư duy kinh doanh là gì? 3

2.2 Những biểu hiện của một tư duy kinh doanh tốt: 4

2.3 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: 6

2.3.1 Chu kỳ kinh doanh: 6

2.3.2 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: 6

2.4 Mô hình kinh doanh: 8

2.4.1 Khái niệm mô hình kinh doanh: 8

2.4.2 Các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh: 9

3 Thực trạng của vấn đề: 11

3.1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp: 11

3.2 Những biểu hiện tư duy kinh doanh của doanh nghiệp: 13

3.3 Nhận định, đánh giá khái quát ưu điểm, hạn chế theo quan điểm của bản thân: 14 4 Kết luận và giải pháp: 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

1 Sự cần thiết của tư duy kinh doanh:

Thị trường kinh doanh là nơi được xem như khốc liệt và mang tính cạnh tranh dữ dội nhất Bất kì người lãnh đạo nào cũng muốn doanh nghiệp của mình sẽ chiếm được lợi thế, giành nhiều thị phần để tối đa hoá lợi nhuận Tuy nhiên, không phải ai mang giáp ra chiến trường đều thành công trở về Để có thể phân tích được môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài, lợi dụng thời cơ thích hợp đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển thì nhà quản trị phải có một tư duy kinh doanh tốt Có thể nhìn nhận rằng tư duy kinh doanh không phải là duy nhất nhưng nó sẽ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công ty trên thị trường đầy rẫy những khó khăn và biến động như vậy Có một tư duy kinh doanh tốt, họ sẽ dự đoán được đâu là cơ hội và rủi ro sẽ đến để từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn và kịp thời, tránh được khả năng bị vùi dập trên thị trường kinh doanh

Chắc hẳn trong chúng ta không mấy ai không biết đến những nhà kinh doanh nổi tiếng thế giới như Mark Zuckerberg, Bill Gates, Jack Ma… Họ đều có cho mình những triết lý

và tư duy kinh doanh tuyệt vời mà chúng ta luôn ngưỡng mộ Nhìn vào chính những con người ấy, sự cần thiết của tư duy kinh doanh là vô cùng rõ ràng đối với những người muốn bước chân vào con đường kinh doanh

2 Cơ sở lý thuyết về liên quan đến tư duy kinh doanh:

2.1 Khái niệm về kinh doanh và tư duy kinh doanh:

2.1.1 Kinh doanh là gì?

Theo khoản 21 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận Như vậy, có thể hiểu hoạt động kinh doanh là quá trình thực hiện những công việc liên quan đến hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá trên thị trường nhằm mục đích cuối cùng

là thu được lợi nhuận cao nhất Kinh doanh có thể các hoạt động đầu tư, sản xuất hay cung ứng chuỗi hàng hoá, dịch vụ và luôn luôn gắn liền với mục tiêu sinh lời

2.1.2 Tư duy kinh doanh là gì?

Tư duy kinh doanh là khái niệm bao hàm những nhìn nhận vấn đề đúng đắn hơn về việc vận hành và phát triển một hoạt động kinh doanh hay một doanh nghiệp nào đó Nó có thể bao gồm việc tạo ra các tư duy chiến lược, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu tâm lý khách hàng, các hoạt động tiếp thị, quan hệ công chúng… Nói cách khác, tư duy kinh

Trang 4

doanh là khả năng nhìn xa trông rộng, giúp tránh xa những sai lầm của tầm nhìn ngắn hạn Nó sẽ quyết định nhiều yếu tố khác nhau, như nhân sự, khả năng thu hút người tài…

và là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Người có tư duy kinh doanh nhạy bén là người biết từ bỏ những chiến lược kinh doanh khép kín, đóng khuôn và biết nắm bắt thời cơ, giảm sự rủi ro xảy ra để tạo sự thành công trên lĩnh vực mà mình kinh doanh Họ còn là những người tiên phong, biết phá bỏ giới hạn để tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp của mình

2.2 Những biểu hiện của một tư duy kinh doanh tốt:

Đầu tiên, tư duy kinh doanh tốt phải dựa trên một nền tảng kiến thức vững chắc: việc

trau dồi kiến thức, tiếp thu cái mới chưa bao giờ là thừa đối với những người muốn lập nghiệp Tích luỹ ở sách vở và sự tự nỗ lực rèn luyện kinh nghiệm từ chính bản thân là một yêu cầu tối thiểu để đạt được sự thành công bước đầu Có được vốn kiến thức chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong các quyết định cũng như một vài vấn đề cấp thiết trên hành trình kinh doanh của mình

Thứ hai, tư duy kinh doanh tốt gắn liền với tư duy độc lập trong các vấn đề: độc lập

được hiểu là ở một vài tình huống nhất định, bạn sẽ phải chấp nhận việc phải làm việc một mình mà không có bất kì người cộng sự nào Điều đó là không quá cần thiết khi mà bạn có đủ sự mạnh mẽ và quyết đoán, sự tự tin thoải mái để đưa ra các quyết định quan trọng cho doanh nghiệp của mình Bạn sẽ là một người lãnh đạo trong tương lai, vậy thì

đó chính là một yếu tố quan trọng trên con đường quản trị của mình để dẫn đến thành công

Thứ ba, kinh doanh cần tính sáng tạo không giới hạn: đó là một yếu tố không thể thiếu

trong bất kì hoạt động nào Đối với những người nhân sự quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong công ty thì luôn đảm bảo duy trì một óc sáng tạo để đưa ra ý kiến, truyền động lực mạnh mẽ cũng như mang đến những giải pháp mới để giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình

Thứ tư, có tầm nhìn chiến lược rộng trong các hoạt động kinh doanh: người có tư duy

kinh doanh luôn gắn với tầm nhìn tốt Điều này được thể hiện qua khả năng dự đoán được những vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trong tương lai và nắm bắt mọi thứ hoàn hảo từ cơ hội xoay chuyển đến hạn chế những rủi ro

có thể xảy ra Hãy xác định rõ ràng mục tiêu, kết quả mà bạn muốn đạt được trước khi bắt tay vào thực hiện việc gì đó Phải có tầm nhìn xa và vạch ra một chiến lược hoàn hảo,

Trang 5

cẩn thận Đây cũng là một yếu tố cần thiết giúp cho công việc kinh doanh của bạn khởi sắc và đáp ứng được mọi nhu cầu

Thứ năm, biết và phát huy năng lực của nhân viên cấp dưới: mỗi nhân viên dều sẽ có

điểm mạnh và điểm yếu riêng của họ Việc nắm bắt và đưa ra những công việc phù hợp với trình độ để đánh giá đúng năng lực của họ giúp nhân viên phát huy điểm mạnh, tạo cơ hội để họ thể hiện hết giá trị của bản thân, cống hiến cho sự phát triển chung của doanh nghiệp

Thứ sáu, luôn luôn hiểu mục tiêu kinh doanh là tạo ra lợi nhuận: có thể thấy mục tiêu

của từng giai đoạn sẽ khác nhau về một vài yếu tố nhưng chung quy lại thì mục đích cuối cùng của kinh doanh là sinh lời Nếu không vì thế, chẳng ai lại lãng phí thời gian cho các hoạt động như vậy Đó không còn gọi là kinh doanh nữa Khi đã mang lại được lợi nhuận thì điều đó thể hiện được sự thành công của doanh nghiệp, sự cố gắng được đền đáp

Thứ bảy, tư duy kinh doanh còn thể hiện ở khả năng tổ chức thực hiện: nếu như mọi

việc chỉ là ở bước lập kế hoạch tốt thôi thì vẫn chưa đủ và không thể nào chứng minh được tính hiệu quả cũng như khả thi của kế hoạch đó Người có tư duy kinh doanh cần có khả năng ứng biến tốt và triển khai hoạt động dựa trên kế hoạch đã đưa ra, biến chúng thành những hoạt động thực tế mang tính hiệu quả dài hạn, có thể phát triển hơn nữa trong tương lai Mỗi một hoạt động, kế hoạch đều yêu cầu sự nghiên cứu rõ ràng, đặt câu hỏi, phân tích chi tiết để có thể đưa nó vào thực hiện

Có thể thấy, trên đây đều là những yếu tố có thể tác động mạnh yếu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở từng mức độ khác nhau Để có thể định hướng và phát triển doanh nghiệp một cách đúng đắn thì đó đều là những thứ không thể thiếu đối với một người có tư duy kinh doanh tốt

2.3 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp:

2.3.1 Chu kỳ kinh doanh:

Chu kỳ kinh doanh còn được gọi là chu kỳ kinh tế, là một loại dao động được nhận thấy trong những hoạt động kinh tế tổng hợp của một hay nhiều quốc gia, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi

và hưng thịnh (bùng nổ)

Nguyên nhân của hiện tượng chu kỳ kinh doanh theo nhà kinh tế chính trị học Sismondi, thì đây là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường Tiêu biểu như khi sản xuất dư thừa và tiêu dùng thấp xảy ra hay có thể hiểu là hiện tượng cung lớn hơn cầu sẽ

Trang 6

dẫn đến việc xuất hiện chu kỳ kinh doanh Còn theo nhà kinh tế học Keynes lý giải, các khoản chi tiêu cho đầu tư là yếu tố dễ thay đổi được gọi là chu kỳ đầu tư Tại đỉnh của chu kỳ, thu nhập không tăng thêm nữa và mức đầu tư vào năng lực sản xuất mới đã đủ để thỏa mãn nhu cầu

2.3.2 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp:

Chu kỳ kinh doanh là một khái niệm không chỉ ở một phạm vi cụ thể mà bao hàm nhiều chu kỳ riêng lẻ như chu kỳ sản phẩm, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp,… Ở đây chúng ta đề cập đến vấn đề chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều có một vòng đời riêng của nó và có tính chu kỳ Ở các giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với từng vấn đề, những thách thức mới Khi đã vượt qua những điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ gắn liền với sự đổi mới, tái cấu trúc lại hệ thống tổ chức kéo theo một thời kì mới sẽ bắt đầu Quá trình này biến động mang tính lặp qua các giai đoạn

Về chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có 5 giai đoạn chính sau:

Thứ nhất, giai đoạn hình thành: đây được xem là giai đoạn khởi nghiệp của các ý

tưởng kinh doanh Nhiều người xem giai đoạn đầu tiên này là rủi ro nhất đối với doanh nghiệp của mình Ở thời điểm vừa mới bắt đầu, đây là lúc các nhà kinh doanh lựa chọn mục tiêu, định hướng phát triển thị trường Việc xem xét tính khả thi và hiện thực hoá những ý tưởng, kế hoạch được làm ở bước đầu Doanh nghiệp chưa cần đối mặt quá lớn

ở vấn đề về công việc quản trị nhưng khá vất vả để đưa các thứ mang tính suy đoán, còn trên bản kế hoạch ra bên ngoài thị trường Họ sẽ phải thích ứng với việc lựa chọn mục tiêu, định hướng khách hàng, giới thiệu sản phẩm dịch vụ và giai đoạn này cần tiêu tốn một lượng ngân sách khá lớn đối với một doanh nghiệp vừa bắt đầu Mục tiêu của giai đoạn này là sống sót được và định nghĩa nên thương hiệu của mình

Thứ hai, giai đoạn bắt đầu phát triển: đây là giai đoạn mà doanh nghiệp bắt đầu quá

trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ra thị trường bên ngoài Ở giai đoạn này, khó khăn về tài chính là vô cùng lớn Doanh thu từ việc mới bắt đầu thường không thể nào bù đắp đủ thiếu hụt của công ty Cần chuẩn bị cho sự đánh đổi Vấn đề lớn nhất và quyết định sự sống còn luôn là đảm bảo nhu cầu về tài chính cho doanh nghiệp đối với các tình huống về nhân sự, đáp ứng nhu cầu trao đổi cung cấp sản phẩm trên thị trường Lúc này,

có lẽ doanh nghiệp vẫn còn khá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm về các vấn đề lãnh đạo, sự liên kết trong tập thể nhưng chưa đến mức gay gắt và không gây ra ảnh hưởng

Trang 7

Thứ ba, giai đoạn phát triển nhanh: các vấn đề khó khăn về tài chính của doanh

nghiệp cơ bản được giải quyết trong giai đoạn này Khi mà quy mô của doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể qua 2 giai đoạn đầu thì việc tiếp tục kinh doanh là điều khá dễ dàng Lúc này, điều khiến họ quan tâm là doanh thu tăng lên tối đa với mức thị phần chạm đỉnh và lợi nhuận cao Quy mô kinh doanh tăng kéo theo các vấn đề về tiêu chuẩn hoá cũng cần phải đảm bảo hơn rất nhiều Quá trình sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ yêu cầu tính nghiêm ngặt cao, ngay cả khi đến giai đoạn quản trị cũng như cung cấp ra thị trường Khi

đó, những mâu thuẫn và lỗ hổng trong công tác quản trị và lãnh đạo cũng trở nên căng thẳng hơn trước nhiều Nhu cầu về nhân sự, tài chính, thiết bị, địa điểm… của doanh nghiệp tăng lên không ngừng theo sự phát triển hàng năm Trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì giai đoạn này cũng là báo hiệu rằng đã đến lúc nhà quản trị cần quản lý kỹ càng hơn, cẩn trọng hơn với các mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp Mục tiêu của doanh nghiệp trong giai đoạn này là phải xây dựng Hệ thống vận hành

và Quản trị các nguồn lực hiệu quả Khi đã vượt qua được thì doanh nghiệp sẽ tiến vào thời kì đỉnh cao của nó

Thứ tư, giai đoạn trưởng thành: lúc này bắt đầu có xu hướng chia sẻ thị phần cho các

đối thủ cạnh tranh bên ngoài thị trường Giai đoạn này đã khiến cho công ty cảm thấy an toàn về các hoạt động kinh doanh cơ bản, cảm giác không còn quá mức lo lắng như hai giai đoạn đầu tiên phải đối mặt với rủi ro mạnh Doanh thu và lợi nhuận sẽ không tăng theo lên nữa mà sẽ ở mức cân bằng dài hạn Tình hình tài chính của doanh nghiệp không còn là vấn đề lo lắng nữa, các khoản nợ và đầu tư đều đã được thu hồi lại Về mặt tổ chức, tuy đã ở mức ổn định nhưng nếu không thường xuyên kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý thì rất có thể doanh nghiệp không thể tiếp tục tồn tại Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã xây dựng được một thương hiệu mạnh và có cho mình những khách hàng trung thành, họ cũng phát triển trong một phân khúc thị trường đa dạng Cũng trong lúc này, việc các sản phẩm, dịch vụ sẽ lỗi thời, không đáp ứng được sự tiến bộ nhanh của thị trường là điều hoàn toàn có thể xảy ra Biết kết hợp đúng đắn chiến lược phát triển mới

và sự giao thoa giữa cũ- mới phần nào giúp cho doanh thu và lợi nhuận không bị tụt dốc nhanh

Thứ năm, giai đoạn suy thoái: các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng suy

thoái hoặc xuất hiện một vài tín hiệu tiêu cực là không tránh khỏi Nếu không có sự

Trang 8

chuẩn bị từ giai đoạn trước đó đối với các hoạt động cần thiết khác và bỏ qua các thời cơ

mở rộng cùng với sự gia tăng trong cạnh tranh từ nhiều phía Việc bị thụt lùi trong công nghệ sản xuất và cấu trúc quản lý cũng là một vấn đề cần xem xét nhanh chóng Các nhà quản trị cần để ý đến các dấu hiệu của sự trì trệ và thụt lùi, suy giảm trong các hoạt động kinh doanh Doanh thu và lợi nhuận sẽ dần dần xuống dốc và cuối cùng là gần như không còn lợi nhuận nữa Các vấn đề về tài chính cần được theo dõi và quan tâm Lúc này, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa phương án bán đi hoặc tiến hành tái đầu tư diện rộng Tuy nhiên, cần thực hiện quyết đoán trước khi thị trường có biến động lớn về vĩ mô hay nhu cầu của khách hàng để đảm bảo doanh nghiệp có thể vực dậy một cách nhanh chóng hơn

Như vậy, cho dù doanh nghiệp của bạn đang ở giai đoạn phát triển nào trong kinh doanh đi nữa thì biết được vị trí đứng sẽ giúp nhà quản trị đưa ra chiến lược thích hợp cho từng thời điểm, duy trì lâu nhất chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mình Ý chí quyết tâm, ham học hỏi và có tư duy nhạy bén sẽ giúp chúng ta hái được trái ngọt

2.4 Mô hình kinh doanh:

2.4.1 Khái niệm mô hình kinh doanh:

Vào thập niên 90 của thế kỉ trước, thuật ngữ mô hình kinh doanh xuất hiện và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay Hiểu một cách khái quát thì mô hình kinh doanh đề cập đến các vấn đề về hoạt động tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp Nó sẽ xác định các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp có kế hoạch triển khai đến thị trường, phân khúc mục tiêu cần hướng đến và chi phí dự kiến sẽ phát sinh

Các mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường, đây là cơ sở để định vị, nhận biết và xây dựng giá trị lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp Và để không bị lỗi thời với các xu hướng của thời đại cũng như chùn bước trước những khó khăn thách thức thì công ty nên cập nhật đổi mới thường xuyên các mô hình kinh doanh Một điều có ích nữa là giúp cho các nhà đầu tư, nhân viên có thể hiểu rõ được định hướng tương lai - nơi mà học sẽ gắng bó và hợp tác trong tương lai 2.4.2 Các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh:

Xét về bản chất, mô hình kinh doanh sẽ xoay quanh chủ yếu 4 vấn đề cốt lõi đó chính

là cơ sở hạ tầng, định hướng về sản phẩm- dịch vụ, thị trường khách hàng và các hoạt động về tài chính

Từ 4 yếu tố chủ chốt trên, một mô hình kinh doanh có thể mở rộng thành 9 thành phần

Trang 9

cơ bản tương ứng với từng yếu tố cụ thể Việc phân tách ra như vậy sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định và tích hợp với nhau hơn

 Cơ sở hạ tầng: gồm 3 thành phần là hoạt động chính, nguồn lực chính và đối tác

chính

- Hoạt động chính: đây là những công việc quan trọng và cần thiết mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để có thể vận hành mô hình kinh doanh của mình Dựa vào các hoạt động này mà doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị tích luỹ nhằm hướng đến mục tiêu khách hàng và thu được lợi nhuận Tự làm hay cần đến các đối tác đều là phương tiện để trả lời các câu hỏi như “Doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị gì, thu lại doanh thu cho công ty thông qua các hoạt động chính nào?” Điển hình, hoạt động chủ yếu của một số công ty công nghệ hàng đầu như Facebook, Google là hoạt động lập trình Trong khi, công ty kinh doanh sản phẩm vật lý như Apple, Samsung thì hoạt động chủ chốt là hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất sản phẩm, … trước khi đến tay người tiêu dùng

- Nguồn lực chính: đây là yếu tố mô tả những tài nguyên bên trong có thể giúp doanh nghiệp hình thành, phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh, thúc đẩy việc tạo ra các giá trị cốt lõi hướng đến khách hàng Tuỳ vào từng lĩnh vực kinh doanh mà nguồn lực sẽ đa dạng rất nhiều Cho một ví dụ điển hình, nhân viên chủ chốt và các nguồn vốn có thể phát huy tác dụng tại thời điểm này đối với nhiều công ty Những gì mà doanh nghiệp đang sở hữu có thể giúp họ thành công đều là nguồn lực chính

- Đối tác chính: là những các nhân, tổ chức gắn liền mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp Nhà cung cấp, nhà phân phối và đối tác về truyền thông quảng cáo, luật sư… đều

là nhân tố giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, thúc đẩy hoạt động hợp tác để tạo

ra lợi nhuận, mở rộng thị trường Doanh nghiệp không thể nào hoạt động đơn độc, vì thế đối tác là cách lý giải tuyệt vời nhất

 Định hướng về sản phẩm- dịch vụ: đây là lời tuyên bố về giá trị cốt lõi mà doanh

nghiệp sẽ cung cấp ra thị trường Yếu tố này là sự đề xuất hay khẳng định về sản phẩm hay dịch vụ mà khách hàng sẽ được đón nhận ở từng phân khúc khác nhau Doanh nghiệp

sẽ phải dành nhiều thời gian ở giai đoạn này vì tầm quan trọng của nó trong bước giới thiệu đến khách hàng của mình Để tạo sự ấn tượng và giành được ưu thế khách hàng về cho doanh nghiệp của mình, tại sao họ lại chọn cái này thay vì cái khác Bạn cần phải vượt trội hơn đối thủ ở tiêu chí này Mỗi phân khúc sẽ có nhu cầu và tiêu chí riêng, cần tách bạch rõ ràng để tạo nên sự khác biệt

Trang 10

 Thị trường khách hàng: gồm các thành phần phân khúc khách hàng, kênh truyền thông

và phân phối, quan hệ với khách hàng

- Phân khúc khách hàng: bạn không thể nào bán sản phẩm hay dịch vụ cho toàn bộ mọi người được Vì vậy, xác định đối tượng khách hàng và nhóm họ theo các đặc điểm như nhân khẩu học, hành vi, thị hiếu… từ đó khoanh vòng mục tiêu sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty, tập trung tối đa lên phân khúc khách hàng đó Tuỳ vào mục tiêu của doanh nghiệp mà lựa chọn phân khúc cho phù hợp để đáp ứng được nhu cầu phát huy Đây là yếu tố quan trọng mà bạn không được lơ là, phải dành nhiều nỗ lực cho nó

- Kênh truyền thông và phân phối: bạn sẽ truyền đạt đề xuất giá trị của mình bằng công

cụ tiếp thị như thế nào? Đó là nhiệm vụ của kênh đến với người tiêu dùng Đối với kênh phân phối có thể là phân phối trực tiếp như cửa hàng… hay phân phối gián tiếp qua đại lý bán lẻ, trung gian Tiêu chí chọn kênh phân phối là nên hạn chế chi phí và mang tính tiện lợi, dễ truyền đi nhất Ở kênh truyền thông, đó là các hình thức mà doanh nghiệp dùng để giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng Một số hình thức phổ biến là quảng cáo, sử dụng mạng xã hội…

- Quan hệ với khách hàng: xây dựng mối quan hệ bền vững với người tiêu dùng là điều

vô cùng cần thiết Và nó phụ thuộc vào doanh nghiệp của bạn có những nhân viên bán hàng tận tâm hay tư vấn viên chuyên nghiệp Sau lần tiếp xúc đầu tiên, công ty bạn sẽ có những chiến lược gì để giữ chân họ và thu hút thêm khách hàng mới Một số hoạt động được quan tâm và sử dụng nhiều là tạo ra cộng đồng, hình thức tự phục vụ và hỗ trợ cá nhân

 Hoạt động tài chính: bao gồm cấu trúc chi phí và dòng doanh thu

- Cấu trúc chi phí: được xem là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tạo nên giá trị cho khách hàng của mình R&D, chi phí vốn và giá vốn hàng bán là những chi phí chính của công ty Bạn có đang tận dụng tối ưu lợi thế kinh tế từ nguồn chi phí của mình? Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng thể hiện xem doanh nghiệp có kinh doanh tốt không

- Dòng doanh thu: câu hỏi đặt ra rằng bạn sẽ kiếm tiền bằng cách nào? Mục tiêu cốt lõi của mọi doanh nghiệp là thu lại lợi nhuận dựa trên doanh thu kiếm được để duy trì hoạt động kinh doanh Bạn có thể liên kết các dòng doanh thu của mình với các đề xuất giá trị

và phân khúc khách hàng hiệu quả

Như vậy, một mô hình kinh doanh có thể tóm lại bằng 9 thành phần cơ bản như trên

Ngày đăng: 06/05/2024, 21:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w