1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn và thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid -19

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 370,84 KB

Nội dung

Tổ chức bộ máy hành chính cấp địa phương Chương 2: Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa các cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn 2.1.. Đ

Trang 1

1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP - LUẬT HÀNH CHÍNH

- -

TIỂU LUẬN

Đề tài: Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn và thực tiễn phòng,

chống dịch bệnh Covid -19

Tiểu luận kết thúc học phần : Luật hành chính

Giảng viên : GS.TS.Phạm Hồng Thái Sinh viên thực hiện : Mai Thanh Hà

Lớp : K65CLC

Mã sinh viên : 20062010

Hà Nội - 2021

Trang 2

2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 4

1 Đặt vấn đề 4

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

5 Kết cấu của tiểu luận 6

B NỘI DUNG 7

Chương 1: Cơ sở lý luận chung và pháp lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 1.1 Khái quát chung về bộ máy hành chính nhà nước 7

1.1.1 Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước 1.1.2 Đặc điểm cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước 1.1.3 Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước 1.2 Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 9

1.2.1 Cách thức phân loại các cơ quan tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 1.2.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 1.2.3.Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương 1.2.4 Tổ chức bộ máy hành chính cấp địa phương Chương 2: Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa các cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn 2.1 Lý luận và căn cứ pháp lý về mối quan hệ phân cấp giữa Trung ương và địa phương 13

2.1.1 Bản chất mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương

2.1.2 Bước tiến phát triển mới, mối quan hệ "phân cấp" giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương

2.1.3 Sự phối hợp giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương cũng như giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn

Trang 3

3

Chương 3: Thực tiễn về sự phối hợp giữa các cấp, các ban ngành thông qua diễn biến về phòng chống dịch bệnh Covid - 19

3.1 Thực trạng hiện nay về sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan, địa phương 15

3.1.1 Khái quát chung tình hình hiện nay

3.2 Đánh giá về thực tại việc thực hiện phối hợp giữa các bộ, cơ quan, địa phương 16

3.2.1 Thành tựu đã đạt được

3.2.2 Những khó khăn còn tồn tại

Chương 4: Một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện pháp luật về mối liên hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương; giữa các cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn

4.1 Định hướng chung 19 4.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo mối liên hệ giữa các cơ quan, tổ chức nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid - 19 19

C KẾT LUẬN 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

- xã hội Trong bối cảnh đó, đòi hỏi chúng ta cần phải tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid - 19, tiếp tục triển khai các biện pháp kịp thời, quyết liệt, linh hoạt, phù hợp trong từng giai đoạn, diễn biến dịch bệnh Covid – 19 Có những giải pháp để hạn chế rủi ro của dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những năm tới

Đến hôm nay, tình hình dịch bệnh Covid - 19 trên địa bàn cả nước cơ bản được kiểm soát tốt, cuộc sống đang dần trở lại trạng thái bình thường Có được thành quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ trung ương, thành phố đến địa phương Sự kết hợp nhuần nhuyễn và chặt chẽ giữa các ban ngành, các cấp; giữa các cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn Nêu cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống dịch

Từ thực tiễn, để tìm hiểu một cách tương đối toàn diện về mối quan hệ phối hợp giữa các ban ngành; giữa Chính phủ, chính quyền trung ương với các chính quyền địa phương Để thực hiện quyền hành pháp hiệu lực và hiệu quả cao nhất,

bộ máy hành chính nhà nước cần được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thứ bậc, cấp trên chỉ đạo, lãnh đạo, cấp dưới phục tùng mệnh lệnh và chịu sự kiểm soát của cấp trên trong hoạt động Trên cơ sở thực trạng hiện nay, tìm ra những điểm còn tồn tại, hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này, góp phần nâng cao hiệu quả phối, kết hợp giải quyết những vấn đề chung của đất nước, đặc biệt như tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn ra như hiện nay Vì thế, tác giả

quyết định chọn đề tài: " Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương

Trang 5

5

và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn và thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 " làm tiểu luận kết

thúc học phần Luật hành chính của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Việc nghiên cứu tiểu luận nhằm mục đích những hiểu biết cơ bản về hệ thống chính trị Từ đó phân tích mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn Tìm hiểu vai trò và trách nhiệm của những bộ, những cơ quan người đứng đầu trong sự phối hợp với các cơ quan cấp dưới để giải quyết những công việc chung của đất nước

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tiểu luận cần giải quyết những vấn đề sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung

và cơ quan chuyên môn

- Phân tích đánh giá thực trạng đang diễn ra hiện nay và cơ chế quản lý của Nhà nước về những thành quả đạt được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục

- Đề ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kết hợp giữa các ban ngành, các cấp và thực tiễn diễn biến tình hình dịch bệnh đang diễn ra như hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là lý luận thực tiễn về mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn được rút ra trong diễn biến dịch bệnh Covid - 19

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 6

6

Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận cơ bản về mối liên hệ giữa các bên từ trung ương đến địa phương nhằm đưa ra những phương pháp nâng cao hiệu quả kết hợp ăn ý và nhuần nhuyễn giữa các bên

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Tiểu luận được thực hiện dựa trên hệ thống quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội là: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, phương pháp thống kê chuyên ngành

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu gồm 4 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận chung và pháp lý về tổ chức bộ máy hành chính

nhà nước

Chương 2: Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa

phương; giữa cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn

Chương 3: Thực tiễn về sự phối hợp giữa các cấp, các ban ngành thông qua

diễn biến về phòng chống dịch bệnh Covid - 19

Chương 4: Một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện pháp

luật về mối liên hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương; giữa các cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan chuyên môn

Trang 7

7

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH

CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1 Khái quát chung về bộ máy hành chính nhà nước

1.1.1 Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước

Trong nền hành chính nhà nước, với tính cách là một thể thống nhất về mặt

cơ cấu tổ chức, các cơ quan hành chính nhà nước, là các bộ phận hợp thành giữ

vị trí vô cùng quan trọng Được thành lập trên cơ sở luật định để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực nhất định.Trên cơ sở lý luận về nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của nền hành chính nhà nước, là một bộ phận cấu thành của

bộ máy nhà nước, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ, chịu trách nhiệm thực hiện quyền hành pháp

Theo khái niệm Luật học có thể hiểu như sau: "Bộ máy hành chính nhà nước

là tổng thể các cơ quan chấp hành - điều hành do Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp lập ra để quản lí toàn diện hoặc quản lí ngành, lĩnh vực trong cả nước

hoặc trên phạm vi lãnh thổ nhất định."

Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát trực tiếp và thường xuyên của các cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu đại diện của nhân dân cả nước hoặc từng địa phương và sự giám sát của nhân dân

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước

Thứ nhất, cách thức thành lập hay địa vị pháp lý của các cơ quan, tổ chức

trong bộ máy hành chính nhà nước

Các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính do các cơ quan quyền lực Nhà nước thành lập (Chính phủ, Bộ và các cơ quan, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) Các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước chỉ được thành lập khi có các văn bản quy phạm pháp luật cho phép Các văn bản pháp luật cho phép thành lập mang lại các địa vị pháp

lý khác nhau cho từng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước Do đó, chúng

Trang 8

8

trực thuộc, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực Nhà nước tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan đó

Thứ hai, mục tiêu hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước trước hết do pháp luật quy định Các cơ quan cấu thành đều sẽ hướng đến một mục tiêu chung là thực hiện quyền hành pháp và đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Bên cạnh các mục tiêu thực hiện chức năng quản lý, còn phải mang tính phục vụ cho nhân dân, cho lợi ích chung của cộng đồng Các sản phẩm của quản lý hành chính nhà nước thường không mang tính lợi nhuận, kinh doanh

Thứ ba, quy mô hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Bộ máy hành chính nhà nước có quy mô rộng lớn nhất cả về tổ chức cũng như về hoạt động trong xã hội:

Về đối tượng chịu sự chi phối, ảnh hưởng: toàn xã hội, không loại trừ ai, loại trừ lĩnh vực nào

Về số lượng các chức năng, nhiệm vụ: nhiều, đa dạng, vì phải bao quát việc quản lý hành chính toàn bộ mọi lĩnh vực, nhiều đối tượng trong toàn xã hội Đây cũng chính là căn nguyên cần tổ chức có cơ cấu, nhân sự phù hợp

Về cơ cấu tổ chức: phức tạp với nhiều phân hệ (các hệ con) Nói đến hệ thống tổ chức nhà nước, bao gồm tổng thể các phần tử cơ quan hành chính nhà nước Tùy theo quốc gia có số lượng phần tử khác nhau

Về nhân sự của tổ chức: Số lượng công chức trong bộ máy hành chính nhà nước chiếm phần lớn

Thứ tư, quyền lực - thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước

Tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, các

cơ quan hành chính nhà nước được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng

để hoạt động

Thứ năm, nguồn lực của của bộ máy hành chính nhà nước

Nguồn lực cho hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước sẽ được chia thành hai nhóm:

Trang 9

1.1.3 Vai trò của bộ máy hành chính nhà nước

Thứ nhất, về chính trị

Đây là chức năng cơ bản của tổ chức hành chính nhà nước Thông qua các thiết chế thuộc hệ thống bộ máy hành chính nhà nước để điều khiển các chức năng mang tính bắt buộc, khống chế, bảo vệ, phòng ngự, trấn áp nhằm giữ gìn trật tự,

an toàn xã hội, an ninh quốc gia

Thứ hai, về kinh tế

Những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong tổ chức, điều tiết

và quản lý nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội Chức năng kinh tế được thể hiện thông qua các hoạt động tổ chức, quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chính sách, định hướng phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các ngành với các địa phương…

Thứ ba, về văn hóa

Chức năng văn hóa thể hiện thông qua các hoạt động: Định ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển khoa học, văn hóa, giáo dục; ban hành chính sách, văn bản pháp luật để quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật; thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng văn hóa, tư tưởng của toàn dân tộc, xây dựng xã hội văn minh

Thứ tư, về xã hội

Chức năng xã hội của nhà nước là thực hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, đồng thời, phải chăm lo một số công việc chung của toàn xã hội

1.2 Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

1.2.1 Cách thức phân loại các cơ quan tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Trang 10

- Căn cứ vào chức năng, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan lập pháp (có chức năng xây dựng pháp luật); cơ quan hành pháp (có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật); cơ quan tư pháp (có chức năng bảo vệ pháp luật)

- Căn cứ vào thời gian hoạt động, các cơ quan nhà nước được chia thành

cơ quan thường xuyên và cơ quan lâm thời Cơ quan thường xuyên là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc thường xuyên của nhà nước, tồn tại thường xuyên trong bộ máy nhà nước Cơ quan lâm thời là

cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc có tính chất nhất thời của nhà nước, sau khi thực hiện xong công việc đó nó sẽ tự giải tán,

ví dụ, ủy ban sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan bầu cử ở nước ta

- Căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát

1.2.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên lí, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước thường bao gồm nhiều cơ quan có vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động khác nhau, do vậy,

nó khó có thể phát huy được sức mạnh và hiệu quả hoạt động nếu không được tổ

chức một cách chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ

1.2.3.Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương

Trang 11

11

Cơ quan hành chính nhà nước trung ương hợp thành chỉnh thể thống nhất (chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ…) có chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định, thực hiện quyền hành pháp ở trung ương

Thứ nhất, Chính phủ

"Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội."1 Đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là Chính phủ Chính vì vậy,

để hoàn thành tốt những nhiệm vụ đã được đề ra, chính phủ phải được tổ chức thành một bộ máy thống nhất với các bộ phận cấu thành hợp lý để đảm đương các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực cụ thể

Thứ hai, Bộ và các cơ quan ngang bộ

Bộ, cơ quan ngang bộ là yếu tố cấu thành cơ cấu tổ chức của Chính phủ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước Ở nước ta hiện nay bao gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ

1.2.4 Tổ chức bộ máy hành chính cấp địa phương

Bộ máy hành chính địa phương có thể được hiểu trên hai phương diện: phương diện thứ nhất là “tập hợp tất cả các tổ chức hành chính địa phương, hay nói cách khác, đó là hệ thống của các tổ chức hành chính địa phương (cơ quan hành chính địa phương); phương diện thứ hai là một thực thể hoạt động quản lý các vấn đề trên một địa phương nhất định Có thể là những thực thể quản lý chung các vấn đề (Ủy ban nhân dân); cũng có thể là quản lý một vấn đề cụ thể”

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân đảm nhận hai tư cách: Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Theo Điều 114, Chương IX, Hiến pháp 2013 quy định như sau:

"1 Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân

cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính

1 Điều 94, Chương VII, Hiến pháp 2013

Trang 12

Thứ hai, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

Theo Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có sở

và cơ quan ngang sở Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức

ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm

vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w