1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Cơ cấu nhân sự tại các cơ quan chuyên môn cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong bối cảnh cải cách hành chính ở Việt Nam

113 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Cấu Nhân Sự Tại Các Cơ Quan Chuyên Môn Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Ở Địa Phương Trong Bối Cảnh Cải Cách Hành Chính Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Đăng Tùng
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Nguyễn Thị Thủy
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Hiến pháp — Hành chính
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 75,93 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn tổn tại những sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ, côngchức, vẫn còn sự công kénh, rắc rối; nhiều cán bộ, công chức vi phạm phápluật và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGÔ ĐĂNG TÙNG

ĐÈ TÀI

CƠ CÂU NHÂN SỰ TẠI CÁC CO QUAN CHUYEN MON

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG BÓI CẢNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Hiến pháp — Hành chính

Mã số : 8380102

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuỷ

HÀ NOI - NĂM 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn sốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

NGÔ ĐĂNG TÙNG

Trang 3

i06 100001015 |1.Lý do chọn dé tài - - «s1 1111111111111 111111111111 1xx |

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài E)

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên eứu 2- 2 5s etx+Ee+EeEzxerxerred 4

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2 2s csscs2 5

5 Phương pháp nghiên CỨUu - . G2 1 222111311119 111 8111181111811 key 5

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài - - s2 St xxx 2 1E ckerkee 6

7 Kết cầu của luận văn -¿- - SE 1E 1 E1E11111111111111111 1111 6CHUONG I NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CƠ CÁU NHÂN SU TẠICÁC CƠ QUAN CHUYEN MON CUA CƠ QUAN HANH CHÍNH NHÀNUOC O DIA PHUONG TRONG BOI CANH CAI CACH HANHCHÍNH Ở VIET NAM - SE k2 2E 12111011211111111111111 1111 ty 71.1 Lý luận về co cấu nhân sự tại các cơ quan chuyên môn của cơ quan

hành chính nhà nước ở địa phương - - - + 5c 3+ Eseeeereererrerree 7

1.1.1 Lý thuyết về cơ cấu nhân sự công và tổ chức bộ máy hành chính 7

1.1.2 Nhận diện cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở FET DUIS ca canh tang ha nghA k0 ha hưng 014G BHhãg33ã.ã/o0öGBð82881-1Ä4B8I82i013.SARa3/81030031208085.881Ä0.1G088.4300411ã7 14

1.1.3.Cơ cấu nhân sự tại các cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính

/1/118/1/1/X08//1:8,)/1/1,/7,1.2 0000700080808 086 e 20

1.2 Lý luận về cải cách hành chính và mối quan hệ với vấn đề cơ cấu

nhân sự của cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở

HH DHTTO TT ws nen ern thôn acca SMA GS AAS 3 0060622001008 5090.400801,523G003 08080:803 30 1.2.1 Khai niệm cải cách HànH CÍHÍHÌ., tt kh errey 30

1.2.2 Mỗi quan hệ giữa cải cách hành chính nhà nước và cơ cau nhân sự

cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 33

| {800ˆ)86),1)/0 15.0 01 4 35

Trang 4

CHUONG II THỰC TIEN CƠ CẤU NHÂN SỰ CƠ QUAN CHUYỂNMÔN CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNGTRONG BOI CANH CÁCH HANH HANH CHÍNH Ở VIỆT NAM 362.1 Chính sách về cơ cau nhân sự cơ quan chuyên môn của cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương trong bối cảnh cải cách hành chính ở Việt

2.1.1 Chi trương, đường lỗi của Đảng về cơ cấu nhân sự cơ quan chuyênmôn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong bối cảnh cải

cách hành chính ở Viet ÏNdIH n1 tk key 36

2.1.2 Khung pháp luật về cơ cấu nhân sự cơ quan chuyên môn của cơquan hành chính nhà nước ở địa phương trong bỗi cảnh cải cách hành

Chính ở Viet ÏNIH - -G TH HH He 39

2.2 Ưu điểm của cơ cau nhân sự cơ quan chuyên môn của cơ quan hành

chính nhà nước ở địa phương - - - - + 1 ngư 44

2.2.1 Uu điểm khung pháp luật về cơ cấu nhân sự cơ quan chuyên môn

của cơ quan hành chính nhà nước 6 địa DHƯƠNG à-ccSSS << 45

2.2.2 Uu điểm thực thi pháp luật về cơ cầu nhân sự cơ quan chuyên môn

của cơ quan hành chính nhà nước 6 địa DHHƯƠNG ằà-ccsSS << 52

2.3 Những van đề tồn tại đối với cơ cấu nhân sự cơ quan chuyên môn

của cơ cơ hành chính nhà nước ở địa phương - << <<+52 57

2.3.1 Những vẫn dé ton tại trong khung pháp luật về cơ cầu nhân sự cơ

quan chuyên mon của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 57

2.3.2 Những van dé tôn tai trong thực thi pháp luật về cơ cấu nhân sự cơ

quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 64

Kết luận chương IT - 2 S2 +E+EE+eEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerrrkd 72CHUONG III PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN PHÁP LUẬT VANANG CAO HIỆU QUÁ THUC THI PHÁP LUẬT VE CƠ CÂU NHÂN

Trang 5

NƯỚC TRONG BOI CANH CẢI CÁCH HANH CHÍNH Ở VIỆT NAM

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về cơ cấu nhân sự cơ quanchuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh cải cách

hành chính ở Việt NÑam - - - G111 HS HH HH HH kg kế, 73

3.1.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về công chức 733.1.2 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đội ngũ

nhân sự tại các cơ QUAN CNUYEN THÔN nh re rrxy 76

3.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về cơ cấu nhân

sự cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước trong bôi cảnh cải cách hành chính ở Việt Ñam - Q HS HH ng ve 81

Kết luận chương II 2-2 SE +S£SE+E£EE#EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkerrkd 88KẾT LUẬN - - 2-5-5221 E1 1EE121521511211111121112111121111 11111111 rrre 89DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao về có vai trò to lớn và ý

nghĩa quyết định của cán bộ và công tác cán bộ đối với sự thành bại của cách

mạng: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”: “ Muôn việc thành công hoặcthất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” Thắm nhuan tư tưởng của Người,

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, cải

cách nên công vụ, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trongsạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức, chính trị, giỏi về chuyên môn, có

tính chuyên nghiệp, tận tụy phục vụ nhân dân.

Cơ cau tô chức, cơ câu nhân sự là hai van đề mau chốt trong việc tô chức

một cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có các cơ quan chuyên môn của

cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Đây cũng là vẫn đề dành được sựquan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trên các lĩnh vực khoa học tô chức,

khoa học hành chính, khoa học quản lý và khoa học pháp lý Hoạt động quản

lý được tô chức trên cơ sở kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực chuyên mônvới quản lý theo địa giới hành chính Nếu như các Bộ thực hiện quản lý nhànước theo ngành, lĩnh vực chuyên môn thì UBND các cấp là cơ quan quản lýtheo địa bàn Chính vì vậy, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND được tôchức như một thiết chế nhằm bảo đảm trong phạm vi mỗi địa phương, hoạtđộng quản lý được thực hiện đồng bộ các quy định quản lý ngành, lĩnh vựckết hợp với yêu tô đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

Trong bối cảnh cải cách hành chính đang diễn ra sôi động, quá trình sápnhập, tinh gọn bộ máy và sắp xếp, tô chức lại các đơn vị hành chính lãnh théđang được các địa phương “ráo riết” thực hiện việc nghiên cứu, xem xét,đánh giá van đề nhân sự có ý nghĩa quan trọng Đối với cơ quan nhà nước địa

phương bất kỳ, cơ cầu nhân sự phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân chia đơn vị

hành chính lãnh thé và tô chức bộ máy hành chính ở địa phương Day là đặc

điêm nôi bật, khác biệt so với cơ câu tô chức nhân sự của các cơ quan nhà

' Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, 2011, tr.5, tr.309

? Hồ Chí Minh, tlđd, tr 313

Trang 7

trong toàn bộ luận văn này của học viên.

Thực tiễn tổ chức lại, tỉnh gọn bộ máy, nhân sự và sắp xếp đơn vị hànhchính trong thời gian qua dat được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần vào

quá trình cải cách hành chính trên cả nước Tuy nhiên, trong quá trình thực

hiện, vẫn còn tổn tại những sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ, côngchức, vẫn còn sự công kénh, rắc rối; nhiều cán bộ, công chức vi phạm phápluật và vướng “vòng lao lý” Những bất cập đó đặt ra cho những ngườinghiên cứu pháp luật những thắc mắc về việc có hay không còn ton tại những

lỗ hỏng, khuyết điểm, hạn chế nhất định trong quy định của pháp luật về tôchức cơ cau tô chức, quản lý nhân sự trong cơ quan chuyên môn của cơ quan

hành chính nhà nước ở địa phương hiện nay.

Xuất phát từ tất cả những lý do trên, người viết đã mạnh dạn lựa chọnvan đề: “Cơ cấu nhân sự tại các cơ quan chuyên môn cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương trong bối cảnh cải cách hành chính ở Việt Nam”làm đề tài luận văn của mình Người viết hi vọng có thê - thông qua đề tài -

có thé làm rõ nội hàm những khái niệm về cơ cau nhân sự, cơ quan chuyênmôn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; những yếu tố có tínhchất ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến cơ cấu tổ chức, co cấu nhân sự của

cơ quan chuyên môn địa phương; đánh giá những quy định của pháp luật

Việt Nam hiện hành từ đó liên hệ với thực trạng t6 chức cơ cấu, quản lý độingũ nhân sự của nước ta hiện nay Thông qua tất cả những nội dung đó, cuốicùng của bài nghiên cứu là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

trong công tác nhân sự của các cơ quan chuyên môn, định hướng xây dựng

các quy phạm pháp luật đáp ứng thực tiễn khách quan của công tác quan

trọng này.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong lĩnh vực khoa học hành chính nói chung và khoa học pháp lý

hành chính nói riêng, van đề nhân sự công, tô chức bộ máy nhà nước, hànhchính địa phương là một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của các học

giả, các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên Tuy nhiên, những công trình

Trang 8

khoa học nghiên cứu trực tiếp đến lĩnh vực này dưới khía cạnh pháp lý rất ít

mà chủ yếu được nghiên cứu dưới giác độ của khoa học hành chính, khoa học

tổ chức và quản lý nhân sự

Sách chuyên khảo “Hành chính nhà nước và cải cách hành chính nhà

nước ” của PGS.TS Ngô Thành Can và ThS Đoàn Văn Dũng do Nhà xuấtbản (NXB) Tư pháp ấn hành năm 2017 đề cập tới những vấn đề về công vụ,công chức tại chương II Cuốn sách bằng lý thuyết khoa học hành chính lýgiải nguồn gốc biên chế ở xuất phát từ mô hình quản lý công chức tích hợp

giữa hai dạng chức nghiệp (career system) và mô hình việc làm (job system)

từ đó đưa ra những giải pháp mang tính chính sách cho công cuộc cải cách

hành chính tại Việt Nam, mà một trong những nội dung quan trọng nhất là cải

cách công vụ và đội ngũ công chức.

Luận án tiến sĩ: “Cơ sở lý luận và thực tiên về định biên đối với cơquan bộ ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Tùng, Học viện Hànhchính Quốc gia, năm 2017, trên cơ sở khoa học quản lý hành công và khoahọc quản lý lao động nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng

kế hoạch hóa nguồn nhân lực; vấn đề xác định biên chế, xác định nhu cầu

nhân lực với các yêu cầu về số lượng và chất lượng tại các Bộ - cơ quan hành

chính nhà nước tại Trung ương từ đó đề xuất những phương pháp định biênnhằm phát huy các kết quả hoạt động phân tích của tổ chức, phân tích công

việc của các cơ quan Bộ.

Trong lĩnh vực pháp lý, dé tài nghiên cứu khoa học: “Cơ cấu t6 chức,

cơ cấu nhân sự của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Sở trong bối cảnh tỉnh giản biênchế” của các tác giả Hà Lê Thành Trung, Võ Diệp Minh Trang, Đồng ThuTrang, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2017 là một công trình tiêu biểu, cónội dung gan sát với nội dung nghiên cứu của luận văn mà người viết thựchiện Đề tài này nghiên cứu một vấn đề rộng lớn, sử dụng kết hợp những lýthuyết về khoa học hành chính với khoa học pháp lý hành chính để xây dựng

hệ thống lý luận riêng trong đó có lý luận về cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơquan ngang bộ; Sở; cơ cau nhân sự và tinh giản biên chế Lăng kính khoa học

đa chiều cùng với kết quả khảo sát phong phú, công phu được thực hiện tại

Trang 9

Đề tài luận văn thạc sĩ “Tinh giản biên chế công chức trong bộ máyhành chính nhà nước ở Việt Nam - lý luận và thực tién” năm 2018 của tác giảNguyễn Đức Hưng nghiên cứu chung về tình hình tinh giản biên chế trong bộ

máy hành chính nhà nước, trong đó, bao hàm cả cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Tuy nhiên, tất cả những công trình dé cập ở trên và cũng như các côngtrình khác đã được công bố hiện nay về cơ quan chuyên môn tại địa phương,

về cơ cau nhân sự công, tô chức bộ máy chưa có công trình nào bao quátvan dé cơ cau nhân sự trong co quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà

nước tại địa phương ở Việt Nam Đội ngũ công chức thuộc bộ máy hành

chính nói chung và cơ quan chuyên môn nói riêng chiếm tỷ trọng lớn trongbiên chế nhà nước là công chức Đội ngũ này không những lớn về số lượng

mà giữ vai trò tiên quyết trong hoạt động quản lý hành chính, cung cấp dịch

vụ công phục vụ quần chúng nhân dân Bởi thế, nó quyết định những đặcđiểm riêng biệt so với đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính nhànước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội khác theo quy định

Lựa chọn một vấn đề rộng lớn nhưng trong khuôn khổ giới hạn của

Luận văn Thạc sĩ, tác giả mong muốn tập trung làm rõ những vấn đề quantrọng, mới mẻ mà các công trình trước đó chưa dé cập, khu biệt phạm vi

nghiên cứu là đội ngũ công chức trong cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (không bao hàm các đơn vị sự nghiệp trực

thuộc); đặc biệt là lý luận và thực tiễn về đội ngũ nhân sự này trong bối cảnhcải cách hành chính; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giải pháp xoayquanh từng nhóm vấn đề có liên quan đến đội ngũ nhân sự, tổ chức cơ quanchuyên môn và van dé sắp xếp địa giới hành chính địa phương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: cơ cau nhân sự các cơ quanchuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm: các sởthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp

Trang 10

huyện, trong bối cảnh cải cách hành chính cho phù hợp với điều kiện kinh tế

-xã hội ở Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu đề tài: trong luận văn này, tác giả nghiên cứutrong phạm vi cơ cau nhân sự của các sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tinh vàcác phòng thuộc Ủy ban nhân cấp huyện

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu: Nêu va phân tích dé làm rõ các van đề lý luận về

cơ cầu nhân sự cũng như là cải cách hành chính ở Việt Nam; xác định, phântích, đánh giá ưu điểm và các mặt hạn chế của hệ thống pháp luật trên lýthuyết cũng như là hoạt động thi hành trên thực tiễn, thông qua đó tác giả đề

ra những phương hướng hoàn thiện pháp luật va nâng cao hiệu quả thực thi

pháp luật về cơ cau nhân sự cơ quan chuyên môn của co quan hành chính nhanước ở địa phương trong bối cảnh cải cách hành chính ở Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu: Đối với đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu,làm rõ những vấn đề lý luận về cơ cấu nhân sự tại các cơ quan chuyên môn;những van đề lý luận về cải cách hành chính và mối liên hệ giữa hoạt động tôchức đơn vị hành chính, hoạt động tô chức bộ máy có liên quan chặt chẽ tớihoạt động tổ chức nhân sự

+ Để làm cơ sở nghiên cứu đề tài, các quan điểm về cơ câu nhân sự vàcải cách hành chính tác giả kế thừa dựa trên các công trình được công bố

trước đó.

+ Đề tài tập trung nghiên cứu khung pháp luật về cơ cấu nhân sự cơquan chuyên môn của cơ quan hành chính nha nước ở địa phương trong bốicảnh cải cách hành chính nhằm làm rõ mặt ưu điểm và hạn chế của pháp luật

hiện hành.

+ Thi hành pháp luật trên thực tiễn.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Dang Cộng sản Việt Nam về xâydựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Bên cạnh đó, tác giả sử dụngphương pháp nghiên cứu, phân tích các quy phạm pháp luật quy định về cơ

Trang 11

địa phương, kết hợp với việc thu thập số liệu trên thực tiễn, so sánh, đối chiếu

để đưa những nhận định, đề xuất phương hướng hoàn thiện phù hợp với điềukiện kinh tế - xã hội trong bối cảnh cải cách thủ tục hành chính Ngoài ra, đểtăng thêm tính khách quan và góc nhìn đa chiều cho đề tài, tác giả còn sửdụng một số phương pháp khác như: xử lí, đánh giá số liệu; phương pháp

quan sat,

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Luận văn là tài liệu đáng tin cậy sử dụng trong việc nghiên cứu, tham

khảo, trích dẫn, đối với những công trình khác có đối tượng, phạm vinghiên cứu liên quan tới dé tài Ngoài ra, dé tài còn là nguồn bổ sung trựctiếp, xây dựng và làm phong phú thêm hệ thống lý luận về cơ cấu nhân sự tạicác cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh và cấphuyện Thông qua đây, tác giả đóng góp định hướng sửa đổi những quy địnhcủa pháp luật hiện hành có tác động trực tiếp tới cơ câu nhân sự tại các cơ

quan nêu trên.

7 Kết cầu của luận văn

Tác giả chia luận văn thành 3 nội dung lớn như sau:

Chương I: Những van đề lý luận về cơ cau nhân sự tại các cơ quanchuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong bối cảnh

cải cách hành chính ở Việt Nam.

Chương II: Thực tiễn cơ cấu nhân sự cơ quan chuyên môn của cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương trong bối cảnh cách hành hành chính ở

Việt Nam.

Chương IH: Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

thực thi pháp luật về cơ cấu nhân sự cơ quan chuyên môn của cơ quan hành

chính nhà nước trong bôi cảnh cải cách hành chính ở Việt Nam.

Trang 12

CHUONG I NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CƠ CẤU NHÂN SỰ TẠICÁC CƠ QUAN CHUYEN MON CUA CO QUAN HANH CHÍNH NHÀNUOC O DIA PHUONG TRONG BOI CANH CAI CACH HANH

CHINH O VIET NAM1.1 Ly luận về cơ cấu nhân sự tại các co quan chuyên môn của cơ quan

hành chính nhà nước ở địa phương

1.1.1 Lý thuyết về cơ cấu nhân sự công và tổ chức bộ máy

hành chính

1.1.1.1 Ly thuyết về cơ cầu nhân sự côngTrước khi xem xét lý thuyết về nhân sự, cần thiết phải bàn đến lýthuyết về nhân lực và nguồn nhân lực; trong đó, nhân sự (personnel) của một

tô chức là một khái niệm gan liền với sử dụng nguồn nhân lực của tô chức

Nhân lực, theo nghĩa rộng lớn nhất của cách tiếp cận kinh tế - chính trị

học: “là tổng hỏa thé lực và tri thức tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động

xã hội của một quốc gia, trong đó có kết tinh truyền thống và kinh nghiệm laođộng sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng dé sản xuất ra củacải vật chất và tỉnh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đấtnước”

Trong khoa học tô chức, nguồn nhân lực (human reources) được tiếpcận theo từng tổ chức, thuật ngữ này gắn liền với toàn bộ người lao động làmviệc cho tổ chức và vì thế, nhân lực của một tổ chức luôn gan liền với nhữngngười cụ thé có việc làm trong một tô chức, bất ké đó là tổ chức công hay tư.Theo William R Tracey, trong cuốn sách The Human Reources Glossary:

“Nguồn nhân lực là những người giúp và điều hành một tô chức, tương phanvới nguồn tài chính và vật lực của tổ chức”

Nguồn nhân lực của tô chức là một bộ phận cầu thành của nguồn nhânlực xã hội Đó là tất cả những ai làm việc trong tổ chức, từ thủ trưởng caonhất đến nhân viên bình thường nhất, thấp nhất, làm việc chân tay, đơn giản

Nhân sự và nguôn nhân sự trong một tô chức luôn găn liên với các môi quan

3 Học viện hành chính, Nhân sự hành chính Nhà nước (Tập bài giảng dùng cho đào tạo cử nhân hành chính),

Hà Nội, 2014, Tr 1Š

* Học viện hành chính, Tldd, Tr 17

Trang 13

liền chặt chẽ với việc phân công bố trí người lao động làm việc cho tổ chứcđảm nhận các vị trí khác nhau trong t6 chức đó Quá trình đảm nhận các vị tri

kê trên sở dĩ có được do sự khởi nguồn từ cách thức bồ trí nhân sự, có thé bốtrí theo nhiệm vụ chuyên môn hóa hoặc bố trí theo thứ hạng, vi trí và ngạch,

bậc phân biệt trình độ nhân sự.

Nhà nước suy cho đến cùng là một thiết chế tổ chức hoàn chỉnh và chặtchẽ, to lớn và quyên lực nhất trong các tô chức với hệ thống các cơ quan đượcthiết kế hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương Như vậy, các cơ quan nhà

nước nói chung hay các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nói riêng có

quy mô rất lớn, quy mô này không chi thé hiện ở số lượng đầu mối các cơquan mà còn đến từ lực lượng lao động làm việc tại các cơ quan này

Như đã đề cập, nguồn nhân lực và nhân sự luôn có mối liên hệ mật thiết

và chặt chẽ mà ở đó, nguồn nhân lực là tổng thé chung liên quan đến tat cảkhía cạnh về con người làm việc cho một tô chức Trong khi nhân sự sắn liềnvới việc bố trí, sử dụng người cụ thê thông qua việc bồ trí họ vào vị trí làmviệc Nhân sự làm việc trong cơ quan nhà nước được, theo tác giả, có thêđược gọi bằng các thuật ngữ thống nhất là “nhân sự công”

Nguồn nhân lực của khu vực công là tập hợp tất cả những người làmviệc trong các tổ chức của nhà nước va được nhà nước trả lương cùng cáckhoản phúc lợi khác có liên quan từ ngân sách nhà nước.”

Người làm việc trong khu vực công có số lượng rất lớn và gồm nhiềuloại khác nhau Việc phân loại người làm việc trong khu vực này rất phức tạp

và được nhiều quốc gia trên thé gidi quan tam nhằm mục đích thực hiện hoạtđộng quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực của nhà nước Có hai cách thứcphân loại phố biến đối với nguồn nhân lực này: phân loại theo chủ thé sửdụng (người làm việc ở cơ quan nhà nước; đơn vi sự nghiệp; tô chức kinh tế

nhà nước ) và phân loại theo cách thức hình thành (cán bộ, công chức, viên chức )

1.1.1.2 Ly thuyết về tổ chức bộ máy hành chính

2 Học viện Hành chính Quốc gia, giáo trình Quan lý công, NXB Bach khoa Hà Nội, 2015, Tr 146

Trang 14

Tổ chức được hiểu là một hệ thống tập hợp của hai hay nhiều người có

sự phối hợp một cách có ý thức, có phạm vi hoạt động tương đối rõ rang déthực hiện một mục tiêu chung.'

Trong xã hội hình thành rất nhiều các tổ chức với những mục tiêuriêng, tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, phạm vi đề tài nghiên cứu và xemxét thống nhất lý thuyết về tổ chức bộ máy đặc biệt nằm trong cơ cau của mộtthiết chế quyền lực do Nhà nước thành lập, nhằm thực hiện chức năng của tôchức bộ máy nhà nước: tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Bộ máy nhà nước nói chung được hình thành và tiến hành các hoạtđộng dựa trên khuôn khổ của Hiến pháp và hệ thống pháp luật Do là tập hợpcủa một hệ thống các cơ quan nhà nước, có vi trí, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tô chức xác định nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước Nhànước thực hiện chức năng của mình dựa trên ba loại quyền lực khác nhau màchỉ duy nhất Nhà nước sở hữu: lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong đó,quyền hành pháp được trao cho Chính phủ về hệ thống của các cơ quan tạo

nên bộ máy hành chính nhà nước Bộ máy hành chính có nhiệm vụ thực thi

quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật do lập pháp ban hành, ấn định

Năm 1887, Thomas Woodrow Wilson (1856-1924), vị Tổng thốngtương lai của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1913-1921) cho công bố trên tờPolitical Science Quarterly tiểu luận Nghiên cứu về bộ máy quản lý, khởi đầu

cho xu hướng giảng dạy và nghiên cứu mới: “Quản lý hành chính công” và

chính vị Tổng thống này là người đầu tiên đưa ra khái niệm “quản lý hànhchính công” T.W.Wilson gắn chặt việc nghiên cứu quản lý hành chính công

với một bộ máy vận hành phù hợp, mà ở đó, theo ông, bộ máy quản lý hành

chính phát triển đến đỉnh cao là khi: “ nhdn dan nắm quyên làm chủ cam kếtphát triển bộ máy quản lý hành chính theo bản hién pháp mới, tức là bản hiểnpháp đã đưa họ tới quyên lực” Theo chu kỳ lich sử, bộ máy quản lý hànhchính hiện đại xuất hiện cùng với các bản hiến pháp hiện đại, Wilson căn cứvào lịch sử phát triển của các bản hiến pháp của các quốc gia chính trong thé

giới hiện đại đê nhìn nhận và đánh giá vê bộ máy quản lý Trước khi nhân dân

° Học viện Hành chính, Giáo trình Hành chính công, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 2008, Tr 38

Trang 15

nắm quyền làm chủ thực sự, bộ máy quản lý lần lượt trải qua chế độ độc tàivới hệ thống hành chính phù hợp với nền cai trị độc tài cho đến khi các banhiến pháp xuất hiện, loại bỏ đi các nhà độc tài và thay thế bằng quyền lực

nhân dân, nhưng trong giai đoạn tam coi là “giao thời” này, bộ máy quản lý

hành chính đã “bị lờ đi vì những mối quan tâm cao hơn””

Trong pháp luật hành chính Cộng hòa Pháp, có hai khái niệm được sử

dụng dé chỉ các thực thé chịu sự điều chỉnh của pháp luật hành chính: “cơquan quản lý nhà nước” va “co quan hành chính” Khái niệm thứ nhất dùng

để chỉ tất cả các pháp nhân công pháp được trao những nhiệm vụ thuộc chứcnăng hành pháp Khái niệm thứ hai có nội hàm rộng hơn bởi nó được dùng đểchỉ toàn bộ các chủ thể có khả năng ban hành quyết định hành chính, áp dụngpháp luật hành chính Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật hành chính củaquốc gia này, không tồn tại định nghĩa về “co quan hành chính”, đồng thời:

“chưa có bất kỳ tiêu chí chung và thỏa đáng nào cho phép nhận diện cơ quanhành chính.””

Nếu xem xét dưới giác độ khoa học hành chính công, Max Weber chorang, để được hiểu là một tổ chức (theo nghĩa rộng nhất) thi cần phải hiểu vìsao mọi nhân viên trong tô chức lại thống nhất theo sự điều khiển của ngườilãnh đạo, tức là hiểu về kết cấu của quyền lực và hình thức lãnh đạo Đây làquan điểm được Max Weber trình bay trong cuốn sách: “Lý luận về tổ chứckinh tế và xã hội” (1921) khi ông đưa ra hình mẫu lý tưởng của một bộ máy

quản lý hành chính - bộ máy thư lại.

Tóm lại, Nhà nước không chỉ là một thực thể được hình thành nhằmthực hiện chức năng quản lý nhà nước, mà trên phương diện tổ chức, Nhànước cũng là một tổ chức Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có bộ máyhành chính thực hiện chức năng hành pháp nhăm thực thi pháp luật trên tất cảcác lĩnh vực Theo đó, quản lí hành chính mang tính chất toàn diện Mặt khác,hoạt động quản lý hành chính nhà nước tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau từ

7 Woodrow Wilson, Nghiên cứu về Bộ máy quản lý (Phạm Nguyên trường dịch), NXB Đà Nang, 2019, Tr.

30

* Martine Lombard & Gilles Dumont, Pháp luật Hành chính của Cộng hòa Pháp, NXB Tư pháp, 2007,

Tr.143

Trang 16

việc đề ra những chính sách vĩ mô đến việc triển khai tổ chức thực hiện cácchính sách đó; từ việc quản lý vĩ mô, quản lý nhà nước đến việc tô chức cungcấp các loại dịch vụ công cho xã hội bao gồm những loại dịch vụ hành chínhcông (dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước) đến các loạidịch vụ công khác” Điều đó đòi hỏi đội ngũ nhân sự của tô chức cũng rất đadạng về vị trí làm việc, về cấp bậc và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao '” Từ đó có thé thấy, việc thành lập các tổ chức hành chính nhà nước là

để thực hiện các chức năng cơ bản của quản lí hành chính nhà nước Thamchiếu các lý thuyết về tổ chức bộ máy, tác giả quan niệm rang: “16 chitc bộmáy hành chính nhà nưóc là một bộ phận của tổ chức bộ máy nhà nước, đảm

nhiệm chức năng cung quan ly nhà nước trong lĩnh vực hành pháp ”

Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ với hệ thống của các cơquan tạo nên bộ máy hành chính nhà nước Quyền hành pháp là quyên thihành pháp luật do lập pháp ban hành và tô chức thực hiện những chính sách

cơ bản về đối nội, đối ngoại của quốc gia, quyền điều hành công việc chính sựhàng ngày của quốc gia đó trên nền tảng một hệ thống lớp lang các cơ quanhành pháp đứng đầu là Chính phủ

Bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam bao gồm: Chính phủ, Bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các cấp và hệthống các cơ quan chuyên môn

1.1.1.3 Mỗi tương quan giữa cơ cấu nhân sự và tổ chức bộ máy

Tứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy quyết định sự hình thành và số lượng

cu thể của đội neti nhân sự bên trong một một tổ chức Khi bỗ trí việc làm,phân bô khối lượng công việc đối với từng đối tượng của đội ngũ nhân sự, tôchức luôn phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của tôchức đó nhằm có sự tuyên dụng, phân công, bố trí nhân sự một cách hợp lý

Do vậy, việc xác định cơ cau tô chức, vị trí công tác là điều kiện tiên quyết dé

xác định han mức nhân sự tương ứng.

? Nguyễn Đức Hưng, Tỉnh giản biên chế công chức trong bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam - Ly luận

và thực tiên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, 2018, Tr 15

*° Học viện Hành chính quốc gia, Giáo trình Nhân sự hành chính nhà nước, Hà Nội, 2014, Tr.37-38.

Trang 17

Trong một thiết chế tô chức, đội ngũ nhân sự luôn có sự khác biệt vớinhau về năng lực, trình độ chuyên môn và tính cách Bởi thế, sắp xếp nhân sự

là phân bố những đối tượng phù hợp làm những công việc phù hợp Nếukhông có sự sắp xếp, quản ly thì tất yếu tổ chức đó sẽ rơi vào hỗn loạn Dựavào cơ câu của tô chức, dựa vào chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn của từng

cơ quan don vị trực thuộc của tô chức đó dé phân công vi trí việc làm phù hợp(ví dụ như bộ phận này cần 3 người dé thực hiện chức năng, nhiệm vụ thì lãnhđạo sẽ dựa vào đó dé tuyên dụng, sắp xếp) Khi cơ cau tổ chức không phù hopthi đội ngũ nhân sự cũng có sự biến động tương ứng Cơ cau tổ chức có nhiềuđơn vị hơn làm số lượng nhân sự phải phân bố lại Hơn nữa, đôi khi do sựnhận thức không đúng đắn của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị khiến choviệc tuyến chọn, sử dụng nhân sự không được chính xác Có những trườnghợp một vị trí việc làm nhưng có tới ba hay bốn người cùng đảm nhiệm gâynên tình trạng “nhàn rỗi”, “thừa mứa” về nhân sự Ngược lại, cũng có trườnghợp một người nhưng phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau dẫn tới hiệntượng khối lượng công việc quá lớn nên không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ

Từ đó, đặt ra van đề cho các cơ quan, nhà chức trách có thâm quyền là làmthế nào dé tận dụng tốt nhất nguồn nhân lực, thực hiện công tác bồ nhiệm,tuyên dung theo nguyên tắc đúng người, đúng việc; lay công việc và hiệu qua

công việc làm tiêu chí lựa chọn nhân sự.

Một trong những phương thức dé thực hiện điều đó là phải định lượng

cụ thê mà không định tính mơ hồ về công tác nhân sự Có nghĩa là, khi đặt chỉtiêu nhân sự dựa vào cơ cau tổ chức thì phải đặt ra chỉ tiêu rõ ràng, có các tiêuchuẩn, tiêu chí cụ thé dé từ đó có số lượng người phù hợp Muốn công tác nàyđược thực hiện tốt thì việc bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũnhân sự, đặc biệt những người lãnh đạo là rất quan trọng bởi vì chính nhữngngười này là chủ thê phân công công việc

Tứ hai, trong chiều hướng ngược lại, cơ cấu nhân sự cũng có sự tácđộng, anh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy Trong một tô chức thì yếu tôquan trọng và quyết định nhất là yếu tổ con người Con người luôn được xem

là nhân tố quyết định hàng dau; là nguồn lực vô cùng quan trọng, ảnh hưởng

Trang 18

trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả làm việc cũng như mục tiêu chung của tổchức Đội ngũ nhân sự trực tiếp thực hiện và vận hành hoạt động của tô chức.Nếu đội ngũ nhân sự nắm bắt tốt công việc thì công việc của tô chức sẽ đượcthực hiện thuận lợi nhanh chóng Ngược lại, nếu có nhiều cán bộ công chức ởcác bộ phận khác không năm rõ yêu cầu của công việc hoặc có thái độ đúngdan với công việc thì công việc của cơ quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn

Số lượng nhân sự thiếu hụt, ổn định hay dư thừa có liên quan mật thiết

đến việc sắp xếp, tô chức bộ máy hoạt động Khi đội ngũ nhân sự thiếu, người

quan lý phải tìm ra nguồn cung ứng bồ sung dé duy trì hoạt động của bộ may;khi nhân sự lâm vào trạng thái dư thừa sẽ dẫn đến việc cần phải cắt bớt một

bộ phận nhân sự ra khỏi tổ chức và đồng thời phải tiến hành sắp xếp, tô chứclại bộ máy hoạt động Điều này có thê xảy ra khi cơ cầu nhân sự vượt ra quáphạm vi cơ cầu tổ chức Nhân sự được giảm sẽ làm cho cơ cau tổ chức duoc

tinh gọn.

Ngoài ra, chất lượng đội ngũ nhân sự cũng làm ảnh hưởng đến cơ cấu tôchức Nhân sự làm việc tốt sẽ phát huy hết khả năng đồng thời chứng tỏ cơcau tô chức đó là hợp lý Từ đây, mô hình cơ cấu tổ chức đó sẽ được sử dụng

ôn định trong một thời gian dài Nếu nhân sự không chủ động, không tích cựclàm việc thì dù cơ cấu tô chức có tốt đến may cũng sẽ bị thay đổi dé có thé

đáp ứng được khối lượng công việc của tô chức đó Đặc biệt, sự chuyên môn

hóa trong công việc của đội ngũ nhân sự ảnh hưởng tới sự thay đổi cơ cấu tổchức Nếu trình độ chuyên môn hóa cao dẫn tới việc cơ cấu tổ chức có thé thugon, tỉnh giản tới mức tối đa, nhưng nếu năng lực và trình độ của nhân sự làmviệc yếu kém thì tình trạng cơ cau tô chức công kênh mà hiệu quả công việckhông cao sẽ vẫn còn tồn tai

Như vậy, nếu có cơ cau tô chức và cơ cau nhân sự tốt, phù hợp, đồngthời giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự thì sẽ

có ý nghĩa lớn trong công cuộc cải cách hành chính, tinh giản biên chế,chuyên từ nhà nước quản lý sang nhà nước phục vụ, xây dựng chính phủ kiến

tạo, tinh gon.

Trang 19

1.12 Nhận diện cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

1.1.2.1 Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Khởi nguyên từ lý thuyết phân quyền (decentralization) và tản quyền(deconcentration) mà đa phan các quốc gia trên trên giới đều tô chức bộ máyquản lý nhà nước nói chung bao gồm ba hệ thống đề thực thi ba ngành quyềnlực của nhà nước: hệ thống tổ chức thực thi quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song hiện nay, phần đa các quan điểmđều thừa nhận hệ thống tổ chức bộ máy thực thi quyền hành pháp được gọi là

bộ máy hành chính nhà nước Để thực thi quyền hành pháp một cách hiệuquả, bộ máy hành chính nhà nước được tô chức và hoạt động theo nguyên tắcthứ bậc, cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo, cấp dưới phục tùng, tuân lệnh và chịu sựkiểm soát của cấp trên trong hoạt động Bộ máy hành chính nhà nước mặc dù

là một bộ máy thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương, song nó

thường được chia thành hai bộ phận: hành chính trung ương và hành chính địa

phương (gắn liền với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương)

Có hai hình thức phân quyền chính, phân quyền lãnh thổ (hay địaphương) và phân quyền công sở (chuyên môn hay chức năng) Lý thuyết này

đã xuất hiện và được nghiên cứu tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 trên

cơ sở tiếp thu tư tưởng học thuật của phương Tây Trong chế độ phân quyềnlãnh thé, chính quyên trung ương công nhận trong phạm vi nhất định quyền tự

chủ, tự quản của các đơn vị hành chính thuộc cấp Cac đơn vi thuộc cấp này

có tư cách pháp nhân, có ngân sách riêng, được tự chủ quyết định các vấn đềthuộc quyền trên phạm vi lãnh thé địa phương Ở phương diện còn lại, phânquyền công sở là sự phân chia nhiệm vụ dựa trên sự chuyên môn hóa các lĩnhvực thuộc phạm vi quản ly của các pháp nhân công: giáo dục, y té, tài chính,nhân sự Tuy nhiên, “ sự phân biệt quyên của Quốc gia cũng như quyểncủa các địa phương cũng chỉ là các nghĩa vụ phải hành xử đối với người công

dan Các pháp nhan địa phương tức là các trọng tam công vụ địa phương có

bon phận phải thi hành công vụ mà luật giao phó cho mình doi với người

công dán, và theo vậy con có bôn phận bao vệ quyên tự trị địa phương của

Trang 20

lý tương ứng Nhu vậy, đến đây có thé thấy, với nguyên tắc này, tổ chức bộ

máy hành chính nhà nước ở địa phương có sự liên hệ mật thiết, khăng khít với

sự phân chia đơn vi hành chính theo lãnh thô Do đó, tác gia quan niệm: “cơquan hành chính nhà nước ở địa phương là hệ thống các cơ quan được thànhlập dé thực thi quyên hành pháp tại một địa phương tương ứng với đơn vịhành chính lãnh thổ tương ung”

Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, vấn đề phân định thầm quyềngiữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương giữa các chínhquyền địa phương dé bao đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa các cơ quan nhà nước địa phương luôn là một van dé quan trọng trong tôchức thực hiện quyền lực nhà nước Tại khoản 1, Điều 112 Hiến pháp năm

2013 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương là: “7: 6 chức

và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương, quyết địnhcác vấn đề của địa phương do luật định” Sự phân cấp mạnh mẽ, với cơ chếphù hợp, xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương trongphối hợp thực hiện và chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nướccấp trên sẽ tao ra sự “lĩnh hoạt, chu động ”, bảo dam tính tự chu, tự chịu tráchnhiệm của mỗi cấp chính quyên (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã); đồng thời,thúc đầy kinh tế vùng phát triển, khai thác tốt nhất những tiềm năng, thế mạnh

và khắc phục kịp thời những hạn chế, khó khăn của mỗi địa phương, mỗivùng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở nước ta hiện

Trang 21

Các học giả khoa học pháp lý miền Nam Việt Nam trước 1975 nghiêncứu khoa học pháp lý hành chính dưới hai góc độ chính yếu: nghĩa vụ hành

chính và tô chức hành chính Họ coi trọng tính chất phục vụ của nền hành

chính quốc gia đối với công dân mà dựa vào đó, coi pháp luật hành chính cótính phục vụ Bởi thế, dù quan niệm cơ quan hành chính nhà nước là một bộphận của pháp nhân công quyền song “ trong sự thong nhất hóa và kỹ thuậthóa triệt dé, tat cả các pháp nhân và cơ quan hành chánh chỉ còn là các loại

kỹ thuật quản lý công vụ mà thôi ” Như vậy, họ coi vẫn đề tô chức bộ máy là

một hình thái của kỹ thuật quản lý, kỹ thuật hành chính, một thứ công cụ đúng

nghĩa dé thi hành nghĩa vụ hành chính Trên bình diện rộng, quốc gia cũng làmột “kỹ thuật quản lý công vụ toàn diện để phục vụ người công dân trongquản hạt quốc gia về các nghĩa vụ hành chánh mà luật gán cho nhiệm vụ củaQuốc gia ”.'2

Như đã dé cập ở trên, nguyên tắc phân quyền tôn tại hai kiểu loại: phânquyên hành chính và phân quyên theo công vụ Khi xem xét các đặc trưng của

cơ quan hành chính chuyên môn (dù ở trung ương hay địa phương) có théthấy, bản thân các cơ quan này là sự thể hiện đầy đủ, rõ nét nhất và hàm chứa

đặc trưng của cả hai hình thức phân quyền Đề thực hiện tốt các nhiệm vụ của

cơ quan hành chính địa phương, pháp nhân công quyền này thành lập các bộphận chuyên biệt trên từng lĩnh vực quản lý hành chính nhằm mục đíchchuyên môn hóa hoạt động quản lý Đồng thời với sự phân chia này, các tổ

chức chuyên môn chuyên biệt cũng sở hữu một đội ngũ nhân sự có chuyên

môn chuyên biệt trong lĩnh vực quản lý để vận hành tổ chức Tuy nhiên, vấn

đề chuyên môn, công vụ có thê thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của lịch

sử, xã hội, kinh tế và mang đậm tính đặc thù đối với các vùng, miền hành

chính khác nhau, do đó, từ giác độ lý luận, cơ quan chuyên môn nên chăng

(nếu không muốn nói là nhất thiết) phải được tổ chức một cách mềm dẻo, linhhoạt, không cứng nhắc giữa các địa phương với nhau trên một đơn vị lãnh thổ

quôc gia Vân đê nay có liên quan mật thiêt đên nhận thức tô chức bộ máy

!* GS Nguyễn Độ, Tldd, Tr 265-266

Trang 22

hành chính địa phương trong giai đoạn mới của Việt Nam sẽ được trình bày ở

những phan nối tiếp sau đây

Tại Pháp, Luật về quản lý hành chính lãnh thé Cộng hòa Pháp ngày06/2/1992 quy định: “việc quản lý hành chính lãnh thé của Cộng hòa Pháp docác chính quyền địa phương và các tổ chức hành chính của Nhà nước trungương đặt tại địa phương đảm nhiệm” Các tô chức nhà nước đặt tại địaphương được coi là các tô chức “ngoại vi” giữ vai trò dam bao tính thống nhấtlãnh thổ và việc thực thi chính sách quy hoạch lãnh thô Các cơ quan hànhchính này được tô chức theo từng khu vực theo cấp vùng, cấp tinh và cấpphân khu Trong khi đa số các bộ trong chính phủ Pháp đều có đơn vị ngoại

vi, thì một số bộ không nhất thiết phải được tổ chức theo cơ chế này Đây làđiểm gần gũi với quan niệm hiện nay tại Việt Nam: “không nhất thiết Trungương có co quan gi thi địa phương phải có cơ quan ấy” Các cơ quan ngoại vi

có nhiều phương thức tô chức khác nhau với xu thế cải cách triệt để nhằmhướng tới hiệu quả quản lý hành chính: nâng cấp thành một số sở (lĩnh vựcquản lý trang thiết bị, nông nghiệp và rừng), sáp nhập vào cơ cấu tô chức của

cơ quan hành chính tỉnh trưởng (lĩnh vực thanh niên và thé thao), nâng cấpthành các cơ quan cấp vùng (lĩnh vực hoạt động y tế và xã hội) Hoạt độngcủa các cơ quan này diễn ra dưới sự điều hành của các Vùng trưởng và Tỉnh

trưởng Theo đó, Tỉnh trưởng chỉ đạo hoạt động của các cơ quan của Nhà

nước trung ương có thấm quyền cấp tinh, còn vùng trưởng không những chiđạo hoạt động của các cơ quan có thẩm quyên cấp vùng mà còn điều phối

hoạt động của toàn bộ các cơ quan Nhà nước trung ương đặt tại vùng Đây có

thé coi là cơ chế tập trung tương đối mạnh mẽ về quyền lực, những ngườiđứng đầu một tỉnh, một vùng được xem là “đại diện của nhà nước trung ươngtại địa phương” Cơ quan chuyên môn tại địa phương thuộc về các bộ quản lýchuyên ngành mà không tô chức theo hướng “song trùng trực thuộc” của ViệtNam (cơ quan chuyên môn phụ thuộc vào Uỷ ban nhân dân cùng cấp và chịu

sự chỉ đạo và chuyên môn của Bộ chủ quản cấp trên) Cơ chế này tạo ra một

bộ máy giúp việc, hỗ trợ tương đối gọn nhẹ ở địa phương, cụ thé, giup viéc

Trang 23

cho tỉnh trưởng có phó tỉnh trưởng và một bộ máy giúp việc hành chính ở

dinh tỉnh trưởng (gồm một ban Tổng thư ký và văn phòng tỉnh trưởng) `

Pháp luật Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận thuật ngữ cơ quan chuyênmôn tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân năm 1962: “Uyban hành chính các cấp thành lập hoặc bãi bỏ các cơ quan chuyên môn,

thành lập hoặc bãi bỏ các bộ phán chuyên môn thuộc Uỷ ban hành chính,

theo nguyên tắc và thủ tục do Hội đồng Chính phủ quy định” Các cơ quan

chuyên môn thuộc Uy ban hành chính chịu sự lãnh đạo cua Uy ban hành

chính, đồng thời chịu sự chỉ đạo về kỹ thuật và nhiệm vụ của cơ quan chuyênmôn cấp trên Tuy nhiên, không định nghĩa thé nào là “cơ quan chuyên môn”

Hoạt động quản lý được tổ chức trên cơ sở kết hợp quản lý theo ngành,lĩnh vực chuyên môn với quản lý theo địa giới hành chính Nếu như các Bộ

thực hiện quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực chuyên môn thì UBND các

cấp là cơ quan quản lý theo địa bàn Chính vì vậy, các cơ quan chuyên mônthuộc UBND được tô chức như một thiết chế nham bảo đảm trong phạm vimỗi địa phương, hoạt động quản lý được thực hiện đồng bộ các quy định quản

lý ngành, lĩnh vực kết hợp với yếu tố đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội của

địa phương.

Theo tác giả Tạ Quang Ngọc, sau năm 1945, chính quyền mới của nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và trong quá trình phát triển, cơ cấu tổchức hành chính dần được kiện toàn và 6n định, chính quyền địa phươngđược chia thành ba cấp tỉnh, huyện và xã nhưng “ở cấp tỉnh và huyện có các

cơ quan chuyên môn - một bộ phận cấu thành quan trọng của Ủy ban nhândân, giúp Uỷ ban nhân dân trong quản lý các lĩnh vực công tác ở mỗi địa

'8 Martine Lombard va Gilles Dumont, Tldd, Tr.206-2013

'* Tạ Quang Ngọc (2013), Đổi mới tổ chức va hoạt động của co quan chuyên môn thuộc Uy ban nhân dân ở

Việt Nam hiện nay, Luận án tiên sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr 28.

Trang 24

chuyên môn là cơ quan có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Uỷ ban nhân

dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực

hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Uỷ ban nhân giao phó '

Pháp quy hiện hành của Việt Nam định nghĩa về khái niệm cơ quanchuyên môn như sau: “Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tôchức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thựchiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thựchiện các nhiệm vụ, quyên hạn theo sự phân cấp, uy quyển của cơ quan nhànước cấp trên ” (Khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).Như vậy, định nghĩa này xác định rõ, cơ quan chuyên môn chỉ được tô chức ởcấp tỉnh và cấp huyện Các văn quy phạm dưới luật phân tách cơ quan chuyên

môn thành hai loại cơ quan khác nhau với hai khái niệm khác nhau: “sở” và

“cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp huyện” Cụ thể như sau:

Điều 3 Nghị định 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Sở là cơquan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phươngtheo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy bannhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” Khoản 1 Điều 3 Nghị

định 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “ Cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban

'S Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.Đà Nang, Da Nang, Tr 215

'° Ta Quang Ngọc, Tldd, Tr 30

Trang 25

nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương vàthực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dâncấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất

quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương”.

Có thể thấy, hệ thống các cơ quan chuyên môn trong giai đoạn hiện naykhông được triển khai ở các đơn vị hành chính cấp xã Với nguyên tắc tổ chứctương đối chặt chẽ và thé hiện sự đổi mới, cải cách hành chính rõ ràng: Tổ

chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bao đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu

quả; không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tươngứng; phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện và điều kiện tựnhiên, dân sé, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêucầu cải cách hành chính nhà nước; không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn với các tô chức của các Bộ, sở đặt tại cấp huyện

Hai nghị định nêu trên tiếp nối quy định của hệ thống các quy định củacác văn bản quy phạm pháp luật trước đó về hệ thống cơ quan chuyên môncủa chính quyền địa phương theo hướng hoàn thiện về tên gọi, cơ cau tổ chứcthống nhất chung trong phạm vi cả nước Ở cấp tỉnh, có các sở: Xây dựng,Lao động, Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thé thao và Du lịch; Thanh traTỉnh, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Ở cấp huyện, có các đơn vị: Phòng

Tư pháp, phòng Nội vụ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội Bên cạnh

đó, hành lang pháp lý cũng xác định những trường hợp đặc thù của một số cơquan chuyên môn theo sự phân cấp của đơn vị hành chính dựa trên sự khácbiệt về phạm vi quan lý nhà nước đối với chính quyền đô thi và chính quyềnnông thôn: Sở Ngoại vụ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Phòng kinh tế, PhòngQuản lý đô thị hoặc cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện ởcác huyện đảo được tổ chức theo các điều kiện cụ thé của từng huyện đảo

1.13 Cơ cấu nhân sự tại các cơ quan chuyên môn của cơ

quan hành chính nhà nước ở địa phương

1.1.3.1 Khải niệm cơ cấu nhân sự cơ quan chuyên môn của cơ

quan hành chính nhà nước ở địa phương

Trang 26

Trong một thiết chế tô chức, bên cạnh nguồn lực vật chất thì con ngườiluôn là “nguồn tài nguyên” không thể thay thế và là yếu tố quyết định sự tồntại, vận động và phát triển của các tô chức Cơ cấu nhân sự thé hiện số lượng

và sự phân công, bồ trí, sắp xếp đội ngũ nhân sự nhăm thực hiện các nhiệm vụcủa tô chức Như vậy, có thé quan niệm, cơ cấu nhân sự trong tô chức thuộc

cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là

toàn bộ lực lượng lao động dang làm việc cho tổ chức và được bố trí côngviệc theo phương thức riêng để thực hiện một công việc nhất định

Đội ngũ nhân sự là nguồn nhân lực duy trì hoạt động, nhân tố quyếtđịnh đến chất lượng hoạt động hay sự thành bại nói chung của cơ quan, tôchức Khi đã thiết lập được cơ cầu tô chức của một tô chức thì việc tổ chức cơcầu nhân sự chính là biểu hiện cho việc bồ tri, sắp xếp con nguoi vào các cơquan, bộ phận con của tô chức đó Mỗi một cơ quan, tô chức chuyên môn cónhững đặc thù về chức năng, nhiệm vụ; cơ cau khác nhau song lực lượngnhân sự nhìn chung đều có sự thống nhất theo quy định của pháp luật Nếuthống kê toàn diện nhất thì cơ cấu nhân sự trong các cơ quan chuyên môn tạiđịa phương sẽ bao gồm bao gồm: công chức, viên chức, người lao động theohợp đồng Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu được khu biệt (loại trừ các đơn

vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan chuyên môn), người viết chỉ nghiêncứu những đối tượng sau đây trong đội ngũ nhân sự của các cơ quan chuyên

môn:

- Công chức: khoản 2, điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 địnhnghĩa: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bồ nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước, tô chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tinh, cấp huyện; trong cơ

quan, don vị thuộc Quán đội nhân dan mà không phải là sĩ quan, quân nhân

chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, don vị thuộc Công an

nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh dao, quan ly cua đơn vị sự nghiệp công lập cua Dang Cộng sản Việt

Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối

Trang 27

với công chức trong bộ máy lãnh dao, quan ly cua don vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy

định của pháp luật” Day là lực lượng đông đảo nhất trong hệ thông các cơquan chuyên môn và là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này

Ngoài ra, thực tế hiện nay các cơ quan chuyên môn thực hiện chế độđối với một số vị trí mà theo quy định của pháp luật sẽ thực hiện hợp đồnghoặc một số vị trí chuyên môn song thiếu biên ché, đây là một thực tế phổbiến diễn ra ở hầu hết các cơ quan chuyên môn bắt nguồn từ bất cập của cơchế xin-cho chỉ tiêu biên chế và thực trạng tỉnh giản biên chế trong bối cảnh

cải cách hành chính hiện nay.

Như vậy, có thê thay, đội ngũ nhân sự của co quan chuyên môn là

những "nhân viên của nhà nước" được phân công bố trí công việc và nhândanh quyền lực nhà nước thực thi công việc theo những trình tự, thủ tục đượcpháp luật quy định nhằm bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả quản lí hànhchính Nhà nước Nội dung thể hiện cơ cầu nhân sự của một tổ chức xuất phát

từ vị trí công việc mà người lao động trong tô chức phải đảm nhận và tất cảnhững yêu cầu, đòi hỏi (từ cả hai phía người lao động và người sử dụng laođộng) được thiết lập nhằm hướng đến thực thi công việc dé đạt được mục tiêucủa tổ chức Và trên cơ sở đó, từ những vấn đề liên quan đến đưa người laođộng đủ điều kiện vào các vị trí; sử dụng họ nhằm khai thác lợi thế của họ đểphục vụ cho mục tiêu của tô chức đến việc đưa họ ra khỏi tổ chức đều lànhững công việc (nội dung) tạo nên sự tô chức về cơ cau nhân sự

Trên bình diện tổng quát, nhân sự (personnel) là danh từ chỉ việc thuộc

về sự tuyên dụng, sử dụng, bố trí, điều động, quản lí con người trong tôchức'”.Những hoạt động này quyết định đến cơ cấu nhân sự của các cơ quan

chuyên môn tại địa phương:

Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ, năng lực vàolàm nhân lực trong tổ chức Tuyển dụng là một yêu cầu bắt buộc trong côngtác quản ly, sử dụng nguôồn nhân lực Quá trình tuyên dụng là quá trình quan

Hà Lê Thành Trung, Võ Diệp Minh Trang, Đồng Thu Trang, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cap

trường, Cơ cau tổ chức, cơ cau nhân sự của Bộ, Cơ quan ngang Bộ; Sở trong bồi cảnh tinh giản biên chế hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017, Tr 21.

Trang 28

trọng phục vu cho công tác sử dụng nguồn chất xám hiệu quả và phục vụ đắclực cho việc quản lý Bởi vậy, luôn cần có những yêu cầu khắt khe cho việctuyén dụng như phải công khai, minh bạch, công bang, khách quan, đúng

pháp luật; đảm bảo tính cạnh tranh; tuyển chọn đúng người, đúng việc, ưu tiên

người có tài năng, bảo đảm công bằng giữa các công dân; bảo đảm lựa chọnngười có năng lực tốt nhất

Trong các tổ chức hành chính nhà nước, có nhiều hình thức tuyên dung

tùy thuộc vào chế độ việc làm Từ đó, nhóm người được tuyên dụng có thê

chia ra thành 3 đối tượng: một là, người làm việc theo chế độ thường xuyên,theo biên chế; hai là, người làm việc theo cơ chế hợp đồng dài hạn; ba là,người làm việc theo cơ chế hợp đồng ngắn hạn

Sử dụng, bố trí con người trong một tổ chức là hoạt động của ngườiđứng đầu t6 chức đó chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, kiểm tra việc thựchiện nhiệm vụ của mọi người, bảo đảm các điều kiện cần thiết, các chế độ,chính sách để họ thực hiện nhiệm vụ Việc phân công nhiệm vụ cho mọingười phải bảo đảm phù hợp với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lýđược bồ nhiệm và yêu cau của vị trí việc làm Có thé thay hoạt động nay đóngvai trò vô cùng quan trọng nhằm thúc day sự phát triển lớn mạnh của tô chức

với những con người có năng lực chuyên môn cũng như tác phong làm việc

đáp ứng yêu cầu khắt khe của tổ chức Đặc biệt, trong thời kỳ khoa học vàcông nghệ phát triển hiện nay thì yếu tổ quyết định sự thành công hay that bạicủa một tổ chức là con người Vì vậy, việc sử dụng và quản lý nhân lực trongmột bộ máy tô chức sao cho đạt hiệu quả tốt nhất cần được quan tâm thích

đáng.

Quản lí con người trong tô chức: tùy vào cơ cấu tô chức của từng tổ chức

mà hoạt động này thuộc phạm vi, thâm quyền của các bộ phận khác nhau vớinhững nội dung và phạm vi khác nhau Nếu quản lý không đúng cách, khôngnghiêm chỉnh tuân theo những nguyên tắc do luật định thì hiệu quả mang lại

sẽ không cao bởi việc quan lý có ảnh hưởng đên hau hệt các khâu, từ khâu

'S Nguyễn Son Hai, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, Tuyển dung, sử dụng, quan lý viên

chức trong đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam hiện nay, Đại học Luật Hà Nội, 2015, Tr 20

Trang 29

tuyên dụng đến khâu sử dụng Để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội,bên cạnh việc phải đáp ứng đủ số lượng, chất lượng và đảm bảo yêu cầu củapháp luật thì việc quản lý con người lại có tầm ảnh hưởng lớn đến những giai

đoạn trước đó.

Ngoài ra, có một số nội dung đặc trưng của các hoạt động cơ cầu nhân sựlà: phân tích và thiết kế công việc trong tô chức (vị trí công việc); kế hoạchhóa nguồn nhân lực hay hoạch định nguồn nhân lực cho tổ chức; thu hút,tuyên dụng; sử dụng nguồn nhân lực (bố trí nhân sự, đề bạt, thuyên chuyên và

sa thải, duy trì, ); Đào tạo, tái đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân sự;

đánh giá thực thi công việc (khen thưởng, kỉ luật, ); xây dựng các chính

sách, chế độ liên quan đến quản lý nguồn nhân lực

1.1.3.2 Đặc điểm cơ cấu nhân sự cơ quan chuyên môn của cơ

quan hành chính nhà nước ở địa phương

Thứ nhất, đội ngũ nhân sự trong cơ quan chuyên môn của cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương thực hiện những nhiệm vu, quyền han mà phápluật giao cho các tô chức này Do đó, cơ cấu nhân sự của các cơ quanchuyên môn đương nhiên phụ thuộc vào khối lượng công việc nhiều hay ít,đơn giản hay phức tap của phạm vi quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và

những đặc trưng riêng thuộc của địa phương, do là: VỊ trí việc làm phù hợp

với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn va cơ cấu tô chức của từng cơ quan, tôchức, đơn vị được cấp có thâm quyền quy định; tính chất, đặc điểm, mức độphức tạp và quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý của ngành, lĩnh vực; quy

trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành;

mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụngcông nghệ thông tin; thực tế tình hình quản lý biên chế công chức được giaocủa cơ quan, tô chức, đơn vị Ngoài những đặc điểm ké trên, cơ cấu nhân sựcủa cơ quan chuyên môn phải căn cứ vào những đặc điểm cụ thé của địa

phương nơi được giao biên chế: quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; số lượng đơn vị hành chính cấphuyện, cấp xã; đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội Hội đồngnhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định giao biên chế công

Trang 30

chức cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó có biên chế của các

cơ quan chuyên môn nói trên.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2014/NĐ-CP về người đứngđầu và cấp phó của người đứng đầu tại các Sở Theo đó, người đứng đầu các

sở gọi chung là giám đốc sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng,nhiệm vu, quyền hạn của sở Đội ngũ cấp phó của người đứng đầu, giúp việccho người đứng đầu được xác định là Phó Giám đốc sở là người giúp Giámđốc sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giam đốc sở vàtrước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Cơ cầu của các Phó giám đốc sởđược quy định rõ ràng tại Nghị định này, số lượng Phó Giám đốc sở khôngquá 03 người; riêng số lượng Phó Giám đốc các sở thuộc Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội va Ủy ban nhân dân thành phố Hỗ Chí Minh không quá 04

nguoi Van dé bố nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyền, khen thưởng,

kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giámđốc sở và Phó Giám đốc sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định

Đối với các cơ quan chuyên môn cấp huyện, người đứng đầu các tôchức này được gọi chung là trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Ủy bannhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật

về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn domình phụ trách Cấp phó được gọi là Phó trưởng là người giúp Trưởng phòngchỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng vềnhiệm vụ được phân công Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởngphòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng Sốlượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấphuyện không quá 03 người và không có bất kỳ ngoại lệ nao

Đối với các công chức còn lại, việc bồ trí công tác đối được căn cứ vào

vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh, theo phẩm chất, năng lực, sở trường;

đồng thời căn cứ vào những đặc điểm, tính chất, khối lượng công việc thực tếđược triển khai tại địa phương Ngoài ra, giám đốc Sở được quyên quyết địnhhoặc phân cấp cho người đứng đầu các cơ quan trực thuộc Sở ký kết hợp

Trang 31

đồng lao động theo quy định của pháp luật dé thực hiện các công việc, nhiệm

vụ cụ thê tại cơ quan Sở Nội vụ và các cơ quan trực thuộc Ở cấp huyện, biênchế công chức của các Phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyếtđịnh trong tổng biên chế công chức của huyện đã được cấp có thâm quyềnphê duyệt Như vậy, đối với cơ quan chuyên môn cấp huyện, không thực hiệnchế độ hợp đồng lao động

Thứ hai, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện lam việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy bannhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ Vớinguyên tắc nay, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn được xác định làngười chịu trách nhiệm cao nhất Giám đốc sở, trưởng phòng chịu tráchnhiệm trước tập thé Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước

về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các công việc được phân công hoặc ủyquyên

Giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh; Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động của cơquan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dâncấp tỉnh khi có yêu cầu Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy bannhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực

về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình báo cáo công tác trước Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơithí điểm không tô chức Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu Bên cạnh đó,các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơquan chuyên môn khác trên địa bàn, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm giảiquyết những vấn đề liên quan

Thứ ba, đội ngũ công chức làm việc trong cơ quan chuyên môn tại địa

phương thirc hiện những nhiệm vụ gắn với chuyên môn quản lý nhà nước

cụ thé về ngành, lĩnh vực tại địa phương; những nhiệm vụ này được quyếtđịnh bởi những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

chuyên môn trong từng lĩnh vực Do đó, đội ngũ này phải chuyên môn

Trang 32

nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực; giữ trách nhiệm tham mưu,tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặcđịa phương Như vậy, về khía cạnh chuyên môn, công chức làm việc tại các

cơ quan chuyên môn được coi là “tinh túy nhất trong những gi tinh túy” đặttrong tổng thé so sánh với toàn bộ đội ngũ công chức làm việc tại địa phương.Bởi lẽ, do đặc thù chuyên môn sâu về các ngành quan lý đặc thù, đòi hỏi côngchức phải am hiểu pháp luật và nam vững các kiến thức cơ bản về lĩnh vựcchuyên môn nghiệp vụ được giao; có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đềxuất, cải tiễn nghiệp vụ quản lý Đặc biệt, phải am hiểu sâu sắc thực tiễn, kinh

tế - xã hội về công tác quản lý đôi với lĩnh vực được giao; nam duoc xuhướng tổng thé, bao quát về tình hình phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong

bộ, công chức) Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp củangạch tuyển dụng tương ứng nếu làm việc tại miền núi, biên giới, hải đảo,vùng sâu, vùng xa (Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định vềtuyên dụng, sử dụng và quản lý công chức) Đặc biệt, Nhà nước có chính sách

ưu đãi và tạo nguồn đối với công chức có tài năng trong hoạt động tuyên dụngthể hiện tại Nghị định 130/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/12/2017 vềchính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ

khoa học trẻ Trong đó, cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân các câp

Trang 33

cũng là đối tượng áp dung của Nghị định Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

là hai địa phương có quyền áp dụng các quy định theo Nghị định này và đượcphép thực hiện hoạt động tuyển dụng theo chính sách đặc thù tại địa phương

1.1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu nhân sự cơ quan

chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Trong bối cảnh cải các hành chính, tinh giản biên chế hiện nay, sự ảnhhưởng, tác động của cơ cầu tổ chức đối với cơ cấu nhân sự là một trongnhững van dé quan trọng cần được phân tích và làm rõ dé có thể thực hiệnchủ trương “tinh giản biên chế” cụ thể, chi tiết và hop lý Khi Bộ, cơ quanngang Bộ; Sở xác định rõ được chức năng, nhiệm vụ cua mình dé từ đó thành

lập ra các cơ quan đơn vi chuyên môn trực thuộc như Phòng, Cục, Vụ, thì

điều đó đồng nghĩa với việc phải bố trí con người làm việc trong các cơ quanđơn vị ấy sao cho hợp lý Một trong những phương pháp để thực hiện tinhgiản biên chế là có thé sap nhập các cơ quan đơn vi trực thuộc của Bộ, co

quan ngang Bộ; Sở sao cho dựa vào sự bồ trí, sắp xép, hoàn thiện đó mà có

thé xác định rõ ràng khối lượng công việc cần phải làm, nhiệm vụ, chức năngcần thực hiện, từ đó tinh gọn được đội ngũ nhân sự không bị dôi dư số lượngcũng không bị giảm đi chất lượng, đảm bảo cho việc thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của từng cơ quan.

Trong bối cảnh cải các hành chính, tinh giản biên chế hiện nay, sự ảnhhưởng, tác động của cơ cấu tô chức đối với cơ cấu nhân sự là một trongnhững van dé quan trọng cần được phân tích và làm rõ dé có thể thực hiệnchủ trương “tinh giản biên chế” cụ thể, chi tiết và hợp lý Khi Bộ, cơ quanngang Bộ; Sở xác định rõ được chức năng, nhiệm vụ cua mình dé từ đó thành

lập ra các cơ quan đơn vi chuyên môn trực thuộc như Phòng, Cục, Vụ, thì

điều đó đồng nghĩa với việc phải bố trí con người làm việc trong các cơ quanđơn vi ay sao cho hợp lý Một trong những phương pháp dé thực hiện tinhgiản biên chế là có thé sap nhập các cơ quan đơn vi trực thuộc cua Bộ, coquan ngang Bộ; Sở sao cho dựa vào sự bồ trí, sắp xếp, hoàn thiện đó mà có

thể xác định rõ ràng khối lượng công việc cần phải làm, nhiệm vụ, chức năng

cần thực hiện, từ đó tinh gọn được đội ngũ nhân sự không bị dôi dư số lượng

Trang 34

cũng không bị giảm đi chất lượng, đảm bảo cho việc thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của từng cơ quan.

Sự bùng phát của hệ thống sản xuất tiên tiến dựa trên số hóa và kết nói,hay còn gọi là hệ thống tích hợp số - vật lý, dang đưa thé giới tiến vào Cuộccách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) Cuộc cách mạng này được mởđầu bằng những đột phá khoa học vào thế giới vi mô, hình thành các công

nghệ mới như công nghệ nano, 1n 3D, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ

di truyền, công nghệ của trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật đang làm

biến đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quan lý và quan trị của mỗi quốc gia

Cuộc CMCN 4.0 đã và đang tác động đến nhiều mặt trong đời sốngkinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh ở nước ta Trong bối cảnh ấy, người dân

và doanh nghiệp đang có yêu cầu cao hơn với bộ máy hành chính, nhất là

trong việc ứng dụng CNTT, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hóa

thủ tục hành chính Những thiết chế của pháp luật hành chính phải thực sựthay đổi bao gồm cả thiết chế cấp phép hành chính dé góp phần chuyển hóanền hành chính “mệnh lệnh”, “xin-cho” sang nền hành chính “phục vụ”, coingười dân và doanh nghiệp là đối tác, khách hàng trong hoạt động cung cấpdịch vụ công nhằm đóng góp hữu hiệu vào quá trình cải cách thủ tục hành vàphục vụ đắc lực cho việc xây dựng một “Chính phủ điện tử” hiện đại, tậndụng các tác động tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của CMCN 4.0 đếnnước ta ”

Cải cách thủ tục hành chính nói chung và cải cách trong lĩnh vực hộ

tịch nói riêng không chỉ mang ý nghĩa của một cuộc thay đổi nội bộ mà cònphản ánh một xu hướng mới trong hoạt động của nhà nước: nền hành chínhkhông chỉ làm chức năng “cai trị” mà chuyển dần sang chức năng “phục vụ”,cung cấp các dịch vụ công cho xã hội Xu thế vận động của nên hành chính là

sự ra đời của lý luận phục vụ công nhân mạnh giá trị dân chủ và lợi ích công

có ý nghĩa lý luận và thực tiên quan trọng đôi với việc dân chủ hóa hóa nên

*“ “Nguyễn Sơn Hai (chủ nhiệm đề tài), Cap phép hành chính trong bối cảnh cải cách hành chính ở Việt Nam

hiện nay, đê tài Sinh viên nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017

Trang 35

hành chính công trong bối cảnh toàn cầu hóa, tri thức hóa và thông tin hda”’.Khi các giá trị đân chủ, nhân văn được đề cao và quyền công dân được coitrọng thì những chủ trương giải pháp cải cách thiên về “chủ nghĩa quản lý”,coi nhẹ “tính chất công” không đáp ứng được thực tiễn của việc thực hiện dânchủ hóa nền hành chính công Lý luận về phục vụ công mới ra đời và vì thếđội ngũ nhân sự công sẽ trở thành một “công cụ” đắc lực của phục vụ công.

Cải cách hành chính về đội ngũ nhân sự: cán bộ, công chức, viên chức

và tổ chức, bộ máy VỚI vi thế là một bộ phận quan trọng trong quá trình cảicách nền hành chính nhà nước nên không thể “đứng ngoài” trong sự vận hànhcủa xu thé cải cách hành chính Mối quan hệ giữa van dé cải cách liên quantới cán bộ, công chức, viên chức đối với quá trình này là một mối quan hệ tácđộng qua lại Mục đích của cả hai đều cùng nâng cao năng lực phục vụ nhândân, tăng cường quản lý có hiệu quả của hệ thống cơ quan hành chính nhà

nước Mặt khác, các mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính trong từng

giai đoạn cu thé la yêu cầu đối với quát trình “cải cách” chính đội ngũ nhân sựnêu trên Quá trình này là một nội dung của cải cách hành chính yêu cầu phảicải cách sâu rộng và toàn diện; khách quan và thống nhất

1.2 Ly luận về cải cách hành chính và mối quan hệ với van đề cơcầu nhân sự của cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước

ở địa phương

1.2.1 Khái niệm cải cách hành chính

Trong nền hành chính của cộng hòa Pháp, phong trào cải cách hànhchính được biết đến dưới tên gọi cải cách nhà nước”' Cải cách nhà nước làchính sách hiện đại hóa hành chính bắt đầu thực hiện từ năm 1995 và tăngcường hơn từ năm 2001 trong khuôn khổ cải cách các quy định về ngân sách

Tư tưởng chủ đạo của chính sách cải cách này là đảm bảo sự “gần dân”, coingười dân là “trung tâm của hoạt động hành chính” va vì thé nước Pháp tiếnhành chủ trương phân cấp triệt dé các quyết định hành chính cá biệt được ban

hành “ở câp gân dân nhât” Như vậy, tư tưởng cải cách nhà nước hay cải cách

“ “Chính phủ hành động trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, PGS.TS Lưu Kiếm Thanh - PGS.TS Ngô

Thành Can - TS Đoàn Dũng, tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quôc gia, sô 1.2017

?! Martine Lombard và Gilles Dumont, Tldd, Tr.172

Trang 36

hành chính của Pháp thê hiện rõ xu thế chuyên động của một mô hình quản lýnhà nước tiến bộ: chức năng quản lý giảm dần đồng thời với sự gia tăngcường độ của chức năng phục vụ Tinh thần phục vụ thể hiện sắc nét thôngqua tư tưởng coi người dân là trung tâm của hoạt động hành chính - là đốitượng phục vụ - “khách hàng” của nền hành chính quốc gia

Sự manh nha của khái niệm cải cách hành chính xuất hiện khởi đầu từtrước năm 1975 tại Miền Nam Việt Nam Cuốn Luật Hành chánh của Nguyễn

Độ (1968) viết: “Tuy nhiên ít lâu nay tại Việt Nam có một phong trào đòi hỏicách cách hành chánh Một mặt do nên hành chánh của ta tuy vững bên vàdân chủ nhưng không đáp ứng được với các nhu câu mới, một mặt khác trongbắt cứ nên hành chánh nào, dau cấp tiễn tới đâu, lúc nào cũng phải luônluôn cải tiến và cập nhật hóa theo đà tiễn kỹ thuật hành chính ”” Theocuốn sách nay, cải cách hành chính — không gì khác hơn - ngoài mục dichnhằm: “ dat được sự phục vụ toi đa người công dân một cách thiết thực

mà vẫn bảo vệ được sự hữu hiệu và bền vững của bộ máy hành chánh,cũng như quyên lợi chính đáng của các công bộc phục vụ dân chúng, vớimục đích cuối cùng là phát triển và bảo vệ quốc gia một cách nghiêmchỉnh”” Đến đây, chúng ta thấy sự trùng khít về tư tưởng hay cách thức quanniệm về cải cách hành chính giữa các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam (dùcũng có thé lý giải sự ảnh hưởng của khoa học pháp lý quốc tế đối với khoahọc pháp ly của Việt Nam) Song, điểm mau chốt nằm ở chỗ, các học giảtrong nước và nước ngoài đã góp phần xây dựng lý thuyết vững chắc về cải

cách hành chính.

Ở miền Bắc Việt Nam, trong giai đoạn này chưa ghi nhận sự xuất hiện

của thuật ngữ “cải cách hành chính” Tuy nhiên, một bộ phận nội dung quan

trọng của hoạt động này - chính sách tinh giản biên chế - đã được chính phủmiền Bắc ban hành Cụ thể, ngày 05/11/1974 Hội đồng Chính phủ ban hànhNghị quyết số 245/CP của Hội đồng Chính phủ về tinh giản biên chế bộ máy

? GS Nguyễn Độ, Tldd, Tr 311

3 GS Nguyễn Độ, Tldd, Tr 312

Trang 37

nhà nước, quản ly các ngành sản xuất kinh doanh, quan lý các xí nghiệp, sapxếp và sử dụng hợp lý cán bộ, công nhân viên chức khu vực Nhà nước.

Có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ “cải cách” Khái quát nhất,

“cải cách” là thay đôi phương pháp, hành động của một công việc, hoặc mộthoạt động cụ thé dé đạt được mục tiêu tốt hơn Hoặc, rộng hơn, cải cách là sựsửa đổi căn bản, từng phan, từng mặt của đời sống xã hội theo hướng tiến bộ

mà không dung tới nền tảng của xã hội hiện hành”"

Cải cách hành chính hiểu đơn giản là sự sửa đổi căn bản dé hoàn thiệnnhững mục tiêu của nền hành chính nhà nước nhằm hướng tới xây dựng mộtnền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại Cải cách hành chính là mộtkhái niệm được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu hành chính trên thế giớiđưa ra, dựa trên sự phù hợp với điều kiện về chế độ chính trị, kinh tế - xã hộicủa mỗi quốc gia

Cải cách hành chính (Administrative reform) “ /a sự tac động nhân

tạo của việc chuyển đổi hành chính chống lại những phản kháng”

Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính giải thích: “Cai cách hànhchính là hoạt động của Chính phủ căn cứ vào yêu cẩu phát triển kinh tế,chính trị của xã hội mà hiện đại hóa, khoa học hóa, hiệu quả hóa thể chếhành chính, cơ cấu tổ chức, chế độ công tác, phương thức quản lý để nângcao nang suất và hiệu lực hành chính của Chính phủ",

Hiện nay, ở nước ta, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đề cậptới khái niệm cải cách hành chính Tuy nhiên, Nghị quyết số 30c/NQ-CP xácđịnh phạm vi của cải cách hành chính tại Việt Nam là: “cdi cách thể chế, xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọngcải cách chính sách tiên lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, côngchức, viên chức thực th công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất

lượng dịch hành chính và chất lượng dịch vụ công” Bên cạnh đó, có rất

nhiều các văn bản khác nhau đề cập tới thuật ngữ này, trong đó chủ yếu xác

định các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thê cho công cuộc cải cách hành chính nhưng

** PGS.TS Ngô Thanh Can (chủ biên), Hanh chính và Cải cách hành chính nhà nước, NXB Tư pháp, 2017

®Gerald E Caiden, Administrative reform, NXB Allen Lane the Penguin, 1969

““Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, NXB Hà Nội, 2002

Trang 38

không định nghĩa cụ thể

Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng

sản Việt Nam khóa VII xác định mục cải cách hành chính ở nước ta là nhiệm

vụ trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới: “Mục tiéu của cải cách

hành chính là nhằm xây dựng một nên hành chính trong sạch, có đủ năng lực,

sử dụng dung quyên lực và từng bước hiện đại hóa dé quản lý có hiệu lực và

hiệu qua công việc cua nhà nước `

Tóm lại, cải cách hành chính là hoạt động nhằm thay đôi, cải biếnnhững yếu tố lỗi thời trong nên hành chính, hợp lý hóa bộ máy hành chính với

mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước nói chung va quản lý hành chính nhà nước nói riêng.

1.2.2 Mỗi quan hệ giữa cải cách hành chính nhà nước và cơcau nhân sự cơ quan chuyên môn của cơ quan hành chính nhà nước ở địa

chất lượng của đội ngũ nhân sự tại các cơ quan chuyên môn của cơ quan hành

chính nhà nước ở địa phương tác động trở lại đối với hoạt động cải cách hànhchính nhà nước Cụ thé:

Một là, như đã phân tích ở trên, hoạt động cải cách hành chính nhà

nước là một hoạt động có tính chất tổng thé và toàn diện; được tiễn hành đối

với mọi thành t6 cau thành của nên hành chính nhà nước: thé chế, con người,

tô chức, tài chính Do đó, quá trình cải cách hành chính sẽ định ra mục đích

mà quá trình này hướng tới với những lộ trình cải cách, đổi mới, duy tân rất

cụ thé đến từng thành tố của nền hành chính Đội ngũ nhân sự trong co quanhành chính nhà nước ở địa phương chịu tác động trực tiếp của quá trình cảicách đặt ra và phải vận động thay đổi, phát triển theo chiều hướng đi lên của

Trang 39

nên hành chính nhằm đáp ứng được yêu cầu của xu thé chung: tinh gọn nhưnghiệu quả Với bối cảnh địa giới hành chính được sắp xếp, sáp nhập phù hợpdẫn tới tất yêu phải sắp xếp lại tổ chức, bộ máy của hệ thống các cơ quancông quyền và đội ngũ nhân sự làm việc trong tổ chức Nhà nước có điều kiệntập trung nguồn lực dé phát hiện, tuyển lựa và đào tạo những nhân sự côngthực sự có trình độ làm việc trong khu vực công Quá trình sắp xếp, tô chứclại các đơn vị hành chính hoàn toàn có thể đưa tới tình trạng dôi dư về sốlượng công chức do không đáp ứng được yêu cầu về năng lực hoặc yêu cầu về

vị trí việc làm; và số dôi dư này buộc phải thực hiện tinh giản Tuy nhiên,cũng cần hiểu rằng, việc sắp xếp các đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy cơquan nhà nước cũng như tinh giản đội ngũ nhân sự không phải được tiễn hànhmột cách tràn lan, cơ học mà phải dựa trên những nguyên tắc khoa học, pháp

lý và hợp lý tránh gây ra sự xáo trộn trong chính đội ngũ nhân sự nói chung.

Hai là, đội ngũ nhân sự công có trình độ cao về năng lực, giỏi vềchuyên môn và vững vàng trong tư tưởng lập trường chính trị; đồng thời cóđời sống vật chất — tinh thần ngày càng được nâng cao chính là những yếu tố

phản ánh sự thành công của quá trình cải cách hành chính Khi cán bộ, công

chức, viên chức khắc phục được tình trạng “thừa mứa” và “ngồi nhằm chỗ”đồng thời chứng tỏ được năng lực đảm trách những nhiệm vụ chuyên môn,nghiệp vụ quan trọng của cơ quan, tổ chức sẽ thúc đây, tạo đà cho tất cảnhững yếu tố khác trong nên hành chính tiếp tục “hiệu quả” Điều nay chứngminh một nguyên lý về sự thành — bại của mọi vấn đề đều bắt nguồn từ yếu tố

COn người.

Trang 40

Kết luận Chương INhư vậy, việc tiếp cận từ góc độ của khoa học hành chính về “nhân sựcông”, “tổ chức công” và “cải cách hành chính” khiến cho các van đề về cơcấu nhân sự trong cơ quan chuyên môn và tổ chức của các cơ quan chuyênmôn ở địa phương trong bối cảnh cải cách hành chính được làm “sáng tỏ” vềkhía cạnh lý thuyết và được nhận diện trên thực tiễn quy định của pháp luậthiện hành của pháp luật Việt Nam Ngoài ra, kiến thức lý luận tại chương này

đã cung cấp một “điểm nhìn” toàn diện về mối quan hệ chặt chẽ giữa cải cáchhành chính va cơ cau nhân sự của các cơ quan chuyên môn tai địa phươngtrong bối cảnh hiện nay Từ đó, góp phần khu biệt rạch ròi phạm vi nghiêncứu của đề tai; làm căn cứ triển khai mạch lạc van dé nghiên cứu thực tiễn và

ý kiến liên quan đến giải pháp kiến nghị hoàn thiện tại các chương tiếp theo

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w