Các loại tiền điện tử và Bitcoin là những khái niệm hoàn toàn mới và chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Nó được ra đời và hoạt động dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ do đó mà khác hoàn toàn với các loại tiền truyền thống. Vào năm 2008, Satoshi Nakamoto là một người sáng lập ẩn danh đã đăng một bài viết: “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System” hay còn gọi là “ White paper Bitcoin” trên trang miền Bitcoin.org đã được đăng kí trước đó. Bài viết đã giới thiệu về một tài nguyên mạng phát triển dựa trên nguyên lý mạng đồng đẳng là Bitcoin. Ngoài Bitcoin còn có các loại tiền tương tự như Ethereum, Ripple... lần lượt ra đời. Song song với sự phát triển của doanh nghiệp, khi nhu cầu đầu tư, thanh toán, giao dịch ngày càng tăng, tiền tệ với chức năng là trung gian trao đổi cũng phát triển theo, trong đó, không thể không kể đến sự phát triển mạnh mẽ của “tiền điện tử” hay “tiền ảo” trong những năm gần đây. Đặc biệt, ra đời vào năm 2009, đến nay Bitcoin được cho là đồng tiền ảo có giá trị nhất trên thị trường. Các cường quốc lớn như Mỹ, Úc, Canada,... đã chấp nhận Bitcoin như một phương thức thanh toán thông thường. Tại Việt Nam, không thể không quan tâm tới đồng tiền này khi mà nó đã bắt đầu du nhập vào nước ta cũng như thực tế là đã hình thành cộng đồng những người chơi Bitcoin. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác chưa công nhận Bitcoin và các loại tiền điện tử khác là loại tiền tệ hợp pháp mặc dù các giao dịch bằng Bitcoin đã và đang tồn tại không ít trên thị trường. Thực tiễn vẫn tồn tại các hoạt động giao dịch với các tài sản ảo và tiền điện tử, dẫn đến câu chuyện về khoảng trống pháp lý cần phải lấp đầy. Rõ ràng, tiền điện tử đã và đang là xu thế tất yếu trong quá trình tiến hóa của tiền tệ cũng như khoa học công nghệ thông tin, thực tiễn luôn đi trước luật lệ. Bitcoin và các loại tiền điện tử là một vấn đề mới và chưa được phổ biến, các tài liệu về vấn đề này cũng không nhiều, nhóm nhận thấy đây là một đề tài rất đáng để nghiên cứu. Và hơn hết đồng tiền kĩ thuật số này đang được đánh giá là đồng tiền của tương lai. Chính vì vậy, nhóm em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và định hướng phát triển tiền điện tử tại Việt Nam theo xu hướng thế giới” để nghiên cứu, việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát cơ sở lý luận về tiền điện tử và Bitcoin trong hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam và Thế giới. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển tiền điện tử tại Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn thực về tiền điện tử trong khuôn khổ pháp luật của Việt Nam và một số nước trên Thế giới Từ đó đề tài đề xuất một số định hướng phát triển tiền điện tử trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam.
Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các loại tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: Bài báo cáo chuyên đề sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tiền điện tử tại Việt Nam và một số nước trên thế giới và giải pháp định hướng phát triển tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, nhóm em chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là thu thập những dữ liệu, số liệu từ các nguồn sau: Sàn giao dịchBinance, coinmarketcap.com, …
Kết cấu nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận trong đề tài: “Thực trạng và định hướng phát triển tiền điện tử tại Việt Nam theo xu hướng Thế giới” thì bài BCCD 2 còn bao gồm ba chương quan trọng: Cụ thể, như sau:
Chương 1 Tổng quan về tiền điện tử: Lý thuyết của cơ sở lý luận như khái niệm; phân loại; ưu, nhược điểm, … về các loại tiền điện tử Altcoin và Bitcoin
Chương 2 Thực trạng về thị trường tiền điện tử: Phân tích tình hình thực trạng của thị trường tiền điện tử tại Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung.
Chương 3 Giải pháp và định hướng phát triển tại Việt Nam theo xu hướng thế giới.
TỔNG QUAN VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ
Cơ sở lý luận về tiền điện tử
1.1.1 Khái niệm tiền điện tử
Tiền điện tử là một đơn vị tiền tệ hoạt động dựa trên các thuật toán điện tử và được lưu giữ trên Internet, được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain Tiền điện tử là một loại tiền kỹ thuật số, được thiết kế với mục đích làm phương tiện trao đổi thay thế cho tiền pháp định.
Tiền điện tử được tạo thành từ những bit số hay còn được gọi là tiền đã số hóa, đồng thời chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành.
Ngoài ra, tiền điện tử được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng mở tại tổ chức phát hành hay phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi, mua bán và tích lũy giá trị Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi Chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu.
1.1.2 Phân loại tiền điện tử
Hiện nay, trên thế giới cũng chưa thống nhất cách gọi và cũng chưa có quy định cụ thể nào về tiền điện tử trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Ngân hàng Trung ương Châu Âu được nhiều quốc gia và tổ chức chấp thuận, các loại tiền điện tử có thể được phân loại một cách tương đối như sau:
+ Tiền điện tử pháp định: Là dạng số hóa của tiền pháp định mà được Chính phủ phát hành một cách hợp pháp và được sử dụng rộng rãi cho tất cả mọi người, tiền điện tử pháp định tạo ra nhằm mục đích để có thể dễ dàng trao đổi qua Internet Chúng được lưu trữ trong thẻ ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,…
+ Tiền ảo: Là một loại tiền điện tử chưa được phổ biến và không được kiểm soát,không được phát hành chính thức bởi Chính phủ mà thường được phát hành, quản lý và kiểm soát bởi các nhà phát hành tư nhân, nhà phát triển hoặc tổ chức sáng lập Do đó, loại tiền này chưa được sử dụng rộng rãi và phổ biến với mọi người, chưa có sự chấp nhận và quản lý của ngân hàng trung ương nhà nước mà loại tiền này chỉ được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo.
+ Tiền mã hóa: Dùng để chỉ các loại tiền điện tử được tạo ra trên nền tảng mã hóa (cryptographic) nhằm bảo đảm tính xác thực của giao dịch với các đồng tiền này Ví dụ: Bitcoin, ETH… Những đồng tiền này ngoài tính năng thanh toán còn mang tính đầu tư và hiện nay không chịu sự kiểm soát của bất kỳ NHTW của quốc gia cũng như không só sự đảm bảo phát hành.
1.1.3 Đặc điểm của tiền điện tử
+ Lưu trữ điện tử: Tiền điện tử được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như ví kỹ thuật số, tài khoản trực tuyến hoặc thẻ trả trước Các phương tiện lưu trữ này theo dõi số dư của người dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch
+ Giao dịch tức thời: Tiền điện tử cho phép giao dịch nhanh chóng và tức thời. Thanh toán hoặc chuyển khoản có thể được thực hiện trong thời gian thực, cho phép giao dịch nhanh chóng và thuận tiện giữa các bên.
+ Khả năng tiếp cận và tiện lợi: Tiền điện tử cung cấp khả năng tiếp cận và tiện lợi cao Người dùng có thể truy cập tài khoản hoặc ví tiền điện tử của họ bất cứ lúc nào và bất cứ đâu có kết nối internet Điều này cho phép các giao dịch liền mạch và giảm nhu cầu hiện diện hoặc xử lý tiền mặt.
+ Về bảo mật: Hệ thống tiền điện tử sử dụng các biện pháp bảo mật khác nhau để bảo vệ tiền và giao dịch của người dùng Các giao thức mã hóa, xác thực và bảo mật được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của các giao dịch Ngoài ra, các hệ thống tiền điện tử thường cung cấp các tính năng bảo mật bổ sung như xác thực hai yếu tố hoặc xác minh sinh trắc học.
+ Khả năng theo dõi: Các giao dịch tiền điện tử thường có thể theo dõi được, cung cấp dấu vết kỹ thuật số của lịch sử giao dịch Khả năng truy xuất nguồn gốc này có thể nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và ngăn ngừa gian lận trong hệ thống tài chính.
+ Tích hợp và dịch vụ kỹ thuật số: Tiền điện tử thường tích hợp với các dịch vụ kỹ thuật số khác, chẳng hạn như nền tảng mua sắm trực tuyến, ứng dụng di động hoặc hệ thống thanh toán ngân hàng Sự tích hợp này cho phép tích hợp liền mạch và dễ dàng các chức năng thanh toán vào các môi trường kỹ thuật số khác nhau.
+ Tiềm năng đổi mới: Các hệ thống và công nghệ tiền điện tử liên tục phát triển, mở ra cơ hội đổi mới và các tính năng mới Ví dụ, việc tích hợp công nghệ chuỗi khối đã dẫn đến sự xuất hiện của tiền điện tử phi tập trung và những loại hợp đồng thông minh.
1.1.4 Ưu, nhược điểm tiền điện tử
Tiền điện tử cung cấp một số lợi thế so với các hình thức thanh toán truyền thống
Dưới đây là một số ưu điểm chính của tiền điện tử:
+ Tiện lợi: Tiền điện tử cung cấp mức độ tiện lợi cao cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp Người dùng có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi miễn là họ có quyền truy cập vào thiết bị điện tử của mình và kết nối internet Điều này giúp loại bỏ nhu cầu mang theo tiền mặt hoặc đến ngân hàng hoặc địa điểm thanh toán thực tế.
Tổng quan về tiền điện tử (Bitcoin)
1.2.1 Khái niệm tiền điện tử Bitcoin
Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số Nhưng không giống như các tiền tệ fiat bạn đã từng sử dụng, không ngân hàng trung ương nào kiểm soát nó Thay vào đó, hệ thống tài chính bằng Bitcoin được điều hành bởi hàng ngàn máy tính được phân bổ trên toàn thế giới Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào hệ sinh thái bằng cách tải xuống phần mềm nguồn mở.
Bitcoin là tiền điện tử đầu tiên, được công bố vào năm 2008 (và ra mắt năm 2009) Nó cung cấp cho người dùng khả năng gửi và nhận tiền kỹ thuật số (bitcoin, ký hiệu là chữ b hoặc BTC) Điều khiến nó hấp dẫn là nó không thể bị kiểm duyệt và giao dịch có thể được thực hiện bất cứ lúc nào và từ bất cứ đâu.
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển Bitcoin
Năm 1998, Wei Dai, một lập trình viên tốt nghiệp từ Đại học Washington đã xuất bản một bài luận trình bày ý tưởng về một loại tiền kỹ thuật số b-money
Năm 2008, Satoshi Nakamoto, người được xem là “cha đẻ của Bitcoin” đã xuất bản cuốn sách “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System” trình bày ý tưởng về việc tạo ra một mạng phi tập trung.
Năm 2009, Vào tháng 1 năm 2009, ngay sau khi khối (block) đầu tiên được khai thác, mạng Bitcoin đã bắt đầu đi vào hoạt động Khối có giá trị 50 BTC, hay được biết đến là khối gốc (genesis block), đã được chính Satoshi Nakamoto khai thác BTC client, ứng dụng được phân phối vào thời điểm lúc đó theo giấy phép nguồn mở (open source licence), cho phép nhiều người dùng tham gia vào mạng lưới và cùng nhau xây dựng chuỗi khối Bitcoin (Bitcoin blockchain) Đó cũng là thời điểm họ phải đối mặt với vấn đề lớn đầu tư - làm thế nào để định giá đồng tiền điện tử mới?
Năm 2010, giao dịch đầu tiên đã diễn ra vào tháng 1 năm 2010 nhưng đến tháng
10 năm 2009, tỷ giá hối đoái đầu tiên của Bitcoin trong thực tế mới được xác định với giá trị 1 USD cho 1309 BTC Tính đến cuối tháng 10 năm 2021, lượng Bitcoin này có giá trị hơn 81 triệu USD
Tháng 2 năm 2010, cổng thông tin Bitcoin Market được tạo ra dùng để mua Bitcoin Tuy nhiên, nền tảng này đã không thể thu hút số đông người dùng và cuối cùng buộc phải dừng hoạt động vào giữa năm 2011 sau khi chấm dứt mối quan hệ hợp tác giữa Bitcoin Market và PayPal - công ty trung gian cho các giao dịch mua đồng Bitcoin.
Năm 2011, nền tảng Mt Gox được tạo ra bởi Jed McCaleb cho phép người dùng mua BTC Ngoài ra, Mt Gox được biết đến bởi việc duy trì tỷ giá hối đoái ổn định và cung cấp thông tin về các mức giá cao và thấp nhất trong ngày của Bitcoin, cùng với khối lượng giao dịch hàng ngày Ngày 6 tháng 3 năm 2011, McCaleb đã bán nền tảng này cho Mark Karpeles, đưa Mt Gox lên vị trí sàn giao dịch Bitcoin lớn thứ hai trên Internet trong nhiều năm Trong khoảng thời gian đó, nhiều sàn giao dịch Bitcoin cũng bắt đầu xuất hiện trở thành đối thủ của Mt Fox.
Vào thời điểm đó, vốn hoá Bitcoin đã vượt mức 1 triệu USD và Slush’s Pool, mỏ đào Bitcoin đầu tiên, đã đạt công suất 10,000 Mhash/giây Đồng thời, tính đến cuối tháng 1 năm 2011, 25% trong tổng số Bitcoin đã được khai thác và loại tài sản mới này bắt đầu thu hút sự quan tâm của giới truyền thông Tuy nhiên, sau khi đạt mức đỉnh 32 USD, giá Bitcoin đã sụt giảm và kết thúc năm 2011 với mức giá gần 5 USD Sau cú trượt dài này, thị trường Bitcoin đã trải qua các đợt điều chỉnh 80 - 90% từ mức đỉnh lúc đó trong vài năm tiếp theo.
Năm 2013, số Bitcoin trị giá hàng triệu USD đã được bán sạch trong tháng 2.Cuối tháng 3, vốn hoá BTC đã vượt mức 1 tỷ USD Ngày 10 tháng 4, Bitcoin thiết lập mức cao nhất trong lịch sử là 266 USD, đánh dấu sự kết thúc của thị trường tăng giá thứ hai Chỉ trong sáu tháng sau, mức giảm giá hơn 80%, nhiều người đã dự đoán về sự sụp đổ của đồng tiền này Tuy nhiên, hàng loạt các ứng dụng dựa trên Bitcoin ngày càng tăng.
Tháng 9 năm 2013, các nhà chức trách Đức công nhận Bitcoin là một phương tiện thanh toán cá nhân chính thức Lần này, Bitcoin chỉ mất 8 tuần để thiết lập mức đỉnh cao nhất thời đại mới tại ngưỡng 1242 USD Tuy nhiên, lịch sử luôn luôn lặp lại và theo sau một đợt tăng giá mạnh sẽ là một đợt lao dốc lớn.
Tháng 10 năm 2013, FBI đã thu giữ khoảng 26 nghìn BTC sau khi bắt giữ người tạo ra Silk Road, trang web nổi tiếng với những giao dịch bất hợp pháp lúc bấy giờ
Năm 2017, giá Bitcoin đã vượt qua giá của một ounce vàng, lúc bấy giờ là 1286 USD vào tháng 3 năm 2017 Trong năm này, Bitcoin đã thu được niềm tin nhờ vào những thay đổi luật pháp tại nhiều quốc gia.
Tháng 8 năm 2017, một đợt chia tách đã diễn ra với chính những người ủng hộ Bitcoin và khỏi chính chuỗi khối của nó Hai loại tiền điện tử riêng biệt đã được tạo ra
- Bitcoin và Bitcoin Cash Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 10 năm 2021, Bitcoin Cash chỉ nằm trong nhóm 10 đồng tiền điện tử phổ biến nhất thứ ba xét theo giá trị vốn hoá thị trường - thua xa Bitcoin.
THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN ĐIỆN TỬ
Thực trạng của thị trường tiền điện tử và Bitcoin ở Thế giới
Sự bùng nổ về giá trị và khối lượng giao dịch của tiền kỹ thuật số Bitcoin từ khởi điểm dưới 1 USD, giá của đồng BTC có khi tăng lên tới hơn 60.000 USD BTC được giao dịch rất rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, tập trung vào các khu vực phát triển như Châu Mỹ, Trung Quốc, Đông Âu và Châu Á, là những khu vực sử dụng loại tiền điện tử nhiều nhất Thế giới.
(Nguồn: https://coinmarketcap.com/currencies/bitcoin)
Hình 2.1: Biến động giá trị của đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin từ 2010 đến 8/2023
Nhìn vào hình 2.1 ta có thể thấy được giá trị của Bitcoin trên thị trường có xu hướng tăng dần theo thời gian Đặc biệt từ năm 2016 đến 2018, chỉ trong một năm từ ngày 01/01/2017 đến ngày 01/01/2018, giá trị của Bitcoin đã tăng 1289% Đỉnh điểm giá trị của Bitcoin đã có sự tăng đột biến từ năm 2020 đến 2022 khoảng hơn 60.000USD Kể từ khi bắt đầu giao dịch trên sàn giao dịch Bitcoin, vào tháng 7 năm 2010, số lượng giao dịch bắt đầu tăng theo cấp số nhân Vào năm 2011, Bitcoin đã mở rộng sang Vương quốc Anh, Brazil và Ba Lan, đạt tỷ giá hối đoái ngang với đồng Euro, chạm mốc $10/BTC Năm 2011 thực sự là một khoảng thời gian khó khăn với Bitcoin khi phải đối mặt với hàng loạt những lỗ hổng bảo mật, khiến Bitcoin giảm từ 17 USD xuống còn 0,01 USD Năm 2013, Bitcoin dần lấy lại vị thế của mình Chỉ đến năm
2012, giá Bitcoin vẫn ở mức khoảng khoảng 12 ->14 đô la, thì một năm sau, nó bước vào thời kỳ hoàng kim khi đạt 265 đô la/BTC Cùng với đó, máy ATM Bitcoin đầu tiên trên thế giới đã được ra mắt tại San Diego, California Reddit (diễn đàn lớn nhất tại Mỹ) cũng cho phép mua “Reddit Gold” bằng Bitcoin, giá Bitcoin tăng chóng mặt Đặc biệt, khối lượng giao dịch bitcoin tăng mạnh từ năm 2016 đến năm 2018 và cực mạnh năm
2020 đến 2022 Khối lượng giao dịch của loại tiền kỹ thuật số này cho thấy tính thanh khoản của thị trường đang ở mức cực kỳ cao Sự gia tăng về giá trị và tỷ suất lợi nhuận cao đã cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của mạng lưới Bitcoin Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, có hơn 500 sàn giao dịch trên toàn thế giới cho phép giao dịch Bitcoin và nhiều loại tiền tệ có thể chuyển đổi Chủ yếu là USD (đô la Mỹ), EUR (tiền tệ của Liên minh tiền tệ châu Âu), JPY (Yên Nhật), CNY (RMB - Trung Quốc), …
Tuy nhiên, không giống như các đồng tiền hay những loại tài sản khác, sự biến động của BTC hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu của thị trường, những thông tin liên quan đến BTC là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá của BTC và các đồng tiền điện tử. Đồng Bitcoin chiếm phần lớn trên thị trường tiền kỹ thuật số
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử 2013 – 22/08/2023
Có thể thấy, quy mô chung của thị trường tiền kỹ thuật số tăng lên nhanh chóng, tính đến thời điểm ngày 22/08/2023 vốn hóa thị trường của tiền kỹ thuật số chỉ là 1,05 nghìn tỷ USD.
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện 10 loại tiền điện tử so với tổng VHTT của tất cả TS
Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ riêng lẻ của mười loại tiền điện tử lớn nhất so với tổng vốn hóa thị trường của tất cả các tài sản Vì BTC là tài sản đầu tiên nên nó vẫn là tài sản lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường, đó là lý do tại sao sự thống trị của nó trên thị trường là một con số được nhiều người theo dõi Chúng tôi mô tả các tài sản được theo dõi trong biểu đồ này là tài sản tiền điện tử vì nó bao gồm mã thông báo và tiền ổn định.
Các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Bitcoin tăng trưởng mạnh
Hình 2.3: Top 10 sàn giao dịch Crypto hiện tại theo Coinmarketcap
Sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Bitcoin đầu tiên được thành lập vào năm 2010 (sàn giao dịch Mt Gox) đến nay đã có hơn 500 sàn giao dịch mới được thành lập, có thể kể tên một số sàn giao dịch lớn như Binance, Coinbase, Kucoin, Bitfinex, …
* Tình hình hiện tại của các loại tiền điện tử altcoin và Bitcoin
Nguồn: https://www.binance.com/vi/markets/overview
Hình 2.5: Biến động giá của các Altcoin và Bitcoin ngày 23/08/2023
Thị trường tiền kỹ thuật số chìm trong sắc đỏ tính đến thời điểm ngày 23/08/2023, chỉ khoảng 2 tháng khi có dấu hiệu tăng trưởng trở lại của BTC từ mốc khoảng 16.000 USD lên khoảng 30.000 USD và đã sụt giảm trở lại còn khoảng 26.000 USD Sự sụt giảm giá này đến mức ngay cả những đồng tiền tiềm năng nhất cũng giảm theo.
Hiện tại, Bitcoin lao dốc xuống mức 26.026 USD, mức thấp nhất trong 2 tháng qua Đối với các nhà đầu tư giữ BTC làm tài sản tiết kiệm, họ đã mất khoảng 2% giá trị trong 30 ngày qua.
Do giá trị vốn hóa chiếm hơn 40% toàn bộ thị trường, sự sụt giảm của Bitcoin đã kéo theo sự sụt giảm mạnh của toàn bộ thị trường tiền điện tử Tổng vốn hóa thị trường của tất cả các đồng tiền hiện ở mức 1,05 nghìn tỷ USD.
Làn sóng đỏ này không thực sự đáng ngại so với những đợt sụt giảm trong vài tháng qua vì tác động của nó ảnh hưởng đến cả những đồng tiền tiềm năng nhất Đồng tiền XRP của Ripple, đã giảm xuống còn 0.5208 USD, âm 0.04% chỉ trong 24 giờ qua - một trong những đồng tiền có tỷ lệ giảm giá nhẹ sau vụ kiện thành công với SEC nhưng chưa đến hồi kết Trước đây, cho dù thị trường có biến động đến đâu, động thái kiếm tiền kỹ thuật số này hiếm khi mất mốc sâu như vậy. Đồng ADA và SOL (đồng tiền của nền tảng Solana) thuộc dự án được đánh giá có tiềm năng lớn cũng lần lượt âm 0.61% và 2.14% 24h qua
Bitcoin rơi xuống đáy cũng kéo theo hàng loạt loại tiền kỹ thuật số phổ biến như: Ethereum, BNB, …
Thông tin Binance hỗ trợ tỷ phú Elon Musk sở hữu Twitter và đổi logo mới không khiến đồng tiền mà ông ủng hộ thoát khỏi sự sụt giảm của thị trường Dogecoin hiện ở mức 0,06259 USD.
Việc toàn bộ thị trường tiền điện tử lao dốc là điều không khỏi bất ngờ, bởi tình hình hình hiện tại liên quan đến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và nhiều tác nhân chính trị, kinh tế khác đang ảnh hưởng
Sự sụt giảm mạnh của thị trường tiền điện tử khiến nhiều nhà đầu tư ngắn hạn lo lắng về một mùa đông tiền điện tử sắp tới, hay dự báo giá Bitcoin giảm xuống 24.000 USD có thể trở thành sự thật.
Thực trạng của thị trường tiền điện tử và Bitcoin ở Việt Nam
- BTC cũng như các loại tiền điện tử khác tính đến nay chưa được pháp luật Việt Nam chấp nhận và bảo vệ: Sau gần 4 năm hình thành và phát triển ở nước ngoài, BTC chính thức du nhập vào Việt Nam vào tháng 12 năm 2013 Đại lý giao dịch đầu tiên: Bitcoin Vietnam với địa chỉ: www.bitcoin.vn Từ năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định BTC và các loại tiền ảo khác không phải là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp với quy định chung của pháp luật Việt Nam (Công văn 5747 của NHNN gửi Văn phòng Chính phủ ngày 21/7/2017)
- BTC và tiền ảo hoạt động trên thị trường Việt Nam: Tại Việt Nam, việc “đào” và đầu tư BTC có xu hướng tăng năm 2017, hơn 7.000 máy khai thác BTC đã được nhập khẩu vào Việt Nam Tháng 10 năm 2015, dịch vụ giao dịch tiền ảo SanTienAo bắt đầu mua bán BTC ATM BTC đầu tiên được đưa vào thử nghiệm vào ngày 5/6/2016 tại một quán pizza ở Quận 1 Tháng 12/2016, ATM BTC thứ hai được đưa vào sử dụng Ngày 26/10/2017, Đại học FPT TP.HCM là trường đầu tiên đề xuất thanh toán bằng BTC cho sinh viên quốc tế đang theo học tại trường Ngày 5/1/2018, tọa đàm
“Cơ hội đầu tư, kinh doanh 2018” do kênh truyền hình VTV 24 và Biz Life tổ chức đã có khảo sát nhỏ về số lượng người ủng hộ BTC Kết quả số người ủng hộ BTC là 40%, còn lại là 60% Dù chênh lệch không quá lớn nhưng có thể thấy khi Nhà nước cấm giao dịch BTC và xảy ra một số vụ lừa đảo thì “cơn sốt” BTC đã hạ nhiệt
- Chính phủ và một số cơ quan Nhà nước can thiệp Vào tháng 12 năm 2016,Nhà nước đã có hành động chống lại các loại tiền kỹ thuật số ở Việt Nam do chỉ riêngBTC có vốn hóa thị trường lớn và việc sử dụng quá mức vào các hoạt động bất hợp pháp Ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Dự án hoàn thiện khung pháp lý quản lý tài sản ảo, trong đó có BTC Ngày 30/01/2018, Ủy ban Chứng khoánNhà nước cũng yêu cầu các công ty chứng khoán không cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền ảo bao gồm tư vấn, môi giới, phát hành, giao dịch
GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIỀN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT
Tiền điện tử tại Việt Nam trong tương lai
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta có thể thấy được sự ưa chuộng, nhanh chóng, tiện lợi từ việc chuyển đổi số Về tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay: Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán giảm dần tương đối nhiều qua các năm Đây là vấn đề tiền tệ quan trọng trong quá trình phát triển hình thức thanh toán bằng một số loại tiền ảo Xu hướng người dùng muốn thanh toán trực tuyến đơn giản, tiện lợi, không mất phí giao dịch, bảo mật cao cũng như hướng tới một tương lai thanh toán hàng hóa, dịch vụ, bằng các hình thức không dùng tiền mặt.
Nhìn chung, thị trường Bitcoin và Altcoin tại Việt Nam chưa phát triển theo xu hướng tiên tiến, hiện đại của thế giới: rủi ro còn cao, độ mở thị trường còn thấp, nhận thức người dùng chưa đầy đủ,… các yếu tố này đang dần thay đổi, đặc biệt khi mà cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin tại Việt Nam đang dần phát triển lên nhanh chóng.
Vì vậy, Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội đó, biến những cái khó khăn thách thức để phát huy được tác dụng, những mặt tích cực của các loại tiền ảo này theo các nước lớn và phát triển.
Giải pháp và hướng phát triển đồng tiền điện tử
Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay chưa có những quy định nào về mặt pháp lý về việc điều chỉnh, phát hành, kinh doanh hay là trao đổi tài sản ảo, các đồng tiền điện tử cũng như chưa có quy định đơn vị chính thức nào quản lý về việc phát hành,kinh doanh tiền ảo, tài sản tài chính bằng sản phẩm ảo cả Do đó, hoạt động mua bán,trao đổi tiền điện tử của một số cá nhân tại Việt Nam được thực hiện thông qua các sàn giao dịch tiền ảo quốc tế như Binance, Houbi, Coinbase, BitMart… hoặc thông qua hình thức đồng thuận trực tiếp khi mà nó còn ẩn chứa nhiều rủi ro Nhìn từ những tiêu cực và những mặt tích cực khi sử dụng các đồng tiền này ở các nước tiên tiến, có thể thấy các cơ quan quản lý cũng đã có những chỉ đạo cụ thể nhằm loại bỏ những mặt tiêu cực và vạch ra những cái hướng phát triển của tiền điện tử trong tương lai Hiện nay, nhóm nghiên cứu về tài sản ảo, tiền điện tử đã bước đầu triển khai nghiên cứu về chúng thông qua kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát, liên quan đến tiền điện tử. Đề án hoàn thiện khung pháp lý về mặt quản lý, xử lý những đồng tiền điện tử, tài sản ảo vào tháng 8/2017 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Để quản lý tiền điện tử, trước hết cần nhìn nhận tiền điện tử là một loại tài sản và loại tài sản này cần được quản lý chặt chẽ, tránh những biến tướng như thời gian qua như vụ sập sàn của FTX, không chỉ đồng Luna rớt giá nghiêm trọng mà tất cả những đồng altcoin cũng bị ảnh hưởng theo Tính kịp thời trong ban hành chính sách luôn là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của chính sách đó, đồng thời đó cũng là những thách thức không hề nhỏ đối với các cơ quan có trách nhiệm, có thẩm quyền Để quản lý tiền ảo hiệu quả, cần nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử theo kinh nghiệm của nước ngoài và Việt Nam.
Cần xác định rõ nhiệm vụ, công việc cụ thể và định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, đảm bảo kiểm tra, hạn chế các rủi ro tương ứng, liên quan có thể xảy ra Rủi ro này được giảm thiểu nhưng không ảnh hưởng đến tính sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đảm bảo linh hoạt thích ứng với những thay đổi trong sự phát triển không ngừng của chuyển đổi số, công nghệ thông tin và thương mại điện tử Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để phân biệt các loại tài sản ảo, đồng thời tăng cường tuyên truyền, cảnh báo về những rủi ro, nguy hiểm, hệ lụy khi tham gia các hoạt động mua bán, kinh doanh, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo trái pháp luật, sử dụng tiền ảo vào hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền trái phép, trốn thuế, lừa đảo ) Luật thuế của Việt Nam dự kiến cũng cần có sự điều chỉnh, quy định cụ thể về thuế và cách tính thuế đối với loại hình tài sản mới này.
Với sự ra đời tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các quốc gia trên thế giới cũng như là Việt Nam Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước để tạo ra một khung pháp lý cho tiền điện tử để quản lý cũng như là ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra nhằm ổn định tình hình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Qua việc phân tích một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn thực về tiền điện tử trong khuôn khổ pháp luật của Việt Nam và một số nước trên thế giới, đề tài đã đạt được được kết quả sau:
Thứ nhất, khái quát được những vấn đề lý luận về bản chất của tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng, đồng thời cũng nêu được các đặc điểm của Bitcoin và các loại tiền điện tử trong nền kinh tế thời đại 4.0.
Thứ hai, phân tích thực trạng cũng như xem xét sự biến động của thị trường tiền điện tử và Bitcoin ở Thế giới và Việt Nam.
Thứ ba, từ thực trạng về thị trường tiền điện tử ở Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung, cùng với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng sự phát triển tiền điện tử tại Việt Nam theo xu hướng Thế giới như sau:
Một là, cần xác định rõ nhiệm vụ, công việc cụ thể và định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, đảm bảo kiểm tra, hạn chế các rủi ro tương ứng, liên quan có thể xảy ra.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để phân biệt các loại tài sản ảo.
Ba là, Luật thuế của Việt Nam dự kiến cũng cần có sự điều chỉnh, quy định cụ thể về thuế và cách tính thuế đối với loại hình tài sản mới này.