Phần 1: Lý luận chung về phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của ngân hàng; phân tích khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng 1.1.. Lý luận về phân tích tình hình và kết quả kinh
Trang 1
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
BÀI THI MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi số: 06
Tiêu đề tiểu luận: Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh; Phân tích khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng SHB giai đoạn 2017-2018
Thời gian làm bài thi: 2 ngày
Họ và tên: Lại Minh Ngọc
Khóa/Lớp tín chỉ:CQ57/09.2LT2
STT: 35 - học ghép
Ngày thi: 25/09/2022
Mã sinh viên: 17523402010702 Lớp niên chế: CQ56/09.01
ID phòng thi: 581-058-0048 Giờ thi: 07h30
Hà Nội – 09.2022
Trang 2Phần 1: Lý luận chung về phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của ngân hàng; phân tích khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng
1.1 Lý luận về phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của ngân hàng
Mục đích phân tích
- Cung cấp cho các đối tượng quan tâm thông tin về thực trạng kinh doanh toàn đơn vị cũng như lĩnh vực hoạt động
- Đánh giá việc khai thác các tiềm năng trong tìm kiếm lợi nhuận
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra các quyết định để đạt mục tiêu kinh doanh đặt ra
Chỉ tiêu phân tích
Phân tích khái quát tình hình và kết quả kinh doanh của TCTD sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu:
- Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh quy mô kết quả
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kết quả kinh doanh:
Tỉ trọng kết quả hoạt động i = *100
Ý nghĩa: cho biết mức độ đóng góp của từng hoạt động vào kết quả kinh doanh chung của TCTD
Phương pháp phân tích
Để phân tích khái quát tình hình và kết quả kinh doanh sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, giữa TCTD nghiên cứu với giá trị trung bình ngành Căn cứ vào độ lớn của chỉ tiêu, kết quả so sánh để đánh giá
1.2 Lý luận phân tích khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng
Mục đích phân tích
- Nhằm đánh giá khả năng sinh lời mà TCTD đã và đang đạt được
Trang 3- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra pháp gia tăng khả năng sinh lời cho từng chủ đề
Chỉ tiêu phân tích
Được chia làm 2 nhóm:
a, Khả năng sinh lời hoạt động: =
Ý nghĩa: trong 1 đồng thu nhập tạo ra có bao nhiêu đồng lợi nhuận
Cụ thể:
+ Hệ số sinh lời hoạt động sau thuế: =
+ Hệ số sinh lời hoạt động trước dự phòng rủi ro tín dụng:
=
b, Hệ số sinh lời của vốn: =
Ý nghĩa: một đồng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh của TCTD thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận
Cụ thể:
- Hệ số sinh lời ròng của tài sản: ROA=
Ý nghĩa: bình quân 1 đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế
- Hệ số sinh lời trước thuế và dự phòng rủi ro tín dụng của tài sản:
=
Ý nghĩa: bình quân 1 đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
Trang 4nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro tín dụng
- Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu: ROE =
Ý nghĩa: bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu
lợi nhuận sau thuế
- Hệ số sinh lãi từ tài sản sinh lời: NIM=
Ý nghĩa: bình quân 1 đồng “tài sản sinh lời” đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng thu
nhập lãi thuần, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản sinh lời càng
cao
- Hệ số sinh lời ngoãn lãi cân biên: NOM =
Ý nghĩa: bình quân 1 đồng tài sản đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
ngoài lãi
- Thu nhập bình quân của một cổ phần thưởng:
EPS=
Ý nghĩa: lợi nhuận bình quân dành cho một cổ phần thường, nó phản ánh khả năng
sinh lời của cổ phần thường
Phương pháp phân tích
Để phân tích khả năng sinh lời của TCTD, sử dụng phương pháp:
- Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh các chỉ tiêu phản ánh sinh lời giữa kỳ phân tích và kỳ gốc Căn cứ độ lớn chỉ tiêu, giá trị trung bình ngành và kết quả
so sánh để đánh giá khái quát khả năng sinh lời của TCTD
- Phương pháp phân tích nhân tố: phương pháp Dupont để triển khai chỉ tiêu theo các nhân tố; phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố và phương pháp phân tích tính chất ảnh hưởng của nhân tố
- Phương pháp hồi quy (mô hình kinh tế lượng) để xem xét ảnh hưởng của các
Trang 5nhân tố khác đến ROE và dự báo ROE trong tương lai
Phần 2: Tổng quan về ngân hàng
2.1 Lịch sử hình thành phát triển
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái, được thành lập ngày 13/11/1993 tại Cần Thơ Năm 2006, được chuyển đổi mô hình hoạt động lên Ngân hàng TMCP Đô Thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
- Năm 2009: Là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức niêm yết cổ phiếu trên HNX Ngày 11/10/2021, cổ phiếu SHB chính thức giao dịch trên HOSE
- Năm 2010:SHB đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA)
- Năm 2012: SHB chính thức khai trương CN tại Campuchia vào tháng 2/2012 với tổng mức đầu tư đến 37 triệu USD và CN tại Lào vào tháng 9/2012 với vốn điều lệ 104 tỷ Kíp Lào
- Năm 2015: Tăng vốn điều lệ lên gần 9.500 tỷ đồng Tháng 7/2015, SHB tạo tiếng vang về thương hiệu trên thị trường, đặc biệt đối với những người hâm
mộ bóng đá Việt nam thông qua chuỗi hoạt động cộng đồng nhân dịp SHB mời Đội bóng lừng danh Manchester City sang Việt Nam du đấu
- Năm 2016: Tăng vốn điều lệ lên 11.197 tỷ đồng, mạng lưới tăng lên gần 500 điểm trong và ngoài nước Nâng tầm thương hiệu SHB với sự kiện chính thức
ký kết hợp tác lược với CLB bóng đá số 1 thế giới Barcelona vào tháng 03/2016 Khai trương Ngân hàng con 100% vốn tại Lào ngày 15/1/2016 và ngân hàng con 100% vốn tại Campuchia ngày 9/9/2016 – thể hiện những nỗ lực vượt bậc của SHB sau thời gian kinh doanh tại 2 thị trường này ở cấp độ chi nhánh
- Năm 2017: SHB tăng vốn điều lệ lên 12.036 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài
Trang 6chính; Được chấp thuận mở văn phòng đại diện tại Cộng hòa Liên bang Myanmar Đây cũng là bước tiến quan trọng của SHB khi không chỉ có mặt tại bán đảo Đông Dương mà còn vươn ra khu vực Đông Nam Á
- Năm 2020: SHB tăng vốn điều lệ lên 17.510 tỷ đồng; hoàn tất ba trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II trước thời hạn, đáp ứng tuân thủ toàn diện các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước
- Năm 2021: Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thay đổi vốn điều lệ của SHB lên hơn 19.260 tỷ đồng
2.2 Đặc điểm kinh doanh
Các hoạt động kinh doanh
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; phát hành kỳ phiếu
có mục đích sau khi được NHNN cho phép
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của tổ chức và cá nhân trong nước
và ngoài nước khi được NHNN cho phép
- Vay vốn NHNN và các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tuỳ theo tính chất và khả năng của nguồn vốn
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành
- Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng
- Thực hiện các hoạt động ngoại hối theo Quyết định số 1946/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 09/10/2006
Phân khúc khách hàng
- Trong suốt nhiều năm qua, với phương châm “lấy khách hàng làm trọng tâm”, SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng những sản phẩm phù hợp, chứ không phải chỉ cung cấp những gì mà SHB sẵn có Do vậy, việc triển khai sản phẩm theo phân khúc độ tuổi là bước đi tiếp theo của SHB, cho thấy sự thấu hiểu của ngân hàng dành cho khách hàng, giúp khách hàng chuẩn
Trang 7bị nguồn tài chính vững chắc cho bản thân, con cái và gia đình
- Ngoài ra điểm sáng của SHB trong thời gian vừa qua, đó là trở thành thành viên chính thức của Mastercard từ rất sớm Xuất phát từ việc thấu hiểu nhu cầu khách hàng và đa dạng phân khúc, sản phẩm MasterCard của SHB nhận được
sự đánh giá cao của đại đa số người tiêu dùng đặc biệt là nhóm khách hàng yêu thể thao và đã xuất sắc được ghi nhận “Top 10 sản phẩm chất lượng tốt vì người tiêu dùng năm 2022”
Điểm nổi bật của ngân hàng
- SHB là ngân hàng bán l„ hiê …n đại đa năng, có bản sắc riêng, có uy tín và vị thế trong nước và quốc tế
- SHB đang trên con đường xây dựng để trở thành ngân hàng đứng đầu về chuyển đổi ngân hàng số với các tỷ lệ tài chính tiệm cận các chuẩn mực quốc tế bao gồm Basel III và các tổ chức xếp hạng có uy tín
Phần 3: Phân tích tình hình và KQKD; khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng SHB giai đoạn năm 2017-2018:
3.1 Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của ngân hàng SHB giai đoạn 2017-2018
Bảng 3.1.1 Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của ngân hàng SHB giai đoạn 2017-2018
2018
Năm 2017
So sánh
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 22.151 17.827 4.324 24,26
2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 16.991 13.352 3.639 27,25
3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 664 1.439 -775 -53,86
II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 561 1.377 -816 -59,26
III Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại
Trang 8IV Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh
-V (Lỗ) Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư 277 1,05 275,95 ?
5 Thu nhập từ các hoạt động khác 177 290 -113 -38,97
VII Thu nhập từ góp vốn mua cổ phiếu 141 51 90 176,47
IX Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước
dự phòng rủi ro tín dụng
3.342 3.619 -277 -7,65
X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.348 1.849 -501 -27,10
XI Tổng lợi nhuận trước thuế 1.994 1.769 225 12,72
7 Chi phí thu nhập doanh nghiệp hiện hành 370 343 27 7,87
XII Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 370 343 27 7,87
XIII Lợi nhuận sau thuế 1.623 1.425 198 13,89
Bảng 3.1.2 Bảng phân tích cơ cấu kế quả kinh doanh của SHB giai đoạn 2017 - 2018
Chỉ tiêu
Số tiền trọng(%)Tỉ Số tiền Tỉ trọng
(%) Số tiền Tỉ lệ (%)
1 Thu nhập lãi thuần 5.160 81,48 4.474 73,34 686 15,33
2 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 561 8,86 1.377 22,57 -816 -59,26 3.Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
4 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán
-5 Lãi thuần từ mua bán chứng khoán
6 Lãi thuần từ hoạt động khác 133 2,10 143 2,34 -10 -6,99
7 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 141 2,23 51 0,84 90 176,47 Tổng lãi thuần từ hoạt động kinh
doanh trước chi phí dự phòng và
chi phí hoạt động
Nhận xét:
Năm 2018, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 1.623 tỷ đồng, tăng 198 tỷ đồng tương ứng với
tỷ lệ 13,89%, điều này cho thấy kết quả kinh doanh của ngân hàng đang hoạt động tốt
Trang 9Tổng lợi nhuận sau thuế tăng là do tăng hầu hết các khoản lợi nhuận, đến từ tất cả hoạt động của SHB cho thấy kết quả kinh doanh ở các mảng hoạt động đều tăng
Thu nhập lãi thuần của năm 2017, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kết quả kinh doanh của SHB theo sau đó là hoạt động dịch vụ và hoạt động khác Đến hết năm
2018, thu nhập thuần vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kết quả kinh doanh của SHB, tuy nhiên hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư đã vươn lên đứng vị trí
kế tiếp
Đối với hoạt động cho vay, thu nhập lãi thuần năm 2018 là 5.160 tỷ đồng tăng 4.474
tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với tỷ lệ là 15,53%, cho thấy kết quả hoạt động tín dụng tăng Thu nhập lãi thuần tăng là do thu nhập lãi và chi phí lãi đều tăng nhưng thu nhập tăng nhiều hơn Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động tín dụng của SHB tăng lên, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra tăng có lợi cho SHB Bên cạnh đó, ta có thể thấy tỷ trọng của “thu nhập lãi thuần” năm 2018 (81,48%) đã tăng so với năm 2017 (73.74%), điều này cho thấy tốc độ tăng “thu nhập lãi thuần” cao hơn so với “tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng và thuế”
Đối với hoạt động dịch vụ, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của năm 2018 là 516 tỷ đồng giảm 816 tỷ đồng so với năm 2017 (1.377 tỷ đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm 59,26%, điều này là do tác động của hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động từ mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư, hoạt động thu nhập và góp vốn mua cổ phần, hoạt động khác Cụ thể:
- Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của SHB năm 2018 tăng so với năm 2017 là 18 tỷ đồng ứng với tỷ lệ là 41,86%
- Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư của SHB năm 2018 tăng 276 tỷ đồng
so với năm 2017, chiếm tỷ trọng trong “tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng và thuế” của năm 2018 là 4,37%, điều này cho thấy quy mô hoạt động đầu tư chứng khoán của SHB đang mở rộng và hoạt động đầu tư chứng khoán phần đa đầu tư đều thu lời
- Lãi thuần từ hoạt động khác và thu nhập từ góp vốn mua cổ phần của SHB năm
2018 lần lượt chiếm tỷ trọng trong “tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng và thuế” là 2,1 % và 2,33% Năm 2018, Lãi thuần từ hoạt động
Trang 10khác có giảm so với năm 2017 nhưng không đáng kể Tuy nhiên, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần của SHB năm 2018 đã tăng kha khá so với năm 2017 là
90 tỷ đồng, điều này cho thấy SHB cũng đang có hướng đi tốt về hoạt động tham gia đầu tư, sử dụng vốn hiệu quả
Như vậy, nhìn chung kết quả kinh doanh của ngân hàng SHB vẫn đang tăng Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần bám sát kế hoạch chi phí mà ngân hàng đã đề ra và gia tăng
tỷ trọng “lãi thuần từ hoạt động dịch vụ”
3.2 Phân tích khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng SHB giai đoạn 2017-2018
Bảng 3.2 Bảng phân tích khái quát khả năng sinh lời của ngân hàng SHB giai đoạn 2017-2018
2018
Năm 2017
So sánh Tuyệt đối Tỉ lệ
(%)
6 Tài sản sinh lời bình quân 577.036 535.849 41.187 7,69
7 Vốn chủ sở hữu bình quân 15.337 13.824 1.513 10,94
9 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.348 1.579 -231 -14,63
Nhận xét:
Trang 11ROS của SHB năm 2017 là 0,073 nghĩa là trong 1 đồng thu nhập tạo ra có 0,073đ lợi nhuận, năm 2018 là 0,069 nghĩa là trong 1 đồng thu nhập tạo ra có 0,069đ lợi nhuận ROS của năm 2018 giảm so với năm 2017 là 0,003 với tỷ lệ giảm là 4,65% Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của LNST là 13,88% thấp hơn tốc độ tăng của tổng TN
là 19,44% Đây là tín hiệu chưa tốt dành cho ngân hàng SHB vì ROS giảm sẽ kéo theo
Hệ số chi phí tăng, điều này cho thấy trong năm ngân hàng chưa cắt giảm được chi phí
ROA của SHB năm 2017 là 0,0054 nghĩa là trong 1 đồng tài sản tạo ra có 0,0054đ lợi nhuận sau thuế, năm 2018 là 0,0053 nghĩa là trong 1 đồng tài sản tạo ra có 0,0053đ lợi nhuận sau thuế ROA của năm 2018 giảm so với năm 2017 là 0,0001 tương ứng với tỷ
lệ giảm là 1,42% Tốc độ tăng trưởng của ROA < ROS trong năm 2018, điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tài chính của ngân hàng giảm
ROAe của SHB năm 2017 là 0,0138 nghĩa là trong 1 đồng tài sản tạo ra có 0,0138đ lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro tín dụng, năm 2018 là 0,011 nghĩa là trong 1 đồng tài sản tạo ra có 0,011đ lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro ROAe của SHB năm 2018 giảm so với năm 2017 là 0,003 ứng với tỷ lệ giảm là 20,04% Nguyên nhân
là do tốc độ tăng trưởng của Lntdp là 7,63% thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của Tsbq là 7,69%
ROE của SHB năm 2017 là 0,103 nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra có 0,103đ lợi nhuận sau thuế, năm 2018 là 0,106 nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra có 0,106đ lợi nhuận sau thuế Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của LNST là 13,88% tăng
so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân là 10, 94% Trong điều kiện các hệ số khác có xu hướng giảm nhẹ, thì ta thấy tốc độ tăng trưởng của ROE tăng so với ROA, điều này cho thấy hệ số tài sản/ vốn chủ của SHB tăng => tỷ lệ nguồn vốn của SHB tăng lên
Trang 12mong thầy/ cô nhẹ nhàng với bài thi này của em ạ Em là sv k56 còn 1 môn này nữa thôi là em được đi thực tập ạ, nên em thành thật xin lỗi và kính mong thầy/ cô chấm bài thi của em có thể nhẹ nhàng để em được qua môn ạ Em cảm ơn thầy/ cô nhiều ạ T_T