1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án kế toán tài chính 2 kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ bảo ngọ

31 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Bảo Ngọc
Tác giả Nguyễn Thị Thìn
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Minh Thu
Trường học Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
Chuyên ngành Kế Toán Tài Chính
Thể loại Đồ Án
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,11 MB

Nội dung

Một số vấn đề cơ bản về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.a Khái niệm về tiêu thụTiêu thụ hàng hóa là việc bán hàng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

Trang 2

Lời mở đầu

Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các doanhnghiệp phải đối mặt với ngày càng nhiều thách thức và khó khăn Bởi thế để tồntại và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải luôn nắm bắt được tình hìnhkinh doanh, quản lý được tình hình tài chính của mình, đồng thời nghiên cứu vàtìm hiểu đối thủ cạnh tranh, để trên cơ sở đó ra quyết định, chiến lược phát triểnkinh doanh một cách có hiệu quả Để thực hiện tốt những điều này, một công cũhữu hiệu doanh nghiệp không thể không kể đến là công tác kế toán Xây dựng tổchức công tác hạch toán kế toán khoa học hợp lý là một trong những cơ sở cungcấp thông tin quan trọng nhất cho việc ra quyết định chỉ đạo, điều hành kinhdoanh có hiệu quả Đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại, đó là công tác kếtoán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Đây là công cụ quan trọng để quản

lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì và nângcao hiệu quả tiêu thụ, đạt được những lợi nhuận tối đa

Doanh nghiệp muốn theo dõi và nắm bắt được tình hình kinh doanh củamình thì việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinhdoanh là rất cần thiết Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như vậynên em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quảkinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Bảo Ngọc” cho đồ án

Kế toán tài chính của mình

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đồ án gồm 3 nội dung chính như sau:Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tiêu thụ và xác địnhkết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trang công tác hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kếtquả kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Bảo NgọcChương 3: Nhận xét đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạchtoán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại vàDịch Vụ Bảo Ngọc

Trong quá trình học tập và nghiên cứu đồ án môn học Kế toán tài chính

do những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế mà đồ án của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và ý kiếnđóng góp của thầy cô để đồ án được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 3

Đồ án kế toán tài chính

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1 Một số vấn đề cơ bản về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1 Khái niệm tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

a) Khái niệm về tiêu thụ

Tiêu thụ hàng hóa là việc bán hàng hóa ra khỏi doanh nghiệp, là khâu cuối cùngtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Tiêu thụ là là quá trình traođổi hàng hóa và dịch vụ trọng đó doanh ngiệp chuyển quyền sở hữu về hàng hóa, dịch vụcho khách hàng để nhận quyền sở hữu về số tiền tương ứng với hàng hóa và dịch vụ màmình bán ra

Xét về góc độ kinh tế : Tiêu thụ là quá trình hàng hoá, sản phẩm của doanhnghiẹp được chuyển từ hình thái vật chất (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền).Quá trình tiêu thụ ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mạinói riêng có những đặc điểm chính sau đây:

- Có sự trao đổi thoả thuận giữa người mua và người bán, nguời bán đống ýbán, người mua đồng ý mua , họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

- Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: người bán mất quyền sở hữu, ngườimua có quyền sở hữu về hàng hoá đã mua bán Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, cácdoanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá và nhận lại củakhách hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng Số doanh thu này là cơ sở để doanhnghiệp xác định kết quả kinh doanh của mình

b) Khái niệm về xác định kết quả kinh doanh.

Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra vàthu nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thi kết quả bánhàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ Viêc xác định kết quảbán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh thường là cuối tháng, cuốiquý, cuối năm, tuỳ thuộc vào từng đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từngdoanh nghiệp

c) Mối quan hệ giữa tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệpcòn xác định kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định tiêu thụhàng hoá nữa hay không Do đó có thể nói giữa tiêu thụ và xác định kết quả kinhdoanh có mối quan hệ mật thiết Kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của doanhnghiệp còn tiêu thụ là phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 4

1.1.2 Vai trò của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

Đối với một doanh nghiệp nói chung và một doanh nghiệp thương mại nóiriêng, tổ chức công tác tiêu thụ và xác định kết quả bán hàng có vai trò quan trongtừng bước hạn chế được sự thất thoát hàng hoá, phát hiện được những hàng hoá chậmluân chuyển để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn.Các số liệu mà kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh cung cấp cho dianhnghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt được mức độ hoàn chỉnh về kế toán tiêu thụ và xácđịnh kết kinh doanh từ đó tìm những biện pháp thiếu sót mất cân đối giữa khâu mua-khâu dự trữ và khâu bán để có biện pháp khắc phục kịp thời

Từ các số liệu trên báo cáo tài chính mà kế toán tiêu thụ và xác định kết quảkinh doanh cung cấp, nhà nước nắm được tình hình kinh doanh và tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, từ đó thực hiện chức năng quản lý kiểm soát vĩ mô nền kinh tế,đồng thời nhà nước có thể kiểm tra việc chấp hành về kinh tế tài chính và thực hiệnnghĩa vụ đối với nhà nước

Ngoài ra thông qua số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngcung cấp, các bạn hàng của doanh nghiệp biết được khả năng mua, dự trữ, bán các mặthàng của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư, cho vay vốn hoặc có quan hệlàm ăn với doanh nghiệp bạn

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

Để quản lý một cách tốt nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, không phân biệt doanh nghiệp đó thuộc thành phần nào, loại hình nào, loạihình sở hữu hay lĩnh vực hoạt động nào đều phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công

cụ khác nhau, trong đó kế toán được coi là một công cụ hữu hiệu Đặc biệt trong nềnkinh tế thị trường, kế toán được sử dụng như một công cụ đắc lực không thể thiếu đốivới mỗi doanh nghiệp cũng như đối với sự quản lý vĩ mô của nhà nước Chính vì vậy

kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Ghi chép đầy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra vàtiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng

- Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện, kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận,phân phối lợi nhuận, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước

- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng, xácđịnh kết quả và phân phối kết quả, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lýdoanh nghiệp

Như vậy công tác tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là công việcquan trọng của doanh nghiệp nhằm xác định số lượng và giá trị của lượng hàng hoá

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 5

Đồ án kế toán tài chínhbán ra cũng như doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Song để phát huyđược vai trò và thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu trên đòi hỏi phải tổ chức công tác kếtoán thật khoa học, hợp lý đồng thời cán bộ kế toán phải nắm vững nội dung của việc

tổ chức tốt công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

1.1.4 Yêu cầu của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

- Thứ nhất, xác định đúng thời điểm hàng hoá được coi là được bán để kịp thời

lập báo cáo bán hàng và phản ánh doanh thu Báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hìnhbán hàng và thanh toán với khách hàng, đảm bảo giám sát chặt chẽ hàng bán về sốlượng, chất lượng, chủng loại, thời gian Đôn đốc việc thu tiền bán hàng về quĩ kịpthời, tránh hiện tượng tiêu cực sử dụng tiền hạng cho mục đích cá nhân

- Thứ hai, tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển hợp lý.

Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ hợp pháp, luân chuyển khoa học, hợp lí tránh trùnglặp, bỏ sót và không quá phức tạp nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu hợp lý, nâng cao hiệuquả công tác kế toán Tổ chức vận dụng tốt hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kếtoán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị

- Thứ ba, xác định đúng và tập hợp đúng và tập hợp đầy đủ chi phí bán hàng

phát sinh trong quá trình bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp, phân bổ chiphí hợp lí cho hàng còn lại cuối kì và kết chuyển chi phí hợp lí cho hàng trong kì đểxác định kết quả kinh doanh chính xác

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh thực hiện tốt các nhiệm vụ củamình sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác bán hàng nói riêng và cho hoạt độngkinh doanh nói chung của doanh nghiệp Nó giúp cho người sử dụng những thông tincủa kế toán nắm được toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp chongười quản lý trong việc ra quyết định kịp thời cũng như trong việc lập kế hoạch kinhdoanh trong tương lai

1.1.5 Phương thức tiêu thụ.

Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại có thể bán hàng theo nhiều phươngthức khác nhau: bán buôn, bán lẻ, ký gửi, đại lý…trong mỗi phương thức lại có thểthực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

1.1.5.1 Bán buôn

Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng chủ yếu của các đơn vị thương mại,các doanh nghiệp sản xuất…để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến Đặc điểmcủa hàng bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đưa vào lĩnhvực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện.Hàng hoá thường được bán buôn theo lô hoặc được bán với số lượng lớn, giá biếnđộng tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán.Trong bán buônthường bao gồm 2 phương thức:

a) Bán buôn hàng hoá qua kho:

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 6

có thể thực hiện dưới 2 hình thức:

+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp

Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của bên bán để nhận hàng.Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, giao trực tiếp cho đại diện bên mua Saukhi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chứng nhận nợ, hàng hoáđược xác định là tiêu thụ

+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng

Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàngdoanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện của mình hoặc đi thuêngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm mà bên mua quy địnhtrong hợp đồng Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của bên doanh nghiệpthương mại, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanhtoán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ; người bán mất quyền sở hữu sốhàng đã giao Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu

là do sự thoả thuận từ trước giữa hai bên Nếu doanh nghiệp thương mại chịu chi phívận chuyển, sẽ được tính vào chi phí bán hàng Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển,

sẽ phải thu tiền của bên mua

b) Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng.

Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhậpkho mà chuyển bán thẳng cho bên mua Phương thức này có thể thực hiện theo haihình thức:

+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp:Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên muatại kho người bán Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng bên mua đãthanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ

+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng Theo hình:

thức chuyển hàng này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng nhận hàng mua,dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bênmua ở địa điểm đã được thoả thuận Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫnthuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại Khi nhận tiền của bên mua thanhtoán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận đươc hàng và chấp nhận thanh toán thì hànghoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ

1.1.5.2 Bán lẻ.

Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, cácđơn vị kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông

và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thưc hiện

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 7

Đồ án kế toán tài chínhBán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định Bán lẻ có thểthực hiện dưới các hình thức sau:

a) Bán lẻ thu tiền tập trung:

Là việc tách rời trong khâu thu tiền và giao hàng cho khách nhằm chuyên mônhóa quá trình bán hàng Nhân viên bán hàng vó nhiệm vụ kiểm và giao hàng chokhách, cuối ca báo cáo doanh số, còn nhân viên thu ngân viết hóa dơn, thu tiền, cuối cakiểm tiền và nộp tiền cho thủ quỹ

b) Bán lẻ thu tiền trực tiếp:

Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao

hàng cho khách Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền vànộp tiền cho thủ quỹ Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng

đã bán trong ca, trong ngày và lập báo bán hàng

c) Hình thức bán trả góp, trả chậm

Theo hình thức này, người mua hàng được trả tiền mua hàng thành nhiều lần chodoanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêmngười mua một khoản lãi do trả chậm.Về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữukhi người mua thanh toán hết tiền hàng Tuy nhiên, về mặt hạch toán, khi giao hàngcho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanhthu

1.1.5.3 Phương thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hoá

Đây là phương thức bán hàng mà trong đó, doanh nghiệp thương mại giao hàngcho cơ sở đại lý, ký gửi để cho cơ sở này trực tiếp bán hàng, bên nhận làm đại lý kýgửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý bán, sốhàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc về doanh nghiệp thương mạicho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền haychấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mấtquyền sở hữu số hàng này

1.2 Các phương pháp và nguyên tắc hạch toán.

1.2.1 Kế toán chi tiết hàng hóa.

Kế toán chi tiết hàng hoá được thực hiện đối với từng loại hàng lưu chuyển quakho cả về chỉ tiêu giá trị và hiện vật

Để có thể quản lý tốt nhất hàng hoá có trong kho thì điều quan trọng là doanhnghiệp phải lựa chọn vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu vàtrình độ quản ký của đội ngũ kế toán của doanh nghiệp Tuỳ theo tình hình, đặc điểmriêng của mình mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phương pháp sau:

a) Phương pháp thẻ song song

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 8

Sơ đồ 01: Trình tự chi tiết hàng hóa theo phương pháp thẻ song song.

- Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho

hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng Khi nhận được các chứng từ nhập-xuất thủ kho phảikiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thựcxuất vào chứng từ và thẻ kho Cuối ngày tính ra số tồn để ghi vào cột số tồn trên thẻkho Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập- xuất để phân loại theo từng loại hàng hóacho phòng kế toán

- Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ(thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình

nhập- xuất kho cho từng loại hàng hóa theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.Khi kếtoán nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửi lên, kế toán kiểm tra lại chứng từ,hoàn chỉnh chứng từ; căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho kế toán ghi số lượng và đơngiá vào sổ(thẻ) kế toán chi tiết hàng hóa rồi tính ra số tiền, mỗi chứng từ được ghi mộtdòng vào thẻ kho Cuối tháng cộng sổ chi tiết, tính ra số tồn kho rồi đối chiếu với sốliệu của thủ kho, lập "Bảng tổng hợp Nhập-xuất-tồn kho” để đối chiếu với số liệu của

kế toán tổng hợp

- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra

- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉtiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều

- Điều kiện áp dụng: Những đơn vị thường xuyên áp dụng phương pháp hạchtoán thẻ song song thường có đặc trưng: chủng loại hàng hóa ít, mật độ nhập xuấtnhiều cần giám sát thường xuyên, hệ thống kho tàng tập trung kế toán có thể kiểm tra

và đối chiếu thường xuyên

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 9

Đồ án kế toán tài chính

b) Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

Sơ đồ 02: Kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ đối chiêu luân chuyển

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Quan hệ đối chiếu Chi cuối tháng

- Tại kho: Việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ kho

giống như phương pháp ghi thẻ song song

- Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình

hình nhập-xuất- tồn kho của từng thứ hàng hóa ở kho dùng cho cả năm nhưng mỗitháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng Để số liệu ghi vào sổ , kế toán phải lập các bảng

kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất định kỳ thủ kho gửi lên Sổđối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi cả về chỉ tiêu số lượng và giá trị Cuối thángtiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và sốliệu liệu kế toán tổng hợp

- Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần

vào cuối tháng

- Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng

kế toán về chỉ tiêu số lượng; việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ tiếnhành được vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán

- Điều kiện áp dụng : Thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại hàng hóa

ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày; phương phápnày thường ít được áp dụng trong thực tế

c) Phương pháp sổ số dư.

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 10

Sơ đồ 03: Kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ số dư

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Quan hệ đối chiếu

Ghi cuối tháng

- Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho và sổ số dư để ghi chép tình hình N-X Sổ số dư do

kế toán lập tới từng kho, được sư dụng một năm Hàng ngày thủ kho ghi chép số lượngxuất, nhập và tính số tồn ngay trên thẻ kho sau mỗi lần nhập, xuất Cuối tháng thủ khoghi vào sổ số dư số tồn kho cuối tháng của từng thứ thành phẩm cột số lượng

- Tại phòng kế toán: Theo dõi cả về số lượng và giá trị, kế toán kiểm tra lại chứng từ,

hoàn chỉnh chứng từ và tổng hợp giá trị theo giá hạch toán theo từng loại hàng hóa đểghi chép vào bảng kê nhập, bảng kê xuất, sau đó ghi vào bảng kê luỹ kế nhập, bảng kêluỹ kế xuất

Cuối tháng tổng hợp số liệu từ bảng kê luỹ kế xuất, nhập để lập bảng tổng hợp N-X-T.Bảng này được mở cho từng kho, mỗi kho một tờ.Sau đó cộng số tiền nhập, xuất trongtháng và căn cứ vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng loạithànhphẩm Số dư này dùng đối chiếu với cột "số tiền" trên sổ số dư

- Ưu điểm : Giảm bớt khối lượng ghi chép do kế toán chỉ ghi theo chỉ tiêu số tiền và

ghi theo loại thành phẩm

- Nhược điểm : Khi sai sót khó phát hiện, khó kiểm tra đòi hỏi kế toán phải có nghiệp

vụ vững vàng Kế toán chưa theo dõi chi tiết đến từng thứ thành phẩm để có thông tin

về tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ thành phẩm

- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có nhiều

loại hàng hóa Việc nhập, xuất diễn ra thường xuyên Doanh nghiệp đã xây dựng được

hệ thống giá hạch toán Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng

1.2.2 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

- Để quản lý hàng tồn kho, các đơn vị có thể sử dụng một trong hai phương pháp đó làphương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ Trong đó tínhgiá vật liệu xuất kho thì phụ thuộc vào đơn vị sử dụng phương pháp kê khai thườngxuyên hoặc kiểm kê định kỳ

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 11

Đồ án kế toán tài chính

- Với phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp hạch toán hàng tồn kho

trong đó kế toán chỉ tiến hành theo dõi và ghi chép một cách thường xuyên liên tụctình hình nhập kho đến cuối tháng thông qua phương pháp kiểm kê xác định số lượnghàng tồn kho cuối kỳ và vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trị tồn khocuối kỳ Khi đó giá trị xuất kho sẽ được tính một lần vào cuối tháng như sau:Trị giá XK = Trị giá tồn ĐK + Trị giá nhập trong kỳ - Trị giá tồn cuối kỳ

- Với phương pháp kê khai thường xuyên: đây là phương pháp theo dõi, phản

ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn của các đơn vị vật tư, tài sản củađơn vị cứ sau mỗi lần nhập, xuất thì lại tiến hành kiểm kê Theo phương pháp này mốiquan hệ giữa nghiệp vụ nhập, xuất, tồn tính theo công thức:

Trị giá tồn CK= Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ - Trị giá xuất

1.2.3 Phương pháp tính giá vốn hàng bán

Để có số liệu hạch toán, cũng như xác định kết quả kinh doanh của doanhnghiệp cần phải xác định phương pháp tính trị giá mua thực tế của hàng hoá bán ratrong kì của doanh nghiệp để từ đó xác định giá vốn hàng bán Ta có:

Tuỳ theo điều kiện của mình mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá muahàng hoá xác định là được bán cho phù hợp trên cơ sở tôn trọng ngguyên tắc nhất quántrong kế toán, tức là sử dụng phương pháp nào thì phải thống nhất trong niên độ kếtoán Thông thướng, có những phương pháp tính giá mua hàng hoá như sau:

a) Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Là phương pháp mà lô hàng nào có trong kho trước sẽ được xuất trước bắt đầu

từ lô tồn đầu kỳ

Trị giá xuất kho= KL xuất kho của từng lô x Đơn giá của từng lô

b) Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:

Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ Đơn giá bình quân cả kỳ =

KL tồn đầu kỳ + KL nhập trong kỳ

Trị giá xuất kho = Khối lượng xuất kho x Đơn giá bình quân cả kỳ

Trị giá tồn cuối kỳ = Khối lượng tồn cuối kỳ x Đơn giá bình quân cả kỳ

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Giá vốn hàng bán = Giá mua hàng hóa xác định là tiêu thụ + Chi phí mua phân bổ

Trang 12

c) Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập:

Trị giá hàng trong kho sau mỗi lần nhập

ĐG bình quân sau mỗi lần nhập =

KL hàng trong kho sau mỗi lần nhậpTrị giá xuất kho = KL xuất kho x Đơn giá bình quân sau lần nhập gần nhấtTrị giá tồn cuối kỳ = KL tồn cuối kỳ x Đơn giá BQ sau lần nhập cuối cùng của tháng

d) Phương pháp đơn giá hàng tồn đầu kỳ

Là phương pháp khi XK , kế toán lấy đơn giá của lô tồn ĐK làm đơn giá xuấtTrị giá xuất kho = Khối lượng xuất kho x Đơn giá lô tồn đầu kỳCuối kỳ, kế toán phải tính đơn giá của lô tồn cuối kỳ, đây là đơn giá xuất khocho kỳ sau:

Trị giá lô tồn cuối kỳ

Đơn giá lô tồn cuối kỳ =

Khối lượng lô tồn cuối kỳ

Trị giá lô tồn cuối kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập - Trị giá xuấtKhối lượng lô tồn cuối kỳ = KL tồn đầu kỳ + KL nhập - KL xuất

e) Phương pháp giá thực tế đích danh

Là phương pháp mà khi xuất kho, kế toán sẽ chỉ rõ xuất của lô nhập nào, dùngđơn giá nhập của lô đó là đơn giá xuất kho

f) Phương pháp hạch toán

Là phương pháp kế toán theo dõi nhập kho theo giá thực tế, xuất kho theo giáhạch toán

Trị giá xuất kho = Khối lượng xuất kho x Giá hạch toán

Cuối kỳ điều chỉnh giá hạch toán về giá thực tế thông qua hệ số giá

Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ

Hệ số giá =

Trị giá hạch toán tồn đầu kỳ + Trị hạch toán nhập trong kỳ

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 13

Đồ án kế toán tài chính

- Cộng lũy kế từ đầu quý

- Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang 01

- Ngày mở số:

Ngày 31 tháng 01 năm 2023 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu)

d) Kế toán thanh toán với khách hàng

- Trường hợp khách hàng thanh toán ngay:

Khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, gửi giấy uỷ nhiệm chi, hoặc khi nhậnđược giấy báo Có của Ngân hàng (thanh toán bằng chuyển khoản) thì kế toán tiêu thụhàng hóa sẽ lập hóa đơn GTGT, kế toán thanh toán sẽ viết phiếu thu tiền và ghi số tiềntrên phiếu thu (nếu trả bằng tiền mặt), ghi số tiền trên giấy báo Có (Nếu thanh toánbằng chuyển khoản) vào sổ

- Trường hợp thanh toán bù trừ bằng tiền ứng trước

Trường hợp giữa công ty và và người mua có các đơn đặt hàng theo yêu cầu.Người mua ứng trước cho công ty một khoản tiền để làm đảm bảo, công ty theo dõikhoản ứng trước này trên TK 131 và Sổ chi tiết công nợ

Khi khách hàng ứng trước trước tiền hàng, căn cứ vào phiếu thu tiền hoặc giấybáo Có, căn vào hợp đồng kinh tế với khách hàng, kế toán để ghi sổ kế toán

- Trường hợp khách hàng mua chịu:

Khi khách hàng chấp nhận thanh toán sẽ được ghi vào sổ chi tiết công nợ , sổđược mở cho các khách hàng mua nợ, mỗi khách hàng theo dõi trên một hay vài tờ sổtuỳ vào số lần mua, mỗi tháng mở một lần

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Trang 14

Địa chỉ: La Phù, Hoài Đức, Hà Nội ( Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTCNgày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

SỔ CÁI Năm 2023 Tên tài khoản: Phải thu khách hàng

thanh toán tiền hàng

75015/1 PXK 102 15/1

Bán điều hòa tủ đứng Panasonic 2 chiều theo hình thức trả góp

42.750.00016/1 PXK 103 16/1 TNHH Thanh PhươngBán hàng cho công ty 3 36 511333.1 171.022.5

0020/1 PT 55 20/1 Cty Bảo Đạt đặt trước tiền mua hàng 3 46 112 112.500.00022/1 PXK 104 22/1 Bh cho cty Bảo Đạt 3 49 333.1511 97.762.50

023/1 PC 62 23/1 cty Bảo ĐạtTrả lại tiền thừa cho 3 52 111 14.737.50

026/1 PXK 105 26/1 Bh cho cty Tiến Đạt 3 57 333.1511 110.286.0

00Cộng số phát sinh

Trang 15

2.3.3 Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

a) Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 641: Chi phí bán hàng trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại lànhững khoản chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa Theo quy định hiệnhành thì chi phí bán hàng bao gồm :

- Chi phí nhân viên bán hàng : Là khoản tiền phải trả cho nhân viên bán hàng,nhân viên bao gói, bảo quản sản phẩm hàng hoá bao gồm cả tiền lương và cáckhoản trích nộp bắt buộc theo lương

- Chi phí vật liệu cho nhu cầu sửa chữa tài sản, xử lý hàng hóa dự trữ, bao góihàng để tăng thêm giá trị thương mại của sản phẩm

- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong việc tiêu thụ hàng hoá như : Nhà kho, cửahàng, bến bói, phương tiện vận tải

- Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa: Là chi phí phát sinh khi sửa chữa nhữnghàng hoá bị hỏng trong một thời gian nhất định

- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụcho bán hàng như : Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho, bến bãi

- Chi phí bằng tiền khỏc : Chi phớ tiếp khách, chi phí giới thiệu sản phẩm, chiphí hội nghị khách hàng

SV: Trần Thị Thu Trang – MSV: 2024012293

Ngày đăng: 17/05/2024, 16:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 02: Kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ đối chiêu luân chuyển - đồ án kế toán tài chính 2 kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ bảo ngọ
Sơ đồ 02 Kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ đối chiêu luân chuyển (Trang 9)
Sơ đồ 03: Kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ số dư - đồ án kế toán tài chính 2 kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ bảo ngọ
Sơ đồ 03 Kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ số dư (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w