1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan

95 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với mục đích tìm hiểu thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trên cơ sở đó đưa ra giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN VĂN HƯỞNG

HÀ NỘI – 2023

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Đức Minh, học viên lớp Cao học Quản lý bệnh viện, khóa

học 2021-2023 tại Trường Đại học Thăng Long xin cam đoan:

1 Đây là nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của

PGS.TS Trần Văn Hưởng

2 Các số liệu và thông tin tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành Phố Hồ Chí Minh trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách quan, do tôi thu thập và thực hiện

3 Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được đăng tải trên bất kỳ

một tạp chí hay một công trình khoa học nào

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Minh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo, các bộ môn, các Phòng, Khoa của Trường Đại học Thăng Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

PGS.TS Trần Văn Hưởng, Giảng viên hướng dẫn đã trực tiếp truyền thụ kiến thức cho tôi, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:

Ban Giám đốc, các khoa, phòng của Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành Phố Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Gia đình, anh, chị, em, bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá học này

Xin trân trọng cảm ơn

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Kiểm soát nhiễm khuẩn 3

1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nhiễm khuẩn 3

1.1.2 Các văn bản quy phạm pháp luật về/ liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn 4

1.2 Nhiễm khuẩn bệnh viện 4

1.2.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện 4

1.2.2 Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay 4

1.2.3 Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện 5

1.2.4 Các yếu tố thuận lợi và phương thức nhiễm khuẩn bệnh viện 7

1.2.5 Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện 9

1.2.6 Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện 10

1.3 Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn 13

1.5 Địa bàn nghiên cứu: Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh 19

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

Trang 6

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 21

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 21

2.2 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 21

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 21

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 21

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 21

2.4 Công cụ thu thập thông tin 22

2.3.1 Công cụ thu thập 22

2.3.2 Phương pháp thu thập 24

2.4 Biến số nghiên cứu 24

2.4.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 24

2.4.2 Kiến thức và kết quả thực hành về kiếm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 25

2.4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 28

2.4.4 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại cơ sở răng hàm mặt 29

2.5 Sai số và biện pháp hạn chế sai số 30

2.5.1 Sai số 30

2.5.2 Biện pháp hạn chế sai số 30

2.6 Phân tích số liệu 30

2.7 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 32

2.8 Khung lý thuyết nghiên cứu 32

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1 Thông tin chung của điều dưỡng được khảo sát 33

3.2 Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2023 35

3.2.1 Kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 35

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 7

3.2.2 Thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 43

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 46

3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 46

3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành chung đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 49

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 55

4.1 Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 55

4.1.1 Kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 55

4.1.2 Thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 60

4.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 63

4.2.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 63

4.2.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành chung đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 65

KẾT LUẬN 67

KHUYẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 8

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV : Bệnh viện ĐD : Điều dưỡng

HSTC : Hồi sức tích cực CĐHA Chẩn đoán hình ảnh

KSNK : Kiểm soát nhiễm khuẩn NB : Người bệnh

NKBV : Nhiễm khuẩn bệnh viện

NKTN : Nhiễm khuẩn tiết niệu NKVM : Nhiễm khuẩn vết mổ NVYT : Nhân viên y tế

VST : Vệ sinh tay

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc điểm, giới tính, tuổi của điều dưỡng được khảo sát (n=290) 333

Bảng 3.2.Một số đặc điểm về nghề nghiệp 344

Bảng 3.3 Tỷ lệ đào tạo và bồi dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn 344

Bảng 3.4 Kiến thức của điều dưỡng về nhiễm khuẩn bệnh viện (n=290) 355

Bảng 3.5 Kiến thức của điều dưỡng về vệ sinh tay thường quy (n=290) 366

Bảng 3.6 Kiến thức của điều dưỡng về phòng hộ cá nhân (n=290) 388

Bảng 3.7 Kiến thức của điều dưỡng về nguyên tắc tiệt khuẩn, khử khuẩn 40

Bảng 3.8 Kiến thức của điều dưỡng về xử lý phơi nhiễm (n=290) 41

Bảng 3.9 Một số thực hành của điều dưỡng về KSNK (n=290) 433

Bảng 3.9 Một số thực hành của điều dưỡng về KSNK (tiếp theo) 443

Bảng 3.10 Tỷ lệ kiến thức chung đạt về KSNK của điều dưỡng theo đơn vị công tác trong Bệnh viện 46

Bảng 3.11 Giới tính, nhóm tuổi liên quan đến kiến thức về KSNK chung của điều dưỡng 476

Bảng 3.12 Một số đặc điểm công việc liên quan đến kiến thức chung đạt về KSNK của điều dưỡng 477

Bảng 3.13 Được đào tạo, tập huấn liên quan đến kiến thức về KSNK của điều dưỡng 487

Bảng 3.14 Tỷ lệ thực hành chung chung đạt về KSNK của điều dưỡng theo đơn vị công tác trong Bệnh viện 498

Bảng 3.15 Đặc điểm giới tính, nhóm tuổi liên quan đến thực hành chung về KSNK của điều dưỡng 509

Bảng 3.16 Một số đặc điểm công việc liên quan đến thực hành chung về KSNK của điều dưỡng 50

Bảng 3.17 Được đào tạo, tập huấn liên quan đến thực hành chung về KSNK của điều dưỡng 51

Bảng 3.18 Liên quan giữa kiến thức và thực hành KSNK của điều dưỡng 532

Bảng 3.19 Liên quan giữa kiến thức và thực hành KSNK của điều dưỡng……53

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm trùng mắc phải do chăm sóc sức khỏe (HAIs) là một thách thức toàn cầu phổ biến chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình[1] Ước tính có khoảng 10% bệnh nhân nhập viện ở các nước phát triển và 25% ở các nước đang phát triển mắc bệnh HAIs và sau đó dẫn đến các kết quả chăm sóc sức khỏe bất lợi như tăng thời gian nằm viện, gánh nặng kinh tế, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể Hơn 90% các trường hợp nhiễm trùng xảy ra ở các nước đang phát triển [2].Gánh nặng cao của HAIs là do thiếu chương trình phòng chống lây nhiễm chuẩn bị bỏ qua do nguồn lực hạn chế, điều kiện vệ sinh kém và thực hành vệ sinh[1], [3]

HAIs là các bệnh nhiễm trùng không xuất hiện hoặc ủ bệnh tại thời điểm nhập viện và được bệnh nhân tiếp nhận trong quá trình chăm sóc tại bệnh viện hoặc bất kỳ cơ sở chăm sóc sức khỏe nào khác Virus viêm gan B, virus viêm gan C và nhiễm HIV là các bệnh phổ biến nhất, đặc biệt trong năm 2021 với sự bùng phát của dịch Covid-19 Do đó, nhân viên Y tế là tuyến đầu bảo vệ bản thân và khách hàng khỏi bị lây nhiễm[4], [5], [6].Do đó, tỷ lệ mắc và tử vong do HAIs có thể phòng ngừa được thông qua chiến lược phòng chống nhiễm trùng như vệ sinh tay thích hợp [6], [7]

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn như tiêm an toàn, đề phòng cách ly (đề phòng tiếp xúc, nhỏ giọt và trong không khí)[8], làm sạch môi trường, khử trùng và khử trùng …, chương trình an toàn toàn diện dựa trên cơ sở và giám sát là những bước chính của phòng chống lây nhiễm[9] Dữ liệu giám sát trong thời gian thực cho phép các bác sĩ kiểm soát nhiễm trùng xác định và hiểu các bệnh nhiễm trùng bệnh viện quan trọng và phát hiện dịch hoặc đợt bùng phát[7]

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2007 tại các nước đang phát triển cho kết quả 1,4 triệu người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, chi phí cho người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện khoảng 1.300.000- 2.300.000 USD/ năm Tại Châu Âu, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện khoảng 50.000 ca tử vong/ năm[10].Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung ở người bệnh nhập viện từ 5%- 10% tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện Những bệnh viện tiếp nhận càng nhiều người bệnh nặng, thực hiện càng nhiều thủ thuật xâm lấn thì nguy cơ

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

mắc nhiễm khuẩn bệnh viện càng cao Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện có thể lên tới 20%- 30% ở những khu vực có nguy cơ cao như Hồi sức tích cực (HSTC), ngoại khoa… Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM), nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN)[11] Theo nghiên cứu của Bùi Hồng Giang năm 2013 tại khoa HSTC BV Bạch Mai cho thấy: nhiễm khuẩn hô hấp là 68,1%, NKTN là 8,3%[12]

Chính vì vậy việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) vô cùng cần thiết để xứng tầm với hệ thống quản lý của bệnh viện Để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh viện cũng đưa ra một số biện pháp khuyến cáo như vệ sinh tay, tuân thủ nghiêm ngặt vô khuẩn khi thực hiện các thủ thuật Nhận thức được đầy đủ việc phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện, nhân viên y tế đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh (điều dưỡng viên) trở nên bức thiết hơn bao giờ hết vì đây là đối tượng thường xuyên chăm sóc người bệnh Câu hỏi đặt ra là kiến thức, thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn?

Với mục đích tìm hiểu thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trên cơ sở đó đưa ra giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh năm

2023

2 Phân tích một số yếu tố liên quan của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm

khuẩn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023

Trang 12

- Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn là sự tăng sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng dẫn tới phản ứng tế bào, tổ chức hoặc toàn thân, thông thường biểu hiện trên lâm sàng là một hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc

- Nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế (nhiễm khuẩn bệnh viện): là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

- Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện: là quá trình thu thập, phân tích, diễn giải các dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện một cách hệ thống và liên tục và thông báo kịp thời kết quả đến những người liên quan

- Kiểm soát nhiễm khuẩn: là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

- Phòng ngừa chuẩn: là các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho mọi người bệnh không phụ thuộc vào chẩn đóa, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm khám, điều trị, chăm sóc dựa trên nguyên tắc coi máu, chất tiết và chất bài tiết của người bệnh đều có nguy cơ lây truyền bệnh

Khái niệm: Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

Quyết định số 3671/QĐ-BYT, ngày 27 tháng 09 năm 2012, phê duyệt các hướng dẫn KSNK cùng với tài liệu hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện

Quyết định mới nhất số 3916/QĐ-BYT, ngày 28 tháng 08 năm 2017, phê duyệt các hướng dẫn KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [8], [13], [11] - Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20/07/2018 của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Thông tư số 20/2019/TT-BYT ngày 31/07/2019 của Bộ Y tế quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành y tế

- Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1.2 Nhiễm khuẩn bệnh viện

1.2.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện

Theo tổ chức Y tế thế giới, nhiễm khuẩn bệnh viện được định nghĩa như sau: nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại BV và nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện [14]

1.2.2 Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay

Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2 triệu người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện, làm 90.000 người tử vong, làm tốn thêm 4,5 tỉ dollar viện phí Nghiên cứu về hiệu quả của Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện SENIC (Study on the Efficacy of Nosocomial Infection Control) đã khẳng định Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) bao gồm giám sát và áp dụng kỹ thuật có

Trang 14

thể làm giảm 33% NKBV Từ đó, nhiều BV đã cải tiến các biện pháp kiểm soát NKBV và đã đạt được nhiều thành công Từ năm 2007, Hiệp hội kiểm soát nhiễm khuẩn và dịch tễ học Hoa Kỳ APIC (Association for Professionals in Infection Control and Epidemiology) đã đưa ra mục tiêu “hướng đến không có NKBV” [14] Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam: Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự thực hiện năm 2006- 2007 tại 62 BV khu vực phía Bắc đại diện các tuyến như: BV trung ương, tuyến tỉnh, thành phố, quận, huyện cho thấy tỉ lệ NKBV trung bình là 7,8% trong đó các BV tuyến Trung ương tỉ lệ NKBV là 5,4%, các BV tuyến tỉnh, thành phố tỉ lệ NKBV là 8,3%, tỉ lệ NKBV tại các tuyến quận, huyện là 6,3% [15] Năm 2005, Bệnh viện Bạch Mai giám sát tại 36 BV với 7541 NB, tỉ lệ NKBV là 7,8% Các nhiễm khuẩn thường gặp: Nhiễm khuẩn hô hấp (41,9%), NKVM (27,5%), NKTN (13,1%), nhiễm khuẩn đường tiêu hoá (10,3%), nhiễm khuẩn da và mô mềm (4,1%), các nhiễm khuẩn khác (2%) [16]

1.2.3 Nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện

Căn nguyên nhiễm trùng bệnh viện có thể do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng Các nhiễm trùng bệnh viện do vi khuẩn gây ra được gọi là NKBV, nguyên nhân trực tiếp là do tiếp xúc với vi khuẩn dưới nhiều hình thức khác nhau Với đa số vi khuẩn gây NKBV thời gian ủ bệnh là 48 giờ (thời kỳ ủ bệnh đặc trưng) Do đó gọi là NKBV khi xuất hiện sau khi vào viện tối thiểu 48 giờ [17]

Nhiễm khuẩn bệnh viện đặc biệt dễ phát hiện trên những cơ thể mà sức chống đỡ bị suy yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm, thường xuất hiện ở bệnh nhân thuộc các khoa hồi sức tích cực Trên các bệnh nhân này vốn đã có những vi khuẩn thường trú không gây bệnh cho người khỏe Thông thường chẩn đoán NKBV ở khoa hồi sức tích cực là NK phổi, NK tiết niệu, NK huyết và NK liên quan đến ống thông [6], [18]

Nhiễm khuẩn bệnh viện thứ phát có tới 1/3 là do các vi khuẩn nội sinh, thường khu trú ởđường hô hấp, đường tiêu hóa, và xảy ra trong khoảng 7 ngày nằm viện Vi khuẩn ngoại sinh, xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp hoặc đường tiết niệu chiếm 20%, trường hợp này xảy ra vào bất kỳ thời gian nào trong quá trìnhnằm viện và chỉ có thể phòng được nếu đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt chế độ

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

vệ sinh chuẩn [19]

Vi sinh vật gây NKBV khác nhau tùy theo cộng đồng bệnh nhân, cơ sở y tế và quốc gia, khu vực

- Vi khuẩn:

Là căn nguyên chủ yếu, các vi khuẩn gây NKBV có thể là:

+ Các vi khuẩn cộng sinh: là các vi khuẩn cư trú bình thường ở cơ thể người khỏe mạnh, trở thành vi khuẩn gây bệnh khi có điều kiện thích hợp Ví dụ tụ cầu không đông huyết tương cư trú trên da gây nhiễm khuẩn catheter nội mạch hay Escherichia coli (E coli) cư trú ở đường ruột gây nhiễm khuẩn tiết niệu[20]

+ Các vi khuẩn gây bệnh: Có độc tính cao, có khả năng gây nhiễm khuẩn (lẻ tẻ hoặc thành dịch) bất chấp tình trạng của vật chủ Ví dụ: Trực khuẩn Gram dương, kỵ khí như Clostridium gây hoại thư; Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus (S aureus) (vi khuẩn cư trú trên da, mũi của cả bệnh nhân và nhân viên y tế), liên cầu tan huyết bê-ta (betahaemolytic streptococci) có thể gây rất nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau ở phổi, xương, tim, dòng máu và thường kháng với nhiều loại kháng sinh; Vi khuẩn Gram âm: các vi khuẩn đường ruột như E coli, Proteus, Klebsiellaspp., Enterobacter spp., Serratia marcescens có thể xâm nhập nhiều vị trí gây NKBV (lòng ống thông tĩnh mạch, ống thông bàng quang, lòng ống thông có đầu dò)[21]; Một số vi khuẩn Gram âm khác như Pseudomonas spp cư trú trong đường tiêu hoá của bệnh nhân nằm viện; Một số vi khuẩn khác có nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện với tính chất rất đặc thù như Legionella spp., Mycoplasma spp có thể gây viêm phổi (lẻ tẻ hoặc thành nhóm) trong thời gian rất nhanh thông qua hít phải không khí ẩm bị nhiễm vi khuẩn (không khí điều hoà nhiệt độ, vòi tắm, khí trị liệu)[5]

- Virus:

Nhiều loại virus có thể gây NKBV như virus viêm gan B và C (thông qua truyền máu, lọc máu, tiêm truyền, nội soi tiêu hoá); virus hợp bào hô hấp (RSV); rotavirus và các virus đường ruột (lan truyền qua đường tay - miệng,phân - miệng) Các loại virus khác như Cytomegalo virus, HIV, Ebola, cúm,Herpes simplex và thuỷ đậu (varicella – zoster) cũng có thể lan truyền trong bệnh viện[22], [23]

- Nấm và ký sinh trùng:

Trang 16

Một số loại nấm và ký sinh trùng như Giardia lamblia, Candida albicans, Aspergillus, Cryptococcus neoformans, Cryptosporidium… là các vi sinh vật có khả năng gây nhiễm trùng cơ hội khi bệnh nhân phải điều trị kháng sinh phổ rộng hay suy giảm miễn dịch nặng Không khí, bụi và đất là những nơi có thể có Aspergillussp đặc biệt trong thời gian bệnh viện có xâydựng Cái ghẻ (Sarcoptes scabies) là một vi sinh vật ngoại ký sinh cũng có khả năng gây thành dịch trong các cơ sở y tế[24], [25]

1.2.4 Các yếu tố thuận lợi và phương thức nhiễm khuẩn bệnh viện

Có rất nhiều yếu tố thuận lợi dẫn đến NKBV ở người bệnh như[4], [3]: Các yếu tố nội sinh (do chính bản thân NB): Các yếu tố từ người bệnh làm thuận lợi cho NKBV gồm tuổi, tình trạng sức khỏe ngừi bệnh có can thiệp phẫu thuật, người bệnh đa chấn thương… đều có nguy cơ cao mắc NKBV

Các yếu tố ngoại sinh: Các yếu tố có thể gặp trong môi trường như không khí, nước, bề mặt vật dụng xung quanh người bệnh Môi trường bệnh viện, đặc biệt tại các khoa như khoa hồi sức tích cực ngoại và các khoa ngoại đều có nguy cơ gây NKBV[26], [16]

Từ hoạt động chăm sóc và điều trị: Các phẫu thuật, tiểu phẫu thuật, các can thiệp thủ thuật xâm lấn… là những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong NKBV, do sử dụng các dụng cụ, thiết bị xâm nhập[27]

Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của NVYT: Thiếu kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của nhân viên y tế

Từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp: Sự lạm dụng kháng sinh trong điều trị cũng là yếu tố nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện Theo nghiên cứu của Đỗ Trọng Cán, Đinh Thị Thanh Huyền tỷ lệ kháng kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ 2, 3 là 97,8% [28]

Trước khi phân chia các phương thức lây truyền của các tác nhân gâybệnh, cần phải phân tích rõ các yếu tố dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện cho bệnh nhân Với mỗi loại nhiễm khuẩn bệnh viện lại có những yếu tố nguy cơđặc thù riêng, được liệt kê trongbảng 1.1 [29]

Từ các yếu tố gây nhiễm khuẩn bệnh viện (NKVB) trong bảng 1.1, nhận thấy có 5 đường lây truyền chính của các tác nhân gây NKBV: qua tiếp xúc, qua

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

các giọt nhỏ, đường không khí, qua thuốc, vector (vật trung gian truyền bệnh) Một số tác nhân có thể lây truyền theo một hoặc nhiều con đường khác nhau Lây truyền qua tiếp xúc xảy ra khi ngưởi bệnh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn bệnh như: khi BN đụng chạm vào các dụng cụ nhiễm bẩn, quần áo bẩn hoặc bàn tay của nhân viên y tế không được rửa sạch Lây truyền qua tiếp xúc là nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất Tác nhân theo con đường này bao gồm các VK gram(-) đa kháng, các tác nhân đường ruột như: Clostridium difficile, Shigella, hoặc Rotavirus, các tác nhân ở da và mô mềm như: S aureus và Streptococcus pyogenes, các virus như: Adenovirus và Varicella-zoster virus [1], [30]

Lây truyền qua các giọt nhỏ: Các giọt đờm nhỏ tiết ra khi người bệnh ho, hắthơi, nói chuyện, qua các thiết bị xâm nhập vào đường hô hấp như: hút đờm, nội soi phế quản Các giọt nhỏ này chứa vi khuẩn phân tán trong không khí và đọng lại trên kết mạc, niêm mạc mũi hoặc miệng người bệnh Các tác nhân lây truyền

Trang 18

Bảng 1.1 Các yếu tố thường gặp với từng loại nhiễm khuẩn bệnh viện

Nhiễm khuẩn ống thông động tĩnh mạch

Thời gian lưu ống thông

Vị trí đặt ống thông (tĩnh mạch đùi > cảnh trong >dưới đòn) Loại ống thông

Tuổi già, trẻ đẻ non

Nuôi dưỡng hoàn toàn ngoài đường tiêu hóa

[19]

Viêm phổi liên quan đến

thở máy

Thời gian thông khí nhân tạo kéo dài

Dùng thuốc kháng H2, tăng PH dạ dày, sử dụng kháng sinh trước đó, dùng các thuốc gây suy giảm miễn dịch

Nuôi dưỡng đường ruột

Tuổi> 60, trẻ đẻ non, bệnh phổi mạn tính, phẫu thuật ngực bụng, rối loạn ý thức, đặt nội khí quản cấp cứu

[5]

Nhiễm khuẩn vết mổ

Kỹ thuật mổ

Thời gian cạo tóc, lông trước khi phẫu thuật Các ống dẫn lưu

Nhiễm khuẩn ở các vị trí khác Tuổi già, trẻ đẻ non

Béo phì, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, ungthư Thời gian tiền phẫu thuật kéo dài

[31]

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Đái tháo đường, suy thận Thời gian đặt ống thông tiểu Hệ thống dẫn lưu hở

Phụ nữ, thai nghén, tuổi già, trẻ đẻ non

[23]

1.2.5 Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện

Nhiễm khuẩn bện viện dẫn đến nhiều hệ luỵ cho bệnh nhân và cho hệ thống y tế như: tăng biến chứng và tử vong cho bệnh nhân; kéo dài thời gian nằm viện; tăng sử dụng kháng sinh dẫn đến tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật và tăng chi phí điều trị[4]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

Trên thế giới: Theo báo cáo năm 2009, tổng chi phí điều trị trực tiếp cho các bệnh nhiễm trùng liên quan đến y tế tại Mỹ hàng năm, ước tính chi phí cho các hoạt động đó vào khoảng 28,4 đến 33,8 tỷ USD Sau khi áp dụng các biện pháp KSNK hiệu quả thì chi phí này giảm xuống còn 5,7 đến 6,8 tỷ USD [14]

Ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu quốc gia đánh giá chi phí của NKBV, một nghiên cứu tại BV Chợ Rẫy cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện làm kéo dài thời gian nằm viện 15 ngày với chi phí trung bình mỗi ngày là 192,000 VND và ước tính chi phí phát sinh do Nhiễm khuẩn bệnh viện vào khoảng 2,880,000 VND/ NB Theo một số nghiên cứu tại BV Bạch Mai, số ngày nằm viện gia tăng do NKVM là 11,4 ngày; nhiễm khuẩn hô hấp là 7,8 ngày cũng đồng nghĩa với các chi phí phát sinh trung bình tăng thêm lần lượt là 1,9 triệu đồng; 23,6 triệu đồng [9]

1.2.6 Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện 1.2.6.1 Phòng ngừa chuẩn

Phòng ngừa chuẩn được định nghĩa là tập hợp các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho tất cả những người bệnh trong bệnh viện không tùy thuộc vào chẩn đoán và tình trạng nhiễm trùng của người bệnh Mục tiêu của phòng ngừa chuẩn là nhằm phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm chéo qua máu, dịch tiết cơ thể, chất tiết (trừ mồ hôi) cho dù chúng được nhìn thấy có chứa máu hay không, và da không lành lặn và niêm mạc

Coi tất cả máu, dịch sinh học, các chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) đều có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm Đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất, nhằm hạn chế cả sự lây truyền từ người sang người cũng như từ người sang môi

trường

Việc tuân thủ các quy định của Phòng ngừa chuẩn đóng góp quan trọng vào việc làm giảm nhiễm khuẩn liên quan đến cơ sở y tế, phơi nhiễm nghề nghiệp chonhân viên y tế và tạo ra môi trường chăm sóc y tế an toàn cho cả người bệnh và nhân viên y tế[13]

Những nội dung chính của phòng ngừa chuẩn: Vệ sinh tay

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay

Trang 20

khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết Tuân thủ quy tắc vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho Làm sạch môi trường trong chăm sóc người bệnh

Khử, tiệt khuẩn đúng quy định các dụng cụ chăm sóc người bệnh Xếp chỗ cho người bệnh thích hợp

Quản lý đồ vải phòng lây nhiễm

Thực hiện tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn Xử lý chất thải đúng quy định

1.2.6.2 Quản lý và xử trí dụng thiết bị, dụng cụ, hóa chất và rác thải y tế

* Phân loại chất thải y tế[13] - Chất thải lây nhiễm:

Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm

Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm

- Chất thải hóa học nguy hại:

Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng

Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này)

Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này)

Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

- Bình chứa áp suất:

Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt

- Chất thải thông thường:

Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly) Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim

Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh

Xử lý chất thải y tế:

- Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt

- Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng

- Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau:

Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10m

Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến

Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa Không để súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập

Trang 22

Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế

Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh

Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh - Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế

Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ

Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ

Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày

Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần

1.2.6.3 Vệ sinh môi trường bệnh viện

Mỗi bệnh viện, khoa, phòng cần có lịch vệ sinh cụ thể cho từng vùng thuộc đơn vị mình, trong đó nêu rõ những nội dung cụ thể cần thực hiện, các loại phương tiện và dung dịch khử khuẩn thích hợp cho từng vùng và tên nhân viên làm việc chịu trách nhiệm tại mỗi khu vực; theo nguyên tắc phân loại theo nguy cơ, theo màu sắc [8]

Phân loại theo nguy cơ:

Nguy cơ thấp: khu vực hành chính

Nguy cơ trung bình: khu vực khám và điều trị

Nguy cơ cao: khu vực nếu không xử lý tốt có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và NVYT, cũng như có thể lây thành dịch bệnh: khu vực phòng cách ly, khoa nhiễm, khu phẫu thuật …

Phân theo màu sắc:

Màu xanh: khu vực an toàn, sạch, ít nguy cơ,

Màu vàng: khu vực chăm sóc và điều trị, nguy cơ trung bình, Màu đỏ: khu vực lây nhiễm, nguy cơ cao

1.3 Kiến thức và thái độ thực hành của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn 1.3.1 Khái niệm

Theo từ điển Wikipedia, kiến thức là sự quen thuộc, nhận thức hoặc hiểu biết

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

về ai đó hoặc một cái gì đó, chẳng hạn như sự kiện, thông tin, mô tả hoặc kỹ năng, có được thông qua kinh nghiệm hoặc giáo dục bằng cách nhận thức, khám phá hoặc học hỏi Kiến thức có thể đề cập đến một sự hiểu biết lý thuyết hoặc thực tế về một chủ đề Nó có thể là ẩn (như với kỹ năng thực tế hoặc chuyên môn) hoặc rõ ràng (như với sự hiểu biết lý thuyết về một chủ đề); nó có thể nhiều hơn hoặc ít chính thức hoặc có hệ thống [32]

Trong tâm lý học, thái độ là một cấu trúc tâm lý, một thực thể tinh thần và cảm xúc được thừa hưởng hoặc đặc trưng cho một người Chúng phức tạp và là một trạng thái có được thông qua kinh nghiệm Đó là trạng thái tâm trí dễ bị ảnh hưởng của một cá nhân liên quan đến một giá trị và nó được kết tủa thông qua một biểu hiện đáp ứng đối với một người, địa điểm, sự vật hoặc sự kiện (đối tượng thái độ), điều này ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân [33]

1.3.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn

1.3.2.1 Tuổi, giới tính

Nghiên cứu của tác giả Sarani H và cộng sự năm 2014 khi nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về các biện pháp phòng ngừa chuẩn tại BV giảng dạy liên kết với Đại học Y khoa Zabol- Iran, kết quả cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa kiến thức và giới tính (p = 0,02) [32]

Theo nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Phương khi đánh giá kiến thức, thái độ và tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa ngoại và khoa nội Bệnh viện Đa khoa Đống Đa trước và sau can thiệp năm 2010- 2011, kết quả cho thấy tỷ lệ nam và nữ có thái độ tích cực với tuân thủ vệ sinh bàn tay trước và sau can thiệp khá cao (trên 90%) Nữ có thái độ tích cực với tuân thủ vệ sinh bàn tay cao hơn so với nam [34]

Theo tác giả Hồ Thị Nhi Na khi nghiên cứu về kiến thức và thái độ đối với một số quy định phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế tại một số khoa của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2015, nhân viên y tế có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên có kiến thức tốt về tuân thủ các quy định về phòng ngừa chuẩn [35]

Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Hiền và cộng sự năm 2015 về kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh tay thường quy và một số yếu tố liên quan của nhân

Trang 24

viên y tế tại BV Đa khoa Hoè Nhai năm 2015, kết quả nghiên cứu tìm thấy các yếu tố liên quan tới kiến thức chưa đạt về vệ sinh tay như tuổi (trên 30 tuổi), yếu tố giới tính (nam) với thái độ chưa đạt Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế với yếu tố thái độ Nhóm nhân viên y tế có thái độ không tích cực không tuân thủ vệ sinh tay cao hơn 2,7 lần so với nhóm nhân viên y tế có thái độ tích cực [36]

1.3.2.2 Thời gian công tác

Kết quả nghiên cứu của tác giả Deborah J Ward năm 2011 khi nghiên cứu tổng quan hệ thống Điều dưỡng về những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn kết quả cho thấy kinh nghiệm, số năm công tác và trình độ học vấn là những yếu tố nâng cao kiến thức về thực hành tốt nhất Thiếu kiến thức và trình độ học vấn thấp là hai lý do dẫn đến thực hành phòng chống nhiễm khuẩn chưa tốt ở Điều dưỡng Sinh viên Điều dưỡng có kiến thức về phòng chống nhiễm khuẩn ít và thiếu kinh nghiệm thực hành có mối liên quan đến việc giảm kiểm soát nhiễm khuẩn [26]

Nghiên cứu của tác giả Mohammad Y N Salehvà cộng sự khi nghiên cứu về kiến thức và thực hành của điều dưỡng về phòng chống nhiễm trùng vết mổ ở Bangladesh, phát hiện cho thấy phần lớn điều dưỡng có kiến thức về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ ở mức thấp M = 69,67%, SD = 8,53% với điểm tối thiểu 48% và điểm tối đa 92%; Các điều dưỡng (98,3%) đạt điểm thực hành phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ ở mức cao (M = 89,95%, SD = 4,06%) với điểm tối thiểu 80% và điểm tối đa 96% Kết quả cũng cho thấy, kinh nghiệm làm việc của Điều dưỡng tại các khoa này là 3,77 năm (SD= 1,29), do đó ảnh hưởng đến trình độ hiểu biết thấp về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ trong nhóm đối tượng này [37]

1.3.2.3 Trình độ chuyên môn

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà năm 2015 về thực trạng kiến thức và thái độ của điều dưỡng hồi sức tích cực về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bện viện Việt Đức cho thấy nhóm các điều dưỡng có trình độ đại học, sau đại học có thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ cao gấp 3,16 lần nhóm Điều dưỡng có trình độ cao đẳng và trung cấp [29]

Theo tác giả Hồ Thị Nhi Na khi nghiên cứu về kiến thức và thái độ đối với

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

một số quy định phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế tại một số khoa của BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2015, kết quả cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ chuyên môn với kiến thức về rửa tay của nhân viên y tế Trong đó, tỷ lệ ĐD/ nữ hộ sinh có kiến thức tốt đối với rửa tay trong phòng ngừa chuẩn cao gấp 3,85 lần so với bác sỹ (95% CI: 1,39- 10,64) [35]

1.3.2.4 Đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn

Nghiên cứu của tác giả Mahmoud N Qasem và Issa M Hweidi khi nghiên cứu kiến thức về ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ của Điều dưỡng Jordan năm 2017: có một sự khác biệt đáng kể trong kiến thức của điều dưỡng giữa những người đang theo học khóa đào tạo liên quan đến phẫu thuật đặc biệt và những ai không tham gia Các yếu tố dự báo quan trọng nhất của kiến thức điều dưỡng Jordan là: số giờ tín chỉ mà các điều dưỡng tham dự cho các khóa đào tạo liên quan đến phẫu thuật và tổng số năm kinh nghiệm làm việc trong điều dưỡng [3]

Theo tác giả Suchitra JB và Lakshmi Devi N khi nghiên cứu về tác động của giáo dục lên kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế về nhiễm trùng bệnh viện Giáo dục có tác động tích cực đến việc duy trì kiến thức, thái độ và thực hành trong tất cả nhân viên y tế Có một nhu cầu để phát triển một hệ thống giáo dục liên tục cho tất cả các nhân viên y tế, để giảm tỷ lệ mắc nhiễm trùng bệnh viện, tuân thủ các biện pháp can thiệp là bắt buộc [37]

Nghiên cứu của tác giả Rawan Deham I Aledeilah và cộng sự tại thành phố Arar, Ả Rập Saudi (2018) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng chương trình đào tạo đa phương thức nhằm giải quyết kiến thức về vệ sinh tay, cũng như các chiến lược cho thái độ và hành vi trong các biện pháp can thiệp vệ sinh tay [38]

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng và Trương Anh Thư, Vũ Văn Giang năm 2005 cho thấy trước can thiệp tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế đạt 6,3%, sau 4 tháng tổ chức chiến dịch vận động nhân viên y tế tăng cường vệ sinh bàn tay, tỷ lệ tuân thủ rửa tay đã tăng lên 65,7% [15]

Trang 26

1.4 Một số nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng trong nước và quốc tế

1.4.1 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng trên thế giới

Nghiên cứu năm 2015 của tác giả Farid Najafi và cộng sự (Iran) về kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn trên 200 điều dưỡng làm việc trong BV thực hành của trường Đại học Khoa học Y khoa Kermanshah, kết quả điều tra cho thấy 69,5% điều dưỡng có kiến thức tốt, 61,5% thái độ trung bình và 80% thực hành tốt về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Trong đó, 79% người tham gia biết tầm quan trọng của vệ sinh tay trong kiểm soát nhiễm trùng, 88% người tham gia có kiến thức các phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng, 65% người tham gia tin tưởng rằng đã tiếp xúc các phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng, 88% người tham gia tin tưởng giáo dục là phương pháp hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm trùng, 85% người tham gia đã sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, 82% người tham gia rửa tay trong mọi tiếp xúc với người bệnh [31]

Nghiên cứu của tác giả Mozhgan Kalantarzadeh và cộng sự năm 2021 khi nghiên cứu về kiến thức và thực hành của d về kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng BV (Phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu và hô hấp, bảo vệ vết thương, VST …) ở các khoa cấp cứu của BV truyền nhiễm Arch ở Iran năm 2014: 25,9% số người tham gia có kiến thức tốt, đạt 14-20 điểm; 41,09% ĐD có kiến thức trung bình (6- 13 điểm); 33,03% ĐD có kiến thức kém (0- 6 điểm) Phân tích dữ liệu cho thấy mối quan hệ đáng kể giữa giá trị trung bình điểm kiến thức của Điều dưỡng và trung bình kinh nghiệm công việc của họ (r = 0,25; p< 0,05) [21]

Nghiên cứu của tác giả Willson M và cộng sự (2009) về can thiệp Điều dưỡng để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu có liên quan đến ống thông, tác giả cũng kết luận rằng bằng chứng cho thấy các biện pháp can thiệp sau đây làm giảm tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh được quản lý bằng cách đặt ống thông tiểu trong thời gian ngắn gồm giáo dục nhân viên về quản lý ống thông, kết hợp với theo dõi thường xuyên tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu, một chương trình toàn cơ sở để đảm bảo đặt ống thông chỉ khi được chỉ định và loại bỏ kịp thời các

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

ống thông tiểu, duy trì hệ thống thoát nước tiểu kín Bằng chứng cho thấy rằng việc sử dụng một hệ thống được kết nối làm giảm sự gián đoạn của hệ thống thoát nước tiểu kín có thể ngăn ngừa NKTN [39]

Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hiệu quả của ĐD đối với VST được thực hiện trên 200 ĐD tại các BV của thành phố Kerman ở Iran năm 2016 của tác giả Alireza Sharif và cộng sự Kết quả cho thấy, phần lớn các điều dưỡng có kiến thức tốt về VST (74,5%), thái độ đúng là 70,5% [33]

Theo tác giả Sreejith Sasidharan Nair cùng cộng sự (Ấn Độ) năm 2014 nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh tay giữa các sinh viên y khoa và sinh viên điều dưỡng tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe đại học ở Raichur, Ấn Độ kết quả cho thấy: Chỉ có 9% người tham gia (13 trong số 144 người) có kiến thức tốt về vệ sinh tay, thái độ về vệ sinh tay của sinh viên điều dưỡng, sinh viên y khoa lần lượt là 52,1% và 12,9% [31]

1.4.2 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng tại Việt Nam

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà năm 2015 về thực trạng kiến thức và thái độ của điều dưỡng hồi sức tích cực về kiểm soát nhiễm khuẩn tại BV Việt Đức cho thấy tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là 44,12%; thực hành đúng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là 80,9% [29]

Theo tác giả Nguyễn Thanh Loan và cộng sự năm 2014 khi nghiên cứu về kiến thức và thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ, kết quả cho thấy: Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ là 60% (48/80) và 63,8% (51/80) điều dưỡng có thực hành đúng Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ (p = 0,005) [40]

Theo điều tra của Nguyễn Văn Dũng và Trần Đỗ Hùng năm 2012 nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành về nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên y tế tại các BV thuộc tỉnh Vĩnh Long Kết quả tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức tốt về phòng Nhiễm khuẩn bệnh viện, trong đó kiến thức về vệ sinh tay là 90,3% [41]

Năm 2016, nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Mai Hương tại BV Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành đánh giá thực trạng kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn

Trang 28

của 110 học viên (30 học viên là bác sỹ, 80 học viên là ĐD) học tại BV Trung ương Quân đội 108 trong đó kiến thức vệ sinh tay chỉ có 5/8 nội dung có tỷ lệ học viên trả lời đúng trên 80%, có nội dung về vệ sinh tay học viên trả lời với tỷ lệ thấp nhất là 16,4% [42]

Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Dung và cộng sự về kiến thức, thực hành của ĐD sau can thiệp chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực tại BV Hữu Nghị Vệt Đức Điểm trung bình kiến thức của Điều dưỡng sau đào tạo là 155,04 ± 14,83 Có sự khác biệt giữa điểm trước và sau 9 tháng đào tạo (p < 0,001) [30]

Nghiên cứu của tác giả Võ Văn Tân và cộng sự năm 2010 khi nghiên cứu liên quan giữa kiến thức và hành vi của Điều dưỡng về kiểm soát nhiễm trùng trên 200 điều dưỡng nội khoa và ngoại khoa tại BV Tiền Giang, kết quả kiến thức của Điều dưỡng về kiểm soát nhiễm trùng BV đạt 78,7%; hành vi của họ về kiểm soát nhiễm trùng BV đạt 87,8% Trong đó, điều dưỡng có thái độ tốt trong thực hành rửa tay, điểm số cao hơn khi phỏng vấn kiến thức về rửa tay (94% so với 76%) [43]

Năm 2010, tác giả Mai Ngọc Xuân khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửa tay của bác sỹ và ĐD tại các khoa trọng điểm BV Nhi Đồng 2 Kết quả, phần lớn nhân viên y tế có thái độ tuân thủ rửa tay rất tốt: 63,8% cho là luôn luôn và 31,4% cho là thường xuyên phải rửa tay khi có cơ hội Tuy nhiên, thực tế chỉ có 17,6% là luôn luôn và 13,8% là thường xuyên thực hành đúng cơ hội rửa tay [16]

1.5 Địa bàn nghiên cứu: Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Được thành lập từ ngày 01/06/1978; Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa Nhi – hạng I, trực thuộc Sở Y tế TP.HCM được thành lập vào ngày 01/06/1978, là một trong bốn bệnh viện Nhi hàng đầu tại Việt Nam phụ trách công tác khám, chữa bệnh cho các bé từ 0 đến dưới 16 tuổi

Bệnh viện có 1.400 giường bệnh, được xây dựng trong khuôn viên 8,6 hecta, nhiều cây xanh, thoáng mát, sân chơi rộng rãi, thân thiện với trẻ em…

Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu y đức đã đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhi Bên

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 29

cạnh đó, bệnh viện còn là trung tâm đào tạo thực hành cho các trường: Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Nguyễn Tất Thành…; Là cơ sở đào tạo y khoa liên tục do Bộ Y tế cấp mã đào tạo Ngoài ra, bệnh viện cũng là nơi tiếp nhận sinh viên quốc tế đến tham quan và học tập về chuyên ngành nhi khoa

Bệnh viện cũng là một trung tâm hợp tác nghiên cứu lâm sàng với các viện, bệnh viện đầu ngành trong cả nước, Tổ chức Y tế thế giới, các trường đại học và viện nghiên cứu của các nước phát triển…

Bệnh viện có 10 phòng chức năng, 38 khoa lâm sàng và cận lâm sàng với đầy đủ các chuyên khoa (đặc biệt là khoa Ngoại Thần kinh, vật lý trị liệu, khoa

Tâm lý, khoa Sức khỏe trẻ em…)

Đội ngũ Điều dưỡng tại Bệnh viện giữ vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc giúp bệnh nhân phòng ngừa bệnh tật, chẩn đoán điều dưỡng và đưa ra các phương pháp chăm sóc hỗ trợ công tác điều trị phù hợp Đến nay nhân lực điều dưỡng của bệnh viện là 742 người, chiếm hơn 40% nhân sự của bệnh viện

Trang 30

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu từ 09/2023 đến tháng 11/2023

2.2 Đối tượng nghiên cứu

- Là điều dưỡng viên tiếp xúc, chăm sóc trực tiếp bệnh nhân (nhân viên tại các khoa lâm sàng, xét nghiệm) và đang công tác tại bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Tất cả những điều dưỡng viên làm việc toàn thời gian - Những điều dưỡng viên đã ký hợp đồng chính thức - Những điều dưỡng viên đồng ý tham gia vào khảo sát

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Điều dưỡng viên đang đi học tập trung không làm việc ở khoa trong thời gian thu thập số liệu

- Điều dưỡng viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản tại thời điểm lấy số liệu nghiên cứu - Điều dưỡngviên có thời gian làm việc dưới 6 tháng

2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả, ước tính một tỷ lệ trong quần thể:

Trang 31

n là cỡ mẫu cần nghiên cứu

p = 0,284 [44](là tỷ lệ điều dưỡng tại bệnh viện E có tỷ lệ kiến thức đúng về kiểm soát nhiễm khuẩn theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Mai năm 2016)

d là khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể d = 0,06  là mức ý nghĩa thống kê = 0,05; với độ tin cậy 95%, Z(1-/2) = 1,96

Với công thức trên, tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 217 điều dưỡng, thực tế nghiên cứu khảo sát 290 điều dưỡng

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện tất cả những điều dưỡng đủ tiêu chuẩn lựa chọn trên đều được chọn vào mẫu nghiên cứu

2.4 Công cụ nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin 2.3.1 Công cụ thu thập

Bộ câu hỏi được xây dựng dựa vào mục tiêu và biến số nghiên cứu Gồm 3 phần:

Phần 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu là các ĐD Phần 2: Kiến thức của ĐD về KSNK

Phần 3: Thực hành của ĐD về KSNK

Các nội dung trong bộ câu hỏi dựa theo các văn bản sau:

+ Quyết định số 3671/QĐ-BYT phê duyệt các hướng dẫn về KSNK như: Hướng dẫn phòng ngừa NKVM

+ Quyết định số 3916/QĐ-BYT phê duyệt các hướng dẫn về KSNK như: Hướng dẫn phòng ngừa NKTN liên quan đến đặt thông tiểu, hướng dẫn thực hành VST

+ Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát NKBV Bạch Mai 2013 + Tài liệu đào tạo liên tục KSNK cho nhân viên y tế tuyến cơ sở

Quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ câu hỏi:

+ Thâm nhập thực tế bằng cách đi lâm sàng để tìm hiểu cách làm việc của điều dưỡng tại các khoa nghiên cứu

+ Xây dựng bộ câu hỏi dựa trên thực tế qua quan sát, cách làm việc ở các khoa

+ Bộ câu hỏi được gửi đến 10 ĐD của bệnh viện để kiểm tra về sự rõ nghĩa

Trang 32

của câu từ sử dụng cũng như xác định cách tiếp cận điều tra phù hợp hơn

+ Xin ý kiến thầy cô hướng dẫn, chuyên gia và hội đồng: Bộ câu hỏi được sự góp ý của thầy hướng dẫn về vấn đề khoa học, và trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh về mặt chuyên môn

Bộ câu hỏi thông qua đóng góp ý kiến của hội đồng thông qua đề cương luận văn

+ Chỉnh sửa bộ câu hỏi cho rõ nghĩa, phù hợp, rõ ràng cho từng nội dung + Thu thập trên điều dưỡng

Cách tính và cho điểm kiến thức, thực hành của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn:

Phần kiến thức: Mỗi câu hỏi có 4 đáp án, trong đó có 1 đáp án đúng nhất, 1 hoặc 2 đáp án không phải đúng nhất, 1 hoặc 2 đáp án nhiễu

+ Trả lời đáp án đúng nhất được 1 điểm/ câu + Trả lời sai đáp án được 0 điểm/ câu

+ Kiến thức đúng khi các nội dung đạt ≥ 80% tổng điểm

+ Kiến thức chưa đúng khi các nội dung < 80% tổng điểm[44]

Phần thực hành: thực hành của ĐD được đo bằng thang điểm Likert[44] Điểm của mỗi câu trả lời được tính như sau:

Rất không đồng ý = 0 điểm Không đồng ý = 1 điểm Không có ý kiến gì = 2 điểm Đồng ý = 3 điểm

Rất đồng ý = 4 điểm

Thiết kế bộ câu hỏi phần thực hành theo cả hai chiều thuận và nghịch + Câu hỏi thuận: Đáp án đồng ý, rất đồng ý thể hiện thực hành đúng, chuẩn + Câu hỏi nghịch: Đáp án rất không đồng ý, không đồng ý thể hiện thực hành đúng

+ Thực hành đúng khi các nội dung đạt ≥ 80% tổng điểm

+ Thực hành chưa đúng khi các nội dung < 80% tổng điểm[44]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

Học viên có mặt tại điểm thu thập thông tin cho đến khi quá trình thu thập thông tin hoàn tất và nhắc nhở không để người tham gia nghiên cứu trao đổi thông tin

Khi điều dưỡng nộp phiếu điều tra, học viên kiểm tra xem phiếu được điền đầy đủ chưa Những trường hợp thiếu, học viên sẽ yêu cầu điều dưỡng bổ sung đầy đủ ngay tại khoa điều tra

Tập hợp phiếu, làm sạch chuẩn bị cho nhập liệu

2.4 Biến số nghiên cứu

- Biến phụ thuộc là biến kiến thức, thái độ thực hành về kiểm soát nhiễm

khuẩn của điều dưỡng

- Biến độc lập là các biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới, thâm niên công tác, bộ phận công tác, trình độ chuyên môn, đào tào về

KSNK)

2.4.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Tuổi: được phân nhóm như sau:

+ 38-49 tuổi + 50-59 tuổi + 60-69 tuổi + Trên 70 tuổi

- Giới: Nam và Nữ giới

Trình độ học vấn

Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), trình độ học vấn đã đạt được của một người được định nghĩa là lớp

Trang 34

học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học

Theo Luật Giáo dục hiện hành của nước ta, Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm Hệ thống giáo dục chính quy và Hệ thống giáo dục thường xuyên, bắt đầu từ bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề cho đến các bậc giáo dục chuyên nghiệp

Trong nghiên cứu này, chia thành các trình độ như sau: + Trung cấp, nghề

Dạy nghề: Là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ) các trường sơ cấp nghề, trung cấp nghề hoặc cao đẳng nghề

2.4.2.1 Kiến thức của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn

- Điều dưỡng có kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện: đạt/ không đạt + Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện

+ Mốc thời gian được tính là NKBV từ khi bệnh nhân nhập viện + Đường lây truyền

+ Loại nhiễm khuẩn

+ Yếu tố thuận lợi gây NKBV

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

+ Hậu quả của NKBV

+ Mục tiêu của chương trình KSNK

- Điều dưỡng có kiến thức về VST: đạt/ không đạt + Hình thức VST

+ Mục đích VST + Phương tiện VST + Thời điểm VST + Lượng dịch VST + Thời gian sát khuẩn

- Điều dưỡng có kiến thức về phòng hộ cá nhân: đạt/ không đạt + Kỹ thuật mang găng tay

+ Khẩu trang nên dùng khi nào + Loại khẩu trang thích hợp

+ Mục đích mang phương tiện phòng hộ + Các phương tiện phòng hộ cá nhân

- Điều dưỡng có kiến thức về tiệt khuẩn, khử khuẩn: đạt/ không đạt + Hóa chất xử lý dụng cụ

+ Định nghĩa tiệt khuẩn + Phương pháp tiệt khuẩn + Khử khuẩn mức độ cao

- Điều dưỡng có kiến thức về xử lý phơi nhiễm: đạt/ không đạt + Tiêm an toàn

+ Giải pháp tiêm an toàn

+ Biện pháp phòng ngừa tiêm an toàn + Chất thải nguy hại

2.4.2.2 Thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn

- Điều dưỡng có thực thành tốt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ: đạt/ không đạt

- Điều dưỡng có thực thành tốt về phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu: đạt/ không đạt

Trang 36

- Điều dưỡng có thực thành tốt về VST: đạt/ không đạt - Điều dưỡng có thực thành tốt về KSNK: đạt/ không đạt TT

Thực hành KSNK

Luôn luôn

Thường làm

Đôi khi

Ít khi làm

Không bao giờ

1 Rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân 2 Chỉ rửa tay bằng nước 3 Dùng cồn để xoa tay khi

tay không bị dây bẩn 4 Đậy kim tiêm lại sau khi

đã tiêm cho bệnh nhân 5 Bỏ vật sắc nhọn sau khi

dùng xong vào hộp đựng vật sắc nhọn

6 Khi hộp đựng vật sắc nhọn đã đày phải mang đi xử lý

7 Bỏ trang phục bảo hộ cá nhân ở một khu vực được quy định

8 Phải đi tắm khi bị nước bắn vào người ướt nhiều, ngay cả khi đã mang phương tiện phòng hộ 9 Băng các vết thương của

mình bằng băng không thấm nước trước khi tiếp xúc với bệnh nhân

10 Đeo găng tay khi tiếp xúc với dịch cơ thể, các sản phẩm của máu, và bất kì chất tiết nào của người bệnh

11 Giữa những lần tiếp xúc với bệnh nhân tôi đeo găng tay

12 Khử trùng tay ngay sau khi tháo găng

13 Đeo khẩu trang phẫu thuật hoặc kết hợp đeo kính bảo hộ, tấm che mặt và tạp dề trong các

trường hợp có nguy cơ bị

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

2.4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng

- Kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu, vệ sinh tay với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới, thâm niên công tác, bộ phận công tác, trình độ chuyên môn, đào tạo về KSNK)

- Thực hành về phòng ngừa nhiếm khuẩn vết mổ, phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu, vệ sinh tay với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới, thâm niên công tác, bộ phận công tác, trình độ chuyên môn, đào tạo về KSNK)

văng hoặc bắn nước vào mặt

14 Khi đeo khẩu trang cả mũi và miệng được che kín

15 Sử dụng lại khẩu trang hoặc phương tiện phòng hộ dùng một lần

16 Mặc áo choàng hoặc tạp dề khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể hoặc bất kỳ chất bài tiết nào của người bệnh

17 Chất thải dính máu, dịch cơ thể, chất bài tiết của cơ thể được bỏ vào túi nilon màu đỏ , bất kể người bệnh có bị nhiễm trùng hay không

18 Tẩy trùng bề mặt thiết bị , vật dụng sau mỗi lần sử dụng

19 Đeo gang tay khi tẩy uế thiết bị đã sử dụng có bám đất

20 Làm sạch ngay sau khi máu hoặc chất dịch có thể bị tràn ra bằng chất khử trùng

Trang 38

2.4.4 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh

Kiến thức của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn được đánh giá qua 30 câu hỏi, trong phân tích, các câu hỏi này cấu thành nên 5 thành tố của kiến thức chung bao gồm:

- Kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện: bao gồm 7 câu hỏi, mỗi câu hỏi có câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm và sai tương ứng với 0 điểm, điểm tối đa có thể đạt được là 7 điểm, kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 6 điểm trở lên (≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được)

- Kiến thức về vệ sinh tay: bao gồm 8 câu hỏi, mỗi câu hỏi có câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm và sai tương ứng với 0 điểm, điểm tối đa có thể đạt được là 8 điểm, kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 6 điểm trở lên (≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được)

- Kiển thức về phương tiện phòng hộ cá nhân: bao gồm 6 câu hỏi, mỗi câu hỏi có câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm và sai tương ứng với 0 điểm, điểm tối đa có thể đạt được là 6 điểm, kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 5 điểm trở lên (≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được)

- Kiến thức về tiệt khuẩn – khử khuẩn: bao gồm 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi có câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm và sai tương ứng với 0 điểm, điểm tối đa có thể đạt được là 4 điểm, kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 3 điểm trở lên (≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được)

- Kiến thức về xử trí phơi nhiễm: bao gồm 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm và sai tương ứng với 0 điểm, điểm tối đa có thể đạt được là 5 điểm, kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 4 điểm trở lên (≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được)

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 39

Kiến thức chung đạt: tổng số điểm tối đa về kiến thức là 30 điểm (tương ứng với 30 câu trả lời đúng cho 30 câu hỏi), kiến thức chung đạt khi đạt ≥3/4 tổng số điểm tối đa, tức là 23 điểm trở lên

Thực hành chung về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế được đánh giá qua 20 thực hành trong khám và điều trị cho bệnh nhân Mỗi thực hành đúng của NVYT được quy ước là 1 điểm và ngược lại là 0 điểm Như vậy thực hành chung của NVYT được quy đổi theo thang điểm thực hành từ 0-20 điểm Thực hành chung đúng được xác định khi đạt ≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được, tức là 15 điểm trở lên

2.5 Sai số và biện pháp hạn chế sai số 2.5.1 Sai số

Trong nghiên cứu này có thể là sai số hệ thống gồm sai số thông tin (bộ câu hỏi thiết kế dài, nhiều nội dung), sai số trong quá trình thiết kế và thu thập thông tin

2.5.2 Biện pháp hạn chế sai số

+ Học viên giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho điều dưỡng + Hướng dẫn điều dưỡng cách trả lời bộ câu hỏi một cách rõ ràng nhất + Quan sát và yêu cầu các điều dưỡng không trao đổi ý kiến với nhau khi trả lời bộ câu hỏi và giải thích các vấn đề mà đối tượng không rõ, tránh sai lệch thông tin

+ Kiểm tra lại phiếu trả lời ngay sau khi thu phiếu, xem các thông tin được điền đầy đủ chưa Nếu chưa đầy đủ, đề nghị đối tượng trả lời thêm hoặc trả lời lại

Nhập số liệu:

+ Nhập số liệu vào file gốc

+ Nhập 10- 20% số liệu vào file thứ 2

+ So sánh một số tỷ lệ giữa 2 file, nếu khác nhiều cần kiểm tra file gốc với bộ phiếu điều tra

2.6 Phân tích số liệu

Số liệu được nhập, làm sạch, phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 Sử dụng phân tích thống kê mô tả và phân tích bằng mô hình hồi quy logictic để

Trang 40

tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức, thái độ của đối tượng với các đặc điểm (tuổi, giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, bộ phận công tác, đào tạo về KSNK)

Các phân tích thống kê được áp dụng theo các mục tiêu nghiên cứu gồm: Mục tiêu 1: Kiến thức, thực hành về KSNK của ĐD tại bệnh viện

Sử dụng các thống kê như: Số lượng và tỷ lệ % ĐD có kiến thức đạt, thực

hành đúng về kiểm soát nhiễm khuẩ

Mục tiêu 2: Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về

kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng

Thống kê số liệu: Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy logistic, gồm 2 bước phân tích đơn biến và phân tích đa biến để xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng Phân tích đơn biến để gợi mở các biến số quan trọng cho phân tích đa biến; phân tích đa biến để khống chế một số yếu tố nhiễu ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Ý nghĩa thống

kê khi p<0,05; Khoảng tin cậy 95% CI không chứa giá trị 1

- Cách tính điểm và phân loại điểm kiến thức:

+ Trả lời đúng câu hỏi được 1 điểm/câu + Trả lời sai câu hỏi được 0 điểm/câu

+ Kiến thức đạt khi các nội dung đạt ≥ 80% tổng điểm

+ Kiến thức chưa đạt khi các nội dung đạt < 80% tổng điểm[44]

- Cách tính điểm và phân loại điểm thái độ:

Thực hành KSNK trong nghiên cứu được xây dựng theo thang điểm Likert 5: không làm bao giờ = M1, ít khi làm = M2, đôi khi làm = M3, thường xuyên làm = M4, luôn luôn làm = M5 Từng nội dung được đánh giá “Thực hành tốt” nếu người bệnh trả lời M4 và M5, “Thực hành chưa tốt” nếu NVYT trả lời M3/M2/M1

+ Thực hành tốt 1 nội dung được 1 điểm/nội dung + Thực hành chưa tốt 1 nội dung 0 điểm/nội dung

+ Thực hành tốt chung khi các nội dung đạt ≥ 80% tổng điểm

+ Thực hành chưa tốt chung khi các nội dung đạt < 80% tổng điểm[44]

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 18/05/2024, 09:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Đặc điểm, giới tính, tuổi của điều dưỡng được khảo sát (n=290) - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.1. Đặc điểm, giới tính, tuổi của điều dưỡng được khảo sát (n=290) (Trang 42)
Bảng 3.3. Tỷ lệ đào tạo và bồi dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.3. Tỷ lệ đào tạo và bồi dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn (Trang 43)
Bảng 3.2.Một số đặc điểm về nghề nghiệp - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.2. Một số đặc điểm về nghề nghiệp (Trang 43)
Bảng 3.4. Kiến thức của điều dưỡng về nhiễm khuẩn bệnh viện (n=290) - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.4. Kiến thức của điều dưỡng về nhiễm khuẩn bệnh viện (n=290) (Trang 44)
Bảng 3.5. Kiến thức của điều dưỡng về vệ sinh tay thường quy (n=290) - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.5. Kiến thức của điều dưỡng về vệ sinh tay thường quy (n=290) (Trang 45)
Bảng 3.7. Kiến thức của điều dưỡng về nguyên tắc tiệt khuẩn, khử khuẩn - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.7. Kiến thức của điều dưỡng về nguyên tắc tiệt khuẩn, khử khuẩn (Trang 49)
Bảng 3.10. Một số thực hành của điều dưỡng về KSNK (tiếp theo) - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.10. Một số thực hành của điều dưỡng về KSNK (tiếp theo) (Trang 53)
Bảng 3.11. Tỷ lệ kiến thức chung đạt về KSNK của điều dưỡng theo các khoa - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.11. Tỷ lệ kiến thức chung đạt về KSNK của điều dưỡng theo các khoa (Trang 55)
Bảng 3.12. Giới tính, nhóm tuổi liên quan đến kiến thức về KSNK chung của - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.12. Giới tính, nhóm tuổi liên quan đến kiến thức về KSNK chung của (Trang 56)
Bảng 3.13. Một số đặc điểm công việc liên quan đến kiến thức chung đạt về - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.13. Một số đặc điểm công việc liên quan đến kiến thức chung đạt về (Trang 56)
Bảng 3.14. Được đào tạo, tập huấn liên quan đến kiến thức về kiểm soát nhiễm - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.14. Được đào tạo, tập huấn liên quan đến kiến thức về kiểm soát nhiễm (Trang 57)
Bảng 3.15. Tỷ lệ thực hành chung chung đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.15. Tỷ lệ thực hành chung chung đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều (Trang 58)
Bảng 3.16. Đặc điểm giới tính, nhóm tuổi liên quan đến thực hành chung về - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.16. Đặc điểm giới tính, nhóm tuổi liên quan đến thực hành chung về (Trang 59)
Bảng 3.17. Một số đặc điểm công việc liên quan đến thực hành chung về KSNK - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.17. Một số đặc điểm công việc liên quan đến thực hành chung về KSNK (Trang 60)
Bảng 3.18. Được đào tạo, tập huấn liên quan đến thực hành chung về KSNK của - kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng viên về kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi đồng 2 thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.18. Được đào tạo, tập huấn liên quan đến thực hành chung về KSNK của (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN