1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh trung học phổ thông tiên hưng, đông hưng, thái bình năm 2023

101 15 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Sức Khỏe Sinh Sản Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Tiên Hưng, Đông Hưng, Thái Bình Năm 2023
Tác giả Đinh Thị Vân
Người hướng dẫn TS. Trần Quốc Thắng, PGS.TS. Đào Xuân Vinh
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Một số định nghĩa, khái niệm về sức khỏe sinh sản vị thành niên (14)
    • 1.2. Những đặc trưng cơ bản của tuổi vị thành niên (15)
    • 1.3. Các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản (16)
      • 1.3.1. Nội dung chính của chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt Nam (16)
      • 1.3.2. Nội dung chính về giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên (17)
      • 1.3.3. Các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe vị thành niên (17)
      • 1.3.4. Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên (18)
      • 1.3.5. Những rào cản khiến vị thành niên khó tiếp cận các lĩnh vực sức khỏe sinh sản (18)
    • 1.4. Chính sách hành động giáo dục kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản (0)
    • 1.5. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của vị thành niên về chăm sóc sức khỏe (19)
      • 1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới (19)
      • 1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam (23)
    • 1.6. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên (28)
    • 1.7. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu (29)
    • 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu (30)
  • Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu (31)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (31)
      • 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu (31)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (31)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (0)
    • 2.3. Phương pháp thu thập thông tin (32)
      • 2.3.1. Công cụ thu thập thông tin (32)
      • 2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin (33)
      • 2.3.4. Qui trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu (0)
    • 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu và các tiêu chuẩn đánh giá (35)
      • 2.4.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu (35)
      • 2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá (40)
    • 2.5. Phân tích và xử lý số liệu (41)
    • 2.6. Sai số và các biện pháp khống chế sai số (41)
    • 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu (42)
    • 2.8. Hạn chế nghiên cứu (42)
  • Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh tại Trường trung học phổ thông Tiên Hưng, huyện Đông Hưng, Thái Bình năm 2023 (43)
      • 3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (43)
      • 3.1.2. Kiến thức của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên (47)
      • 3.1.3. Thái độ đối với chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh (56)
      • 3.1.4 Thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (0)
    • 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe (62)
      • 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức (62)
      • 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ (65)
      • 3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành (67)
  • Chương 4 BÀN LUẬN (71)
    • 4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (71)
    • 4.1.2. Kiến thức của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên (72)
    • 4.1.3. Thái độ đối với sức khỏe sinh sản vị thành niên (76)
    • 4.1.4. Thực hành của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên (78)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (79)
      • 4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe (79)
      • 4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (82)
      • 4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe (84)
  • KẾT LUẬN (87)

Nội dung

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của vị thành niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản trên thế giới và Việt Nam .... Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thà

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Học sinh đang theo học tại Trường trung học phổ thông Tiên Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có độ tuổi từ 16 -19

- Học sinh đang học tập tại Trường trung học phổ thông Tiên Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ lớp 10 tới 12 trong hệ phổ thông trung học 12 năm

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

- Các học sinh vắng mặt trong thời gian nghiên cứu

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Địa điểm: Trường trung học phổ thông Tiên Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2023 đến tháng

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu tối thiểu được ước tính theo công thức ước lượng cho một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả: n=𝑍 1−𝛼/2 2 𝑝.(1−𝑝)

Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu

Z( 1   / 2 ) = 1,96 là trị số từ phân phối chuẩn với độ tin cậy 95%, xác suất sai lầm loại 1 là α=0,05 p: tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe sinh sản Theo nghiên cứu của Vũ Viết Họa (2021) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, huyện Đông Hưng, Thái Bình, tỷ lệ kiến thức đạt về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh là 68,8%, chọn p = 0,688 [14] d = 0,05 là sai số cho phép

Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 330 học sinh, dự trù 10% cỡ mẫu thiếu hụt trong khảo sát nghiên cứu khảo sát n = 360 học sinh chia đều cho 3 khối lớp

Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo các lớp của khối học Trường trung học phổ thông Tiên Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có 3 khối lớp học Mỗi khối có 12 lớp học với mỗi lớp khoảng 40 học sinh Tại mỗi khối lớp nghiên cứu chọn khảo sát theo tỷ lệ với 120 học sinh, do đó tại mỗi lớp học nghiên cứu chọn khảo sát theo tỷ lệ là 10 học sinh

Chọn học sinh tại mỗi lớp: Chọn mẫu thuận tiện 10 học sinh, những học sinh thỏa mãn điều kiện chọn mẫu được mời vào nghiên cứu, liên tục cho đến khi đủ số lượng mà không cần theo danh sách.

Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1 Công cụ thu thập thông tin

Bộ câu hỏi có cấu trúc soạn sẵn dành cho học sinh trung học về kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh Trường trung học phổ thông Tiên Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình (phụ lục 2)

Cấu trúc bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi tự điền được thiết kế gồm 4 phần gồm:

Phần I: Đặc điểm chung đối tượng thu thập thông tin;

Phần II: Kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên;

Phần III: Thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên;

Phần IV: Thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Phần I Đặc điểm chung đối tượng thu thập thông tin gồm 14 câu hỏi (từ A1 đến A14) nhằm thu thập các thông tin chung về đối tượng như giới tính, khối học, gia đình bạn đang ở xã nào trong huyện, thu nhập của gia đình bạn, bạn sống với ai, theo tôn giáo gì?

Thư viện ĐH Thăng Long

Phần II Kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên gồm 18 câu hỏi (từ B1 đến B18) nhằm đánh giá kiến thức cũng như các nội dung liên quan của các em học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên như: độ tuổi dậy thì, thời điểm nào dễ có thai nhất, làm mẹ quá trẻ dẫn đến hậu quả gì, nạo phá thai gây nguy hiểm như thế nào và phá thai ở nơi nào là an toàn nhất, những biện pháp tránh thai, các bệnh lây qua đường tình dục,… Phần III Thái độ về sức khỏe sinh sản vị thành niên gồm 8 câu hỏi (từ C1 đến C8) nhằm đánh giá thái độ cũng như thực hành về chăm sóc SKSS VTN như; bạn có ngại khi trao đổi hoặc hỏi người thân, bạn bè, giáo viên về lĩnh vực SKSS VTN không, bạn có thường xuyên quan tâm đến thông tin về chăm sóc SKSS không, đâu là nguồn thông tin bạn tiếp cận

Phần IV Thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên gồm 9 câu hỏi (từ D1 đến D9) nhằm đánh giá thực hành về CSSKSS VTN như: biết cách sử dụng bao cao su hay không; tác dụng của sử dụng bao cao su là gì; cách thay băng vệ sinh khi có kinh nguyệt ở nữ; có biết vệ sinh bộ phận sinh dục ở nam (nữ) khi tuổi dậy thì; biết cách phát hiện một số bệnh hay gặp ở VTN; thông tin các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám sức khỏe phù hợp với VTN

2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin

Phát vấn đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi tự điền.

2.3.4 Qui trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu

* Điều tra viên: Nghiên cứu viên là học viên cao học Y tế Công cộng trường Đại học

Thăng Long kết hợp với 02 nhân viên phòng Y tế - Trung tâm Y tế huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Các cộng sự tham gia nghiên cứu được tập huấn kỹ về nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra, những kỹ năng tiếp cận và phỏng vấn để đảm bảo độ chính xác cao Điều tra viên có những thuận lợi trong việc giải thích, tiếp cận với học sinh trường trung học phổ thông Tiên Hưng

Tiến hành thu thập thông tin

Nghiên cứu viên liên hệ với Ban Giám hiệu Trường trung học phổ thông Tiên Hưng xác nhận đồng ý đặt lịch để thực hiện phỏng vấn học sinh theo bộ câu hỏi bằng hình thức tự điền

Thực hiện thu thập thông tin theo trình tự các bước:

Bước 1: Thử nghiệm bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi điều tra sẽ được thử nghiệm tại thực địa trước khi tiến hành nghiên cứu, kiểm tra mức dễ hiểu của các khái niệm dùng trong bộ phiếu thông qua trao đổi với một số đối tượng nghiên cứu, thay đổi và chỉnh sửa phù hợp sau khi thử nghiệm

Bước 2: Thống nhất kế hoạch thu thập thông tin

Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện với Ban giám hiệu và giáo viên Trường trung học phổ thông Tiên Hưng về cỡ mẫu, cách thức và phương pháp lựa chọn thu thập số liệu

Bước 3: Tập huấn giám sát viên

Nghiên cứu viên được tập huấn một buổi về các khái niệm sử dụng trong bộ câu hỏi, những lưu ý của nghiên cứu để có thể giải đáp thắc mắc liên quan đến nội dung phiếu hỏi của học sinh trong khi điền phiếu Các giám sát viên được thống nhất về cách thức tiến hành thu thập thông tin và các yêu cầu của nghiên cứu trong khi thực hiện thu thập thông tin

Bước 4: Thu thập thông tin và giám sát

Nghiên cứu viên giới thiệu bản thân, giới thiệu về nghiên cứu và lợi ích đối với đối tượng tham gia vào nghiên cứu Giới thiệu bộ câu hỏi tự điền và phát giấy đồng ý tham gia nghiên cứu

Có 12 lớp cho mỗi khối của Trường trung học phổ thông Tiên Hưng dự kiến đưa vào nghiên cứu định lượng, do đó chúng tôi tiến hành thu thập thông tin định lượng trong một ngày với mỗi buổi một nửa số lớp

Thời gian trả lời cho phiếu hỏi khoảng 30 phút

Bước 5: Tổng hợp phiếu trả lời

Sau khi đối tượng nghiên cứu hoàn thành bộ câu hỏi tự điền, điều tra viên kiểm tra phiếu và nếu các em bỏ sót đề nghị đối tượng nghiên cứu giúp hoàn thiện phiếu

Sau đó, tổng hợp, kiểm tra lại phiếu trả lời thu được qua bộ câu hỏi phát vấn

Thư viện ĐH Thăng Long

Biến số, chỉ số nghiên cứu và các tiêu chuẩn đánh giá

2.4.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu

Bảng 2.1 Biến số, chỉ số nghiên cứu

TT Biến số Định nghĩa biến Chỉ số

I Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Tuổi của học sinh được tính theo năm dương lịch, lấy năm 2023 trừ đi năm sinh

Tỷ lệ đối tượng phân theo tuổi

A2 Giới Giới tính của học sinh bao gồm nam hay nữ

A3 Khối Khối lớp học của đối tượng học sinh

Tỷ lệ đối tượng phân theo khối lớp học

A4 Học lực Kết quả học tập trong học kỳ gần nhất

Tỷ lệ kết quả học tập của học sinh

A5 Thứ tự con Thứ tự con trong gia đình Tỷ lệ số con trong gia đình

Lập danh sách đối tượng và đánh số (Danh sách theo lớp học) thứ tự

Tiến hành giải thích từ ngữ, thuật ngữ và hướng dẫn trả lời câu hỏi

Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn

Phân tích và xử lý số liệu

Viết báo cáo, luận văn

TT Biến số Định nghĩa biến Chỉ số

A6 Tình trạng kinh tế gia đình

Tình trạng kinh tế gia đình của học sịnh

Tỷ lệ mức thu nhập của gia đình

A7 Khu vực sinh sống Nơi sinh sống của học sinh Tỷ số về nơi sinh sống của học sinh

A8 Trình độ văn hóa của

Học vấn cao nhất của Bố (mẹ) học sinh

Tỷ lệ đối tượng phân theo trình độ học vấn

A9 Tình trạng hôn nhân của bố/ mẹ

Hôn nhân gia đình nơi học sinh sinh sống

Tỷ lệ tình trạng hôn nhân của bố, mẹ

Tham gia buổi GDSK về SKSS VTN Đã từng tham gia buổi

GDSK, tư vấn hay tập huấn về SKSS vị thành niên

Tỷ lệ tham gia buổi GDSK, tư vấn hay tập huấn về SKSS vị thành niên

Kênh thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp

Tỷ lệ tiếp nhận kênh thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Loại hình truyền thông mong muốn Loại hình truyền thông

CSSKSS VTN trong trường học mà học sinh mong muốn được nhận

Tỷ lệ loại hình truyền thông CSSKSS VTN trong trường học mà học sinh mong muốn được nhận

A13 Đối tượng chia sẻ thông tin SKSS VTN Đối tượng mà học sinh thường chia sẻ thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp vấn đề về SKSS VTN

Tỷ lệ học sinh thường chia sẻ thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp vấn đề về SKSS VTN với đối tượng học sinh tin tưởng

Nơi khám chữa bệnh sức khỏe sinh sản thích hợp với vị thành niên

Tỷ lệ lựa chọn nơi khám chữa bệnh SKSS VTN thích hợp

II Kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Trả lời đầy đủ các lĩnh vực thuộc SKSS vị thành niên gồm: Dậy thì, An toàn tình dục, Biện pháp tránh thai, mang thai, Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Tỷ lệ học sinh trả lời về các lĩnh vực thuộc về SKSS VTN

B2 Độ tuổi vị thành niên

Tuổi bước vào giai đoạn thành niên theo phân loại tuổi

Tỷ lệ độ tuổi bước vào giai đoạn VTN

Thư viện ĐH Thăng Long

TT Biến số Định nghĩa biến Chỉ số

B3 Độ tuổi dậy thì Tuổi bước vào giai đoạn dậy thì ở nam và nữ

Tỷ lệ độ tuổi bước vào dậy thì ở nam và nữ

B4 Đặc điểm dậy thì ở nữ Hiểu biết về các đặc điểm dậy thì ở nữ

Tỷ lệ hiểu biết về đặc điểm dậy thì ở nữ

B5 Đặc điểm dậy thì ở nam

Hiểu biết các đặc điểm dậy thì ở nam

Tỷ lệ hiểu biết về đặc điểm dậy thì ở nam

B6 Chăm sóc cơ thể dậy thì ở nam

Các kỹ năng chăm sóc cơ thể khi bước vào giai đoạn dậy thì ở nam

Tỷ lệ thực hành các kỹ năng chăm sóc cơ thể khi bước vào giai đoạn dậy thì ở nam

B7 Chăm sóc cơ thể dậy thì ở nữ

Các kỹ năng chăm sóc cơ thể khi bước vào giai đoạn dậy thì ở nữ

Tỷ lệ thực hành các kỹ năng chăm sóc cơ thể khi bước vào giai đoạn dậy thì ở nữ

B8 Tình dục an toàn Kiến thức về hiểu biết

Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức QHTD an toàn

Những biểu của người phụ nữ mang thai

Kiến thức về những dấu hiệu, biểu hiện của người phụ nữ mang thai

Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức, hiểu biết, dấu hiệu của người phụ nữ mang thai

Dấu hiệu nhận biết thời điểm người phụ nữ dễ có thai

Kiến thức về thời điểm trong chu kỳ kinh nghuyệt dễ thụ thai nếu QHTD

Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức về thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt dễ thụ thai nếu QHTD

Kiến thức hiểu biết về các biện pháp tránh thai

Kiến thức về các biện pháp tránh thai

Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức về các biện pháp tránh thai

BPTT an toàn Địa điểm cung cấp biện pháp tránh thai

Tỷ lệ phân bổ địa điểm cung cấp biên pháp tránh thai

Kiến thức của học sinh về các bước (cách) sử dụng BCS khi QHTD

Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức của học sinh trong cách sử dụng BCS khi QHTD

B14 Các sử dụng thuốc tránh thai

Kiến thức về việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sau khi QHTD

Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức về sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sau khi QHTD

TT Biến số Định nghĩa biến Chỉ số

B15 Hậu quả nạo phá thai

Mức độ nguy hiểm của nạo, hút thai đối với trẻ vị thành niên

Tỷ lệ hiểu biết về mức độ nguy hiểm của nao, hút thai đối với trẻ VTN

B16 Hậu quả khi làm mẹ quá trẻ Các đặc điểm đối với thai nhi, sức khỏe mẹ

Tỷ lệ hiểu biết về các đặc điểm đối với thai nhi, sức khỏe mẹ

B17 Bệnh lây qua đường tình dục

Những bệnh lây khi quan hệ tình dục không an toàn

Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức về những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Biểu hiện của bệnh lây truyền qua đường tình dục

Những dấu hiệu, biểu hiện bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Tỷ lệ hiểu biết về những dấu hiệu, biểu hiện bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

III Thái độ về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Mức độ quan tâm chăm sóc SKSS VTN của học sinh

Mức độ quan tâm với vấn đề chăm sóc SKSS VTN của học sinh theo thang đo Liket 5

Tỷ lệ về thái độ quan tâm với vấn đề chăm sóc SKSS VTN của học sinh theo thang đo Liket 5

C2 Mức độ quan trọng của SKSS VTN

Mức độ quan trọng học sinh với vấn đề chăm sóc SKSS VTN theo thang đo Liket 5

Tỷ lệ về mức độ quan trọng học sinh với vấn đề chăm sóc SKSS VTN theo thang đo Liket 5

Mức độ cần thiết của

Mức độ cần thiết chương trình TT-GDSK về SKSS – VTN trong nhà trường theo thang đo Liket 5

Tỷ lệ về mức độ cần thiết chương trình TT-GDSK về SKSS - VTN trong nhà trường theo thang đo Liket

Lo lắng khi mình bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Mức độ lo lắng các thông tin bệnh lây truyền qua đường tình dục của học sinh theo thang đo Liket 5

Tỷ lệ về mức độ lo lắng các thông tin bệnh lây truyền qua đường tình dục của học sinh theo thang đo Liket 5

E ngại khi chia sẻ thông tin với người thân về SKSS VTN

Mức độ chia sẻ thông tin về chăm sóc SKSS VTN của học sinh với người thân theo thang đo Liket 5

Tỷ lệ về mức độ chia sẻ thông tin về chăm sóc SKSS VTN của học sinh với người thân theo thang đo Liket 5

Thư viện ĐH Thăng Long

TT Biến số Định nghĩa biến Chỉ số

Chia sẻ thông tin với giáo viên về SKSS

Mức độ chia sẻ thông tin về chăm sóc SKSS VTN của học sinh với giáo viên theo thang đo Liket 5

Tỷ lệ về mức độ chia sẻ thông tin về chăm sóc SKSS VTN của học sinh với giáo viên theo thang đo Liket 5

C7 Lo lắng khi QHTD trong độ tuổi học sinh

Mức độ lo lắng về hành vi QHTD trong độ tuổi VTN theo thang đo Liket 5

Tỷ lệ về mức độ lo lắng về hành vi QHTD trong độ tuổi VTN theo thang đo Liket 5

C8 Lo lắng khi mang thai trong độ tuổi học sinh

Mức độ lo lắng của học sinh khi mang thai (hoặc nếu mang thai) trong độ tuổi VTN theo thang đo Liket 5

Tỷ lệ mức độ lo lắng của học sinh khi mang thai (hoặc nếu mang thai) trong độ tuổi VTN theo thang đo Liket 5

IV Thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản

D1 Vệ sinh vùng kín ở nam

Các thực hành của học sinh về vệ sinh vùng kín

Tỷ lệ thực hành của học sinh về vệ sinh vùng kín

Vệ sinh vùng kín và vệ sinh trong ngày kinh nguyệt

Các thực hành của học sinh về vệ sinh vùng kín và vệ sinh trong ngày kinh nguyệt

Tỷ lệ thực hành của học sinh về vệ sinh vùng kín và vệ sinh trong ngày kinh nguyệt

Xử trí khi có dấu hiệu bệnh lý đường sinh dục

Các thực hành xử trí khi có dấu hiệu, triệu chứng mắc bệnh lý đường sinh dục trong 12 tháng qua

Tỷ lệ thực hành xử trí khi có dấu hiệu, triệu chứng mắc bệnh lý đường sinh dục trong 12 tháng qua

D4 Quan hệ tình dục vị thành niên

Học sinh đã từng có hành vi QHTD

Tỷ lệ học sinh đã từng có hành vi QHTD

D5 Biện pháp tránh thai khi lần đầu QHTD

Học sinh sử dụng các biện pháp tránh thai trước khi QHTD

Tỷ lệ học sinh sử dụng các biện pháp tránh thai trước khi QHTD

Mức độ sử dụng BCS khi QHTD của học sinh nam

Tỷ lệ mức độ sử dụng BCS khi QHTD của học sinh nam

D7 Sử dụng thuốc tránh thai

Mức độ sử dụng thuốc tránh thai ở học sinh nữ

Tỷ lệ mức độ sử dụng thuốc tránh thai ở học sinh nữ

TT Biến số Định nghĩa biến Chỉ số

D8 Sử dụng biện pháp tránh thai khác

Học sinh có sử dụng biện pháp tránh thai khác

Tỷ lệ học sinh có sử dụng biện pháp tránh thai khác

D9 Vệ sinh cơ quan sinh dục sau QHTD

Các thực hành của học sinh về vệ sinh cơ quan sinh dục sau QHTD

Tỷ lệ thực hành của học sinh về vệ sinh cơ quan sinh dục sau QHTD

Bảng 2.2 Biến số độc lập và biến số phụ thuộc

Biến số Phân loại biến số Cách thu thập Đặc điểm cá nhân (Tuổi; Giới tính; Khối lớp; Số người trong gia đình; Tình trạng hôn nhân của bố mẹ; Trình độ học vấn của bố mẹ; Nghề nghiệp của bố mẹ; Thu nhập bình quân đầu người)

Biến độc lập/Đầu vào

Kiến thức, thái độ , thực hành về chăm sóc SKSS VTN

- Kiến thức về chăm sóc SKSS VTN

- Thái độ về chăm sóc SKSS VTN

- Thực hành về chăm sóc SKSS VTN

Biến phụ thuộc/Đầu ra OR

Nghiên cứu sử dụng Bộ công cụ Điều tra quốc gia về sức khỏe thanh thiếu niên SAVY (2008) được phát triển bởi đội ngũ khoa học nhiều kinh nghiệm của trường Đại học Y tế Công cộng, được các chuyên gia trong nước và quốc tế góp ý phù hợp [3] (Face – validity), được thử nghiệm kỹ lưỡng tại cộng đồng đánh giá đảm bảo độ tin cậy và Hội đồng khoa học đồng ý triển khai

* Kiến thức về sức khoẻ sinh sản vị thành niên Đánh giá kiến thức về sức khoẻ sinh sản của đối tượng bao gồm 18 câu hỏi (từ B1 đến B18) bằng điểm số, với mỗi câu hỏi được tính trả lời đúng là 1 điểm Kết quả đánh giá cho từng câu dựa trên tổng số điểm đạt được của từng câu: đánh giá theo điểm số cho mỗi câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 1 điểm; mỗi ý trong mỗi câu hỏi nhiều lựa chọn trả lời đúng 1 điểm) Sau khi nhóm nghiên cứu có tham khảo tài liệu y văn liên quan, nhóm nghiên cứu kết định kết quả ở phần kiến thức có tổng 68 điểm, trả lời đạt 2/3 số câu hỏi (≥45 điểm) trả lời đúng là kiến thức đạt

- Kiến thức đạt: ≥ 12 câu hỏi trả lời đúng ≥ 45 điểm

- Kiến thức chưa đạt

Ngày đăng: 26/02/2024, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w