MỤC LỤC
- Kiến thức về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu, vệ sinh tay với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới, thâm niên công tác, bộ phận công tác, trình độ chuyên môn, đào tạo về KSNK). - Thực hành về phòng ngừa nhiếm khuẩn vết mổ, phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu, vệ sinh tay với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (tuổi, giới, thâm niên công tác, bộ phận công tác, trình độ chuyên môn, đào tạo về KSNK). - Kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện: bao gồm 7 câu hỏi, mỗi câu hỏi có câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm và sai tương ứng với 0 điểm, điểm tối đa có thể đạt được là 7 điểm, kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 6 điểm trở lên (≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được).
- Kiến thức về vệ sinh tay: bao gồm 8 câu hỏi, mỗi câu hỏi có câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm và sai tương ứng với 0 điểm, điểm tối đa có thể đạt được là 8 điểm, kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 6 điểm trở lên (≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được). - Kiển thức về phương tiện phòng hộ cá nhân: bao gồm 6 câu hỏi, mỗi câu hỏi có câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm và sai tương ứng với 0 điểm, điểm tối đa có thể đạt được là 6 điểm, kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 5 điểm trở lên (≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được). - Kiến thức về tiệt khuẩn – khử khuẩn: bao gồm 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi có câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm và sai tương ứng với 0 điểm, điểm tối đa có thể đạt được là 4 điểm, kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 3 điểm trở lên (≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được).
- Kiến thức về xử trí phơi nhiễm: bao gồm 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm và sai tương ứng với 0 điểm, điểm tối đa có thể đạt được là 5 điểm, kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 4 điểm trở lên (≥3/4 tổng số điểm tối đa có thể đạt được).
Trong tổng số điều dưỡng được khảo sát, có 70% số điều dưỡng được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn trong năm qua. Kiến thức và thái độ thực hành của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn.
63.4% điều dưỡng đã chọn đúng câu trả lời được các hình thức sử dụng xà phòng kháng khuẩn và nước, xà phòng thường và nước, và dung dịch vệ sinh chứa cồn;. Chỉ định mang găng sạch: có 182 (62,8%) điều dưỡng đã trả lời đúng khi hỏi về lúc nào cần mang găng sạch, bao gồm trước khi tiếp xúc với máu và dịch của người bệnh. Giải pháp tiêm an toàn: có 275 (94,8%) đã trả lời đúng cả 3 phương án bao gồm sử dụng phương tiện vô khuẩn, cô lập và quản lý bơm tiêm đã sử dụng và phòng ngừa tác nhân gây bệnh cho người tiêm do mũi tiêm.
Có tất cả 30 câu hỏi kiến thức cho nội dung kiến thức cấu thành nên kiến thức của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn (tại bảng 3.9), điều dưỡng có kiến thức chung đạt khi trả lời đạt từ 23 điểm trở lên (3/4 số điểm tối đa của thang đo). Về sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân, có 97,6% điều dưỡng đã thực hiện đúng việc bỏ trang phục bảo hộ cá nhân ở khu vực quy định; 99,7% số điều dưỡng đã thực hiện đúng việc đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất tiết nguy hiểm;. 58,3% thực hiện việc đeo găng tay giữa các lần tiếp xúc với bệnh nhân; 83,4% số điều dưỡng đã thực hiện đúng việc đeo phương tiện bảo hộ khi có nguy cơ tiếp xúc với chất tiết nguy hiểm; 99,3% (288) đã thực hiện đúng việc đeo khẩu trang cả mũi và miệng, đảm bảo vệ sinh và an toàn; 64,1% thực hiện đúng về không sử dụng lại phương tiện bảo hộ dùng một lần; 61,7% đã thực hiện việc mặc áo choàng hoặc tạp dề khi tiếp xúc với chất bài tiết của người bệnh.
Về vệ sinh, khử trùng: Có 92,1% số điều dưỡng đã thực hiện đúng việc tẩy trùng bề mặt thiết bị sau mỗi lần sử dụng; 86,2% đã thực hiện đúng việc đeo găng tay khi tẩy uế thiết bị có bám đất; 94.5% đã thực hiện đúng việc làm sạch ngay sau khi có nước tiết có thể bị tràn ra bằng chất khử trùng.
Chú thích: (*) kiểm định chi bình phương, (**) kiểm định chính xác Fisher Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, nhóm tuổi với kiến thức chung đạt về KSNK của điều dưỡng (p>0,05). Chú thích: (*) kiểm định chi bình phương, (**) kiểm định chính xác Fisher Tỷ lệ kiến thức chung đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng có trình độ đại học và sau đại học nhỉnh hơn so với nhóm cao đẳng, trung cấp, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (p>0,05).
Chú thích: (*) kiểm định chi bình phương, (**) kiểm định chính xác Fisher Bảng 3.16 cho thấy giới tính và nhóm tuổi đều có liên quan đến tỷ lệ thực hành chung đạt của điều dưỡng về KSNK trong Bệnh viện. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thực hành chung về kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng ở nhóm có tiếp xúc và không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (p>0,05). Chú thích: (*) kiểm định chi bình phương, (**) kiểm định chính xác Fisher Việc được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức rừ ràng cú ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ thực hành chung đạt của điều dưỡng về KSNK.
Chú thích: (*) kiểm định chi bình phương, (**) kiểm định chính xác Fisher Kết quả thấy rằng kiến thức có mối liên quan chặt chẽ đến thực hành chung đạt của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Sự thiếu hụt kiến thức chung đối với kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, không chỉ trong nghiên cứu của chúng tôi mà còn trong nhiều nghiên cứu khác, trong bối cảnh các tài liệu và nguồn thông tin cập nhật về kiểm soát nhiễm khuẩn đầy đủ và ngày nay dễ dàng tiếp cận và đặc biệt là các bệnh viện cũng thường tổ chức các đợt đào tạo tập huấn về KSNK cho nhân viên y tế trong các Bệnh viện, vì điều này cũng là những việc cần làm trong đánh giá các tiêu chí chất lượng bệnh viện. Vậy nguyên nhân của sự thiếu hụt kiến thức này từ đâu, theo chúng tôi một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như sự thiếu nhận thức về tầm quan trọng, bởi vì có một số nhân viên y tế có thể không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc có thể xem thường tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện, từ đó không tích cực trong việc cập nhật và ghi nhớ kiến thức về KSNK khi được đào tạo tập huấn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả thấy rằng tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về nhiễm khuẩn bệnh viện là 72,4%, trong đó: hầu hết (80-100%) số điều dưỡng trả lời đúng về đường lây vi khuẩn trong BV, các loại nhiễm khuẩn thường gặp trong Bệnh viện, hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện hay mục tiêu của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong Bệnh viện.
Bệnh viện Y dược cổ truyền Sơn La năm 2020 [52], tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng về nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn cao (> 80%), trong khi kiến thức đúng về biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn bệnh viện chỉ đạt 65,2%, tương tự như kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và nghiên cứu tại Iran trên đối tượng điều dưỡng [29, 53]. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Sơn La, kiến thức về khử khuẩn - tiệt khuẩn của nhân viên y tế với tỷ lệ trả lời đúng > 79%, thấp nhất là kiến thức về nguyên tắc khử khuẩn-tiệt khuẩn [52], nhưng gần tương đồng với nghiên cứu tại Bệnh viện E năm 2015 và thấp hơn kết quả tại Bệnh viện Việt Đức. Kết quả này tương đồng với Nguyễn Xuân Thủy, tỷ lệ thực hành đúng về các nội dung đeo găng tay khi tiếp xúc dịch cơ thể, dịch tiết của người bệnh hay bỏ trang phục bảo hộ cá nhân đúng quy định là tương đối cao (87,4% và 79,3%), nhưng tỷ lệ đeo găng tay mỗi lần tiếp xúc bệnh nhân là rất thấp với 24,8% (thấp hơn nghiên cứu này), bên cạnh đó thực hành đúng về các nội dung như sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân dùng 1 lần cũng rất thấp với 36,2% [54].
Có thể giải thích rằng điều dưỡng thuộc các nhóm tuổi trung bình (30-39 tuổi và 40-49 tuổi) có tỷ lệ thực hành chung đạt về KSNK thấp hơn có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm sự kết hợp của trách nhiệm gia đình và công việc, khả năng thời gian dành cho việc đào tạo và cập nhật kiến thức, và sự ưu tiên giữa công việc và cuộc sống cá nhân.