1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023

113 2 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,99 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (14)
    • 1.2.1. Nguyên nhân viêm ruột thừa [7] (15)
    • 1.2.2. Sinh lý bệnh viêm ruột thừa [7] (15)
    • 1.3.1. Đặc điểm lâm sàng [30], [7] (16)
    • 1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng (17)
    • 1.4.1. Tiến triển (18)
    • 1.4.2. Phương pháp điều trị [7] (18)
    • 1.4.3. Một số biến chứng sau phẫu thuật viêm ruột thừa (19)
    • 1.6.1. Các học thuyết Điều dưỡng [18] (20)
    • 1.6.2. Quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh sau mổ viêm ruột thừa [7],[32] (21)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1.1. Nghiên cứu định lượng (31)
    • 2.4.1. Nghiên cứu định lượng (32)
    • 2.4.2. Nghiên cứu định tính (32)
    • 2.5.1. Nghiên cứu định lượng (32)
    • 2.5.2. Nghiên cứu định tính (34)
    • 2.6.1. Nhóm biến chính theo mục tiêu nghiên cứu (36)
    • 2.6.2. Các biến cụ thể và tiêu chí đánh giá (37)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (44)
    • 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (48)
    • 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng sau phẫu thuật (50)
    • 3.2.2. Hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (56)
    • 3.2.3. Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (60)
    • 3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (64)
    • 3.4.1. Một số kết quả phỏng vấn sâu người bệnh (67)
    • 3.4.2. Một số yếu tố rào cản đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (68)
  • CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN (70)
    • 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (70)
    • 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh phẫu thuật viêm ruột thừa (73)
    • 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của người bệnh phẫu thuật viêm ruột thừa (76)
    • 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (78)
    • 4.2.2. Hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (81)
    • 4.2.3. Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (86)
    • 4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (88)
    • 4.3.2. Một số rào cản ảnh hướng đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (90)
  • KẾT LUẬN (92)
  • PHỤ LỤC (100)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG  NGUYỄN THỊ LÂM Mã học viên: C02040 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT VIÊM RUỘT THỪA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA YÊN BÌNH THÁI NGUYÊN NĂM

TỔNG QUAN

Nguyên nhân viêm ruột thừa [7]

Nguyên nhân của VRT chưa rõ ràng, có một số nguyên nhân chính sau:

- Do giun đũa, giun kim chui vào lòng ruột thừa…

- Bị nhiễm trùng ruột thừa

- Tắc nghẽn mạch máu ruột thừa

- Phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc (60%)

- Do bướu thành ruột thừa hay thành manh tràng đè vào (1%)

- Do vi khuẩn (4%): Người ta đã tìm thấy nhiều vi khuẩn kỵ khí, ái khí hay tuỳ ý từ dịch thu được trong ổ phúc mạc, dịch áp xe và tổ chức ruột thừa ở những bệnh nhân bị viêm ruột thừa hoại thư hay thủng Trung bình có khoảng 10 chủng vi khuẩn khác nhau được phát hiện trên một mẫu nghiệm Trong hầu hết mẫu nghiệm, người ta đã phân lập được Bacteroides fragilis và E coli

+ Chủng vi khuẩn hay gặp khác là Streptococcus (80%), Pseudomonas (40%), Bacteroides splanchnicus (40%) và Lactobacillus (30%).

Sinh lý bệnh viêm ruột thừa [7]

- VRT gây ra do nhiễm khuẩn trong lòng ruột thừa bị bít tắc Sự quá sản tổ chức lympho ở thành ruột thừa là nguyên nhân chính gây bít tắc lòng ruột thừa

- Khi lòng ruột bị bít tắc gây ứ đọng dịch tiết dẫn tới tăng áp lực trong lòng ruột thừa, ứ trệ tuần hoàn, vi khuẩn phát triển chuyển chất tiết thành mủ Giai đoạn đầu quá trình này gây viêm, phù thành ruột thừa và có những nốt loét ở niêm mạc ruột thừa Khi mổ thấy trong ổ bụng có nước dịch tiết trong, vô khuẩn ở vùng hố chậu phải, ruột thừa sưng to mất bóng, các mạch máu giãn to trên thành ruột thừa Đây là viêm ruột thừa xung huyết

- Nếu tiếp tục phát triển, quá trình viêm càng làm tăng áp lực dẫn đến ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch và thiếu máu nuôi dưỡng Vi khuẩn phát triển ra thành ruột thừa Khi mổ trong ổ bụng có dịch đục, ruột thừa mọng, có giả mạc xung quanh, trong lòng có chứa mủ Giai đoạn này là viêm ruột thừa mủ

- Trong trường hợp mạch máu ruột thừa bị tắc do huyết khối nhiễm khuẩn do vi khuẩn yếm khí dẫn tới hoại tử ruột thừa, thấy trên ruột thừa có nốt hoại tử hay toàn bộ ruột thừa màu cỏ úa, mủn nát

- Giai đoạn cuối cùng khi ruột thừa bị thủng dẫn tới mủ chảy ra ngoài Nếu được khu trú lại bởi tổ chức xung quanh gồm ruột, mạc nối, phúc mạc dính lại sẽ tạo thành ổ áp xe ruột thừa

- Trong trường hợp mủ chảy vào ổ phúc mạc tự do sẽ gây viêm phúc mạc toàn thể

- Một số trường hợp, ruột thừa viêm chưa vỡ, các tổ chức xung quanh phản ứng bảo vệ tạo ra đám quánh ruột thừa Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm ruột thừa

Đặc điểm lâm sàng [30], [7]

- Đau bụng: đây là triệu chứng rất thường gặp trên 90% các triệu chứng của VRT

- Đau bắt đầu ở vùng quanh rốn sau đó dần dần khu trú ở vùng hố chậu phải sau vài giờ

- Đau bụng phần lớn khởi phát tự nhiên, từ từ và âm ỉ, một số ít trường hợp xuất hiện đột ngột và đau thành cơn, đau nhói Trước một trường hợp đau bụng đặc biệt là ở hố chậu phải nên nghĩ tới viêm ruột thừa

- Nôn và buồn nôn: hay gặp nhất là ở trẻ em [9],[28]

- Các triệu chứng khác: chán ăn, bí trung đại tiện, ỉa chảy cũng xuất hiện trong khoảng 10 – 60% các dấu hiệu của VRT

- Thường sốt nhẹ trong khoảng 38 0 C, ít khi sốt cao

- Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: Vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn

- Phản ứng thành bụng tại hố chậu phải: khám nhẹ nhàng thấy cơ thành bụng vùng hố chậu phải căng hơn các vùng khác, khi ấn càng sâu cảm giác co cơ càng tăng, bệnh nhân biểu hiện đau rõ Đây là dấu hiệu thực thể quan trọng nhất để chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

Thư viện ĐH Thăng Long

- Có điểm đau ở hố chậu phải: khi ấn sâu vào một điểm bệnh nhân có cảm giác đau chói Triệu chứng này cũng quan trọng, có tính chất quyết định cho chẩn đoán Các điểm đau cần tìm:

+ Điểm Mc Burney (1/3 ngoài trên đường nối gai chậu trước trên với rốn); điểm đau này thường gặp nhiều nhất

+ Điểm Lanz (điểm nối 1/3 ngoài và 1/3 giữa đường liên gai chậu trước trên); + Điểm Clado (điểm gặp nhau của đường liên gai chậu trước trên và bờ ngoài cơ thẳng to)

- Tăng cảm giác da ở vùng hố chậu phải: bệnh nhân rất đau khi mới chỉ chạm vào da vùng hố chậu phải, đây là dấu hiệu ít gặp

- Dấu hiệu co cứng thành bụng vùng hố chậu phải thường là biểu hiện của giai đoạn ruột thừa viêm tiến triển muộn Khi sờ nắn thành bụng căng cứng, càng ấn sâu càng thấy co cứng thành bụng nhiều hơn [49]

- Dấu hiêu Blumberg: bệnh nhân đau tăng lên khi thầy thuốc đột ngột bỏ tay đang đè ở vùng hố chậu phải Thường gặp trong các trường hợp viêm ruột thừa cấp đến muộn, ruột thừa viêm nung mủ [44]

- Dấu hiệu Obrasov: Dùng tay phải nâng cẳng chân phải lên gấp vào đùi và đùi gấp vào thành bụng Nếu viêm ruột thừa cấp, bệnh nhân đau tăng [40]

- Dấu hiệu Rowsing: Dùng 2 bàn tay ấn dọc theo khung đại tràng từ hố chậu trái tới hố chậu phải làm tăng áp lực ở trong lòng manh tràng Nếu viêm ruột thừa cấp, bệnh nhân đau tăng ở hố chậu phải [49]

- Thăm trực tràng hay thăm âm đạo ở phụ nữ thấy thành phải trực tràng hay bờ phải túi cùng âm đạo đau

- Khối trong ổ bụng: dấu hiệu này cũng có thể gặp ở người bệnh VRT

Đặc điểm cận lâm sàng

- Xét nghiệm công thức máu

Bạch cầu: Số lượng bạch cầu (BC) tăng trên 10.000/mm 3 và chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính [27]

- Xét nghiệm sinh hóa máu: Nồng độ CRP máu tăng

- Siêu âm ổ bụng: có thể thấy hình ảnh ruột thừa to viêm [12],[27], có dịch quanh ruột thừa, có dịch ở túi cùng Douglas và hạch ở mạc treo ruột thừa [16]

- X-quang: chụp bụng không chuẩn bị không cho thấy dấu hiệu gì đặc biệt riêng trẻ nhũ nhi, dấu hiệu VRT muộn được phát hiện qua phim chụp bụng không chuẩn bị với hình ảnh nhiều mức nước, mức hơi của các quai ruột non tập trung ở hố chậu phải [7]

Tiến triển và phương pháp điều trị của bệnh viêm ruột thừa

Tiến triển

VRT cấp cần được chẩn đoán sớm và phẫu thuật sớm, nếu không bệnh sẽ tiến triển dẫn đến hoại tử, thủng ruột thừa gây nên những biến chứng nặng hơn như viêm phúc mạc (VPM), áp-xe ruột thừa Trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng tốt, các quai ruột và mạc nối đến bám chặt ruột thừa hình thành đám quánh ruột thừa [3],[16]

+ Thường sau khoảng 48 giờ, ruột thừa viêm không được điều trị kịp thời sẽ vỡ gây viêm phúc mạc

+ Viêm phúc mạc thì 2: viêm ruột thừa tiến triển sau 24 – 48 giờ thấy bớt giảm,

NB đỡ hay hết sốt, hết đau, sau đó đột ngột đau lại dữ dội vùng hố chậu phải; toàn thân suy sụp nhanh cùng với dấu hiệu viêm phúc mạc rõ rệt

Là thể viêm phúc mạc khu trú do ổ mủ của VRT được bọc lại bởi các tổ chức xung quanh

Gặp ở một số trường hợp ruột thừa ở giai đoạn viêm được các tổ chức xung quanh bọc lại Trường hợp này không nên mổ ngay mà cho kháng sinh và theo dõi Quá trình viêm có thể tự thoái trào hoặc khu trú lại thành ổ áp xe ruột thừa.

Phương pháp điều trị [7]

- Với ruột thừa viêm đến sớm trong vòng 24h chưa vỡ, mổ nội soi cắt ruột thừa hay mổ kinh điển chọn đường mổ Mc Burney ở vùng hố chậu phải để cắt ruột thừa Thành bụng được đóng theo các lớp giải phẫu

- Áp xe ruột thừa: khi áp xe đã hình thành, trích dẫn lưu ổ mủ, ruột thừa sẽ mổ cắt sau 3 – 6 tháng Với áp xe ruột thừa trong ổ bụng, mổ ổ bụng lấy bỏ ổ áp xe, cắt ruột thừa ngay

Thư viện ĐH Thăng Long

- Duy nhất đám quánh ruột thừa không mổ mà điều trị tích cực và theo dõi Nếu tiến triển thành ổ áp xe ruột thừa sẽ xử lý như áp xe, nếu đám quánh giảm dần rồi hết sẽ mổ cắt ruột thừa sau 3 – 4 tháng.

Một số biến chứng sau phẫu thuật viêm ruột thừa

- Viêm phúc mạc sau mổ

- Tắc ruột sớm sau mổ cho tới nay có rất ít thông tin tắc ruột sớm sau mổ ruột thừa qua nội soi

Vai trò của Điều dưỡng Ngoại khoa [7]

Chăm sóc điều dưỡng đóng vai trò quan trọng từ khi tiếp nhận NB, chăm sóc

NB trong bệnh viện cho đến khi chăm sóc tại nhà khi NB đã xuất viện

- Nhận NB từ khoa cấp cứu, phòng hồi sức, phòng mổ chuyển đến

Tùy theo từng Bệnh viện, tùy tửng khoa mà Điều dưỡng ngoại sẽ tham dự thông qua mổ mỗi ngày hay hàng tuần Điều dưỡng ngoại khoa phải phối hợp với điều dưỡng phòng mổ sắp xếp lịch mổ và chuẩn bị mổ cho NB Điều dưỡng ngoại cần có kiến thức về bệnh, về phương pháp phẫu thuật để làm công tác tư tưởng và giáo dục cho NB trước mổ

- Khác với nội khoa, Điều dưỡng ngoại khoa còn phải chuẩn bị người bệnh trước mổ và chăm sóc NB sau mổ, kể cả theo dõi sau khi NB đã ra viện

- Điều dưỡng ngoại khoa phải luôn cập nhật kiến thức về chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện, luôn phải áp dụng vô trùng trong chăm sóc NB như chăm sóc vết mổ, dẫn lưu,… nhằm phòng ngừa nhiễm khuẩn chéo giữa các vết mổ và giữa những

- Điều dưỡng ngoại khoa có nhiệm vụ phòng ngừa biến chứng sau mổ, vật lý trị liệu cho NB, phục hồi chức năng vận động sau mổ cho NB

- Dinh dưỡng sau mổ cũng rất quan trọng, NB cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý qua truyền dịch, ăn uống, dẫn lưu nuôi ăn

- Điều dưỡng cần hướng dẫn, chuẩn bị cho NB ra viện với mục tiêu phòng và tránh biến chứng sau mổ, trả NB về với gia đình xã hội với tình trạng tốt nhất

Học thuyết Điều dưỡng, Quy trình Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa

Các học thuyết Điều dưỡng [18]

Florence Nightingale (1860) cho rằng: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự hồi phục của họ” Bà Nightingale đưa ra mục tiêu của điều dưỡng: Làm cho các quá trình hồi phục của cơ thể trở nên dễ dàng hơn bằng cách tác động lên môi trường người bệnh Môi trường bao gồm: Sự thông khí trong lành, ánh sáng, sức nóng, sự sạch sẽ, yên tĩnh, vệ sinh cá nhân để lồng ghép vào điều dưỡng và điều trị (Nightingale,1969) Học thuyết này đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành bệnh viện của điều dưỡng, đó là kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, việc quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, đề cao những vấn đề vệ sinh và sạch sẽ trong môi trường Áp dụng học thuyết trong chăm sóc NB sau phẫu thuật viêm ruột thừa nhằm mục đích kiểm soát các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ

Học thuyết nhu cầu cơ bản của Henderson

Virginia Henderson (1960) xác định rằng: "Chức năng duy nhất của người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc hồi phục sức khỏe của ngựời bệnh hoặc người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt" Theo Handerson chức năng nghề nghiệp của người điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày (1973)

Henderson chỉ dẫn có 14 nhu cầu cơ bản cho người bệnh bao gồm các nhu cầu về: Hô hấp bình thường; Ăn uống đầy đủ; Chăm sóc bài tiết; Ngủ và nghỉ ngơi; Vận động và tư thế đúng; Mặc quần áo thích hợp; Duy trì nhiệt độ cơ thể; Vệ sinh cơ thể; Tránh nguy hiểm, an toàn; Được giao tiếp tốt; Tôn trọng tự do tín ngưỡng; Được tự chăm sóc, làm việc; Vui chơi và giải trí;

Như vậy, đối với chăm sóc NB sau mổ viêm ruột thừa người Điều dưỡng cần tôn trọng và tuân thủ 14 nhu cầu cơ bản của NB để đáp ứng và chăm sóc một cách đầy đủ, kịp thời nhất giúp NB tránh được những biến chứng không đáng có để mau chóng bình phục

Thư viện ĐH Thăng Long

Học thuyết Orem về khả năng tự chăm sóc

Dorothea Orem’s (1971) xác định việc chăm sóc điều dưỡng cần nhấn mạnh về việc người bệnh tự chăm sóc Bà đã đưa ra 3 mức độ có thể tự chăm sóc:

- Phụ thuộc hoàn toàn : Người bệnh không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi và kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình phải nhờ vào điều dưỡng hoặc người chăm sóc trực tiếp cho họ

- Phụ thuộc một phần : Chăm sóc hỗ trợ khi người bệnh bị hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ

- Không cần phụ thuộc : Người bệnh tự mình hoàn toàn chăm sóc, điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn cho họ tự làm

Trong chăm sóc NB sau phẫu thuật viêm ruột thừa, NB hoàn toàn có khả năng tự vận động chăm sóc cho bản thân ngay khi có thể, trừ những trường hợp trẻ em hoặc người già yếu Việc tự chăm sóc giúp cho NB nhanh chóng có được lưu thông ruột tốt, phòng chống được biến chứng liệt ruột do nằm lâu hoặc ứ trệ tuần hoàn hay tụt huyết áp tư thế.

Quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh sau mổ viêm ruột thừa [7],[32]

Thu thập thông tin về tình trạng người bệnh có hệ thống và liên tục, kết hợp giữa hỏi bệnh và khám bệnh

+ Tinh thần NB tỉnh táo không?

+ Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở

+ Tình trạng đau như thế nào?

+ Các dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc có hay không?

+ Tình trạng cân bằng lượng dịch vào – ra trong cơ thể trong 24 giờ, nước tiểu qua ống thông niệu đạo

+ Vết mổ: Băng thấm dịch, mùi, chảy máu, phù nề xung quanh vết mổ

+ Dẫn lưu: Số lượng, màu sắc, tính chất dịch

+ Tình trạng đau vết mổ: có đau không, mức độ đau thế nào?

- Nhận định tình trạng ổ bụng:

+ Tình trạng ổ bụng: có chướng bụng không, đã có nhu động ruột chưa?

+ Tình trạng dinh dưỡng, cân nặng sau mổ

+ Nhận định ngay biến chứng: tắc ruột, bán ruột, viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ

- Nhận định tâm lý người bệnh: lo lắng hay không?

- Nhận định sự hiểu biết về cách tự chăm sóc của người bệnh: NB và gia đình có biết cách chăm sóc vệ sinh cá nhân, hay các chăm sóc về vận động, ăn uống hay không?

- Nhận định về hoàn cảnh gia đình, văn hóa tín ngưỡng của người bệnh

- Nhận định kết quả xét nghiệm cận lâm sàng:

+ Công thức máu, xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm dịch vết thương (nếu có),… để phục vụ cho chẩn đoán chăm sóc

- Người bệnh có nguy cơ xuất huyết nội liên quan đến bục chỉ chỗ khâu động mạch ruột thừa

- Người bệnh đau sau phẫu thuật liên quan đến hậu phẫu

- Người bệnh có nguy cơ chảy máu vết mổ liên quan đến bục vết khâu do vận động mạnh

- Người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng như: tắc ruột do vận động kém, bơm hơi trong ổ bụng

- Nguy cơ viêm phúc mạc liên quan đến tuân thủ điều trị chưa đầy đủ

- Nguy cơ áp xe và viêm tấy thành bụng, Áp xe túi cùng Douglas liên quan đến chăm sóc vết thương, dẫn lưu chưa đảm bảo

- Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến nhịn ăn vì chưa trung tiện được

- Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ, chân ống dẫn lưu liên quan đến không được chăm sóc đúng quy trình

- Người bệnh lo lắng và thiếu kiến thức về bệnh liên quan đến chưa được tư vấn giáo dục sức khẻo đầy đủ

C Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh sau mổ viêm ruột thừa

- Kiểm soát nguy cơ chảy máu sau mổ

Thư viện ĐH Thăng Long

- Trong 24 giờ đầu sau mổ người bệnh nên vận động nhẹ nhàng

- Theo dõi dấu hiệu chảy máu như băng thấm máu, máu chảy thành dòng, phụt máu khi tháo băng, dẫn lưu có dịch đỏ tươi, dấu hiệu sinh tồn

- Theo dõi các chỉ số về máu: Hematocrit, số lượng hồng cầu, tiểu cầu, và màu sắc da niêm mạc, tránh thay băng trước 24 giờ sau mổ

- Khi có y lệnh thay băng nên tháo băng nhẹ nhàng, an toàn Cần giải thích với người bệnh khi thực hiện tháo băng

- Kiểm soát và quản lý đau cho người bệnh

- Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường, nhận định tình trạng đau

- Xoay trở người bệnh thường xuyên và giúp người bệnh tư thế dễ chịu

- Giải thích tình trạng người bệnh thích nghi và cách tự chăm sóc vệ sinh cá nhân trong giới hạn cho phép

- Thực hiện thuốc giảm đau cho người bệnh nếu cần theo y lệnh

- Lượng giá mức độ đau và nguyên nhân đau để phát hiện dấu hiệu tắc ruột hoặc viêm phúc mạc nhiễm khuẩn

- Chăm sóc vết mổ phòng nhiễm khuẩn

- Trong ngày đầu tiên, nếu vết mổ khô sạch không có máu hoặc dịch thấm băng thì không cần thay băng

- Các ngày sau nếu vết mổ tiến triển tốt thì 2 ngày thay băng 1 lần hoặc thay băng hàng ngày

- Chú ý tháo băng nhẹ nhàng, thấm ướt băng trước khi tháo băng

- Nếu vết mổ có dấu hiệu nhiễm khuẩn: cần thay băng ngay khi có thấm dịch, cắt chỉ ngắt quãng, tách vết mổ để thoát dịch Sau khi vết mổ khô, sạch, tổ chức hạt lên tốt thì cần báo bác sĩ khâu lại thì hai để đóng kín da vùng vết mổ

- Chăm sóc ống dẫn lưu

- Ống dẫn lưu phải được nối với túi vô khuẩn theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo kín và luôn thấp hơn vị trí vết mổ tránh nhiễm khuẩn ngược dòng

- Hướng dẫn người bệnh nằm nghiêng về phía dẫn lưu để dịch ra dễ dàng hơn

- Thường xuyên vuốt dẫn lưu tránh tắc dần lưu

- Theo dõi, đánh giá số lượng, màu sắc, tính chất dịch chảy qua ống dẫn lưu

- Thay băng vô khuẩn chân ống dẫn lưu và các vị trí nối

- Thay túi đựng dịch dẫn lưu hàng ngày

- Nếu ống dẫn lưu để phòng ngừa thì thường rút sau khi NB có trung tiện, muộn nhất là sau 48 – 72 giờ Nếu ống dẫn lưu ở ổ áp xe ruột thừa, thường rút muộn hơn có thể 3 – 5 ngày Khi có chỉ định rút cần rút từ từ 1- 2 cm mỗi ngày đến khi không còn ra hoặc số lượng ít thì mới rút hẳn

- Khi có chỉ định rút điều dưỡng cần giải thích trước cho NB, thao tác rút nhẹ nhàng và hướng dẫn NB cùng phối hợp với nhân viên y tế

- Khi NB chưa có nhu động ruột, cần nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch

- Khi đã có nhu động ruột, cần cho NB ăn đồ ăn từ lỏng đến đặc dần

- Theo dõi khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của người bệnh

- Chế độ ăn cần cân bằng giữa chất đạm, chất béo và chất xơ, tránh táo bón cho

NB Cần cho NB uống đủ nước

- Thực hiện y lệnh người bệnh:

- Thực hiện thuốc tiêm, thuốc uống theo 5 đúng

- Thực hiện các y lệnh xét nghiệm kịp thời và chính xác

- Hướng dẫn người nhà và NB các nội quy trong chăm sóc NB tại Khoa, phòng

- Động viên tinh thần NB, hướng dẫn họ tuân thủ tốt chế độ điều trị

- Giải thích rõ cho NB những điều họ còn băn khoăn trong quá trình điều trị

- Hỗ trợ chăm sóc vệ sinh thân thể:

- Hướng dẫn người nhà và NB cách vệ sinh thân thể sau phẫu thuật nhằm giữ cơ thể sạch sẽ, mạnh khỏe tránh nhiễm khuẩn da và vết mổ

- Hướng dẫn NB và người nhà khi vệ sinh thân thể không để ướt vết mổ, nếu ướt cần báo với Điều dưỡng để thay băng tránh nhiễm khuẩn

- Tư vấn giáo dục sức khỏe:

- Trong thời gian nằm viện: cần hướng dẫn NB thực hiện tốt tuân thủ điều trị

- Hướng dẫn người nhà và NB cùng tham gia theo dõi và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của bệnh như: sốt, đau, chảy máu, vết mổ đau và sưng nề, hay một số dấu hiệu của chướng bụng,… để kịp thời báo báo sĩ xử lý

Thư viện ĐH Thăng Long

- Hướng dẫn NB vẫn tiếp tục theo dõi các dấu hiệu bất thường như trên sau khi ra viện và tái khám ngay nếu có bất kỳ một dấu hiệu nào

Một số chăm sóc đối với người bệnh sau mổ viêm ruột thừa có biến chứng

- Nguy cơ xuất huyết nội do bục chỉ khâu động mạch ruột thừa:

- Nhận định dấu hiệu chảy máu trong ổ bụng, đau bụng, huyết áp tụt, mạch nhanh, thở nhanh, da xanh nhạt, máu qua ống dẫn lưu,…

- Can thiệp điều dưỡng: giữ hoặc thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch đủ lớn, thực hiện truyền máu và bù dịch theo y lệnh Theo dõi sát DHST, chuẩn bị NB phẫu thuật

- Nhận định điều dưỡng: vết mổ có thấm máu ra băng, hoặc quan sát trên vị trí da vết mổ có máu chảy thành dòng và đông lại

- Xử trí: dùng gạc ấn ngay vào điểm chảy máu, băng ép lại và báo bác sỹ khâu vết mổ lại Đánh giá lại công thức máu và DHST

- Nhận định: đau bụng từng cơn, dấu hiệu rắn bò, bụng chướng , buồn nôn, bí đại tiểu tiện,…

- Chăm sóc dự phòng: Nếu NB vẫn chưa ngồi dậy được, cần xoay đổi tư thế cho

- Giải thích cho NB tầm quan trọng của vận động

- Hướng dẫn, trợ giúp NB ngồi dậy sớm, đi lại quanh giường

- Theo dõi tình trạng bụng, nhu động ruột thường xuyên trong ngày

- Nhận định dấu hiệu: đau bụng, sốt cao, chướng bụng, sờ thấy bụng cứng như gỗ, cảm ứng phúc mạc, phản ứng thành bụng mạnh

- Can thiệp điều dưỡng: theo dõi phát hiện sớm dấu hiệu của viêm phúc mạc, nếu có thì chuẩn bị người bệnh phẫu thuật lại

- Áp xe viêm tấy thành bụng

- Do kỹ thuật chăm sóc không đảm bảo vô khuẩn, do nhiễm khuẩn bệnh viện, do bệnh lý

- Nhận định điều dưỡng: dấu hiệu nhiễm khuẩn vết mổ như sưng nóng, đỏ, đau Dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân: sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn,…

- Chăm sóc điều dưỡng: thực hiện dự phòng kháng sinh cho NB Thay băng vết mổ theo đúng nguyên tắc vô trùng Thường xuyên đánh giá vết mổ và ghi vào hồ sơ theo dõi tình trạng vết mổ, nhiệt độ, tình trạng nhiễm trùng của NB

- Áp xe túi cùng Douglas

- Nhận định điều dưỡng: đau bụng,sốt cao, tiêu chảy, thăm trực tràng có khối phồng ở cùng đồ và rất đau (tiếng kêu Douglas), siêu âm có ổ áp xe ở túi cùng Douglas

- Can thiệp điều dưỡng: Theo dõi nhiệt độ, cơn đau, giúp thầy thuốc thăm khám lâm sàng Theo dõi tình trạng dẫn lưu Douglas về số lượng, tính chất dịch chảy ra Thực hiện kháng sinh và chuẩn bị người bệnh mổ lại

- Nhận định điều dưỡng: khi chăm sóc vết mổ hoặc dẫn lưu thấy có dịch phân hoặc dịch ruột rỉ qua

- Can thiệp điều dưỡng: chăm sóc lỗ rò, ghi số lượng dịch rỉ qua Thực hiện y lệnh bù nước đầy đủ cho NB, theo dõi cân bằng dịch vào ra trong cơ thể Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho NB để nâng cao thể trạng

- Người bệnh được đánh giá là chăm sóc tốt khi sức khỏe về thể chất và tâm thần được hồi phục, không gặp các tai biến y khoa trong quá trình chăm sóc và được hướng dẫn giáo dục sức khỏe tốt về cách tự chăm sóc, phát hiện các biến chứng muộn sau khi ra viện

Thực trạng chăm sóc điều dưỡng người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa

Một số nghiên cứu về phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa trên thế giới:

Nghiên cứu của Kim JW và cộng sự đánh giá thời điểm phẫu thuật cắt ruột thừa viêm ảnh hưởng như thế nào tới tỷ lệ, mức độ biến chứng thủng ruột thừa viêm và biến chứng Nghiên cứu tiến hành trên tổng cộng 1753 người bệnh năm 2014-2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy 28,2% người bệnh có thủng ruột thừa, tỷ lệ biến chứng gặp ở 10% người bệnh Kết quả phân tích đa biến cho thấy một số yếu tố tác động đến nguy cơ biến chứng là thời gian phẫu thuật từ khi có triệu chứng trên 24 giờ và

Thư viện ĐH Thăng Long

16 trên 48 giờ, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính Nghiên cứu đã khẳng định: thời gian có triệu chứng và tổng thời gian có liên quan đáng kể đến thủng và biến chứng viêm ruột thừa, trong khi đó thời gian nằm viện không liên quan đến tình trạng thủng hoặc có biến chứng [41]

Donna D; M.Linda Workman hướng dẫn điều dưỡng cách đánh giá người bệnh và chăm sóc sau mổ thường quy nội soi VRT, xuất bản 2016

Santos Rawlani thực hiện nghiên cứu trên 600 người bệnh (5/2009 - 10/2014) về chăm sóc ban ngày sau phẫu thuật mổ nội soi viêm ruột thừa Tác giả chỉ ra, chăm sóc ban ngày sau phẫu thuật có nhiều tiềm năng, lợi ích giảm chi phí, thuận tiện cho cả người bệnh và phẫu thuật viên, có thể linh hoạt trong việc cho người bệnh sau mổ nội soi viêm ruột thừa về nhà sớm sau điều trị Kết quả chỉ ra, 220 người bệnh ngoại trú sau mổ nội soi viêm ruột thừa không biến chứng đều ra viện ngay trong ngày đầu sau mổ Tất cả người bệnh đều không có biến chứng sau mổ, 100% đều cảm thấy hài lòng khi được ra viện sớm Chăm sóc trong ngày thuận tiện và hiệu quả và có thể thực hiện cho ca bệnh viêm ruột thừa không biến chứng [51]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định lượng

Người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại Khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên

- Người bệnh ≥ 15 tuổi sau phẫu thuật viêm ruột thừa

- Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, có khả năng giao tiếp tốt

- Người bệnh đồng ý, hoàn toàn tự nguyện tham gia vào nghiên cứu

- Những người bị hạn chế nghe, nói, có bệnh lý tâm thần kinh

- Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Đối tượng 1: Nhóm gồm 07 Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh sau

- Đối tượng 2: 04 người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa thuộc nhóm ĐTNC đã được lựa chọn

- Sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng

- Chọn mẫu có chủ đích Chọn 4 người bệnh trong nghiên cứu định lượng để đưa vào phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính

- Chọn nhóm 07 Điều dưỡng ngoại khoa trực tiếp chăm sóc người bệnh tham gia thảo luận nhóm về những rào cản trong quá trình chăm sóc người bệnh

Thời gian và địa điểm

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái

Nghiên cứu mô tả tiến cứu có kết hợp nghiên cứu định tính

Mẫu và phương pháp chọn mẫu:

Nghiên cứu định lượng

* Cỡ mẫu: Chọn 112 người bệnh phẫu thuật viêm ruột thừa đủ điều kiện tham gia nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu

- Lựa chọn tất cả những người bệnh ≥ 15 tuổi được chẩn đoán VRT và có phẫu thuật cắt ruột thừa viêm tại Khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên từ tháng 03 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính

- Cỡ mẫu: thực hiện phỏng vấn sâu 2 nhóm người bệnh (2 nam - 2 nữ) và thảo luận nhóm 07 Điều dưỡng ngoại trực tiếp chăm sóc người bệnh

- Phương pháp chọn mẫu : chọn mẫu có chủ đích

Phương pháp thu thập số liệu:

Nghiên cứu định lượng

- Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án: thu thập thông tin qua nhận định tình trạng người bệnh trước và sau phẫu thuật viêm ruột thừa ngay khi NB nhập viện vào khoa và các thời điểm sau mổ (24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và ra viện) Thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh sau phẫu thuật theo qui trình điều dưỡng Tất cả số liệu được ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất

Bộ công cụ thu thập số liệu:

Chúng tôi tự xây dựng bộ công cụ nghiên cứu dựa trên hướng dẫn về chăm sóc người bệnh theo thông tư 31/2021/TT-BYT về Hướng dẫn chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế sau phẫu thuật viêm ruột thừa và hướng dẫn khảo sát sự hài lòng của người bệnh trong các cơ sở y tế của Bộ y tế

Cấu trúc bộ công cụ gồm 3 phần chính:

Phần 1: Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu: Tuổi, giới, chẩn đoán, tiền sử bệnh, điều kiện kinh tế, đặc điểm bảo hiểm y tế, đặc điểm BMI, bệnh sử của người bệnh, khoảng cách từ nhà đến viện

Thư viện ĐH Thăng Long

Phần 2: Thang đo đánh giá kết quả chăm sóc của điều dưỡng:

+ Chăm sóc theo dõi dấu hiệu sinh tồn (DHST)

+ Chăm sóc giảm đau sau mổ

+ Chăm sóc hướng dẫn vận động

+ Chăm sóc hướng dẫn dinh dưỡng

+ Hướng dẫn theo dõi dấu hiệu bất thường, tuân thủ dùng thuốc và tái khám

• Thay đổi thông số về lâm sàng của người bệnh:

+ Đặc điểm đau sau PT

+ Tình trạng vết mổ và dẫn lưu

+ Tình trạng tiêu hóa (thời gian trung tiện trở lại)

+ Tổng số ngày điều trị

+ Biến chứng trong quá trình điều trị

Chuẩn hóa, đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ:

Nghiên cứu thủ nghiệm và phân tích giá trị Cronbach’s Alpha trên phần mềm SPSS 20.0, chúng tôi nhận thấy giá trị tin cậy Cronbach’s Alpha của bộ công cụ là 0,837 với số lượng biến quan sát là 09

Phần 3 Bộ câu định tính bán cấu trúc về rào cản chăm sóc

Kỹ thuật thu thập số liệu:

- Lựa chọn và lập danh sách NB đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu

- Tiến hành gặp và giải thích về mục tiêu nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu Nếu NB đồng ý tham gia NC sẽ ký vào bản đồng thuận tham gia NC

- Tiến hành thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu tại các thời điểm theo nội dung NC: thời điểm 24 giờ đầu, 48 giờ và 72 giờ sau PT

- Tổng kết các phiếu và nhập liệu sau mỗi buổi thu thập số liệu

Xử lý và phân tích số liệu

- Các phiếu khảo sát được làm sạch, mã hóa, nhập vào máy tính và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 Mô tả trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ % Xác định một số yếu tố liên quan bằng test Khi Bình Phương, ANOVA

Nghiên cứu định tính

Công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ nghiên cứu định tính là bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đã được xây dựng nhằm thu thập thông tin về một số rào cản chăm sóc người bệnh sau PT viêm ruột thừa

Chọn danh sách người bệnh viêm ruột thừa cấp có chỉ định được phẫu thuật

Thực hiện chăm sóc điều dưỡng người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa Duyệt thông qua Đề cương Nghiên cứu

Theo dõi, đánh giá tình trạng chung: tri giác,

Chăm sóc, đánh giá đau

Chăm sóc vết mổ và dẫn lưu

Chăm sóc cơ bản: dinh dưỡng, vận động, vệ sinh, tâm lý, GDSK Đánh giá NB tại các thời điểm sau PT: 24 giờ, 48 giờ , 72, ra viện

Phỏng vấn sâu người bệnh và thảo luận nhóm Điều dưỡng

Tổng kết, bàn luận, báo cáo

Thư viện ĐH Thăng Long

Cách thu thập số liệu

Sau khi có kết quả phân tích định lượng, chúng tôi lọc ra 4 nhóm người bệnh bất kỳ có kết quả chăm sóc tốt và chưa tốt để phỏng vấn sâu

- Hình thức: Phỏng vấn sâu người bệnh

- Thời gian phỏng vấn: 10-15 phút/ người

- Địa điểm: tại phòng tư vấn của Khoa ngoại

- Nội dung phỏng vấn: câu hỏi phỏng vấn sâu về những rào cản trong chăm sóc người bệnh sau PT viêm ruột thừa của NB Đưa ra phương pháp cải tiến chăm sóc người bệnh

- Dụng cụ, phương tiện phục vụ phỏng vấn: sổ ghi chép, máy ghi âm, bộ câu hỏi phỏng vấn

Chọn một nhóm Điều dưỡng tham gia hoạt động chăm sóc người bệnh sau

PT viêm ruột thừa để đưa vào thảo luận nhóm

- Hình thức: Thảo luận nhóm

- Thời gian thảo luận: 30-45 phút

- Địa điểm: tại phòng tư vấn của Khoa ngoại

- Nội dung phỏng vấn: câu hỏi phỏng vấn sâu về những rào cản trong chăm sóc người bệnh sau PT viêm ruột thừa của Điều dưỡng Đưa ra phương pháp cải tiến chăm sóc người bệnh

- Dụng cụ, phương tiện phục vụ phỏng vấn: sổ ghi chép, máy ghi âm, bộ câu hỏi phỏng vấn

Xử lý và phân tích số liệu

- Gỡ băng phỏng vấn Ghi lại các nội dung câu trả lời của NB theo từng câu hỏi sàng lọc và ghi nhận kết quả

Nhóm biến chính theo mục tiêu nghiên cứu

Bảng 2.1 Nhóm biến chính theo mục tiêu nghiên cứu

Biến NC Mục tiêu NC Phương pháp thu thập số liệu Đặc điểm chung của người bệnh 1,2 Thông tin từ HSBA Đặc điểm diễn biến lâm sàng sau

PT của NB 1 Thăm khám, HSBA

Chăm sóc người bệnh 2 Phỏng vấn,

Rào cản trong chăm sóc 2 Phỏng vấn sâu

Thư viện ĐH Thăng Long

Các biến cụ thể và tiêu chí đánh giá

Bảng 2.2 Các biến cụ thể và tiêu chí đánh giá

Biến số/Chỉ số Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu

Tuổi (năm sinh), chia thành các nhóm:

+ ≥ 40 tuổi Nghề nghiệp: CBVC; nông dân; hưu trí; học sinh – SV;

Chỉ số BMI của người châu Á (cân nặng và chiều cao): Công thức BMI = cân nặng / chiều cao (m) 2

- Thừa cân/ béo phì : BMI >23

Nơi ở: nông thôn/ thành thị

- THPT -Trung cấp/ CĐ-ĐH và SĐH

Khoảng cách từ nhà đến viện Được chia nhóm như sau: + < 5km

- HA thấp: HA TT < 90 mmHg và/hoặc HA TTr < 60mmHg

- HA bình thường: HA TT ≥ 90mmHg và < 140 mmHg và HATTr ≥ 60mmHg và < 90mmHg

- THA: HA TT ≥ 140 mmHg và/hoặc HHTTr ≥ 90mmHg

Bệnh nội khoa khác kèm theo: ĐTĐ, tim mạch, bệnh thận, bệnh lý viêm , xơ gan, (có/ không)

Các triệu chứng cơ năng Đau khi vào viện:

- Thang điểm đánh giá đau VAS: mức đau nhẹ (1-3); đau vừa (4-6), rất đau (7-10)

Vị trí đau: hố chậu phải / khắp bụng/ hạ vị

Rối loạn tiêu hóa (có/ không) Nôn (có/ không)

Thời gian kể từ khi có các triệu chứng đến khi nhập viện, chia nhóm như sau:

+ < 6 giờ + 6-12 giờ +12-48 giờ + > 48 giờ Điều trị Tại cơ sở y tế trước khi vào viện, chia các nhóm:

+Không điều trị +Có điều trị

Tri giác (mê, lơ mơ, tỉnh): Đánh giá theo thang điểm Glasgow

13 – 14 điểm: rối loạn tri giác nhẹ

Thư viện ĐH Thăng Long

Biến số/Chỉ số Đặc điểm lâm sàng của người bệnh sau phẫu thuật

9- 12 điểm: hôn mê mức độ vừa

Mạch (bình thường/ nhanh/ chậm)

- HA thấp: HA TT < 90 mmHg và/hoặc HA TTr < 60mmHg

- HA bình thường: HA TT ≥ 90mmHg và < 140 mmHg và HATTr ≥ 60mmHg và < 90mmHg

- THA: HA TT ≥ 140 mmHg và/hoặc HHTTr ≥ 90mmHg

Nhịp thở : nhanh/ chậm/ bình thướng

Tình trạng chảy máu vết mổ (có/ không) Thời gian trung tiện < 2 ngày; ≥2 ngày

Tình trạng vết mổ: khô/ tiết dịch/ chảy máu/ nhiễm khuẩn

Theo dõi chăm sóc vết mổ < 2 lần/ngày, ≥ 2 lần/ngày

Các mức độ đau của người bệnh sau phẫu thuật Thang điểm đánh giá đau VAS: mức đau nhẹ (1-3); đau vừa (4-6), rất đau (7-10) Thời gian rút dẫn lưu ≤ 2 ngày; > 2 ngày

Theo dõi chăm sóc dẫn lưu < 2 lần/ngày, ≥ 2 lần/ngày

+ Chăm sóc DHST (< 2 lần / ngày hoặc ≥ 2 lần/ ngày);

+ Theo dõi các dấu hiệu bất thường (< 2 lần / ngày hoặc ≥ 2 lần/

Chăm sóc điều dưỡng NB sau mổ viêm ruột thừa ngày);

+ Chăm sóc giảm đau (có/ không);

+ Chăm sóc vết mổ và dẫn lưu (< 2 lần / ngày hoặc ≥ 2 lần/ ngày);

+ Chăm sóc dinh dưỡng (< 2 lần / ngày hoặc ≥ 2 lần/ ngày); + Chăm sóc tâm lý (< 2 lần / ngày hoặc ≥ 2 lần/ ngày);

+ Chăm sóc vệ sinh cá nhân, bài niệu phòng NKTN (< 2 lần / ngày hoặc ≥ 2 lần/ ngày);

+ Chăm sóc vận động (< 2 lần / ngày hoặc ≥ 2 lần/ ngày);

+ Tư vấn vệ sinh cá nhân (đầy đủ người bệnh vệ sinh cá nhân đảm bảo/ có nhưng không đủ - người bệnh vệ sinh cá nhân chưa đảm bảo/ không thực hiện)

+ Tư vấn chế độ dinh dưỡng (đầy đủ - người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn/ có nhưng không đủ - người bệnh tuân thủ không đầy đủ/ không thực hiện)

+ Tư vấn phòng biến chứng (đầy đủ - người bệnh không gặp biến chứng/ có nhưng không đủ - người bệnh có hoạt động dẫn đến nguy cơ biến chứng/ không thực hiện)

+ Tư vấn, hướng dẫn tuân thủ dùng thuốc (đầy đủ - người bệnh tuân thủ hoàn toàn chế độ điều trị bằng thuốc/ có nhưng không đủ - người bệnh chưa tuân thủ hoàn toàn chế độ điều trị bằng thuốc/ không thực hiện)

+ Tư vấn tái khám (đầy đủ - người bệnh nắm được lịch tái khám đầy đủ/ có nhưng không đủ- người bệnh còn nội dung chưa rõ về tái khám/ không thực hiện) Biến chứng sau phẫu thuật: nhiễm khuẩn vết mổ/ chảy máu (có/ không),

Thư viện ĐH Thăng Long

Số ngày nằm viện trung bình

Biến kết quả chăm sóc: Kết quả chăm sóc được chia làm 2 mức (cụ thể thang chia điểm mục 2.7):

- Mức tốt: Kết quả chăm sóc tốt: khi điểm số > 80% mức điểm tối đa của tổng điểm thang đánh giá (240 điểm) Tương đương > 192 điểm

- Mức chưa tốt (Khá/TB): khi điểm số ≤ 80% mức điểm tối đa của tổng điểm thang đánh giá (240 điểm) Tương đương ≤ 192 điểm

Biến rào cản trong chăm sóc

- Yếu tố bản thân người bệnh: tuổi (> 60 tuổi)

- Bệnh mãn tính mắc kèm

- Người bệnh không hợp tác trong quá trình chăm sóc

Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc

Liên quan giữa một số đặc điểm của NB: tuổi, giới, trình độ học vấn, …với KQCS

Liên quan giữa thời gian và phương pháp phẫu thuật với KQCS

Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá biến số NC

Tiêu chuẩn đánh giá biến số chăm sóc của người điều dưỡng:

+ Hoạt động chăm sóc gồm có: chăm sóc DHST, chăm sóc vết mổ, chăm sóc dẫn lưu, chăm sóc giảm đau, chăm sóc ống thông tiểu, chăm sóc tâm lý

Chỉ tiêu mỗi hoạt động là trên 2 lần/ ngày và dưới 2 lần/ ngày hoặc không chăm sóc

Chăm sóc ≥ 2 lần/ngày < 2 lần/ngày Không thực hiện

+ Hoạt động tư vấn GDSK chúng tôi cũng quy định như sau:

Có tư vấn và đầy đủ Có TV nhưng không đầy đủ Không thực hiện

Cách cho điểm mỗi tiêu chí chăm sóc như sau:

TT Nội dung Điểm đạt Điểm không đạt Điểm không làm

1 Tiêu chí theo dõi DHST 10 5 0

2 Tiêu chí theo dõi biến chứng 10 5 0

3 Tiêu chí chăm sóc vệ sinh cá nhân, răng miệng 40 20 0

4 Tiêu chí chăm sóc vết mổ, dẫn lưu 50 25 0

5 Tiêu chí chăm sóc sonde tiểu 20 10 0

6 Tiêu chí chăm sóc đánh giá đau, giảm đau 30 15 0

7 Tiêu chí chăm sóc đảm bảo dinh dưỡng 20 10 0

8 Tiêu chí chăm sóc tâm lý, tinh thần 30 15 0

9 Tiêu chí tư vấn giáo dục sức khỏe 30 15 0

Kết quả chăm sóc được chia thành 2 mức:

+ Kết quả chăm sóc tốt: khi điểm số cao hơn 80% mức điểm tối đa >192 điểm

Thư viện ĐH Thăng Long

+ Kết quả chăm sóc chưa tốt: khi điểm số ≤ 192 điểm

Sai số và cách khắc phục sai số

Một số sai số có thể gặp trong nghiên cứu gồm: sai số thông tin, sai số trong quá trình thiết kế và thu thập thông tin như:

- Sai số khi xác định nhầm đối tượng nghiên cứu,

+ Cách khắc phục: rà soát lựa chọn đúng đối tượng nghiên cứu

- Sai số khi thu thập số liệu, người bệnh trả lời qua loa

+ Cách khắc phục: Hỏi người bệnh kỹ hoặc nếu câu nào người bệnh chưa rõ phải giải thích cho họ hiểu trước khi tích đáp án

- Sai số khi nhập liệu:

+ Cách khắc phục: nhập liệu cẩn thận và làm sạch số liệu trước khi phân tích Hạn chế sai số trong nghiên cứu định tính: Tổ chức phỏng vấn bám sát bộ câu hỏi bán cấu trúc, tổ chức thảo luận nhóm đúng quy trình Khuyến khích đối tượng tham gia tích cực, cho ý kiến trong thảo luận nhóm Các hoạt động gỡ băng, phân tích số liệu nên được làm mù (ẩn đối tượng nghiên cứu) Đạo đức nghiên cứu

- Tôn trọng quyền tham gia NC của người bệnh: Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành thu thập số liệu và chỉ tiến hành khi được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu Các đối tượng tham gia nghiên cứu được rút khỏi nghiên cứu bất cứ khi nào

- Đảm bảo quyền giữ kín bí mật các nhân, thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác

- Nghiên cứu chỉ được tiến hành sau khi đã được Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Thăng Long đồng ý

- Nội dung nghiên cứu phù hợp, được ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên đồng ý

- Kết quả nghiên cứu được phản hồi và báo cáo cho Ban giám đốc, đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh viện nơi tiến hành nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n2) Đặc điểm nhân khẩu Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Trình độ học vấn Không biết chữ 1 0,9

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh nam giới và nữ giới trong nghiên cứu này là 50,9% và 49,1% Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 34,8 ± 16,5 Tuổi thấp nhất là

15 và nhiều tuổi nhất là 81 tuổi Tỷ lệ người bệnh dưới 20 tuổi là 19,6%; trên 60 tuổi là 10,7% 21,4% người bệnh là người dân tộc thiểu số 46,4% có trình độ dưới THPT, 39,3% trình độ THPT và 13,4% có trình độ CĐ, ĐH, SĐH

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n2)

Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ người bệnh là cán bộ, viên chức, công nhân là 45,5%; 17,0% người bệnh là nông dân, 18,8% là HS, SV và 13,4% nghề nghiệp khác

Bảng 3.2: Đặc điểm nơi sống, hoàn cảnh, khoảng cách đến viện của đối tượng nghiên cứu (n2) Đặc điểm hoàn cảnh, nơi sống Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Hoàn cảnh gia đình Hộ nghèo 4 3,6

Khoảng cách từ nhà tới viện

CB/VC/CN Hưu trí HS/SV Nông dân Khác

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh thành thị là 21,4%, nông thôn là 74,1% và 4,5% người bệnh sống vùng sâu, vùng xa Tỷ lệ người bệnh là hộ nghèo chiếm 3,6% 15,2% người bệnh không được hưởng bảo hiểm y tế, 4,5% được hưởng mức 5% còn lại 80,4% được hưởng bảo hiểm ở mức 20% 26,8% người bệnh có khoảng cách từ nhà tới viện dưới 5km, 52,7% từ 5-10 km và 20,5% trên 10 km

Bảng 3.3: Đặc điểm tiền sử của đối tượng nghiên cứu (n2) Đặc điểm tiền sử Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tiền sử phẫu thuật bụng cũ

Tiền sử bệnh nội khoa

Sử dụng rượu bia Có 7 6,3

Sử dụng thuốc lá thuốc lào

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh có tiền sử bệnh nội khoa là 10,7% như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và bệnh lý khác 6,3% người bệnh có sử dụng rượu bia 87,5% người bệnh không hút thuốc lá, 7,1% trước có hút nhưng đã cai và 5,4% người bệnh vẫn đang còn hút thuốc lá thuốc lào

Bảng 3.4: Đặc điểm thể trạng của người bệnh theo BMI (n2)

Nhóm BMI Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Thư viện ĐH Thăng Long

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy trung bình chỉ số BMI của người bệnh là 20,6 ±2,07 thấp nhất là 16,7 và cao nhất là 26,7 Tỷ lệ người bệnh có chỉ số BMI dưới 18,5 là 11,6%; tỷ lệ BMI trong giới hạn bình thường là 75,0%; tỷ lệ người bệnh có BMI trên 23 là 13,4%

Bảng 3.5: Đặc điểm chẩn đoán bệnh và phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu

(n2) Đặc điểm chẩn đoán, phẫu thuật Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Thời gian từ khi đau bụng đến khi vào viện

Vị trí đau đầu tiên Thượng vị 81 72,3

Biến chứng bệnh Chưa có 104 92,9

Phương pháp PT Nội soi 111 99,1

Nội soi chuyển mổ mở 1 0,9

Thời gian phẫu thuật trung bình 48,12 ±10,5 (30-100)

Số giờ điều trị trước phẫu thuật 3,7 ± 3,5 (1-30)

Số ngày điều trị sau PT 6,8 ±1,1 (5-12)

Nhận xét: Thời gian trung bình của người bệnh từ khi xuất hiện triệu chứng đau bụng đến khi vào viện là 15,2 ±11,9 giờ Tỷ lệ người bệnh vào viện trong khoảng thời gian từ 12 đến 24 giờ là 41,1%; trên 24 giờ là 14,3%

Vị trí xuất hiện đau đầu tiên của người bệnh tại thượng vị có tỷ lệ 72,3%; hố chậu phải là 6,3% Khi vào viện 3,6% người bệnh đã có biến chứng vỡ ruột thừa viêm

37 và tỷ lệ viêm phúc mạc cũng tương tự với 3,6% Có 01 trường hợp chuyển từ mổ nội soi sang mổ mở

Thời gian phẫu thuật trung bình của người bệnh là 48,12 ±10,5 giờ, số giờ điều trị trước phẫu thuật trung bình là 3,

Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6: Đặc điểm cận lâm sàng trước và sau phẫu thuật của người bệnh

(n2) Đặc điểm cận lâm sàng Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật

Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Thư viện ĐH Thăng Long

Tỷ lệ người bệnh có chỉ số hồng cầu thấp trước và sau phẫu thuật là 1,8% và 0,9%; tỷ lệ huyết sắc tố thấp trước phẫu thuật là 3,6% và tăng lên 4,5% sau phẫu thuật Trước phẫu thuật tỷ lệ người bệnh có bạch cầu tăng là 87,5%; tỷ lệ này sau phẫu thuật là 7,1% Tỷ lệ tiểu cầu thấp trước và sau phẫu thuật không thay đổi với 8,9%; trước phẫu thuật tỷ lệ người bệnh có đường máu tăng là 8,0%; sau phẫu thuật không có người bệnh nào có đường máu tăng Tỷ lệ CRP giảm từ 39,3% trước phẫu thuật xuống 1,8% sau phẫu thuật

Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa.

Đặc điểm lâm sàng sau phẫu thuật

Bảng 3.7: Đặc điểm dấu hiệu sinh tồn của người bệnh (n2)

Dấu hiệu sinh tồn 24 giờ n (%)

Ngày ra viện n (%) Nhịp thở Thở chậm 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu bảng trên cho thấy

Không có trường hợp người bệnh nào có tình trạng thở chậm Tỷ lệ người bệnh thở nhanh tại các thời điểm sau phẫu thuật từ 3,6% đến 7,1%

Tỷ lệ người bệnh có mạch nhanh 24 giờ sau phẫu thuật là 19,6%; tỷ lệ này giảm xuống 11,6% sau 48 giờ phẫu thuật và xuống 8,9% tại 72 giờ và thời điểm ra viện

Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp tại 24 giờ sau phẫu thuật là 20,5% Tỷ lệ này giảm xuống 8,9% sau 48 giờ, 10,7% sau 72 giờ và 9,8% khi ra viện

Tỷ lệ người bệnh sốt tại thời điểm 24 giờ sau phẫu thuật là 4,5%; 48h là 1,8%

72 giờ là 0,9% và tại thời điểm ra viện là 0,0%

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.8: Đặc điểm đau của người bệnh sau phẫu thuật (n2) Đặc điểm đau Ngày 1 sau

Ngày ra viện n (%) Mức độ đau trung bình Đau nhẹ/ không đau

TB điểm đau 3,51 ± 0,87 2,43 ±0,72 1,15 ±0,46 1,00 ±0,24 Mức độ đau thấp nhất Đau nhẹ/ không đau

TB điểm đau 1,69 ±0,69 1,14 ±0,51 0,12 ±0,35 0,03 ±0,17 Mức độ đau cao nhất Đau nhẹ/ không đau

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu bảng trên cho thấy

Với mức độ đau trung bình: Tỷ lệ người bệnh có mức độ đau ở mức đau vừa giảm từ 46,4% ở ngày đầu sau phẫu thuật xuống 4,5% tại ngày 2 sau phẫu thuật và tại ngày 3 sau phẫu thuật và ra viện tỷ lệ người bệnh đau nhẹ, không đau là 100% Với mức độ đau thấp nhất: Tại ngày đầu sau phẫu thuật tỷ lệ người bệnh đau vừa là 2,7% còn lại là đau nhẹ hoặc không đau Ở các ngày thứ 2, thứ 3 và ra viện 100% người bệnh ở mức đau nhẹ/không đau

Với mức độ đau cao nhất: Tại ngày đầu sau phẫu thuật, tỷ lệ người bệnh đau ở mức rất đau là 3,6%; mức vừa là 76,8% Tỷ lệ người bệnh đau ở mức đau vừa ở ngày thứ 2 sau phẫu thuật là 37,5%; ngày thứ 3 là 0,9% và ra viện là 0,0%,

Biểu đồ 3.2: Mức độ đau của người bệnh sau phẫu thuật (n2)

Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy Điểm trung bình mức độ đau của người bệnh tại thời điểm đau nhất trong ngày giảm từ 4,46 điểm ở ngày thứ nhất, xuống 3,32 điểm ở ngày thứ 2, 2,11 điểm ở ngày thứ 3 và 1,92 điểm ở ngày ra viện Điểm đau trung bình của người bệnh đánh giá tương ứng với mức độ đau trung bình trong ngày ở các ngày sau phẫu thuật lần lượt là: 3,51 điểm ở ngày đầu sau phẫu thuật, 2,43 điểm ở ngày thứ 2, 1,15 điểm ở ngày thứ 3 và 1,0 điểm ở ngày ra viện Điểm trung bình mức độ đau đánh giá tương ứng thời điểm đau ít nhất trong ngày tại ngày đầu sau phẫu thuật là 1,69 điểm, ở ngày thứ 2 là 1,14 điểm, ở ngày thứ

3 sau phẫu thuật là 0,12 điểm và khi ra viện là 0,03 điểm

Ngày 1 sau PT Ngày 2 sau PT Ngày 3 sau PT Ra viện

Mức độ đau thấp nhất Mức độ đau TB Mức độ đau lớn nhất

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.9: Đặc điểm vết mổ, dẫn lưu sau phẫu thuật (n2) Đặc điểm vết mổ 24 giờ n (%)

Khô 30 (26,8%) 99 (88,4%) 108 (96,4%) 111 (99,1%) Thấm máu 76 (67,9%) 11 (9,8%) 3 (2,7%) 0 (0,0%) Thấm dịch hồng 6 (5,4%) 2 (1,8%) 1 (0,9%) 1 (0,9%)

Dịch mủ 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) Đặc điểm dẫn lưu 24 giờ n (%)

Dịch hồng 10 (8,9%) 8 (7,1%) 4 (3,6%) 0 (0,0%) Dịch máu 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) Không có dẫn lưu 102 (91,1%) 104 (92,9%) 108 (96,4%) 112 (100%)

Nhận xét: Kết quả ở bảng trên cho thấy

Tỷ lệ người bệnh thấm máu 24h sau phẫu thuật là 67,9%; tỷ lệ này giảm xuống 9,8% tại 48 giờ, 2,7% tại 72 giờ và 0,0% khi ra viện Tỷ lệ thấm dịch hồng cũng giảm từ 5,4% tại 24 giờ xuống 0,9% tại thời điểm ra viện

Có 10 người bệnh đặt dẫn lưu Tại 24 giờ đầu sau phẫu thuật, 100% dẫn lưu có dịch hồng, và hết tại thời điểm ra viện

Bảng 3.10: Đặc điểm tình trạng tiêu hóa, dinh dưỡng của người bệnh sau phẫu thuật (n2) Đặc điểm tiêu hóa, dinh dưỡng

Ngày ra viện n (%) Trung tiện Bình thường 2 (1,8%) 106 (94,6%) 111 (99,1%) 112 (100%)

Dinh dưỡng Ăn uống BT 0 (0,0%) 4 (3,6%) 4 (3,6%) 11 (9,8%) Ăn ít hơn BT 0 (0,0%) 100 (89,3%) 105 (93,8%) 101 (90,2%) Qua sonde 2 (1,8%) 1 (0,9%) 1 (0,9%) 0 (0,0%) Nhịn ăn 110 (98,2%) 7 (6,3%) 2 (1,8%) 0 (0,0%)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu bảng trên cho thấy

24 giờ sau phẫu thuật tỷ lệ người bệnh bí trung tiện là 98,2%; tỷ lệ này giảm xuống 5,4% tại 48 giờ, 0,8% tại 72 giờ và hết toàn bộ tại thời điểm ra viện

Tỷ lệ người bệnh chướng bụng tại thời điểm 24 giờ là 83,0%; tỷ lệ này giảm xuống 4,5% tại 48 giờ, 1,8% tại thời điểm 72 giờ và thời điểm ra viện

98,2% người bệnh phải nhịn ăn hoàn toàn trong thời gian 24 giờ, tại 48 giờ tỷ lệ người bệnh phải nhịn ăn là 6,3%; 1,8% ở thời điểm 72 giờ và tỷ lệ này tại thời điểm ra viện là 0,0%

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.11: Đặc diểm tình trạng vận động của người bệnh sau phẫu thuật

(n2) Đặc điểm vận động 24 giờ n (%)

Ngày ra viện n (%) Bình thường 0 (0,0%) 4 (3,6%) 4 (3,6%) 7 (6,3%)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh hạn chế vận đồng ở 24 giờ đầu sau phẫu thuật là 100% Tỷ lệ này giảm xuống 96,4% ở 48 giờ và 72 giờ, ở ngày ra viện là 93,8%

Bảng 3.12: Đặc điểm tiểu tiện của người bệnh sau phẫu thuật (n2) Đặc điểm tiểu tiện 24 giờ n (%)

Ngày ra viện n (%) Bình thường 0 (0,0%) 95 (84,8%) 111 (99,1%) 112 (100%)

Có ống thông niệu đạo 112 (100%) 17 (15,2%) 1 (0,9%) 0 (0,0%)

Nhận xét: Sau phẫu thuật,ở 24 giờ đầu 100% người bệnh có đặt ống thông niệu đạo

Tỷ lệ này giảm xuống 15,2% ở 48 giờ, ở 72 giờ chỉ còn 01 trường hợp lưu ống thông

Và khi ra viện, 100% người bệnh được rút hết ống thông niệu đạo

Bảng 3.13: Đặc điểm tâm lý của người bệnh sau phẫu thuật (n2) Đặc điểm tâm lý 24 giờ n (%)

Ngày ra viện n (%) Tâm lý Không lo lắng 5 (4,5%) 41 (36,6%) 53 (47,3%) 57 (50,9%)

Lo lắng TB 99 (88,4%) 66 (61,6%) 59 (52,7%) 55 (49,1%) Rất lo lắng 8 (7,1%) 2 (1,8%) 0 (0,0%) 0 (0,0%)

Tại 24 giờ đầu sau phẫu thuật: Tỷ lệ người bệnh không lo lắng là 4,5%; lo lắng trung bình là 88,4%, rất lo lắng là 7,1% Tỷ lệ rất lo lắng giảm xuống 1,8% ở 48 giờ và 0,0% ở các giờ tiếp theo sau phẫu thuật Tỷ lệ người bệnh không lo lắng tăng từ 4,5% ở 24 giờ đầu sau phẫu thuật lên 36,6% ở 48 giờ sau phẫu thuật và 47,3% ở 72 giờ, và 50,9% ở tại thời điểm ra viện

Tỷ lệ mất ngủ của người bệnh ở 24 giờ đầu sau phẫu thuật là 63,4%; tỷ lệ này ở 48 giờ là 10,7%; 72 giờ là 2,7% và tại thời điểm ra viện là 1,8%.

Hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa

Bảng 3.14: Hoạt động theo dõi người bệnh sau phẫu thuật (n2)

Tỷ lệ người bệnh được thực hiện theo dõi dấu hiệu sinh tồn ở mức tốt là 93,8%; ở mức chưa tốt là 6,3%

Tỷ lệ người bệnh được theo dõi biến chứng ở mức tốt là 95,5%, thực hiện chưa tốt là 4,5%

Bảng 3.15: Hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân (n2)

CS vệ sinh cá nhân 56 (50,0%) 56 (50,0%) 0 (0,0%)

CS vệ sinh răng miệng

Tỷ lệ người bệnh được hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân ở mức tốt là 50,0%, tỷ lệ thực hiện chưa tốt là 50,0%

Thư viện ĐH Thăng Long

Tỷ lệ người bệnh được chăm sóc vệ sinh răng miệng ở mức tốt là 90,2%, mức chưa tốt là 9,8%

Bảng 3.16: Hoạt động chăm sóc vết mổ, dẫn lưu (n2)

Theo dõi, đánh giá tình trạng vết mổ

Thông báo tình trạng vết mổ

Theo dõi đánh giá tình trạng dẫn lưu

Thay băng chân dẫn lưu

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ người bệnh được theo dõi, đánh giá tình trạng vết mổ ở mức tốt là 93,8%; Tỷ lệ người bệnh được thông báo tình trạng vết mổ đầy đủ là 83,0%; Tỷ lệ người bệnh được chăm sóc thay băng vết mổ đúng, đầy đủ là 98,2%; Trong 10 người bệnh có đặt dẫn lưu thì 100% người bệnh được chăm sóc thay băng chân dẫn lưu đầy đủ

Bảng 3.17: Hoạt động chăm sóc ống thông niệu đạo (n2)

Theo dõi, đánh giá tình ống thông

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh được theo dõi đánh giá tình trạng ống thông niệu đạo và chăm sóc ống thông ở mức tốt là 94,6% Tỷ lệ ở mức chưa tốt là 5,4%

Bảng 3.18: Hoạt động chăm sóc giảm đau (n2)

Không áp dụng (n,%) Đánh giá tình trạng đau vết mổ

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh được đánh giá tình trạng đau vết mổ ở mức tốt và chưa tốt là 92,0% và 8,0% Tỷ lệ người bệnh được chăm sóc giảm đau vết mổ ở mức tốt là 93,8% và mức chưa tốt là 6,3%

Bảng 3.19: Hoạt động chăm sóc đảm bảo dinh dưỡng (n2)

Không áp dụng (n,%) Đánh giá tình trạng, nhu cầu dinh dưỡng

Chăm sóc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

Thư viện ĐH Thăng Long

Nhận xét: Kết quả cho thấy 100% người bệnh được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng ở mức tốt Tỷ lệ người bệnh được chăm sóc cung cấp dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu ở mức tốt là 13,4%; mức chưa tốt là 86,6%

Bảng 3.20: Hoạt động chăm sóc tinh thần (n2)

Có mặt khi NB cần 100 (89,3%) 12 (10,7%) 0 (0,0%)

Quan tâm, động viên NB

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng hỗ trợ có mặt khi cần ở mức tốt là 89,3%; quan tâm, động viên ở mức tốt là 92,0% và sẵn sàng giúp đỡ ở mức tốt là 90,2%

Bảng 3.21: Hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe (n2)

Hoạt động tư vấn Thực hiện tốt

TV vệ sinh phòng nhiễm khuẩn vết mổ

TV phát hiện sớm dấu hiệu bất thường

TV chế độ dinh dưỡng

Tư vấn chế độ vận động

Tư vấn tuân thủ điều trị

Tư vấn tuân thủ tái khám

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh được tư vấn vệ sinh phòng nhiễm khuẩn vết mổ ở mức tốt là 81,3%; tư vấn phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở mức tốt là 79,5%; tư vấn chế độ dinh dưỡng ở mức tốt là 89,3%; tư vấn chế độ vận động ở mức tốt là 95,5%; tư vấn tuân thủ điều trị và tư vấn tuân thủ tái khám ở mức tốt là 90,2%

Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa

Bảng 3.22: Đánh giá hoạt động chăm sóc điều dưỡng người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (n2)

Thực hiện chưa tốt (n,%) Điểm trung bình

Theo dõi biến chứng 107 (95,5%) 5 (4,5%) 9,8 ±1,0/10 Chăm sóc vệ sinh cá nhân, răng miệng

Chăm sóc vết mổ, dẫn lưu

Chăm sóc sonde tiểu 105 (93,8%) 7 (6,2%) 19,5 ±2,1/20 Chăm sóc giảm đau 101 (90,2%) 11 (9,8%) 28,9 ±3,4/30 Chăm sóc đảm bảo dinh dưỡng

Chăm sóc tâm lý, tinh thần

Tư vấn giáo dục sức khỏe 72 (64,3%) 40 (35,7%) 28,1 ±2,9 /30

Hoạt động chăm sóc chung

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu bảng trên cho thấy: Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện chưa tốt các hoạt động theo dõi dấu hiệu sinh tồn là 6,3%; theo dõi biến chứng là 4,5%; theo dõi chăm sóc vệ sinh cá nhân, răng miệng là 51,8%; chăm sóc vết mổ, dẫn lưu là 24,1%; chăm sóc sonde tiểu là 6,2%; chăm sóc giảm đau là 9,8%; chăm sóc đảm bảo dinh dưỡng là 86,6%, chăm sóc tâm lý tinh thần là 22,3% và tư vấn giáo dục sức khỏe là 35,7%

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 3.3: Điểm trung bình các hoạt động chăm sóc theo thang điểm 10

Nhận xét: Điểm trung bình hoạt động chăm sóc dinh dưỡng ở mức thấp nhất là 7,85/10 điểm Tiếp theo là chăm sóc vệ sinh là 8.5/10 điểm Còn lại các hoạt động khác đều ở mức rất cao >9.5/10 điểm

Bảng 3.23: Kết quả điều trị (n2)

Kết quả điều trị Số lượng Tỷ lệ %

Mức độ hài lòng của người bệnh

Kết quả Khỏi, ra viện 112 100

TD DHST TD biến chứng

CS vệ sinh CS vết mỗ,

CS dinh dưỡng CS tâm lý, tinh thần

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy Tỷ lệ người bệnh có biến chứng là 6,3% 100% người bệnh khỏi, ra viện Tỷ lệ người bệnh rất hài lòng và hài lòng với hoạt động điều trị nói chung là 25,9% và 67,9%; tỷ lệ ở mức rất không hài lòng là 3,6%

Biểu đồ 3.4: Phân loại mức độ kết quả chăm sóc người bệnh (n2)

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh được điểu dưỡng chăm sóc có kết quả chăm sóc ở mứ tốt là 81,2%; tỷ lệ ở mức chưa tốt là 18,8%

Chăm sóc tốt Chăm sóc chưa tốt

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.24: Mức độ sự phục hồi sau mổ của người bệnh sau phẫu thuật (n2) Đặc điểm Không bao giờ, hiếm khi

Thoải mái về thể chất 1 (0,9%) 41 (36,6%) 70 (62,5%) 15,54 ±2,43

Có thể thở dễ dàng 0 (0,0%) 36 (32,1%) 76 (67,9%) 3,85 ±0,69

Có thể ăn uống dễ dàng 3 (2,7%) 25 (22,3%) 84 (75,0%) 3,86 ±0,71 Cảm thấy thoái mái, thư giãn 0 (0,0%) 28 (25,0%) 85 (75,0%) 3,94 ±0,66

Cảm thấy tinh thần tốt hơn 1 (0,9%) 34 (30,4%) 77 (68,8%) 3,95 ±0,78 Cảm thấy kiểm soát được cảm xúc 1 (0,9%) 26 (23,2%) 85 (75,9%) 4,05 ±0,76 Cảm thấy thoải mái 0 (0,0%) 27 (24,1%) 85 (75,9%) 4,04 ±0,73 Độc lập về thể chất 4 (3,6%) 48 (42,9%) 60 (53,6%) 20,05 ±3,89

Có thể nói được bình thường 0 (0,0%) 25 (22,3%) 87 (77,7%) 4,18 ±0,77

Có thể đánh răng, rửa mặt 4 (3,6%) 28 (25,0%) 80 (71,4%) 4,09 ±0,93

Có thể tự CS vệ sinh cá nhân 3 (2,7%) 28 (25,0%) 81 (72,3%) 4,07 ±0,89

Có thể tự làm các HĐ hàng ngày 4 (3,6%) 49 (43,8%) 59 (52,7%) 3,62 ±0,80

Có thể giao tiếp với nhân viên y tế 1 (0,9%) 38 (33,9%) 73 (65,2%) 3,94 ±0,82

Có thể giao tiếp với người nhà 2 (1,8%) 7 (6,3%) 103 (92,0%) 4,63 ±0,72 Được hỗ trợ từ bác sỹ 0 (0,0%) 33 (29,5%) 79 (70,5%) 4,02 ±0,78 Được hỗ trợ từ điều dưỡng 0 (0,0%) 28 (25,0%) 84 (75,0%) 4,12 ±0,78 Được sự hỗ trợ từ người nhà 1 (0,9%) 2 (1,8%) 109 (97,3%) 4,78 ±0,52

Có thể hiểu các HD và lời khuyên 4 (3,6%) 26 (23,2%) 82 (73,2%) 4,04 ±0,88

Mức độ phục hồi chung 1 (0,9%) 49 (43,8%) 62 (55,4%) 73,16 ±10,14

Nhận xét: Kết quả mức độ phục hồi chung của người bệnh sau phẫu thuật là

73,16/90 điểm Trong đó điểm trung bình của hoạt động hỗ trợ người bệnh là 25,52/30

53 điểm Độc lập thể chất là 20,05/25 Trạng thái cảm xúc là 12.04/15 điểm và mức độ thoải mái về thể chất là 15,54/20 điểm

Một số yếu tố liên quan và rào cản đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa.

Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa

Bảng 3.25: Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu (n2) Đặc điểm KQCS OR

Thư viện ĐH Thăng Long

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy:

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả chăm sóc tốt, chưa tốt giữa người bệnh nam giới và nữ giới, giữa người bệnh dân tộc kinh và dân tộc khác, trình độ dưới THPT và từ THPT trở lên

Nhóm người bệnh có độ tuổi 30-60 có tỷ lệ kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn nhóm dưới 30 tuổi và trên 60 tuổi Nhóm người bệnh nghề nghiệp là CB/VC/CN có tỷ lệ kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn nhóm người bệnh khác Các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.26: Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm kinh tế, hoàn cảnh của người bệnh (n2) Đặc điểm KQCS OR

Nhận xét : Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả chăm sóc tốt và chưa tốt của nhóm người bệnh sống ở thành thị với nông thôn, miền núi, giữa nhóm người bệnh hộ nghèo và bình thường, giữa nhóm người bệnh có mức hưởng BHYT < 80% và mức 80%, nhóm người bệnh có khoảng cách dưới 10 km và trên 10km

Bảng 3.26: Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm tiền sử của người bệnh (n2) Đặc điểm KQCS OR

Tiền sử bệnh nội khoa

88 (83,8%) Tiền sử thuốc lá Đang SD, trước có SD

Nhận xét : Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy

Nhóm người bệnh có tiền sử bệnh nội khoa có tỷ lệ kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn nhóm không có tiền sử bệnh nội khoa Nhóm người bệnh có tiền sử sử dụng rượu bia có kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn nhóm không có tiền sử sử dụng rượu bia Nhóm người bệnh có tiền sử đang hoặc đã từng sử dụng thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ kết quả chăm sóc ở mức chưa tốt cao hơn nhóm không sử dụng thuốc lá thuốc lào Các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p 9.5/10 điểm Tỷ lệ người bệnh được điểu dưỡng chăm sóc có kết quả chăm

Thư viện ĐH Thăng Long

76 sóc ở mức tốt là 81,2%; tỷ lệ ở mức chưa tốt là 18,8% Tỷ lệ kết quả chăm sóc tốt ở nghiên cứu này cao hơn so với kết quả chăm sóc người bệnh mức tốt trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh với 76% [22] Tuy nhiên tỷ lệ kết quả chăm sóc tốt trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Tường Thị Thùy Anh với tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng chăm sóc mức tốt là 88,5%, chưa tốt là 10,9% [5]

Về kết quả điều trị nói chung, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người bệnh có biến chứng là 6,3% 100% người bệnh khỏi, ra viện Về tỷ lệ biến chứng, một số nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ biến chứng lớn hơn so với nghiên cứu này Nghiên cứu của Phạm Thị Thu tại Nam Định cho thấy tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng vết mổ là 16%; tỷ lệ áp xe tồn dư là 3,0%, tắc ruột sớm là 1,5% [31] Trong nghiên cứu của Tường Thị Thùy Anh có 3,2% người bệnh có nhiễm trùng vết mổ, 0,64% người bệnh có áp xe tồn dư và có 3,2% người bệnh có tình trạng máu tụ thành bụng [5] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 0,7%; có 2 người bệnh chảy máu vết mổ [22]

Mức độ, sự hài lòng của người bệnh khi được đánh giá khách quan sẽ là một thước đo chính xác và cần thiết chất lượng chăm sóc nói riêng và dịch vụ y tế nói chung Trong nghiên cứu này, tỷ lệ người bệnh rất hài lòng và hài lòng với hoạt động điều trị nói chung là 25,9% và 67,9%; tỷ lệ ở mức rất không hài lòng là 3,6% Một số nghiên cứu đánh giá hoạt động chăm sóc điều dưỡng người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cũng đã đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh Nghiên cứu của Tường Thị Thùy Anh tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy mức độ hài lòng của người bệnh với 83,3% ở mức rất hài lòng, 12,8% ở mức hài lòng, 2,9% mức bình thường, chấp nhận được [5] Nghiên cứu của Choudhary và cộng sự có kết quả cho thấy 80% người bệnh rất hài lòng, 12% mức hài lòng, 8 % chưa hài lòng.Tác giả chỉ ra nguyên nhân chưa hài lòng là do chuyển đổi phương pháp phẫu thuật Tác giả Vilallonga và cộng sự so sánh 46 ca mổ một cổng và 41 trường hợp mổ 3 cổng mức độ hài lòng đều cao ở cả

2 phương pháp (7,5 và 6,9, p > 0,05) Các tác giả này cho rằng, vấn đề đau sau phẫu thuật, biến chứng và chi phí phẫu thuật có vai trò quan trọng đối với sự hài lòng của người bệnh [46] Đánh giá tổng thể vết mổ, Phạm Minh Đức có 65,4% rất hài lòng, 26,9% hài lòng, 7,7% không có ý kiến Kết quả này tương đương với nghiên cứu của

77 chúng tôi Chúng tôi cũng đồng quan điểm với tác giả là người bệnh sẽ luôn hài lòng cao nếu luôn được theo dõi, quan tâm, khám nhiều lần để cải thiện bệnh sớm [13]

Kết quả mức độ phục hồi chung của người bệnh sau phẫu thuật là 73,16/90 điểm Tong đó điểm trung bình của hoạt động hỗ trợ người bệnh là 25,52/30 điểm Độc lập thể chất là 20,05/25 Trạng thái cảm xúc là 12.04/15 điểm và mức độ thoải mái về thể chất là 15,54/20 điểm

Một số yếu tố liên quan và rào cản ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa

Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa

Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu này cho thấy: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả chăm sóc tốt, chưa tốt giữa người bệnh nam giới và nữ giới, giữa người bệnh dân tộc kinh và dân tộc khác, trình độ dưới THPT và từ THPT trở lên Nhóm người bệnh có độ tuổi 30-60 có tỷ lệ kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn nhóm dưới

30 tuổi và trên 60 tuổi Nhóm người bệnh nghề nghiệp là CB/VC/CN có tỷ lệ kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn nhóm người bệnh khác Các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể trên nhóm người bệnh độ tuổi từ 30-60 tuổi điều dưỡng viên có thể cho rằng đặc điểm của người bệnh trẻ nên có thể bỏ qua một số hoạt động chăm sóc nên kết quả chăm sóc chưa cao Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh cho thấy các yếu tố tuổi, giới, nghề nghiệp không liên quan với kết quả chăm sóc với p >0,05 [22] Nghiên cứu của Tường Thị Thùy Anh cho thấy nhóm người bệnh trên 60 tuổi có tỷ lệ kết quả chăm sóc điều dưỡng chưa tốt cao hơn nhóm dưới 60 tuổi [5] Nguyên nhân của sự khác biệt trong nghiên cứu của Tường Thị Thùy Anh có thể giải thích là do người cao tuổi sức khỏe suy giảm, thể trạng cũng như tâm lý thường kém hơn, tình trạng dinh dưỡng kém hơn người trẻ Ở độ tuổi này ngưỡng đau tăng hơn do vậy thường lo lắng sau phẫu thuật, phục hồi cũng muộn và chậm hơn Tuy nhiên trong nghiên cứu này tuổi của đối tượng nghiên cứu trẻ hơn nên tỷ lệ người cao tuổi thấp nên chưa thấy được sự khác biệt về kết quả chăm sóc ở nhóm người bệnh này

Thư viện ĐH Thăng Long

Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm kinh tế, hoàn cảnh của người bệnh:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong nghiên cứu này, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả chăm sóc tốt và chưa tốt của nhóm người bệnh sống ở thành thị với nông thôn, miền núi, giữa nhóm người bệnh hộ nghèo và bình thường, giữa nhóm người bệnh có mức BHYT < 80 % và mức 80 %, nhóm người bệnh có khoảng cách dưới 10 km và trên 10km Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh cho thấy tại bệnh viện Bạch Mai nhóm người bệnh có khoảng cách từ nơi ở đến viện có liên quan tới kết quả chăm sóc với p < 0,05 Nguyên nhân của sự khác nhau về kết quả nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh có thể là do khác nhau về địa điểm nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại bệnh viện tư nhân trong khu vực nên thường phục vụ đối tượng người bệnh ở gần Bệnh viện Nhưng bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện Hạng Đặc biệt nên người bệnh có thể đến từ nhiều nơi rất xa Vì vậy khoảng cách từ nới ở đến bệnh viện xa khiến cho người bệnh đến viện muộn và người bệnh xa thủ đô trình độ dân trí thấp hơn, kiến thức về bệnh của người nhà và người bệnh có thể kém hơn do đó cũng ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc người bệnh trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh [22]

Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm tiền sử của người bệnh

Kết quả nghiên cứu này cho thấy nhóm người bệnh có tiền sử bệnh nội khoa có tỷ lệ kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn nhóm không có tiền sử bệnh nội khoa Nhóm người bệnh có tiền sử sử dụng rượu bia có kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn nhóm không có tiền sử dụng rượu bia Nhóm người bệnh có tiền sử đang hoặc đã từng sử dụng thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ kết quả chăm sóc ở mức chưa tốt cao hơn nhóm không sử dụng thuốc lá thuốc lào Các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p

Ngày đăng: 18/05/2024, 09:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Hình ảnh giải phẫu của ruột thừa [10],[21]. - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Hình 1.1. Hình ảnh giải phẫu của ruột thừa [10],[21] (Trang 14)
Sơ đồ nghiên cứu - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Sơ đồ nghi ên cứu (Trang 34)
Bảng 2.1. Nhóm biến chính theo mục tiêu nghiên cứu - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 2.1. Nhóm biến chính theo mục tiêu nghiên cứu (Trang 36)
Bảng 2.2. Các biến cụ thể và  tiêu chí đánh giá - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 2.2. Các biến cụ thể và tiêu chí đánh giá (Trang 37)
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=112) (Trang 44)
Bảng 3.2: Đặc điểm nơi sống, hoàn cảnh, khoảng cách đến viện của đối tượng  nghiên cứu (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.2 Đặc điểm nơi sống, hoàn cảnh, khoảng cách đến viện của đối tượng nghiên cứu (n=112) (Trang 45)
Bảng 3.4: Đặc điểm thể trạng của người bệnh theo BMI (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.4 Đặc điểm thể trạng của người bệnh theo BMI (n=112) (Trang 46)
Bảng 3.3: Đặc điểm tiền sử của đối tượng nghiên cứu (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.3 Đặc điểm tiền sử của đối tượng nghiên cứu (n=112) (Trang 46)
Bảng 3.5: Đặc điểm chẩn đoán bệnh và phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu  (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.5 Đặc điểm chẩn đoán bệnh và phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (n=112) (Trang 47)
Bảng 3.6: Đặc điểm cận lâm sàng trước và sau phẫu thuật của người bệnh  (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.6 Đặc điểm cận lâm sàng trước và sau phẫu thuật của người bệnh (n=112) (Trang 48)
Bảng 3.7: Đặc điểm dấu hiệu sinh tồn của người bệnh (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.7 Đặc điểm dấu hiệu sinh tồn của người bệnh (n=112) (Trang 50)
Bảng 3.8: Đặc điểm đau của người bệnh sau phẫu thuật (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.8 Đặc điểm đau của người bệnh sau phẫu thuật (n=112) (Trang 51)
Bảng 3.10: Đặc điểm tình trạng tiêu hóa, dinh dưỡng của người bệnh sau phẫu  thuật (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.10 Đặc điểm tình trạng tiêu hóa, dinh dưỡng của người bệnh sau phẫu thuật (n=112) (Trang 54)
Bảng 3.12: Đặc điểm tiểu tiện của người bệnh sau phẫu thuật (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.12 Đặc điểm tiểu tiện của người bệnh sau phẫu thuật (n=112) (Trang 55)
Bảng 3.11: Đặc diểm tình trạng vận động của người bệnh sau phẫu thuật  (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.11 Đặc diểm tình trạng vận động của người bệnh sau phẫu thuật (n=112) (Trang 55)
Bảng 3.15: Hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.15 Hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân (n=112) (Trang 56)
Bảng 3.16: Hoạt động chăm sóc vết mổ, dẫn lưu (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.16 Hoạt động chăm sóc vết mổ, dẫn lưu (n=112) (Trang 57)
Bảng 3.17: Hoạt động chăm sóc ống thông niệu đạo (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.17 Hoạt động chăm sóc ống thông niệu đạo (n=112) (Trang 58)
Bảng 3.21: Hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.21 Hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe (n=112) (Trang 59)
Bảng 3.20: Hoạt động chăm sóc tinh thần (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.20 Hoạt động chăm sóc tinh thần (n=112) (Trang 59)
Bảng 3.22: Đánh giá hoạt động chăm sóc điều dưỡng người bệnh sau phẫu thuật  viêm ruột thừa - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.22 Đánh giá hoạt động chăm sóc điều dưỡng người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa (Trang 60)
Bảng 3.23: Kết quả điều trị  (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.23 Kết quả điều trị (n=112) (Trang 61)
Bảng 3.24: Mức độ sự phục hồi sau mổ của người bệnh sau phẫu thuật (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.24 Mức độ sự phục hồi sau mổ của người bệnh sau phẫu thuật (n=112) (Trang 63)
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm nhân khẩu của đối  tượng nghiên cứu (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu (n=112) (Trang 64)
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm kinh tế, hoàn cảnh  của người bệnh (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.26 Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm kinh tế, hoàn cảnh của người bệnh (n=112) (Trang 65)
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm tiền sử của người  bệnh (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.26 Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm tiền sử của người bệnh (n=112) (Trang 66)
Bảng 3.27: Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm bệnh sử của người  bệnh (n=112) - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng 3.27 Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm bệnh sử của người bệnh (n=112) (Trang 67)
Bảng phân tích tổng hợp các hệ số/ Ttem Total Sattistics - chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa yên bình thái nguyên năm 2023
Bảng ph ân tích tổng hợp các hệ số/ Ttem Total Sattistics (Trang 113)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w