Môn chăm sóc ngƣời bệnh cao tuổi, chăm sóc ngƣời bệnh mạn tính giảng dạy cho sịnh viên với mục tiêu: - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, triệu ch
ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về sự thay đổi cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người cao tuổi và vai trò của điều dưỡng trong việc giúp người cao tuổi hạn chế tác hại do những thay đổi này gây ra trên người cao tuổi để người học có đƣợc kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào trong nhận định và phân biệt đƣợc các triệu chứng học trên từng bệnh cụ thể
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày và phân tích đƣợc cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người cao tuổi
- Trình bày được vai trò của người điều dưỡng đối với thay đổi chức năng các cơ quan ở người cao tuổi
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào nhận định và chăm sóc người bệnh cao tuổi trên lâm sàng
- Lập được kế hoạch chăm sóc và giáo dục sức khỏe người bệnh cao tuổi theo quy trình điều dƣỡng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động thực hiện được việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh cao tuổi theo đúng quy trình
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Già không phải là một bệnh Quá trình già hóa xảy ra không đồng thời và không đồng tốc Mỗi cơ quan trong cơ thể đều có những thay đổi về mặt cấu trúc từ đó dẫn đến những thay đổi về mặt chức năng Điều dƣỡng có vai trò quan trọng trong việc phát hiện những thay đổi này, trên cơ sở đó tiến hành hướng dẫn, hỗ trợ người cao tuổi, giúp người cao tuổi hạn chế và giảm thiểu đến mức tối đa, khắc phục và thích nghi với những thay đổi đó, kéo dài đƣợc tuổi thọ khỏe mạnh
Sự thay đổi ở người cao tuổi không xảy ra cùng lúc ở các hệ cơ quan khác nhau, cũng nhƣ trong một hệ cơ quan các cơ quan cũng thay đổi khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng Các hệ cơ quan sẽ thay đổi nhƣ sau:
+ Khối lƣợng não giảm dần (khoảng 20% so với lúc còn trẻ)
+ Lưu lượng máu đến não giảm
+ Tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm
+ Giảm khả năng nhạy cảm của các giác quan
+ Giảm quá trình hƣng phấn và ức chế
+ Giảm tính linh hoạt và chậm phản ứng với các stress
+ Giảm trí nhớ và độ tập trung, hay quên sự việc mới xảy ra
+ Dễ bị ngất, mất thăng bằng và rối loạn giấc ngủ
- Vai trò của điều dưỡng: Thuyết phục người cao tuổi thực hiện những nội dung sau:
+ Nên ngồi dậy hoặc thay đổi tư thế một cách từ từ, sử dụng một số phương tiện hỗ trợ nhƣ tay vịn, gậy chống khi đi để tránh ngã
+ Giành nhiều thời gian hơn để thích ứng trước những kích thích
+ Giành thì giờ để thƣ giãn và luyện tập trí nhớ
+ Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, khi cần có thể sử dụng một số chất an thần nhẹ
+ Van tim trở nên dày, cứng, vôi hóa
+ Cơ tim giảm tính đàn hồi
+ Tuần hoàn nuôi tim giảm
+ Các động mạch bị xơ hóa
+ Các tĩnh mạch giảm trương lực
+ Các mao mạch kém hiệu lực
+ Giảm khả năng dẫn truyền trong tim
- Vai trò của điều dưỡng: Hướng dẫn và thuyết phục người cao tuổi thực hiện những nội dung sau:
+ Tập thể dục thường xuyên và hợp lý (đi bộ là hình thức tốt nhất)
+ Kiềm chế trọng lƣợng, không để thừa cân hoặc béo phì
+ ăn hạn chế muối, hạn chế mỡ và phủ tạng động vật Không hút thuốc và tránh dùng các chất kích thích
+ Tránh các hoạt động quá sức, hạn chế đến mức tối đa các sang chấn
+ Thường xuyên kiểm tra huyết áp
+ Lồng ngực thay đổi về hình dạng và hạn chế cử động
+ Tế bào biểu mô trụ phế quản trở nên dày, tế bào biểu mô tiết dịch trở nên loạn dƣỡng làm cho chất nhày bị cô đặc và giảm về số lƣợng
+ Hoạt động của các nhung mao đường hô hấp bị giảm
+ Khả năng hấp thu oxy vào máu động mạch giảm dẫn đến thiếu oxy tổ chức + Ho kém hiệu quả, khả năng làm sạch đường thở kém dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp
- Vai trò của điều dưỡng: Thuyết phục và hướng dẫn người cao tuổi thực hiện những nội dung sau:
+ Tập thở và ho có hiệu quả
+ Uống đủ nước, không hút thuốc lá hoặc thuốc lào
+ Giữ ấm về mùa lạnh và tiêm phòng cúm nếu có thể
+ Tránh các khu vực không khí bị ô nhiễm, tránh khói bụi
+ ống tiêu hóa có sự thu và teo nhỏ lại
+ Các hệ tiết dịch giảm hoạt lực
+ Gan giảm trọng lƣợng, mật độ chắc, nhu mô gan có chỗ teo, vỏ liên kết dầy
+ Túi mật và ống dẫn mật giảm tính đàn hồi, rối loạn điều tiết mật
+ Khô miệng, nuốt nghẹn, đầy bụng, chướng bụng và ợ hơi
+ Khó tiêu hóa, giảm hấp thu, đặc biệt là giảm hấp thu sắt, canxi, vitamin B 12 , các chất béo …
+ Dễ bị viêm miệng, thiếu máu, loãng xương, phù thiểu dưỡng, sỏi mật, táo bón, sa trực tràng
- Vai trò của điều dưỡng: Hướng dẫn người cao tuổi thực hiện những nội dung sau:
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách
+ Chọn thức ăn dễ tiêu, ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn ít chất mỡ, tăng thêm chất xơ như rau, quả, uống đủ nước
+ Giành thì giờ ngồi nghỉ thoải mái sau khi ăn
+ Thiết lập thói quen đại tiện đúng giờ
+ Thận trọng khi dùng các thuốc kháng tiết dịch vị
+ Khối lƣợng thận giảm, số nephron hoạt động giảm, cấu trúc các động mạch nhỏ và động mạch trung bình của thận giảm
+ Dung tích bàng quang giảm, trương lực cơ bàng quang và niệu đạo giảm
+ Phì đại tuyến tiền liệt ở nam, giảm trương lực cơ đáy chậu ở nữ
+ Mức lọc cầu thận giảm, chức năng cô đặc nước tiểu giảm hay đái đêm, dễ bị tiểu tiện cấp bách ở nữ, đái rắt và đái không tự chủ ở nam
+ Dễ bị ứ đọng nước tiểu làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
- Vai trò của điều dưỡng: Hướng dẫn và hỗ trợ người cao tuổi thực hiện những nội dung sau:
+ Chủ động đi tiểu theo giờ một cách đều đặn, đại tiện đúng giờ trong ngày
+ Thường xuyên vệ sinh vùng đáy chậu
+ Thực hiện bài tập tăng trương lực cơ vùng đáy chậu nhiều lần trong ngày
+ Với những trường hợp bị tiểu tiện cấp bách hoặc khó tự chủ nên mặc quần áo rộng rãi, dễ cởi Có thể chuẩn bị sẵn một số đồ dùng để tiểu tiện ở gần
+ Cơ giảm độ lớn, giảm sức mạnh, giảm tính mềm dẻo
+ Xương giảm khối lượng, giảm tỉ trọng, thưa xương, tiêu xương
+ Khớp thoái hóa sụn, giảm dịch khớp
+ Đau cơ và giảm sức chịu đựng với các hoạt động
+ Giảm chiều cao, gù lưng, cong xương, dễ bị gẫy xương
+ đau khớp và hạn chế động tác của khớp
- Vai trò của điều dưỡng: Hướng dẫn người cao tuổi thực hiện những nội dung sau:
+ Chọn ăn các thức ăn giàu canxi nhƣ đậu, đỗ, sữa và các sản phẩm từ sữa … Hạn chế những thức ăn chứa nhiều phospho nhƣ thức ăn và đồ uống công nghiệp chế biến sẵn
+ Với những người có nguy cơ cao bị loãng xương nên bổ sung thêm chế phẩm chứa canxi, vitaminD và Fluoride
+ Luyện tập các bài tập kéo giãn các cơ bám trên các xương dài nhằm làm tăng cơ lực và làm chậm quá trình tiêu xương
+ Động viên người cao tuổi tập thể dục một cách thích hợp, đều đặn như đi bộ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày kết hợp với thƣ giãn
+ Thị giác: Thoái hóa các cấu trúc, đục thủy tinh thể, khả năng co giãn đồng tử chậm, khả năng phân biệt màu sắc giảm
+ Thính giác: Thoái hóa các cấu trúc tai
+ Vị giác: Giảm vị giác đặc biệt là với các vị ngọt và mặn
+ Khứu giác: Giảm khả năng ngửi
+ Giảm thị lực đặc biệt là giảm khả năng nhìn gần (viễn thị), không chịu đƣợc ánh sáng chói, khó thích ứng với sự thay đổi ánh sáng
+ Giảm khả năng nghe, không nghe đƣợc các âm thanh có tần số cao
+ Giảm sự th m ăn, thích ăn đồ ngọt, thích ăn mặn
+ Sự giảm khả năng của các giác quan còn làm cho người cao tuổi có cảm giác cô quạnh
- Vai trò của điều dưỡng: Tạo mọi điều kiện thuận lợi và trợ giúp người cao tuổi những nội dung sau:
+ Đảm bảo đủ ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày cho người cao tuổi
+ Tránh bố trí những ánh sáng chói hoặc sặc sỡ nơi ở và sinh hoạt của người cao tuổi
+ Khuyên người cao tuổi khi đi từ chỗ sáng ra chỗ tối phải từ từ giành thời gian để thích ứng Không lái xe vào ban đêm
+ Khi cần đọc nên chọn loại sách, báo có cỡ chữ to, có thể sử dụng kính thuốc để hỗ trợ khi cần
+ Tránh những nơi có nhiều tiếng ồn, khi cần nói chuyện với người cao tuổi nên ngồi đối diện nói chậm rãi, phát âm rõ ràng với âm độ thấp kết hợp với ngôn ngữ cử chỉ Có thể dùng thiết bị trợ thính để hỗ trợ
+ Nên dùng thêm các loại gia vị khi ăn để tăng cảm giác ngon miệng
+ Khuyên người cao tuổi tránh ăn quá mặn
+ Tạo cảnh quan vui vẻ, đầm ấm trong sinh hoạt hàng ngày cho người cao tuổi
+ Da mỏng đi, giảm tính đàn hồi, mạch máu nuôi dƣỡng da giảm, kém bền vững + Tuyến bã và tuyến mồ hôi giảm tiết
+ Tóc khô và bạc màu
+ Da khô, dễ bị kích thích ngứa, dễ bị tổn thương, giảm khả năng bảo vệ và điều hòa nhiệt
+ Tóc thƣa và gãy, rụng
- Vai trò của điều dưỡng: Hướng dẫn người cao tuổi thực hiện những nội dung sau:
+ Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt Khi cần ra ngoài trời nắng nên mặc quần, áo dài ống, mang mũ, nón để bảo vệ da Mặc quần áo rộng rãi, nơi ở thoáng mát để tránh nóng về mùa hè, không nên ra ngoài vào buổi trƣa nắng
+ Giữ ấm về mùa đông bằng cách mặc đủ ấm, tránh gió lùa, tránh ra lạnh đột ngột
+ Vệ sinh cơ thể từng bộ phận một cách thích hợp thường xuyên như lau rửa nhẹ nhàng vùng khung chậu nhất là sau mỗi lần đại, tiểu tiện Chỉ nên tắm toàn thân 1 đến
2 lần mỗi tuần khi tắm đảm bảo nước đủ ấm về mùa đông không quá nóng hoặc quá lạnh, thời gian một lần tắm không nên kéo dài
+ Có thể xoa kem hoặc dầu thơm bảo vệ da sau khi tắm lúc da còn ẩm
+ Tuyến nội tiết bị thoái triển sớm nhất là tuyến ức rồi đến các tuyến sinh dục, giáp trạng, tuyến yên và tuyến thƣợng thận
+ Giảm khả năng thích ứng của cơ thể với các stress
+ Giảm hoạt động tình dục…
- Vai trò của điều dƣỡng:
+ Tìm mọi cách để tránh hoặc hạn chế tối đa các sang chấn cho người cao tuổi
+ Khi cần có thể hướng dẫn người cao tuổi sử dụng một số biện pháp hỗ trợ để giảm đau và chấn thương trong sinh hoạt tình dục như dùng dầu nhờn tan trong nước
* Cách thở và ho có hiệu quả:
- Ho tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước
- Đầu gối và hông gấp lại để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng khi ho
- Hít vào chậm qua mũi thở ra qua miệng chụm môi
- Ho 2 tiếng trong khi thở ra kết hợp co cơ bụng đúng lúc ho:
+ Tiếng thứ nhất ho nhất nhẹ nhằm làm long đờm
+ Tiếng thứ hai ho mạnh hết sức nhằm tống đờm ra ngoài
* Cách luyện tập giúp tăng trương lực cơ vùng đáy chậu:
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TUỔI GIÀ
Theo quy luật tự nhiên, con người khi độ tuổi càng cao sẽ có các biến đổi cả về thể chất lẫn tinh thần Sự thay đổi ở người cao tuổi không xảy ra cùng lúc ở các hệ cơ quan khác nhau, cũng nhƣ trong một hệ cơ quan các cơ quan cũng thay đổi khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng Ở bài 2 giúp người học hiểu được đặc điểm sinh lý thay đổi ở người cao tuổi và những bệnh có thể gặp ở người cao tuổi
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc một số đặc điểm sinh lý thoái hóa tuổi già, bệnh lý và nguyên tắc điều trị bệnh tuổi già
- Trình bày được những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chăm sóc một số bệnh lý thường gặp ở người bệnh cao tuổi
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động thực hiện được việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh cao tuổi theo đúng quy trình
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Sự tăng nhanh dân số già là mối quan tâm chung của tất cả các nước trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam Tổ chức Y tế thế giới đã có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo bàn bạc và đề ra những phương hướng trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe người cao tuổi
Trong vài thập niên gần đây chúng ta đã chứng kiến sự tăng nhanh dân số già do tuổi thọ ngày một tăng cao đặt ra hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết thuộc nhiều lĩnh vực nhƣ xã hội, kinh tế, y tế…Vì vậy, một ngành khoa học mới đã ra đời đó là lão khoa (Gérontology) ta là hơn 8,6 triệu người, chiếm gần 10% dân số, trong đó nhóm tuổi trên 65 lại chiếm 7% dân số Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của WHO thì Việt Nam từ 2011 đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số với tuổi tuổi thọ bình quân là
Xã hội phát triển, tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ chết giảm, già hoá dân số là một vấn đề tất yếu và mang tính toàn cầu, lâu dài và không thể đảo ngƣợc Già hoá dân số diễn ra mạnh mẽ và là một thành tựu cũng là một thách thức ảnh hưởng đến kinh tế và an sinh xã hội Trong bối cảnh khi kinh tế Việt Nam vừa mới thoát ngh o thì chăm sóc sức khỏe (CSSK) người cao tuổi (NCT) đối diện nhiều khó khăn:
- Về kinh tế- xã hội:
+ 70% người cao tuổi không có tích lũy vật, khó khăn, thiếu thốn
+ 35% cảm thấy thất vọng, cô đơn
- Về sức khỏe NCT còn nhiều hạn chế:
+ Chi phí y tế cho người cao tuổi cao gấp 7 - 10 lần người trẻ
+ 95% NCT mắc bệnh mạn tính
+ Mỗi NCT Việt nam phải chịu đựng 14 năm bệnh tật (trung bình mỗi người cao tuổi mang 3 bệnh)
+ 30% người cao tuổi không có bảo hiểm y tế
+ Người cao tuổi sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc
+ Khả năng cung cấp dịch vụ y tế còn hạn chế nhân lực, vật lực, phương tiện y tế…
2.1 Đặc điểm quá trình lão hóa
- Mọi người cao tuổi hóa không giống nhau
- Các cơ quan trong cơ thể không già đồng đều
- Già không cân bằng giữa hình thể và tâm lí
2.2.1 Biểu hiện lão hóa phụ thuộc tuổi thời gian và tuổi sinh học:
+ Bằng hoặc hơn 80 tuổi: đại lão
- Tuổi sinh học: đƣợc đo bằng mức độ hoạt động về thể chất và tinh thần hằng ngày (còn gọi là hoạt động chức năng hằng ngày)
Xác định mức độ lão hóa và mức độ suy yếu trên lâm sàng có ý nghĩa quan trọng trong vệc đề xuất các biện pháp chăm sóc thích hợp
Mức độ lão hóa lâm sàng có 3 mức:
- Lão hóa khỏe mạnh (tiếng Anh gọi là successful): kiểm soát và chăm sóc gần giống với người trưởng thành bình thường
- Lão hóa suy yếu (tiếng Anh gọi là frail) bao gồm suy yếu dưới lâm sàng (chưa có triệu chứng) đến suy yếu nặng
+ Suy yếu về thể chất bao gồm giảm các hoạt động chức năng hàng ngày từ việc tự chăm sóc bản thân đến các hoạt động nghề nghiệp
+ Suy yếu về mặt tinh thần chủ yếu ở các mức độ suy giảm trí nhớ, rối loạn trầm cảm (rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ…)
- Lão hóa giai đoạn cuối đời: tiên lƣợng sống thêm 1- 2 năm Chủ yếu là chăm sóc giảm nhẹ, cần có người hỗ trợ chăm sóc toàn diện
3 Đặc điểm bệnh lý người cao tuổi
- Tuổi cao tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển Tình hình sức khỏe và bệnh tật NCT liên quan chặt chẽ với tuổi tác:
- Tuổi càng cao thì số người có bệnh càng nhiều: 95% NCT có bệnh, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây nhiễm nhƣ bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, loãng xương, sa sút trí tuệ
- Tuổi càng cao thì càng có nhiều người mắc nhiều bệnh cùng một lúc (Trung bình, một người cao tuổi mắc 2,69 bệnh)
- Khả năng hồi phục kém Vì vậy, khi chữa bệnh cho người cao tuổi cần hết sức chú trọng đến việc nâng đỡ cơ thể và phục hồi chức năng Tuổi càng cao thì tỷ lệ tử vong và tàn phế càng cao
3.2 Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi
- Bệnh động mạch vành: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử
- Tổn thương các van tim: Hẹp van động mạch chủ, phì đại dưới van động mạch chủ, vôi hóa vòng van hai lá, hở van hai lá
- Bệnh cơ tim và suy tim
- Rối loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Ung thƣ biểu mô phế quản
- Bệnh của thực quản: Trào ngƣợc thực quản, rối loạn vận động thực quản, ung thƣ thực quản, thoát vị hoành
- Bệnh của dạ dày tá tràng: Loét hoặc viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính, ung thƣ dạ dày, xuất huyết tiêu hóa cao
- Bệnh của ruột non: Kém hấp thu, tăng sinh vi khuẩn, ỉa chảy mỡ
- Bệnh của đại tràng: Rối loạn đại tiện, viêm đại tràng, ung thƣ đại tràng, chảy máu tiêu hóa dưới
- Bệnh của tụy: Viêm tụy cấp hoặc mạn
- Bệnh của gan: Viêm gan không đặc hiệu, xơ gan, ung thƣ gan
- Bệnh của đường mật: Rối loạn vận động đường mật, sỏi túi mật, ung thư đường mật
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Viêm mao mạch cầu thận
- Xơ tiểu động mạch thận
- Suy thận cấp và mạn
- Nhẽo cơ, giảm trương lực cơ, yếu cơ
- Thưa xương, loãng xương, nhuyễn xương
- Hƣ khớp, giả viêm đa khớp gốc chi
3.2.6 Bệnh nội tiết và chuyển hóa
- Rối loạn giáp trạng: Suy giáp, độc giáp, ung thƣ giáp
- Rối loạn thượng thận: Suy hoặc cường vỏ thượng thận, suy hoặc cường tủy thƣợng thận
- Rối loạn hệ sinh dục:
+ Ở nữ: Bệnh buồng trứng mạn kinh, ung thƣ vú
+ Ở nam: Phì đại tuyến tiền liệt, ung thƣ tuyến tiền liệt
- Rối loạn chuyển hóa: Béo phì, bệnh tiểu đường týp 2 với các biến chứng ở mạch máu, mắt, thận, thần kinh
3.2.7 Bệnh cơ quan tạo máu
- Thiếu máu do dinh dƣỡng
- Ung thư máu: Tăng sinh tế bào Lympho, u tủy xương, bệnh Hodgkin
- Tâm thần: Hội chứng trầm cảm, rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ
- Thần kinh: Rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu cục bộ não, xuất huyết não, bệnh Parkinson, bệnh ở tiểu não, bệnh ở tủy sống, bệnh ở thần kinh ngoại biên
3.2.9 Bệnh ở một số cơ quan khác:
- Mắt: Đục thủy tinh thể, glocom, toái hoá võng mạc…
- Tai-Mũi-Họng: Viễn thính, viễn thị, rối loạn thăng bằng do tiền đình ốc tai, ung thƣ amidal, ung thƣ vòm, ung thƣ thanh quản…
- Răng miệng: Sâu răng, viêm quanh cuống răng, viêm miệng áp-tơ
- Ngoài da: Ngứa, dầy sừng, u mạch, xuất huyết dưới da…
3.3 Đặc điểm điều trị bệnh ở người cao tuổi
- Điều trị phải toàn diện như với bất cứ người bệnh nào
- Cần đặc biệt chú trọng đến việc nâng đỡ cơ thể, nuôi dƣỡng tốt, hỗ trợ về tinh thần và tâm lý
3.3.2 Những nguyên tắc khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi
- Tác dụng của thuốc trên người cao tuổi không giống hoàn toàn như ở người còn trẻ, khả năng hấp thu - chuyển hóa - thải trừ - chống độc - độ nhậy cảm với thuốc đều giảm
- Tác dụng chữa bệnh của thuốc xuất hiện chậm và kém Hay gặp tác dụng phụ của thuốc và tai biến do dùng thuốc
- Khi kê đơn cần có một phạm vi giới hạn của thuốc và thuốc phải thể hiện đƣợc tính tác động của thuốc đối với người cao tuổi
- Thông thường liều dùng ở người cao tuổi phải thấp hơn so với người trẻ tuổi Nên bắt đầu liều dùng ở người cao tuổi bằng 50% liều dùng cho người trưởng thành
- Thường xuyên theo dõi phòng trường hợp phải dừng thuốc hoặc giảm liều
- Chế độ điều trị đơn giản Người cao tuổi thường không thể chịu đựng được việc phải dùng nhiều hơn 3 loại thuốc khác nhau và không nên đƣa thuốc quá 2 lần 1 ngày
- Giải thích rõ ràng, viết hướng dẫn đầy đủ với các đơn thuốc và mỗi thuốc phải có chỉ dẫn đúng, dán nhãn chuẩn
* Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi:
- Những người bệnh rất già, những biểu hiện bình thường của lứa tuổi có thể dẫn đến những sai sót trong đánh giá bệnh tật và dẫn tới việc kê đơn không hợp lý
- Người cao tuổi thường hay tự điều trị bằng những thuốc không cần kê đơn, hoặc những thuốc để điều trị cho những bệnh gặp trong những lần điều trị trước hay thuốc
- Hệ thần kinh của người cao tuổi thường dễ bị tổn thương bởi những loại thuốc thường dùng như các loại thuốc giảm đau nhóm Opioid, Benzodiazepine và thuốc điều trị Parkinson
- Do sự giảm chức năng lọc ở thận, nồng độ thuốc tại tổ chức thường tăng 50%
- Người cao tuổi do giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch nên hay bị táo bón Do vậy tỉ lệ người cao tuổi dùng thuốc nhuận tràng nhiều Khi dùng thuốc cùng với thuốc nhuận tràng làm cho thuốc đó bị tống ra ngoài sớm do đó làm giảm hấp thu, giảm tác dụng của thuốc
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC MẠN TÍNH
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý đƣợc đặc trƣng bởi sự hạn chế luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn Với đặc điểm là bệnh mạn tính, tiến triển nặng dần với nhiều biến chứng sẽ làm cho người bệnh suy giảm chức năng phổi, hạn chế hoạt động thể lực, suy giảm chất lƣợng cuộc sống, tàn phế và có thể tử vong Trong bài 3 này sẽ cung cấp cho người học biết các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, cách chăm sóc người bệnh COPD
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc định nghĩa, yếu tố nguy cơ, triệu chứng, tiến triển và biện pháp điều trị của bệnh phổi tắc mạn tính
- Trình bày được nội dung chăm sóc người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chăm sóc người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên lâm sàng
- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo quy trình điều dƣỡng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động thực hiện được việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo đúng quy trình
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị đƣợc Bệnh đặc trƣng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, số ca mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ƣớc tính là khoảng 385 triệu năm 2010, với tỷ lệ mắc trên thế giới là 11,7% và khoảng 3 triệu ca tử vong hàng năm Ở Việt Nam nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính năm 2009 cho thấy tỷ lệ mắc ở người > 40 tuổi là 4,2% Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đƣợc dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các rối loạn liên quan
2 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
- Bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi
- Tiền sử: hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động)
- Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: khói bếp, khói, chất đốt, bụi nghề nghiệp (bụi hữu cơ, vô cơ), hơi, khí độc
- Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, lao phổi Tăng tính phản ứng đường thở (hen phế quản hoặc viêm phế quản co thắt) Nhiễm trùng đường hô hấp (cúm và viêm phổi ) là một trong các yếu tố nguy cơ gây đợt cấp BPTNM
- Ho, khạc đờm kéo dài không do các bệnh phổi khác nhƣ lao phổi, giãn phế quản Các triệu chứng ho khạc đờm, khó thở dai dẳng và tiến triển nặng dần theo thời gian
3.1 Triệu chứng đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Người bệnh đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính xuất hiện các triệu chứng nặng hơn thường ngày, hoặc các trường hợp tuổi trung niên chưa có chẩn đoán, nhƣng xuất hiện các triệu chứng:
+ Khạc đờm tăng và/hoặc thay đổi màu sắc của đờm: đờm chuyển thành đờm mủ + Nghe phổi thấy rì rào phế nang giảm, có thể thấy ran rít, ngáy, ran ẩm, ran nổ
- Các biểu hiện khác có thể có hoặc không có tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh:
+ Tim mạch: nặng ngực, nhịp nhanh, loạn nhịp Các dấu hiệu của tâm phế mạn (phù, tĩnh mạch cổ nổi, gan to…)
+ Triệu chứng toàn thân có thể có: sốt, rối loạn tri giác, trầm cảm, mất ngủ, giảm khả năng gắng sức…
+ Trường hợp nặng có dấu hiệu suy hô hấp cấp: thở nhanh nông hoặc thở chậm, tím môi đầu chi, nói ngắt quãng, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi…
Một số xét nghiệm cần thiết để hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị:
Bảng 3.1 Giá trị chẩn đoán của các thăm dò trong đánh giá đợt cấp
Xét nghiệm thăm dò Có thể phát hiện Đo SpO 2 Giảm oxy máu
Khí máu động mạch Tăng CO 2 máu, giảm oxy máu
Chụp X-quang phổi Giúp phân biệt viêm phổi, phát hiện biến chứng
Công thức máu Thiếu máu, đa hồng cầu
Xét nghiệm đờm Nhuộm Gram
Rối loạn nhịp tim: nhịp nhanh, ngoại tâm thu, rung nhĩ…
Thiếu máu cơ tim cục bộ Dấu hiệu suy tim phải, suy tim trái
Siêu âm tim Giãn thất phải
Tăng áp lực động mạch phổi
Rối loạn chức năng gan, thận; tăng hoặc hạ đường huyết, các rối loạn chuyển hóa
Tăng BNP (B-type Natriuretic Peptide), Pro-BNP: suy tim Tăng D Dimer: Huyết khối - tắc động mạch phổi
Tăng các dấu ấn viêm: protein phản ứng C (CRP) Tăng Procalcitonin
Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn: đo chức năng thông khí sau khi đợt cấp ổn định
3.2 Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
+ Ho, khạc đờm kéo dài không do các bệnh phổi khác nhƣ lao phổi, giãn phế quản , là triệu chứng thường gặp Lúc đầu có thể chỉ có ho ngắt quãng, sau đó ho dai dẳng hoặc ho hàng ngày (ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp), ho khan hoặc ho có đờm, thường khạc đờm về buổi sáng Ho đờm mủ là một trong các dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm
+ Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu chỉ có khó thở khi gắng sức, sau đó khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục Người bệnh“phải gắng sức để thở”, “khó thở, nặng ngực”, “cảm giác thiếu không khí, hụt hơi” hoặc “thở hổn hển”, thở khò khè Khó thở tăng lên khi gắng sức hoặc nhiễm trùng đường hô hấp
+ Các triệu chứng ho khạc đờm, khó thở dai dẳng và tiến triển nặng dần theo thời gian
+ Giai đoạn sớm của bệnh khám phổi có thể bình thường Cần đo chức năng thông khí ở những đối tƣợng có yếu tố nguy cơ và có triệu chứng cơ năng gợi ý (ngay cả khi thăm khám bình thường) để chẩn đoán sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Nếu người bệnhcó khí phế thũng có thể thấy lồng ngực hình thùng, gõ vang, rì rào phế nang giảm
+ Giai đoạn nặng hơn khám phổi thấy rì rào phế nang giảm, có thể có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ
+ Giai đoạn muộn có thể thấy những biểu hiện của suy hô hấp mạn tính: tím môi, tím đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ, biểu hiện của suy tim phải (tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân, gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính)
Khi phát hiện người bệnhcó các triệu chứng nghi ngờ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như trên cần chuyển người bệnhđến các cơ sở y tế có đủ điều kiện (tuyến huyện, tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ƣơng…) để làm thêm các thăm dò chẩn đoán: đo chức năng thông khí, chụp X-quang phổi, điện tim nhằm chẩn đoán xác định và loại trừ những nguyên nhân khác có triệu chứng lâm sàng giống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
+ BPTNMT ở giai đoạn sớm hoặc không có khí phế thũng, hình ảnh X-quang phổi có thể bình thường
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM PHẾ MẠN
Tâm phế mạn (Chronic cor pulmonale) là một thuật ngữ mô tả các ảnh hưởng của rối loạn chức năng phổi lên tim phải Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) là cầu nối giữa rối loạn chức năng phổi và tim phải trong tâm phế mạn (TPM) Tuỳ theo mức độ và thời gian bị mà TAĐMP sẽ dẫn đến giãn thất phải và có hoặc không có phì đại thất phải Suy tim phải không phải là yếu tố cần thiết để chẩn đoán TPM, nhƣng suy tim phải là biểu hiện phổ biến của bệnh Trong bài 4 này sẽ cung cấp cho người học biết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách chăm sóc người bệnh tâm phế mạn
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng và cách điều trị người bệnh tâm phế mạn
- Trình bày được nội dung chăm sóc người bệnh tâm phế mạn
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chăm sóc người bệnh tâm phế mạn trên lâm sàng
- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh tâm phế mạn theo quy trình điều dƣỡng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động thực hiện được việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tâm phế mạn theo đúng quy trình
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân
GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 4 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận)
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Bệnh tâm phế mạn là tình trạng phì đại thất phải thứ phát do tăng áp động mạch phổi gây nên bởi những bệnh làm tổn thương chức năng hoặc cấu trúc của phổi (trừ những trường hợp tăng áp lực động mạch phổi do các bệnh tim mắc phải hay bẩm sinh)
2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Hay gặp nhất là các bệnh phổi có tắc nghẽn mạn tính
- Ngoài ra có thể do: Lao phổi lan tỏa, bệnh bụi phổi, gù vẹo cột sống, dầy dính màng phổi, tăng áp động mạch phổi tiên phát
Các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo thời gian sẽ gây tăng áp lực động mạch phổi và cuối cùng gây nên phì đại thất phải và suy tim phải
- Cơ chế tăng áp động mạch phổi:
+ Các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây rối loạn thông khí, rối loạn khuyếch tán khí Hậu quả là làm giảm oxy máu mao mạch phổi Sự giảm oxy này gây phản xạ co mạch máu phổi, gây tăng áp động mạch phổi
+ Do phản xạ phế nang mao mạch, rối loạn thông khí phế nang làm giảm oxy trong lòng phế nang gây nên phản xạ ngừng chảy máu qua mao mạch phế nang (máu rẽ tắt sang tĩnh mạch phổi) Nếu phản xạ này xảy ra trên một phạm vi rộng sẽ gây tăng áp động mạch phổi
+ Tổn thương giải phẫu mạch phổi: Các bệnh phổi tắc nghẽn lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương mạch máu phổi, xơ hóa thành mạch, thưa các mạch phổi, phì đại cơ trơn thành mạch Từ những tổn thương này sẽ dẫn đến tăng áp động mạch phổi
3.1 Các triệu chứng của bệnh phổi dẫn tới suy tim phải
Thường gặp nhất là các triệu chứng của các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tham khảo bài chăm sóc người bệnhmắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
3.2 Các biểu hiện của suy tim phải
- Khó thở do suy thất phải:
+ Khó thở ngày một tăng dần
+ Khó thở nhanh, nông, khó thở cả 2 thì (do ứ trệ hệ thống tĩnh mạch phế quản)
- Các triệu chứng của ứ máu ngoại biên do suy thất phải:
+ Gan to và đau, mật độ gan hơi chắc, bề mặt nhẵn Nếu có hở van ba lá kèm theo (hở cơ năng do giãn buồng thất phải) thì sờ thấy gan đập theo nhịp tim
+ Tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan - tĩnh mạch cổ dương tính
+ Phù ở 2 chân, phù mềm ấn lõm, nặng hơn có thể phù toàn thân, có thể có cổ trướng
+ Xanh tím do ứ trệ máu tĩnh mạch ngoại biên và tốc độ tuần hoàn chậm lại làm tăng lƣợng Hemoglobin khử
+ Áp lực tĩnh mạch tăng
+ Mắt lồi đỏ (do tăng mạch máu màng tiếp hợp) trông giống nhƣ mắt của ếch + Ngón tay dùi trống
- Các triệu chứng ở tim do tim phải to, giãn buồng tim phải:
+ Tâm thất phải đập mạnh ở mũi ức (dấu hiệu Hatzer)
+ Ttiếng tim thứ 2 vang mạnh và tách đôi ở ổ van động mạch phổi
+ Thổi tâm thu ở ổ van 3 lá do hở van 3 lá cơ năng
+ Một số trường hợp có tiếng ngựa phi phải (do tim phải giãn nhẽo), có thể có loạn nhịp hoàn toàn
Mục tiêu điều trị bệnh tim phổi mạn là cải thiện thông khí và điều trị cùng một lúc cả bệnh phổi lẫn các triệu chứng của suy tim
Với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đường thở phải được thông thoáng để cải thiện trao đổi khí Khi vận chuyển oxy đƣợc cải thiện sẽ không gây tăng áp lực động mạch phổi, do đó các triệu chứng của bệnh sẽ giảm đi
4.1 Các biện pháp điều trị nhằm cải thiện thông khí phổi
- Cho người bệnh thở oxy sẽ làm giảm được áp lực và sức cản phổi
+ Nên cho thở oxy ngắt quãng, áp lực thấp
+ Đánh giá khí máu là cần thiết để xác định sự thỏa đáng của thông khí phế nang và theo dõi hiệu quả của thở oxy
- Các biện pháp hỗ trợ khác bao gồm:
+ Dùng thuốc giãn phế quản
+ Liệu pháp dẫn lưu tư thế, vỗ, rung lồng ngực
- Nếu người bệnhcó suy thở có thể đặt ống nội khí quản và cho thở máy
- Kháng sinh khi cần thiết, đặc biệt là trong những đợt cấp của bệnh
4.2 Điều trị triệu chứng suy tim phải
- Cải thiện tình trạng giảm O 2 và tăng CO 2 máu bằng các biện pháp đã nêu ở trên
- Giảm ứ trệ tuần hoàn ngoại biên bằng:
+ Chế độ nghỉ ngơi và ăn nhạt
+ Dùng thuốc lợi tiểu để giảm gánh nặng trước tim và giảm phù (Lợi tiểu nhóm Acetazolamid có tác dụng tốt trong trường hợp này)
+ Có thể cho nhóm Digital nếu người bệnhcó thêm cả suy thất trái, có loạn nhịp hoàn toàn, hoặc chỉ có suy thất phải nhƣng không đáp ứng với biện pháp điều trị giảm áp động mạch phổi (Khi cho Digital phải rất thận trọng vì bệnh tim phổi mạn thường tăng khả năng bị ngộ độc Digital)
+ Có thể sử dụng thêm các thuốc giãn mạch ngoại biên để làm giảm gánh nặng trước và sau tim
- Cần theo dõi điện tâm đồ vì người bệnh thường có loạn nhịp tim
- Nhiễm trùng đường thở cần được điều trị đúng và kịp thời vì chúng là nguyên nhân gây nên đợt cấp của bệnh tim phổi mạn
5 Chăm sóc người bệnh tim phổi mạn
- Nhận định toàn diện, khai thác tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ nhƣ: hút thuốc lá, nghề nghiệp, môi trường sống, yếu tố di truyền, bị những bệnh đường hô hấp mạn
- Chú ý các biểu hiện về hô hấp nhƣ: khó thở (mức độ, tính chất), ho và khạc đờm (số lƣợng, màu sắc đờm, tính chất, biểu hiện sốt, phù và đái ít
- Nhận diện những khó khăn mà người bệnh cảm thấy lo lắng về bệnh tật, mệt nhọc chán ăn…
- Phát hiện các dấu hiệu thực thể ở hiện tại, chú ý các biểu hiện nặng bệnh
- Thể trạng: thể trạng chung gầy sút, dấu hiệu nhiễm trùng nhƣ sốt, lƣỡi bẩn, hơi thở hôi Biểu hiện phù và mức độ phù Các biểu hiện thiếu oxy nhƣ tím môi, tím đầu chi, ngón tay dùi trống
- Hô hấp: hình thể lồng ngực có biến dạng: đếm tần số thở, quan sát kiểu thở, số lƣợng, tính chất và màu sắc của đờm
- Tuần hoàn: đếm mạch, đếm nhịp tim, đo huyết áp, xác định vị trí của mỏm tim, xác định diện đục của tim
- Nhận diện các triệu chứng của suy tim, bao gồm:
+ Các biểu hiện ứ huyết phổi: khó thở, thở nhanh nông, khó thở khi nằm hoặc cơn khó thở kịch phát về đêm, tím da; môi; đầu; chi hoặc toàn thân, rale ẩm ở phổi, biểu hiện sung huyết phổi trên X - quang
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LOÃNG XƯƠNG
Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao Bệnh lý này nếu không đƣợc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng Một số trường hợp chỉ khi gặp biến chứng, bệnh mới được phát hiện Trong bài 5 này sẽ cung cấp cho người học về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và chăm sóc người bệnh Loãng xương
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biện pháp điều trị của bệnh loãng xương
- Trình bày được nội dung chăm sóc người bệnh loãng xương
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chăm sóc người bệnh loãng xương trên lâm sàng
- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh loãng xương theo quy trình điều dưỡng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động thực hiện được việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh loãng xương theo đúng quy trình
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 5) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 5 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 5
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 5
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương Độ chắc của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương
Loãng xương có thể do tiên phát hoặc thứ phát
- Loãng xương tiên phát ở người lớn thường do tuổi cao, phụ nữ mãn kinh, ở trẻ em do khiếm khuyết gen ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D
- Loãng xương thứ phát thường sau các bệnh lý hoặc sử dụng thuốc gây hậu quả loãng xương như:
+ Các tình trạng gây giảm hormon môn sinh dục, cắt buồng trứng, mất kinh kéo dài, không xinh đẻ…
+ Cường cận giáp, cường giáp, đái tháo đường phụ thuộc insulin, suy thận, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, kém hấp thu do cắt đoạn dạ dày; ruột, bệnh gan mật, hội chứng kém hấp thu…
+ Ung thư di căn xương, các ung thư khác như bệnh đa u tủy xương, bệnh bạch cầu ác tính
+ Sử dụng các thuốc corticoid, heparin, sử dụng hormon tuyến giáp quá liều, dùng xạ trị trong điều trị ung thƣ…
- Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương bao gồm: Tuổi (trên 50), tiền sử sẽ bị gãy xương, thể chất kém, lối sống ít vận động, ít hoạt động ngoài trời, nghiện thuốc, nghiện rƣợu, chế độ ăn thiếu dinh dƣỡng, thiếu vitamin D, C…
Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng
- Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính
- Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy
- Đau ngực, khó thở, chậm tiêu… do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống
- Gẫy xương: Các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương
3.2 Triệu chứng cận lâm sàng
- Xquang quy ƣớc: hình ảnh đốt sống tăng thấu quang, biến dạng thân đốt sống (gãy làm xẹp và lún các đốt sống), với các xương dài thường giảm độ dày vỏ xương (khiến ống tủy rộng ra)
- Đo khối lượng xương (BMD) bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray Absorptiometry - DXA) ở các vị trí trung tâm như xương vùng khớp háng hoặc cột sống thắt lưng, để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị
- Đo khối lượng xương ở ngoại vi (gót chân, ngón tay…) bằng các phương pháp (DXA, siêu âm…) được dùng để tầm soát loãng xương trong cộng đồng
- Một số phương pháp khác: Chụp CT Scanner hoặc MRI có thể được sử dụng để đánh giá khối lượng xương, đặc biệt ở cột sống hoặc cổ xương đùi
- Trong một số trường hợp cần thiết, có thể định lượng các marker hủy xương và tạo xương: Amino terminal telopeptide (NTX), Carboxyterminal telopeptide (CTX), Procollagen type 1 N terminal propeptide (PINP), Procollagen type 1 C terminal propeptide (PICP)… để đánh giá đáp ứng của điều trị
4 Biến chứng của loãng xương
- Do giảm khối xương và độ chắc của xương, người bị loãng xương có nguy cơ cao bị gãy xương, thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng và cổ xương đùi
- Với người cao tuổi bị khi bị gãy xương rất khó liền xương và đa số người bệnh phải nằm tại chỗ nhiều ngày, thậm chí phải nằm nhiều điều trị dài ngày trong bệnh viện, làm tình trạng loãng xương càng nặng lên và kéo theo nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe người có tuổi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục ở các điểm tỳ đ đây cũng là một nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ
Bổ sung nguồn thức ăn giàu calci (theo nhu cầu của cơ thể: từ 1.000-1.500mg hàng ngày, từ các nguồn: thức ăn, sữa và dƣợc phẩm), tránh các yếu tố nguy cơ: thuốc lá, café, rƣợu… tránh thừa cân hoặc thiếu cân
- Chế độ sinh hoạt: Tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã…
- Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình (cho cột sống, cho khớp háng) giảm sự tỳ đ lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông
5.2 Các thuốc bổ sung nếu chế độ ăn không đủ (dùng hàng ngày trong suốt quá trình điều trị)
+ Calci: cần bổ sung calci 500 - 1.500mg hàng ngày
+ Vitamin D 800 - 1.000 UI hàng ngày (hoặc chất chuyển hoá của vitamin D là Calcitriol 0,25 - 0,5 mcg, thường chỉ định cho các người bệnhlớn tuổi hoặc suy thận vì không chuyển hóa đƣợc vitamin D)
- Các thuốc chống hủy xương: Làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương:
+ Nhóm Bisphosphonat: Hiện là nhóm thuốc đƣợc lựa chọn đầu tiên trong điều trị các bệnh lý loãng xương (người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, nam giới, do corticosteroid) Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, dưới 18 tuổi (cần xem xét từng trường hợp cụ thể), suy thận với mức lọc cầu thận (GFR):
Alendronat 70mg hoặc Alendronat 70mg + Cholecalciferol 2800UI uống sáng
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER
Não là bộ phận tiêu thụ tới 20% lƣợng oxy của toàn thân Theo ƣớc tính mỗi khi chúng ta căng thẳng, não phải dùng tới 50% oxy cơ thể Bộ não có 100 tỷ tế bào thần kinh hay còn gọi là neuron Các nhóm tế bào thần kinh thực hiện các vai trò khác nhau Nhƣ mọi tế bào khác, để duy trì sự sống các tế bào thần kinh cũng cần cung cấp nguồn dinh dưỡng Chất dinh dưỡng đi khắp neuron nhờ một mạng lưới các ống nhỏ li ti nhƣ ống hút Trong thành phần tạo nên các ống ấy có một chất tên là “tau” Đối với người bệnh bị Alzheimer, các sợi “tau” phát triển bất thường khiến các ống nhỏ vận chuyển dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng không vận chuyển được chất dinh dƣỡng nữa Khi bị thiếu chất, khung của tế bào sụp đổ, sợi trục không dẫn đƣợc tín hiệu, kèm theo nhiều tế bào bị tiêu biến, quá trình nhƣ vậy khiến nhiều tế bào chết vón lại với nhau thành các đám rối Lâu dần, các tế bào không nhận đƣợc thông tin trở nên bất hoạt, thông tin mới không nhận đƣợc, thông tin cũ không thể truy cập, dần dần gây nên hiện tượng quên Những người mắc bệnh nặng không thể giao tiếp và hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác Trong bài 6 sẽ cung cấp cho người học biết nguyên nhân/yếu tố nguy cơ, các triệu chứng, cách điều trị và cách chăm sóc người bệnh Alzheimer
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc định nghĩa, nguyên nhân/yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, tiến triển và biện pháp điều trị của bệnh Alzheimer
- Trình bày được nội dung chăm sóc người bệnh Alzheimer
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào nhận định và chăm sóc người bệnh Alzheimer trên lâm sàng
- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer theo quy trình điều dưỡng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động thực hiện được việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer theo đúng quy trình
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 6
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 6) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 6 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 6
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 6
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Bệnh Alzheimer là là một bệnh thoái hóa thần kinh, đặc trƣng bởi sự lắng đọng beta amyloid và các đám rối thần kinh ở vỏ não và chất xám dưới vỏ gây ra tình trạng mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh
Bệnh Alzheimer khởi phát thường âm ỉ và tiến triển từ từ nhưng bền vững qua nhiều năm Khởi phát có thể ở giữa lứa trung niên hoặc thậm chí sớm hơn nhƣng tỉ lệ mắc cao hơn ở tuổi già Những trường hợp khởi đầu trước tuổi 65-70, thường có tiền sử gia đình có người bị sa sút trí tuệ tương tự, quá trình phát triển bệnh nhanh hơn và có những nét ưu thế tổn thương thùy đỉnh và thái dương, bao gồm rối loạn vong ngôn hoặc rối loạn vong hành
1.2 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
+ Đại thể: Sự teo não lan tỏa với các nếp nhăn vỏ não giãn rộng, các khe rãnh và các não thất cũng giãn rộng
+ Vi thể: Sự giảm sút đáng kể trong các nơ-ron đặc biệt là ở hồi hải mã, chất vô danh, nhân đỏ, vùng vỏ não trán và thái dương đỉnh Xuất hiện các mảng tơ thần kinh cấu tạo bởi các sợi xoắn kép, các mảng não suy (Senile plaques) với sự lắng đọng mảng amyloid và các thể hốc hạt
+ Hóa thần kinh: Giảm sút rõ rệt chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin và các dẫn chất truyền thần kinh, điều hòa thần kinh khác
+ Tuổi: tuổi 85 thì có phân nửa số người bị bệnh Alzheimer
+ Giới tính: phụ nữ > nam giới
+ Cao huyết áp và tăng cholesterol máu
+ Hội chứng Down: mẹ sinh con bị Down sẽ có nguy cơ cao bị Alzheimer
+ Giảm hormone sinh dục nữ:
+ Yếu tố môi trường: Nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm xạ, nhiễm từ
+ Chấn thương đầu, nhóm người có điều kiện kinh tế kém và ít làm việc đầu óc
2.1.1 Các biểu hiện suy giảm nhận thức
- Sự suy giảm trí nhớ: là triệu chứng đặc trƣng, sớm, điển hình và nổi bật của sa sút trí tuệ Theo tiến triển của bệnh, suy giảm trí nhớ ngày càng nặng hơn
- Rối loạn định hướng: là những triệu chứng quan trọng trong bệnh cảnh lâm sàng (rối loạn định hướng về không gian, địa lý rất rõ rệt…)
- Các triệu chứng suy giảm chức năng nhận thức khác:
+ Vong ngôn: có thể là vong ngôn biểu hiện hoặc vong ngôn tiếp nhận
+ Vong tri: giảm hoặc mất khả năng nhận biết, gọi tên đồ vật, đối tƣợng… mặc dù các cơ quan cảm giác, giác quan không bị tổn thương
+ Vong hành: rối loạn khả năng hoạt động mặc dù các cơ quan chức năng vận động không bị tổn thương
+ Giảm khả năng tƣ duy trừu tƣợng, khả năng tính toán, lập kế hoạch, sáng tạo, quyết định, khả năng phối hợp, theo dõi và thực hiện các hoạt động phức tạp
2.1.2 Các triệu chứng không thuộc lĩnh vực nhận thức
- Các triệu chứng loạn thần: 30-40% các người bệnhsa sút trí tuệ có hoang tưởng Ảo giác có ở 20-30% người bệnhsa sút trí tuệ Hội chứng Capgras
- Các rối loạn cảm xúc: Trầm cảm và lo âu được gặp ở 40-50% các người bệnhsa sút trí tuệ
- Các thay đổi về nhân cách: Người bệnhtrở nên thu mình lại, có người bệnhtrở nên bủn xỉn, hoài nghi, ghen tuông vô lý, trẻ con hóa, ăn mặc cẩu thả, có khuynh hướng cóp nhặt bẩn thỉu…
- Rối loạn hành vi: Kích động về đêm, rối loạn hành vi ăn uống và bài tiết…
+ Các dấu hiệu thần kinh khu trú có thể gặp trong sa sút trí tuệ
+ Hội chứng hoàng hôn (Sundown)
+ Lú lẫn, kích động, ngã
- Các trắc nghiệm tâm lý
+ Đánh giá nhận thức (MMSE, GPCOG, Mini-Cog, ADAS-Cog, Wechsler…) + Đánh giá trầm cảm (Ham-D, Beck, GDS…)
+ Đánh giá lo âu (Ham-A, Zung,…)
+ Đánh giá rối loạn giấc ngủ k m theo (PSQI,…)
+ Các trắc nghiệm đánh giá nhân cách (EPI, MMPI…)
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi Máu lắng Sinh hóa: Xét nghiệm chức năng gan, thận, điện giải đồ, glucose, HbA1C, canxi, phosphate máu, vitamin b12, folate, hormon tuyến giáp, mỡ máu, cholinesterase máu Xét nghiệm nước tiểu
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính sọ não, cộng hưởng từ sọ não, SPECT, PET, fMRI … hỗ trợ chẩn đoán, loại trừ các bệnh lý mạch máu não và tổn thương choán chỗ khác Siêu âm ổ bụng, chụp X quang tim phổi phát hiện các bệnh đồng diễn hoặc biến chứng
- Thăm dò chức năng: Điện não đồ, lưu huyết não, điện tâm đồ, siêu âm doppler
- Một số xét nghiệm chuyên biệt: huyết thanh chẩn đoán giang mai, xét nghiệm tự kháng thể (kháng thể kháng phospholipid, kháng thể kháng đông Lupus, kháng thể kháng nhân,…), HIV, gen test, amyloid-PET…
3 Tiên lƣợng và biến chứng
- Bệnh Alzheimer có đặc điểm khởi phát bằng triệu chứng suy giảm trí nhớ và tiến triển nặng dần Qua thời gian tiến triển của bệnh, người bệnhbị bệnh Alzheimer sẽ xuất hiện lo âu, trầm cảm, mất ngủ, kích động, hoang tưởng Khi bệnh nặng lên, người bệnhAlzheimer sẽ cần hỗ trợ trong các hoạt động cơ bản hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh Cuối cùng sẽ có các triệu chứng khó khăn khi đi lại, khó nuốt Nhiều khi phải cho ăn qua sonde, triệu chứng khó nuốt có thể gây viêm phổi do hít
Thời gian từ lúc chẩn đoán đến tử vong thường khoảng 3-10 năm Người bệnhkhởi phát Alzheimer từ trẻ thường tiến triển nhanh, rầm rộ hơn Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là các bệnh thứ phát như viêm phổi
4.1 Nguyễn tắc điều trị Đánh giá được mức độ sa sút trí tuệ nhất là khả năng sống độc lập của người bệnh, từ đó đƣa ra một kế hoạch điều trị phù hợp cả về cơ thể - tâm thần - Xây dựng chế độ chăm sóc, quản lý người bệnh tại bệnh viện, tại các nhà an dưỡng, tại cộng đồng…
- Đồng thời có kế hoạch giúp đỡ cho gia đình người bệnhtrong việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của họ
- Điều trị các triệu chứng nhận thức Lựa chọn thuốc trong số các thuốc sau:
+ Rivastigmin 1,5mg - 12mg/ngày (dùng đường uống và miếng dán)
- Một số thuốc đã đƣợc nghiên cứu điều trị suy giảm nhận thức nhƣ: thuốc dinh dưỡng thần kinh, thuốc tăng cường chuyển hóa, tuần hoàn não:
+ Ginkgo biloba 80mg - 120mg/ngày
+ Cholin Alfoscerate 200mg - 800mg/ngày
- Đối với các rối loạn như hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, kích động, … sử dụng các thuốc an thần kinh, chống trầm cảm, giải lo âu, …
+ Thuốc an thần kinh lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau:
+ Thuốc chống trầm cảm lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau: Sertralin 50 - 200mg/ ngày
+ Chỉnh khí sắc lựa chọn thuốc trong số các thuốc sau:
Muối valproat 200mg - 2500mg/ngày
Muối divalproex, liều 750mg/ngày - 60mg/kg/ngày
- Thuốc hỗ trợ chức năng gan: aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác …
- Bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chế độ ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch…
- Liệu pháp tâm lý trực tiếp: Liệu pháp gia đình, liệu pháp tâm lý cá nhân…
- Liệu pháp tâm lý gián tiếp:
+ Đảm bảo môi trường an toàn với người bệnh và mọi người xung quanh
+ Môi trường yên tĩnh, tránh các kích thích xung quanh
+ Giáo dục gia đình về chăm sóc, nuôi dƣỡng bệnh nhân…
4.2.3 Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu
Phối hợp với chuyên khoa phục hồi chức năng giúp người bệnh phục hồi về:
- Phục hồi ngôn ngữ: ngôn ngữ trị liệu
4.2.4 Điều trị các bệnh lý cơ thể kèm theo
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PARKINSON
Bệnh Parkinson là một bệnh lý thần kinh, biểu hiện bởi sự rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ƣơng làm cho tế bào trong não bị thoái hóa, thiếu hụt Dopamine Những người mắc bệnh Parkinson không có đủ chất hóa học Dopamine trong não do một số tế bào thần kinh tạo ra Dopamine đã chết Bệnh gây ra các rối loạn vận động, khiến người bệnh gặp khó khăn trong cử động, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ Thậm chí, người mắc bệnh Parkinson còn có thể mất đi một số chức năng vật lý bình thường Trong bài 8 này sẽ cung cấp cho người học biết các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, cách chăm sóc người bệnh Parkinson
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc định nghĩa, nguyên nhân/yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, tiến triển và biện pháp điều trị của bệnh Parkinson
- Trình bày được nội dung chăm sóc người bệnh Parkinson
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chăm sóc người bệnh Parkinson trên lâm sàng
- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh Parkinson theo quy trình điều dưỡng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động thực hiện được việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Parkinson theo đúng quy trình
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 7
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 7) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 7 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 7
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 7
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Hội chứng Parkinson (parkinsonism, parkinson’s syndrom): là hội chứng gồm các triệu chứng run, giảm động và cứng đơ do các nguyên nhân khác nhau Bệnh Parkinson (Parkinson’s disease): hội chứng Parkinson do thoái hoá não
2 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Thoái hóa tiến triển tế bào não ở các nhân não: thể vân và liềm đen, nhân b o, nhân dưới đồi nơi tiết Dopamin trong não (có thể do lão hóa thần kinh, do stress, do gốc tự do, do nhiễm độc ),
- Tuổi và giới: Những thống kê dịch tễ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao rõ rệt ở những người trên 65 tuổi
- Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh Parkinson, tuy nhiên các tác giả đều cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ
- Nghề nghiệp và môi trường độc hại:công nhân nghề sơn, nghề in, nghề hàn, thợ hầm lò, tiếp xúc với kim loại nặng… có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
- Yếu tố di truyền: Người ta đã chứng minh được rằng có khoảng 5 - 10% người bệnh Parkinson có xu hướng di truyền
- Cứng cơ kín đáo nhƣ cánh tay không vung vẩy nhịp nhàng khi đi bộ, vụng về khi thực hiện các động tác đơn giản (khi ăn uống, tắm rửa, thay quần áo) rối loạn chữ viết
Chữ viết tay của một người bệnhParkinson
- Cũng có khi triệu chứng run là triệu chứng sớm: run khi nghỉ không liên tục, kín đáo
Có 3 triệu chứng cơ bản:
+ Run là triệu chứng thường gặp xuất hiện khá sớm, run biên độ nhỏ, thấy rõ nhất ở đầu ngón tay giống động tác bóp vụn bánh mỳ hoặc vê thuốc
+ Sau vài tháng hoặc vài năm, người bệnh bắt đầu run giật cả hai tay nhưng không
+ Triệu chứng run giật có thể có ở lƣỡi, môi, hoặc cằm
+ Tính chất run giật của bệnh hiện diện và dễ thấy nhất ở các chi khi nghỉ ngơi khi làm động tác hữu ý không run, khi ngủ hết run, xúc động tăng run và run giật cơ đáp ứng tốt với liệu pháp thay thế dopamin
- Cứng đơ: Cứng đơ lan tràn quá mức thường thấy ở các cơ chống đối với trọng lực, do đó người bệnh thường có tư thế nửa gấp, tăng phản xạ tư thế, giai đoạn sau có hiện tượng răng cưa Triệu chứng căng cứng thường là triệu chứng sớm nhất
+ Mất các động tác tự nhiên của nét mặt, chân, tay, nhất là khi cử động Mất vẻ biểu lộ tình cảm, nét mặt như người mang mặt nạ, ít chớp mắt, tuy nhiên riêng đôi mắt vẫn còn linh hoạt Các động tác hữu ý thiếu sự tự nhiên
+ Trong các triệu chứng cơ bản thì mức độ giảm vận động có liên quan nhiều nhất tới mức độ tổn thương liềm đen, sau đó đến mức độ cứng đơ:
+ Di chuyển chậm chạp: Triệu chứng này không chỉ ám chỉ đến sự chậm chạp trong di chuyển mà còn bao hàm cả giảm các cử động tự ý và tăng phạm vi cử động + Tƣ thế không vững: Mất thăng bằng và phản xạ giúp đứng vững
+ Rối loạn cảm giác: thường có loạn cảm đau, đứng ngồi không yên, nóng bức + Rối loạn phản xạ: phản xạ gân xương, không có phản xạ bệnh lý bó tháp
+ Rối loạn thần kinh thực vật: phù, tím tái ngọn chi, rối loạn chức năng dạ dày, rối loạn cương dương, rối loạn bàng quang cấp, hạ huyết áp tư thế
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÚT
Từng đƣợc mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” nhƣng ngày nay bệnh Gút không còn hiếm nữa, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, k m theo cơn đau là hiện tƣợng sƣng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau Vậy trong bài 8 này sẽ cung cấp cho người học biết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách chăm sóc người bệnh gút
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biện pháp điều trị của bệnh gút
- Trình bày được nội dung chăm sóc người bệnh gút
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chăm sóc người bệnh gút trên lâm sàng
- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh gút theo quy trình điều dưỡng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động thực hiện được việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh gút theo đúng quy trình
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 8
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 8) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 8 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 8
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 8
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trƣng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa
Bệnh hay gặp ở tầng lớp người có mức sống cao, tỷ lệ ở một số nước châu Âu khoảng 0,5% dân số, nam gấp 10 lần so với nữ Ở Việt Nam bệnh gặp chƣa nhiều song trong thập niên gần đây thấy bệnh tăng lên rõ
Chƣa rõ nguyên nhân, chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin nhƣ: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… đƣợc xem là làm nặng thêm bệnh Gặp 95% ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi
Một số hiếm do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền)
Ngoài ra có thể do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai, cụ thể:
- Suy thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận nói chung
- Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
- Dùng thuốc lợi tiểu nhƣ Furosemid, Thiazid, Acetazolamid…
- Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính; thuốc chống lao (ethambutol, pyrazinamid)
Các yếu tố nguy cơ của bệnh là tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rƣợu
Cơn gút cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 - 55, ít khi trước 25 hoặc sau 65 tuổi Ở nữ ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam mắc ở tuổi càng trẻ thì bệnh càng nặng Điều kiện thuận lợi: nhiều khi không rõ nhƣng có thể xảy ra sau bữa ăn có nhiều thịt (nhất là loại thịt có nhiều purin), rượu, sau xúc cảm mạnh, sau chấn thương kể cả vi chấn thương (đi giày chật), sau nhiễm khuẩn, dùng các thuốc lợi tiểu như Thiazid
+ Xuất hiện đột ngột ban đêm, người bệnhthức dậy vì đau ở khớp, thường là khớp bàn - ngón chân cái (60 - 70%): khớp sƣng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi thứ tự: bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống Lúc đầu chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp
+ Ngoài khớp ra, túi thanh dịch, gân, bao khớp cũng có thể bị thương tổn
+ Các dấu hiệu viêm có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần: đỡ đau, đỡ nề, bớt đỏ Hết cơn, khớp trở lại hoàn toàn bình thường
+ Trong cơn gút cấp có thể có sốt vừa hoặc nhẹ, tăng tốc độ lắng hồng cầu, dịch khớp (chỉ làm được ở khớp gối) thấy bạch cầu 5000/mm3, đa số là loại đa nhân, dưới kính hiển vi thấy nhiều tinh thể urat
+ Cơn gút cấp dễ tái phát, khoảng cách có thể gần nhƣng cũng có thể rất xa, có khi >10 năm
+ Bên cạnh thể điển hình, cũng có thể tối cấp với khớp viêm sƣng tấy dữ dội, người bệnhđau nhiều nhưng cũng có thể gặp thể nhẹ, kín đáo, đau ít dễ bị bỏ qua
- Lắng đọng urat: Lắng đọng urat làm cho hình thành các tôphi dưới da và gây nên bệnh khớp mạn tính do urat
+ Tôphi: thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gút đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lƣợng và khối lƣợng và có thể loét Tôphi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân, gân Achille
+ Bệnh khớp do urat: xuất hiện chậm Khớp bị cứng, đau khi vận động và làm hạn chế vận động, khớp có thể sƣng to vừa phải, không đối xứng, cũng có thể có tôphi kèm theo Trên Xquang thấy hẹp khớp, hình ảnh khuyết xương hình hốc ở đầu xương
- Biểu hiện về thận: Urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản
+ Sỏi thận: 10 - 20% các trường hợp gút, điều kiện thuận lợi là pH nước tiểu quá toan, nồng độ acid uric cao Sỏi urat thường nhỏ và không cản quang
+ Tổn thương thận: lúc đầu chỉ có protein niệu, có thể có kèm theo hồng cầu, bạch cầu vi thể, dần dần diễn tiến đến suy thận Suy thận thường gặp ở thể có tôphi, tiến triển chậm và là nguyên nhân gây tử vong
- Acid uric mỏu tăng > 420 àmol/l, tuy nhiờn khoảng 40% người bệnhcú cơn gỳt cấp nhưng acid uric máu bình thường
- Định lƣợng acid uric niệu 24 giờ: để xác định tăng bài tiết (> 600mg/24h) hay giảm thải tương đối (< 600mg/24h) Nếu acid uric niệu tăng dễ gây sỏi thận và không đƣợc chỉ định nhóm thuốc tăng đào thải acid uric
CHĂM SÓC NGƯỜI MẮC BỆNH KHỚP
Viêm khớp dạng thấp là bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô trong cơ thể Từ đó gây ra các cơn đau nhức, sƣng viêm khớp Bệnh Thoái hóa khớp, sụn khớp bị mất đi khiến các khớp cọ xát vào nhau gây nên những cơn đau
Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp đều gây ra đau khớp nhƣng khác nhau về nguyên nhân, vị trí cơn đau, dị tật… Trong bài 9 sẽ cung cấp cho người học biết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và chăm sóc người mắc bệnh về khớp
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày đƣợc định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biện pháp điều trị của bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp
- Trình bày được nội dung chăm sóc người bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp
- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng đã học vào chăm sóc người bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp trên lâm sàng
- Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp theo quy trình điều dƣỡng
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động thực hiện được việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp theo đúng quy trình
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 9
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 9) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 9 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 9
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 9
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận)
Viêm khớp (Arthritis) là tình trạng rối loạn tại khớp đƣợc đặc trƣng bởi hiện tƣợng viêm tại khớp với hơn 100 dạng viêm khớp khác nhau, điển hình là viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) với biểu hiện lâm sàng đặc trƣng là đau và cứng ở một hoặc nhiều khớp
Nguyên nhân của viêm khớp rất khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp Trên lâm sàng viêm khớp có thể do những nguyên nhân nhƣ:
- Do chấn thương, do nhiễm trùng hay viêm khớp phản ứng (viêm khớp vô khuẩn do nhiễm trùng ở các cơ quan khác nhƣ tiết niệu sinh dục, tiêu hóa, hô hấp …)
- Do rối loạn chuyển hóa (nhƣ viêm khớp trong bệnh gout)
- Do tự miễn (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp trong lupus ban đỏ hệ thống…)
- Có những trường hợp viêm khớp không rõ nguyên nhân
1.3 Triệu chứng của viêm khớp
- Các biểu hiện lâm sàng của viêm khớp sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp, tuy nhiên các biểu hiện đặc trƣng của tình trạng viêm tại khớp bao gồm: sƣng, nóng, đỏ tại khớp và cứng khớp
- Các biểu hiện khác kèm theo tình trạng viêm khớp tùy loại viêm khớp và mức độ viêm khớp nhƣ: hạn chế vận động khớp, yếu và teo cơ
- Nhiều viêm khớp thuộc viêm khớp dạng thấp (có yếu tố tự miễn) có thể ảnh hưởng đến toàn thân và các cơ quan khác như: sốt, sụt cân, cơ thể mệt nhọc và thậm chí xuất hiện các biểu hiện ở phổi, tim hay thận
Tùy thuộc vào nguyên nhân, loại viêm khớp và giai đoạn bệnh mà có các triệu chứng cận lâm sàng khác nhau
- X quang: đối với viêm khớp dạng thấp có thể thấy hình bào mòn sụn khớp, mất chất khoáng đầu xương, khe khớp hẹp, biến dạng và lệch trục khớp
- Xét nghiệm máu: đối với viêm khớp dạng thấp thấy yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Fator - RF) và/hoặc Anti-CCP (kháng thể cyclic citrullinated peptide ) dương tính trong huyết thanh; các biểu hiện của tình trạng viêm như: tăng tốc độ máu lắng và/hoặc Protein C phản ứng ( C - Reactive Protein - CRP); acid uric máu tăng cao đối với viêm khớp trong gout cấp tính
- Xét nghiệm dịch khớp, nội soi khớp, sinh thiết màng hoạt dịch (nếu có điều kiện): có thể thấy biểu hiện của viêm dịch khớp, viêm màng hoạt dịch khớp đặc hiệu hoặc không đặc hiệu
- Các xét nghiệm khác tìm nguyên nhân hoặc đánh giá tổn thương ngoài khớp tùy theo yêu cầu chẩn đoán và điều trị bệnh
1.4 Tiến triển và tiên lƣợng
- Viêm khớp dạng thấp và các viêm khớp có yếu tố tự miễn thường tiến triển mạn tính với những hậu quả tại khớp và toàn thân nhƣ dính và biến dạng khớp, teo cơ, mất vận động và dẫn đến tàn phế
- Viêm khớp thường có phản ứng tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm và điều trị tốt căn nguyên
- Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây nên viêm khớp, độ nặng và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày, tuổi và nghề nghiệp của người bệnh Việc điều trị cơ bản bao gồm loại bỏ những nguyên nhân gây viêm khớp nếu có thể, làm giảm các triệu chứng của viêm khớp, ngăn chặn dẫn đến những tổn thương khớp không phục hồi hoặc tàn phế và mang lại sự thoải mái cho người bệnh
- Các biện pháp điều trị viêm khớp bao gồm sử dụng thuốc: giảm đau, giảm đau chống viêm non-steroid; Corticoid; thuốc ức chế miễn dịch, chế phẩm sinh học nhƣ glucosamin …, các biện pháp không dung thuốc: vật lí trị liệu, thay đổi lối sống, tập thể dục, chế độ nghỉ ngơi và phẫu thuật thay khớp
Thoái hóa khớp (Osteoarthritis) là trạng thái triển khớp, hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn khớp và xương dưới sụn khớp
- Thoái hóa khớp nguyên phát: do quá trình lão hóa, do di truyền, do rối loạn nội tiết và chuyển hóa
- Thoái hóa khớp thứ phát: sau chấn thương, dị dạng khớp, rối loạn phát triển, tiền sử phẫu thuật hoặc bệnh xương, bệnh nội tiết và chuyển hóa
2.3 Triệu chứng của thoái hóa khớp
- Đau khớp có tính chất cơ học: đau âm ỉ tại khớp bị thoái hóa, đau tăng khi vận động, khi thay đổi tƣ thế, đau giảm về đêm khi ngủ và khi nghỉ ngơi Đau có thể diễn biến từng đợt hoặc đau liên tục tăng dần