MỤC LỤC
- Lựa chọn tất cả những người bệnh ≥ 15 tuổi được chẩn đoán VRT và có phẫu thuật cắt ruột thừa viêm tại Khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên từ tháng 03 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu. - Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án: thu thập thông tin qua nhận định tình trạng người bệnh trước và sau phẫu thuật viêm ruột thừa ngay khi NB nhập viện vào khoa và các thời điểm sau mổ (24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và ra viện). Chúng tôi tự xây dựng bộ công cụ nghiên cứu dựa trên hướng dẫn về chăm sóc người bệnh theo thông tư 31/2021/TT-BYT về Hướng dẫn chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế sau phẫu thuật viêm ruột thừa và hướng dẫn khảo sát sự hài lòng của người bệnh trong các cơ sở y tế của Bộ y tế.
Nghiên cứu thủ nghiệm và phân tích giá trị Cronbach’s Alpha trên phần mềm SPSS 20.0, chúng tôi nhận thấy giá trị tin cậy Cronbach’s Alpha của bộ công cụ là 0,837 với số lượng biến quan sát là 09. Bộ công cụ nghiên cứu định tính là bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đã được xây dựng nhằm thu thập thông tin về một số rào cản chăm sóc người bệnh sau PT viêm ruột thừa. + Tư vấn chế độ dinh dưỡng (đầy đủ - người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn/ có nhưng không đủ - người bệnh tuân thủ không đầy đủ/ không thực hiện).
+ Tư vấn, hướng dẫn tuân thủ dùng thuốc (đầy đủ - người bệnh tuân thủ hoàn toàn chế độ điều trị bằng thuốc/ có nhưng không đủ - người bệnh chưa tuân thủ hoàn toàn chế độ điều trị bằng thuốc/ không thực hiện). - Tôn trọng quyền tham gia NC của người bệnh: Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành thu thập số liệu và chỉ tiến hành khi được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu.
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh có tiền sử bệnh nội khoa là 10,7% như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và bệnh lý khác. Nhận xét: Thời gian trung bình của người bệnh từ khi xuất hiện triệu chứng đau bụng đến khi vào viện là 15,2 ±11,9 giờ.
Tỷ lệ tiểu cầu thấp trước và sau phẫu thuật không thay đổi với 8,9%; trước phẫu thuật tỷ lệ người bệnh có đường máu tăng là 8,0%; sau phẫu thuật không có người bệnh nào có đường máu tăng.
Một số nghiên cứu của các tác giả trước đây đã chỉ ra rằng khoảng cách tới viện là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ biến chứng của viêm ruột thừa, tại các xã vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn, tiếp cận với y tế chậm có thể có số lượng tỷ lệ người bệnh viêm ruột thừa ít nhưng lại có tỷ lệ biến chứng cao, tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn [17]. Tiền sử mổ ổ bụng cũ, đặc biệt là những trường hợp mổ cũ dưới rốn, thường gây dính các tạng trong ổ bụng vào thành bụng gây khó cho quá trình phẫu thuật nội soi khi phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm, nhất là thì đặt trocar và thì bộc lộ ruột thừa nên nhiều khi không thực hiện được phẫu thuật nội soi và phải chuyển qua mổ mở. Một số loại phẫu thuật trước đây thường gặp ở người bệnh phẫu thuật viêm ruột thừa là cắt túi mật, phẫu thuật lấy thai, u xơ tử cung, cắt vòi trứng… Tại địa điểm nghiên cứu này, có thể những người bệnh có tiền sử mổ cũ đã là khách hàng cũ của bệnh viện, vì tin tưởng bệnh viện nên lần này gặp vấn đề đau bụng họ lại tin tưởng khám tại bệnh viện cũng như tin tưởng phẫu thuật tại đây.
Mặc dù tỷ lệ người bệnh có tiền sử sử dụng rượu bia và thuốc lá ở mức thấp nhưng rượu bia, thuốc là nói riêng hay các chất kích thích nói chung sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khả năng phục hồi của người bệnh sau phẫu thuật, cũng như kết quả chăm sóc điều trị của người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa. Tại nước ngoài, nghiên cứu của Gupta N và cộng sự cũng cho thấy thời gian khởi bệnh đến khi được phẫu thuật có liên quan đến tỷ lệ chuyển đổi phương pháp đối với phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa và những trường hợp có thời gian khởi bệnh đến khi vào viện trước 24 giờ có ít nguy cơ chuyển đối phương pháp phẫu thuật, tỷ lệ này tăng lên khi thời gian khởi bệnh tăng sau 24 giờ [40]. Nguyên nhân của thời gian phẫu thuật trung bình của người bệnh trong nghiên cứu này thấp hơn có thể là do trong nghiên cứu này hầu như toàn bộ là phẫu thuật nội soi và tỷ lệ người bệnh có biến chứng của viêm ruột thừa thấp nên thời gian phẫu thuật nhanh hơn một số nghiên cứu trước đây.
Thời gian phục hồi nhu động ruột là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hồi phục nhanh hay chậm của người bệnh, trong phẫu thuật nội soi các tạng ít bị sang chấn hơn, hoặc có thì nhẹ hơn so với mổ mở vì vậy thời gian phục hồi nhu động ruột tốt hơn so với mổ mở. Người bệnh sau phẫu thuật có một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự chăm sóc vệ sinh cá nhân như đau vết mổ, mệt mỏi do tác dụng phụ của thuốc mê…Trong giai đoạn này người bệnh cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế đảm bảo vệ sinh cá nhân và vệ sinh răng miệng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ người bệnh được theo dừi, đỏnh giỏ tỡnh trạng vết mổ ở mức tốt là 93,8%; Tỷ lệ người bệnh được thụng báo tình trạng vết mổ đầy đủ là 83,0%; Tỷ lệ người bệnh được chăm sóc thay băng vết mổ đúng, đầy đủ là 98,2%; Trong 10 người bệnh có đặt dẫn lưu thì 100% người bệnh được chăm sóc thay băng chân dẫn lưu đầy đủ.
Như vậy các kết quả cho thấy mặc dù phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm là một phẫu thuật có kích thước vết thương nhỏ, nhưng nếu điều dưỡng không quan tâm đánh giá tình trạng vết mổ thường xuyên kết hợp với thay băng vết mổ đảm bảo vô khuẩn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Đặc biệt là một số nội dung tư vấn như: đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, giữ sạch sẽ da, vết thương, báo cáo khi có dấu hiệu sưng nóng, đỏ đau của vết mổ nhiễm trùng, tránh làm việc nặng 6-8 tuần, giữ tay thành bụng khi hắt hơi…Cung cấp các kiến thức theo dừi biến chứng tắc ruột, thoỏt vị thành bụng cũng như hướng dẫn người bệnh tái khám ngay khi có vấn đề sức khỏe bất thường. Vì vậy khoảng cách từ nới ở đến bệnh viện xa khiến cho người bệnh đến viện muộn và người bệnh xa thủ đô trình độ dân trí thấp hơn, kiến thức về bệnh của người nhà và người bệnh có thể kém hơn do đó cũng ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc người bệnh trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh [22].
Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm bệnh sử của người bệnh Trong nghiên cứu này của chúng tôi, nhóm người bệnh có thời gian từ khi đau bụng đến khi vào viện trên 24 giờ có tỷ lệ kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn nhóm vào viện trước 24 giờ. Ngoài ra trong nghiên cứu của Tường Thị Thùy Anh cũng cho thấy nhóm người bệnh viêm ruột thừa chưa có biến chứng có kết quả chăm sóc tốt cao hơn nhóm có biến chứng và nhóm người bệnh phát hiện muộn có thời gian phục hồi muộn hơn so với nhóm người bệnh đến bệnh viện sớm [5]. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu đối với người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa tại thời điểm người bệnh chuẩn bị xuất viện đồng thời tiến hành thảo luận nhóm điều dưỡng viên dựa trên bộ câu hỏi bán cấu trúc nhằm tỡm hiểu rừ hơn về cỏc yếu tố liờn quan và rào cản ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên tại địa điểm nghiên cứu.