Đặc biệt, với xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ AI, và công nghệ nhiệt hạch cảm biến để tự động hóa quy trình thanh toán, qua đó nâng chất lượng dịch
Trang 1THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM
QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI
NHÓM 2
Trang 2
Họ và tên Phân công công việc Đánh giá
1 Đoàn Thị Kim Huệ - Xây dựng dàn ý
- Slides đẹp, logic
- Tích cực đóng góp
2 Đinh Trọng Khang - Thuyết trình
- Xây dựng nội dung - Nộp bài đúng hạn8.5
Trang 3THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN
LẺ TẠI VIỆT NAM
I Tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ tại Việt Nam
- Năm 2023, nhiều tín hiệu cho thấy nhà bán lẻ sẽ mở cửa trở lại, tìm kiếm mặt bằng mới để mở rộng hệ thống cũng như thị trường Đặc biệt sẽ có sựđầu tư mới của các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam
- Theo báo cáo Tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm 2021 do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022
- Trong đó, ngành bán lẻ tăng cao (10,15%), đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị toàn nền kinh tế; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ (40,61%) Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 15% so với năm 2019 (năm trước khi xảy ra dịch COVID-19)
Trang 4- Theo địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2022 so với năm trước của một số địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 26,4%; Đà Nẵng tăng 14,7%; Cần Thơ tăng 14,2%; Đồng Nai tăng 13,7%; Quảng Ninh tăng 12,1%; Hà Nội tăng 12%; Hải Phòng tăng 10,4%.
- Thời gian qua, thị trường hàng hóa tương đối ổn định, nhu cầu hàng may mặc, trang thiết bị gia đình tăng khi vào giai đoạn chuyển mùa Nguồn cung hàng hóa lương thực, thực phẩm cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn
- Nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóakhông có biến động lớn, thị trường tương đối bình ổn Lưu thông hàng hóa trên thị trường thuận lợi
- Kết quả khảo sát các doanh nghiệp ngành bán lẻ do Báo cáo Đánh giá Việt Nam thể hiện, tính đến thời điểm này, cả nước hiện có trên 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ báo cáo đạt hiệu quả kinh doanh Năm 2022, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến sự tăng tốc của nhiều doanh nghiệp trong việc ứng dụng số hóa vào quản trị, vận hành, logistics lẫn phân phối
- Sự phục hồi chung của nền kinh tế đã thúc đẩy ngành bán lẻ tăng trưởng trở lại Khảo sát 15.000 nhà bán hàng của Nền tảng quản lý và bán hàng Sapo cho thấy tình hình chung năm 2022 là sự phục hồi về doanh thu Tỷ
lệ nhà bán hàng có sự tăng trưởng doanh thu chiếm 37,72%, cao hơn năm
2021 (23,88%) và năm 2020 (30,7%) Số lượng nhà bán hàng có sự tăng trưởng trên 30% doanh thu chiếm 6,36%
- Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đánh giá đây
là ngành nghề sôi động với cả doanh nghiệp sản xuất trong nước và các nhà bán lẻ nước ngoài Đặc biệt, với xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ AI, và công nghệ nhiệt hạch cảm biến để tự động hóa quy trình thanh toán, qua đó nâng chất lượng dịch vụ,tăng trải nghiệm cho khách hàng…
- Hiện, ngành bán lẻ vẫn còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà vận chuyển, người tiêu dùng), nhất là đối với hàng thực phẩm thiết yếu, nên thị trường
dễ bị biến động do tác động của tâm lý người tiêu dùng Đó là chưa kể tớitình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, găm hàng chờ tăng giá trên thị trường nội địa, vi phạm cạnh tranh còn diễn biến phức tạp
- Ở Việt Nam, các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM là các thị trường bán
lẻ quan trọng nhất, tuy nhiên, các thành phố và vùng đồng bằng sông CửuLong cũng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ Ngoài ra, việc gia nhập
Trang 5Cộng đồng ASEAN và các hiệp định thương mại tự do khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam.
- Dự báo tương lai, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và
cơ hội để phát triển Tăng trưởng kinh tế, tiêu dùng gia tăng, sự gia tăng đầu tư nước ngoài và sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam trong tương lai
II Các hình thức bán lẻ tại Việt Nam
1 Kênh truyền thống
- Với ngành hàng tiêu dùng nhanh, kênh bán lẻ truyền thống chiếm đến 70
- 80%, tùy địa phương Còn kênh bán lẻ hiện đại, có cả thương mại điện
tử (TMĐT), tỷ trọng chỉ chiếm 3-5% tùy ngành hàng Điều đó cho thấy, mặc dù kênh phân phối hiện đại - đặc biệt là TMĐT có tốc độ phát triển cao, nhưng kênh phân phối truyền thống vẫn đang là lựa chọn của người tiêu dùng
- Kênh truyền thống là thông qua chợ, cửa hàng bách hóa, cửa hàng của làng xóm
cả bán hàng trực tuyến (online) với trực tiếp (offline)); tiếp cận xu hướng hiện đại từ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kết nối phản ánh người tiêu dùng với nhà sản xuất
- Đa phần các chợ thiên về chức năng kinh doanh bán lẻ, số lượng chợ đầu mối, chợ tổng hợp quy mô có chức năng bán buôn, thu gom, phát luồng hàng hóa trên cả nước còn khiếm tốn (cả nước có 83 chợ đầu mối, chiếm 0,97% tổng số chợ của cả nước) Các tỉnh tập trung nhiều chợ đầu mối là Thanh Hóa (11 chợ), Quảng Bình (11 chợ), Hà Nội (6 chợ), Đồng Tháp (3 chợ), Tiền Giang (3 chợ), Hưng Yên (4 chợ), Hồ Chí Minh (3 chợ), Nam Định (3 chợ) , chủ yếu là chợ đầu mối nông sản tổng hợp
- Số liệu thống kê của Nielsel&Nielsel năm 2019 cho thấy thị phần của chợtruyền thống, xét chung trên cả lãnh thổ Việt Nam, vẫn chiếm hơn 70% tổng lượng hàng hóa tiêu dùng cho các hộ gia đình, bất chấp sự bùng nổ của các loại hình kinh doanh hiện đại khác
Trang 6- Ở những đô thị nhỏ và vùng nông thôn, chợ truyền thống vẫn là nơi buôn bán chủ yếu của phần đông dân cư bởi nhiều lý do: thói quen, sự tiện lợi của không gian rộng rãi, những đặc tính riêng biệt về văn hóa và không gian giao tiếp cộng đồng - thứ mà chỉ chợ truyền thống mới có.
- Tuy nhiên, những lý do đấy theo thời gian và sự phát triển của tiến trình
đô thị hóa sẽ bớt dần đi Tốc độ phát triển của các loại hình chợ khác là trên 10% mỗi năm, còn chợ truyền thống là xấp xỉ… 1%
- Tương lai các chợ truyền thống giờ sẽ đứng trước một số kịch bản không thể tránh khỏi: biến mất hoặc phải thay đổi để giống với chợ hiện đại hơn,hòng cạnh tranh tốt hơn; hay trở thành một công năng khác - chuyên biệt cho văn hóa - du lịch (với nhiều ứng viên ở khắp mọi miền đất nước: chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, Đông Ba ở Huế, Bến Thành ở TP.HCM…)
b) Cửa hàng bách hóa
- Khi xu hướng kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, sự xuất hiện của các loại hình bán lẻ hiện đại dường như khiến cho loại hình kinh doanh tạp hóa truyền thống trở nên lu mờ Tuy nhiên, những gì đang diễn ra trên thị trường cho thấy, các cửa hàng tạp hóa lại không hề lép vế Ngược lại có phần phát triển mạnh hơn Có lẽ chính bởi cửa hàng tạp hóa truyền thống
đã trở thành một nét văn hóa lâu đời không thể thiếu của người Việt Tínhthuận tiện, sự thân tình, thậm chí người mua có thể nợ tiền được… nên các cửa hàng tạp hóa truyền thống vẫn đang có đất sống khỏe
- Việt Nam hiện có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa Khoảng 88% số lượng mặt hàng tiêu dùng nhanh vẫn được phân phối tới khách hàng qua kênh này
- Dù cho có sự xuất hiện của các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi… như VinMart, Circle K, FamilyMart, Co.op Smile ngày càng đông đảo, nhiều cửa hàng đã tìm đến từng ngõ ngách, len lỏi vào mọi khu dân cư… song với những đặc điểm văn hóa rất riêng của mình, các cửa hàng tạp hóa truyền thống vẫn đang thu hút được đông đảo người tiêu dùng
- Khảo sát thú vị của Nielsel cho thấy, có đến 92% người Việt khi được hỏi
đã cho biết, họ thích mua nhu yếu phẩm tại cửa hàng tạp hóa hơn Đó là
do thói quen đã có từ lâu và vì cửa hàng tạp hóa có quy mô nhỏ, chi phí vận hành thấp nên giá hàng hóa rẻ Bên cạnh đó còn có cả sự tương tác giữa người mua và người bán, thậm chí nhiều chủ tạp hóa dễ tính còn chokhách… nợ Điều này hoàn toàn không có ở các kênh bán lẻ hiện đại
- Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), gần 30 năm liên tục phát triển, song đến thời điểm hiện nay, kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửahàng tiện lợi, trung tâm thương mại) mới chỉ chiếm được khoảng 25% -
Trang 726% tổng doanh thu thị trường bán lẻ Phần doanh thu lớn nhất vẫn thuộc
về các chợ truyền thống, tiệm tạp hóa
- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại ở Việt Nam chỉ chiếm 25% tổng mức bán lẻ Điều này cho thấy, cửa hàng tạp hóa truyền thống vẫn
có sức sống mãnh liệt, đây là loại hình kinh doanh dường như bất chấp quy luật phát triển của thị trường
2 Kênh hiện đại
a) Trung tâm thương mại
- Là nơi tập trung nhiều cửa hàng và thương hiệu khác nhau trong một tòa nhà cao tầng Trung tâm thương mại thường có đủ các loại hàng hóa từ thời trang, điện tử, mỹ phẩm đến thực phẩm, nhà hàng và giải trí Nhờ tính tiện lợi và mang đa dạng sản phẩm, trung tâm thương mại trở thành điểm đến phổ biến cho việc mua sắm
- Tính đến hết năm 2021, cả nước Việt Nam có 254 trung tâm thương mại, trong đó tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh (46), Hà Nội (28),Hải Phòng (11), Bình Dương (5), Nghệ An (27) và Đà Nẵng (8)
- Một số trung tâm thương mại nổi tiếng như: Vincom Mega Mall Times City, Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên, Big C…
- Tập đoàn Central Retail, sở hữu thương hiệu trung tâm thương mại GO! (Big C) mới đây đã công bố khoản đầu tư 1,45 tỷ USD vào Việt Nam cho
kế hoạch mở rộng hoạt động trong giai đoạn 5 năm 2023-2028
- Tập đoàn AEON của Nhật Bản cũng đã đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần số lượng trung tâm thương mại tại Việt Nam vào năm 2025 Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc AEON Việt Nam nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều dư địa phát triển và Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng Đầu tiên là Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao Thứ hai là Việt Nam có tiềm năng về dân số trẻ và lượng tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh, thu nhập người Việt gia tăng cũng là cơ hội cho các nhà bán lẻ thay đổi và phát triển, khi khách hàng mong muốn sử dụng và trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ tốt, cao cấp hơn Đại diện AEON cũng cho biết, đến nay, Việt Nam là thị trường tập đoàn này đầu tư lớn nhất trên thế giới với 1,18 tỷ USD AEON hiện có 6 trung tâm thương mại tại Việt Nam, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM Dự kiến một trung tâm thương mại tại Huế sẽ được mở vào năm sau AEON cũng đang có kế hoạch sẽ mở thêm 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam, tập trung vào kinh doanh siêu thị, trung tâm giải trí và
Trang 8tăng nhập hàng Việt để phân phối tại hơn 20.000 trung tâm thương mại tạiNhật Bản.
- Theo CBRE Việt Nam, tình hình kinh doanh của ngành bán lẻ Việt Nam
đã bắt đầu có những hồi phục, tuy nhiên chưa thật sự khởi sắc
- Nhiều trung tâm bán lẻ đang mọc lên ở khu vực ngoài trung tâm, nơi có mật độ dân số cao, hướng đến phục vụ dân cư xung quanh nhiều hơn Điều này khiến cho nhu cầu mua sắm giảm và hướng đến trải nghiệm nhiều hơn: giải trí, giáo dục, thể dục Đó là cách chủ đầu tư làm cho tỉ lệlấp đầy tốt hơn và đi đúng với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng hơn
- Lĩnh vực F&B ngày càng chiếm tỉ trọng cao hơn trong trung tâm thương mại, gần bằng với các thương hiệu thời trang và phụ kiện
- Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường bất động sản CBRE Việt Nam khảo sát tại một số trung tâm thương mại lớn ở Việt Nam, chủ đầu
tư đang ngày càng dành nhiều diện tích cho lĩnh vực ăn uống hơn, từ 19%diện tích bán lẻ trong năm 2019 tăng lên 31% trong năm 2022, tương đương với diện tích dành cho lĩnh vực thời trang và phụ kiện
- Các doanh nghiệp hướng tới trải nghiệm khách hàng và các thương hiệu online cũng đang dần xuất hiện trong trung tâm thương mại theo mô hình online-to-offline (O2O) CampVR, một thương hiệu trò chơi thực tế ảo,
đã mở cửa đón khách tại trung tâm thương mại Lotte Center, Hà Nội và Vincom Đồng Khởi, TP.HCM O2O Experience, một doanh nghiệp cung
Trang 9cấp trải nghiệm online-to-offline mở cửa "phòng trưng bày" các chương trình khuyến mãi tại trung tâm thương mại Estella Place, quận 2.
- Mặc dù thương mại điện tử vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, tuy nhiên xu hướng online-to-offline tại Việt Nam sớm muộn gì cũng sẽ tiệm cận với xu hướng thế giới - ở đó, thương mại điện
tử "thuần" sẽ không còn đất sống Khi dạo quanh các trung tâm thương mại, dễ dàng nhìn thấy một số thương hiệu thời trang trưng bày biển quảng cáo mua sắm online ngay tại trung tâm thương mại mà họ đang hoạt động với nhiều chương trình khuyến mãi
- Thực tế là người dân vẫn đang có xu hướng muốn trải nghiệm, muốn được xem thử hàng hóa trước khi mua sắm, đó là lý do các trung tâm thương mại vẫn sống được
b) Siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi
- Đây là các công ty nhỏ với diện tích nhỏ hơn so với siêu thị truyền thống.Nhưng chúng lại cung cấp một loạt các sản phẩm từ thực phẩm đến hàng tiêu dùng hàng ngày như nước giải khát, bánh kẹo, điện thoại, đồ gia dụng, v.v Điểm mạnh của siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi là độ phổ biến và tiện ích, người mua có thể dễ dàng mua các sản phẩm cần thiết
- Số lượng cửa hàng tiện lợi đã đánh dấu mức tăng trưởng đáng kinh ngạc; tăng tới 60% – từ 2495 trong năm 2019 lên 5228 cửa hàng trong năm 2020
- Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, điển hình như sự bùng nổ tốc độ mở mới của hệ thống cửa hàng tiện lợi Vinmart+ ; Saigon Coop
- Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, giai đoạn 2010-2021, số lượng siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh, từ 567 siêu thị, 95 trung tâm thương mại (năm 2010) lên 1.167 siêu thị và 254 trung tâm thương mại (năm 2021) Đặc biệt, số lượng cửa hàng tiện lợi của các chuỗi những năm gần đây tăng lên nhanh chóng Tính đến nay, số lượng siêu thị đã tăng 89% so với năm 2005, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, theo hướng văn minh hiện đại
- Cửa hàng tiện lợi đã và đang phát triển mạnh ở Việt Nam dưới dạng một
mô hình kinh doanh bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ, bán những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương tự như một cửa hàng tạp hóa,
có kết hợp với một số dịch vụ rất thuận tiện cho người tiêu dùng như bán thẻ điện thoại
- Tại đây, khách hàng có thể mua đồ ăn nhanh và sử dụng tại chỗ Đây được xem là phiên bản nâng cấp của mô hình kinh doanh quán tạp hóa nhưng có ưu điểm về bố trí khoa học, tiết kiệm thời gian, không gian và
Trang 10chất lượng dịch vụ tốt hơn Cửa hàng tiện lợi xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn, ở những khu vực đông dân cư.
- Đại dịch Covid-19 đã thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân theo hướng nhiều người tiêu dùng ngại đến các đại siêu thị, trung tâm lớn vì nỗi sợ nguy cơ lây lan dịch bệnh Thay vì đó, họ chọn đến các cửa hàng tiện lợi gần các khu dân cư để mua sắm
- Cửa hàng tiện lợi đang dần trở nên phổ biến hơn, với sự góp mặt đáng chú ý của các thương hiệu nước ngoài như Circle K hay GS25, Family Mart, 7 Eleven Ngoại trừ Circle K, hầu hết cửa hàng tiện lợi kể trên đềutập trung ở phía Nam, chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh Điều này đưa số cửa hàng tiện lợi được mở tại TP Hồ Chí Minh chiếm 73% trong khi chỉ có 17% nằm ở Hà Nội, Bình Dương 3% và Bà Rịa-Vũng Tàu 2%, còn lại ở các tỉnh khác Bên cạnh đó, 50% chuỗi cửa hàng cà phê lớn cũng tập trung ở TP Hồ Chí Minh, trong khi ở Hà Nội là 21%
- Trong khi đó, hệ thống cửa hàng tiện lợi thuần Việt “điểm tên” những hệ thống như: Bách hóa xanh 1.824 cửa hàng; Hệ thống Co.op Food thuộc Saigon Co.op có 391 cửa hàng, cùng với chuỗi Co.op Smile và Cheer; Satrafoods (thuộc Satra) với 221 cửa hàng; Hapro Food/BRGmart và BRG Inter-shop thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) có 46 cửa hàng; Nova Market thuộc Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Nova commerce với 12 cửa hàng Các cửa hàng này phân bố ở nhiều địa phương khắp cả nước, trong đó cũng tập trung nhiều ở các thành phố lớn
- Chuỗi cửa hàng WinMart & Winmart+ của WinCommerce là một trong những thương hiệu bán lẻ uy tín tại Việt Nam với hơn 132 siêu thị Winmart và gần 3000 cửa hàng Winmart+ trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam Thực ra trước đây thương hiệu này là VinMart và VinMart+ thuộc tập đoàn Vingroup nhưng sau đó Vingroup bán lại cho Tập đoàn Masan nên đã đổi tên thành Winmart và Winmart+ WinCommerce đã đặt ra mục tiêu mở rộng thêm khoảng 800 – 1.200 cửa hàng WinMart+ trong năm 2023 và tăng thêm vào các năm sau đó nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi người dân cả nước với tiêu chí hàng đảm bảo chất lượng và “sạch”
c) Mua sắm trực tuyến
- Với sự phát triển của công nghệ và Internet, mua sắm trực tuyến đã trở thành một hình thức bán lẻ phổ biến Người mua có thể mua hàng từ các trang web thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động và nhận hàng tại nhà Mua sắm trực tuyến không chỉ tiện lợi, mà còn mang lại sự lựa chọn
đa dạng và thường có giá thành cạnh tranh hơn so với cửa hàng truyền thống
Trang 11- Số liệu thống kê mua sắm trực tuyến 2022 đã đưa ra số lượng người Việt mua sắm trực tuyến lên đến con số 51 triệu người, đã tăng 13.5% so với năm 2021, tổng chi tiêu cho việc mua hàng online của toàn ngành là 12.42 tỷ USD
- Dựa trên số liệu thu thập được từ một số tổ chức uy tín trên thế giới và kết quả điều tra từ khoảng 11.000 cá nhân người tiêu dùng và gần 10.000 doanh nghiệp, báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 vừa đượcCục Thương mại điện tử và Kinh tế số công bố cho thấy, thương mại điện
tử Việt Nam trong những năm qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ
- Nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam mới chỉđạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD) Doanh thu tiếp tục tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020 Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước
- Ước tính, với doanh thu 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C chiếm khoảng 7,8- 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước
- Hãng vận chuyển hàng đầu tại Đông Nam Á - Ninja Van đã đưa ra báo cáo, Việt Nam vào năm 2022 chiếm tới 15% tổng thị trường mua sắm online tại khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan (16%) và ngang với Philippines
- Với 74% người dân sử dụng Internet, Việt Nam có khoảng 59-62 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm mỗi người ước đạt khoảng 300-320 USD Con số này năm 2022 là 288 USD
- Theo thống kê, các loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (76%);