1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường THPT Lê Duẩn TP Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk
Chuyên ngành Vật lí
Thành phố Buôn Ma Thuột
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 7,89 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (7)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (7)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (8)
  • Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (9)
    • 2.1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (9)
    • 2.2. Một số phần mềm hỗ trợ việc dạy và học (10)
      • 2.2.1. Phần mềm ClassDojo (10)
      • 2.2.2. Phần mềm Mentimeter (23)
      • 2.2.3. Phần mềm SHub Classroom (33)
    • 2.3. Những biểu hiện hứng thú của học sinh trong học tập Vật lí (46)
      • 2.3.1. Khái niệm (46)
      • 2.3.2. Đặc điểm, vai trò và biểu hiện của hứng thú (46)
      • 2.3.3. Hứng thú học tập trong bộ môn Vật lí (48)
    • 2.4. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học Vật lí tại trường THPT Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (49)
      • 2.4.1. Mục đích điều tra (50)
      • 2.4.2. Phương pháp điều tra (50)
      • 2.4.3. Kết quả điều tra (50)
  • Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (52)
    • 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (52)
    • 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu (52)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (52)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (52)
  • Phần 4. KẾT QUẢ (54)
    • 4.1. Kết quả (54)
      • 4.1.1. Đối với phần mềm Công cụ quản lý lớp học ClassDojo (0)
      • 4.1.2. Đối với phần mềm quản lí bài tập về nhà SHub Classroom (0)
      • 4.1.3. Đối với phần mềm hỗ trợ dạy học Mentimeter (0)
    • 4.2. Khảo sát ảnh hưởng của các phần mềm đã sử dụng đối với việc nâng cao hứng thú, say mê học tập của HS (73)
      • 4.2.1. Mục đích khảo sát (73)
      • 4.2.2. Phương pháp khảo sát (73)
      • 4.2.3. Kết quả khảo sát (75)
  • Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (84)
    • 5.1. Kết luận (84)
    • 5.2. Đề nghị (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

Sự chuyển dịch này chỉ có thể thực hiện khi giáo dục chuyển đổi hình thứcgiảng dạy từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực cũng nhưkhả năng tự học cho học sinh, ngư

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Trong thời đại ngày nay, thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức, đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục CNTT là phương tiện hữu hiệu góp phần xây dựng “xã hội học tập” Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực đó

Từ lâu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được thực hiện ở rất nhiều nước phát triển trên thế giới, điều này không chỉ có ý nghĩa đối với GV và

HS mà còn có ý nghĩa rất trọng với sự phát triển của cả xã hội và đất nước Hiện nay ở Việt Nam, tuy khoảng thời gian ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tại các trường học còn khá ngắn, nhưng những lợi ích của điều đó đã được thể hiện rất rõ nét Đối với học sinh (HS):

- HS là đối tượng được trực tiếp hưởng lợi ích từ viê ~c ứng dụng CNTT vào giáo dục Các phương pháp dạy học với các thiê ~t bị hiê ~n đại giúp giờ học trở nên hấp dẫn, sinh đô ~ng, bớt nhàm chán hơn so với những giờ học truyền thống, điều đó không những làm cho HS cảm thấy có động lực và năng lượng mà còn tham gia học tập tích cực hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của cả giáo viên lẫn HS, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không chỉ là thầy giảng, trò nghe, thầy đọc, trò chép.

- HS có cơ hô ~i được thể hiê ~n thái độ tích cực trong học tập, sự tương tác giữa thầy và trò nhiều hơn Điều này giúp giáo viên hiểu hơn về năng lực và khả năng tiếp thu kiến thức của HS để từ đó điều chỉnh được cách dạy, cách truyền đạt cho phù hợp hơn.

- Kỹ năng CNTT của HS được tăng cường, thúc đẩy HS phải tìm tòi và tích cực trong học tập.

- HS có nhiều lựa chọn hơn về phương pháp và kiến thức phù hợp với sở trường và niềm đam mê của bản thân, hình thức học tập linh hoạt về thời gian và không gian, phù hợp với từng điều kiện cá nhân học tập Không gian học tập không chỉ giới hạn ở trường, ở lớp mà HS có thể học bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào bằng việc truy cập nội dung học tập thông qua các máy tính và phương tiện thông tin di động.

- HS được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm, rèn luyện và ôn tập kiến thức, kĩ năng, có sự sắp xếp hợp lý quá trình tự học Đối với giáo viên (GV):

- Không chỉ riêng gì HS là người trực tiếp hưởng các lợi ích từ viê ~c ứng dụng CNTT ào trong quá trình dạy học mà GV còn có thể linh hoạt và sáng tạo hơn trong viê ~c giảng dạy GV có thể sử dụng hình ảnh, video, âm thanh, giúp các bài giảng trở nên trực quan, bớt hàn lâm hơn.

- Nhờ CNTT mà GV có thể chia sẻ thảo luâ ~n với đồng nghiê ~p nhanh chóng hơn giúp nâng cao chất lượng dạy học.

- Năng lực ứng dụng CNTT của GV được nâng cao, từ đó đổi mới phương pháp giảng dạy theo chiều hướng tích cực.

- Việc ứng dụng CNTT cũng giúp GV có được phản hồi nhanh chóng và có hiệu quả trong việc kiểm tra, đánh giá HS

Khi nói đến ứng dụng CNTT trong dạy học có nghĩa là nói đến việc GV và

HS sử dụng các phương tiện, thiết bị công nghệ hiện đại (máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, máy tính bảng, thiết bị di động thông minh, …) và các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học (Team, Kahoot, Socrative, …), các phần mềm phục vụ cho việc quản lí lớp học (Class Dojo, School Manager, …), thiết kế giáo án điện tử (PowerPoint, Violet, Lecture Maker, …), phần mềm giúp GV kiểm tra, đánh giá năng lực và thái độ học tập của HS, phần mềm tự học cho HS (Shub Classroom, Google Classroom, …) Các phần mềm này giúp người học trực quan, dễ dàng tiếp thu kiến thức mới đồng thời kích thích hứng thú học tập, giúp GV đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy

Vấn đề được đặt ra là GV sẽ lựa chọn phần mềm nào và sử dụng chúng trong các tình huống giảng dạy ra sao để đạt được mục tiêu trong quá trình dạy học.Trong đề tài này trình bày và triển khai ứng dụng một số phần mềm như ClassDojo,Mentimeter và SHub Classroom để hỗ trợ quá trình dạy học của GV đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Một số phần mềm hỗ trợ việc dạy và học

ClassDojo là một công cụ giáo dục hỗ trợ quản lý lớp học và giao tiếp giữa nhà trường với học sinh và phụ huynh do Liam Don - một kỹ sư phần mềm trò chơi và Sam Chaudhary - một giáo viên sáng lập ra hoàn toàn miễn phí và có thể sử dụng cả trên điện thoại hay trên máy tính.

Vào tháng 2 năm 2013, ClassDojo đã phát hành ứng dụng đầu tiên cho hệ

4 điều hành Android và đến nay đã được sử dụng rộng rãi ở hơn 180 nước trên thế giới Phần mềm này hỗ trợ 37 loại ngôn ngữ, trong đó có Tiếng Việt Thông qua

ClassDojo, các bên có thể dễ dàng theo dõi và tham gia các hoạt động của nhau. Đây là một lớp học online nhỏ nhằm mục đích thúc đẩy quá trình học tập của học sinh cũng như gia tăng sự kết nối giữa nhà trường, giáo viên và học sinh.

Sử dụng ClassDojo giúp GV có thể ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại, có thể cập nhật các đánh giá nhận xét về mỗi HS và phụ huynh có thể nhận thông tin từ mỗi lớp học qua việc theo dõi quá trình học tập của con ở trường Lợi thế của ClassDojo nằm ở tính tức thời nhanh chóng khi GV tải lên những ảnh chụp, kết quả học tập hay sản phẩm của HS, từ đó phụ huynh có thể cập nhật kịp thời tình hình học tập của con theo từng ngày Với kênh thông tin này GV sẽ thuận lợi hơn trong việc trao đổi trực tiếp với từng cá nhân phụ huynh GV có thể thiết lập lên các thang điểm, điểm cộng, điểm trừ dựa trên nội quy của trường của lớp Điểm cộng như điểm đi học đúng giờ, điểm đồng phục, điểm tích cực tham gia các hoạt động, điểm sáng tạo Điểm trừ như điểm nói chuyện riêng, không làm bài tập ở nhà Như vậy hàng tuần, hàng tháng dựa trên số điểm tích lũy được GV có thể đánh giá được kết quả rèn luyện của HS và cũng trên thông tin này các bậc phụ huynh có thể bao quát được hoạt động của con tại lớp đồng thời phụ huynh có thể trực tiếp chia sẻ cùng GV vấn đề giáo dục con tại nhà Sử dụng ClassDojo sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực giữa học sinh phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm

Hình 2.1 Giao diện trực tuyến của ClassDojo trên máy tính

Ngoài ra, ClassDojo còn hỗ trợ cho lãnh đạo nhà trường trong việc kêt nối trực tiếp với GV chủ nhiệm, GV bộ môn, với phụ huynh, chia sẻ tin tức của lớp, đưa nhận xét góp ý đánh giá động viên GV và xem báo cáo tiến bộ giảng dạy của

GV HS được kết nối trực tiếp với GV, gửi và lưu trữ các bài tập khi hoàn thành, biết được nhận xét góp ý của GV.

2.2.1.2 Hướng dẫn đăng kí tài khoản a Sử dụng trên máy tính

Hiện tại có 4 loại đối tượng được phép đăng kí trên phần mềm đó là giáo viên, phụ huynh, lãnh đạo nhà trường và học sinh.

Giáo viên: thực hiện theo các bước như sau:

- Để tạo tài khoản trên máy tính, GV truy cập trình duyệt internet nhập từ khóa ClassDojo hoặc truy cập web classdojo.com sau đó đăng kí cho mình một tài khoản giáo viên và điền đầy đủ các thông tin của mình

- GV sẽ tạo lớp học của mình bằng cách nhấp vào tạo lớp học, sau đó nhập tên lớp học và khối lớp để tạo lớp học.

Hình 2.2 Đăng nhập với tư cách Giáo viên và tạo lớp học

- GV sẽ thêm HS và nhập tên HS của lớp mình và bấm lưu lại.

Hình 2.3 Lớp học 10A1 với các thành viên do GV tạo ra

Nếu GV muốn thêm tên HS nào đó thì có thể bấm thêm học viên và sau đó

- GV sẽ mời HS và phụ huynh tham gia lớp học của mình.

+ Cách mời HS: GV lấy mã lớp học để học sinh đăng nhập vào lớp học bằng cách click vào nút Học viên đăng nhập góc phía trên màn hình Giao diện như hình 2.4 xuất hiện, GV nhấp vào Classroom login để lấy mã lớp học cho HS.

Hình 2.4 Thao tác lấy mã lớp học+ Cách mời phụ huynh: GV sẽ gửi thư mời qua gmail hoặc điện thoại để phụ huynh tham gia lớp học bằng cách nhấp vào mục mời phụ huynh Sau đó điền mail của phụ huynh mà GV muốn mời.

Hình 2.5 Thao tác mời phụ huynh tham gia lớp học

Phụ huynh: để đăng nhập vào lớp học có thể thực hiện theo 2 cách theo các bước như sau:

- Cách 1: Phụ huynh đăng nhập thông qua lời mời từ email GV gửi đến + Phụ huynh click vào đường dẫn của lời mời email mà GV gửi tới trong hộp thư điện tử.

Hình 2.6 Lời mời phụ huynh tham gia lớp học ClassDojo qua email

+ Phụ huynh xác nhận HS là con em mình sau đó vào theo dõi tình hình học tập và rèn luyện của HS

Hình 2.7 Phụ huynh theo dõi tình hình học tập của HS

- Cách 2: Phụ huynh truy cập vào phần mềm ClassDojo với tư cách là Phụ huynh (Hình 2.1.), sau đó đăng kí thông tin tài khoản cho mình và đăng nhập bằng mã lớp học mà GV đã gửi.

Hình 2.8 Phụ huynh đăng nhập qua mã số lớp học

Với phần mềm này phụ huynh có thể tương tác và quan sát quá trình học tập của con mình hàng ngày thông qua các đánh giá, hình ảnh của lớp mà GV đăng lên, từ đó cùng phối hợp với GV để giúp đỡ con có kết quả học tập và rèn luyện tốt hơn Học sinh:

HS có thể đăng nhập vào lớp học thông qua 3 con đường: sử dụng mã QR mã văn bản lớp, nhập mã số lớp học hoặc đăng nhập qua tài khoản google

Hình 2.9 HS đăng nhập lớp học Ngoài việc quản lí lớp học, GV có thể giao file bài tập cho HS, HS cũng có thể trao đổi trực tiếp với GV về bài tập khi hoàn thành, chia sẻ những câu chuyện hàng ngày của lớp học mà giáo viên đăng lên hoặc tạo một avatar cho riêng mình. Lãnh đạo nhà trường:

Lãnh đạo trường học cũng đóng một vai trò ý nghĩa trên

ClassDojo.%Các nhà quản lí có thể đăng nhập, chia sẻ ghi chú, hình ảnh và video về câu chuyện học đường và chỉ GV, phụ huynh và HS kết nối với các lớp học trong trường mới có thể xem những bài đăng này.%Lãnh đạo nhà trường cũng có thể tạo lớp, chia sẻ lớp với GV, gửi phản hồi cho HS, nhắn tin với phụ huynh, xem báo cáo các hoạt động. b Sử dụng trên điện thoại

Phụ huynh và HS thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Tải ứng dụng về điện thoại

- Với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android: tải ClassDojo từ Google Play.

- Với điện thoại sử dụng hệ điều hành IOS: tải ClassDojo từ App Store. Bước 2: Thực hiện các bước đăng nhập tương tự như trong mục a. 2.2.1.3 Một số tính năng của phần mềm ClassDojo a Đối với giáo viên:

Những biểu hiện hứng thú của học sinh trong học tập Vật lí

- Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.

- Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của HS đối với các môn học mà bản thân cảm thấy có ý nghĩa và có khả năng đem lại khoái cảm cho bản thân trong quá trình học tập môn học đó Hứng thú học tập thể hiện ở sự thích thú đối với môn học và tính tích cực trong hoạt động học tập bộ môn, xúc cảm tích cực là dấu hiệu rõ ràng nhất, đặc trưng nhất của hứng thú học tập nhưng không thể đồng nhất những xúc cảm tích cực với hứng thú Hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ tính tích cực của cá nhân Khi có hứng thú HS sẽ tích cực học tập hơn và học tập có hiệu quả hơn Thái độ học tập tích cực được thể hiện ở việc tiến hành nhiều hình thức học tập khác nhau và học tập một cách không mệt mỏi.

2.3.2 Đặc điểm, vai trò và biểu hiện của hứng thú

2.3.2.1 Đặc điểm của hứng thú

Hứng thú và nhu cầu có quan hệ mật thiết với nhau nhưng có sự khác nhau:

- Nhu cầu thường hướng vào đối tượng nhằm đáp ứng sự thoải mãn do đó có sự bão hòa.

- Hứng thú chủ yếu hướng vào nhận thức, tìm tòi, sáng tạo, thưởng thức nếu tính thích thú say mề của nó dường như vô tận.

- Khi người ta có hứng thú say mê với một hoạt động nào đó thì bản thân hoạt động ấy trở thành nhu cầu quan trọng của chủ thể Cũng có trường hợp hoạt động để đáp ứng một phần nhu cầu trước mắt rồi sau đó lại trở nên hấp dẫn trở thành hứng thú của chủ thể.

2.3.2.2 Vai trò của hứng thú

Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc Vì thế cùng với nhu cầu thì hứng thú là một trong những hệ thống động lực của nhân cách,

Trong bất kì hoạt động nào, việc tạo được hứng thú là điều vô cùng quan trọng, làm cho HS hăng say với công việc của mình, đặc biệt là học tập.

2.3.2.3 Biểu hiện của hứng thú Đi học đầy dủ, đúng giờ, chú ý nghe giảng và tích cực phát biểu trong giờ học,… là những dấu hiệu đầu tiên của hứng thú học tập Hoạt động học tập là hoạt động căng thẳng, kéo dài nên nếu chỉ có ý thức nghĩa vụ và ý thức tổ chức kỉ luật thì không đủ giúp người học chú ý thường xuyên và lâu dài được Chỉ có hứng thú thì người học mới có thể tập trung chú ý kéo dài vào đối tượng được Cũng chỉ có hứng thú thì người học mới có nhu cầu hiều biết sâu về bài học nên tích cực phát biểu để thỏa mãn nhu cầu của chính cá nhân.

Khi có hứng thú học tập, người học thường thích thú và làm bài tập đầy đủ. Ở đây thể hiện mối quan hệ hữu cớ giữa hứng thú và năng lực, hứng thú là dấu hiệu của năng lực và chính năng lực là tiền đề cho sự hình thành và phát triển hứng thú học tập Ngược lại, khi làm thành công các bài tập sẽ tạo ra niềm vui trí tuệ kích thích sự hình thành và phát triển hứng thú học tập.

Hứng thú thể hiện nhu cầu nhận thức đã phát triển cao Khi có hứng thú học tập, con người thường có nhu cầu tìm hiểu nhiều hơn nên thường không thỏa mãn với những gì mình đã biết mà thường tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo để mở rộng vốn kiến thức của mình.

Hứng thú học tập không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức hay thích thú ban đầu mà phải tích cực hoạt động, tìm tói, khám phá để hiểu sâu hơn kiến thức hoặc ứng dụng trong thực tiễn Như vậy, hứng thú học tập cũng có đầy đủ ba yếu tố:nhận thức, thích thú và hành vi.

Từ những yếu tố trên, ta có thể khái quát một số những biểu hiện sự hứng thú của HS trong giờ học, tức là khi đó HS sẽ tích cực hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức như sau:

HS hăng hái tự nguyện tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập.

HS nêu thắc mắc đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày mà các em chưa rõ.

HS hiểu bài, ghi nhớ tốt những điều đã học.

HS có ý chú quyết tâm vượt qua khó khăn trong học tập.

HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới.

HS mong muốn đóng góp với giáo viên, các bạn những thông tin mới lấy từ những nguồn khác nhau.

Tùy vào việc huy động những chức năng tâm lý nào mà tính tích cực hoạt động nhận thức của HS thể hiện 3 mức độ từ thấp đến cao như sau:

Bắt chước: HS bắt chước hành động, thao tác của GV, của bạn cùng học. Trong hành động bắt chước thì HS cũng phải chú ý quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp thông tin để sau đó tái hiện lại.

Tìm tòi: HS tìm kiếm trong vốn kiến thức và phương pháp của mình để tự lực giải quyết một hoặc một số vấn đề cụ thể được GV nêu ra.

Sáng tạo: HS phát hiện vấn đề cần giải quyết hoặc tìm được cách giải mới khác hơn, hay hơn, độc đáo hơn Đây là mức độc tích cực cao nhất Dĩ nhiên, mức độ sáng tạo của mỗi HS là có giới hạn nhưng đó chính là nền tảng để phát hiện óc sáng tạo về sau này.

Tính tích cực nhận thức biểu hiện nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu, thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý (như: hứng thú, chú ý, ý chí,…) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao.

2.3.3 Hứng thú học tập trong bộ môn Vật lí

2.3.3.1 Vai trò của hứng thú trong học tập môn Vật lí

Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học Vật lí tại trường THPT Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Tìm hiểu thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học Vật lí tại trường THPT Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

2.4.2 Phương pháp điều tra Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi đã tiến hành: Điều tra giáo viên: trao đổi, dự giờ. Điều tra học sinh: trao đổi, trò chuyện.

- Thuận lợi: Đa phần các thầy, cô giáo trẻ thuộc tổ Vật lí tại trường THPT Lê Duẩn đều có kiến thức tin học cơ bản, sử dụng thành thạo các ứng dụng của Microsoft Office vào việc soạn và trình chiếu giáo án điện tử.

+ Các thầy cô giáo đều chưa biết đến các phần mềm ClassDojo, Mentimeter và SHub Classroom để hỗ trợ cho quá trình dạy học GV chủ yếu sử dụng các phần mềm soạn thảo giáo án điện tử PowerPoint và một số phần mềm khác khi minh họa cho các thí nghiệm vật lí.

+ Đa phần các thầy cô giáo đều làm công việc giảng dạy đồng thời chủ nhiệm lớp nên tốn khá nhiều thời gian nên việc tìm hiểu, triển khai những phần mềm mới còn ít.

+ Các trường đều có mạng wifi tuy nhiên chất lượng không ổn định. Đặc biệt trong thời gian điều tra khảo sát từ tháng 3 đến tháng 6/2020, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, HS trên cả nước được kéo dài thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Để HS không xao nhãng việc học tập, GV chủ yếu giao bài tập củng cố, ôn tập dưới dạng file để HS in ra làm và yêu cầu nộp cho GV sau khi đi học trở lại Tuy nhiên hình thức giao bài này tỏ ra không hiệu quả vì không theo dõi được tiến độ làm bài của HS, bài tập không được kiểm tra, đánh giá kịp thời ngay khi HS làm xong nên nảy sinh tâm lí chây lười, không chịu làm bài của HS

Ngoài ra, trong công tác chủ nhiệm, GV chỉ đánh giá thông qua sổ chủ nhiệm và sổ đầu bài, kết hợp với những trao đổi với GV bộ môn và Ban cán sự lớp 2.4.3.2 Đối với học sinh

+ HS được tiếp cận với hình thức dạy học ứng dụng CNTT thông qua những bài giảng điện tử trên PowerPoint hay một số phần mềm thí nghiệm Vật lí ảo của GV.

+ Đa số HS bộc lộ thái độ và cảm xúc tích cực nếu được áp dụng hình thức dạy học có ứng dụng CNTT trên máy tính hoặc điện thoại thông minh

+ Đa số HS đều đưa ra nhận xét rằng mình có thể thực hiện được các thao tác học bài và làm bài tập trên các phần mềm ứng dụng dạy học sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh

+ HS quen với việc học lý thuyết và vận dụng lý thuyết đã học để giải bài tập phục vụ cho việc thi kiểm tra kiến thức trên giấy.

+ Chỉ khoảng gần 2/3 HS của lớp 10A1 có điện thoại di động thông minh và laptop và có thể truy cập mạng xã hội khi ở nhà Khi HS lên trường, theo nội quy Nhà trường cấm mang điện thoại.

+ Một vài HS còn ham chơi, thành tích học tập chưa tốt. Đặc biệt trong thời gian điều tra khảo sát từ tháng 3 đến tháng 4/2020 những ngày đầu nghỉ dịch, khi HS được nghỉ học trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, HS có tâm lí thích chơi hơn học, chưa hoàn thành số lượng bài tập GV giao làm ở nhà, việc GV không kiểm tra đánh giá bài tập đã giao một cách kịp thời khiến HS không bị áp lực phải hoàn thành và không có kế hoạch học tập cụ thể. Qua việc điều tra, khảo sát chúng tôi bước đầu nhận thấy rằng khó khăn lớn nhất của đề tài đó chính là việc HS không được phép sử dụng điện thoại di động trong giờ học theo nội quy Nhà trường, một số rất ít HS có thể mang theo máy tính tuy nhiên chất lượng mạng wifi của Nhà trường không cao dẫn đến không thể truy cập vào được các phần mềm trực tuyến này Tuy nhiên cá nhân chúng tôi nhận thấy rằng nếu Nhà trường cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng trên trường và GV tổ chức, quản lí tốt thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS, bằng chứng là đã có nhiều trường trên cả nước cho phép và khai thác lợi thế từ các thiết bị này để dạy, giúp HS vừa làm chủ công nghệ, vừa nâng cao khả năng say mê, hứng thú học tập cho HS góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, ví dụ như một số trường tại thành phố Hồ Chí Minh: THPT Lê Quý Đôn,Trường THPT Nguyễn Du, THPT Bùi Thị Xuân, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa,THPT Nguyễn Hiền; Trường THPT Ngã Năm (Sóc Trăng), một số trường tại thành phố Đà Nẵng: THPT Phan Châu Trinh, THPT Trần Phú, …

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: phần mềm ClassDojo, Mentimeter, SHub Classroom.

- Phạm vi nghiên cứu: Chương “Chất khí” - Vật lý 10.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Trường ĐH Tây Nguyên và trường THPT Lê Duẩn.

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 2/2020 đến tháng 6/2020.

Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về một số phần mềm hỗ trợ dạy và học: ClassDojo, Mentimeter, SHub Classroom.

- Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và dạy học Vật lí nói riêng tại trường THPT Lê Duẩn, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.

- Triển khai phần mềm quản lí lớp học ClassDojo đối với lớp 10A1.

- Tổ chức triển khai phần mềm SHub Classroom giao bài tập về nhà cho HS lớp 10A1.

- Thiết kế được giáo án chương “Chất khí” - Vật lí 10 có ứng dụng phần mềm Mentimeter và SHub Classroom trong dạy và học.

- Đánh giá hiệu quả của các phần mềm trên đối với việc tăng cường hứng thú, say mê học tập môn Vật lí của HS.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Được sử dụng để tìm, phân loại và đọc các sách báo, công trình nghiên cứu các vấn đề nghiên cứu của đề tài.

+ Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tổng hợp các quan điểm, lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Nghiên cứu cách thức sử dụng một số phần mềm phục vụ cho việc dạy và học.

+ Nghiên cứu chương trình, nội dung kiến thức, phân phối chương trình, sách giáo viên, tài liệu tham khảo liên quan tới nội dung chương “Chất khí” - Vật lí 10 sẽ ứng dụng phần mềm.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm: sử dụng để tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Vật lí + Tìm hiểu trên GV: dự giờ dạy và phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.

+ Tìm hiểu trên HS: qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.

- Phương pháp quan sát sư phạm: Dự giờ các tiết học của giáo viên bộ môn.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục: được sử dụng để xử lý định lượng các kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm.

KẾT QUẢ

Kết quả

4.1.1 Ứng dụng của phần mềm Công cụ quản lý lớp học ClassDojo

Công cụ quản lý lớp học ClassDojo được chúng tôi triển khai trong khi đi thực tập sau dịch COVID-19 đối với lớp 10A1 thuộc trường THPT Lê Duẩn, có 39 HS và theo dõi trong 2 tuần, trong đó

GV chấm điểm các tiêu chí đối với từng HS trong từng tuần Cuối tuần có tổng kết điểm cho HS, nhờ đó GV tổng kết được trong tuần những HS nào được tuyên dương, HS nào vi phạm và đưa ra biện pháp khắc phục.

Hình 4.59 Bảng báo cáo vi phạm tuần đầu tiên sử dụng công cụ

Class Dojo Dựa vào báo cáo tổng kết điểm tuần đầu tiên ta thấy số điểm tích cực của tổng HS là 95 chiếm 74%, số điểm kém là 34 chiếm 26% Khi GV nhấp vào mục kém nhất ở góc bên trái có thể xem được xếp hạng các thành viên trong lớp vi phạm nhiều nhất và phạm những lỗi nào Tương tự như vậy GV cũng sẽ xem được xếp hạng của các thành viên có nhiều điểm tích cực.

Hình 4.60 Báo cáo của thành viên bị nhiều điểm kém nhất tuần 1

Hình 4.61 Báo cáo của thành viên có điểm tích cực cao nhất tuần 1

Từ các báo cáo này GV đề ra phương hướng và biện pháp cải thiện như sau: Đối với các HS có điểm tích cực cao:

- Tuyên dương các HS đạt được nhiều điểm tích cực nhất trước tập thể lớp.

- Tặng các phần thưởng nhỏ như bút, vở, … Đối với các HS bị điểm kém:

- Nhắc nhở, giải thích cho các em nắm được các lỗi mà mình vi phạm

- Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp thích hợp tùy thuộc vào mức độ vi phạm (ví dụ: phạt như lao động dọn vệ sinh, lau lớp học, …)

- Yêu cầu HS cam kết trước lớp cải thiện hoặc không mắc các lỗi đã vi phạm trong tuần này.

Sau khi tiến hành các biện pháp khắc phục đã đề ra ở tuần 1 chúng tôi có bảng báo cáo vi phạm tuần 2 của HS như sau:

Hình 4.62 Bảng báo cáo vi phạm tuần thứ 2 sử dụng công cụ ClassDojo Dựa vào bảng báo cáo tổng kết điểm tuần thứ 2 ta thấy số điểm tích cực của tổng HS là 186 điểm chiếm 89%, số điểm kém là

22 điểm chiếm 11% Như vậy số điểm tích cực mà HS đạt được ở tuần 2 tăng lên 91 điểm so với tuần 1, số điểm kém giảm 14 điểm. Xếp hạng của lớp trong tuần được tăng lên, những hành vi biểu hiện tiêu cực của HS giảm, những HS tuần 1 có vi phạm thì trong tuần 2 đã được cải thiện.

Những kết quả thành công bước đầu của việc sử dụng công cụ ClassDojo trong việc quản lí lớp 10A1 chứng tỏ rằng ứng dụng này đã giúp ích cho GV rất nhiều trong hoạt động quản lý lớp học,

GV theo dõi được hành vi của từng HS, từ đó có đánh giá khá chính xác quá trình học tập và rèn luyện của HS ở trên lớp Tuy nhiên thời gian áp dụng phần mềm trên bị gián đoạn do HS nghỉ dịch COVID-19 và mới chỉ áp dụng cho 1 lớp 10A1 nên kết quả chưa

50 mang tính khái quát cao Nhưng vẫn nhận được sự phản hồi tích cực từ phía HS và sự đánh giá cao từ GV hướng dẫn chủ nhiệm lớp. Một trong những điểm mạnh của phần mềm ClassDojo là tạo sự liên hệ và tương tác với phụ huynh HS, tuy nhiên trong thực tế việc triển khai ứng dụng này cho phía phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn nên không thực hiện được, có thể kể đến các nguyên nhân như sau: giáo sinh sư phạm chưa được đảm nhiệm đầy đủ vai trò như một GV chủ nhiệm nên chưa thể trực tiếp mời hay chia sẻ thông tin về HS với phụ huynh; Nhà trường trao đổi thông tin với phụ huynh về điểm số học tập của HS chủ yếu qua ứng dụng tin nhắn một chiều, mọi hành vi khác của HS phụ huynh đều điện thoại hoặc nhắn tin qua điện thoại cho GV chủ nhiệm nên các phụ huynh đều chưa quen với việc phải tải một ứng dụng trên điện thoại để theo dõi, cập nhật tình hình cụ thể của HS trên trường; Phụ huynh bận rộn với công việc hằng ngày và kĩ năng tin học chưa thành thạo, một số phụ huynh không có các thiết bị hiện đại (máy tính, điện thoại thông minh).

- Nhà trường tập huấn cho GV về phần mềm quản lí lớp học

- Nhà trường tổ chức họp phụ huynh để giới thiệu và hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng công cụ ClassDojo để phụ huynh thấy được lợi ích của việc sử dụng công cụ hỗ trợ này.

4.1.2 Ứng dụng của phần mềm quản lí bài tập về nhà SHub Classroom

Phần mềm quản lí bài tập về nhà SHub Classroom triển khai trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 trong và sau thời gian HS nghỉ do dịch COVID-19 GV đã tạo lớp học với 31 HS để ôn tập kiến thức và làm bài tập

Trong thời gian nghỉ dịch COVID 19: Được sự cho phép và tạo điều kiện từ phía Tổ Bộ môn Vật lí và GV hướng dẫn, chúng tôi đã tiến hành các công việc sau:

- GV tiến hành ôn tập kiến thức Chương IV Các định luật bảo toàn - Vật lí 10 cho HS bằng phần mềm SHub Classroom.+ GV ôn tập kiến thức bằng cách đăng 05 bài giảng dưới dạng video, và 05 tài liệu tham khảo, 10 bài tập trắc nghiệm và 05 bài tập tự luận của các bài trong chương IV

Hình 4.63 Video trên phần mềm SHub Classroom

Hình 4.64 Kho tài liệu trên phần mềm SHub Classroom+ Sau khi ôn tập lại kiến thức cho HS GV tiến hành cho HS làm bài tập bằng cách tải các file bài tập dưới dạng word hoặc pdf cho HS làm Bài tập gồm 2 dạng trắc nghiệm và tự luận, đối với các bài tập trắc nghiệm HS sau khi làm bài xong thì nhận được kết quả luôn, đối với bài tập tự luận HS sẽ làm bài vào giấy và chụp lên để GV chấm điểm

Hình 4.65 Các bài tập ôn tập Chương IV Các định luật bảo toàn Sau thời gian nghỉ dịch COVID-19 HS đi học lại:

- GV bổ sung thêm 04 video bài giảng 03 tài liệu tham khảo,

04 bài tập kiểm tra bài cũ dưới dạng trắc nghiệm, 03 bài tập về nhà dạng trắc nghiệm và 08 bài tập ôn tập Chương V Chất khí -

Hình 4.66 Bài tập về nhà, kiểm tra bài cũ Chương V Chất khí

- GV thiết kế 01 bài kiểm tra 15 phút với 2 mã đề, 02 đề ôn luyện kiểm tra 1 tiết để đánh giá năng lực của HS HS chỉ có thể làm bài khi GV cung cấp mã đề và đã được phê duyệt.

Hình 4.67 Bài kiểm tra 15 phút chương V Chất khí

Hình 4.68 Bài ôn tập kiểm tra 1 tiết chương V Chất khí

- GV thiết kế 04 nội dung kiểm tra bài cũ tương ứng với 04 bài học của Chương V

Sau đây là giáo án dạy học Bài 30 thuộc Chương V Chất khí có đề xuất cách sử dụng phần mềm SHub Classroom trong hoạt động kiểm tra bài cũ

BÀI 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ

- Nêu được định nghĩa của quá trình đẳng tích.

- Phát biểu được định luật Sác-lơ.

- Viết được biểu thức của định luật Sác-lơ.

- Biểu diễn được đường đẳng tích.

- Xử lý được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa và trong quá trình đẳng tích.p T

- Vận dụng được định luật Sác-lơ để giải các bài tập tương tự.

- Bảng kết quả thí nghiệm.

- Chuẩn bị phần mềm SHub Classroom và Mentimeter sử dụng trong quá trình dạy học.

Khảo sát ảnh hưởng của các phần mềm đã sử dụng đối với việc nâng cao hứng thú, say mê học tập của HS

4.2.1 Mục đích khảo sát Đánh giá ảnh hưởng của các phần mềm ClassDojo SHub Classroom, , Mentimeter đối với việc nâng cao hứng thú, say mê học tập cho HS.

4.2.2 Phương pháp khảo sát Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đã tạo biểu mẫu khảo sát đối tượng là 31

HS lớp 10A1 thông qua tính năng Google Form với nội dung như sau:

PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM CỦA CÁC PHẦN MỀM CLASSDOJO, MENTIMETER, SHUB CLASSROOM

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG TRONG VIỆC NÂNG CAO HỨNG THÚ, SAY MÊ TRONG HỌC TẬP CỦA HS

Nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, dạy học Vật lí nói riêng đồng thời qua đó nâng cao sự hứng thú, say mê học tập của HS, chúng tôi đã sử dụng các phần mềm ClassDojo, Mentimeter và SHub Classroom trong quá trình dạy học Phiếu khả sát này được tạo ra để lấy ý kiến phản hồi từ người học về ưu điểm của các phần mềm và tác động của chúng trong việc nâng cao hứng thú, say mê trong học tập của HS Những ý kiến mà các bạn cung cấp sẽ giúp giáo viên điều chỉnh để quá trình tổ chức dạy học đạt kết quả cao hơn

Thông tin trả lời của các bạn sẽ được bảo mật, vì vâ ~y mong nhận được câu trả lời thẳng thắn và khách quan từ các bạn HS Xin trân trọng cảm ơn!

Phần I: Thông tin cá nhân

Phần II: Nội dung khảo sát

Bạn vui lòng lựa chọn các mức độ đồng ý như sau:

1 = Hoàn toàn đồng ý, 2 = Đồng ý, 3 = Phân vân,4 = Không đồng ý, 5 = Rất không đồng ý.

Câu 1: Mức độ đồng ý của bạn về những ưu điểm của phần mềm ClassDojo mà

Theo dõi sát sao, cụ thể tình hình nề nếp lớp Đánh giá công bằng, công khai các thành viên trong lớp

Tạo ra môi trường tương tác tích cực giữa GV và

HS, giữa HS và HS

Những đánh giá của giáo viên giúp bạn thay đổi hành vi và thái độ học tập theo hướng tích cực

Giao diện của phần mềm thân thiện dễ sử dụng

Giáo viên nên sử dụng phần mềm này để quản lý lớp học.

Câu 2: Mức độ đồng ý của bạn về những ưu điểm của phần mềm Mentimeter mà

Giúp HS tự tin hơn trong việc đưa ra ý kiến của mình

Tạo ra môi trường tương tác tích cực giữa GV và HS, giữa HS và HS

Giao diện của phần mềm thân thiện dễ sử dụng

GV nên sử dụng phần mềm này trong dạy học để HS bày tỏ quan điểm của mình.

Câu 3: Mức độ đồng ý của bạn về những ưu điểm của phần mềm SHub Classroom mà GV đã sử dụng

Giúp HS ôn tập cũng cố lại kiến thức thông qua các kho tư liệu bài giảng GV cung cấp.

Tạo ra môi trường học tập đa dạng mọi lúc, mọi nơi.

Kết quả kiểm tra, đánh giá bài tập, bài kiểm tra được

68 hiển thị ngay và chính xác giúp HS tích cực hơn trong học tập

HS được rèn luyện kĩ năng làm bài tập

Giao diện của phần mềm thân thiện dễ sử dụng

Tiết kiệm được thời gian hơn so với cách ôn luyện truyền thống

GV nên sử dụng phần mềm này trong dạy học

Câu 4: Mức độ đồng ý của bạn về tác động của các phần mềm này đối với việc nâng cao hứng thú, say mê trong học tập của HS

HS tích cực hơn trong việc điều chỉnh hành vi nhằm đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện

HS dễ dàng ôn luyện kiến thức

HS tích cực hăng hái làm bài tập

HS hăng hái bày tỏ ý kiến nhiều hơn không e dè tự ti

Việc học tập trở nên thoải mái, thú vị và có hiệu quả hơn trước

GV nên sử dụng các phần mềm này trong dạy học

Bạn có kiến nghị gì để góp phần nâng cao tác động của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đối với sự hứng thú, say mê học tập ở HS?

……… Chúng tôi chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian tham gia đóng góp ý kiến!

- Sau khi khảo sát chúng tôi thu được bảng kết quả như sau:

Bảng 4.1 Mức độ đồng ý của HS đối với ưu điểm của 3 phần mềm mà GV đã sử dụng

Nội dung khảo sát Mức độ

Mức độ đồng ý của bạn về những ưu điểm của phần mềm

Theo dõi sát sao, cụ thể tình hình nề nếp lớp 1 25 5 0 0 Đánh giá công bằng, công khai các thành viên trong lớp.

Tạo ra môi trường tương tác tích cực giữa GV và

HS, giữa HS và HS.

Những đánh giá của giáo viên giúp bạn thay đổi hành vi và thái độ học tập theo hướng tích cực.

Giao diện của phần mềm thân thiện dễ sử dụng 1 26 4 0 0

Giáo viên nên sử dụng phần mềm này để quản lý lớp học.

Mức độ đồng ý của bạn về những ưu điểm của phần mềm

Giúp HS tự tin hơn trong việc đưa ra ý kiến của mình.

Tạo ra môi trường tương tác tích cực giữa GV và

HS, giữa HS và HS.

Giao diện của phần mềm thân thiện dễ sử dụng 5 24 2 0 0

GV nên sử dụng phần mềm này trong dạy học để HS bày tỏ quan điểm của mình.

Mức độ Giúp HS ôn tập cũng cố lại 4 27 0 0 0

70 đồng ý của bạn về những ưu điểm của phần mềm

Classroo m mà GV đã sử dụng kiến thức thông qua các kho tư liệu bài giảng GV cung cấp.

Tạo ra môi trường học tập đa dạng mọi lúc, mọi nơi 14 17 0 0 0

Kết quả kiểm tra, đánh giá bài tập, bài kiểm tra được hiển thị ngay và chính xác giúp HS tích cực hơn trong học tập.

HS được rèn luyện kĩ năng làm bài tập 2 25 4 0 0

Giao diện của phần mềm thân thiện dễ sử dụng 0 28 3 0 0

Tiết kiệm được thời gian hơn so với cách ôn luyện truyền thống.

GV nên sử dụng phần mềm này trong dạy học 0 31 0 0 0

Mức độ đồng ý của bạn về tác động của các phần mềm này đối với việc nâng cao hứng thú, say mê trong học tập của HS.

HS tích cực hơn trong việc điều chỉnh hành vi nhằm đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện.

HS dễ dàng ôn luyện kiến thức 10 19 2 0 0

HS tích cực hăng hái làm bài tập 2 17 12 0 0

HS hăng hái bày tỏ ý kiến nhiều hơn không e dè tự ti.

Việc học tập trở nên thoải mái, thú vị và có hiệu quả hơn trước.

GV nên sử dụng các phần mềm này trong dạy học 0 28 3 0 0

Kết quả được phân tích như sau:

Nội dung 1: Mức độ đồng ý của bạn về những ưu điểm của phần mềm ClassDojo mà GV đã sử dụng Đ ồ thị 4.1 Mức độ đồng ý của HS về những ưu điểm của phần mềm ClassDojo

Dựa vào đồ thị ta thấy đa phần các HS đều đồng ý với các tiêu chí về ưu điểm của phần mềm ClassDojo mà GV đã sử dụng.

Với tiêu chí 5 và 6 chiếm tỉ lệ đồng ý của HS nhiều nhất, điều này cho thấy rằng HS đều nhận thấy giao diện này dễ sài và đồng tình với việc GV sẽ sử dụng phần mềm này vào quá trình dạy học Tuy nhiên với tiêu chí 4 vẫn có nhiều sự phân vân, vì thời gian thực nghiệm của phần mềm còn hạn chế đồng thời việc thay đổi hành vi của học sinh cần có sự tiếp xúc lâu dài giữa GV và HS.

Khác với việc quản lí lớp học theo cách truyền thống

ClassDojo đem đến cho HS nhiều ưu điểm khi GV sử dụng, khi GV sử dụng phần mềm này trong quản lí lớp học ta thấy rằng sự tương tác của GV và HS được tăng lên tích cực hơn đồng thời HS sẽ dễ dàng theo dõi hành vi của mình từ đó giúp bản thân tự điều chỉnh hoàn thiện bản thân để tốt hơn Đồng thời đa số các em nhận thức được lợi ích của phần mềm này khi giáo viên sử dụng và đồng ý để

GV sử dụng phần mềm này cho việc quản lí lớp học.

Nội dung 2: Mức độ đồng ý của bạn về những ưu điểm của

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tiêu chí 6 0

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý phần mềm Mentimeter mà GV đã sử dụng

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí4

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Đồ thị 4.2 Mức độ đồng ý của HS về những ưu điểm của phần mềm Mentimeter

Từ đồ thị có thể thấy rằng có 2 em đồng ý và 28 em đồng ý với việc GV sử dụng phần mềm Mentimeter trong dạy học Điều đó có thể cho thấy các em đã nhìn nhận được ưu điểm và lợi ích của việc sử dụng phần mềm Vấn đề này ta có thể thấy ở tiêu chí 1 có 19 em hoàn toàn đồng ý và 10 em đồng ý việc GV sử dụng phần mềm này giúp các em nâng cao sự tự tin, không e dè khi đưa ra ý kiến của mình từ đó tăng sự tương tác giữa GV và HS cũng như sự tương tác của các em được tăng lên đáng kể Tuy nhiên vẫn còn một số em phân vân với các tiêu chí của phần mềm vì trong lớp học còn một số HS không có điện thoại sử dụng nên các em nhận thấy hết được các ưu điểm của phần mềm

Phân tích trên cho thấy bước đầu phần mềm Mentimeter góp phần làm tăng tương tác giữa GV và HS, HS tự tin và mạnh dạn hơn trong việc đưa ra ý kiến của mình, vì vậy đa phần các em đều đồng ý với việc sử dụng phần mềm

Nội dung 3: Mức độ đồng ý của bạn về những ưu điểm của phần mềm SHub Classroom mà GV đã sử dụng Đ ồ thị 4.3 Mức độ đồng ý của HS về những ưu điểm của phần mềm SHub Classroom

Từ đồ thị cho ta thấy 31/31 em HS đều đồng ý với việc GV sử dụng phần mềm này trong dạy học Điều này cho thấy rằng các em đều ý thức được sự quan trọng của việc học bài, làm bài tập và ôn luyện kiến thức để kiểm tra và vấn đề này được giải quyết thuận tiện hơn khi các em sử dụng phần mềm SHub Classroom. Đồng thời ở tiêu chí 2 các em đểu đồng ý việc sử dụng phần mềm tạo cho HS môi trường làm bài tập mọi lúc mọi nơi trong đó có

14/31 em hoàn toàn đồng ý tiêu chí này điều này có thể cho thấy phần mềm đã giải quyết được nhu cầu làm bài tập hay ôn luyện kiến thức của các em Mặc dù các em đều đồng ý với việc GV sử dụng phần mềm tuy nhiên một số em còn phân vân như ở tiêu chí

4 và 5, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các em còn phân vân như các em không có thiết bị để làm bài tập hoặc bài tập GV đưa ra chưa phù hợp với khả năng kiến thức của HS.

Vấn đề làm bài tập và ôn tập kiến thức mỗi khi tới kì thi luôn là vấn đề khiến HS căng thẳng và mệt mỏi Tuy nhiên sau khi sử dụng SHub Classroom các em đều nhận thấy được những ưu điểm của phần mềm trong việc giúp HS dễ dàng ôn luyện kiến thức đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian trong khâu làm bài tập và biết ngay đáp án sau khi mình làm bài tập HS được nâng cao hơn các kỹ năng làm bài tập từ đó kiến thức của các em cũng

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tiêu chí 6 Tiêu chí 7 0

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên vẫn một số học sinh lười học, ham chơi nên các em phân vân với việc sử dụng phần mềm này trong học tập hay kiểm tra Điều này đòi hỏi GV phải soạn thảo các dạng bài tập đa dạng phù hợp với nội dung kiến thức bài học giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức từ đó nâng cao hứng thú và sự say mê trong học tập của HS hơn

Nội dung 4: Mức độ đồng ý của bạn về tác động của các phần mềm này đối với việc nâng cao hứng thú, say mê trong học tập của HS

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tiêu chí 6 0

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Đồ thị 4.4 Mức độ đồng ý của HS về tác động của các phần mềm này đối với việc nâng cao hứng thú, say mê trong học tập của HS

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Giao diện trực tuyến của  ClassDojo  trên máy tính - thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk
Hình 2.1. Giao diện trực tuyến của ClassDojo trên máy tính (Trang 11)
Hình 2.22. Phụ huynh gửi tin nhắn cho GV b. Đối với học sinh: - thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk
Hình 2.22. Phụ huynh gửi tin nhắn cho GV b. Đối với học sinh: (Trang 22)
Hình 2.26. Giao diện soạn thảo nội dung của Mentimeter b. Đối với Học sinh - thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk
Hình 2.26. Giao diện soạn thảo nội dung của Mentimeter b. Đối với Học sinh (Trang 25)
Hình 4.59.  Bảng báo cáo vi phạm tuần đầu tiên sử dụng công cụ Class Dojo - thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk
Hình 4.59. Bảng báo cáo vi phạm tuần đầu tiên sử dụng công cụ Class Dojo (Trang 54)
Hình 4.60. Báo cáo của thành viên bị nhiều điểm kém nhất tuần 1 - thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk
Hình 4.60. Báo cáo của thành viên bị nhiều điểm kém nhất tuần 1 (Trang 55)
Hình 4.61. Báo cáo của thành viên có điểm tích cực cao nhất tuần 1  Từ các báo cáo này GV đề ra phương hướng và biện pháp cải thiện như sau: - thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk
Hình 4.61. Báo cáo của thành viên có điểm tích cực cao nhất tuần 1 Từ các báo cáo này GV đề ra phương hướng và biện pháp cải thiện như sau: (Trang 55)
Hình 4.62. Bảng báo cáo vi phạm tuần thứ 2 sử dụng công cụ ClassDojo Dựa vào bảng báo cáo tổng kết điểm tuần thứ 2 ta thấy số điểm tích cực của tổng HS là 186 điểm chiếm 89%, số điểm kém là 22 điểm chiếm 11% - thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk
Hình 4.62. Bảng báo cáo vi phạm tuần thứ 2 sử dụng công cụ ClassDojo Dựa vào bảng báo cáo tổng kết điểm tuần thứ 2 ta thấy số điểm tích cực của tổng HS là 186 điểm chiếm 89%, số điểm kém là 22 điểm chiếm 11% (Trang 56)
Hình 4.63. Video trên phần mềm SHub Classroom - thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk
Hình 4.63. Video trên phần mềm SHub Classroom (Trang 58)
Hình 4.64. Kho tài liệu trên phần mềm SHub Classroom + Sau khi ôn tập lại kiến thức cho HS GV tiến hành cho HS làm bài tập bằng cách tải các file bài tập dưới dạng word hoặc pdf cho HS làm - thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk
Hình 4.64. Kho tài liệu trên phần mềm SHub Classroom + Sau khi ôn tập lại kiến thức cho HS GV tiến hành cho HS làm bài tập bằng cách tải các file bài tập dưới dạng word hoặc pdf cho HS làm (Trang 58)
Đồ thị 4.4. Mức độ đồng ý của HS về tác động của các phần mềm này đối với việc nâng cao hứng thú, say mê trong học tập của HS - thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức và dạy học vật lí tại trường thpt lê duẩn tp buôn ma thuột tỉnh đắk lắk
th ị 4.4. Mức độ đồng ý của HS về tác động của các phần mềm này đối với việc nâng cao hứng thú, say mê trong học tập của HS (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w