Bao gồm 4 yếu tố trí tuệ cảm xúcảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nhận thức và đánh giá cảm xúc; Suy nghĩ tíchcực với cảm xúc; Hiểu rõ cảm xúc; Quy định và kiểm soát cảm xúc.G
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây, trí tuệ được quan niệm đồng nhất với trí tuệ thông minh (IQ), nó được cho rằng sẽ là một nhân tố quan trọng quyết định chủ đến thành công sau này của mỗi người. Vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, một nhân tố trí tuệ tiếp theo được phát hiện ra, đó chính là trí tuệ cảm xúc Sau nhiều lần nghiên cứu, nhân tố trí tuệ cảm xúc (EQ) đã được chứng tỏ rằng có liên quan mật thiết đến thành công của mỗi con người hơn là chỉ số thông minh Và theo những nghiên cứu thì chỉ số thông minh được xếp sau trí tuệ cảm xúc Đơn giản, dù chúng ra có một chỉ số IQ cao nhưng chỉ số EQ thấp thì chỉ số IQ không có phát huy tác dụng Cảm xúc của một người ảnh hưởng đến rất nhiều đến hành động và từ từ hình thành nên thói quen, thói quen tốt thì sẽ dẫn đến thành công và ngược lại
Trí tuệ cảm xúc có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống cá nhân - xã hội. Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sẽ sống lạc quan, biết lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc, mong muốn và quan điểm của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân Từ đó, biết điều chỉnh hành vi trong mọi hoạt động, xây dựng và duy trì các mối quan hệ, quan tâm đến người khác, dễ thích nghi với ngoại cảnh, linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong công việc, có khả năng chịu được áp lực và vượt qua những hoàn cảnh khó khăn Vì vậy, kể từ thế kỷ XX đến nay, nhất là ở các nước phát triển, giáo dục đã quan tâm về cảm xúc trong học tập và cũng như nhiều lĩnh vực khác. Cảm xúc luôn ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta, vì vậy kiểm soát cảm xúc cũng là một bước quan trọng để hình thành nên con người mà con người là yếu tố then chốt để phát triển xã hội.
Bên cạnh việc cho mọi người tiếp cận được kiến thức thì việc giáo dục và đào tạo con người để thúc đẩy phát triển xã hội, nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm của sinh viên là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác giáo dục đối với các trường đại học hiện nay Bước chân vào môi trường đại học như bước chân vào môi trường mới Đây cũng là thời gian mà con người sẽ có những thay đổi nhất định nhất là về mặt cảm xúc Trong những năm đầu đại học thì tính cách con người của mỗi sinh viên dần được hình thành, để có một
Page | 9 78 định hướng tốt cho sinh viên thì việc giáo dục trí tuệ cảm xúc là điều rất cần thiết Sự phát triển của trí tuệ cảm xúc giúp cho các bạn sinh viên có được sự lạc quan, ý chí quyết tâm, tinh thần đồng đội, kĩ năng hợp tác và phát triển các mối quan hệ xã hội Ngược lại nếu trí tuệ cảm xúc của sinh viên không được phát triển và giáo dục thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống ở cả hiện tại và tương lai.
Sinh viên Đại học Thương mại được biết đến là những sinh viên ưu tú về mặt học tập, luôn không ngừng nỗ lực rèn luyện bản thân, ngoài ra còn rất năng động và sáng tạo. Vậy còn về trí thông minh cảm xúc của họ thì sao?
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tải: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh Viên Đại học Thương mại” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.
Tổng quan nghiên cứu
1.2.1 Một số nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Võ Văn Việt & Đặng Thị Thu Phương (2017) về các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại trường Đại học Công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Qua 325 phiếu khảo sát hợp lệ của sinh viên đang theo học tại trường, bài nghiên cứu của tác giả cho thấy yếu tố “năng lực trí tuệ”, “sở thích học tập”, “Động cơ của bố mẹ”, “cơ sở vật chất”, “học bổng”, “cách thức quản lý” và “áp lực xã hội” có tác động tới kết quả học tập của sinh viên.
Nghiên cứu của tác giả Cao Minh Trí & Ngô Thị Bích Trâm (2021) đã khảo sát 187 mẫu để phân tích trí tuệ cảm xúc và hiệu quả làm việc: Trường hợp nghiên cứu tại công ty Hoàng Đức Bài nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố “trí tuệ cảm xúc” tác động dương đến hiệu quả làm việc và sự hài lòng công việc.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hiền, Kiều Hà Châu, Nguyễn Hà Vân, ThânThị Thảo Vân và Lê Thu Hằng (2021) đã nghiên cứu ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến hiệu quả công việc: nghiên cứu trường hợp của các giảng viên đại học tại thành phố hà nội.Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 200 phiếu, kết quả thu về: “Nhận thức và đánh giá cảm xúc”, “suy nghĩ tích cực với cảm xúc”, “hiểu rõ cảm xúc”, “quy định và kiểm soát cảm xúc” là 4 yếu tố tác động tới kết quả làm việc của giảng viên
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Nga (2008) về đặc điểm trí tuệ cảm xúc của sinh viên sư phạm mầm non Với 110 phiếu khảo sát hợp lệ đã cho thấy kết quả nghiên cứu: mức độ biểu hiện khả năng trí tuệ xúc cảm ở hầu hết các sinh viên cũng ở mức độ trung bình.
Tác giả Trần Thị Gấm (2012) đã nghiên cứu về thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý - giáo dục Trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Sau khi thu về 194 phiếu khảo sát hợp lệ, bài nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng: “giữa biết trí tuệ cảm xúc và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHSP TP HCM có mối tương quan với nhau” và “có sự khác nhau về mức độ nhận thức trí tuệ cảm xúc giữa sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4”.
Nghiên tác giả Nguyễn Bích Hằng (2022) đã khảo sát 225 mẫu để phân tích trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công An Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra: “Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra ở mức độ cao nhưng không đồng đều ”, “Trí tuệ cảm xúc giữa các điều tra viên ở Cục An ninh điều tra có sự khác nhau nhất định ” và “Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả về chủ quan và khách quan”.
Nghiên cứu của tác giả Dương Thị Mỹ Dung(2019) về tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả công việc của cán bộ công chức: trường hợp Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh Qua 180 phiếu khảo sát hợp lệ, kết quả của bài nghiên cứu đưa ra có 4 nhân tố ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc tác động đến kết quả công việc của cán bộ công chức: trường hợp
Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh: “Nhận thức và đánh giá cảm xúc”, “Suy nghĩ tích cực với cảm xúc”, “Hiểu rõ cảm xúc” và “Quy định và kiểm soát cảm xúc”.
1.2.2 Một số nghiên cứu nước ngoài
Marta Estrada, Diego Monferrer, Alma Rodríguez and Miguel Ángel Moline (2021) đã nghiên cứu về vấn đề trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến kết quả học tập không? Bài nghiên cứu với 550 mẫu đã đưa ra kết quả: “trí tuệ cảm xúc”, “mức độ thể hiện cảm xúc”,
“sự tham gia học tập” là các yếu tố tác động đến kết quả học tập.
Nghiên cứu của tác giả Yuan-Cheng Chang and Yu-Ting Tsai(2022) về ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc, động lực học tập và hiệu quả bản thân của sinh viên Đại học đối với kết quả học tập của họ trong bối cảnh đại dịch COVID Nghiên cứu được khảo sát với các sinh viên từ 10 trường Đại học ở Thượng Hải, thu về 450 phiếu khảo sát hợp lệ Kết quả được nhóm tác giả đưa ra: “trí tuệ cảm xúc”, “tính hiệu quả của bản thân”, “động lực học tập” tác động trực tiếp và tích cực đến động cơ học tập và hiệu quả của bản thân sinh viên.
Muhamad Farhan, Edward Alfin (2019) đã nghiên cứu về tác động của trí tuệ cảm xúc và hiệu quả bản thân đối với thành tích của học sinh Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu với 69 học sinh lớp 8 trường SMP Islam Terpadu Ar-Rahman phía Nam Jakarta, Indonesia đã thu về kết quả: “trí tuệ cảm xúc”, “hiệu quả của bản thân” có tác động tới thành tích học tập của học sinh
Từ các nghiên cứu trên có thể chỉ ra được các nhân tố của trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng tới kết quả học tập chung đó là:
Nhận thức và đánh giá cảm xúc
Suy nghĩ tích cực với cảm xúc
Quyết định và kiểm soát cảm xúc
Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương Mại.
Nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh hưởng, tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập.
Nghiên cứu thực trạng trí tuệ cảm xúc tác động tới kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại.
Từ đó xác định các yếu tố của trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại.
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại qua việc nâng cao trí tuệ cảm xúc.
Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trí tuệ cảm xúc, kết quả học tập của sinh viên và mối quan hệ giữa chúng. Đối tượng khảo sát: sinh viên đang học tập tại trường đại học Thương mại.
Câu hỏi nghiên cứu
Trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập?
Mức độ ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập?
Có những giải pháp nào giúp nâng cao trí tuệ cảm xúc của bản thân?
Bạn có nhận thức được và đánh giá cảm xúc của mình không?
Bạn có suy nghĩ tích cực với cảm xúc của mình không?
Bạn có hiểu rõ cảm xúc của mình không?
Bạn có quyết định được và kiểm soát được cảm xúc của mình không?
Giả thuyết, mô hình và thang đo nghiên cứu
- H1: Nhận thức và đánh giá cảm xúc tác động dương đến kết quả học tập của sinh viên
- H2: Suy nghĩ tích cực với cảm xúc tác động dương đến kết quả học tập của sinh viên
- H3: Hiểu rõ cảm xúc tác động dương đến kết quả học tập của sinh viên
- H4: Quy định và kiểm soát cảm xúc tác động dương đến kết quả học tập của sinh viên
STT Mã hoá Diễn giải
Nhận thức và đánh giá cảm xúc ( PE); nguồn: Mayer và Salovey (1997)
Nh n th c và đánh giá ậ ứ c m xúcả
H4(+) Quy đ nh và ki m soát ị ể c m xúcả
Hình 1 1 Mô hình nghiên cứu
1 PE1 Tôi có thể xác định chính xác các cảm xúc mà tôi cảm nhận hàng ngày
2 PE2 Tôi có thể biết ai đó thất vọng với tôi tại nơi học tập
3 PE3 Tôi có thể cảm nhận được cảm xúc của một người
4 PE4 Tôi không gặp khó khăn trong việc tìm ra đam mê để thể hiện về một vấn đề trong học tập.
5 PE5 Tôi có thể nói cảm giác của một người nào đó mặc dù nét mặt của họ có thể mâu thuẫn với ngôn ngữ cơ thể của họ.
6 PE6 Tôi dễ dàng phát hiện cảm xúc của một người về một vấn đề mặc cho họ nói
Suy nghĩ tích cực với cảm xúc (FE); nguồn: Mayer và Salovey (1997)
7 FE1 Tôi thường phân chia công việc của mình tùy vào cảm nhận của tôi về mức độ quan trọng của mỗi môn học
8 FE2 Tôi thể hiện sự đam mê của mình với một đề tài để tập trung nỗ lực của mọi người trong môn học.
9 FE3 Tôi thường dùng cảm nhận của mình để xác định mức độ quan tâm đối với một vấn đề.
10 FE4 Tôi lắng nghe cảm giác của mọi người trong việc thiết lập sự ưu tiên
11 FE5 Tôi thận trọng trong việc tạo sự lan truyền cảm xúc để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả khi gặp gỡ bạn cùng lớp.
12 FE6 Khi thực hiện một quyết định, tôi luôn cân nhắc cảm xúc của mọi người
Hiểu rõ cảm xúc (UE); nguồn: Mayer và Salovey (1997)
13 UE1 Khi một bạn học thực hiện không tốt công việc, tôi có thể nhận ra khi nào người ấy có cảm xúc gì (Ví dụ: tức giận, xấu hổ, cảm thấy có lỗi, )
14 UE2 Tôi có thể theo dõi mọi người tương tác và nhận ra cảm xúc của họ với nhau.
15 UE3 Tôi nhạy cảm với các cử chỉ nhỏ trong nơi làm việc mà thể hiện cảm xúc của mọi người (vd: Khi họ ngồi, khi họ im lặng, )
16 UE4 Tôi có thể chỉ ra khi nào một bạn học phản ứng theo cảm xúc riêng chứ không phải theo văn hóa tại trường học.
17 UE5 Tôi có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong cảm xúc của bạn cùng lớp.
18 UE6 Tôi có thể nhận ra sự chán nản của một bạn học khi lượng công việc đang tăng cao.
Quy định và kiểm soát cảm xúc (RE); nguồn: Mayer và Salovey (1997)
19 RE1 Mỗi khi tôi bắt đầu một môn học, tôi hướng đến cảm giác sảng khoái khi hoàn thành
20 RE2 Tôi chú ý khi có người quan tâm đến người khác trong công việc
21 RE3 Tôi có thể truyền tải những nhiệt huyết của mình về một môn học đến với những người khác
22 RE4 Tôi có khả năng làm dịu một người nóng tính trong học tập và làm việc nhóm
23 RE5 Khi một bạn cùng lớp cảm thấy thất vọng về năng lực làm việc, tôi thường động viên họ.
24 RE6 Mỗi khi một sự kiện đau lòng xảy ra với bạn (vd: người thân qua đời, mắc bệnh nặng), tôi luôn thể hiện sự quan tâm để họ cảm thấy tốt hơn
Phần thưởng (PY); nguồn: Hackman và Oldham (1974)
25 PY1 Lượng tiền thưởng tôi được hưởng khi có kết quả học tập cao
26 PY2 Lượng đãi ngộ tôi được hưởng khi có kết quả học tập cao
27 PY3 Mức độ tương xứng giữa phần tôi nhận từ nhà trường so với đóng góp của tôi cho trường
Cơ hội phát triển (GS); nguồn: Hackman và Oldham (1974)
28 GS1 Có sự phát triển và thăng tiến tôi được nhận khi đạt kết quả học tập cao
29 GS2 Có cảm giác mình xứng đáng nhận được những thành quả khi đạt kết quả học tập cao
30 GS3 Có khả năng làm việc độc lập trong tư duy và hành động trong học tập
31 GS4 Số lượng những thử thách trong học tập
Hiệu quả học tập (JP); nguồn: Tseng và Huang ( 2011)
32 JP1 Cách giao tiếp/nói chuyện với bạn học trong lớp tăng cường sự hiệu quả trong học tập
33 JP2 Cách giao tiếp/nói chuyện với bạn học trong lớp giúp tôi giải quyết các vấn đề trong các môn học/công việc đòi hỏi làm việc nhóm
34 JP3 Cách giao tiếp/nói chuyện đối với các bạn trong lớp giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao
35 JP4 Cách giao tiếp/nói chuyện đối với các bạn trong lớp giúp tôi có thể mở mang kiến thức
36 JP5 Cách giao tiếp/nói chuyện đối với các bạn trong lớp giúp tăng sự chủ động của tôi khi làm việc với người khác
37 JP6 Cách giao tiếp/nói chuyện đối với các bạn trong lớp giúp tăng khả năng giải quyết vấn đề của tôiBảng 1 1 Thang đo nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề tài: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh Viên Đại học Thương mại.
Tìm ra các nhân tố của trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trường ĐHTM
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến kết quả học tập của sinh viên trường ĐHTM
Đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao kết quả học tập thông qua việc nâng cao trí tuệ cảm xúc.
Thiết kế nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ tháng 8/2022 đến tháng 10/2022
Phạm vi không gian: Trường Đại học Thương mại.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang theo học tại trường ĐHTM
Phương pháp nghiên cứu Đầu tiên, tham khảo lý thuyết, thu thập tài liệu, các công trình liên quan trong nước và ngoài nước; trao đổi với nhiều thành phần xã hội từ đó xác định các yếu tố của trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại.
Từ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như trên, nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai phương pháp là: phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn dựa trên bảng phỏng vấn đã được lập trước trên Google sheet Mục đích của phỏng vấn nhằm thu thập ý kiến của các cá nhân để từ đó xây dựng thang đo, cũng như trợ giúp cho các phân tích định tính liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra khảo sát sinh viên thông qua Google Form với bảng câu hỏi soạn sẵn trả lời dưới hình thức trắc nghiệm, kích thước mẫu n = 229, sử dụng thang đo Likert 5 điểm theo từng mức độ từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám pháEFA thông qua phần mềm SPSS Sau đó tiến hành kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa Sig < 0.05 để đánh giá các yếu tố trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại.
LÝ THUYẾT – NGHIÊN CỨU
2.1.1 Khái niệm về trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân Đây là định nghĩa phổ biến nhất được nhiều nhà tâm lý học tán thành
W Stern cho rằng trí tuệ là năng lực chung của một cá nhân biết đặt tư duy của mình một cách có ý thức vào những yêu cầu mới Đây là năng lực thích ứng tinh thần chung đối với nhiệm vụ và điều kiện mới của đời sống
R Sternberg (1948) đã định nghĩa: trí tuệ là sự thích ứng có mục đích với môi trường, có nghĩa quan niệm trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi trường sống đồng thời là tiền đề cho sự tương tác ấy
Do nội dung của khái niệm trí tuệ được mở rộng nên các thuật ngữ về trí tuệ cũng được thay đổi Ngày nay, trí tuệ được hiểu theo nghĩa rộng hơn trí thông minh, nó không chỉ bao gồm chí thông minh theo quan niệm truyền thống, mà bao gồm trí sáng tạo (creativity) và trí tuệ xã hội (social intelligence)
Theo từ điển Tâm lí học (Vũ Dũng chủ biên - 2000): Cảm xúc - sự phản ánh tâm lí về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức rung động trực tiếp.
Trần Trọng Thuỷ quan niệm: Xúc cảm là một quá trình tâm lí, biểu thị thái độ của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của cá thể đó, gắn
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân Đây là định nghĩa phổ biến nhất được nhiều nhà tâm lý học tán thành
W Stern cho rằng trí tuệ là năng lực chung của một cá nhân biết đặt tư duy của mình một cách có ý thức vào những yêu cầu mới Đây là năng lực thích ứng tinh thần chung đối với nhiệm vụ và điều kiện mới của đời sống
R Sternberg (1948) đã định nghĩa: trí tuệ là sự thích ứng có mục đích với môi trường, có nghĩa quan niệm trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi trường sống đồng thời là tiền đề cho sự tương tác ấy
Do nội dung của khái niệm trí tuệ được mở rộng nên các thuật ngữ về trí tuệ cũng được thay đổi Ngày nay, trí tuệ được hiểu theo nghĩa rộng hơn trí thông minh, nó không chỉ bao gồm chí thông minh theo quan niệm truyền thống, mà bao gồm trí sáng tạo (creativity) và trí tuệ xã hội (social intelligence)
Theo từ điển Tâm lí học (Vũ Dũng chủ biên - 2000): Cảm xúc - sự phản ánh tâm lí về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức rung động trực tiếp.
Trần Trọng Thuỷ quan niệm: Xúc cảm là một quá trình tâm lí, biểu thị thái độ của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của cá thể đó, gắn
Page | 19 78 liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng Tomkins (1963) và Izard (1972) khẳng định: các xúc cảm tạo nên một hệ thống động cơ sơ cấp của con người, chính xúc cảm đóng vai trò quan trọng trong sự tổ chức, sự tạo động cơ và sự củng cố hành vi.
Tóm lại, khi bàn đến khái niệm cảm xúc, ta có thể hiểu nó là một trạng thái sinh học liên quan đến hệ thần kinh, phản ánh tâm lí, thái độ, sự rung động của chủ thể đối với sự vật, hiện tượng, bao gồm quá trình sinh lí - thần kinh và quá trình tâm lí của các thể.
Khái niệm trí tuệ cảm xúc có nguồn gốc từ tâm lý học, nguồn gốc sâu xa nhất của trí tuệ cảm xúc có thể được đề cập trong nghiên cứu của Darwin về tầm quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá trình chọn lọc tự nhiên và các thay đổi thích nghi
Có nhiều định nghĩa về trí tuệ cảm xúc Peter Salovey và John Mayer là những người đầu tiên đưa ra định nghĩa của trí tuệ cảm xúc Theo đó, trí tuệ cảm xúc được hiểu là khả năng hiểu rõ được cảm xúc của bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân
Khác với Mayer và Salovey, Bar-On và Parker (2000) tiếp cận trí tuệ cảm xúc dưới góc độ nhân cách, đó là tổ hợp các kỹ năng liên quan đến năng lực và phi năng lực của một người nhằm thích nghi và đối phó với môi trường xung quanh ngay lập tức để thành công hơn trong việc giải quyết các áp lực của môi trường Reuven Bar-On khẳng định rằng trí tuệ cảm xúc không phải là các năng lực bẩm sinh mà là những gì con người học tập được trong quá trình sống
Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản rằng, trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận thức và thể hiện cảm xúc, đồng hóa cảm xúc trong suy nghĩ, hiểu và sử dụng lý trí bằng cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và những người khác.
2.1.2 Khái niệm về kết quả học tập
Trí tuệ cảm xúc giúp sinh viên nâng cao khả năng tự nhận thức về cảm xúc, thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo, tăng khả năng chịu đựng, tăng sự tin tưởng và chính trực, cải thiện các mối quan hệ trong trường học và do đó tăng hiệu suất của mỗi sinh viên trong quá trình học tập
Trí tuệ cảm xúc cũng được coi là một trong số ít những đặc điểm quan trọng tạo ra các nhà lãnh đạo tương lai Bởi vậy, hiện trí tuệ cảm xúc đóng một vai trò quan trọng và dần trở thành một tiêu chí hàng đầu để đánh giá tiềm năng của một sinh viên trong quá trình rèn luyện.
Kết quả học tập của học sinh hay thành tích học tập của sinh viên trong tiếng Anh được sử dụng các từ như “Achievement; Result; Learning Outcome” Các từ này thường được dùng thay thế cho nhau, tuy nhiên, từ chúng ta thường gặp khi đọc tài liệu về kết quả học tập là “Learning Outcome”.
Theo Trần Kiều, “dù hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu lớn của dạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là: nhận thức, hành động và xúc cảm Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hoá thành các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ”.
Tổng quan các vấn đề liên quan
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
- Năm 1930: E.L.Thorndike nhận dạng trí tuệ cảm xúc với tên gọi “Trí tuệ xã hội”.Theo ông, TTXH là năng lực hiểu và điều khiển những người đàn ông, đàn bà, con trai và con gái sử dụng để hoạt động một cách khôn ngoan, sáng suốt trong các mối quan hệ của con người”
- Năm 1960: Walter Mischel tiến hành trắc nghiệm để đo năng lực chế ngự cảm xúc tại một nhà trẻ ở trường Đại học Stanford
- Năm 1983: Howard Gardner cho ra đời tác phẩm “Frames of mind” như là một tuyên ngôn chống lại độc quyền IQ Ông đưa ra mô hình đa trí tuệ và cho rằng trí tuệ cá nhân gồm hai loại: trí tuệ liên nhân cách (Interpersonal Intelligence) và trí tuệ về bản thân (Intrapersonal Intelligence) Howard Gardner cho rằng hai loại trí tuệ này cũng quan trọng như trí thông minh (IQ)
- Năm 1985: Reuven Bar- On, người đầu tiên sử dụng thuật ngữ EQ trong luận án tiến sĩ của mình Ông đưa ra mô hình trí tuệ cảm xúc theo kiểu hỗn hợp từ việc xem xét những nghiên cứu tâm lý về đặc tính của nhân cách có liên quan đáng kể đến sự thành công trong cuộc sống và nhận diện năm khu vực (nhân tố) bao quát về mặt chức năng phù hợp với sự thành công trong cuộc sống Cho đến 15 năm sau, Bar – On định nghĩa: “TTCX như là một dãy các phi năng lực và những kỹ năng ảnh hưởng đến năng lực của một người thành công trong việc đương đầu với những đòi hỏi và sức ép từ môi trường”
- Năm 1970: Peter Salovey và John Mayer công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về TTCX: “Trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân, thấu hiểu cảm xúc người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình” Cũng trong năm này, Mayer, Salovey cùng với M.T.Dipaolo công bố bộ trắc nghiệm đo TTCX, dẫn đầu sự phát triển khoa học về lý thuyết và phương pháp xác định chỉ số EQ
- Năm 1995: Daniel Goleman cho ra đời cuốn sách “Emotional Intelligence –Trí tuệ cảm xúc”, ông nghiên cứu trí tuệ cảm xúc theo lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc theo mô hình trí tuệ cảm xúc hỗn hợp Theo ông, trí tuệ cảm xúc bao gồm các năng lực: sự tự chủ; lòng nhiệt thành và kiên nhẫn cũng như khả năng và sự kích thích hành động
- Năm 1997: Mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực được Peter Salovey và John Mayer xây dựng dựa trên định nghĩa TTCX năm 1990 trong cuốn “Imagination, cognition and personality” như sau: “TTCX như là năng lực nhận biết, bày tỏ xúc cảm; hòa xúc cảm vào suy nghĩ; có thể hiểu và phân tích bằng xúc cảm; đồng thời có khả năng định hướng,
Page | 23 78 điều khiển, kiểm soát xúc cảm của bản thân và của người khác nhằm gia tăng sự phát triển cảm xúc và trí tuệ”
- Năm 2000: Daniel Goleman đưa ra bốn biểu hiện của trí tuệ cảm xúc là tự biết mình; tự kiểm soát, tự quản; nhận biết các quan hệ xã hội; kiểm soát, điều khiển các mối quan hệ xã hội
Như vậy, có thể nói có ba đại diện tiêu biểu đã đi sâu Các Nghiên Cứu Về Trí Tuệ Cảm Xúc dưới những cách tiếp cận khác nhau, trong đó R.Bar- On tiếp cận trí tuệ cảm xúc dưới góc độ nhân cách, P.Salovey và J.Mayer nghiên cứu dưới góc độ nhận thức và Daniel Goleman tiếp cận dưới góc độ hiệu quả công việc.
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
- Năm 1997: từ ngữ “trí tuệ cảm xúc” lần đầu tiên được nhắc đến trong chương trình KHXH cấp nhà nước KX-07 do GS.TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm
- Tháng 12 năm 2000, tạp chí Tâm lý học số 6 của viện Tâm Lý Học thuộc Trung tâm Khoa học Xã Hội và nhân văn quốc gia (nay là viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam) lần đầu tiên đăng loạt bài chuyên khảo về Trí tuệ cảm xúc của PGS.TS Nguyễn Huy Tú: “Trí tuệ cảm xúc – bản chất và phương pháp chẩn đoán”.
- Năm 2003, tác giả Nguyễn Công Khanh cũng đề cập đến “các mô hình lý thuyết về trí thông minh cảm xúc” trên tạp chí Giáo dục Tác giả Nguyễn Huy Tú với một số bài viết như: “Chỉ số thông minh cảm xúc cao – một tiền đề thành công” trên tạp chí Giáo dục
- Năm 2004, Luận văn thạc sĩ tâm lý học của Dương Thị Hoàng Yến về “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học Hà Nội”, trường ĐHSP Hà Nội
- Năm 2005, khóa luận tốt nghiệp của Trần Thanh Tùng về “khảo sát mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của GVMN ở TP HCM” Tác giả Trần Kiều đề cập đến trí tuệ cảm xúc trong cuốn “Trí tuệ và đo lường trí tuệ”
- Năm 2007, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (Hà Nội) nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên các lớp chất lượng cao thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên) thực trạng và giải pháp (2007) cho thấy trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến việc xây dựng, thiết lập, vận hành các mối quan hệ xã hội nói riêng và phát triển nhân cách của sinh viên nói chung.
- Năm 2009, Nguyễn Minh Anh có bài viết: “TTCX với nội dung phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ trong chương trình GDMN mới” – kỷ yếu hội thảo trường cao đẳng Sư phạm TW TP Hồ Chí Minh.
- Năm 2010, Võ Hoàng Anh Thư với luận văn Thạc sĩ “TTCX của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng”
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận nghiên cứu
- Bên cạnh các nhân tố được rút ra từ các lý thuyết thì nhóm còn nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với các sinh viên của trường Đại học Thương mại Các câu hỏi được soạn sẵn, xúc tích và không gây tranh luận Nhóm tiến hành phỏng vấn trực tiếp với 03 sinh viên của trường Đại học Thương mại vào tháng 9/2022 Qua nghiên cứu tổng quan sẽ xác định một vài yếu tố tác động của trí tuệ của cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên.
- Dựa trên mục tiêu đã đặt ra trong nghiên cứu định tính ban đầu, nhóm đã thiết kế bảng phỏng vấn bao gồm nhiều câu hỏi mở liên quan đến mô hình nghiên cứu và thang đo. Đối tượng 1 2 3
Giới tính Nữ Nữ Nữ
Khoa Marketing Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh
Bảng 3 1 Đối tượng tham gia phỏng vấn
Nội dung của các cuộc phỏng vấn được lưu trữ Tất cả các câu trả lời được nhóm tổng hợp thành các ý chính (theo chủ đề) Kết quả tìm được sẽ được so sánh với mô hình lý thuyết ban đầu để xác định mô hình nghiên cứu chính thức.
Câu hỏi phỏng vấn bao gồm:
Nhận thức và đánh giá cảm xúc
Câu 1: Cách giúp bạn xác định chính xác cảm xúc bản thân cảm nhận hằng ngày là gì?
Câu 2: Bạn cảm nhận được cảm xúc của những người bên cạnh mình dựa vào đâu?
Câu 3: Bạn thấy bản thân phù hợp với môn học mang tính chất gì? (ví dụ: Lý thuyết, thực hành, nghệ thuật, ) Câu 4: Dựa vào câu chuyện và lời nói của người khác, bạn nhận biết được cảm xúc của họ lúc đó như thế nào? (rõ
Page | 27 78 ràng, mơ hồ, khó có thế đoán được, )
Suy nghĩ tích cực với cảm xúc
Câu 5: Bạn phân chia công việc theo các tiêu chí gì khi mà có rất nhiều đầu việc và môn học khác nhau?
Câu 6: Khi làm việc nhóm bạn bộc lộ sự hứng thú về một đề tài để mọi người tập trung vào ý tưởng đó của bạn bằng cách gì?
Câu 7: Mọi người quanh bạn sắp xếp công việc theo tiêu chí gì? ( mức độ quan trọng, mức độ cấp thiết nhất, ) Câu 8: Bạn nghĩ sao về việc thận trọng lan truyền cảm xúc một cách hiệu quả để giải quyết 1 vấn đề?
Câu 9: Theo bạn khi thực hiện một quyết định, việc cân nhắc cảm nhận của mọi người xung quanh có cần thiết đến đâu?
Hiểu rõ cảm xúc Câu 10: Bạn học cùng bạn thực hiện không tốt một nhiệm vụ được giao, bạn căn cứ vào đâu để biết được cảm xúc của họ?
Câu 11: Bạn làm gì để có thể biết được cảm xúc của mọi người dành cho nhau khi họ đang tương tác với đối phương?
Câu 12: Ở môi trường học tập bạn nhận biết cảm xúc của mọi người qua các yếu tố nào? (khi họ ngồi, khi họ im lặng, khi họ đi lại, )
Câu 13: Làm sao để biết được bạn học của mình có những sự thay đổi nhỏ trong cảm xúc?
Câu 14: Dấu hiệu giúp bạn nhận ra cảm xúc tiêu cực của bạn học khi nhận được rất nhiều khối lượng bài tập và deadline ngày một tăng
Quy định và kiểm soát cảm xúc
Câu 15: Cảm xúc của bạn khi hoàn thành bài tập của một môn học?
Câu 16: Bạn thấy thế nào về những người hay giúp đỡ người khác trong học tập?
Câu 17: Làm thế nào khi chứng kiến bạn học hay là 1 bạn trong teamwork cùa mình có cảm xúc nóng nảy?
Câu 18: Khi bạn học của mình gặp những sự kiện đau lòng/có cảm xúc tiêu cực, bạn thường có hành động và lời nói gì?
Phần thưởng Câu 19: Phần thưởng mà bạn được hưởng khi có kết quả học tập cao/tiến bộ là gì?
Câu 20: Mức độ tương xứng giữa những điều bạn nhận từ nhà trường so với những gì bạn đóng góp cho trường là bao nhiêu? ( tổng trên thang 10: 5-5; 4-6 hay như nào?)
Cơ hội phát triển Câu 21: Khi kết quả học tập của bạn cao/tiến bộ thì những cơ hội phát triển và thăng tiến bạn nhận được là gì?
Câu 22: Đánh giá điểm về sự xứng đáng của bạn thân nhận về việc được những thành quả khi đạt kết quả học tập cao/tiến bộ là bao nhiêu? (trên thang điểm 10) Câu 23: Tự đánh giá bản thân có khả năng làm việc độc lập trong tư duy và hành động là bao nhiêu điểm (thang 10) Câu 24: Số lượng những thử thách như thế nào khi kết quả học tập của bạn ngày một cao? (tăng lên, giảm đi, như cũ, )
Hiệu quả học tập Câu 25: Học tập hiệu quả hơn nhờ giao tiếp/nói chuyện với các bạn trong lớp như thế nào?
Câu 26: Khả năng nói chuyện/giao tiếp với các bạn trong lớp giúp bạn giải quyết bao nhiêu vấn đề trong các môn học/công việc đòi hỏi làm việc nhóm
Câu 27: Bạn nghĩ sao về tầm quan trọng của cách giao tiếp/nói chuyện với các bạn học so với tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ được giao của mình? (vai trò quyết định yếu tố không thể thiếu, không quan trọng, )
Câu 28: Bạn học được những kiến thức gì qua cách giao tiếp/nói chuyện với bạn học của mình?
Câu 29: Bạn nghĩ sao về việc giao tiếp/nói chuyện với bạn học giúp tăng sự chủ động khi làm việc với người khác?
(đồng tình/không vì sao) Câu 30: Theo bạn thì cách giao tiếp/nói chuyện với các bạn học có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng giải quyết vấn đề?
Bảng 3 2 Câu hỏi phỏng vấn 3.1.2 Nghiên cứu định lượng
- Đây là cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng được sử dụng chính là phương pháp khảo sát qua bảng hỏi Google Form, thống kê các kết quả phản ánh số lượng, đo lường qua các phiếu khảo sát thu thập được và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình như sau:
+ Xác định mô hình nghiên cứu.
+ Thu thập và xử lý dữ liệu.
+ Trình bày các kết quả nghiên cứu qua ngôn ngữ thống kê.
- Mục đích của phương pháp này là để đánh giá mức độ nhận thức và đánh giá cảm xúc, suy nghĩ tích cực với cảm xúc, hiểu rõ cảm xúc, quy định và kiểm soát cảm xúc của sinh viên Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương mại và đo lường các biến số chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại Dựa trên số liệu thu nhập được,nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ SPSS để xử lý dữ liệu và xác định mức độ ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Thương mại.Việc tiếp cận nghiên cứu thông qua 2 phương pháp đem hiệu quả tối đa: Nghiên cứu định tính có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra Nghiên cứu định lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu Nghiên cứu định tính có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng bổ sung cho tính chính xác của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên cứu định lượng.
Phương pháp chọn mẫu, thu thập, xử lý mẫu
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu a Xác định kích thước mẫu
Tổng thể nghiên cứu : 17.000 => Thông thường tỷ lệ lấy mẫu trung bình là 1/10 kích thước tổng thể nhưng phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và công cụ phân tích nên nhóm nghiên cứu chọn kích thước mẫu là n = 229 người. b Phương pháp chọn mẫu
- Phương pháp chọn mẫu thuận tiện
- Mô tả mẫu: Với 229 bảng hỏi được phát ra, số bảng hỏi thu hồi là 229, trong đó có 0 bảng hỏi có số lượng ô trống nhiều nên không phiếu nào bị loại Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là n"9.
- Với số câu hỏi là 37 câu và 4 nhân tố biến độc lập thì ta xét
Công thức 1: Phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến thì ta có công thức: n = 5*m = 5*37 = 185 (Với m là số câu hỏi trong bài).
Công thức 2: Phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n = 50 + 8*m = 50+8*4 = 82.
Vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn n = 299 là phù hợp để phân tích SPSS.
- Công cụ thu thập dữ liệu: điều tra bằng bộ câu hỏi tự điền: một bộ câu hỏi soạn sẵn được đưa đến đối tượng nghiên cứu Có 2 cách được thực hiện: trên giấy hoặc bảng online tự lập trên mạng Internet.
- Biến độc lập: Là các yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên, gồm các biến số thuộc đặc điểm của trí tuệ cảm xúc (nhận thức và đánh giá cảm xúc, suy nghĩ
Page | 31 78 tích cực với cảm xúc, hiểu rõ cảm xúc, quy định và kiểm soát cảm xúc).
- Biến phụ thuộc: kết quả học tập của sinh viên.
3.2.2 Thu thập và xử lý dữ liệu a Phương pháp thu thập dữ liệu
- Mục đích phỏng vấn: bổ sung, kiểm tra những thông tin thu thập được thông qua phương pháp bảng hỏi nhằm tìm hiểu về tác động của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên trường ĐHTM.
- Khách thể phỏng vấn: 03 sinh viên các khoa của trường ĐHTM.
- Nội dung phỏng vấn: phỏng vấn đề tình hình sử dụng trí tuệ cảm xúc của sv ĐH Thương mại, phỏng vấn về tác động của trí tuệ cảm xúc đến chất lượng học tập của sinh viên.
- Nguyên tắc phỏng vấn: cuộc phỏng vấn được tiến hành dựa trên bảng phỏng vấn trực tiếp 1 vs 1 nhằm tạo cho sinh viên có cảm giác nghiêm túc trả lời các câu hỏi một cách trực quan nhất.
- Các bước trong quá trình phỏng vấn: thiết kế bảng hỏi phỏng vấn, phỏng vấn 1 vs 1 cho đối tượng bất kỳ để có thể thu thập được câu trả lời một cách khách quan nhất có thể. Khi làm phiếu phỏng vấn, nhóm nghiên cứu quan tâm đến các nội dung sau:
Đối với sinh viên: nhận thức của sinh viên về EQ.
Động cơ trực tiếp ảnh hưởng tới EQ.
EQ tạo ra những điều kiện thuận lợi gì cho sinh viên trong quá trình học tập và làm việc.
EQ có những khó khăn nào ảnh hưởng đến việc học của sinh viên.
- Trong bước này, sinh viên sẽ trả lời phỏng vấn trực tiếp trong không gian kín yên tĩnh nên sẽ được nêu ý kiến cá nhân một cách thoải mái nhất về những vấn đề mà nhóm thực hiện đưa ra vì tất cả những câu trả lời phỏng vấn và thông tin của người tham gia phỏng vấn sẽ được bảo mật hoàn toàn.
Phương pháp khảo sát (sử dụng bảng hỏi)
Quá trình điều tra thông qua việc sử dụng bảng hỏi gồm 3 giai đoạn: giai đoạn thiết kế bảng hỏi, giai đoạn điều tra thử và giai đoạn điều tra chính thức.
- Giai đoạn thiết kế bảng hỏi:
+ Mục đích: thu thập thông tin nghiên cứu nhằm hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi.
+ Khách thể thu thập thông tin: 229 sinh viên trường ĐHTM.
+ Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu: sử dụng hai nguồn thông tin được chuẩn bị trước đó:
Một: trên cơ sở nghiên cứu tài liệu tổng hợp những nghiên cứu trước đó của những tác giả ở trong nước cũng như nước ngoài về trí tuệ cảm xúc đến chất lượng học tập của sinh viên
Hai: tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến về ảnh hưởng của NCKH đến chất lượng học tập của sinh viên trường ĐHTM.
Tổng hợp từ hai nguồn thông tin trên, nhóm đã xây dựng bảng hỏi cho sinh viên của trường ĐHTM. b Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp xử lý số liệu bằng bảng thống kê toán học:
+ Mục đích: xử lý các kết quả thu được từ điều tra phiếu phỏng vấn sâu.
+ Nội dung: Xử lý, thống kê các số liệu liên quan đến các nội dung trong phần đánh giá thực trạng
Sử dụng thống kê toán học như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các thông tin định lượng được trình bày dưới dạng: bảng số liệu, các con số đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến hỏi, phỏng vấn sâu… làm cho các kết quả nghiên cứu của đề tài trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy hơn.
3.2.3 Xử lý và phân tích dữ liệu
- Kết quả liệu từ phiếu thu thập trên google biểu mẫu, rồi nhập vào Excel Sau đó dựa trên phần mềm SPSS, sử dụng các tính năng, thống kê tần số, thống kê mô tả, độ tin cậy cách tính điểm trong bảng hỏi sử dụng thang đo từ 1 đến 5, mỗi thang đo cho các lựa chọn sau:
Tính điểm: gồm 5 mức điểm: Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, trung lập, không đồng ý và rất không đồng ý Mô tả thang đo: Minimum = 1, Maximum = 5
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Qua đề tài: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh Viên Đại học Thương mại, nhóm 7 đã phát hiện ra những nhân tố của trí tuệ cảm xúc
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN
Xử lí kết quả định tính
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập?
4 Quy định và kiểm soát cảm xúc > 2 Suy nghĩ tích cực với cảm xúc > 1 Nhận thức và đánh giá cảm xúc > 3 Hiểu rõ cảm xúc
1 Nhận thức và đánh giá cảm xúc > 4 Quy định và kiểm soát cảm xúc > 2 Suy nghĩ tích cực với cảm xúc > 3 Hiểu rõ cảm xúc
3 Hiểu rõ cảm xúc > 1 Nhận thức và đánh giá cảm xúc > 2 Suy nghĩ tích cực với cảm xúc > 4 Quy định và kiểm soát cảm xúc
Nhận thức và đánh giá cảm xúc
Xác định chính xác cảm xúc
Có thể xác định chính xác các cảm xúc mà tôi cảm nhận hàng ngày
Có thể xác định chính xác các cảm xúc mà tôi cảm nhận hàng ngày
Có thể xác định chính xác các cảm xúc mà tôi cảm nhận hàng ngày N7
Yếu tố để cảm nhận cảm xúc người xung quanh Có thể cảm nhận được cảm xúc 1 người N7
- S1 Cảm nhận qua biểu cảm, hành động, lời nói, ánh mắt N7
-S2 có thể nhận được cảm xúc của 1 người qua ánh mắt
Không gặp khó khăn trong việc tìm ra đam mê để thể hiện về một vấn đề trong học tập.
Hợp với những môn học mang tính thực hành nhiều hơn.
N7 -S2 hợp với môn học mang tính nghệ thuật N7
Biết cảm xúc dựa vào câu chuyện của mọi người
Có thể nói cảm giác của một người nào đó dựa tên điều họ nói
Có thể nhận biết được rõ nhất qua ánh mắt và biểu cảm khuôn mặt
N7 -S2 nhận biết rõ cảm xúc qua lời nói N7
Suy nghĩ tích cực với cảm xúc
Tiêu chí phân chia công việc
Tôi thường phân chia công việc của mình tùy vào cảm nhận của tôi về mức độ quan trọng của mỗi môn học
- S1 Ưu tiên những công việc có mức độ quan trọng, cấm thiết cao hơn, có deadline sớm hơn
N7 -S2 phân chia công việc theo cảm xúc từ tốt nhất đến thấp nhất
Thu hút mọi người tập chung vào ý tưởng
Có thể hiện sự đam mê của mình với một đề tài để tập trung nỗ lực của mọi người trong môn học.
Tập trung mọi người và thể hiện sự hiểu biết của mình về vấn đề, trao đổi riêng với những người có cùng quan điểm trước để lan truyền ý tưởng
Nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến ý tưởng của mình để được chú ý
Lắng nghe cách mọi người về việc thiết lập sự ưu tiên
Có lắng nghe mọi người về việc xác lập sự ưu tiên: Mức độ cấp thiết và mức độ quan trọng của công việc
Quan sát, lắng nghe mọi người: Ưu tiên độ cấp thiết và mức độ quan trọng của công việc
N7 -S2 có lắng nghe mọi người: hầu như đều ưu tiên mức độ cấp thiết nhất
Thận trọng lan truyền cảm xúc
Cân nhắc cảm nhận mọi người khi ra quyết định
Thực sực chú trọng đến cảm nhận của mọi người vì những chuyện đó có thể ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
Cân nhắc 1 cách khách quan: cảm xúc mọi người là thận trọng hay bốc đồng
N7 -S2 Cân nhắc thận trọng đến cảm xúc của mọi người rồi mới ra quyết định
Nhận ra cảm xúc của người bạn học
Nhận diện rõ ràng cảm xúc của bạn học N7
- S1 Nhận ra dựa vào lời nói, hành động, biểu cảm
N7 -S2 Nhận diện rõ ràng nhất qua nét mặt N7
Quan sát và nhận ra cảm xúc mọi người tương tác với nhau
Có thể theo dõi mọi người tương tác và nhận ra cảm xúc của họ với nhau.
- S1 Quan sát và nhận ra cảm xúc mọi người tương tác dựa vào eye contact
N7 -S2 Nhận diện rõ ràng nhất qua lời nói N7
Yếu tố nhận biết cảm xúc mọi người xung quanh
Có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong cảm xúc của bạn cùng lớp.
Có thể nhận biết qua thái độ, biểu cảm, tư thế ngồi, cử chỉ
Có thể nhận biết qua thái độ, biểu cảm, tư thế ngồi, cử chỉ
Cảm xúc tiêu cực của bạn học khi nhận nhiều deadline
Có thể nhận ra sự chán nản của một bạn học khi lượng công việc đang tăng cao N7
Có thể nhận ra sự mệt mỏi, chán nản thông qua việc phản ứng với các vấn đề, ngoại hình bên ngoài
Có thể nhận ra sự mệt mỏi, chán nản N7
Quy định và kiếm soát cảm xúc
Cảm xúc khi hoàn thành bài tập
Có cảm giác sảng khoái, nhẹ nhóm N7
Cảm giác sung sướng, nhẹ nhõm, như vừa đạt được thành tựu gì đó N7
Cảm nhận về người hay giúp đỡ người khác trong học tập
Thực sự chú ý và có suy nghĩ tích cực về người hay giúp đỡ người khác trong học tập
Quan sát phân tích và sẽ có 2 hướng: suy nghĩ tích cực với những người thực sự
N7 -S2Page | 37 78 muốn giúp đỡ; không thoải mái với những người giúp đỡ vì lợi ích bản thân
Có suy nghĩ tích cực về người hay giúp đỡ người khác trong học tập
Chứng kiến bạn học có cảm xúc nóng nảy
Có thể xoa dịu nếu là một người có ảnh hưởng nhất định đến bạn học N7
Cố gắng để không bị nóng nảy theo, trấn an bạn, khi bình tĩnh rồi mới giải thích, giải quyết vấn đề
Hỏi thăm và cố gắng giúp bạn xoa dịu cảm xúc
- S3 Ứng xử khi bạn học gặp phải chuyện buồn
Có khả năng động viên bạn cùng học N7
- S1 Lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm thay vì cố tìm cách khuyên họ nên vui vẻ lên N7
-S2 lắng nghe và an ủi, tâm sự N7
Thực sự quan tâm và có được phần thưởng khi kết quả học tập cao
- S1 Cảm thấy xứng đáng và nỗ lực hơn nữa trong tương lai
Có quan tâm nhiều đến phân thưởng xứng đáng với thành tích đạt đc N7
Mức độ tương xứng giữa phần thưởng và đóng góp
Có sự tương xứng giữa phần thưởng và sự đóng góp
Có sự tương xứng giữa phần thưởng và sự đóng góp
Chưa thực sự tương xứng N7
Cơ hội và sự thăng tiến nhận được
Có sự phát triển và thăng tiến được nhận khi đạt kết quả học tập cao
Mở ra nhiều cơ hội, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng vì đã chăm chỉ và cố gắng từ khi còn đi học
Có suự phát triển và nhiều cơ hội thăng tiến
Tự đánh giá sự xứng đáng khi đạt được các thành tựu
Có cảm giác mình xứng đáng nhận được những thành quả khi đạt kết quả học tập cao
Có cảm giác xứng đáng và hoàn thành tốt ở mức 9/10
Có cảm giác xứng đáng với mức 7/10 N7
Tự đánh giá khả năng làm việc và tư duy độc lập
Không có khả năng làm việc độc lập N7
Có khả năng làm việc độc lập khá tốt N7
-S2 có khả năng làm việc độc lập khá tốt N7
Số lượng thử thách khi kết quả học tập cao
Số lượng tăng và khó hơn khi kết quả học tập cao
- S1 Kết quả học tập cao -> năng lực đi lên, độ khó và số lượng và thử thách cũng đi lên để tương xứng với năng lực
N7 -S2 kết quả học tập cao hơn đồng nghĩa với việc lượng thử thách tăng lên
Học tập hiệu quả nhờ giao tiếp với các bạn trong lớp
Có sự tăng cường trong hiệu quả học tập N7
Hỗ trợ giải quyết những khúc mắc trong học tập, có sự hiểu quả hơn N7
-S2 có hiệu quả trong học tập nhờ tgiao tiếp với các bạn
Giải quyết vấn đề nhờ giao tiếp với các bạn trong lớp
Có thể giúp giải quyết vấn đề N7
- S1 Giải quyết được khá nhiều vấn đề N7
-S2 có thể giúp giải quyết vấn đề N7
Hoàn thành nhiệm vụ nhờ giao tiếp với các bạn trong lớp
Giúp ích trong việc hoàn thành nhiệm vụ N7
- S1 là yếu tố quan trọng nhất với tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ
N7 -S2 Giúp ích trong việc hoàn thành nhiệm vụ N7
Học được kiến thức nhờ giao tiếp với các bạn trong lớp
Học được rất nhiều kiến thức N7
- S1 Trao đổi và học thêm được nhiều kiến thức N7
-S2 Học được khá nhiều kiến thức N7
Tăng sự chủ động khi làm việc với người khác nhờ giao tiếp với các bạn trong lớp
Giúp tăng sự chủ động rất nhiều N7
- S1 Giúp tăng sự chủ động rất nhiều vì sau đó chủ động sẽ dần thành thói quen
N7 -S2 có giúp tăng sự chủ động N7
Tăng khả năng giải quyết vấn đề nhờ giao tiếp với các bạn trong lớp
Khả năng giải quyết vấn đề được phát triển
- S1 Khả năng giải quyết vấn đề được phát triển
N7 -S2 Khả năng giải quyết vấn đề được phát triển N7
Sau khi nhóm thực hiện phỏng vấn định tính trên mẫu 3 sinh viên về trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại cũng tương tự với mô hình mà nhóm đã đưa ra thì đã thu được kết quả như sau:
- Nhận thức và đánh giá cảm xúc: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức và đánh giá được cảm xúc có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại Đa số sinh viên đều có thể nhận thức và đánh giá được cảm xúc của mình vì họ hiểu rõ đặc điểm, tính cách, khả năng, cảm xúc, ưu điểm, nhược điểm và nhu cầu của bản thân. Hiểu biết về bản thân giúp sinh viên kiểm soát được cảm xúc, biết được những đòi hỏi của bản thân, khả năng chịu đựng để sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách Đây là bước đầu trong quá trình tạo ra một cuộc sống mà bạn mong muốn Điều này giúp sinh viên xác định được đam mê và niềm yêu thích của mình, cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân có thể giúp được những gì cho bạn trong cuộc sống Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có khả năng nhận biết những suy nghĩ và cảm xúc của mình đang dẫn bạn đi tới đâu và có thể thay đổi chúng khi họ muốn Một khi đã có nhận thức chính xác về tư duy, lời nói, cảm xúc và ngôn ngữ của bản thân thì đó là lúc sinh viên có thể thay đổi cách học tập,phương pháp để hiệu quả học tập được nâng cao
- Suy nghĩ tích cực với cảm xúc: Từ kết quả phỏng vấn cho thấy sinh viên có tích cực trong suy nghĩ cảm xúc Khi bước chân vào cánh cổng đại học thì cũng như sinh viên bước đến một môi trường mới và càng lớn thì trách nhiệm càng cao vì vậy những áp lực sẽ xuất hiện dần dần và để cân bằng cuộc sống của mình thì sinh viên thường suy nghĩ tích cực với cảm xúc Với suy nghĩ tích cực còn giúp sinh viên mở rộng thêm mối quan hệ của bản thân,lan tỏa điều tốt đến người khác và tạo ra một môi trường học tập tích cực cũng nhưng khi bị trượt môn thì họ vẫn có động lực để học tiếp chứ không vì thế mà bỏ dở giữa chừng Nhưng trước khi để có một suy nghĩ tích cực với cảm xúc thì sinh viên sẽ thường trải qua một số việc mang tính chất tiêu cực: trượt môn, nhiều bài tập….từ từ họ sẽ vượt qua bằng cách tích cực lên trong cảm xúc của mình để thích nghi với hoàn cảnh và nâng cao hiệu quả học tập
- Hiểu rõ cảm xúc: Qua quá trình phỏng vấn thì việc sinh viên hiểu rõ cảm xúc của mình có ảnh hưởng 1 phần không nhỏ đến hiệu quả học tập Khi hiểu rõ cảm xúc bản thân cũng nhưng sinh viên nhận ra được cảm xúc của người khác, và điều này sẽ giúp sinh viên rất nhiều trong môi trường học tập Khi đã hiểu rõ cảm xúc thì sinh viên sẽ nhận biết được khoảnh khắc khi nào thì tâm trạng mình trong trạng thái tốt để tiếp thu kiến thức cũng như tác động lên cảm xúc của bạn cùng lớp để giờ học có hiệu quả hơn Và nhất là khi làm việc nhóm thì việc mà hiểu cảm xúc để điều chỉnh sao cho hòa hợp với mọi người thì teamwork sẽ đạt năng suất cao
- Quy định và kiểm soát cảm xúc: Qua phỏng vấn ta có thể thấy sinh viên đại học Thương mại có thể quy định và kiểm soát cảm xúc của mình Bằng cách điều chỉnh được cảm xúc của bản thân để trở về trạng thái cân bằng thì thông qua ngôn ngữ, hình thể của mình thì việc giao tiếp với các bạn trong lớp cũng trở nên thuận tiện hơn Và không chỉ sinh viên bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của mình mà còn người khác nên vì thế khi nhận biết được cảm xúc của bạn học tiêu cực hay tích cực thì sinh viên thường điều chỉnh cảm xúc của mình để không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực, hay hưởng ứng cảm xúc tích cực nhiệt huyết, hay xoa dịu cảm xúc buồn bã của bạn học để có được quá trình học tập hiệu quả
- Phần thưởng: Qua kết quả phỏng vấn thì phần thưởng cũng là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập Phần thưởng càng cao thì sinh viên càng có thêm động lực để cố gắng học tập Phần thưởng cũng như một yếu tố kích thích làm gia tăng động lực học tập để sinh viên cố gắng phấn đấu, lúc đấy phấn đấu không chỉ vì bản thân mà còn để nhận được phần thưởng Phần thưởng còn nâng cao danh tiếng của sinh viên chứ không chỉ là giúp đỡ về mặt vật chất
- Cơ hội phát triển: Qua cuộc phỏng vấn thì cơ hội phát triển cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Thương mại, khi biết được rằng kết quả học tập cao thì sinh viên sẽ có cơ hội rộng mở không chỉ trong nghề nghiệp mà còn trong những mối quan hệ vì thế đây cũng là một động lực để sinh viên nâng cao điểm số trong trong tập
- Hiệu quả trong học tập cao thì bản thân của sinh viên đã đạt được các kĩ năng như
Page | 41 78 điều chỉnh được cảm xúc, hiểu rõ cảm xúc, từ đấy kĩ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề của sinh viên được nâng cao hơn
Khi hiệu quả học tập được nâng cao thì bạn có thể đạt được kết quả học tập như mong muốn,bạn sẽ tìm được cách mà hoàn thành công việc 1 một cách hiệu quả nhất mà không phải tốn nhiều thời gian Đây cũng là một hành trang cần thiết để cho sinh viên bước vào môi trường công việc Môi trường công việc cũng sẽ rất khác so với môi trường đại học nhưng với những kĩ năng mình đã tích lũy ở đại học thì việc sinh viên có thể thích nghi ở một môi trường mới thì đó là việc đơn giản, và khi điều chỉnh được cảm xúc, biết cách cân bằng tâm trạng thì sinh viên sẽ giải quyết được mọi việc ổn thỏa, thăng tiến trong sự nghiệp.
Kết quả định lượng
Tổng số lượng sinh viên Đại học Thương mại tham gia khảo sát là 229.
Giới tính Số lượng Tỷ lệ
Bảng 4 1 Bảng thống kê giới tính
Tỉ lệ sinh viên nữ có tỷ lệ tham gia khảo sát nhiều hơn nam, 75.2% với nữ và nam chiếm tỷ lệ ít hơn là 22.3% Với phạm vi nghiên cứu là trường Đại học Thương mại, tỷ lệ nữ sinh thường chiếm cao hơn so với nam sinh.
Sinh viên năm Số lượng Tỷ lệ (%) hợp lệ (%) tích lũy năm 1 10 4,4% 4,4% 4,4% năm 2 179 78,2% 78,2% 82,5% năm 3 35 15,3% 15,3% 97,8% năm 4 5 2,2% 2,2% 100% tổng 229 100% 100%
Bảng 4 2 Bảng thống kê sinh viên năm
Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát chiếm tỉ lệ như sau: 78,2 % với sinh viên năm 2 chiếm tỉ lệ cao nhất, 15,3 % sinh viên năm 3, 4,4% sinh viên năm 1, cuối cùng 2,2% với sinh viên năm cuối Giải thích cho việc này, nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu sinh năm 2, và mạng lưới với bạn trong năm 2 sẽ nhiều hơn là các năm khác.
Tương tự, điều này cũng giải thích cho mô tả về số lượng sinh viên các khoa bên dưới.
Số lượng Tỷ lệ Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy
Valid Du lịch - Khách sạn 10 4,4 4,4 4,4
Hệ thống thông tin kinh tế và thương mại điện tử 17 7,4 7,4 11,8
Kĩ thuật phần mềm fptu 1 0,4 0,4 17,9
Kinh tế & Kinh doanh quốc tế 21 9,2 9,2 34,9
Biểu đồ 4 1 Biểu đồ thống kê các khoá tham gia khảo sát
Bảng 4 3 Bảng thống kê chuyên ngành
Biểu đồ 4 2 Biểu đồ thống kê sinh viên các khoa
Tỉ lệ sinh viên các khoa tham gia khảo sát chưa có sự đồng đều, cao nhất với 43.2% là khoa Marketing, tiếp theo là Quản trị kinh doanh và Kinh tế và Kinh doanh quốc tế 9,2% còn lại phân bổ ở các khoa còn lại.
2.1.2 Thống kê mô tả cỡ mẫu : 229
PE1 Tôi có thể xác định chính xác các cảm xúc mà tôi cảm nhận hàng ngày 3,55 0.885
PE2 Tôi có thể biết ai đó thất vọng với tôi tại nơi học tập 3,64 0.870 PE3 Tôi có thể cảm nhận được cảm xúc của một người 3,64 0,861
PE4 Tôi không gặp khó khăn trong việc tìm ra đam mê để thể hiện về một vấn đề trong học tập 3,52 0,994
PE5 Tôi có thể nói cảm giác của một người nào đó mặc dù nét mặt của họ có thể mâu thuẫn với ngôn ngữ cơ thể của họ.
PE6 Tôi dễ dàng phát hiện cảm xúc của một người về một vấn đề mặc cho họ nói
Bảng 4 4 Nhận thức và đánh giá cảm xúc
Giá trị trung bình của PE1, PE2, PE3, PE4, PE5, PE6 đều lớn hơn 3,5 cho thấy sinh viên Đại học Thương mại đồng ý rằng “Nhận thức và đánh giá cảm xúc” có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của họ Độ lệch chuẩn không cao cho thấy đa phần sinh viên khảo sát có quan điểm không cách biệt quá nhiều.
FE1 Tôi thường phân chia công việc của mình tùy vào cảm nhận của tôi về mức độ quan trọng của mỗi môn học
FE2 Tôi thể hiện sự đam mê của mình với một đề tài để tập trung nỗ lực của mọi người trong môn học 3,57 0,932
FE3 Tôi thường dùng cảm nhận của mình để xác định mức độ quan tâm đối với một vấn đề.
FE4 Tôi lắng nghe cảm giác của mọi người trong việc thiết lập sự ưu tiên 3,61 0,933
FE5 Tôi thận trọng trong việc tạo sự lan truyền cảm xúc để giải quyết 3,71 0,939
Page | 45 78 vấn đề một cách hiệu quả khi gặp gỡ bạn cùng lớp.
FE6 Khi thực hiện một quyết định, tôi luôn cân nhắc cảm xúc của mọi người
Bảng 4 5 Suy nghĩ tích cực với cảm xúc
Giá trị trung bình của FE1, FE2, FE3, FE4, FE5, FE6 đều lớn hơn 3,5 cho thấy sinh viên Đại học Thương mại đồng ý rằng “Suy nghĩ tích cực với cảm xúc” có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của họ Độ lệch chuẩn không cao cho thấy không có cách biệt quá nhiều trong quan điểm của đa số sinh viên.
UE1 Khi một bạn học thực hiện không tốt công việc, tôi có thể nhận ra khi nào người ấy có cảm xúc gì (Ví dụ: tức giận, xấu hổ, cảm thấy có lỗi, )
UE2 Tôi có thể theo dõi mọi người tương tác và nhận ra cảm xúc của họ với nhau.
UE3 Tôi nhạy cảm với các cử chỉ nhỏ trong nơi làm việc mà thể hiện cảm xúc của mọi người (vd: Khi họ ngồi, khi họ im lặng, )
UE4 Tôi có thể chỉ ra khi nào một bạn học phản ứng theo cảm xúc riêng chứ không phải theo văn hóa tại trường học 3,57 0,923
UE5 Tôi có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong cảm xúc của bạn cùng lớp.
UE6 Tôi có thể nhận ra sự chán nản của một bạn học khi lượng công việc đang tăng cao 3,70 0,991
Bảng 4 6 Hiểu rõ cảm xúc
Giá trị trung bình của các biến quan sát đều trên 3.5 và tiến dần đến 4, như vậy “Hiểu rõ cảm xúc” có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên trong suốt quá trình học Độ lệch chuẩn không cao cho thấy sinh viên không có quá nhiều sự khác biệt lớn giữa trí tuệ cảm xúc mỗi người. mean Std. Deviation
RE1 Mỗi khi tôi bắt đầu một môn học, tôi hướng đến cảm giác sảng khoái khi hoàn thành
RE2 Tôi chú ý khi có người quan tâm đến người khác trong công việc 3,45 0,947
RE3 Tôi có thể truyền tải những nhiệt huyết của mình về một môn học đến với những người khác
RE4 Tôi có khả năng làm dịu một người nóng tính trong học tập và làm việc nhóm 3,65 0,942
RE5 Khi một bạn cùng lớp cảm thấy thất vọng về năng lực làm việc, tôi thường động viên họ.
RE6 Mỗi khi một sự kiện đau lòng xảy ra với bạn (vd: người thân qua đời, mắc bệnh nặng), tôi luôn thể hiện sự quan tâm để họ cảm thấy tốt hơn
Bảng 4 7 Quy định và kiểm soát cảm xúc
Giá trị trung bình của RE2 nhỏ hơn hơn 3,5; RE1, RE3, RE4, RE5, RE6 lớn hơn 3,5. Điều này cho thấy trong ‘’Quy định và kiểm soát cảm xúc’’ là yếu tố ảnh hưởng hiệu quả học tập sinh viên và có 2 mức ảnh hưởng ở mức trung bình Độ lệch chuẩn không cao, cho thấy sinh viên không có sự chênh lệch quá nhiều trong quan điểm. mean Std. Deviation PY1 Lượng tiền thưởng tôi được hưởng khi có kết quả học tập cao 3,59 1,008 PY2 Lượng đãi ngộ tôi được hưởng khi có kết quả học tập cao 3,47 1,015
PY3 Mức độ tương xứng giữa phần tôi nhận từ nhà trường so với đóng góp của tôi cho trường
Giá trị trung bình của PY2 nhỏ hơn 3,5 và PY1, PY3 lớn hơn 3,5 Kết quả cho thấy rằng yếu tố ‘phần thưởng’’ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên và có 2 mức ảnh hưởng, một số sinh viên bị ảnh hưởng lớn và một số sinh viên không bị ảnh hưởng nhiều Độ lệch chuẩn lớn, cho thấy sinh viên có sự chênh lệch không nhỏ trong quan điểm về yếu tố phần thưởng ảnh hưởng đến cảm xúc. mean Std Deviation
GS1 Có sự phát triển và thăng tiến tôi được nhận khi đạt kết quả học tập cao 3,62 0,928
GS2 Có cảm giác mình xứng đáng nhận được những thành quả khi đạt kết quả học tập cao
GS3 Có khả năng làm việc độc lập trong tư duy và hành động trong học tập
GS4 Số lượng những thử thách trong học tập 3,65 1,001 Valid 229
Bảng 4 9 Cơ hội phát triển Độ lệch chuẩn của GS1 không lớn lắm cho thấy rằng sinh viên đa phần đồng tình về cơ hội thăng tiến khi có kết quả học tập cao Và GS2, GS3, GS4 có độ lệch chuẩn sao (trên 1) cho thấy sự cách biệt quan điểm khá lớn trong quan điểm của sinh viên.
JP1 Cách giao tiếp/nói chuyện với bạn học trong lớp tăng cường sự hiệu quả trong học tập
JP2 Cách giao tiếp/nói chuyện với bạn học trong lớp giúp tôi giải quyết các vấn đề trong các môn học/công việc đòi hỏi làm việc nhóm
JP3 Cách giao tiếp/nói chuyện đối với các bạn trong lớp giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao
JP4 Cách giao tiếp/nói chuyện đối với các bạn trong lớp giúp tôi có thể mở mang kiến thức
JP5 Cách giao tiếp/nói chuyện đối với các bạn trong lớp giúp tăng sự chủ động của tôi khi làm việc với người khác
JP6 Cách giao tiếp/nói chuyện đối với các bạn trong lớp giúp tăng khả năng giải quyết vấn đề của tôi
229 Bảng 4 10 cách giao tiếp/nói chuyện với các bạn trong lớp Độ lệch chuẩn của JP3, JP5 lớn hơn 1 vì vậy cho thấy có sự cách biệt lớn trong quan điểm sinh viên về Cách giao tiếp/nói chuyện đối với các bạn trong lớp giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao, Cách giao tiếp/nói chuyện đối với các bạn trong lớp giúp tăng sự chủ động của tôi khi làm việc với người khác Và ngược lại với JP1, JP2, JP4, JP6 độ lệch chuẩn dưới 1, cho thấy không quá nhiều khách biệt giữa sinh viên.
2.2 Độ tin cậy Cronbach's Alpha
Độ tin cậy của biến
Total 229 100,0 a Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Nhận thức và đánh giá cảm xúc
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 4 11 Cronbach's Alpha nhận thức và đánh giá cảm xúc
Suy nghĩ tích cực với cảm xúc
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 4 12 Cronbach's Alpha Suy nghĩ tích cực với cảm xúc
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 4 13 Cronbach's Alpha hiểu rõ cảm xúc
Quy định và kiểm soát cảm xúc
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 4 14 Cronbach's Alpha quy định và kiểm soát cảm xúc
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 4 15 Cronbach's Alpha phần thưởng
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 4 16 Cronbach's Alpha cơ hội phát triển
Item Deleted Scale Variance if
Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
Bảng 4 17 Cronbach's Alpha hiệu quả học tập
Phân tích kết quả độ tin cậy của các thang đo thì nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng tất cả các biến để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA.
2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số tải là 0.5 với cỡ mẫu là 229.
2.3.1 Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập
Chạy các biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,903
Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 1093,680 df 91
Bảng 4 18 Kiểm định Bartlett và KMO cho biến độc lập
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Rotation Sums of Squared Loadings Total % of
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng 4 19 Tổng phương sai trích của biến độc lập Kết quả cho thấy:
Giá trị 0,5 =< KMO = 0,892 =< 1 => Phân tích nhân tố khám phá đủ điều kiện để kiểm định Barlett.
Giá trị Sig = 0,000 =< 0,5 suy ra phân tích nhân tố khám phá sử dụng được.
Bảng 4 20 Ma trận xoay cho biến độc lập
Dựa vào băng trên, căn cứ vào hệ số tải ta có thể biết được biến nào đóng góp nhiều hơn vào việc hình thành các nhân tố Ta có, 19 biến quan sát được giữ lại trong phân tích trong 3 nhóm nhân tố và hệ số tải của từng biến quan sát đều lớn hơn 0.5 (nhỏ nhất là 0.573), sau khi phân tích nhân tố khám phá ta sẽ chỉ còn 3 nhân tố chính Từ 19 biến quan sát ban đầu tương ứng với 19 tính chất khác nhau thì phân tích nhân tố khám phá ra những biến có cùng tính chất và gom về chung một nhóm và phát hiện ra rằng 3 nhóm tính chất chính trong 19 biến quan sát này, sau đó đặt tên lại cho 3 nhân tố đó.
- Nhân tố 1 gồm: RE1, FE3, FE4, RE2, RE6 Tương quan giữa nhận thức cảm xúc và quy định kiểm soát cảm xúc.
- Nhân tố 2 gồm: UE2, UE4, UE3, UE5, UE8 Hiểu rõ cảm xúc.
- Nhân tố 3 gồm: PE2, PE1, PE6, FE1 Tương quan giữa nhận thức và đánh giá cảm xúc với suy nghĩ tích cực với cảm xúc.
Vì vậy, ta có 3 nhân tố mới là “Tương quan giữa nhận thức cảm xúc và quy định kiểm soát cảm xúc, hiểu rõ cảm xúc”, “Tương quan giữa nhận thức và đánh giá cảm xúc với suy nghĩ tích cực với cảm xúc” và “Tương quan giữa bản thân và nghề nghiệp”.
2.3.2 Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,890
Bảng 4 21 Bảng kiểm định Bartlett và KMO cho biến phụ thuộc
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Rotation Sums of Squared Loadings Total % of
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng 4 22 Tổng phương sai trích cho biến phụ thuộc
Giá trị 0,5 = < KMO = 0,890 =< 1 => Phân tích nhân tố khám phá đủ điều kiện để kiểm định Barlett.
Giá trị Sig = 0,000 = < 0,5 suy ra phân tích nhân tố khám phá sử dụng được.
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 3 iterations.
Bảng 4 23 Ma trận xoay cho biến độc lập
Phân tích tương quan Pearson
PEtb FEtb UEtb REtb PYtb GStb JPtb
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). b Listwise N"9
Bảng 4 24 Kết quả tương quan giữa các biến
Sig = 0.0000 < 0,5 -> Giữa mỗi cặp có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau
Xét các giá trị tương quan Pearson Correlation hầu như đều nằm trong mức: 0,2< r Ta thấy mối quan hệ tương quan giữa 2 biến là mối quan hệ từ yếu đến mạnh
Tuy nhiên khi có sig, 0,5 và r > 0,4 thì sẽ có khả năng lớn xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến vì vậy khi muốn loại các biến đi thì phải thực hiện hồi quy đa biến và nhìn vào bảngVIF của nó
Hồi quy đa biến
Square Std Error of the
1 0,555 a 0,308 0,295 0,71915 1,723 a Dependent Variable: PYtb b Predictors: (Constant), REtb, PEtb, UEtb, FEtb
Bảng 4 25 Kết quả phân tích sự phù hợp của mô hình
Giá trị R square và Adjusted R Square phản ánh mức độ giải thích của biến phụ thuộc của các biến độc lập trong mô hình hồi quy
Chỉ số này dao động từ 0 - 1
Lấy 0,5 là mức giá trung gian để đánh giá mô hình hồi quy
Nhìn từ bảng, ta thấy Adjust R Square = 0,295 < 0,5 nên mô hình hồi quy ở mức thấp Trị số Durbin-Watson 1,5 Biến độc lập có sự tác động lên biến phụ thuộc.
Nếu Sig > 0,05 => Biến độc lập không có sự tác động lên biến phụ thuộc.
Biến PE, FE, UE, RE được giữ lại
Nếu 1 < VIF < 5: Có sự tương quan vừa phải giữa 1 biến độc lập nhất định với các biến độc lập khác trong mô hình => Có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Tuy nhiên,
Page | 61 78 điều này thường không nghiêm trọng lắm Trong đó giá trị VIF, lớn nhất là 2,759 và nhỏ nhất là 2,208.
Tương tự khi chạy hồi quy với biến phụ thuộc GS, JP ta có kết quả tương tự
Bảng 4 28 Thông số thống kê của các yếu tố trong mô hình
Model Unstandardized Coefficients Standardi zed Coefficie nts t Sig Collinearity
B Std Error Beta Tolerance VIF
Bảng 4 29 Thông số thống kê của các yếu tố trong mô hình
Phương trình hồi quy đã có chuyển hóa có dạng
Dựa vào hệ số hồi quy đã chuyển hóa BETA, nếu biến độc lập nào có giá trị tuyệt đối BETA lớn nhất thì biến đó sẽ tác động mạnh nhất lên biến phụ thuộc và ngược lại
So sánh mức tác động của các biến: biến có tác động lớn nhất là “nhận thức và đánh giá cảm xúc(PE)” (0,254), tiếp đến là “ quy định và kiểm soát cảm xúc (RE)” (0,253), tiếp theo là biến “hiểu rõ cảm xúc(UE)” (0,174) và cuối cùng là “suy nghĩ tích cực với cảm xúc(FE)” (-0,055).
Biểu đồ 4 3 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram
* Phân phối chuẩn của phần dư
Từ biểu đồ ta thấy được 1 đường cong đặt chồng lên 1 biểu đồ tần số, trong đó ta có giá trị trung bình mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn 0,991 gần như bằng 1 => Ta có thể thấy phần dư xấp xỉ chuẩn, ta có thể kết luận: giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư ko bị vi phạm.
Trên biểu đồ này ta thấy các chấm tròn tạo thành 1 đường chéo, điều đó chứng tỏ giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Biểu đồ 4 4 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa
* Liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập
Các điểm phần vị phân tán ngẫu nhiên và tập trung xung quanh trục số 0 => Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không bị vi phạm.
PE Biến ‘’Nhận thức và đánh giá cảm xúc’’có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên ĐHTM
0.0 0 giả thuyết PE được chấp nhận
FE Biến’’ Suy nghĩ tích cực với cảm xúc’’có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên ĐHTM
- Giả thuyết FE không được chấp nhận
UE biến ‘’Hiểu rõ cảm xúc’’có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên ĐHTM
0.0 0 giả thuyết PE được chấp nhận
RE Biến ‘’Quy định và kiểm soát cảm xúc’’có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên ĐHTM
0 giả thuyết PE được chấp nhận
PY Biến ‘Phần thưởng’’ có ảnh hưởng đến hiệu 0.0 giả thuyết PE được
Biểu đồ 4 5 Biểu đồ Scatterplot quả học tập của sinh viên ĐHTM 0 chấp nhận
GS Biến ‘’Cơ hội phát triển’’có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên ĐHTM
0.0 0 giả thuyết PE được chấp nhận
JP Biến’’Hiệu quả học tập’’ có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên ĐHTM
0.0 0 giả thuyết PE được chấp nhận Bảng 4 30 Kiểm định giả thuyết
* So sánh kết quả của 2 loại trên, chỉ ra điểm giống và khác nhau: Định tính Định lượng
Giốn g -Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng đề cho thấy yếu tố ‘’Nhận thức và đánh giá cảm xúc, Suy nghĩ tích cực với cảm xúc, ảnh hưởng tới hiệu quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại.
-Ảnh hưởng hiểu rõ cảm xúc quen là nhân tố không ảnh hưởng hoặc chỉ ảnh hưởng phần nhỏ đến hiệu quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại
Khác -Số mẫu thu thập là chỉ có 3 người
-Qua các cuộc phỏng vấn nên chưa thể có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập
-Ở nghiên cứu định tính cho ta thấy yếu tố ‘’ Suy nghĩ tích cực với cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả học tập của sinh viên Đại học
- Số người tham gia trả lời phiếu phỏng
- Nhiều hơn phỏng vấn và hợp lệ là 229 người, con số khá là lớn, và khá đủ để có một cái nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHTM
- Nghiên cứu định lượng thì yếu tố ‘’suy nghĩ tích cực với cảm xúc’’ này lại ít ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương mại.
Bảng 4 31 So sánh kết quả
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố về trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thương mại Qua đề tài nghiên cứu, xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng là 4 biến độc lập cùng 24 biến quan sát, bao gồm “Nhận thức và đánh giá cảm xúc”, “Suy nghĩ tích cực với cảm xúc”, “Hiểu rõ cảm xúc”, “Quy định và kiểm soát cảm xúc” Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, thống kê mô tả với mẫu kích thước đủ lớn kết hợp sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA và sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ các yếu tố có trọng số phân tích EFA nhỏ Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phân tích nhân tố cơ bản với thao tác xoay nhân tố nhằm tìm kiếm các yếu tố có trọng số lớn hơn 0,3 Phương pháp hồi quy được áp dụng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của sinh viên Thương mại.
Khi thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo của 4 yếu tố trên đều thỏa mãn yêu cầu kiểm định, đạt tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng thang đo tốt
Khi sử dụng ma trận xoay nhân tố cho ta kết quả các biến quan sát của 4 nhân tố theo mô hình nghiên cứu ban đầu hội tụ đúng theo từng nhóm của chúng Đồng nghĩa với việc, mô hình nghiên cứu ban đầu tiếp tục được sử dụng để phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Với mô hình nghiên cứu có 4 thành phần của trí tuệ cảm xúc tác động lên kết quả học tập, cụ thể: Nhân tố Nhận thức và đánh giá cảm xúc là có tác động mạnh mẽ nhất đối với kết quả học tập (β1 = 0.440), tiếp đó là đến nhân tố Hiểu rõ cảm xúc (β2 = 0.278) và nhân tố quy định và kiểm soát cảm xúc (β3 = 0.178), còn nhân tố suy nghĩ tích cực với cảm xúc (β4
= 0.157) có tác động kém hơn lên nhân tố phụ thuộc kết quả học tập, các yếu tố độc lập trong mô hình có mức độ ảnh hưởng 52.3% đối với kết quả học tập của sinh viên Thương mại
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu, nhóm nhận thấy rằng: Cả 4 yếu tố “Nhận thức và đánh giá cảm xúc”, “Suy nghĩ tích cực với cảm xúc”, “Hiểu rõ cảm xúc”, “Quy định và kiểm soát cảm xúc” đều ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Thương mại Trong đó, Nhận thức và đánh giá cảm xúc là yếu tố tác động lớn nhất.
Dựa trên kết quả đó, ta nhận thấy được Trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của sinh viên Thương mại Khi càng nhiều người ý thức được trí tuệ cảm xúc cũng như điều hoà nó một cách thông minh trong quá trình học tập, kết quả học tập cũng sẽ được nâng cao Ở nghiên cứu này, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp phù hợp giúp các sinh viên nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình.
Xây dựng lại mô hình
2 Kiến nghị và giải pháp
Dựa trên kết quả nghiên cứu và thực trạng trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại, nhóm có một số đề xuất và giải pháp giúp cho việc nâng cao kết quả học tập của sinh viên thông qua việc nâng cao trí tuệ cảm xúc.
- Về phía sinh viên, Cần phải ý thức đầy đủ tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với
Nh n th c và đánh giá ậ ứ c m xúcả
Quy đ nh và ki m soát ị ể c m xúcả
H6 (+)Hiệu quả học tập cuộc sống và hoạt động học tập của mình Cần phải hiểu rõ ràng quá trình xã hội hoá cá nhân, xây dựng, thiết lập, vận hành các mối quan hệ xã hội cũng như sự thành công nghề nghiệp trong cuộc sống không chỉ phụ thuộc vào năng lực nghề nghiệp, mà còn phụ thuộc vào trình độ trí tuệ cảm xúc của bản thân Bởi vậy, sinh viên cần phải hiểu rõ trí tuệ cảm xúc của mình, từ đó thường xuyên rèn luyện để nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống xã hội
- Trường Đại học Thương mại nói riêng và các đại học, học viện trên cả nước nói chung nên tổ chức thêm các sự kiện, hội thảo, talkshow, workshop, mời chuyên gia về nói chuyện về trí tuệ cảm xúc Đa số các bạn sinh viên trước đây điều chưa biết đến hoặc chưa biết rõ về trí tuệ cảm xúc Tuy nhiên khoảng thời gian học đại học cũng không phải là quá muộn để cho các bạn phát triển cảm xúc của bản thân Có thể đây còn chính là khoảng thời gian thích hợp nhất để các bạn nhận thức được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc và để rèn luyện chúng Nhà trường có thể thông qua những buổi hội thảo, buổi nói chuyện để giúp cho sinh viên được tiếp cận với chủ đề này, có được những kiến thức cơ bản nhất về trí tuệ cảm xúc và hiểu được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với quá trình học tập ở trong trường đại học cũng như quá trình làm việc trong tương lai.