1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên đại học thương mại

97 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xác định chuẩn dữ liệuDữ liệu định tính và định lượng cần thu thập: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên Trường Đại học Thương Mại và các thông tin li

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKhoa Quản Trị Kinh Doanh

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Trang 7

I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 21h30 ngày 2/10 Địa điểm: Google Meet

Trang 8

II, Thành viên tham gia:

79 Trương Quang Sơn III, Nội dung cuộc họp:

Nhóm trưởng triển khai bố cục, dàn ý bài thảo luận Phân công làm nội dung chương 1

Trang 9

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 9 (Buổi 2)I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 22h ngày 16/10 Địa điểm: Google Meet

II, Thành viên tham gia:

79 Trương Quang Sơn III, Nội dung cuộc họp:

Phân chia nhiệm vụ đọc, tìm tài liệu, làm nội dung các chương, powerpoint, word, thuyết trình, nghiên cứu phần mềm SPSS

Trang 10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 9 (Buổi 3)I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 22h ngày 24/10 Địa điểm: Google Meet

II, Thành viên tham gia:

79 Trương Quang Sơn

III, Nội dung cuộc họp:

Tổng hợp sơ lược kết quả nội dung các chương và chỉnh sửa Xây dựng bảng hỏi khảo sát

Phân công khảo sát, phân tích kết quả khảo sát

Trang 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 9 (Buổi 4)I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 14h ngày 2/11 Địa điểm: Google Meet

II, Thành viên tham gia:

79 Trương Quang Sơn

III, Nội dung cuộc họp:

Tổng hợp kết quả thảo luận.

Trang 13

1.1 Bối cảnh nghiên cứu và nêu tên đề tài 19

1.2 Tổng quan nghiên cứu 20

1.3 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 29

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 29

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 29

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 29

1.5 Giả thuyết nghiên cứu: 30

1.6 Mô hình nghiên cứu 30

1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu 31

1.8 Thiết kế nghiên cứu 32

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 33

2.1 Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 33

2.1.1 Khái niệm ý định 33

2.1.2 Khái niệm sinh viên 33

2.1.3 Khái niệm chung về loại hình du lịch 34

2.1.4 Các loại hình du lịch 34

2.1.5 Thực trạng du lịch ở Việt Nam hiện nay 35

2.2 Cơ sở lý thuyết 36

2.2.1 Tài chính cá nhân 37

Trang 14

2.2.2 Nhu cầu cá nhân 38

2.2.3 Xu hướng 40

2.2.4 Giới tính 40

2.2.4 Ý kiến từ gia đình, bạn bè, người thân 41

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

3.1 Tiếp cận nghiên cứu 42

3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lí dữ liệu 42

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu 42

3.2.2 Xác định chuẩn dữ liệu 42

3.2.3 Xác định nguồn thu thập dữ liệu 43

3.2.4 Xác định phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể 44

3.2.5 Công cụ thu thập dữ liệu 44

3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu 44

3.3.1 Thống kê mô tả 44

3.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 44

3.3.3 Phân tích hồi quy đa biến 45

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 46

4.1 Kết quả xử lí định tính 46

4.1.1 Thông tin người được phỏng vấn: 46

4.1.2 Câu hỏi chung: 46

4.1.3 Câu hỏi riêng: 46

4.1.4 Kết luận 48

4.2 Kết quả xử lý định lượng 48

4.2.1 Thống kê mẫu nghiên cứu 49

Trang 15

4.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha 51

4.2.3 Phân tích khám phá nhân tố EFA 55

4.2.4 Phân tích tương quan Pearson 66

4.2.5 Phân tích hồi quy đa biến 67

4.3 Kết luận kết quả chung 70

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

1 Kết luận chung 72

2 Những phát hiện của đề tài 72

3 Những vấn đề đã giải quyết được 73

4 Những khó khăn, hạn chế của nghiên cứu 74

Trang 47

mối quan hệ ruột thịt, họ luôn quan tâm và muốn những điều tốt cho chúng ta Những lời khuyên của người thân trong gia đình rất đáng tin tưởng vậy nên chúng ta thường hay tin theo Hoặc đôi khi một vài sinh viên cần sự đồng ý từ gia đình cho chuyến đi nên sinh viên ấy buộc phải tiếp thu những ý kiến từ gia đình Những ý kiến từ bạn bè thường là quan điểm cá nhân đã từng trải nghiệm qua những loại hình du lịch mà ta đang hướng tới Họ cũng là sinh viên nên nhận ra được ưu và nhược của những loại hình du lịch ấy đối với sinh viên và biết nên chọn loại hình du lịch nào thì phù hợp với sinh viên.Vậy nên những lời khuyên từ bạn bè cũng ảnh hưởng ít nhiều tới quyết định lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên

Trang 48

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Tiếp cận nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu hỗn hợp (đan xen cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính) Nghiên cứu định tính và định lượng được tiến hành đồng thời nhưng độc lập với nhau trong thu thập và phân tích dữ liệu

Về định tính, nhóm nghiên cứu tiếp cận người được phỏng vấn nhằm thăm dò, thu thập những thông tin cần thiết và tìm hiểu sâu về các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn công việc làm thêm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại Học Thương Mại thông qua lời nói, thái độ, hành vi, ngoài ra còn nhằm tìm thêm những sự phát hiện mới trong quá trình cuộc phỏng vấn

Về định lượng, nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp khảo sát thông qua phiếu khảo sát điều tra để thu thập dữ liệu: thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn với kích thước mẫu là 109 Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích thống kê tần số đối với các biến định tính, thống kê mô tả đối với các biến định lượng, sau đó kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy thông qua phần mềm SPSS.

➔ Dựa vào kết quả định tính và định lượng, nhóm nghiên cứu có thể so sánh và phân tích nhằm hiểu rõ ràng hơn các vấn đề nghiên cứu Người nghiên cứu sẽ đứng bên ngoài hiện tượng nghiên cứu nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.

3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lí dữ liệu

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Tổng thể nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Thương Mại Phương pháp chọn mẫu: Thuận tiện.

Cách lấy mẫu: Phát bảng câu hỏi soạn sẵn và được gửi trực tuyến qua đường link Google Form.

Trang 49

3.2.2 Xác định chuẩn dữ liệu

Dữ liệu định tính và định lượng cần thu thập: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên Trường Đại học Thương Mại và các thông tin liên quan đến lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

3.2.3 Xác định nguồn thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Nhóm xác định nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp qua sách, giáo trình, các bài báo tài liệu chuyên ngành, các học thuật, các luận văn nghiên cứu khoa học sinh viên, mạng internet có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa loại hình du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại.

Dữ liệu sơ cấp: Nhóm thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua tiến hành phỏng vấn, khảo sát trực tuyến các sinh viên Đại Học Thương Mại Phương pháp phỏng vấn

Mục đích phỏng vấn: Bổ sung, kiểm tra những thông tin thu thập được qua phương pháp khảo sát Tìm hiểu sâu, khám phá thêm những thông tin mà phương pháp khảo sát không cho thấy.

Kích thước mẫu: 15 sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn loại hình du lịch của người được phỏng vấn.

Phương pháp khảo sát: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát qua Google Form và tiến hành khảo sát điều tra được gửi trực tiếp qua các đường link, với:

- Tổng thể nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Thương Mại - Kích thước mẫu: 15 sinh viên Đại học Thương Mại.

Thiết kế bảng câu hỏi :

Nội dung được sử dụng từ hai nguồn thông tin đó là thông tin trong việc nghiên cứu tài liệu và thông tin khi tiến hành phỏng vấn, thăm dò ý kiến của các sinh viên Đại học Thương Mại

Trang 50

Tổng hợp thông tin từ hai nguồn trên, nhóm đã xây dựng một bảng hỏi cho sinh viên về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn loại hình du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại

Trong bảng hỏi, nhóm đã sử dụng thang đo với 5 mức độ :

Phiếu khảo sát sẽ được gửi đến các sinh viên qua đường link Google Form, điều này sẽ giúp quá trình khảo sát diễn ra một cách khách quan khách quan.

Nội dung câu hỏi khảo sát: Về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của người được khảo sát.

3.2.4 Xác định phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể

Nghiên cứu định tính: Nhóm sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các sinh viên Trường Đại học Thương Mại để thu thập thông tin liên quan đến quan điểm, ý kiến, thái độ của sinh viên về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn loại hình du lịch.

Nghiên cứu định lượng: Nhóm thu thập bằng phương pháp điều tra khảo sát thông qua phiếu khảo sát với mẫu câu hỏi soạn sẵn 3.2.5 Công cụ thu thập dữ liệu

Định tính: Nhóm sử dụng và thiết kế câu hỏi phỏng vấn với mục đích thăm dò, thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại.

Định lượng: Nhóm sử dụng Google Form để thiết kế phiếu điều tra khảo sát online.

3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu

Trang 51

Nhóm xử lý dữ liệu qua phân tích thống kê mô tả SPSS, phân tích độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA.

Từ những dữ liệu thu thập được qua phiếu điều tra, nhóm tiến hành trích xuất dữ liệu ra Excel, sau đó nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS, sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp và phân tích số liệu, đưa ra những bảng biểu thể hiện kết quả thu được.

3.3.1 Thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để so sánh các nhân tố liên quan nhằm làm nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của mẫu nghiên cứu thông qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến, đồ thị, các đại lượng thống kê mô tả,

3.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rải rác trong quá trình nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Những biến có hệ số tương quan biến -tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại Thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu > 0,6 (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

3.3.3 Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay là biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (gọi là biến độc lập hay giải thích) Mô hình dự đoán có dạng như sau:

Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + … + βi*Xi + α

Trong đó: Y: Biến phụ thuộc Xi: Các biến độc lập

Trang 52

Β0: Hằng số

Βi: Các hệ số hồi quy

α: Thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu

Biến phụ thuộc là yếu tố “Quyết định chọn loại hình du lịch của sinh viên khoa Trường Đại học Thương mại” và biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn loại hình du lịch của sinh viên Trường Đại học Thương mại Mục đích của phân tích hồi quy là ước lượng giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị của biến độc lập đã cho Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để dự đoán cường độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn loại hình du lịch của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Trang 53

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN4.1 Kết quả xử lí định tính

4.1.1 Thông tin người được phỏng vấn:

1 Tên của anh/chị là gì?

2 Anh/chị là sinh viên năm mấy? 3 Hiện tại anh/chị đang học ngành gì?

4.1.2 Câu hỏi chung:

1 Anh/chị có sở thích đi du lịch không?

85% người thích đi du lịch, 15% người không có sở thích đi du lịch.

2 Du lịch có thể giúp anh/chị giải tỏa căng thẳng không?

100% mọi người đồng ý

4.1.3 Câu hỏi riêng:

a Anh/chị có thường xuyên đi du lịch không?

25% người thường xuyên đi du lịch, 75% người không thường xuyên đi.

b Anh/chị thường lựa chọn loại hình du lịch nào?

45% người thích du lịch nghỉ dưỡng, 30% người thích du lịch văn hóa, 20% người thích du lịch sinh thái và 5% người thích du lịch mạo hiểm.

c Lý do tại sao anh/chị lựa chọn loại hình du lịch đó?

70% người lựa chọn do sở thích và 30% người dựa vào tâm trạng và nhu cầu cá nhân.

d Theo anh/chị, nhu cầu cá nhân có ảnh hưởng đến ý địnhlựa chọn loại hình du lịch không?

100% mọi người đều đồng ý.

Trang 54

e Những yếu tố/tác nhân nào có thể tác động đến ý địnhlựa chọn loại hình du lịch của anh/chị?

60% người cho rằng cảm xúc tác động đến ý định của họ, 30% cho rằng họ chọn vì xu hướng và 10% bị thuyết phục bởi các reviewer.

f Yếu tố nào có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định lựachọn loại hình du lịch của anh/chị?

80% người cho rằng tùy thuộc vào các kì nghỉ lễ như Tết, Quốc Khánh, nghỉ hè, , 20% còn lại cho rằng sở thích là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất.

g Tài chính có phải là vấn đề trong việc lựa chọn loại hìnhdu lịch của anh/chị không?

95% người đồng ý, 5% còn lại cho rằng tiền bạc không phải là vấn đề.

h Anh/chị chi khoảng bao nhiêu tiền để đi du lịch trongmột năm ( dưới 5 triệu/ 5 đến 10 triệu/ trên 10 triệu)?

60% người chi dưới 5 triệu, 35% người chi từ 5 đến 10 triệu, 5% còn lại trên 10 triệu

i Theo anh/chị, loại hình du lịch nào rẻ/đắt đỏ nhất?

35% người cho rằng du lịch theo tour rẻ hơn du lịch tự túc, 20% người cho rằng du lịch văn hóa rẻ nhất, 45% người cho rằng du lịch nghỉ dưỡng đắt đỏ nhất.

j Anh/chị có thường tham khảo ý kiến những người xungquanh trước khi lựa chọn loại hình du lịch?

30% người thường xuyên tham khảo y kiến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, 70% người tự đưa ra quyết định.

k Anh/chị thường tham khảo ý kiến từ ai?

Trang 55

15% mọi người tham khảo từ gia đình, 60% tham khảo từ bạn bè, 25% tham khảo từ các reviewer.

l Chủ yếu những nguồn anh/chị tham khảo thường khuyênanh/chị lựa chọn loại hình du lịch nào nhất?

40% người được khuyên đi du lịch sinh thái, 50% người được khuyên đi du lịch giải trí, 10% người được khuyên lựa chọn du lịch mạo hiểm.

m.Khi lựa chọn loại hình du lịch theo xu hướng, anhchị thấy có giống với quảng cáo không?

80% người thấy giống và 20% người cho rằng chưa giống.

n Theo anh/chị, loại hình du lịch nào hấp dẫn anh/chịnhất?

40% người thấy du lịch sinh thái hấp dẫn nhất, 35% thấy du lịch biển hấp dẫn, 15% người bị hấp dẫn bởi du lịch văn hóa và 10% đam mê du lịch thể thao.

o Anh/chị cho rằng loại hình du lịch nào sẽ phát triển nhấttrong tương lai ở Việt Nam? Vì sao?

20% cho rằng du lịch sinh thái sẽ phát triển nhất vì nó đa dạng, con người được gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên.

75% người thấy du lịch biển phát triển nhất bởi sức hút trong những năm vừa qua của các bãi biển ở Việt Nam chưa bao giờ là hết hot.

5% còn lại cho rằng du lịch khám phá mạo hiểm sẽ mang lại niềm vui cho giới trẻ, là cơ hội được tận hưởng cùng bạn bè, giải tỏa căng thẳng.

Trang 56

4.1.4 Kết luận

Kết quả phỏng vấn cho thấy các sinh viên tham gia phỏng vấn đều từ khóa 59 (năm nhất) đến khóa 56 (năm cuối) của trường Đại học Thương Mại.

Thống kê kết quả phỏng vấn cho thấy:

Yếu tố “Nhu cầu cá nhân” chính là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên trường Đại học Thương mại.

Yếu tố “Tài chính” là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn thứ 2 tới ý định lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên trường Đại học Thương mại Yếu tố “Xu hướng” tác động mạnh thứ ba đến quyết định lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên Đại học Thương mại

Yếu tố “Giới tính” là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn thứ tư tới quyết định lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên trường Đại học Thương mại.

Yếu tố “Ý kiến từ gia đình, bạn bè, người thân” có mức độ ảnh hưởng lớn thứ năm đến quyết định lựa chọn loại hình du lịch của sinh viên trường Đại học Thương mại.

4.2 Kết quả xử lý định lượng

Sau quá trình thiết kế bảng hỏi bằng công cụ Google Form, đưa vào điều tra thử, tiến hành điều chỉnh sai sót và đưa vào điều tra chính thức Do hạn chế về nguồn lực khảo sát cũng như lượng người tham gia trả lời trực tuyến không nhiều nên chỉ thu về 109 câu trả lời Tất cả câu trả lời thu được sẽ được đưa vào xử lý, sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 26 để phân tích.

4.2.1 Thống kê mẫu nghiên cứu

Kết quả khảo sát về việc đi du lịch

Bảng 4 1: Kết quả khảo sát về việc đi du lịch

Tần số Tỉ lệ phần trăm (%)

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN