1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp đào tạo nghề tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hoàng anh

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đào tạo nghề tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoàng Anh
Tác giả Trương Việt Trinh
Người hướng dẫn THS. Hoàng Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại học Công đoàn
Chuyên ngành Quản trị Nhân lực
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 3,86 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu đề tàiHệ thống hoá một số cơ sở lý luận làm cơ sở để hoàn thiện công tác đàotạo nghề trong doanh nghiệpPhân tích thực trạng đào tạo nghề tại Công ty CP đầu tư xây dựn

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀNKHOA QUẢN TRỊ NHẬN LỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG HOÀNG ANH

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: TRƯƠNG VIỆT TRINH

HÀ NỘI, THÁNG 07 NĂM 2023

Trang 2

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀNKHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG ANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRƯƠNG VIỆT TRINH

Trang 3

Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận này tôi xin trân trọng cảm ơn tới sựgiúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài nhà trường đã tạo điều kiệncho tôi trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường và thực tiện đề tài này.

Đề tài khóa luận này hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của côHoàng Thị Thu Thủy– Giảng viên Khoa Quản trị Nhân lực, trường Đại họcCông đoàn Tôi xin được bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến cô, cô đã đề ra hướngnghiên cứu phù hợp với đề tài tôi đã chọn và đưa ra những chỉ dẫn chi tiết nhất

để tôi có thể hoàn thành đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần đầu tư xâydựng Hoàng Anh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành

đề tài này

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêngtôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths Hoàng Thị Thu Thủy,đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệutham khảo Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

Chữ ký sinh viên thực hiện

Trương Việt Trinh

Trang 5

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

MỤC LỤCLời cảm ơn

Lời cam đoan

Các từ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các đồ thị, hình vẽ, sơ đồ

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề trong doanh nghiệp 4

1.2 Nội dung đào tạo nghề trong doanh nghiệp 5

1.2.4 Lựa chọn hình thức, phương pháp đào tạo cho người lao động 61.2.5 Chuẩn bị các yếu tố cho quá trình đào tạo 6

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề trong doanh nghiệp 8

Trang 7

1.4.1 Môi trường bên ngoài 8

Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng

2.2.4 Lựa chọn hình thức và phương pháp đào tạo 192.2.5 Chuẩn bị các yếu tố cho quá trình đào tạo 19

2.3 Đánh giá về thực trạng đào tạo nghề tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện đào tạo nghề tại công ty cổ phần đầu tư :

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty cổ phần đầu tư xây dựng

Trang 8

3.2.5 Huy động và tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo 273.2.6 Đưa ra nhiều lợi ích và phúc lợi cho nhân viên 283.2.7 Thực hiện bố trí và sử dụng nhân lực sau đào tạo hiệu quả 28

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUBảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2022 Trang 14Bang 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2022 Trang 15Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả tài chính của công ty cổ phần đầu tư

xây dựng Hoàng Anh trong 3 năm gần đây (giai đoạn 2020-2022) Trang 15Bảng 2.4: Mục tiêu đào tạo của công ty giai đoạn 2016-2021 Trang 17Bảng 2.5: Đánh giá khóa học của học viên Trang 21Bảng 2.6: Kết quả đánh giá cán bộ nhân viên sau đào tạo năm

2021

Trang 22

Trang 10

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh của cácdoanh nghiệp trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn Sựcạnh tranh vừa là công cụ để lựa chọn, vừa là công cụ để đào thải các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước là điều rất khókhăn Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải cố gắng nỗ lực và có các biệnpháp tiếp quản lý một cách chủ động, phù hợp và sẵn sàng đối phó với mọinguy cơ đe dọa, áp lực cạnh tranh tạo nên nhiều lợi thế đặc biệt là khi khoảngcách về địa lý ngày càng được san lấp thì lợi thế cạnh tranh trong quá trình hoạtđộng là không thể không tính đến

Đào tạo nghề luôn là những nội dung quan trọng, không thể thiếu trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triểnbền vững Đây cũng là nhu cầu, mối quan tâm hàng đầu của thanh niên hiệnnay Đảng và Nhà nước ta coi công tác đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọngnhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước, thúc đẩy kinh tế tăngtrưởng, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người lao động

Tại các quốc gia phát triển, đào tạo nghề rất được chú trọng, được xem làđịnh hướng của xã hội nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như tạo dựng nềntảng cho giới trẻ phát triển sự nghiệp, ổn định cuộc sống ngay từ khi còn trên ghếnhà trường Tại nhiều quốc gia, học sinh được phân luồng từ rất sớm và được hỗtrợ chọn nghề và lộ trình học nghề phù hợp

Việt Nam đang tích cực và chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng Đến nay

13 hiệp định thương mại tự do mà nước ta ký kết đã có hiệu lực, nhiều hiệp địnhmới đã được ký kết hoặc đang đàm phán Đồng thời, Việt Nam đang tiến vàothời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ đang đẩy mạnh hỗ trợ cho khởinghiệp và doanh nghiệp tư nhân Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ởnước ta bắt đầu phát triển Hơn nữa, Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân sốvàng” và nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhấtthế giới trong hơn hai thập niên qua

Đào tạo nghề góp phần quan trọng cung ứng nhân lực cho tăng trưởng,tăng năng suất lao động, giúp Việt Nam thoát “bẫy thu nhập trung bình” Trong

ba năm gần đây, đào tạo nghề đã có nhiều đổi mới thành công Kết quả tuyểnsinh đạt gấp 2 lần giai đoạn trước đó Phần lớn các trường nghề, nhất là tại cácvùng kinh tế trọng điểm, đô thị đã thoát được tình trạng khó khăn trong tuyểnsinh để bắt đầu cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng quy mô Đào tạo

Trang 12

nghề đang chịu tác động ngày càng lớn của hội nhập quốc tế và Cách mạng côngnghiệp 4.0 Các nhân tố, như thị trường quốc tế rộng lớn và có tiêu chuẩn cao, sựdịch chuyển tự do của lao động có tay nghề trong khu vực, sự xuất hiện củanhiều ngành, nghề mới chưa từng có, tự động hóa nhiều công đoạn sản xuất, áplực việc làm đối với giới trẻ, năng suất lao động thấp so với nhiều nước trongkhu vực, đã, đang và sẽ tác động trực tiếp, đòi hỏi các giải pháp đột phá về đàotạo nghề, từ đổi mới khung pháp lý, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến đổi mới

và hội nhập quốc tế về đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề

và cả nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh về lộ trình học nghề và cơ hộiviệc làm đối với nhân lực nghề

Xuất phát từ những lý do và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Đàotạo nghề tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hoàng Anh” làm đề tài khóaluận tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Hệ thống hoá một số cơ sở lý luận làm cơ sở để hoàn thiện công tác đàotạo nghề trong doanh nghiệp

Phân tích thực trạng đào tạo nghề tại Công ty CP đầu tư xây dựngHoàng Anh

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện đào tạo nghề tại Công ty CP đầu tưxây dựng Hoàng Anh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đềliên quan đến Đào tạo nghề trong doanh nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hoàng Anh.Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đếnĐào tạo nghề cho người lao động tại Công ty CP đầu tư xây dựngHoàng Anh giai đoạn 2017 – 2022 và giải pháp đến năm 2025

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp thống kê toán

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Phương pháp chuyên gia

5 Kết cấu của khóa luận

Trang 13

Ngoài lời cảm ơn, lời cam đoan, lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục viếttắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đềtài gồm 3 chương sau đây:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG DOANHNGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản có liên quan

1.2 Nội dung đào tạo nghề trong doanh nghiệp

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề trong doanh nghiệp

1.4 Kinh nghiệm về đào tạo nghề tại một số doanh nghiệp và bài học rút

ra cho Công ty CP đầu tư xây dựng Hoàng Anh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÔNG TY CỔPHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG ANH

2.1 Khái quát chung về Công ty CP đầu tư xây dựng Hoàng Anh

2.2 Phân tích thực trạng đào tạo nghề tại Công ty CP đầu tư xây dựngHoàng Anh

2.3 Đánh giá về thực trạng đào tạo nghề tại Công ty CP đầu tư xây dựngHoàng Anh

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÔNG

TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀNG ANH

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty CP đầu tư xâydựng Hoàng Anh

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện đào tạo nghề tại Công ty CP đầu tư xâydựng Hoàng Anh

Trang 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG DOANH

NGHIỆP1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Nghề

Có khá nhiều diễn đạt về khái niệm nghề Có tác giả quan niệm “Nghề làmột hình thức phân công lao động, nó được biểu thị bằng những kiến thức lýthuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhấtđịnh Những công việc được sắp xếp vào một nghề là những công việc đòi hỏikiến thức lý thuyết tổng hợp như nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị,dụng cụ tương ứng như nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng” (Th.sLương Văn Úc (2003), “Giáo trình Tâm lý học Lao động”, trang 77)

Bên cạnh đó cũng có thể hiểu, “Nghề là một dạng xác định của hoạt độngtrong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và

kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhấtđịnh trong một lĩnh vực lao động nhất định” (PGS TS Mai Quốc Chánh PGS

TS Trần Xuân Cầu (2008), “Giáo trình Kinh tế Lao động”, trang 45)

Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc.Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêuvong Nghề bao gồm nhiều chuyên môn Chuyên môn là một lĩnh vực lao độngsản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mìnhlàm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặcgiá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là nhữngphương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội

Hay có thể nói tóm lại là Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân cônglao động trong xã hội Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và phục vụ xã hội 1.1.2 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là quá trình truyền đạt kiến thức về lý thuyết và kỹ năngthực hành cho người học nghề để người học có được trình độ, kỹ năng, kỹ xảo,thái độ nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiềunghề, đáp ứng yêu cầu làm việc của thị trường lao động

Trang 15

Luật dạy nghề ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 đưa ra khái niệm nhưsau: “Dạy (đào tạo) nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹnăng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm đượcviệc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học” Luật cũng quy định

có ba cấp trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề và vềhình thức dạy nghề bao gồm cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.1.2 Nội dung đào tạo nghề trong doanh nghiệp

Để xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển nói chung, đào tạonghề nói riêng, cần phải tiến hành theo những bước nội dung cơ bản sau đây:1.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo là xác định khi nào, đối tượng nào cần phải đàotạo, đào tạo kiến thức, kỹ năng nào

Để có thể xác định được nhu cầu đào tạo thì cần phải dựa vào phân tíchcông việc và đánh giá thực hiện công việc, tổ chức phải thường xuyên phân tíchcông việc hiện tại thông qua hệ thống đánh giá thực hiện công việc Từ đó, tìm ranhững nguyên nhân dẫn đến những thiếu hụt về kiến thức và kĩ năng của ngườilao động Trên cơ sở đó, tổ chức sẽ xác định những kỹ năng nào cần phải đượcđào tạo cho người lao động? Ai, bộ phận nào cần được đào tạo?

1.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của chương trình đào tạo là xác định kết quả cần đạt được củanhững chương trình đào tạo Bao gồm: Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo

và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo; số lượng và cơ cấu học viên; thời gianđào tạo

1.2.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo

Lựa chọn đối tượng đào tạo là việc chọn ai để đào tạo Cơ sở để lựa chọnđối tượng đào tạo là:

- Nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp

- Nguyện vọng được đào tạo của bản thân người lao động

- Khả năng của người lao động

- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo là bước khá quan trọng trong cả tiến trìnhđào tạo

Trang 16

1.2.4 Lựa chọn hình thức, phương pháp đào tạo cho người lao độngMột trong những nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo là xác định các hình thức

và phương pháp đào tạo phù hợp Những hình thức đang được áp dụng hiện naylà:

- Đào tạo tại nơi làm việc

- Đào tạo tại các trường chính quy

1.2.5 Chuẩn bị các yếu tố cho quá trình đào tạo

- Xây dựng chương trình đào tạo

- Dự tính chi phí đào tạo

- Đội ngũ giảng viên

1.2.6 Tiến hành đào tạo

Nội dung của đào tạo nghề bao gồm: trang bị kiến thức lý thuyết cho ngườihọc một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành, tác phong làmviệc cho học viên trong phạm vi ngành nghề học theo học nhằm giúp họ có thểlàm một nghề nhất định

- Đào tạo kiến thức nghề nghiệp

- Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp

- Đào tạo năng lực, phẩm chất

1.2.7 Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề

Hiệu quả đào tạo nghề có thể được đánh giá theo các tiêu thức như sau:

- Trình độ, khả năng ứng dụng vốn học tập của người được đào tạo

- Mức độ ghi nhớ các kiến thức được đào tạo

- Sự thay đổi hành vi của người được đào tạo sau khóa đào tạo

và kỹ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần pháttriển kinh tế

Trang 17

Hai, đào tạo nghề trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đáp ứng nhucầu phát triển của nền kinh tế.

Ba, các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốntăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: (i) ápdụng công nghệ mới, (ii) phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và (iii) nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởngkinh tế bền vững chính là những con người được đào tạo, đặc biệt là nhân lực có

kỹ năng nghề cao

1.3.2 Ý nghĩa

Đào tạo nghề là một hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp hay một tổ chức đơn vị sự nghiệp nào đó Việc đàotạo giúp cho tổ chức có được nguồn nhân lực thích ứng với những thay đổi củamôi trường và đáp ứng được những yêu cầu của việc thực hiện những mục tiêuchiến lược của tổ chức

Mục đích của hoạt động đào tạo này là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểncủa mỗi người lao động và chủ sở hữu Đồng thời việc đào tạo còn nhằm đảmbảo cho người lao động đem lại hiệu quả cho chủ sở hữu và nhiệt thành, hiệu quảhơn

Đây cũng được xem là hoạt động đầu tư sinh lời đáng kể, chính vì vậy đàotạo nghề chính là một phương tiện để đạt được sự phát triển tổ chức có hiệu quảnhất

Ngoài ra, việc đào tạo nghề còn mang lại tính ổn định cho tổ chức sẽ bị rốiloạn khi có những thay đổi về nhân sự hay thay đổi cơ cấu tổ chức, môi trườnglàm việc thì đều sẽ tác động đến doanh nghiệp Chính vì vậy, việc sử dụngnhững lao động có chất lượng giúp cho doanh nghiệp quản lý được những vấn đềnội bộ được nhanh chóng và thuận tiện hơn Đồng thời còn mang lại nguồn nhânlực dự trữ chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn đáp ứng đòi hỏicủa tình hình mới

Trang 18

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề trong doanh nghiệp1.4.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường bên ngoài là giới hạn không gian mà doanh nghiệp đang tồntại phát triển Sự tồn tại phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là quá trìnhvận động không ngừng trong môi trường bên ngoài thường xuyên biến động Cácnhân tố đó có thể tạo ra lợi thế cũng có thể là thách thức đối với doanh nghiệp

1.4.1.1 Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu laođộng Điều này đòi hỏi cần phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạtđộng trong những lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp sang hoạt động trong lĩnhvực công nghiệp - thương mại - dịch vụ, v.v Đào tạo nghề nhằm chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷtrọng ngành nông nghiệp là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sự phát triểnchung nền kinh tế ở hiện tại và tương lai

1.4.1.2 Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hộinhập khu vực và quốc tế

Để có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, thì chấtlượng nguồn lao động phải ngày càng nâng cao Chính vì vậy, chất lượng đào tạonghề phải được nâng cao phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng caotrong tiến trình phát triển

Hội nhập kinh tế toàn cầu là cơ hội lớn về xuất khẩu lao động nước ngoài,thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển, tiếp thu trình độ khoa học - kỹ thuậttiên tiến… Người lao động có được cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề, trình độhiểu biết, hình thành lối văn hoá ứng xử theo hướng công nghiệp Sự tiếp thunhanh chóng văn hoá sẽ đẩy nhanh quá trình hội nhập toàn cầu của người laođộng nói riêng và của quốc gia, dân tộc nói chung

Đối với cơ hội thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cũng là cách hữu hiệutrong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, góp phần cải thiện môi trường kinhdoanh trong nước nhằm thu hút sự đầu tư ngày một tăng

Trang 19

1.4.1.3 Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về phát triển dạy nghề

Trong mỗi giai đoạn, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nghề pháttriển, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế - xãhội Trong mấy năm vừa qua do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hànghoá nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng

để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động.Kết quả đạt được trong tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội kể từsau khi đổi mới, trước tiên phải nói đến tính đúng đắn trong việc đề ra nhữngchính sách liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động của Đảng và Nhànước

1.4.1.4 Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề Quan niệm cho rằng chỉ có bằng đại học mới có thể tìm được việc làm cólương cao, ổn định, ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh, công tác đào tạo nghề.Bên cạnh nhận thức về học nghề của người lao động chưa cao, quan niệm củacác bậc phụ huynh học sinh vẫn nặng về bằng cấp, bằng mọi giá phải cho con emmình thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học

Đến nay, quan niệm cho rằng trình độ học vấn càng cao khả năng tìm việclàm ổn định vẫn còn ăn sâu vào trong nếp nghĩ của đông đảo quần chúng nhândân, bằng cấp đối với họ rất quan trọng, nhiều khi không nhìn thấy được giá trịcủa việc học nghề Để thay đổi được nhận thức là một việc làm lâu dài, khôngthể một sớm một chiều, một khi đã thay đổi sẽ tác động đến hiệu quả của côngtác đào tạo nghề cho người lao động

1.4.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp

Môi trường bên trong là các yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động trựctiếp đến các hoạt động đào tạo nghề

1.4.2.1 Đội ngũ quản lý và chuyên viên đào tạo nghề

Trang 20

Đội ngũ cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới đào tạonghề Phải có thầy giỏi thì mới có trò giỏi Năng lực thực hành và trình độ củachuyên viên đào tạo có thể truyền tải cho các nhân viên nắm bắt được nội dungcủa chương trình đào tạo cũng như công việc Trình độ ngoại ngữ, tin học tronggiai đoạn hiện nay cũng hết sức quan trọng, vừa để phục vụ nghiên cứu tài liệucủa nước ngoài và để chuyên viên có thể thực hiện giảng dạy bằng tiếng nướcngoài theo yêu cầu của các chương trình chuyển giao từ các nước tiên tiến trênthế giới; ngoài ra, phải có kế hoạch thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng caotrình độ cho chuyên viên, đặc biệt với đặc thù của đào tạo nghề là cập nhật kiếnthức khoa học, công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, sảnxuất.

1.4.2.2 Chương trình đào tạo nghề

Chương trình, giáo trình đào tạo là một trong những yếu tố cơ bản quyếtđịnh đến chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề chất lượng cao Đểchất lượng đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì chươngtrình đào tạo nghề phải được xây dựng theo một phương pháp khoa học, dựa trênkết quả của việc phân tích nghề, phân tích công việc theo vị trí làm việc và cácnhiệm vụ của từng nghề Đồng thời phải được thường xuyên cập nhật, bổ sung,sửa đổi theo sự phát triển khoa học công nghệ Đặc biệt, phải xác định nhữngkiến thức, kỹ năng và thái độ cơ bản, cần thiết của nghề đưa vào chương trìnhcho phù hợp Chú trọng kỹ năng thực hành và hành nghề, chương trình phải trên

cơ sở chuẩn đầu ra, có sự đánh giá của doanh nghiệp từ khâu xây dựng, đến thẩmđịnh chương trình…

1.4.2.3 Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

Đặc thù của chương trình đào tạo nghề với tỷ trọng thời gian thực hànhchiếm tới 70-80% chương trình thì cơ sở vật chất và máy móc thiết bị là điềukiện quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy và học Được thực hành trênmáy móc thiết bị giúp nhân viên làm quen với công nghệ, nâng cao kỹ năng taynghề Do đó, doanh nghiệp phải đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ chươngtrình đào tạo hoặc danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu do cơ quan quản lý nhànước ban hành Ngoài ra cần phải đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính cho việc xâydựng cơ sở vật chất và các hoạt động khác phục vụ cho quá trình đào tạo

Trang 21

1.4.2.4 Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp

Các chính sách này cũng một phần nào đó phụ thuộc vào chiến lược đàotạo nghề của doanh nghiệp, chính sách là kim chỉ nam giúp cho các nhà doanhnghiệp vận hành doanh nghiệp của mình hiệu quả Một số vấn đề chính sách sau

có ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề:

- Cung cấp cho nhân viên giấy chứng nhận sau mỗi khóa đào tạo

- Khuyến khích nhân viên tham gia đào tạo

- Bảo đảm cho nhân viên sau khi tham gia đào tạo trong doanh nghiệp có

cơ hội thăng tiến, phát triển

Ngày đăng: 15/05/2024, 12:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2022 Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - khóa luận tốt nghiệp đào tạo nghề tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hoàng anh
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2022 Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) (Trang 25)
Bảng 2.5. Đánh giá khóa học của học viên - khóa luận tốt nghiệp đào tạo nghề tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hoàng anh
Bảng 2.5. Đánh giá khóa học của học viên (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w