luận văn nhiên cứu ảnh hưởng của các mức bổ sung giun quế đến khả năng sinh trưởng của lợn rừng nuôi bán chăn thả tại thanh hóa

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
luận văn nhiên cứu ảnh hưởng của các mức bổ sung giun quế đến khả năng sinh trưởng của lợn rừng nuôi bán chăn thả tại thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thông tin chung Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bổ sung giun quế đến khả năng sinh trưởng của lợn Rừng nuôi bán chăn thả tại Thanh Hóa.. Lợn Rừng là loài có nhiều đặc tính s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

RỪNG NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI THANH HÓA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Nông – Lâm – Ngư Nghiệp Trưởng nhóm nghiên cứu : Mai Chí Trường; Nam,Nữ: Nam Lớp, khoa: K23 Chăn nuôi – NLNN; Năm thứ:3/Số năm đàotạo:4,5năm

Ngành học: Chăn nuôi

Người hướng dẫn: ThS Tống Minh Phương

THANH HÓA,THÁNG 4/2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

RỪNG NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI THANH HÓA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Nông – Lâm – Ngư Nghiệp

THANH HÓA,THÁNG 4/2023

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trang 4

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

4 Đóng góp mới của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.1.1 Đặc điểm sinh trưởng của lợn 3

1.1.2 Năng suất thân thịt ở lợn và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thân thịt 8

1.1.3 Một số đặc điểm hình thái và sinh học của lợn Rừng 11

1.1.4 Đặc điểm sinh học của Giun quế 15

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 17

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 17

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 18

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 20

2.2 Phạm vi nghiên cứu 20

2.3 Thời gian, địa điểm 20

2.3.1 Thời gian 20

2.3.2 Địa điểm 20

2.4 Nội dung nghiên cứu 20

2.5 Phương pháp nghiên cứu 21

Trang 5

2.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi 22

2.5.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 22

2.6 Phương pháp xử lý số liệu 24

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

3.1 Khả năng sinh trưởng của lợn giai đoạn từ cai sữa đến 178 ngày tuổi 25

3.1.1.Sinh trưởng tích lũy 25

3.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối 26

3.1.3 Sinh trưởng tương đối 27

3.2 Khả năng thu nhận thức ăn của lợn giai đoạn từ cai sữa đến 178 ngày tuổi 28

3.3 Tiêu tốn thức ăn của lợn giai đoạn từ cai sữa đến 178 ngày tuổi 28

3.4 Chi phí thức ăn cho lợn con giai đoạn từ cai sữa đến 178 ngày tuổi 29

3.5 Năng suất thân thịt của lợn Rừng 30

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn Rừng theo giai đoạn 20

Bảng 2.2 Thông tin bố trí thí nghiệm 21

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng cho lợn Rừng Thailand 21

Bảng 2.4 Thành phần hóa học của một số loại giun nuôi phổ biến hiện nay 22

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của bổ sung giun quế đến sinh trưởng tích lũy (kg/ con) của lợn giai đoạn từ 28 đến 178 ngày tuổi (X± SD) 25

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của bổ sung giun quế đến sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của lợn giai đoạn từ 28 đến 178 ngày tuổi (X ± SD) 26

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của bổ sung giun quế đến sinh trưởng tương đối (%) của lợn giai đoạn từ 21 đến 178 ngày tuổi 27

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của bổ sung giun quế đến lượng thức ăn thu nhận bình quân (g/con/ngày) của lợn giai đoạn từ cai sữa đến 178 ngày tuổi 28

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của bổ sung giun quế đến tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) của lợn giai đoạn từ 21 đến 178 ngày tuổi (X± SD) 29

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của bổ sung giun quế đến chi phí thức ăn của lợn giai đoạn từ cai sữa đến 178 ngày tuổi (đồng/ kg tăng khối lượng) 30

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của bổ sung giun quế đến năng suất thân thịt của lợn Rừng 31

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, chữ viết tắt Được hiểu là

ADG Average daily gain = Sinh trưởng tuyệt đối

ADFI Average daily feed intake = Thu nhận thức ăn bình quân/ngày

Trang 8

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung

Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bổ sung giun quế đến khả năng sinh trưởng của lợn Rừng nuôi bán chăn thả tại Thanh Hóa

2 Cấp dự thi: Trường

3 Nhóm sinh viên thực hiện: Họ và tên (người đại diện):

1 Mai Chí Trường - Trưởng nhóm 2 Lê Thị Ngọc Ánh

3 Phạm Thanh Phương 4 Mã Vĩnh Trinh

5 Lương Thị Yến Trinh

Lớp : Đại học Chăn nuôi K23, K24; Chăn nuôi – Thú y K25 4 Giáo viên hướng dẫn: ThS Tống Minh Phương

5 Thời gian thực hiện: 6 tháng (từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2023) 6 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức

7 Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Nông – Lâm – Ngư Nghiệp

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn Rừng đang được xem là một nghề có nhiều triển vọng và thu hút được sự quan tâm của nhiều người chăn nuôi vì hiệu quả kinh tế mang lại Lợn Rừng là loài có nhiều đặc tính sinh học tốt như: khả năng thích nghi và chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt, có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, yêu cầu về kỹ thuật chăn nuôi không cao (Lê Đình Phùng và cs, 2011)

Hầu hết các trang trại lợn Rừng hiện tại chăn nuôi theo hình thức bán hoang dã, chủ các trang trại nuôi lợn Rừng chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi và tài liệu tham khảo nên còn gặp nhiều khó khăn Các thông tin về đặc điểm ngoại hình, tập tính, khả năng sinh sản, khả năng sinh trưởng phát triển còn rất hạn chế chỉ có kết quả của một vài tác giả như: Lê Đình Phùng và cs, (2011); Chu Đức Uy, (2017); Văn Lệ Hằng và cs, (2007); Tăng Xuân Lưu và cs (2010); Vũ Đình Tôn và cs, (2009)… Phần lớn số lượng lợn Rừng đang được nuôi ở Việt Nam là lợn Rừng có nguồn gốc từ ThaiLand (Lê Đình Phùng và cs, 2011) Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu hệ thống về các đặc điểm sinh học cũng như nguồn thức ăn bổ sung cho giống lợn này trong điều kiện chăn nuôi Việt Nam Bên cạnh đó, do đặc tính hoang dã và nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng các loại phế phụ phẩm nông nghiệp nên khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng còn thấp và hiệu quả chăn nuôi chưa cao

Giun quế, từ lâu đã được biết đến là loài mang lại lợi ích kinh tế cao là nguồn cung cấp nguồn thức ăn dinh dưỡng cao trong chăn nuôi, được sử dụng nhiều trong nuôi thủy sản và gia cầm (Vũ Đình Tôn và cs, 2021) Theo W.T.Mason (2016) và Hiệp hội nuôi gà của Mỹ cho rằng: Giun là phương án hàng đầu cung cấp Protein chất lượng cao, rẻ nhất, dễ nhất cho vật nuôi, đặc biệt là gà Thức ăn được trộn 2 - 3 % bột giun để nuôi lợn, tốc độ tăng trọng trên 74,2 % ; nếu nuôi gà, thì năng suất trứng tăng 17 % - 25 %, tốc độ sinh trưởng tăng 56 % - 100 % Đặc biệt, nếu nuôi gà bằng thức ăn có giun tươi thì hầu như gà không bị bệnh; trong khi nếu nuôi bằng thức ăn không có giun, tỉ lệ mắc bệnh cúm gà 16 % - 40 % Mặt khác, nuôi giun quế góp phần giải quyết vấn đề xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải trong chăn nuôi gia súc, tạo ra chuỗi sản xuất khép kín cho các trang trại chăn nuôi Giun quế rất dễ nuôi, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro nên hiệu quả kinh tế mang lại khá cao

Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về việc bổ sung giun quế trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt là trong chăn nuôi lợn Rừng để tăng hiệu quả kinh tế cũng như bổ sung thay thế thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi Vì vậy, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bổ sung giun quế đến khả năng sinh trưởng của lợn Rừng nuôi bán chăn thả tại Thanh Hóa”

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được ảnh hưởng của các mức bổ sung giun quế vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng của lợn Rừng

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học

Đánh giá được khả năng sinh trưởng của lợn Rừng có bổ sung thêm giun quế vào khẩu phần ăn

Trang 11

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Đặc điểm sinh trưởng của lợn

1.1.1.1 Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ở lợn

Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lượng các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở các tính chất di truyền từ đời trước truyền lại Trong quá trình sinh trưởng sự tăng số lượng tế bào và tăng thể tích tế bào do kết quả của quá trình đồng hóa là quan trọng nhất (Đặng Vũ Bình và cs, 2018)

Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào, đó là protein, lipit, gluxit và các chất khoáng Về mặt sinh học, sinh trưởng ở lợn được xem là sự tăng cường tổng hợp protein trong các mô bào, vì thế thường lấy việc tăng khối lượng và kích thước các chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng Quá trình này thể hiện ở ba mặt:

Phân chia tế bào để làm tăng số lượng tế bào Tăng thể tích của mỗi tế bào

Tăng thể tích giữa các tế bào

Sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang 3 đặc tính: tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân đo và tính tốc độ sinh trưởng nói trên (Đặng Vũ Bình và cs, 2018) Tốc độ sinh trưởng là tính trạng có hệ số di truyền cao (h2 = 0,4-0,5) và liên quan chặt chẽ tới các đặc điểm trao đổi chất đặc trưng cho từng dòng, giống, cá thể

- Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng: Trong chăn nuôi lợn và các gia súc, gia cầm người ta thường dùng 3 chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng là sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối

+ Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể, kích thước theo thời gian khảo sát

+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước các

Trang 12

chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn có dạng Parabol

+ Tốc độ sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn có dạng Hyperbol, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo tuổi của gia súc (Đặng Vũ Bình và cs, 2018)

1.1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng của lợn

Sinh trưởng của lợn con tuân theo quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều Từ khi sinh ra đến 28 ngày tuổi lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất, sau đó tốc độ sinh trưởng giảm dần Lợn sau khi sinh có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, thể hiện thông qua sự tăng về khối lượng cơ thể Thông thường khối lượng lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, 28 ngày tuổi tăng gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, 30 ngày tuổi tăng gấp 5 lần, 60 ngày tuổi tăng gấp 10 - 14 lần lúc sơ sinh

Trong vòng 20 ngày đầu sau khi lợn con cai sữa, từ chỗ lợn con đang phụ thuộc vào lợn mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa lợn con phải sống độc lập và tự lấy dinh dưỡng để nuôi cơ thể Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các tổ chức như xương, cơ bắp và bộ máy tiêu hóa, cũng như cơ năng hoạt động của nó Sức đề kháng của lợn con còn kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung quanh làm cho lợn con dễ nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa Lợn con sống độc lập nên thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn, và có thể cắn xé lẫn nhau để tranh giành thứ bậc trong đàn

Đồ thị sinh trưởng chung mà động vật sinh trưởng từ khi được thụ thai đến khi trưởng thành có thể biểu diễn dưới dạng đường cong trên Ở lợn, sự sinh trưởng trong giai đoạn đầu sau khi đẻ hầu như là tuyến tính, trừ lúc bị stress ngay sau khi sinh và sau khi cai sữa đột ngột Tốc độ sinh trưởng, sau đó bị chậm lại và kéo dài đến khi trưởng thành (Nguyễn Quang Linh và Phùng Thăng Long, 2020)

* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn

- Khối lượng cơ thể

Khối lượng cơ thể ở một thời điểm nào đó là một chỉ số được sử dụng quen thuộc nhất về sinh trưởng (tính theo tuổi) song chỉ tiêu này không nói lên được mức độ khác nhau về tốc độ sinh trưởng trong một thời gian Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu đánh giá khả năng tích lũy của cơ thể được xác định bằng cân trực tiếp, đơn vị tính là g/con

Trang 13

hoặc kg/con Dựa vào các số liệu thu được người ta lập đồ thị khối lượng cơ thể còn gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy Sinh trưởng tích lũy là sự tăng khối lượng ở một giai đoạn tuổi nhất định nào đó Khối lượng cơ thể không những chứng minh cho hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn cần thiết để quyết định thời gian nuôi dưỡng tương ứng với khối lượng xuất chuồng để giết mổ Mặt khác để đánh giá khả năng sinh trưởng người ta còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng

- Tốc độ sinh trưởng: Là cường độ tăng khối lượng cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định, trong chăn nuôi người ta thường sử dụng 2 chỉ tiêu để biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi đó là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc điểm ngoại hình và điều kiện ngoại cảnh

+ Sinh trưởng tuyệt đối (A) là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol và thường được tính bằng g/ngày

+ Sinh trưởng tương đối (R) là tỷ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol

1.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng

- Yếu tố bên trong

+ Ảnh hưởng di truyền của dòng, giống cá thể: Ảnh hưởng của dòng, giống đến sự sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu và khẳng định trên các loại gia súc gia cầm Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) cho biết: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn Nguyễn Thiện và cs (2007) cho rằng: Giống là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục và năng suất của lợn

Điều khiển quá trình trao đổi chất của các hormone: Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng.Về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên Hormone của thuỳ trước tuyến yên STH

(somatotropin hormone) là loại hormone rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể, có tác

dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng

Trang 14

hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài)

Yếu tố bên ngoài

Trong chăn nuôi lợn ngoài việc cải tiến giống thì thức ăn dinh dưỡng là một yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển

+ Thức ăn và dinh dưỡng: Trong chăn nuôi lợn, dinh dưỡng là một yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển Theo Vũ Đình Tôn (2009), protein là nhóm chất hữu cơ có phân tử lượng cao và có chứa nitơ Protein đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào Quá trình sinh trưởng của lợn là quá trình tăng lên của khối lượng protein, hàm lượng protein trong cơ thể rất cao Các cơ quan bộ phận có hàm lượng protein không giống nhau Protein có nhiều nhất trong cơ từ 30 - 35% so với tổng lượng protein trong cơ thể

Lợn con bú sữa có tốc độ phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tích lũy protein lớn, do đó đòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao Nếu trong khẩu phần thiếu protein thì sinh trưởng của lợn con sẽ giảm hoặc ngừng, khả năng sống sẽ kém Nhu cầu protein trong thức ăn bổ sung cho lợn là 16 - 18% Trong chăn nuôi thâm canh người ta đề nghị hàm lượng protein trong khẩu phần là 22 – 24% Axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, nó là thành phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính là nhu cầu về axit amin Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo mức cân đối các axit amin trong thức ăn, nhưng axit amin nào nằm ngoài cân đối sẽ bị oxy hóa cho năng lượng Do vậy, nếu cung cấp axit amin theo tỷ lệ cân đối sẽ nâng cao hiệu quả lợi dụng protein, tiết kiệm được protein thức ăn

Trong các loại thức ăn hàm lượng các loại protein rất khác nhau Một số loại giàu protein động vật như cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua, trứng, sữa và một số loại protein thực vật như các loại đậu, đỗ và sản phẩm phụ của nó Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) cho biết: Nói chung lợn con tiêu hóa protein một cách dễ dàng, nhưng do nguồn gốc của thức ăn (động vật hay thực vật) và bản chất protein khác nhau nên sự tiêu hóa có những đặc điểm khác nhau quan trọng

Song song với việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein và axit amin thì chúng ta cần cung cấp đầy đủ và cân bằng về năng lượng Năng lượng trong thức ăn được sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể và hình thành nên các hợp chất hữu cơ của tế bào Chất cung cấp năng lượng chủ yếu là gluxit như: Tinh bột, đường, xơ Hàng ngày

Trang 15

gluxit đảm bảo từ 70-80% nhu cầu về dinh dưỡng của lợn Nếu thiếu lợn sẽ gầy yếu, còi cọc, sinh trưởng kém, chậm lớn Năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng vật chất dinh dưỡng trong thức ăn phù hợp với từng loài, giống, tuổi, chức năng sản xuất

Gia súc non cần được cung cấp đầy đủ khoáng chất để phát triển bộ xương và đảm bảo cho các quá trình xảy ra trong cơ thể Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3 - 4% khối lượng cơ thể tăng Nếu so với bộ xương thì khoáng chất chiếm 26% khối lượng xương Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn của gia súc non tốt hơn gia súc trưởng thành Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi và phot pho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non Khi gia súc còn non khả năng tích luỹ canxi, photpho cao Tuổi càng tăng, khả năng tích luỹ giảm Nhìn chung, gia súc non yêu cầu canxi lớn hơn photpho, càng lớn và trưởng thành nhu cầu canxi giảm, nhu cầu photpho tăng lên Để đảm bảo cho quá trình tiêu hoá hấp thu và sử dụng canxi, photpho được tốt, tránh được hiện tượng còi xương, ở gia súc non cần chú ý cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho; đối với gia súc non tỷ lệ Ca/P thích hợp là 1,5 – 2 (Từ Quang Hiển và cs, 2001)

Vitamin là loại vi chất dinh dưỡng, nó rất cần thiết để xúc tác cho mọi quá trình trao đổi chất cho sinh trưởng của động vật Trong các loại vitamin thì vitamin A và D là hai loại vitamin quan trọng nhất cho sinh trưởng Vitamin A xúc tiến quá trình sinh trưởng, nếu thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, tốc độ sinh trưởng giảm, lông xù, gầy còm, năng suất sinh sản thấp, gây bệnh bầm huyết ở lợn con, xù lông, da khô ở lợn sinh trưởng, vitamin D cần thiết cho sự trao đổi canxi, photpho để phát triển bộ xương (Từ Quang Hiển và cs, 2001)

Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%

- Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn Đối với lợn vỗ

béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ăn xong Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu sáng xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản (do các giống lợn sinh sản sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn) và cũng không có một phát hiện nào về ảnh hưởng của thiếu ánh sáng

Trang 16

đối với lợn vỗ béo

- Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển lợn

đã nêu trên còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng phát triển đạt mức tối đa (Vũ Đình Tôn, 2009)

1.1.2 Năng suất thân thịt ở lợn và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thân thịt

1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thân thịt

Năng suất thân thịt lợn được đánh giá bằng các chỉ tiêu bao gồm: - Khối lượng giết mổ (kg)

- Tỷ lệ móc hàm (%) - Tỷ lệ thịt xẻ (%) - Tỷ lệ nạc (%)

- Độ dày mỡ lưng (mm) - Chiều dài thân thịt (cm) - Diện tích cơ thăn (cm2) - Thành phần thân thịt

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thân thịt

Các tính trạng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của vật nuôi nói chung và của lợn nói riêng được gọi chung là tính trạng sản xuất, hầu hết các tính trạng sản xuất là tính trạng số lượng, do đó nó chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và ngoại cảnh

Yếu tố di truyền

Các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc hoặc tỷ lệ thịt nạc/xương, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2= 0,3 - 0,6) (Sellier., 1998) Trong số các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp nhất (h2

= 0,3 - 0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 - 0,57) Dube và cs (2013) nghiên cứu trên lợn Large White cho thấy các tính trạng tăng khối lượng trung bình, hệ số chuyển hóa thức ăn, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn có hệ số di truyền lần lượt là 0,34; 0,24; 0,33; 0,44; 0,45 và 0,55 Ciobanu và cs (2011) tổng hợp kết quả của nhiều nghiên cứu cho biết hệ số di truyền của các tính trạng: tỷ lệ thịt xẻ là 0,30-0,35; dày mỡ lưng là 0,43; diện tích cơ

Trang 17

Bên cạnh hệ số di truyền, còn có mối tương quan giữa các tính trạng Tương quan di truyền giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65), bên cạnh đó là các tương quan nghịch và chặt như giữa tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = - 0,87)

Dube và cs (2013) cũng cho biết độ dày mỡ lưng có tương quan nghịch ở mức trung bình với chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn (tương ứng là 0,24 và 0,41) nên việc chọn lọc để giảm độ dày mỡ lưng có thể đồng thời giúp cải thiện sản lượng thịt xẻ và tỷ lệ nạc Nguyen và McPhee (2005) nghiên cứu mối tương quan di truyền giữa các tính trạng sinh trưởng và năng suất thịt của lợn Large White thấy rằng, tương quan di truyền giữa tỷ lệ nạc với tăng khối lượng là 0,56; giữa tiêu tốn thức ăn với tỷ lệ nạc là -0,53 Nhóm tác giả này kết luận, việc chọn lọc để tăng khả năng tăng khối lượng trung bình sau cai sữa sẽ có thể đồng thời làm giảm độ dày mỡ lưng, tăng tỷ lệ nạc trong thịt xẻ và giảm tiêu tốn thức ăn

Ngoài ra, hàng loạt thông báo của nhiều nhà khoa học đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn là khác nhau ở các giống khác nhau Cụ thể: lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với lợn Large White (Yorkshire) khoảng 1,5 cm; ngược lại tỷ lệ móc hàm ở Large White lại cao hơn so với Landrace (Sather và cs., 1991; Hammell và cs., 1993); lợn Hampshire có thân thịt nhiều nạc hơn nhưng thường ngắn hơn và có khối lượng lớn hơn so với lợn Large White (Smith và cs., 1990; Berger và cs., 1994)

Các tính trạng nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt cũng bị chi phối bởi một số gen như gen halothan và gen Rendement Napoli (Le Roy và cs., 1999) Rất nhiều công trình nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ tiêu thân thịt và chất lượng thịt với gen halothan đã được công bố Lợn có phản ứng halothan dương tính (nn) cho thân thịt nạc hơn so với lợn có phản ứng halothan âm tính (NN, Nn)

Các yếu tố ngoại cảnh

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi phối sinh trưởng, khả năng cho thịt và chất lượng thịt của gia súc Mối quan hệ giữa năng lượng và protein là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển tốc độ tăng trọng, tỷ lệ nạc mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt Tốc độ tăng trọng, chất lượng thịt cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các vitamin với nhau và giữa vitamin với protein và khoáng Bên cạnh đó hàng loạt nghiên cứu đã xác

Trang 18

nhận tác dụng của việc bổ sung các axit amin giới hạn vào khẩu phần lợn thịt: tăng khối lượng, tiết kiệm được thức ăn và protein Chẳng hạn, bổ sung lysin đủ nhu cầu vào khẩu phần cho lợn sẽ làm cơ bắp phát triển nâng cao tỷ lệ nạc

Ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng: Mật độ, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn thích ứng cho phép đều là các yếu tố bất lợi đối với sinh trưởng của lợn thịt Các nhân tố stress trong thời gian chăn nuôi cũng ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất, sức sản suất và chất lượng thịt của lợn (Đặng Hoàng Biên, 2015)

Ảnh hưởng của thời gian nuôi: Cơ chế sinh tổng hợp của cơ thể sống phụ thuộc vào tuổi và vào từng giai đoạn của con vật Sự thay đổi thành phần hoá học của mô cơ, mô mỡ lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn trước 4 tháng tuổi Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn người ta đề ra 3 phương thức nuôi: nuôi lấy nạc đòi hỏi thời gian nuôi ngắn, khối lượng giết thịt nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt mỡ, còn phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn 2 phương thức kia

Ảnh hưởng của tính biệt

Tính biệt là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất của lợn Serrano và cs (2008) tìm thấy rằng, lợn đực thiến có thân thịt ngắn hơn, béo hơn và cho sản lượng thịt xẻ cao hơn so với lợn cái Latorre và cs (2003), Dube và cs (2011) cho biết, lợn đực có lượng tiêu thụ thức ăn cao hơn nhưng tăng khối lượng thấp hơn và độ dày mỡ lưng cao hơn so với lợn cái Lợn đực cũng có hiệu quả chuyển hóa thức ăn kém hơn so với lợn cái Lợn cái có diện tích mắt thịt bé hơn nhưng lại có tỷ lệ nạc cao hơn so với lợn đực thiến Nghiên cứu về ảnh hưởng của tính biệt đến chất lượng thịt, Latorre và cs (2003) cũng cho biết, lợn đực có tỷ lệ mỡ giắt cao hơn và có màu sắc thịt sáng và đỏ hơn so với lợn cái

Ảnh hưởng của khối lượng giết mổ

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, khối lượng giết mổ có ảnh hưởng đến các tính trạng về năng suất thịt như khối lượng thân thịt nóng và tỷ lệ thịt xẻ (Correa và cs, 2006), diện tích mắt thịt (Piao và cs, 2004), độ dày mỡ lưng (Peinado và cs, 2011) cũng như các tính trạng về chất lượng thịt như pH45, màu sắc thịt, tỷ lệ mất nước bảo quản, mất nước chế biến, độ mềm của thịt, lực cắt, tính ngon miệng của thịt và hiệu quả kinh tế (Piao và cs, 2004) Đặc biệt, kết quả một số nghiên cứu cho thấy rằng, tăng khối lượng giết mổ có thể

Trang 19

làm tăng tỷ lệ mỡ giắt trong thịt nạc (latorre, 2004) Các kết quả nghiên cứu trên các tổ hợp lai khác nhau cũng cho thấy rằng giữa các mức khối lượng giết mổ từ 100 đến 130kg, khối lượng thân thịt nóng, tỷ lệ thịt xẻ, chất lượng cảm quan của thịt và hàm lượng protein trong cơ thăn đều tăng đáng kể khi khối lượng giết mổ tăng

* Các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng thịt

Năng suất thân thịt của lợn được đánh giá qua các chỉ tiêu: độ dày mỡ lưng (mm), độ dày cơ thăn (mm), tỷ lệ nạc (%), khối lượng móc hàm (kg), tỷ lệ móc hàm (%), khối lượng thịt xẻ (kg), tỷ lệ thịt xẻ (%), dài thân thịt (cm), diện tích cơ thăn (cm2) Khối lượng móc hàm được cân sau khi cạo lông, bỏ tiết và nội tạng Tỷ lệ móc hàm được tính dựa trên khối lượng trước khi giết thịt và khối lượng móc hàm Khối lượng thịt xẻ được cân sau khi đã bỏ đầu và 4 chân Tỷ lệ thịt xẻ được tính dựa trên khối lượng thịt xẻ và khối lượng trước giết thịt Dài thân thịt được xác định bằng thước dây đo từ đốt sống cổ số một (đốt Atlas) đến xương Pubis Độ dày mỡ lưng được đo bằng máy đo siêu âm Agroscan AL với đầu dò ALAL 350 (ECM, France) ở vị trí xương sườn 13-14, cách đường sống lưng 6cm trên từng cá thể sống cùng với thời điểm cân khối lượng giai đoạn kết thúc (90-100kg) theo phương pháp đo của Youssao và cs (2002) Theo cách phân loại của cộng đồng chung châu Âu, thân thịt được phân loại dựa trên tỷ lệ nạc (Warriss, 2008) như sau:

- Tỷ lệ nạc > 60%: Loại S - Tỷ lệ nạc 55-59%: loại E - Tỷ lệ nạc 50-54%: loại U - Tỷ lệ nạc 45-49%: loại R - Tỷ lệ nạc 40-44%: loại O - Tỷ lệ nạc < 40%: loại P

1.1.3 Một số đặc điểm hình thái và sinh học của lợn Rừng

Nguồn gốc, vùng phân bố và phân loại

Lợn Rừng (Wild pig) là thủy tổ của các giống lợn nhà hiện nay Từ 2500 năm trước, con người đã có những hiểu biết và khai thác lợn Rừng Theo tài liệu của nhiều nước thì lợn Rừng được thuần hóa và bắt đầu đưa vào hệ thống vật nuôi từ thế kỷ XVI Ngày nay lợn Rừng đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Pháp (hiện có 800 trang trại chuyên môn lợn Rừng), Ba Lan, Thái Lan, Canada, Anh, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Braxin, Mexico, Tây Ban Nha, Italia, Đan Mạch, Nhật Bản, Nga, Nepan,

Trang 20

Angeri, Indonesia, và Việt Nam (Đào Lệ Hằng và cs, 2007)

Theo phân loại động vật thì lợn Rừng thuộc giới động vật (Animalia), ngành dây sống (Chordata), phân ngành có xương sống (Vertebrata), nhóm động vật có hàm (Gnathosomata), lớp có vú (Mamalia), phân lớp thú cao hay thú có nhau (Eutheria), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ lợn (Sus), loài lợn Rừng (Sus Scrofa) Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển nông nghiệp quốc tế thì lợn Rừng có tới 36 giống Phổ biến nhất là các giống: Lợn Rừng thần, lợn Rừng lông nhím, lợn Rừng hươu, lợn Rừng sông, lợn Rừng lông dài, lợn Rừng Ấn Độ, lợn Rừng ria trắng châu Phi, lợn Rừng Nam Mỹ, và được phân bố rất rộng, hầu như trên khắp thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ và châu Phi Riêng giống lợn Rừng S.Salvanius chỉ sống ở vùng cỏ cao trên dãy núi Himalayas ở Nepal, Sikkin và Bhutan Chúng là giống lợn bé nhỏ nhất trong họ lợn vì chỉ cao có 29 cm và nặng tối đa 7 kg Lợn Rừng nay đã được tạp giao với nhiều giống địa phương cho ra nhiều dòng con lai khác biệt nên hệ thống phân loại còn khá phức tạp trong khi nghiên cứu về loài vật nuôi này còn ít ỏi và rất rải rác (Đào Lệ Hằng và cs, 2007)

Ngoại hình

Lợn Rừng có dáng thon, cao khoảng 65 - 70 cm, một số giống lợn Rừng Châu Âu có thể cao tới eo người (90 - 120 cm) Thân hình chắc khỏe, mình mỏng Phần vai trước thường cao hơn chân sau làm cho hình dạng của lợn Rừng vai cao mông thấp Mông, bụng gọn, đuôi dài không bao giờ cong uốn lại như lợn nhà và luôn ve vẩy Hai vai và bên trên của 2 chân phía trước đều có u hoặc tấm mỡ sụn lồi ra thành chai cứng Độ lớn và dày của u chai cứng hoặc tấm mỡ sụn này tăng theo tuổi (3 - 5 cm) Mặt lợn Rừng dài, mõm nhọn, tai nhỏ dựng đứng ép sát đầu Mắt to, lồi, màu đen, híp phần cuối đuôi mắt, tia nhìn dữ tợn Mũi lợn Rừng mềm nhưng mạnh khỏe phù hợp với phương thức kiếm ăn trong cuộc sống hoang dã của chúng là đào bới đất, dũi mô đất mới để đào củ, gốc cây, các côn Giung Răng nanh là đặc điểm nổi bật của lợn Rừng Răng nanh mọc dài ra khỏi mõm khi lợn 2 - 4 năm tuổi Lợn Rừng có 4 răng nanh dài, mỗi bên mọc 2 cái, mỗi cái mọc ở 1/4 hàm Mỗi răng nanh dài trung bình khoảng 10 - 12 cm, thậm chí có con sở hữu bộ răng nanh cong, to, dài tới 22,8 cm Mỗi bên hàm có 1 đôi răng nanh, nanh trên và nanh dưới khép kín và khớp nhau, 2 đầu răng nanh trên

Trang 21

dưới khớp nhau nên tạo thành đầu nhọn Mút đầu răng trên và mút đầu răng dưới thường miết cọ sát lẫn nhau nên 2 răng nanh giống như được mài sắc mỗi ngày nên răng nanh của lợn Rừng thường rất sắc và nhọn, đặc biệt là ở lợn Rừng đực (Đào Lệ Hằng và cs, 2007)

Lợn Rừng là động vật ăn tạp nên ngoài đặc điểm răng nanh phát triển đặc biệt trên thì lợn Rừng cũng giống như các động vật nuôi con bằng sữa khác về sự không phát triển lắm của hệ thống răng, lợn Rừng có 44 răng Răng cửa phía hàm dưới dài, hẹp và chìa thẳng ra phía trước để làm nhiệm vụ như cái xẻng Răng hàm trong, răng cấm mọc trong cùng có cỡ rất lớn bằng với răng hàm cái thứ nhất và thứ 2 cộng lại Cấu tạo của xương mặt và xương hộp sọ làm lợn Rừng có hàm mõm dài, phần này thường chiếm 75% đầu lâu sọ Lông của lợn Rừng là kiểu lông nhám, cứng Lỗ chân lông ở trên lớp da tạo thành búi, mỗi búi có 3 lỗ, mỗi lỗ có 1 sợi lông dài Trên sống lưng lợn Rừng từ trán cho đến sát đuôi có mào lông (bờm), mỗi sợi lông dài khoảng 6 - 15 cm Phần mào lông này bình thường đã mọc dựng đứng hơn các phần khác nhưng sẽ dựng đứng đặc biệt khi lợn Rừng nghe tiếng âm thanh lạ hoặc ngửi thấy mùi của kẻ thù (lợn nhà không có lông mào) Mào lông hay bờm lông này có màu đen đậm hơn các vùng khác trên cơ thể Riêng lợn Rừng con trong 4 tháng đầu tiên có bộ lông sọc dưa rất đẹp được tạo bởi những đường vằn màu nâu vàng lẫn trắng chạy dài theo thân mình hoặc màu nâu nhạt hoặc đỏ nhạt chạy trên nền lông đen tùy giống Bộ lông này giúp lợn con ngụy trang để giấu mình và đánh lạc hướng kẻ thù trong môi trường tranh tối tranh sáng trong Rừng Trong khoảng 2 - 6 tháng, các sọc dưa nhạt màu dần và ở 1 năm tuổi, chúng có bộ lông chính thức mang màu đặc trưng của giống ổn định cho đến khi chết Khả năng sinh trưởng và sinh sản lợn Rừng sinh trưởng chậm và đạt kích thước tối đa tùy theo từng giống, môi trường và tuổi Lợn Rừng châu Âu thường có tầm vóc to lớn hơn nhiều so với lợn Rừng châu Á Trong khi lợn Rừng châu Á chỉ có thể cao 65 - 70 cm, dài 120 - 140 cm, nặng 70 - 178 kg thì lợn Rừng châu Âu có thể cao tới 90 - 100 cm, dài 178 - 160 cm, nặng tới 200 - 350 kg Con đực thường to lớn hơn con cái khoảng từ 20 - 30 kg Lợn sơ sinh rất bé nhỏ, nặng 0,2 - 0,5 kg, dài 15 - 21 cm Tuổi cai sữa: 55 - 60 ngày; Trọng lượng lợn con khi cai sữa là 4 - 5 kg/con; Tuổi giết thịt có thể tính từ 6 tháng tuổi Trọng lượng xuất chuồng thường dao động từ 25 - 50 kg tùy theo nhu cầu của thị trường (Đào Lệ Hằng và cs, 2007)

Trang 22

Bảng 2.1: Khả năng sinh trưởng của lợn Rừng

Tháng tuổi Trọng lượng (kg) Tốc độ sinh trưởng (g/ngày)

Bảng 2.2: Các đặc điểm về khả năng sinh sản

6 Thời gian động dục 2 – 3 ngày đối với nái tơ và 3 - 4 ngày đối với nái dạ

Trang 23

bị cạnh tranh nhiều bởi hươu, nai thì chúng có thể đi kiếm ăn trong vòng bán kính 50 - 80 m nhưng không có tập tính di cư Lợn Rừng có tập tính tham ăn, thích tranh ăn, thích đi kiếm ăn lúc sáng sớm, lúc chạng vạng tối và ban đêm, còn ban ngày chúng thường ẩn nấp vào Rừng rậm hoặc những nơi yên tĩnh, kín đáo (Đào Lệ Hằng và cs, 2007)

Lợn Rừng thích đầm mình vào nơi ẩm ướt, vũng nước nhỏ và thích dũi đất tìm kiếm thức ăn hơn là với lên cao ăn lá cây

Thức ăn và kẻ thù Lợn Rừng là loài ăn tạp, chúng ăn từ các loại rễ cây, củ, cỏ, cây nông nghiệp, nấm, quả sồi, hạt đậu, các loại hoa quả, đến các động vật dưới đất như giun, dế, rết các loại động vật trên mặt đất như bọ cạp, trứng, kỳ nhông, thỏ con, rắn, chim non của các loài chim làm tổ trên mặt đất, sâu bọ, côn Giung, xác chết Kẻ thù trong tự nhiên của chúng là báo, sư tử, hổ, chó sói và thợ săn (Đào Lệ Hằng và cs, 2007)

1.1.4 Đặc điểm sinh học của Giun quế

Giun quế là một trong những giống Giun đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ Đây là loài Giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thải ở Philippines, Australia và một số nước khác.Giun quế có kích thước tương đối nhỏ, dài khoảng 10–15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 - 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín tuỳ theo tuổi, màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn Cơ thể Giun có hình thon dài, nối với nhau bằng nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ Giun quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu O2 và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp ở mỗi đốt Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải dưới dạng Amonia và Ure Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng Thức ăn sau khi qua hệ thống tiêu hoá với nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, chúng thải phân ra ngoài và những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hoá này cũng theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở màng dinh dưỡng trong một thời gian dài Giun quế rất nhạy cảm, chúng có phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế từ 20 - 27oC, độ ẩm thích hợp là 60 – 70% Giun quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có pH ổn định (khoảng 7 – 7,5) Giun có khả năng chịu được phổ pH khá rộng từ 4 – 9, nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi Giun quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới

Từ một cặp giun ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1000 –

Ngày đăng: 15/05/2024, 08:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan