MỤC LỤC
Lê Đình Phùng và cs, (2011) đã nghiên cứu xác định một số đặc điểm về ngoại hình, tập tính sinh hoạt, khả năng và tập tính sinh sản của lợn Rừng Thái Lan nhập nội. Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 362 lợn (34 đực giống, 136 nái và 192 lợn con) tại cơ sở chăn nuôi Trung Sơn Đà Nẵng đã chỉ ra rằng; Màu lông trên cơ thể lợn Rừng không đồng nhất; lông bờm ở gáy tốt và cứng, ở con đực phát triển hơn ở con cái, một gốc chân lông có 3 ngọn chụm lại thành cụm. Lợn Rừng mới sinh toàn thân có 6 sọc chạy dọc hai bên mình từ hốc tai đến khấu đuôi, sau 5 - 6 tháng tuổi các sọc này mất hẳn và toàn thân phủ màu đen hoặc âu đậm.
Lợn Rừng đẻ tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, là loài cam con, nuôi con khéo, lợn có khả năng sinh trưởng và thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi của nước ta lúc 120 ngày tuổi đạt 13,83 kg. Tăng Xuân Lưu và cs, (2010) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn Rừng Thái Lan nhập vào Việt Nam nuôi tại trung tâm động vật hoang dã Sơn Tây cho thấy: Lợn Rừng Thái Lan có khả năng tăng trọng tốt, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ kiểu bán chăn thả của nước ta nhưng về nhu cầu dinh dưỡng cho giống này chƣa đƣợc nghiên cứu. Hà Xuân Bộ và cs, (2021) nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của lợn lai F1 (Rừng x Meishan) tại trại chăn nuôi khoa chăn nuôi học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, lợn lai Rừng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất thịt đạt tỷ lệ thịt xẻ cao.
Vũ Đình Tôn và cs, (2021) Trong nghiên cứu về “Đặc điểm sinh học, giá trị dinh dưỡng, phương pháp thu hoạch, chế biến và sử dụng một số loài giun đất làm thức ăn chăn nuôi” đã chỉ ra rằng giun quế (Perionyx excavatus), trong đó giun đất châu Phi có nhiều tiềm năng nhất để sản xuất sinh khối protein. Có nhiều phương pháp chế biến giun đất làm thức ăn chăn nuôi, trong đó sấy khô và thủy phân , hoặc cho ăn tươi là phù hợp, được sử dụng phổ biến. Khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, cần lưu ý giảm tối đa nguy cơ về tồn dư kim loại nặng, nhiễm khuẩn hoặc ký sinh Giung và đưa về dưới ngưỡng khuyến cáo (15% với gà và 25-30% với cá).
Chỉ có một vài các các công trình nghiên cứu nhƣ: ARC(1981), Van de Ligt và cs (2002), Thông và Liebert (2004)… Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về cân đối mức protein, năng lƣợng cho lợn Rừng lai phù hợp với điều kiện khí hậu phía Bắc Việt Nam. Kvisna, Keosua, Phia Kraixeng Xrium (2005), trong báo cáo „Quy trình kỹ thuật nhân giống và phát triển heo Rừng’ bản dịch của Lê Văn Hiếu và Lê Tuấn Tú, đã chỉ ra rằng lợn Rừng nuôi trong điều kiện bán chăn thả có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. (2003) khi nghiên cứu trên giống lợn Meishan phân bố ở tỉnh Giang Tô của Trung Quốc cho biết lợn nái trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 57,8cm, vòng ngực 100cm và khối lƣợng cơ thể sống 61,6kg.
Khối lƣợng giết mổ của từng cá thể đƣợc xác định tại thời điểm kết thúc bằng cân đồng hồ (loại 100kg sai số 200g). Dài thân thịt được xác định bằng thước dây đo từ đốt sống cổ số một (đốt Atlas) đến đầu xương Pubis. Dày mỡ lưng (tại vị trí xương sườn thứ 13-14) và dày cơ thăn (từ trước cơ bán nguyệt đến tủy sống được xác định bằng thước kẹp cùng với thời điểm cân khối lượng ở thời điểm kết thúc theo phương pháp đo của Youssao và cs.
Tỷ lệ nạc được ước tính từ dày mỡ lưng và cơ thăn theo phương trình hồi quy đƣợc Bộ Nông nghiệp Bỉ (Ministère des Classes Moyennes et de L‟agriculture de Belgique, 1999).
Ảnh hưởng của bổ sung giun quế đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn giai đoạn từ 28 đến 178 ngày tuổi đƣợc thể hiện ở Bảng 3.2. Việc bổ sung giun quế vào khẩu phần thức ăn có tác dụng cải thiện khả năng tăng khối lƣợng bình quân/ngày ở tất cả các giai đoạn nuôi. Bổ sung giun quế với mức 5 % vào khẩu phần thức ăn cho kết quả sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với các lô thí nghiệm còn lại.
Kết quả cho thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của lợn ở tất cả các lô thí nghiệm có chung một xu hướng tăng dần từ giai đoạn sau cai sữa đến 90 ngày tuổi, sau đó có xu hướng giảm dần khi tuổi của lợn tăng lên. Ảnh hưởng của bổ sung giun quế đến sinh trưởng tương đối (%) của lợn giai đoạn từ 21 đến 178 ngày tuổi. Sinh trưởng tương đối của lợn ở lô TN1 là cao hơn so với lô ĐC và lô TN2 ở hầu hết các giai đoạn; tuy nhiên, ở giai đoạn 91 – 120 ngày tuổi thì sinh trưởng tương đối oqr lô TN2 thấp hơn so với lô ĐC nhƣng vẫn thấp hơn so với lô TN1.
Kết quả cho thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của lợn ở tất cả các lô thí nghiệm có chung một xu hướng là thấp trong giai đoạn đầu sau cai sữa, sau đó tăng cao ở giai đoạn từ 28 - 90 ngày tuổi rồi giảm dần khi tuổi của lợn tăng lên. Trong giai đoạn sau cai sữa (28 – 60) ngày tuổi, lợn con chịu ảnh hưởng rất lớn của thay đổi về môi trường và dinh dưỡng. Khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém do không đủ lƣợng axit tự do tiết ra ở dạ dày và các enzyme tiêu hóa từ tuyến tụy, kết hợp với sự thay đổi đột ngột trạng thái vật lý, tính chất hóa học và lƣợng ăn vào của thức ăn.
Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con giai đoạn này cũng xuống thấp do miễn dịch thụ động thông qua γ-globulin từ sữa mẹ bị ngắt, miễn dịch chủ động của lợn con đang trong giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển (Aumaitre và cs, 1995). Tác động đồng thời của các yếu tố trên làm cho khả năng thu nhận và tiêu hóa thức ăn thấp,. Sau đó quá trình sinh trưởng tuyệt đối có xu hướng giảm dần là phù hợp với quy luật sinh trưởng bình thường của lợn.
Khả năng thu nhận thức ăn của lợn giai đoạn từ cai sữa đến 178 ngày tuổi. Kết quả của thí nghiệm cho thấy, trong cùng một lô, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng tăng dần theo tuổi của lợn. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển bình thường ở loài lợn.
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng là một chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng trong chăn nuôi lợn, nó giúp người chăn nuôi có cơ sở để lựa chọn, quyết định sử dụng hay không sử dụng chế phẩm, sử dụng ở liều lƣợng nào, giai đoạn nào để mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Với mức giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng nhƣ trên và đặc biệt với quy mô chăn nuôi công nghiệp, trong điều kiện giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nhƣ hiện nay, việc sử dụng chế phẩm giun quế mức 5 % khẩu phần ăn có thể giúp giảm đáng kể chi phí thức ăn trong chăn nuôi lợn.
Ảnh hưởng của bổ sung giun quế đến năng suất thân thịt của lợn Rừng. Không có sự sai khác giữa 2 mức bổ sung giun vào khẩu phần ăn của lợn. Kết quả của thí nghiệm cho thấy, bổ sung giun quế vào thức ăn cho lợn giai giai đoạn từ cai sữa đến 178 ngày tuổi với mức 5 % và 10 % có khả năng sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với lô đối chứng (P<0,05) nhưng không ảnh hưởng đến thu nhận thức ăn bình quân/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm.
Trong đó, bổ sung với mức 5 % khẩu phần thức ăn cho hiệu quả cao nhất. Bổ sung giun quế vào khẩu phần ăn có tác dụng làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn giai đoạn từ cai sữa đến 178 ngày tuổi, trong đó mức bổ sung 5. Bổ sung giun quế vào thức ăn cho lợn giai đoạn từ cai sữa đến 178 ngày tuổi không những chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn Rừng Thailan, mà còn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thân thịt.