cơ bản của Tỉnh Sau khi các Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình; Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư công trình
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là thầy giáo GS.TS Lê Kim Truyền cùng sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp và cùng sự nỗ lực của bản thân Đến nay,
tác gia đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với dé tài “Nghién cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án đầu tư xây
dựng của phòng Quan lý XDCT-— Sở NN&PTNT Thanh hóa”).
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Lê Kim Truyền
đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết
trong quá trình thực hiện luận văn Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng — khoa Công trình đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành Luận văn Thạc sỹ của mình.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2016
Tác gia
Lê Đức Hùng
Trang 2Tôi xin cam đoan đề tải lun văn này là sản phẩm nghiên cứu của riéng
cá nhân tôi, Kết quả trong luận văn là trung (hực và chưa từng được ai công
bố trong tất cả các công trình nao trước đây
“Tác giả
Lê Đức Hùng
Trang 3MỤC LỤC
MỞ DAU
CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH CÁC CÔNG.TRÌNH XÂY DUNG
1.1 Những vấn đề chung về dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.2 Vai trò của đầu tư XDCB
1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
1.2 Công tác thẳm định trong quản lý đầu tư xây dựng công trình
4
4 4
6
6 3
1.2.1 Khái niệm về công tác thẩm định trong quản lý đầu tư xây dựng công
trình : : os : 13
1.2.2 Ý nghĩa, mục đích của công tác thẳm định trong quan lý đầu tư xây:
dựng công trình "` 1.2.3 Nội dung thâm định một dự án đầu tư xây dựng công trình L3 1.2.4 Trình tự thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản 161.2.5 Sự cần thiết phải thâm định dự án 20
Trang 42.3.1 Phương pháp chung đề thẩm định dự án :
2.3.2 Một số phương pháp thâm định được áp dụng hiện nay
2.4 Thông tin phục vụ cho công tác thẳm định
2.5 Yếu tố lạm phát
2.6 Kết luận chương 2
—-CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ ĐÈ XUẤT MỘT SO GIẢI PHÁP.NANG CAO CHAT LUQNG CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH PHÒNGQUAN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH —
3.1 Khái quit về tinh hình kinh tế, xã hội tinh Thanh Hóa „42
3.1.2 Tình hình văn hóa, xã hội „45
3.2 Tình hình công tác đầu tư XDCB trên địa bản tỉnh Thanh Hóa „47
3.3 Thực trạng công tác thẩm định ở Phòng QLXDCT 493.3.1 Sơ lược về Phòng QLXDCT thực hiện công tác thẩm định các công,trình đầu tr XDCB 49
3.3.2 Quy trình tô chức thâm định các công trình đầu tư XDCB 52
3.4 Đánh giá công tác thâm định tại địa phương „58
3.4.1 Những kết qua đạt được 583.4.2 Những tồn tại và hạn chế " " 59
3.4.3 Nguyên nhân 6 3.5 Những giải pháp dé hoàn thiện công tác thẩm định “
3.5.1 Giải pháp về nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm định 2
3.5.2 Giải pháp về các thủ tục hành chính „63 3.5.3 Giải pháp về xây dựng một quy trình thẩm định hợp lý 6 3.5.4 Giải pháp về tổ chức quản lý -65
Trang 53.5.5 Giải pháp về phương pháp thấm định : sn 65
3.6 Kết luận chương 3 65KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
DANH MỤC CAC TÀI LIEU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 1.1 Bảng t6m tắt những nội dung cơ bản cần thẩm định.
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp trình độ chuyên môn cán bộ Phòng KT-HT
Bang 3.2 Thành phần hồ sơ trình thẩm định
Bảng 3.3 Tổng hợp số lượng các dự án được thâm định tại Phong
15 sỊ 5ã
sỹ
Trang 7DANH MỤC HÌNH VEHình 1.1 Sơ dé trình tự thẩm định dự án đầu tư xây dựng, 17Hình 2.1 Quy trình thẳm định chung 30Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Phòng QLXDCT 50
Hình 3.2 Luân chuyển hồ sơ thẩm định oe 52
Hình 3.3 Qui trình thẩm định thiết kế cơ sở của dự án tại Phòng QLXDCTS2
Hình 3.4 Đề xuất quy trình thẩm định thiết 6
Trang 8“Tiêu chuẩn Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Kinh tế - Hạ tầng
“Xây dung cơ bản
Quốc hội
XXây dựng - vận hành - chuyển giao
Sở nông nghiệp và phat triển nông thôn
“Xây dựng công trình
Trang 9MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Dy án đầu tư là một hình thức cụ thé hoá các kế hoạch đầu tư, do đó dự
án đầu tư có vai tro quyết định đến việc thực hiện các hoạt động đầu tư Đểthực hiện được tốt công tác chuẩn bị đầu tư thì công tác lập, thảm định, phêduyệt dự án đầu tư là quan trọng, vì nó là căn cứ để ra các quyết định đầu tưhoặc cấp giấy phép đầu tư và quyết định tới hiệu quả của mỗi dự án Tình.trạng lập dự án gây lãng phí lớn thể hiện ở 2 dạng: một là lập tổng mức đầu tư
khống để được ghi kế hoạch dẫn đến tăng tổng mức đầu tư, hai là các dự ánBOT thường nâng vốn đầu tư để kéo dài thời gian sử dụng công trình và có
lợi cho nha đầu tư Vì vậy, dé bảo đảm hoạt động các dự án có hiệu quakhông thé phủ nhận vai trò quan trọng của hoạt động thẩm định Từ khi nhìn.nhận một cách đúng đắn nhất về vai trỏ của hoạt động thẳm định thì việc đầu.tur vào các dự án đều hoạt động có hiệu quả hơn Chính vì vậy, thắm định dự
án trở thành khâu không thể thiếu trong mỗi hoạt động đầu tư
‘Thanh Hóa là địa phương có diện tích rộng, có đổi núi, có đồng bằng và
có cả biển, Địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt do
đó, nguồn vốn ngân sách dùng đẻ đầu tư cho các công trình nông nghiệp vàphát triển nông thôn chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản của Tỉnh
Sau khi các Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình; Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư công trình ra đời nhắn mạnh việc tăng cường vai trò củaquản lý nhà nước đối với công trình xây dựng, thì hầu hết các dự án đầu tư.xây dung thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh đều
được thẩm định qua sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa Việc này làm giatăng cả về khối lượng và lĩnh vực cần được thẳm định
Trang 10phạm vi, chức năng của mình Với lực lượng hạn chế, khối lượng công việcngày cảng tăng, đòi hỏi công tác quản lý, quy trình thẩm định, nguồn nhân lựcphải đảm bảo tốt nhất, được tô chức hết sức chặt chẽ,
Thông qua quá trình thực hiện thẳm định các dự án đầu tư xây dựng
công trình, phòng quản lý dự án đã phát huy vai trò quản lý nhà nước đối với
chat lượng công trình Tuy nhiên, dé có cái nhìn khách quan, tổng quát và có
co sở lý luận khoa học áp dụng vào thực tiễn thi việc “Nghiên cứu, để xuất
một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án đầu tư
xây dựng của phòng quản lý dự án - sở NN&PTNT Thanh hóa” là rất cản
thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Nguyên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tácthấm định các dự án đầu tư xây dựng thuộc quản lý của phòng quản lý
XDCT- Sở NN&PTNT Thanh Hóa.
3 Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chung về công tác quản lý chất lượng các dự
án đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu các tai liệu, văn bản quy phạm cũng.
như pháp luật liên quan đến công tác quản lý chat lượng công trình xây dựng các
dự án đầu tư xây dựng công trình trong phạm vỉ nghiên cứu của để tải
¬+ Điền tra, thống kê và tổng hợp các tải liệu đã nghiên cứu liên quan đến để tài
+ Các phương pháp thu thập thông tin: Các văn bản pháp quy, tai liệu
liên quan đến công liên quan đến công tắc triển khai thực hiện dự án
+ Phương pháp thống kê, kinh nghiệm, phân tích tổng hợp, phân tích
thống kê, so sánh, và một số phương pháp kết hợp khác
+ Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với thay hướng dẫn v các chuyên gia quản lý dự án nhằm thu được những, kinh nghiệ , có được các nhận xét
Trang 11và ý kiến góp ý về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng các.
tư xây dựng công trình và mồi liên hệ với các bên tham gia vào tiềndyin
trình thực hiện dự dn trong những tinh huống cụ thể
4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dự án đầu tư xây dựng côngtrình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Pham vi nghiên cứu của luận văn là các dự án thuộc giai đoạn lập dự án
đầu tu (báo cáo khả thí)
5 Kết quả đạt được
Nghiên cứu một cách có hệ thống, tổng quan về công tác thẩm định các
dự án đầu tư xây dựng công trình cơ bản
Phân tích được thực trạng và đánh giá được những mặt hạn chế từ đó
một số giải pháp nhằm nâng cao công tic
phan tích nguyên nhân dé dé x
thấm định các dự án dau tư các công trình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của luận văn gồm có:
— Chương 1: Tổng quan về công tác thấm định các công trình xây dựng,
— Chương 2: Những nhân tổ ảnh hưởng đến công tác thắm định dự án đầu.
tự xây dựng công trình
~ Chương 3: Thực trạng và để xuất giải pháp nâng cao chất lượng công
tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình tại phòng quản lý xây đựng công trình
Trang 121.1 Những vấn đề chung về dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1 Dự án đầu te xây dựng công trình
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000), dự án là một quá trình
đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạnbắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phủ hợp với các yêu cầu.quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chỉ phí và nguồn lực
Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2013 do Quốc hội nướcCông hòa xã hội Chú nghĩa Việt Nam ban hành đã chỉ rõ, dự án đầu tr xây dựng
công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn dé tiền hành.hoạt động xây dựng dé xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm.phát triển, duy tì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
một thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự
án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo
cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh t kỹ thuật đầu tư xây,
dựng.
Như vậy có thé nói, dự án đầu tư xây dựng công trình là một tập hợp cáchoạt động có phối hợp, kiểm soát, có thoi hạn bắt đầu và kết thúc liên quan đếnviệc sử dụng nguồn vốn dé xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa công trình xâydựng nhằm phục vụ mục tiêu, lợi ích của chủ đầu tư
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là quá trình sử dung các nguồn lực vàohoạt động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tải sản cổ định, nhằmtừng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế
Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức
như: xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hay khôi phục tài sản cổ
định cho nền kinh tế
Trang 13XDCB là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định (khảo sát, thiết kế,xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị), kết quả của các hoạt động XDCB là cáctài sản cố định với năng lực sản xuất phục vụ nhất định.
Quản lý đầu tư XDCB được xác định theo từng dự án Hiện nay dự án
đầu tư XDCB có thể được xem xét đưới nhiều góc độ khác nhau:
~ Xét trên tổng thé chung của quá trình đầu tư: Dự án đầu tư có thể đượchiểu như là kế hoạch chỉ tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được.mục tiêu đã để ra trong khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình
cụ thể thực hiện các hoại động đầu tư.
- Xết về mặt hình thức: Dự án đầu tư XDCB là một tập hồ sơ tài liệu
trình bảy một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo kếhoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong
tương lai
~ Xét về góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử
dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội
- Xét trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là kế hoạch chỉ tiết để thực.hiện chương trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ
cho việc ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư
- Xét trên góc độ phân công lao động xã hội: Dự án dầu tr XDCB théhiện sự phân công, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mỗi quan
hệ giữa các chủ thé kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu
tổ tự nhiên
- Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư XDCB là một tập hợp các hoạt động
cụ thể, có mỗi liên hệ biện chứng, nhân quả với nhau dé đạt được mục đích
nhất định trong tương lai
Nhu vậy, đủ xét theo bắt kỳ góc độ nao thi dự án đầu tư XDCB đều bao.gồm 4 vấn đề chính, đó là: mục tiêu của đầu tư, các kết quả, các hoạt động và
Trang 14XDCB phải thường xuyên theo dõi, đánh giá các kết quả đạt được Những.
hoạ động nào có liên quan trực tiếp đổi với việc tạo ra các kết qua được coi làhoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm
Trong xây dựng công trình thủy lợi nói riêng, và xây dựng công trình xây
‘dug cơ bản nói chung, việc thực hiện đầu tư được thông qua lập quy hoạch theođịnh hướng phát triển kinh tế xã hội, sau đó được xây dựng kế hoạch vốn và thực
hiện theo các bước như quy định tại luật xây đựng số 50/2014/QH13 ngày
18/6/2013.
1.1.2 Vai trò của đầu te XDCB
Đầu tư xây dựng có vai trỏ hết sức quan trọng trong quá trình phát triểncủa bit kỳ hình thức kinh tế nào, nó tạo ra những co sở vật chất kỹ thuật,những nén tảng vững chắc ban đầu cho sự phát triển của xã hội
Đầu tư XDCB hình thành các công trình mới với thiết bị công nghệ hiện
đại; tạo ra những cơ sở vật chất hạ ting ngày cảng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu
phat triển của dat nước và đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế, chính.trị - xã hội, an ninh - quốc phòng
Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, quản lý hiệu quacác dự án xây dựng là cực kỳ quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phi thất thoátnhững nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp
1.13 Phân loại dụ án đầu te xây dựng
"Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc
phân cấp quản lý, phân cấp thâm định, phân cấp phê du) Đây là cơ sở quyếtđịnh đến mức độ ưu tiên đầu tư, nguồn vốn đầu tư Chính vì vậy, ngay từ luật xây.dựng số 16/2003/QHI 1 đã yêu cầu phải có phân loại dự án đầu tư xây dựng công.trình làm căn cứ cho việc thấm định, phê duyệt dự án Cho đến nay luật xây dựng
Trang 15số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2013 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính
phủ về quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng được.phân loại như sau:
1.1.2.1 Theo quy mô và tính chất:
a Dục ân quan trọng quốc gia
Những công trình quan trọng quốc gia sẽ do Quốc hội xem xét, quyếtđịnh về chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006của Quốc Hội đã quy định rõ, những dự án, công trình có một trong năm tiêu
chí sau đây là dự án, công trình quan trọng quốc gia:
- Quy mô vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng Việt Nam trở l đối với dự án,
công trình có sử dụng tir 30% von nha nước trở lên
~ Dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm an khảnăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
+ Nhà máy điện hạt nhân;
+ Dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200 ha trở lên; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lần
biển từ 500 ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ 200 ha trở lên, trừ đắt rừng làvườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; dat rừng sản xuất từ 1000 ha trở lên
- Dự án, công trình phái di dan tái định cư từ 20.000 người trở lên ở
miễn núi, và từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác
~ Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc
gia có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quanquốc phòng, an ninh hoi
thấm định nhà nước Mỗi dự án thuộc loại này
nhà nước ki tra, đánh giá và trình bay báo e:
Trang 16cũng khác nhau theo luật định.
(1) Dự án thuộc nhóm A là những dự án có một trong những điêu kiện sau:
+ Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tinh chất bảomật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thảnh lập và xây dựng
ha ting khu công nghiệp méi, không kể mức vốn
+ Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc quy mô đầu
tự, không kế mức vốn
+ Các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biển dầu khí, hóa
chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lấp ráp ôtô), ximăng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu,cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ, có mức vốn trên
+ Các dự án: Hạ ting kỹ thuật của khu đô thi mới: Công nghiệp nhẹ,
sành sứ, thủy tỉnh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết
bị xây dung; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thay sản; chế biếnnông, lâm sản, có mức vốn 300 tỷ đồng
+ Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng
dân dụng, kho tảng, du lịch, thé dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự.
án khác, có mức vốn trên 200 tỷ đồng
Trang 17Các dự án thuộc nhóm A được giao cho các Bộ chuyên ngành thẩm định
và phê duyệt
(2) Dự ân thuộc nhôm B là những dự án có một trong những điều kiện sau
+ Các dự án: Công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy(bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế.biển khoáng sản; các dự án giao thông: cẩu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường quốc lộ, có mức vốn từ 30 - 600 tỷ đồng
+ Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm nêu trên), cắp thoát nước
và công trình kỹ thuật hạ tằng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện
tử, tin học, hóa được, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưuchính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nha 6; trường phổ thông,đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chỉ tiét được
duyệt, có mức vốn từ 20 - 400 tỷ đồng
+ Các dự án: Hạ ting kỹ thuật của khu đô thị mới; công nghiệp nhẹ, sảnh
sứ, thủy tỉnh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng;
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biển nông, lâm sản
Các dự án thuộc nhóm B được giao cho các Sở chuyên ngành thấm định.
(3) Dự án thuộc nhóm C là những dự án có một trong những diéu kiện sau:
+ Các dự án: Công nghiệp điện, dầu khí, hóa chat, phân bón, chế tạo máy.(bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế
biển khoáng san; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường quốc lộ - có mức vốn dưới 30 tỷ đồng Các trường phổthông nằm trong quy hoạch - không kể mức vin
Trang 18+ Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm nêu trên), cắp thoát nước.
và công trình kỹ thuật ha ting; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện
tử, tin học, hóa được, thiết bị y té, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu.chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trưởng phô thông,đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chỉ tiết đượcduyệt - có mức vốn dưới 20 tỷ đồng
+ Các dự án: Hạ ting kỹ thuật của khu đô thị mới: công nghiệp nhẹ, sinh
sứ, thủy tỉnh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng;
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biển nông, lâm sản
-có mức vốn từ dưới 15 tỷ đồng
+ Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng
dân dụng, kho ting, du lich, thé duc thé thao, nghiên cứu khoa học và các dự
án khác - có mức vốn dưới 7 tỷ đồng
Các dự án thuộc nhóm C được giao cho các Sở chuyên ngành thấm định.
1.1.2.2 Theo nguồn vẫn dau te
Đặc điểm của việc phân loại này là các die án được phân loại theo
nguôn vốn sử dụng Theo cách phân loại này có các loại đục dn sau:
~ Dự án sử dụng vốn ngân sách Nha nước
Dy án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tin dụng đầu tư.phát triển của Nhà nước:
= Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;
— Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hop
Trang 19tầng kinh tế - xã hội, quốc phỏng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệpđầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chỉ cho công tác lập vàthực hiện các dự án quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội ving, lãnhthé, quy hoạch xây dựng đô thị va nông thôn
Với dự án loại này, thường sử dụng 100% vốn ngân sách nhà nước, do
đó thường bị chậm tiền độ do quá trình phân bổ vốn không đều Đặc biệt, các
cdự án này nếu không quản lý tốt có thé gây ra tinh trang các chủ đầu tư và nhà
thầu móc nối để nâng cao giá trị của tổng mức đầu tư nhằm trục lợi từ dự án,
và nhờ vậy mã các dự án được đầu tư hiệu quả.
b Dự án sút dung vẫn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vẫn tin dụng đầu nephát triển của Nhà nước:
Cùng với quá trình hội nhập, đổi mới và mở cửa, tính dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng ké trong chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác.dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước.Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyêntắc hoàn tra vố vay Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả
kiệm hơn.
tư, sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước là một hình.thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức.tín dụng đối với mỗi dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp
Trang 20Bén cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phat triển của Nhà nước còn phục vụcông tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô Và trên hết, nguồn vốn tín dungđầu tư phát trién của Nha nước có tác dụng tích cực trong việc chuyên dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Đối với loại dự án này các nguồn vốn được chính phủ huy động tirnguồn tín dụng trong va ngoài nước Tuy nhiên, các dy án này thường làm gia
tăng rủ ro, đặc biệt là khả năng trả nợ Theo báo cáo phân tích của Chính phủ Việt Nam thì hiện nay nước ta dang trong tinh trạng nợ công an toàn (khoảng
180 triệu đô la mi), tuy nhiên nếu tiếp tục huy động nguồn vốn tin dụng mộtcách ồ at, không có tinh toán trước, nhất là nguồn tin dụng ngoại hối thì việc
vỡ nợ rất có thể sẽ xảy ra mà Hy Lạp là một bai học, Do đó, đối với loại dự án
nay công tác thắm định đặc biệt chú trọng đến việc nghiên cứu đánh giá hiệuquả đầu tư dự án và quá trình hoàn vốn đầu tư
e Die án sử dụng vẫn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước
Đối với loại dự án này các dự án đầu tư xây dựng công trình được đầu tư
thông qua việc huy động vốn của các doanh nghiệp dưới dạng đầu tư BT,BOT hoặc BTO Trong lúc nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc sử dụng von
ngân sách và vốn tin dụng có nhiều rủi ro như phân tích ở trên thi việc huyđộng vốn dựa trên hình thức này cho hiệu quả cao hơn
Trong 5 năm trở lại đây, ngành giao thông là ngành có sản lượng đầu tưtheo hình thức BOT nhiều nhất, được thể hiện qua hàng loạt các đường caotốc, hàng loạt cây cầu có quy mô lớn mọc lên Tuy nhỉ: „ bên cạnh những lợiích thì vẫn tồn tại nhiều yếu tổ chưa tốt, các dự án này nếu khâu thẳm địnhkhông tốt sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư có tinh đây cao tông mức đầu tư
nhằm kéo đài thời gian sử dụng công trình, nhằm trục lợi cho nhà đầu tư
Chính vì vậy, công tác thẩm định đỏi hỏi người thẩm định phải có trách nhiệm cao trong việc khẳng định kết quả thaảm định của mình.
Trang 21d Dự án sit dụng vẫn khác bao gém cả vốn tư nhân hoặc sử dung hôn hợpnhiều ngudn vần
Đối với loại dự án này thường có vốn đầu tư nhỏ, công tác thâm định
chủ yếu khó khăn trong khâu kiểm định phủ hợp với quy hoạch va kỹ thuật.1.2 Công tác thẳm định trong quản lý đầu tư xây dựng công trình1.2.1 Khái niệm về công tác thẩm định trong quản lý đầu tư xây dựng công
trình
Tham định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có
khoa học và toàn điện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi
của một dự án, từ đó ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư Đây là một quá
trình kiếm tra, đánh giá các nội dung của dự án một cách độc lập tách biệt với
quá trình soạn thảo dy án Tham định dự án tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạtđộng đầu tư có hiệu quả Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở đểcác cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết định đầu tư và cho phép.đầu tư
1.2.2 Ý nghĩa, mục đích của công tác thẩm định trong quản lý đầu tư xây
đựng công trình
Công tác thẩm định trong quản lý đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát nguồn vốn, tổng mức đầu tư, kiểm.soát dự án đầu tư xây dựng đảm bảo yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, là căn cứ décấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
Mục đích c công tác thẩm định trong quản lý đầu tư xây dựng côngtrình là việc nâng cao hiệu quả đầu tư, kiểm soát được ic yếu tổ rủi ro, tránh
lăng phi, thất thoát vốn đầu tư
1.2.3 Nội dung thẫm định một dự án đầu tw xây dựng công trình
‘Theo Nghị định Số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 Về việcban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, nội dung thẩm định một dự án
Trang 22đầu tư xây dựng công trình được xem xét, đánh giá dựa trên 5 nhóm yếu tố
Thứ nhất, thắm định các yêu tố về pháp lý: Xem xét tính hợp pháp (sự.tuân thủ) của dự án theo các quy định của pháp luật; sự phủ hợp của các nội
dung dự án với những chính sách quy định hiện hành (Luật, Nghị định, Quyếtđịnh, Thông tư, Hướng dẫn); sự phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển
của ngành, ving lãnh thé.
Thứ hai, thẩm định các yếu t6 về công nghệ - kỳ thuật, xem xét, đánh giá
trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả của các giải pháp công nghệ
-kỹ thuật được lựa chọn, áp dụng cho dự án
Thứ ba, thâm định các yếu tổ kinh tế, tài chính của dự án: Xem xét tính.kha thi, đánh giá tinh hợp lý của các yếu tổ tài chính, kinh tế (nguồn vốn, mức.chỉ phi, mức thu, các chế độ và các nghĩa vụ tai chính ) được áp dung trong
các nội dung của dự án
Thứ tư, thẩm định các điều kiện tổ chức thực hiện, quản lý vận hành dự
án: Xem xét, đánh giá sự hợp lý, tinh chất én định, bền vững của các giải
pháp và yếu tổ liên quan đến tô chức thực hiện, vận hành dự án, đảm bảo các
mục tiêu của dự án.
“Thứ năm, thâm định hiệu quả đầu tư: đánh giá hiệu quả dự án qua các
mặt: Tai chính - kinh té - xã hội, đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án và đưa
ra kết luận dự án nếu thực hiện có hiệu quả không vả hiệu quả ở mức nảo
Qua đó, căn cứ để ra quyết định đầu tư.
Nội dung thẩm định chỉ tiết theo từng nhóm yếu tổ được tom tất thể hiện
dưới bảng sau
Trang 23- Sự phù hợp với chủ trương, quy hoạch ngành, lãnh thé.
- Sự phủ hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
- Các quy định, chế độ khuyến khích, ưu đãi
Kinh tế - xã hội, tài
chính
'Tổ chức thực hiện,
~ Sự phù hợp của mục tiêu dự án
- Sự hợp lý về địa điểm xây dựng (về quy hoạch xây
dựng, đảm bảo an ninh quốc phòng)
~ Sử dụng đất dai, tài nguyên
- Tính hiện dai, phù hợp của công nghệ, thiết bị sử dung cho dự án
- Các tiêu chuẩn, giải pháp kỹ thuật xây dựng
- Các tiêu chuẩn, giải pháp đảm bảo môi trường,
~Thị trường, quy mô đầu tư (tổng mức đầu hộ,
~ Khả năng đảm bảo các yếu tổ đầu vào cho dự án đầu tư
- Các giải pháp tổ chức thực hiện dự án (đặc biệt là
phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng)
van hanh - Chuyển giao công nghệ, đào tạo, các điều kiện vận
hành dự án
Higa quả tài chính
Hiệu quả — |-Hiệu quả kinhtế- xa hội
- Hiệu quả tổng hop
Trang 24Nội dung thẩm định dự án đầu tu xây đựng công trình
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chỉ tiết xây dựng; tổngmặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn.đối với công trình xây dựng theo tuyến;
~ Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng;
~ Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án;
- Đánh giá yêu tổ bảo đảm tính hiệu qua của dự án.
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng
kết nối với hạ tang kỹ thuật của khu vực;
- Sự phù hợp của phương án công nghệ, đây chuyển công nghệ được lựachọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công ngh
- Sự phủ hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng,
bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nỗ;
- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;
- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành
nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kể;
- Sự phủ hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng
mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở
~ Thẩm định tổng mức đầu tư: Ý kiến về việc áp dụng đơn giá, định mức,cđảnh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chỉ phí xây dựng công trình của dự án(áp dụng đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư)
1.2.4 Trình tự thâm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bin
Trinh tự thẳm định dự án đầu tư xây dựng được khái quát theo tiến trìnhsau: Tiếp nhận hồ sơ > Thực hiện công vi thấm định > Lập báo cáo kết
quả thẩm định -> Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư
Trang 25Chua đết — Í Phan ịch, đánh
L8
Ra quyết định
Hình 1.1 Sơ đồ trình tự thẩm định dự án đâu tư xây dựng
Trình tự thâm định dự án đầu tư xây dựng được cụ thể như sau:
* Tiếp nhận ho sơ:
Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án phải đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định
(bao gồm cả thuyết minh và thiết kế cơ sở) đến người quyết định đầu tư để tỏ
chức thẩm định Đơn vị đầu mối tổ chức tiếp nhận hồ sơ dự án và lập kế
hoạch, tổ chức thâm định, Đầu mối thám định dự án là don vị chuyên môn
trực thuộc cấp quyết định đầu tư
* Lập Hội đồng thẩm định (tùy theo quy mổ từng dự án)
Người quyết định đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định về các dự án đầu
tư để tổ chức thảm định các dự án thông qua chủ trương đầu tư va các dự án
Trang 26khác yêu cầu Nhìn chung, việc thành lập hội đồng thâm định chỉ áp dụng đốivới những dự án khả thì và những dự án có vốn đầu tư lớn.
- Riêng đối với dự án do Chính ph quyết định đầu tư
+ Đơn vị đầu mỗi tham quyền dự án là Hội đồng Tham định nhà nước vềcác dự án đầu tư để tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng Chính phủ thành lập.+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng Tham địnhnhà nước về các dự án đầu tư
~ Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
+ Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư.Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người
quyết định đầu tư;
+ UBND cấp tinh tố chức thẩm định dự án do mình quyết định dau tư
Sở Kế hoạch và Dau tư li đầu mối tổ chức thảm định dự án
+ UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thảm định dự án do mình quyết địnhđầu tư, Đầu mối thâm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch
ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư
* Tổ chức thẩm định:
‘Tham định dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Thâm định phanthuyết minh dự án và thẩm định thiết ké cơ sở (bản vẽ thi công) của dự án.Thẩm định chung dự án (phần thuyết minh dự án) do cơ quan đầu tưthấm định là Sở Kế hoạch - đầu tư (đối với dự án quan trọng quốc gia và dự
án nhóm A) hoặc Sở Kế hoạch - Đầu tư (đối với dự án nhóm B, C) trực tiếp
đảm nhận
‘Tham định Thiết cơ của dự án được quy định:
Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, không phân biệtnguồn vốn, việc thẩm định thiết kế cơ sở sẽ do Bộ chuyên ngành thực hiện,
cụ thể:
Trang 27- Bộ Công Nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc
dự án đầu tư xây dựng công trình him mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường daytải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nỗ công nghiệp, chế tạo máy, luyện
kim va các công trình công nghiệp chuyên ngành.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế co
sở đối với các công trình (huộc dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, déđiều và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác
~ Bộ Giao thông Vận thải tổ chức thâm định thiết kế cơ sở các công trình
thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
- Bộ Xây dựng tổ chức thấm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự.
án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hating kỹ thuật đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do thủtướng Chính phủ yêu cầu
~ Đối với các dự án bao gồm nhiễu loại công trình khác nhau thì Bộ chủtrì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Bộ nêu trên có chức năng
quản lý loại công trình quyết định tinh chit, mục tiêu của dự án
Đối với các dự án nhóm B, C không phân biệt nguồn vốn lệc thắm định.
thiết kế cơ sở đo Sở chuyên ngành thực hiện, cụ thể:
- Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc
dự án đầu tư xây dựng công trình hằm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây.tải điện, trạm biến áp, hóa chat, vật liệu nỗ công nghiệp, chế tạo máy, luyện
kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn t6 chức thẩm định thiết kế cơ
sở đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê
điều và các công trình nông nghiệp chuyên ngảnh khác
~ Sở Giao thông vận tải tổ chức thẳm định thiết kế cơ sở các công trìnhthuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông
Trang 28- Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dir
án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng và các
dự án đầu tư xây dựng công trình khác cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh yêu cau,Riêng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ ting kỹ thuật đô thi thì Sở
Xay dựng hoặc Sở Giao thông vận tải tổ chức thẳm định thiết kế cơ sở phù hợp với chức nang, nhiệm vụ do UBND cắp tỉnh quy định.
= Đối với các dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thi Sở chủtrì tổ chức thẳm định thiết kế cơ sở lả một trong các Sở nêu trên có chức năng.quản lý công trình quyết định tính chất, mục tiêu dự án
Đối với các dự án nhóm B, C do Bộ công thương, Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tai, Bộ xây dựng, các tập đoàn kinh tế
-hức thảm định thiết kế cơ sở sau khi có
và Tổng công ty nhà nước này tự
ýkiế của địa phương về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường.
Đối với các dự án nhóm B, C có công trình xây dựng theo tuyến quanhiều địa phương thì Bộ tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở và có trách nhiệm
liy ý kiến của địa phương nơi có công trình xây dựng về quy hoạch xây dựng
và bảo vệ môi trường
Cơ quan tổ chức thảm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm gửi kết quả
thẩm định dự á thấm định thiết kế cơ sở tới đơn vị đầu mí "Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định không quá 30 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm A, 15 ngày lâmviệc đối với dự án nhóm B và 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C kể tirngày nhận đủ hỗ sơ hợp lệ
1.2.5 Sự cần thiết phải thẩm định dự ám
'Như vậy có thé nói, thẩm định dy án đầu tư là cần thiết bắt nguồn từ vai
trỏ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư Nhà nước với
chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án
đầu tư,
Trang 29Chủ đầu tư muốn khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn,các tô chức tải chính tiền tệ muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, đẻngăn chặn sự đỗ bể, lãng phí vốn đầu tư, thì cần kiểm tra lại tính hiệu quả,
tính khả thi và tính hiện thực của dự án.
Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi ngt |, mọi thành phần kinh tếđều phải đóng góp vào lợi ích chung của dat nước Bởi vậy, trước khi ra quyếtđịnh đầu tư hay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nướccần biết xem dự án đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia haykhông, nếu có thi bằng cách nào va đến mức độ nào
Một dự án đàlu tư di được tiến hành soạn thảo ki lưỡng đến đầu cũngvẫn mang tính chú quan của người soạn thảo Vì vậy, dé đảm bảo tính khách
quan của dự án, edn thiết phải thẩm định Các nhà thâm định thường có cáchnhìn rộng trong việc đánh giá dự án Họ xuất phát tử lợi ích chung của toàn xãhội, toàn cộng đồng đẻ xem xét các lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đem lại.Mặt khác, khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến có thể mâu
thuẫn, không logie, thậm chí có thể có những sơ hở gây ra tranh chấp giữa
đối tác tham gia đầu tư Tham định dự án là cần thiết va la một bộ phận củacông tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả
1.2.6, Các căn cứ pháp lý dé tiễn hành thẳm định dự án
Trong bồi cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thé gi lí ngày nay, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chế,
rõ ràng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là hết sức cần thiết và cắp bách nế
như chúng ta muốn tận dụng được nguồn ví „ công nghệ hiện đại cũng như
các tiém lực khác của các nước phát triển đồng thời tiết kiệm được nguồ
dang rất han hep của nhà nước Việt nam
Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế đều có những quy định cụ thể về công tác
quản lý đầu tư và xây dựng nói chung và công tác thẩm định nói riêng Việc
cập nhập các văn bản quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng và thâm định
Trang 30rất quan trọng Vì sự ra đời của những văn ban sau là sự khắc phục những.
khiếm khuy
din dần môi trường pháp lý cho phù hợp với quả trình thực hiện trong thực
những bắt cập của các văn bản trước đỏ, tạo ra sự hoàn thiện
tiễn, thuận lợi cho người thực hiện va người quản lý, mang lại hiệu quả cao
hơn, điều đó cũng phù hợp với quá trình phát triển
© nước ta hiện nay, công tác thẳm định dự án đầu tư xây dựng căn cứ
vào các văn bản pháp lý sau:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18 tháng 06 năm 2014;
- Luật Dau thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy
của Luật Dau thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
định chỉ tiết thi hành một
xây dựng công trình;
- Nghị định 46/2015/ND - CP của Chính phủ về Quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 25/7/2013 quy
định chỉ tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ xây dựng quy
định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế x
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dã
iy dựng công trình;
ip và quản
lý chỉ phí đầu từ xây dựng công trình;
- Thông tư số 04/2003/TT-BKH ngày 17/6/2003 của Bộ Kế hoạch - Đầu
tư Hướng dẫn về thẳm tra, thâm định dự án đầu tư;
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy
định chỉ tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phú về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
~ Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;
âu tư xây dựng cụ thé, tủy từng lĩnh vực sẽ cănUng với mỗi công trình
eit vào các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn định mức cụ thể do Nhà nước
Trang 31ban hành; các văn bản hướng dẫn của Bộ chủ quản; các quy hoạch phát triển
ngành như: quy hoạch phát triển ngành Giao thông - Vận tải, quy hoạch phát
triển ngành Thủy lợi.
1.3 Kết luận chương
Trong chương 1, luận văn đã tiến hành phân tích đánh giá các khái niệm
co bản về dự án đầu tư xây dựng công trình, qua đó cho thấy vai trò của dự ánđầu tư xây dựng công trình trong việc phát triển của nền kinh tế quốc dân
“Thông qua việc phân tích về các loại dự án đầu tư xây dựng công trình, luận
văn đã chỉ ra những ưu điểm của từng loại dự án và ý nghĩa của công tác thẩm định đối với từng loại dự án
Việc trình bày các nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
đã cho thấy: thực chất của việc thâm định dự án là phân tích, đánh giá tínhkhả thi của dự án trên tắt cả các phương điện: kinh tế, kỹ thuật, xã hội, trên cor
sở các quy định của luật pháp, tiêu chuẩn, định mức, quy định của các cơquan quản lý Nha nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế Những yêu cầu nói
trên, đặt cho người làm công tác thim định dự án không chỉ quan tâm xemxét, kiểm tra về mặt nội dung hồ sơ dự án, mà còn tìm các phương pháp, cách.thức đo lường, đánh giá để có những kết luận chính xác giúp cho việc lựachon và ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn và hiệu quả
Hiện nay, Nhà nước ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn trong lĩnhvực xây dựng, thường xuyên thay đổi dé phủ hợp với thực tế và là cơ sở khoa
học dé chất lượng thẩm định đạt hiệu quả cao Do vậy, người làm công tác
thấm định phải thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức, chuyên môn, xácđịnh rõ tim quan trọng của công tác thẩm định ĐỂ làm được điều đó, bảnthân mỗi người thực hiện công việc thẩm định cũng cần phải hiểu sâu, rõđược những yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến công việc của họ, cụ thé những nhân tổ dé sẽ được tác giả trình bảy trong chương 2.
Trang 32CHUONG 2 NHỮNG NHÂN TO ANH HUGNG DEN CÔNG TAC
THÂM ĐỊNH DỰ AN
Để có thé đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chat lượng công tác thâmđịnh dự án một cách hợp lý, luận văn tiến hành phân tích, nghiên cứu cácnhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẳm định dự án từ đó rút racác vấn dé còn tồn tại và những điểm nỗi bật trong khâu thẩm định dự án ởViệt Nam Qua nghiên cứu nhận thấy có 8 nhân tổ chính ảnh hưởng đến côngtác thẩm định dự án, gồm: môi trường pháp lý, quản lý nhà nước đối với đầu
tur, phương pháp thẩm định, thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, quy trình thẩm định, đội ngũ nhân viên, cán bộ làm công tác thâm định, công tác
tổ chức điều hành, yêu tổ lạm phat,
2.1 Môi trường pháp lý
2.1.1 Các vẫn bản pháp luật
Về mặt vĩ mô, một nền xây dựng cơ bản tốt, có chất lượng cao được thểhiện ở thể chế chỉnh trị và các văn bản pháp luật về xây dựng Môi trường
pháp lý có tác dụng quan trọng trong việc định hướng và kiểm soát chất lượng
các công trình xây dựng Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẳmđịnh các dự án đầu tư sử dụng vốn Nha nước đã được quy định cụ thé và gan
đây đã được bổ ing, sửa đổi để ngày cảng phù hợp và cập nhật hơn với thực
tế hiện nay Những tiến bộ hay những mặt còn hạn chế của các văn bản pháp.luật chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chất lượng của công tác.thâm định cũng như việc ra quyết định đầu tư
Một số hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định:
* Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phú về quản lý dự án đầu texây đựng công trình:
Nghị định số 59/2015-NĐ-CP của Chính phủ là sự thay thé Nghị định
12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,
Trang 33là tập trung vào thực hiện cải cách hành chính; diy mạnh phân công, phân cấpcho cắp dưới: nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tr; diéu kiện, năng lực hành
nghề tư vấn hoạt động xây dựng Một là phân loại dự án đầu tư để giảm bớt
thủ tục lập dy án Nghị định 59/2015-NĐ-CP đã nâng mức tổng vốn đầu tư tirdưới 7 tỉ lên đến đưới 15 ti đồng chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, không lập
dự án đầu tư Hai là, xác định rõ chủ đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhanước Quy định này khắc phục được sự bắt cập hiện nay là có một số chủ đầu
tư không đủ năng lực, có công trình chủ đầu tư và người sử dụng khác nhau,khi ban giao đưa vào sử dụng có nhiễu trục tric phải cải tạo, sửa chữa
xem xét
Điểm mới về thắm định dự án đầu tư xây dựng công trình:
nội dung dự án và xem xét thiết kế cơ sở được tiến hành cùng lúc, cơ quan
ế cơ sởđầu mối lấy ý kiến góp ý thiế ối với cơ quan có chức năng quản lý
công trình xây dựng chuyên ngành và các cơ quan có liên quan Như vậy, rit
ngắn được thời gian xem xét thâm định dự án đầu tư và nâng cao trách nhiệm
của chủ đầu tư trong việc xem xét phê duyệt dự án đầu tu.
* Nghi định 46/2015/NĐ-CP về quản lj chất lượng công trình xây đựng
thay thể cho Nghị định 209/2004/NĐ-CP, việc buông lỏng như trên được khắc.phục phần nào khi cơ quan QLNN thực hiện kiểm soát chất lượng ở một số
giai đoạn then chốt trong quá trình đầu tư đựng công trình, đó là kiểm
soát chất lượng chon thầu, kiểm soát chất lượng thiết kế và kiểm soát công tácquan lý chất lượng thi công
Kiểm soát chất lượng chọn thầu: theo quy định trước đây (Nghị định209/2004/NĐ-CP), chủ đầu tư tự chọn các nhà thầu tham gia xây dựng
công trình, miễn năng lực của các nha thầu này đáp ứng quy định Nhưng
theo quy định mới (Điều 8, 47 - ND 15) thi chủ đầu tư sẽ chọn các nhà thầu
từ bang danh sách do cơ quan QLNN công bố trên trang thông tin điện tử
Đối với công trình vốn ngoài ngân sách, các nhà thầu phải đượcchọn theo quy định nay là dé thực hiện những việc gồm thẩm tra thiết kế,
Trang 34thí nghiệm chuyên ngành, giám sát, kiểm định; day là những công tác
mang tính chất đánh giá sản phẩm của các công tác xây dựng khác nhưthiết kế, thi công (hồ sơ thiết kế, cấu kiện, hạng mục công trình), nênnhững đơn vị lim các công việc nay cần phải được cơ quan QLNN kiêmsoát về năng lực, một hình thức xã hội hóa quản lý chất lượng có kiểm
soát của QLNN
Côn đối với công trình vốn ngân sách từ cấp II trở lên, những công việc
phải được chọn thầu từ danh sách QLNN công bổ, ngoài các nhà thầu như ở
công trình không phải vốn ngân sách, còn bao gồm các nhà thầu khảo sát,thiết ế, thi công Như vậy, đối với dạng công trình này, QLNN kiểm soát
năng lực gần như tất cả các nhà thầu tham gia xây dựng Quy định này có lý
do vi đây là những công trình quy mô lớn, mức độ ảnh hưởng rộng néu có sự
cổ, lại được xây dựng bằng ngân sách (tiền thuế của người dân) nên phải được.kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo các đơn vị tham gia xây dựng là những đơn vị có năng lực đạt yêu cầu
Thue hiện chọn thầu theo cơ chế này còn là một biện pháp hỗ trợ của cơquan QLNN để khắc phục tinh trạng thiếu thông tin của các chủ đầu tư về năng lực nhà thầu trên thị trường xây dựng
Kiểm soát chất lượng thiết kế: khác với quy định cũ khi chủ đầu tư tựthấm định, phê duyệt thiết kế bắt kể nguồn vốn xây dựng công trình, Nghịđịnh 15 quy định (Điều 21) các công trình, chủ yếu cấp III trở lên, thiết kế xâydựng phải được QLNN thâm tra trước khi chủ đầu tư phê duyệt Như vậy,bằng công tác thẳm tra, QLNN tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý chấtlượng thiết kế, góp phần tạo ra chất lượng của sản phẩm thiết kế
Quy định này, ngoài tác dụng khắc phục điểm yếu cố hữu của các chủđầu tư là thiếu năng lực đánh giá chất lượng thiết kế, còn có tác dụng ngăn
Trang 35chặn tinh trang thẩm tra thiết kế mang tính hình thức vẫn diễn ra phổ biển lâunay khi chủ đầu tư tự thuê tư vấn thâm tra; đồng thời, còn mang tính chất như.một hình thức “sát hạch” để hồ sơ thiết kế, sản phẩm của công tác thiết kế, đạtyêu cầu cao nhất khi đưa ra sử dụng (thi công)
Kiểm soát công tác quản lý chất lượng thi công: như đã trình bay, quytrình quản lý chất lượng thi công theo quy định của ND 209 không bắt buộc.công trình xây dựng chịu bat cứ sự kiểm tra nào của QL! IN từ khi khởi công đến khi hoàn thành Nhưng với NB 46 (Điều 31, 32), các công trình đã được.
QLNN thâm tra thiết kế, phải được QLNN kiểm tra công tác nghiệm thu trước
khi chủ ầu tư nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng
Cần khẳng định, với thủ tục này, QLNN thực hiện kiểm soát công tácquan lý chất lượng thi công, chủ yếu là sự tuân thủ quy định pháp luật về quản
lý chất lượng xây dựng của các bên tham gia xây dựng, không phải là việcQLNN xác nhận công trình đạt chất lượng hay chịu trách nhiệm đổi với chấtlượng công trình, vì QLNN không phải là một bên tham gia xây dựng Trách
nhiệm ci đổi tượng tham gia xây dựng công trình là phải đảm bảo côngtrình xây dựng đạt các yêu cầu của thiết kế, của hợp đồng thỏa thuận vàtuân thủ quy định pháp luật
Nhu vậy, ND 46 thể hiện sự thay đổi trong công tác QLNN về chất
lượng công trình, từ chỗ không tham gia kiểm soát chuyển sang thực hiện
kiểm soát một số công đoạn trong quá trình xây dựng (chọn thầu, thiết kế, thicông), điều này phù hợp với nguyên tắc “quan lý thì phải kiểm tra” và cũng.phủ hợp với thực tế là các đối tượng tham gia xây dựng chưa dành được đủ độ
tin cậy của xã hội đối với công việc mình thực hiện, nên cần phải có sự kiểm
soát của nhà nước để công trình xây dựng, sản phẩm đặc thù đòi hỏi cao vềtính an toàn, chất lượng, đạt yêu cầu khi đưa vào sử dụng
Trang 36dung phù hợp với thực tiễn và đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà
nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thi việc ban hành, quan lý cácquy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất
lượng công trình
Nam 2010 và năm 2011 được cho là có sự chuyển biến tích cực trongcông tác xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn của do cục đo lường chất lượng
chủ trì Trước đây, hệ thống tiêu chuẩn thường có tiêu chuẩn việt nam, tiêu
chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở Thông qua việc vận
dụng các tiêu chuẩn chi ra một điều rằng có nhiều tiêu chuẩn chồng chéo.nhau đặc biệt giữa các ngành như thủy lợi, giao thông Có nhiều sự không.tương đồng trong việc đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật của các ngành, dẫn đến
khó khăn trong công tác lập dự án đầu tư cũng như công tác thẩm định
Ngoài ra, nhiều tiêu chuẩn ban hành chưa chỉ tiết nên còn gây ra nhiều tranh
ãi và lăng phí Chính vi vậy từ năm 2010, Cục Đo lường chất lượng đãquyết định ban hành hệ théng tiêu chuẩn Việt Nam, đề làm cơ sở chuyển đổi
các tiêu chuẩn về cùng một hệ thống, hủy bỏ các hệ thống tiêu chuẩn cũ.Đây được xem là chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nha nước vềchất lượng công trình xây dựng tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, nhưng lại dễding hơn cho cả đơn vị tu vấn cũng như các đơn vị thẩm định dự án đầu tư
xây dựng công trình.
3.1.3 Các quy hoạch tổng thém vùng được phê duyệt
Các quy hoạch được phê duyệt là cơ sở để đơn vị thâm định đánh giá sự
phù hợp của dự án đầu tư xây dựng công trình với quy hoạch Hiện nay, cácvùng, các địa phương đều tiến hành lập quy hoạch xây dựng chỉ tiết trong
vòng 10 năm và tim nhìn 30 năm, nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống
Trang 37cơ sở hạ ting một cách đồng bộ, hiệu quả Các quy hoạch này có ý nghĩa quantrọng trong việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
2.2, Tổ chức thẩm định
2.2.1 Quản lý Nhà nước đối với đầu tw
Các chủ trương chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư cũngảnh hưởng rất lớn đến công tác thảm định Dé là phân cấp thâm định và raquyết định đầu tư, khuyến khích đầu tư; các định hướng quy hoạch tông thể
kinh t
phat t xã hội theo lãnh thổ; các quy định trong việc nhập thiết bị,
chuyển giao công nghệ Các quy định nảy Không chỉ tạo ra một hành lang
én việc thực thi pháp lý cho hoạt động thẩm định mà còn tác động trực tiếp
các dự án sau này Việc xây dựng một hệ thống quản lý gọn nhẹ sẽ góp phinâng cao chất lượng và tiết kiệm thời gian cho công tác thẩm định
Phan cá thẩm định là việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm cho các
cá nhân, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân thâm định, quyết định đầu tư hoặccấp giấy phép đầu tr quy định về đầu tw, Các cá nhân, tổ chức dựa vào quy
ế quản lý tur và xây đựng củng với các văn bản hướng dẫn chỉ tiết thihành, quy chế hiện hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong phạm
vi được Chính phủ phân cấp và hướng dẫn
Chủ đầu tr (hoi tư vấn) có trách nhiệm lập và chịu trách nhiệm về tính
chuẩn xác của các thông tin trong dự án, chuyển trực tiếp đến cá nhân, tổ chức
có thẩm quyền thấm định và phê duyệt Cá nhân, tổ chức có thấm quyển thẳm định và phê duyệt chịu trách nhiệm vi
2.2.2 Quy trình thẩm định:
ic ý kiến và quyết định của mình.
Khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thắm định dự án là thực hiệncác công việc thẩm định Thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo được những yêu
cầu đặt ra trong công tác thẳm định Để thực hiện tốt khâu này phải có một
quy trình thẩm định hợp lý, khoa học Cơ sở hình thành quy trình thẩm địnhcdự án là nhiệm vụ tổng quát của công tác thấm định dự án
Trang 38Đơn vi "Nhóm chuyên gia ——|lao msi ea bã
cơ quan nhôm chuyên gia
Nhin tổng quan, quy trình thấm định chung hiện nay phải có sự phối hop
chặt che giữa các cơ quan chuyên môn, các tổ chức tư vấn, các bộ, các ngànhliên quan, tuy nhiên cũng cần phải có sự kiểm tra, giám sát để đảm bảo tínhkhách quan.
Các thành viên tham gia thẩm định phải là những người có chuyên môngiỏi, có kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị với Nhà nước đối với dự án đó có
nên chap nhận hay không chấp nhận Tuy nhiên, cũng cần có những người có
tổng quan, nhìn nhận dé lựa chọn phương án hợp lý và kiến nghị nên cắp cóthấm quyền xem xét, quyết định Dé đạt kết quả cao, khi tổ chức thẩm định dự
án chưa có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ, phân công cụ thể công việc nênmới dẫn đến tình trang bỏ qua một số bước trong quy trình thảm định gây ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả, hiệu quả của dự án
Đội ngũ cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định chất lượng công tácthấm định và góp phần không nhỏ trong việc giúp cơ quan có thẩm quyền đưa
Trang 39ra những quyết định đầu tư đúng đắn Họ là những người trực tiếp tô chức,
thực hiện công tác thẩm định và đưa ra những đánh giá, xem xét mang tink
chủ quan của mình về dự án đầu tư dựa trên những co sở khoa học va tiêu
thức chuẩn mực khác nhau.
Các tố chất của cán bộ thâm định bao gồm cả năng lực, trình độ, kinh
nghiệm và tư cách đạo đức nghề nghiệp Để công tác thẩm định đạt kết quả
cao đôi hỏi người cán bộ thim định không ngừng nâng cao về trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, nắm vững và cập nhập các văn bản pháp luật, chế độ chính
sách của Nhà nước, Bên cạnh đó, phải bi kết hợp nhuần nhu) giữa năng
lực sẵn có của bản thân, trình độ chuyên môn va những kinh nghiệm từ thực
tế, đặc biệt phải có một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, biết đặt lợi ích củacông việc lên hàng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ trách nhiệm của
mình để đưa ra những kết luận khách quan về dự án, làm cơ sở đúng đắn cho
việc ra quyết định đầu tư
2 3 Công tác tổ chức éu hành
Vi bố trí, sắp xếp, phân công công việc, quy trình tổ chức thẩm định,
môi trường làm việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc Công.tác tổ chức điều hành thẩm định dự án cần được thực hiện khoa học, hợp lý
trên cơ sở phân công trách nhiệm cho các cá nhân, phòng ban có chuyên môn với quy trình phù hợp, có sự kiểm tra giám sát chặt chế trong khâu thực hiện
nhưng không cứng nhắc, tạo gò bó nhằm đạt được tính khách quan và việc
thẩm định được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện ma vẫn bảo đảm chính xác
Nhu vậy việc tổ chức, điều hành hoạt động thảm định nếu xây dựng được một
hệ thống mạnh, phát huy tận dụng được tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân
và sức mạnh tập thể sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định