1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình

134 25 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư là hoạt động chính quyết định sự tăng trưởng và phát triển, trong đó công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là khâu then chốt. Để đảm bảo hoạt động đầu tư có hiệu quả, việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư ngày càng được chú trọng và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể thấy, quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó đòi hỏi sử dụng tương đối lớn nguồn lực tài chính cũng như con người. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Vậy nên, việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định. Đầu tư dự án có xây dựng là một hình thức đầu tư trong một thời gian dài chính vì thế việc tính toán của dự án cũng như các vấn đề nảy sinh thường xuyên xảy ra. Sự khác biệt cơ bản đó là năng lực xác định vấn đề và quản lý chúng trong các dự án, đặc biệt các dự án có đầu tư xây dựng cơ bản: bằng việc thiết lập một quy trình quản lý hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để có thể xác định và hạn chế cũng như lường trước được những nảy sinh trong thực hiện. Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan, tạo nên một quy trình đầu tư tương đối khép kín và đồng bộ. Do đó, kết quả là tạo ra những sản phẩm dự án được đánh giá có chất lượng, đạt được hiệu quả đầu tư. Không thể phủ nhận rằng, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án 1 Đại học Kinh tế Huế mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý dự án ở nhiều địa phương vẫn còn những tồn tại, bất cập thể hiện ở một số điểm: tiến độ thi công bị kéo dài, chất lượng công trình chưa đảm bảo, các hình thức và phương pháp quản lý còn lỏng lẽo chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến chi phí quản lý. Chính vì thế hoạt động quản lý các dự án xây dựng đã trở thành hạt nhân cơ bản trong cơ chế quản lý của Ban Quản lý dự án nhằm nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Do vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án là cần thiết để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn tìm hiểu thực tế công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình nhằm có những giải pháp đề xuất hợp lý, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng ông tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dự g Quảng Bình, nghiên cứu hướng đến đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng; - Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng giai đoạn 2010-2016; - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 2 Đại học Kinh tế Huế 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình. * Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu này tập trung đánh giá công tác quản lý đầu tư XDCB đối với các dự án đầu tư xây dựng (những dự án đã hoàn thành thuộc nhóm B, nhóm C) của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Xây dựng Quảng Bình trên địa bàn tỉnh. - Không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Xây dựng Quảng Bình. - Thời gian: Nghiên cứu tiến hành đánh giá dựa trên số liệu thứ cấp của đơn vị nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2016, số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 12/2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu * Đối với dữ liệu thứ cấp Dữ liệu liên quan đến công tác quản lý dự án được tìm hiểu, thu thập tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dự g Quảng Bình giai đoạn 2010-2016 bao gồm các tài liệu, báo cáo của phòng tài chính – kế hoạch, phòng giám sát và phòng quản lý dự án và các văn bản pháp lý của các công trình, dự án có liên quan. * Đối với dữ liệu sơ cấp Để có cơ sở đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư XDCB một cách khách quan, nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua việc khảo sát bằng bảng hỏi (có phụ lục kèm theo) các bên liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, cụ thể: - Chủ đầu tư: 20 người - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình: 25 người - Nhà thầu thi công: 35 người 3 Đại học Kinh tế Huế 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Nghiên cứu đã ứng dụng phần mềm Excel và SPSS 22 để xử lý dữ liệu trong đó, phân tích so sánh và thống kê mô tả là hai phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn. * Phương pháp so sánh Đây là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Thông qua so sánh, nghiên cứu có thể làm rõ được sự thay đổi (biến động) của các chỉ tiêu xem xét ở thời điểm nghiên cứu so với thời điểm gốc và phân tích nguyên nhân của nó. * Thống kê mô tả Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế. Các bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu thập thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó có thể đưa ra nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu. Luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua việc lập bảng tần suất để mô tả mẫu thu thập được theo các đặc điểm liên quan đến nhận diện doanh nghiệp, tí h toán trung bình các nhóm tiêu chí liên quan đến các khía cạnh đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư XDCB của Ban quản lý dự án. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các hình vẽ và bảng biểu, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2016. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình.

Trang 2

- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hềđược sử dụng để bảo vệ một học vị nào Những số liệu phục vụ cho việc phân tích,đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu.

- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện

Đặng Thị Phương Thảo

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thànhđến Ban giám hiệu, các Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Huế, phòng Đào tạo sauđại học đã tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt suốt quá trình học tập và nghiên cứutrong thời gian qua

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô giáo Tiến sĩ

Hồ Thị Hương Lan – người trực tiếp hướng dẫn đã định hướng và tận tình giúp đỡtôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo, các cán bộ của Ban Quản

lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình, các Doanh nghiệp trongngành xây dựng ở tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và giúp

đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu, tìm kiếm thông tin cho việc hoànthành luận văn

Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo, các đơn vị và

cá nhân đã giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.Mặc dù, bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những saisót, tôi mong nhận được sự đóng góp hân thành của Quý Thầy, Cô giáo để luận vănđược hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện

Đặng Thị Phương Thảo

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ THỊ HƯƠNG LAN Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – SỞ XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG BÌNH

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý dự án là một hình thức đầu tư trong một thời gian dài chính vì thế việctính toán của dự án cũng như các vấn đề nảy sinh thường xuyên xảy ra Việc quản lý dự

án đầu tư xây dựng được thực hiện Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các văn bản hướngdẫn có liên quan, tạo nên một quy trình đầu tư tương đối khép kín và kết quả đã tạo ranhững sản phẩm dự án được đánh giá có chất lượng, đạt được hiệu quả đầu tư

Trong thời gian qua, công tác quản lý dự án vẫn còn những tồn tại, bất cập thểhiện ở tiến độ thi công bị kéo dài, chất lượng công trình chưa đảm bảo, các hìnhthức và phương pháp quản lý còn lõng lẽo chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến chi phíquản lý Do vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BanQuản lý dự án là cần thiết để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn

Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn tìm hiểu thực tế công tác quản

lý đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựngQuảng Bình nhằm có những giải pháp đề xuất hợp lý, tôi mạnh dạn chọn nghiên

cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý

dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ.

2 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu được tìm hiểu, thu thập tại Ban

Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quả g Bình giai đoạn 2010-2016

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: T u thập từ việc khảo sát các bên

liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng rên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhthông qua phiếu điều tra

* Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp so sánh

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luậnvăn

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thựctiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng; Đánh giá thực trạng công tác quản

lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựngtỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2016 Qua đó, xác định những điểm mạnh, hạn chế

và tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý trong thờigian qua

Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tácquản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xâydựng tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cám ơn ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii

Mục lục iv

Danh mục các bảng biểu ix

Danh mục các hình vẽ xi

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu3

5 Kết cấu luận văn 4

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 5

1.1 Lý luận về dự án đầu tư xây dựng 5

1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng 5

1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng 6

1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng 7

1.1.4 Các giai đoạn hình thành dự án đầu tư xây dựng 10

1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng 13 1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng 13 1.2.2 Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng 15 1.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng 17

1.2.4 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng 17

1.2.4.1 Quản lý thời gian thực hiện dự án 18

1.2.4.2 Quản lý chi phí dự án 18

Trang 6

1.2.4.3 Quản lý định mức dự toán, giá và chỉ số giá xây dựng 20

1.2.4.4 Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng 22

1.2.4.5 Quản lý rủi ro 221.2.4.6 Quản lý cung ứng (mua sắm) cho dự án 221.2.4.7 Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường231.2.5 Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng 231.3 Các nhân tố tác động đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 26

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 261.3.1.1 Bộ máy của Ban quản lý dự án 26

1.3.1.2 Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý dự án (theo quy định của pháp luật và

kỹ năng mềm) 261.3.1.3 Văn hóa trong Ban quản lý dự án26

1.3.1.4 Cơ chế chính sách 271.3.1.5 Khả năng cấp vốn c o dự án 27

1.3.2 Các nhân tố khách quan 271.3.2.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án 27

1.3.2.2 Môi trường của dự án 281.3.2.3 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có l ên quan đến lĩnh vực đầu tư

xây dựng 281.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 29

1.4.1 Chất lượng công trình 291.4.2 Tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành 30

1.4.3 Chi phí301.4.4 An toàn lao động 301.4.5 Bảo vệ môi trường 31

1.5 Kinh nghiệm về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại một số địa phương ởViệt Nam và bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng cho Ban

Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình 311.5.1 Kinh nghiệm quản lý dự án ĐTXDCB ở một số địa phương 31

Trang 7

1.5.1.1 Kinh nghiệm trong công tác QLDA tại tỉnh Nghệ An 311.5.1.2 Kinh nghiệm trong công tác QLDA tại Thành phố Đà Nẵng 321.5.2 Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng Ban Quản lý

dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình 32

1.5.2.1 Tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án 32

1.5.2.2 Chất lượng thực hiện 331.5.2.3 Chi phí thực hiện dự án 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂYDỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – SỞ XÂY DỰNG

TỈNH QUẢNG BÌNH 342.1 Tổng quan về B n Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh

Quảng Bình 342.1.1 Giới thiệu chung về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh

Quảng Bình 342.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây

dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình 35

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức 362.1.3 Thực trạng về nguồn nhân lực của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở

Xây dựng Quảng Bình 382.1.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở

Xây dựng Quảng Bình 402.1.5 Đánh giá kết quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự

án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình 422.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu

tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình 442.2.1 Các dự án đầu tư xây dựng trong thời gian từ năm 2010-2016 trên địa bàn

tỉnh Quảng Bình 442.2.1.1 Các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 44

2.2.1.2 Các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai thực hiện 45

Trang 8

2.2.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý

dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình 472.2.2.1 Quản lý về tiến độ thực hiện triển khai dự án đầu tư xây dựng 47

2.2.2.2 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng 512.2.2.3 Quản lý về chất lượng xây dựng 56

2.2.2.4 Quản lý rủi ro 592.2.2.5 Quản lý cung ứng (mua sắm) cho dự án 602.2.2.6 Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường 622.3 Đánh giá của các bên liên quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình 63

2.3.1 Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác quản lý dự án 63

2.3.1.1 Mô tả mẫu điều tra 642.3.1.2 Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác chuẩn bị dự án 652.3.1.3 Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng 66

2.3.1.4 Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác điều hành dự án 682.3.1.5 Đánh giá của Chủ đầu tư về ông tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán

công trình 692.3.2 Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác quản lý dự án 70

2.3.2.1 Mô tả mẫu điều tra 702.3.2.2 Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác giải phóng

mặt bằng 712.3.2.3 Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác tư vấn đấu thầu,

lựa chọn nhà thầu 722.3.2.4 Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác giám sát chất

lượng công trình 732.3.2.5 Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác quản lý hợp đồng

các gói thầu tư vấn, xây lắp752.3.3 Đánh giá của bên nhà thầu thi công về công tác quản lý dự án 76

2.3.3.1 Mô tả mẫu điều tra 76

Trang 9

2.3.3.2 Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác nghiệm thu và đưa vào sử dụng

77

2.3.3.3 Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác kiểm soát hồ sơ quản lý chất lượng công trình 78

2.3.3.4 Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác giám sát chất lượng công trình 79

2.4 Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng Quảng Bình 80

2.4.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 80

2.4.2 Tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 81

2.4.3 Nguyên nhân 83

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – SỞ XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG BÌNH 85

3.1 Định hướng trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình 85

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình 86

3.2.1 Nhóm giải pháp theo nội dung quản lý dự án 86

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý 94

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

1 KẾT LUẬN 98

2 KIẾN NGHỊ 100

PHỤ LỤC 103 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLDA ĐTXD - SXD QB 36

Bảng 2.1 Tình hình nhân lực của Ban Quản lý dự án 38

Bảng 2.2 Bảng thống kê thiết bị phục vụ công tác quản lý dự án 41

Bảng 2.3 Bảng thống kê các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý dự án 41

Bảng 2.4 Tổng số các dự án giai đoạn 2010-2016 43

Bảng 2.5 Các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 44

Bảng 2.6 Các dự án đầu tư xây dựng đang được triển khai 45

Bảng 2.7 Tiến độ thực hiện các dự án 49

Bảng 2.8 Bảng tình hình thực hiện quản lý chi phí các dự án giai đoạn 2010 – 2016 52

Bảng 2.9 Tình hình quản lý chi phí dự án 54

Bảng 2.10 Đánh giá về c ất lượng công trình của các dự án 57

Bảng 2.11 Thống kê một số rủi ro trong quản lý 60

Bảng 2.12 Thống kê một số sai sót trong quản lý cung ứng (mua sắm) cho dự án giai đoạn 2010-2016 61

Bảng 2.13 Thống kê một số sự cố liên quan đến an toàn lao động giai đoạn 2010-2016 62

Bảng 2.14 Một số thông tin của chủ đầu tư 64

Bảng 2.15 Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác chuẩn bị dự án 65

Bảng 2.16 Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng 66

Bảng 2.17 Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác điều hành dự án 68

Bảng 2.18 Đánh giá của Chủ đầu tư về công tác thanh tra, kiểm toán, q yết toán công trình 69

Bảng 2.19 Một số thông tin của cán bộ làm tại Ban Quản lý dự án 70

Bảng 2.20 Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác giải phóng mặt bằng 71

Trang 11

Bảng 2.21 Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác tư vấn đấu

thầu, lựa chọn nhà thầu 72Bảng 2.22 Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác giám sát

chất lượng công trình 73Bảng 2.23 Đánh giá của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án về công tác quản lý hợp

đồng các gói thầu tư vấn, xây lắp 75

Bảng 2.24 Một số thông tin của Nhà thầu

Bảng 2.25 Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác nghiệm thu và đưa vào sử

dụng 77Bảng 2.26 ánh giá của nhà thầu thi công về công tác kiểm soát hồ sơ quản lý

chất lượng công trình 78Bảng 2.27 Đánh giá của nhà thầu thi công về công tác giám sát chất lượng công

trình 79

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng 10

Hình 1.2 Chu trình quản lý dự án [17] 15Hình 1.3 Tổng hợp ba chiều Thời gian – Chi phí – Chất lượng [17] 16

Hình 1.4 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư dự án [7] 19

Hình 1.5 Các chủ thể tham gia quản lý dự án 23

Trang 13

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đầu tư là hoạt động chính quyết định sự tăng trưởng và phát triển, trong đócông tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là khâu then chốt Để đảm bảo hoạt độngđầu tư có hiệu quả, việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư ngày càng đượcchú trọng và có ý nghĩa hết sức quan trọng

Có thể thấy, quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nóđòi hỏi sử dụng tương đối lớn nguồn lực tài chính cũng như con người Nó kháchoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công tysản xuất hay một nhà máy bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ vàđược xác định rõ của công việc Trong khi đó, công việc của quản lý dự án vànhững thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng vàkhông có dự án nào giống dự án nào Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian

và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổimục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư Vậy nên, việc điều hành quản lý dự án cũng luônthay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định

Đầu tư dự án có xây dựng là một hình thức đầu tư trong một thời gian dàichính vì thế việc tính toán của dự án cũng như các vấn đề nảy sinh thường xuyênxảy ra Sự khác biệt cơ bản đó là năng lực xác định vấn đề và quản lý chúng trongcác dự án, đặc biệt các dự án có đầu tư xây dựng cơ bản: bằng việc thiết lập một quytrình quản lý hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để có thể xác định và hạnchế cũng như lường trước được những nảy sinh trong thực hiện Việc quản lý dự ánđầu tư xây dựng được triển khai thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Xây dựng,Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan, tạo nên một quy trình đầu tưtương đối khép kín và đồng bộ Do đó, kết quả là tạo ra những sản phẩm dự án đượcđánh giá có chất lượng, đạt được hiệu quả đầu tư

Không thể phủ nhận rằng, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của BanQuản lý dự án có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án

Trang 14

mang lại hiệu quả cao Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý dự án ởnhiều địa phương vẫn còn những tồn tại, bất cập thể hiện ở một số điểm: tiến độ thicông bị kéo dài, chất lượng công trình chưa đảm bảo, các hình thức và phương phápquản lý còn lỏng lẽo chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến chi phí quản lý Chính vì thế hoạtđộng quản lý các dự án xây dựng đã trở thành hạt nhân cơ bản trong cơ chế quản lýcủa Ban Quản lý dự án nhằm nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thicông, giảm chi phí, an toàn lao động, vệ sinh môi trường Do vậy, việc hoàn thiệncông tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án là cần thiết để đápứng với yêu cầu thực tiễn.

Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn tìm hiểu thực tế công tác quản

lý đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựngQuảng Bình nhằm có những giải pháp đề xuất hợp lý, tôi mạnh dạn chọn nghiên

cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý

dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ.

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng ông tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BanQuản dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dự g Quảng Bình, nghiên cứu hướng đến đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trongthời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý

dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng giai đoạn 2010-2016;

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình đếnnăm 2020

Trang 15

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản

lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình

* Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Nghiên cứu này tập trung đánh giá công tác quản lý đầu tư XDCBđối với các dự án đầu tư xây dựng (những dự án đã hoàn thành thuộc nhóm B, nhómC) của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Xây dựng Quảng Bình trên địabàn tỉnh

- Không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở Xây dựng Quảng Bình

- Thời gian: Nghiên cứu tiến hành đánh giá dựa trên số liệu thứ cấp của đơn vịnghiên cứu trong giai đoạn 2010-2016, số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng12/2017

4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

* Đối với dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu liên quan đến công tác quản lý dự án được tìm hiểu, thu thập tại BanQuản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dự g Quảng Bình giai đoạn 2010-2016 baogồm các tài liệu, báo cáo của phòng tài chính – kế hoạch, phòng giám sát và phòngquản lý dự án và các văn bản pháp lý của các công trình, dự án có liên quan

* Đối với dữ liệu sơ cấp

Để có cơ sở đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư XDCB một cách kháchquan, nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua việc khảo sát bằngbảng hỏi (có phụ lục kèm theo) các bên liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tưxây dựng trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Chủ đầu tư: 20 người

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình: 25 người

- Nhà thầu thi công: 35 người

Trang 16

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Nghiên cứu đã ứng dụng phần mềm Excel và SPSS 22 để xử lý dữ liệu trong

đó, phân tích so sánh và thống kê mô tả là hai phương pháp phân tích dữ liệu chủyếu được sử dụng trong luận văn

* Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc

so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Phương pháp so sánh có haihình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối Thông qua so sánh, nghiên cứu

có thể làm rõ được sự thay đổi (biến động) của các chỉ tiêu xem xét ở thời điểmnghiên cứu so với thời điểm gốc và phân tích nguyên nhân của nó

* Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường,

mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế Các bảng thống

kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu thập thông tin đã thu thập làm cơ sở

để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó có thể đưa

ra nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu Luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê

mô tả thông qua việc lập bảng tần suất để mô tả mẫu thu thập được theo các đặcđiểm liên quan đến nhận diện doanh nghiệp, tí h toán trung bình các nhóm tiêu chíliên quan đến các khía cạnh đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư XDCB của Banquản lý dự án

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, danhmục các hình vẽ và bảng biểu, kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựngChương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản

lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2016.Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng củaBan Quản lý dự án đầu tư xây dựng – Sở Xây dựng Quảng Bình

Trang 17

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG

1.1 Lý luận về dự án đầu tư xây dựng

1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng

Khái niệm dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Luật Xây dựng số50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 như sau: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đềxuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xâydựng mới, sửa chữ , cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng caochất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời gian và chi phí xác định Ởgiai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiêncứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặcBáo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng” [13]

Dự án đầu tư xây dựng là tổng thể ác hoạt động với các nguồn lực và chi phícần thiết được bố trí theo một kế hoạch hặt chẽ với quy trình thời gian và địa điểmxác định nhằm đạt đươc mục tiêu đã định trước

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư xây dựng, phải xemxét ở các góc độ khác nhau

- Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư xây dựng là một ập hồ sơ tài liệu trình bàymột cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạtđược những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

- Xét về góc độ quản lý, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ q ản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài

- Xét trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ thể hiện

kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển KT-XH,làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ Dự án đầu tư xây dựng là một hoạtđộng kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung.[16]

Trang 18

Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì một dự án đầu tư xây dựng cũngđều bao gồm: mục tiêu của dự án, các kết quả, các hoạt động và các nguồn lực Cáckết quả được xem là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án Vì vậy, trong quá trìnhthực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi các đánh giá kết quả đạt được.

1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

Các đặc điểm cơ bản của dự án xây dựng:

- Dự án đầu tư xây dựng có sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng(CTXD) hoàn thành đảm bảo các mục tiêu ban đầu đã đặt ra về thời gian, chi phí,chất lượng, an toàn, vệ sinh và bảo vệ môi trường… Sản phẩm là công trình của dự

án đầu tư xây dựng mang tính đơn chiếc, độc đáo và không phải là sản phẩm củamột quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt

- Dự án đầu tư xây dựng có chu kỳ riêng trải qua các giai đoạn hình thành vàphát triển, có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là có thời điểm bắt đầu xuất hiện ýtưởng về xây dựng công trình dự án và kết thúc khi CTXD hoàn thành đưa vào khaithác sử dụng, khi công trình dự án hết niên hạn khai thác và chấm dứt tồn tại

- Dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là chủ đầu tư, chủcông trình, đơn vị thiết kế, đơn vị quản lý dự án, đơn vị giám sát, đơn vị thi công, nhàcung ứng… Các chủ thể này có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tínhđối tác Môi trường làm việc mang tính đa phươ g và dễ xảy ra xung đột quyền lợi giữacác chủ thể Vì vậy, khi tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng cần phải có sự liên kếtchặt chẽ giữa các chủ thể trong quản lý quá trình đầu tư

- Dự án đầu tư xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực là tiền vốn, nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bị…kể cả thời gian, ở góc độ là thời gian cho phép

- Dự án đầu tư xây dựng thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời gianthực hiện dài, phụ thuộc vào quy mô, tính chất sản phẩm và có tính chất bất định rủi

ro cao

- Dự án đầu tư xây dựng luôn trong môi trường hoạt động phức tạp và có tínhrủi ro cao chủ yếu là do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài Trong thời gian nàycác yếu tố kinh tế, chính trị và của tự nhiên biến động sẽ gây nên những thất thoát,

Trang 19

lãng phí, gọi chung là những tổn thất mà nhà đầu tư không lường trước được hết khilập dự án Chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan khác nhau mà con người khôngthể làm chủ được như nắng, mưa, bão… Vì vậy, điều kiện sản xuất xây dựng thiếutính ổn định, luôn luôn biến động và thường bị gián đoạn Sự thay đổi cơ chế chínhsách của nhà nước như thay đổi chính sách thuế, thay đổi nguồn nhiên liệu, nhu cầu

sử dụng cũng có thể gây nên thiệt hại cho hoạt động đầu tư [15]

1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Phân loại đầu tư xây dựng là sắp xếp các dự án đầu tư theo từng nhóm dựatrên các tiêu thức nhất định Việc phân loại các dự án là tiền đề để xác định chutrình thích hợp, giúp việc quản lý các dự án được dễ dàng và khoa học Theo Điều

5, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu

tư xây dựng thì phân loại đầu tư xây dựng như sau:

♦ Theo nguồn vốn đầu tư, gồm:

- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách, gồm:

+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh;

+ Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;

+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp công

- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn [11,12]

♦ Theo quy mô dự án:

+ Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tùy theo tính chất của dự án vàquy mô đầu tư, các dự án công trình được chia ra gồm dự án quan trọng q ốc gia và

3 nhóm A, B, C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công [11,12]

Dự án quan trọng quốc gia

Các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vố đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên Các dự án đầu tư xây dựng có mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn

khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt

Trang 20

nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảotồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộchắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên;rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sửdụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; di dân táiđịnh cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùngkhác; dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hộiquyết định Các dự án này không tính đến mức vốn đầu tư.[11,12]

Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông,sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai thác dầu khí; hóa chất,phân bón, xi măng; chế tạo máy, luyện kim; khai thác, chế biến khoáng sản, xâydựng khu nhà ở có vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên

Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (trừ các dự án cầu, cảng biển, cảng sông,sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), thủy lợi, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹthuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, hóa dược, sản xuất vật liệu (trừcác dự án hóa chất, phân bón, xi măng), công trình cơ khí (trừ các dự án chế tạo máy,luyện kim), bưu chính, viễn thông có vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên

Các dự án đầu tư xây dựng: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, n ôi trồng thủysản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, côngnghiệp có vốn đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên

Các dự án đầu tư xây dựng: y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tinhọc, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dân dụng(trừ xây dựng khu nhà ở) có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên.[11,12]

Trang 21

Dự án nhóm B

Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông,sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai thác dầu khí; hóa chất,phân bón, xi măng; chế tạo máy, luyện kim; khai thác, chế biến khoáng sản, xâydựng khu nhà ở có vốn đầu tư từ 120 đến 2.300 tỷ đồng

Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (trừ các dự án cầu, cảng biển, cảng sông,sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), thủy lợi, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹthuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, hóa dược, sản xuất vật liệu (trừcác dự án hóa chất, phân bón, xi măng), công trình cơ khí (trừ các dự án chế tạo máy,luyện kim), bưu chính, viễn thông có vốn đầu tư từ 80 đến 1.500 tỷ đồng

Các dự án đầu tư xây dựng: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản, vườn quốc gi , khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, côngnghiệp có vốn đầu tư từ 60 đến 1.000 tỷ đồng

Các dự án đầu tư xây dựng: y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tinhọc, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dân dụng(trừ xây dựng khu nhà ở) có vốn đầu tư từ 45 đến 800 tỷ đồng.[11,12]

Dự án nhóm C

Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông,sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai thác dầu khí; hóa chất,phân bón, xi măng; chế tạo máy, luyện kim; khai t ác, chế biến khoáng sản, xâydựng khu nhà ở có vốn đầu tư dưới 120 tỷ đồng

Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (trừ các dự án cầu, cảng biển, cảngsông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), thủy lợi, cấp thoát nước và công trình hạtầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, hóa dược, sản xuấtvật liệu (trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng), công trình cơ khí (trừ các dự ánchế tạo máy, luyện kim), bưu chính, viễn thông có vốn đầu tư từ dưới 80 tỷ đồng.Các dự án đầu tư xây dựng: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, côngnghiệp có vốn đầu tư dưới 60 tỷ đồng

Trang 22

Các dự án đầu tư xây dựng: y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tinhọc, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dân dụng(trừ xây dựng khu nhà ở) có vốn đầu tư dưới 45 tỷ đồng.[11,12]

♦ Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng:

- Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

- Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).[11,12]

Nghiên cứu phân loại dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa cho việc quản lý dự

án như: quy định về thẩm quyền, điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân, quản lý

về thời gian, chi phí, những điểm cần chú ý trong quản lý dự án (phạm vi quản lý, tổchức thực hiện, )

1.1.4 Các giai đoạn hình t ành dự án đầu tư xây dựng

Đối với dự án, trình tự đầu tư là thứ tự các công việc của dự án được sắp xếp

và thực hiện theo một trình tự nhất định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thuận lợi

và hiệu quả thực hiện cao nhất Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựngcủa bất kỳ dự án nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư;Kết thúc xây dựng và đưa công trình vào hai thác sử dụng Quá trình thực hiện dự

án đầu tư có thể mô tả bằng sơ đồ sau:

Hình 1.1 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Trang 23

* Giai đoạn chuẩn bị dự án: Từ khi có ý đồ đầu tư đến một dự án đầu tư được phêduyệt: nghiên cứu cơ hội đầu tư; nghiên cứu tiền khả thi: tổ chức lập, thẩm định, phêduyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (chỉ thực hiện đối với dự án nhóm A); nghiên cứukhả thi: lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế

- kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư; thẩm định và phê duyệt

dự án; thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự ánĐối với các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày19/6/2010 của Quốc hội thì chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính phủ xemxét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư Đối với dự án nhóm

A không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu

tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành để xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩm quyềnhoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự ánđầu tư xây dựng công trình Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp vớiquy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa có trong quyhoạch xây dựng thì phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận

* Giai đoạn thực hiện dự án: là toàn bộ các công việc từ khi có quyết định đầu

tư cho đến khi hoàn thành các công trình, hạng mục các công trình đi vào khai thác.Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt dự án đầu tư được chuyển sang giai đoạn tiếp theo- giai đoạn thực hiện đầu tư

Vấn đề đầu tiên là lựa chọn đơn vị tư vấn, p ải lựa chọn được những chuyêngia tư vấn, thiết kế giỏi trong các tổ chức tư vấn, thiết kế giàu kinh nghiệm, có nănglực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu, giai đoạn thiết kế đến giai đoạn quản

lý giám sát xây dựng- đây là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp Trong khi lựa chọnđơn vị tư vấn, nhân tố quyết định là cơ quan tư vấn này phải có kinh nghiệm quanhững dự án đã được họ thực hiện trước đó Một phương pháp thông thường dùng

để chọn là đòi hỏi các cơ quan tư vấn cung cấp các thông tin về năng lực tài chính,kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi tiến tới đấu thầu Việc lựa chọnnhà thầu tư vấn xây dựng công trình được thực hiện theo Nghị định 59/2015/NĐ-CPngày 18/6/2015 của Chính phủ

Trang 24

Sau khi lựa chọn được nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án được phê duyệt, nhàthầu thiết kế tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của mình Tuỳ theo quy mô,tính chất công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện theo một bước, haibước hay ba bước.

- Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư

- Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽthi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặcbiệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tưquyết định

Sau khi sản phẩm th ết kế được hình thành, chủ đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơthiết kế kỹ thuật - tổng dự t án và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể

là người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư) phê duyệt Trường hợp chủ đầu tưkhông đủ năng lực thẩm định thì thuê ác tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiệnnăng lực để thẩm tra dự toán thiết kế công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt Trên

cơ sở kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư sẽ ra quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự oán Khi đã có quyết địnhphê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, chủ đầu tư ổ chức đấu thầu xây dựngnhằm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản phẩm dịch vụxây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư vàcác mục tiêu của dự án

Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, chủ đầu tư tổ chức đàm phán ký kếthợp đồng thi công xây dựng công trình với nhà thầu và tổ chức quản lý thi công xâydựng công trình Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lýchất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xâydựng, quản lý an toàn lao động trên công trường và quản lý môi trường xây dựng

Trang 25

Tóm lại, trong giai đoạn này chủ đầu tư chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặtbằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng;trình duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết hợpđồng, quản lý chất lượng kỹ thuật công trình trong suốt quá trình thi công và chịu tráchnhiệm toàn bộ các công việc đã thực hiện trong quá trình triển khai dự án.

* Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa vào khai thác sử dụngSau khi công trình được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt,đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, chủ đầu tư thực hiện côngtác bàn giao công trình cho cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai thác, vận hànhcông trình với hiệu quả cao nhất

Như vậy các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ hữu cơ với nhau,mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên không đánh giá quá cao hoặcxem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau.Việc thực hiện các công việc của dự án có thể theo phương pháp tuần tự,phương thức kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện và kết thúc xâydựng nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án

Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, người quyết định đầu tư quyết định việcthực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công v ệc trong giai đoạn thực hiện dự án

và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng

Riêng đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự ánthành phần mà mỗi dự án có thể vận hành độc lập hoặc được phân kỳ đầu tư để thựchiện thì dự án thành phần được quản lý thực hiện như một dự án độc lập Việc phânchia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư phải được quy định cụ thể trong quyếtđịnh đầu tư

1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản lý dự án là một khoa học về hoạch định, tổ chức và quản lý nguồn lựcmang đến sự thành công và đạt được mục đích hay mục tiêu rõ ràng

Trang 26

Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực vàgiám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúngthời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về

kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốtnhất cho phép [17]

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là toàn bộ những hoạt động có mục đích của chủđầu tư thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và các công cụ quản lý nhằmtác động lên đối tượng quản lý dự án đầu tư xây dựng, là toàn bộ các công việc của dự

án và các bên có liên quan nhằm hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đã đặt ra

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là sự điều hành các công việc theo một kếhoạch đã định hoặc các công việc phát sinh xảy ra trong quá trình hoạt động xâydựng, với các điều kiện ràng buộc nhằm đạt được các mục tiêu đề ra một cách tối

ưu Các ràng buộc bao gồm: Quy phạm pháp luật (Luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn,…),ngân sách (nguồn vốn, tài c ín ), thời gian (tiến độ thực hiện), không gian (đất đai,tổng mặt bằng xây dựng)

Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn:

- Lập kế hoạch: đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dựtính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạchhành động thống nhất, theo trình tự logic

- Điều phối thực hiện dự án: đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiềnvốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Giaiđoạn này chi tiết hóa thời gian, lập trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắtđầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp

- Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hìnhthực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắctrong quá trình thực hiện Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự ángiữa kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng thể rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha saucủa dự án

Trang 27

Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năngđộng từ việc lập kế hoạch điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việctái lập kế hoạch dự án như hình 1.2.

Điều phối thực hiện

- Bố trí tiến độ thời gian

- Phân phối nguồn lực

- Phối hợp các hoạt động

- khuyến khích động viên

Hình 1.2 Chu trình quản lý dự án [17]

1.2.2 Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng

Mục tiêu cơ bản của dự án nói hung là hoàn thành các công việc của dự ántheo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được phê duyệt

và theo đúng tiến độ thời gian cho phép Về mặt toán ọc, ba mục tiêu này liên quanchặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thức sau:

Trang 28

Ba yếu tố thời gian, chi phí và mức độ hoàn thành công trình có quan hệ chặtchẽ với nhau Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra các hoạt động đánh đổimục tiêu Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hi sinh một mục tiêu nào đó để thực hiệntốt hơn các mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằmthực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quán trình quản lý dự án Nếucông việc của dự án theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu Tuynhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyênnhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọngcủa nhà quản lý dự án Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý,

từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án,

có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ, trongkhi các mục tiêu khác có thể thay đổi do đó, việc đánh đổi mục tiêu đều có ảnhhưởng đến kết quả thực h ện các mục tiêu khác [17]

Hình 1.3 Tổng hợp ba chiều Thời gian – Chi phí – Chất lượng [17]

Mục tiêu cuối cùng của quản lý dự án đầu tư là bảo đảm đạt được mục đíchđầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn của

Trang 29

quá trình đầu tư, quản lý dự án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau.Chẳng hạn, giai đoạn chuẩn bị dự án phải bảo đảm lập ra một dự án có các giải phápkinh tế - kỹ thuật mang tính khả thi; giai đoạn thực hiện dự án bảo đảm tạo ra đượctài sản cố định có tiêu chuẩn kỹ thuật đúng thiết kế; giai đoạn khai thác vận hànhphải bảo đảm đạt được các chỉ tiêu hiệu quả của dự án (tài chính, kinh tế, xã hội)theo dự kiến của chủ đầu tư.

1.2.3 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Đảm bảo đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy hoạch, thiết kế, bảo vệcảnh quan môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa củatừng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân kết hợp phát triển kinh

tế - xã hội, quốc phòng an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên khu vực dự án; đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng

- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật sử dụngvật liệu xây dựng; bảo đảm n u cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàncho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà caotầng; ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình tronghoạt động đầu tư xây dựng

- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn cô g trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường,

- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện nănglực phù hợp với từng loại dự án; loại, cấp công trình và công việc xây dựng theoquy định của pháp luật

- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng

- Phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước trong đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của Chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng

1.2.4 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng được xem xét theo các giai đoạn của quátrình đầu tư, theo mục tiêu quản lý và theo cấp quản lý, chủ thể quản lý theo Luật Xây

Trang 30

dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2017 Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điềuphối, tổ chức, lên kế hoạch trong khi thực hiện dự án Mục đích của nó là từ góc độquản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự ánnhư: mục tiêu về giá thành, mục tiêu về thời gian, mục tiêu về chất lượng,….

1.2.4.1 Quản lý thời gian thực hiện dự án

Quản lý thời gian thực hiện dự án là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sáttiến độ nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án đúng kế hoạch Nó chỉ rõ mỗicông việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào hoàn thành, khi nào kết thúc vàtoàn bộ dự án thực hiện bao lâu phải hoàn thành [17]

Quản lý thời gian dự án bao hàm việc đưa ra một lịch trình cụ thể phải làm vàđiều khiển các công việc nhằm đảm bảo rằng lịch trình đó phải được thực hiện.Công trình trước khi xây dựng bao giờ cũng được khống chế bởi một khoảngthời gian nhất định, trên cơ sở đó nhà thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ lập tiến độthi công chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện để đạt hiệu quảcao nhất nhưng phải đảm bảo phù hợp tổng tiến độ đã được xác định của toàn dự án.Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan cótrách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnhtiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dàinhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng t ến độ dự án

Kế hoạch tiến độ dự án được phê duyệt là cơ sở kiểm soát danh mục và khốilượng công việc phải hoàn thành; là cơ sở phân phối nguồn lực, nhất là vốn đầu tư

dự án

1.2.4.2 Quản lý chi phí dự án

Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán (dựtoán); quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chi phíđầu tư xây dựng công trình; hay nói cách khác, quản lý chi phí dự án là quản lý chiphí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt tổng mức đầu

tư Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí

Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựngmới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng Chi phí đầu tư xây dựng

Trang 31

công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xâydựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước.

Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệuquả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảmbảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơchế thị trường và được quản lý theo Nghị định số Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí dự tính

để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu

tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình Tổng mứcđầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trìnhphù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh

tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công [7,4]

Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồithường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tưxây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng [7,4]

Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

*) Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNHTỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Theo thiết kế Theo diện tích Theo số liệu Phương pháp

cơ sở hoặc công suất của các công kết hợp các

sử dụng công trình xây dựng phương pháptrình và giá xây có chỉ tiêu Kinh tr ndựng tổng hợp, tế - kỹ thuật

suất vốn đầu tư tương tự đã

thực hiện

Hình 1.4 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư dự án [7]

Trang 32

* Phương pháp xác định dự toán

Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản

vẽ thi công Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị(GTB); chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chiphí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP).[6,3]

Công thức xác định dự toán công trình:

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP

1.2.4.3 Quản lý định mức dự toán, giá và chỉ số giá xây dựng * Quản lý định mức dự toán

Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế- kỹ thuật và định mức tỷ lệ Quản

lý định mức dự toán là việc quản lý, khống chế tiêu hao nguyên vật liệu các công việcxây dựng và là cơ sở dự trù lượng vật liệu tiêu hao trong quá trình thi công

Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức xây dựng: Định mức

dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng, Phần khảo sát, Phần lắp đặt), Địnhmức dự toán sửa chữa trong xây dựng công trình, Định mức vật tư trong xây dựng,Định mức chi phí quản lý dự án, Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và cácđịnh mức xây dựng khác

Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xây dựng địnhmức theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định vàquản lý chi phí đầu tư xây dựng (mới nhất là Thông tư số 06/2016/TT-BXD), để tổchức xây dựng, công bố định mức cho các công tác xây dựng đặc thù của Bộ, địaphương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố [6,3].Đối với các định mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng đượccông bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc y u cầu kỹthuật của công trình thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp [6,3]

Đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đãđược công bố thì chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phươngpháp xây dựng định mức để tổ chức xây dựng các định mức đó hoặc vận dụng các địnhmức xây dựng tương tự đã sử dụng ở công trình khác để quyết định áp dụng

Trang 33

Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công

bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng xây dựng công trình.Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm gửi những định mức xâydựng đã công bố trong năm về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý

* Quản lý giá xây dựng

Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống địnhmức và phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình để xây dựng và quyết định ápdụng đơn giá của công trình làm cơ sở xác định dự toán, quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình [1,4]

Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn chuyênmôn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liênquan tới việc lập đơn giá xây dựng công trình Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu tráchnhiệm trước CĐT và pháp luật trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xác của cácđơn giá xây dựng công trình do mình lập [1,4]

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng lập và công bố hệ thống đơngiá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi ông xây dựng, giá vật liệu, để tham khảotrong quá trình xác định giá xây dựng ông trình [6]

* Quản lý chỉ số giá xây dựng

Chỉ số giá xây dựng gồm: chỉ số giá tính c o một nhóm hoặc một loại côngtrình xây dựng; chỉ số giá theo cơ cấu chi phí; chỉ số giá heo yếu tố vật liệu, nhâncông, máy thi công Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ để xác định tổngmức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, giágói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng

Bộ Xây dựng công bố phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng và định kỳcông bố chỉ số giá xây dựng để chủ đầu tư tham khảo áp dụng chủ đầu tư, nhà thầucũng có thể tham khảo áp dụng chỉ số giá xây dựng do các tổ chức tư vấn có nănglực, kinh nghiệm công bố

Chủ đầu tư căn cứ xu hướng biến động giá và đặc thù công trình để quyết địnhchỉ số giá xây dựng cho phù hợp

Trang 34

1.2.4.4 Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng

Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình là quá trình triển khaigiám sát các tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượngcủa các dự án phải đáp ứng mong muốn của Chủ đầu tư, được cụ thể hóa trong quychuẩn và tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho dự án và yêu cầu của hồ sơ thiết kế xâydựng công trình [17]

Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự ánnhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra Nó bao gồm việcquy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng Công tác quản lýchất lượng được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công,giai đoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảo hành công trình và được thực hiện theoNghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng

1.2.4.5 Quản lý rủi ro

Dự án đầu tư xây dựng thường kéo dài nhiều năm, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.Khi thực hiện dự án sẽ gặp nhiều nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường trướcđược Quản lý rủi ro là biện pháp mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa nhữngnhân tố có lợi không xác định giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xácđịnh cho dự án Nó bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi

ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro

Quản lý rủi ro dự án sử dụng các phương pháp định ính, định lượng để xác định tính chất, mức độ rủi ro để có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi

ro Bao gồm việc tối đa hóa khả năng và kết quả của các điều kiện thuận lợi và tối thiểu hóa khả năng và ảnh hưởng của những biến cố gây bất lợi cho mục tiêu của dự

án [17] 1.2.4.6 Quản lý cung ứng (mua sắm) cho dự án

Là việc quản lý những hàng hoá, vật liệu mua sắm được từ bên ngoài tổ chứcthực hiện dự án, nó bao gồm việc lên kế hoạch mua sắm, lựa chọn việc mua sắm vàtrưng thu các nguồn vật liệu [17]

Trang 35

1.2.4.7 Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường là quá trình đảm bảo an toànlao động và vệ sinh môi trường trong suốt thời gian thực hiện và khai thác dự án.Hoạt động xây dựng, nhất là trong công tác khảo sát, thi công xây dựng, lắp đặtthiết bị dễ bị mất an toàn lao động và gây ô nhiễm môi trường [17] Quản lý an toàn

và vệ sinh môi trường gồm:

- Kiểm tra và theo dõi biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của Nhà thầu xây dựng trước và trong quá trình thi công

- Xử lý Nhà thầu không thực hiện cam kết đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

- Chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn lao động và vệ sinh môi trường

1.2.5 Các chủ thể tham g a quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một số dự án có sự tham gia củanhiều chủ thể khác nhau K ái quát mô hình các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu

tư xây dựng như sau:

CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Người có thẩm quyền quyết

định đầu tư

CHỦ ĐẦU TƯ

Nhà thầu tư vấn

Nhà thầu xây lắp

Hình 1.5 Các chủ thể tham gia quản lý dự án

Trong cơ chế điều hành, quản lý dự án đầu tư và xây dựng nêu trên, mỗi cơquan, tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể trongLuật xây dựng Việt nam

Trang 36

* Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

Là người đại diện pháp luật của tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc các doanhnghiệp tuỳ theo nguồn vốn đầu tư Người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyếtđịnh đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án Riêng dự án sử dụng vốn tín dụng, tổchức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuậncho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư raquyết định đầu tư (được quy định trong Nghị định 59/2015/NĐ-CP)

- Đối với dự án do T ủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu tư làmột trong các cơ quan, tổ c ức: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước

- Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình

Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn

vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyếtđịnh đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư Trong trường hợp đơn

vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, người quyết địnhđầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cửngười tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận,quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành

Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủ đầu tư

Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là ngườiđại diện theo quy định của pháp luật Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp thìchủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ gópvốn cao nhất

Trang 37

* Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng

Là tổ chức nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh về tưvấn đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật Tổ chức tư vấn chịu sự kiểmtra thường xuyên của chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước

* Nhà thầu xây lắp

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinhdoanh về xây dựng Doanh nghiệp xây dựng có mối quan hệ với rất nhiều đối táckhác nhau nhưng trực tiếp nhất là chủ đầu tư Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra giámsát thường xuyên về chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tổ chức thiết

kế, cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý

* Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng

Các cơ qu n quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng như: Bộ Kế hoạch Đầutư; Bộ Xây dựng; Bộ Tài chính; các Bộ ngành khác có liên quan: các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc c ính phủ; uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương); đại điện cơ quan quản lý nhà nước quản lý quá trình triển khaithực hiện dự án

* Mối quan hệ của chủ đầu tư đối với các chủ thể liên quan

Chủ đầu tư là chủ thể chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình hình thành

và quản lý dự án đầu tư xây dựng, có trách nh ệm p ối hợp với các cơ quan tổ chứctham gia quản lý và chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành, các cơ quan liên quan màtrực tiếp là người quyết định đầu tư Đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc BộXây dựng, có thể làm rõ một số mối quan hệ sau:

- Đối với Bộ quản lý ngành: Bộ quản lý ngành quyết định chủ đầu tư và quyđịnh nhiệm vụ, quyền hạn và chỉ đạo chủ đầu tư trong quá trình quản lý Chủ đầu tư

có trách nhiệm báo cáo với Bộ quản lý ngành về hoạt động của mình;

- Đối với tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Ngoài việc tuân thủ các quy định,quy chuẩn, tiêu chuẩn của chuyên ngành, lĩnh vực mà mình đang thực hiện, tư vấn còn

có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ mà chủ đầu tư giao thông qua hợp đồng;

- Đối với doanh nghiệp xây dựng: Đây là mối quan hệ chủ đầu tư điều hànhquản lý, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký kết;

Trang 38

- Đối với các cơ quan quản lý cấp phát vốn: chủ đầu tư chịu sự quản lý giám sát về việc cấp phát theo kế hoạch.

1.3 Các nhân tố tác động đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Bộ máy của Ban quản lý dự án

Quản lý dự án nhằm đạt mục tiêu của dự án, song mỗi mô hình quản lý cócách điều hành công việc khác nhau và mức độ đạt được mục tiêu cũng khác nhau.Mức độ hoàn thành mục tiêu của dự án phản ánh năng lực quản lý dự án của chủđầu tư

Tổ chức bộ máy quản lý dự án ảnh hưởng rất lớn đến hướng đi của dự án, chiphí của dự án và thời gian của dự án, do đó năng lực quản lý dự án tốt trước tiênphải tổ chức bộ máy quản lý dự án tốt.[18]

1.3.1.2 Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý dự án (theo quy định của pháp luật

và kỹ năng mềm)

Trong công tác quản lý dự án thì trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản

lý đóng vai trò vô cùng quan trọng Bởi vì một dự án có thành công hay không làphụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực

tế của cán bộ quản lý Dựa vào các thông tin nhận được từ các cán bộ tham gia dự

án, các tổ chức tư vấn, nhà thầu hay thông tin từ bên ngoài, nhà quản lý sẽ nắm bắtđược thực trạng của dự án, từ đó có những điều c ỉnh kịp thời các sai sót hoặc đưa racác giải pháp khắc phục nhanh chóng nhất [18]

1.3.1.3 Văn hóa trong Ban quản lý dự án

Văn hóa trong nội bộ cũng rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy nguồnnhân lực Từ đó, ảnh hưởng đến năng suất lao động của người lao động, đến kết quả

mà người lao động thực hiện, thông qua đó đến kết quả của công tác q ản lý dự ánđầu tư xây dựng Một môi trường làm việc minh bạch, rõ ràng cho hiệu quả làmviệc cao Phải xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa các thành viên trong các bộ phận.Xây dựng văn hóa trong nội bộ sẽ mang lại những nét rất riêng và tạo ra uy tín trong

và ngoài ngành Quan tâm đến văn hóa nội bộ là đầu tư cho sự phát triển bền vững,đồng thời góp phần nâng cao sức mạnh của Ban quản lý dự án [18]

Trang 39

1.3.1.4 Cơ chế chính sách

Mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng ngoài việc chịutác động của quy luật kinh tế thị trường cần thuân thủ pháp luật và hoạt động trongkhuôn khổ pháp luật Đối với một dự án được tiến hành đầu tư và ban quản lý dự ánđứng ra đại diện chủ đầu tư thì phải tuân theo đúng quy trình các bước mà cơ chếchính sách của Nhà nước đề ra Nếu không tuân thủ theo cơ chế chính sách hiệnhành trong quá trình quả lý dự án sẽ mang lại những hậu quả không nhỏ trong quátrình tổ chức và điều hành bộ máy quả lý dự án sau này [18]

1.3.1.5 Khả năng cấp vốn cho dự án

Để hoàn thành dự án đầu tư xây dựng thường phải thực hiện nhiều công việc

và cần một lượng vốn rất lớn Vì vậy, việc bố trí đủ vốn theo đúng tiến độ của dự án

đã được phê duyệt có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ hoàn thành dự án, chất lượngcông trình của dự án và chi phí của dự án nằm trong ngân sách đã được phê duyệt.Nguồn vốn là yếu tố quan trọng để giải quyết tất cả các vấn đề trong cả quá trìnhthực hiện dự án vì vậy nguồn vốn cần phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng mộtcách hợp lý để tránh thất thoát ngân sách nhà nước, đảm bảo sử dụng đồng vốn đầu

tư có hiệu quả Nếu vốn cho dự án không được bố trí đủ và kịp thời sẽ dẫn tới nhiều

hệ lụy: mục tiêu chính của dự án mà người đầu tư đặt ra ban đầu không đáp ứng,thời gian hoàn thành dự án bị chậm, chất lượng cô g trình có thể bị ảnh hưởng, chiphí cho dự án có thể bị vượt ngân sách ban đầu đã dự định [18]

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án

Quy mô dự án: Tùy thuộc vào quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sửdụng, nguồn lực, chi phí dự án… mà lựa chọn mô hình quản lý cho phù hợp nhằmđảm bảo một mô hình quản lý năng động, hiệu quả, phù hợp với những thay đổi củamôi trường cạnh tranh, công nghệ quản lý và yêu cầu quản lý

Tính chất phức tạp về cấu tạo, về kiến trúc kết cấu: Công trình trong dự án càngphức tạp về kiến trúc và kết cấu thì quá trình thi công và quản lý càng phức tạp, đặcbiệt là việc quản lý chất lượng công trình càng cần phải tập trung quản lý nhiều hơn

Điều kiện phức tạp của địa chất, thủy văn tại địa điểm xây dựng cũng ảnhhưởng lớn đến công tác quản lý dự án

Trang 40

Yêu cầu nguyên vật liệu, cấu kiện xây dựng là loại khan hiếm, phải nhập khẩucho dự án cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án…[18]

1.3.2.2 Môi trường của dự án

Ảnh hưởng của môi trường dự án đến chất lượng quản lý dự án gồm các tácđộng về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, tự nhiên… đến các hoạt động quản lý

dự án Những tác động này có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến các hoạt động quản

lý dự án làm cho chất lượng của dự án bị ảnh hưởng Chẳng hạn, các dự án đầu tưxây dựng được tiến hành ngoài trời, thời gian và quá trình xây dựng dài do đó nóchịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu Ở mỗi vùng lại có điều kiện tự nhiên khácnhau, từ đó phải có phương án quản lý và khai thác phù hợp điều kiện thực tế Côngtác quản lý phải được thực hiện tốt và theo sát để có thể hướng phòng, chống vàkhắc phục hậu quả một cách nhanh chóng nhất, hạn chế được thấp nhất tình trạngchậm tiến độ dự án Dự án đầu tư xây dựng công trình chịu sự ràng buộc của cácquy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và các quy định của pháp luật

có liên quan khác bắt buộc c ủ đầu tư dự án phải tuân thủ như: các quy định về thủtục đăng ký, thẩm tra dự án để cấp giấy chứng nhận đầu tư; các quy định về lập,thẩm định, phê duyệt và quyết định đầu tư dự án; các quy định về quản lý chấtlượng công trình xây dựng (quản lý hất lượng khảo sát, thiết kế, chất lượng thi côngxây dựng công trình); các quy định về g ấy phép xây dựng Dự án dẽ có thể đảmbảo thời gian thực hiện dự kiến, đảm bảo mức chi phí dự kiến nếu việc giải quyếtcác thủ tục pháp luật được thực hiện đúng quy định Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra,việc tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án theo quy định của pháp luậtthường không đảm bảo đúng quy định đã ảnh hưởng làm kéo dài thời gian thực hiện

dự án và làm tăng chi phí so với dự kiến [18]

1.3.2.3 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng Môi trường luật pháp luật ổn định, không có dự chồng chéo của các văn bản,

không có hiện tượng nhũng nhiễu tiêu cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác

quản lý dự án Hơn nữa, các chính sách về tài chính tiền tệ, về tiền lương,…cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý dự án

Dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hay không cũngphụ thuộc nhiều vào sự kết hợp của các cơ quan, các cấp, các ngành có liên quan,

Ngày đăng: 24/10/2022, 03:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w