LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động đầu tư công là một trong những lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật góp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng, cả nước nói chung nhằm tiến tới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, vốn đầu tư công thông qua ngân sách nhà nước (NSNN) luôn dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng. Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ bản ngày một lớn, năm sau luôn cao hơn năm trước. Do đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và các dự án phát triển kinh tế xã hội ngày càng cải thiện, bộ mặt của tỉnh và đời sống của nhân dân được thay đổi rõ rệt. Là một huyện ở miền núi phía bắc, đang trong giai đoạn phát triển nên huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đang dành rất nhiều nguồn vốn đầu tư công cho xây dựng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng hàng năm chủ yếu thu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia cũng như nguồn vốn từ tỉnh rót xuống. Các dự án đầu tư đã phát huy được hiệu quả, bộ mặt nông thôn ngày một thay đổi, cơ sở hạ tầng nông thôn Quỳnh Nhai như: điện, đường, trường học, trạm y tế xã đã dần kiên cố, đời sống của nhân dân được nâng cao. Tổng số vốn của nhà nước đã được huy động một cách phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nhà nước. Vốn đầu tư công từ chỗ chỉ có 65,24 tỷ đồng vào năm 2017 đã tăng lên đến 146,938 tỷ đồng vào năm 2020. Nhìn lại quá trình quản lý dự án, công tác bố trí và giải ngân nguồn vốn đầu tư công cho các dự án đầu tư xây dựng ta thấy nổi lên một số vấn đề như: ngày càng có nhiều công trình chậm tiến độ, chi phí đầu tư xây dựng tăng cao, chất lượng các công trình xây dựng không đảm bảo, công tác quản lý dự án chưa được hoàn thiện, hiệu quả sau đầu tư chưa cao. Điều này thể hiện ở việc: Một số dự án mới bàn giao đưa vào sử dụng đã xuống cấp, thấm dột đối với công trình dân dụng, nhiều điểm mặt đường bị bong tróc, xuống cấp đối với công trình giao thông, năm 2020 đã có đến 24 dự án phải chuyển tiếp sang các thời kì tiếp theo một phần vì thiếu vốn và vướng mắc GPMB. Các năm trước, con số này cũng xấp xỉ 20 dự án. Thêm vào đó, vốn huy động trong dân tuy có tăng, nhưng con số rất nhỏ : cuối năm 2020 cũng chỉ hơn 4 tỉ đồng. Số vụ thanh tra vào năm 2017 đến 2020 chỉ từ 4 đến 6 vụ, nhưng đến năm 2020 lại không phát hiện ra dấu hiệu sai phạm. Nhiều dự án đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế chưa tính toán đầy đủ khối lượng công trình dẫn đến phải điều chỉnh thay đổi thiết kế trong quá trình thi công. Tất cả những điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng phí ngân sách Nhà nước và nhiều nguồn lực khác của tỉnh nói chung và huyện nói riêng. Đây là một trong những thách thức lớn đối với Quỳnh Nhai cũng như các địa phương khác trong cả nước. Do đó, việc quản lý dự án đầu tư thông qua ban quản lý đầu tư xây dựng ngày càng quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn, tác giả lựa chọn nghiên cứu luận văn: " Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quản lý thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công đã được nghiên cứu tại nhiều luận văn thạc sĩ khác nhau, có thể kể đến như sau: Lê Thanh Hương (2015) với luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình”, hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luân văn đã xem xét dự án, quản lý dự án và thành công của dự án đầu tư xây dựng như đối tượng và chịu sự tác động của quản lý nhà nước. Cụ thể, luận văn cũng nêu ra 3 khâu quản lý dự án là lập kế hoạch dự án, thực hiện dự án, kiểm soát thực hiện dự án. Tác giả cũng nêu ra những điểm đạt được, chưa đạt được của tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, vì nghiên cứu tại 1 tỉnh nên luận văn đã đánh giá khả năng phối hợp của nhiều Sở trong tỉnh, đồng thời đánh giá sự chỉ đạo của tỉnh đối với các Sở. Do vậy, đây là đề tài mang tính chất tham khảo rất lớn cho tác giả khi làm luận văn này. Cấn Quang Tuấn (2018) với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do Thành phố Hà Nội quản lý”, hoàn thành tại đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn chỉ ra đặc điểm, vai trò của vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng loại vốn này, trong đó có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, luận văn này tiếp cận trên góc độ tài chính – ngân hàng, tức là nêu ra các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, nên không đánh giá theo cách tiếp cận về quản lý kinh tế là lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và giám sát thực hiện. Tuy vậy, một số giải pháp của tác giả cũng nêu ra hướng về thực hiện kế hoạch như cần đề cập đến việc huy động vốn trong khu vực dân cư, hoặc cần tổ chức lại bộ máy giám sát và giám sát sau khi xây dựng cũng là bài học mà cao học viên có thể tham khảo. Cùng quan điểm với hai tác giả trên là Trần Minh Phương (2018) với đề tài: “Quản lý các dự án kết cấu hạ tầng giao thông tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định”, hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó cũng có những yếu tố đã được các nghiên cứu ngoài nước nhắc đến như các yếu tố về thể chế, chính sách, đồng thời gợi ý chính sách thu hút vốn đầu tư đối với phát triển hạ tầng trên quan điểm cho rằng đầu tư có thể do bất cứ một bên nào thực hiện, song người sử dụng đường bộ phải là người có trách nhiệm hoàn trả. Đây là một quan điểm rất mới tại Việt Nam vào thời điểm đó, và để ra một khoảng trống nghiên cứu về công tác phối hợp đầu tư giữa khu vực công và khu vực tư nhân, cũng như đánh giá khả năng thu hồi vốn dựa trên khả năng trả nợ của đối tượng hưởng lợi từ dự án. Đối với cụ thể các phương thức quản lý dự án, có một số luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Hoàng Lan (2017) với đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bằng phương thức BOT trên địa bàn tỉnh Thía Bình”. Đề tài đã đề cập đến xây dựng cơ sở hạ tầng bằng phương thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao), và đã nhận xét rằng năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước còn yếu kém, hệ thống pháp lý, chính sách chưa hoàn thiện và hiệu quả, trên cơ sở đó đề cập đến giải pháp về quy hoạch dự án cũng như khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, các nghiên cứu này quá nặng về mảng kỹ thuật mà bỏ qua mặt kinh tế của dự án. Nguyễn Thủy Lan (2019) thực hiện với đề tài “Đổi mới quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước tại các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ” đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về QLDA đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN, bên cạnh đó tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp đổi mới QLDA đầu tư xây dựng nguồn vốn NSNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đề tài đã đánh giá được tình hình thực hiện các dự án của nhà nước và cũng cho rằng quản lý nhà nước là việc cần thiết, song nên xem xét đến khả năng hoàn vốn của dự án phát triển, vì các dự án này hướng nhiều đến hiệu quả xã hội hơn là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, các tác giả này cũng không đi quá sâu vào từng dự án để phân tích mà chỉ nghiên cứu tổng thể, và đưa ra những gợi ý về mặt chính sách. Cả 2 đề tài này đang thực hiện ở góc độ 1 tỉnh hoặc cả nước, nên khó có thể đánh giá hết được trong góc độ một ban quản lý dự án của một huyện. Đối với khía cạnh quản lý nhà nước, có thể kể đến Nguyễn Thị Bình (2018) với đề tài luận văn “Quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mường La, tỉnh Sơn La”. Đề tài đã thực hiện theo các quy trình của quản lí kinh tế, gồm lập kế hoạch cho các dự án, thực hiện dự án, đánh giá thực hiện dự án. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá từ bộ máy, các bước thực hiện và đưa ra 1 số giải pháp. Nhưng với một đề tài cấp huyện nên luận văn đã đánh giá khả năng phối hợp của các bên cũng như dưới góc nhìn của UBND huyện chứ không phải ban quản lý dự án. Nội dung đề cập của ban quản lý dự án cũng rất ít. Tóm lại, các nghiên cứu trong nước đã kế thừa và phát triển các nghiên cứu nước ngoài, đồng thời giải quyết một số khía cạnh nhất định liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn từ NSNN, cũng như gợi mở khía cạnh kết hợp với các nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, các nghiên cứu này gặp phải một số giới hạn như: (1) chỉ đề cập một hoặc một số khía cạnh cụ thể, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về hệ thống lý thuyết và đánh giá thực trạng quản lý – đặc biệt là quản lý nhà nước – đối với các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; (2) nhận thức của nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách chưa thống nhất, có khi đồng nhất hoạt động đầu tư xây dựng bằng nguồn NSNN là hoạt động “cho không” – vì quan điểm rằng dự án phát triển phải hướng đến mục tiêu xã hội. Thêm vào đó, các nghiên cứu này tập trung quá nhiều vào các hình thức liên quan đến xây dựng – vận hành – chuyển giao mà bỏ qua toàn bộ các hình thức nhượng quyền hay xây dựng – vận hành – vận hành (BOO) và (3) các nghiên cứu còn thiếu hệ thống chiến lược, kế hoạch, chính sách của từng địa phương về đâu tư xây dựng cơ bản. Do đó, có thể nói, nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước là lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn khoảng trống tri thức cần nghiên cứu, và đặc biệt, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La. Do đó, đề tài: “Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La” là đề tài tuy không mới, nhưng vẫn còn khoảng trống nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng đến các mục tiêu nghiên cứu cơ bản như sau: -Xác định được khung nghiên cứu về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện. -Phân tích được thực trạng đầu tư xây dựng và công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La trong thời gian qua, từ đó chỉ ra được những điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác quản lý này. -Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, với các nội dung: (1) Bộ máy quản lý; (2) Kế hoạch triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công; (3) Tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công, (4) Kiểm soát thực hiện dự án đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công. + Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. + Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2017 đến năm 2020; số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021, giải pháp được đề xuất đến năm 2025.
Trang 1- -BÙI KHẮC THƠI
QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CỦA BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN QUỲNH NHAI,
TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Hà Nội - 2021
Trang 2- -BÙI KHẮC THƠI
QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CỦA BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN QUỲNH NHAI,
TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 80340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
GS TS ĐỖ HOÀNG TOÀN
Hà Nội - 2021
Trang 3Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không
vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Học viên
Bùi Khắc Thơi
Trang 4Luận văn thạc sỹ là bài tổng hợp đánh giá lại những kiến thức đã học, đãnghiên cứu, tổng kết trong quá trình học thạc sỹ và cũng là thành quả cuối cùng thểhiện những cố gắng của học viên cao học trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cácthầy cô đã tận tâm truyền dạy những kiến thức quý giá cho em trong quá trình họctập Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo GS.TS Đỗ HoàngToàn, người thầy đã cho em nhiều kiến thức quý báu và hướng dẫn em hoàn thànhluận văn này.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô có nhiều sức khỏe để tiếp tục sựnghiệp giáo dục cho thế hệ tương lai
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Học viên
Bùi Khắc Thơi
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 9
1.1 Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công và Ban quản lý dự án đầu
Trang 61.3.1 Kinh nghiệm của một số Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 27
Trang 7CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CỦA BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA 33
2.1 Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và thực trạng các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33
2.1.2 Thực trạng các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 35
2.2 Thực trạng quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 40
2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 40
2.2.2 Lập kế hoạch thực hiện dự án 45
2.2.3 Tổ chức thực hiện dự án 49
2.2.4 Kiểm soát thực hiện đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công 62
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 66
2.3.1 Đánh giá theo mục tiêu 66
2.3.2 Ưu điểm 68
2.3.3 Hạn chế 69
Trang 9CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN QUỲNH NHAI,
TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025 74
3.1 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đến năm 2025 74
3.1.1 Mục tiêu hoàn thiện quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đến năm 2025 74
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đến năm 2025 75
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La thời gian tới 77
3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện bộ máy quản lý dự án 77
3.2.2 Giải pháp trong lập kế hoạch thực hiện dự án 84
3.2.3 Giải pháp tổ chức thực hiện dự án 88
3.2.4 Giải pháp trong kiểm soát thực hiện dự án 91
3.2.5 Các giải pháp khác 93
3.3 Kiến nghị 95
3.3.1 Kiến nghị với Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Xây dựng 95
3.3.2 Kiến nghị với UBND huyện Quỳnh Nhai 96
KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đầu tư công là một trong những lĩnh vực quan trọng, giữ vai tròchủ yếu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật góp phát triểnkinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng, cả nước nói chung nhằm tiến tới thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hàng năm, vốn đầu tư công thông quangân sách nhà nước (NSNN) luôn dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng.Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực xâydựng cơ bản ngày một lớn, năm sau luôn cao hơn năm trước Do đó, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình nông nghiệp vàphát triển nông thôn và các dự án phát triển kinh tế xã hội ngày càng cải thiện, bộmặt của tỉnh và đời sống của nhân dân được thay đổi rõ rệt
Là một huyện ở miền núi phía bắc, đang trong giai đoạn phát triển nên huyệnQuỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đang dành rất nhiều nguồn vốn đầu tư công cho xây dựng.Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng hàng năm chủ yếu thu từnguồn đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn tráiphiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia cũng như nguồn vốn từ tỉnhrót xuống Các dự án đầu tư đã phát huy được hiệu quả, bộ mặt nông thôn ngày mộtthay đổi, cơ sở hạ tầng nông thôn Quỳnh Nhai như: điện, đường, trường học, trạm y
tế xã đã dần kiên cố, đời sống của nhân dân được nâng cao Tổng số vốn của nhànước đã được huy động một cách phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu về quản lýnhà nước Vốn đầu tư công từ chỗ chỉ có 65,24 tỷ đồng vào năm 2017 đã tăng lênđến 146,938 tỷ đồng vào năm 2020
Nhìn lại quá trình quản lý dự án, công tác bố trí và giải ngân nguồn vốn đầu
tư công cho các dự án đầu tư xây dựng ta thấy nổi lên một số vấn đề như: ngày càng
có nhiều công trình chậm tiến độ, chi phí đầu tư xây dựng tăng cao, chất lượng cáccông trình xây dựng không đảm bảo, công tác quản lý dự án chưa được hoàn thiện,hiệu quả sau đầu tư chưa cao Điều này thể hiện ở việc: Một số dự án mới bàn giao
Trang 13đưa vào sử dụng đã xuống cấp, thấm dột đối với công trình dân dụng, nhiều điểmmặt đường bị bong tróc, xuống cấp đối với công trình giao thông, năm 2020 đã cóđến 24 dự án phải chuyển tiếp sang các thời kì tiếp theo một phần vì thiếu vốn vàvướng mắc GPMB Các năm trước, con số này cũng xấp xỉ 20 dự án Thêm vào đó,vốn huy động trong dân tuy có tăng, nhưng con số rất nhỏ : cuối năm 2020 cũng chỉhơn 4 tỉ đồng Số vụ thanh tra vào năm 2017 đến 2020 chỉ từ 4 đến 6 vụ, nhưng đếnnăm 2020 lại không phát hiện ra dấu hiệu sai phạm Nhiều dự án đơn vị tư vấn khảosát thiết kế chưa tính toán đầy đủ khối lượng công trình dẫn đến phải điều chỉnhthay đổi thiết kế trong quá trình thi công Tất cả những điều này cũng là nguyênnhân dẫn đến thất thoát lãng phí ngân sách Nhà nước và nhiều nguồn lực khác củatỉnh nói chung và huyện nói riêng Đây là một trong những thách thức lớn đối vớiQuỳnh Nhai cũng như các địa phương khác trong cả nước Do đó, việc quản lý dự
án đầu tư thông qua ban quản lý đầu tư xây dựng ngày càng quan trọng
Xuất phát từ thực tiễn, tác giả lựa chọn nghiên cứu luận văn: " Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La".
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công đã được nghiên cứutại nhiều luận văn thạc sĩ khác nhau, có thể kể đến như sau:
Lê Thanh Hương (2015) với luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình”, hoàn thành tại trườngĐại học Kinh tế Quốc dân Luân văn đã xem xét dự án, quản lý dự án và thành côngcủa dự án đầu tư xây dựng như đối tượng và chịu sự tác động của quản lý nhà nước
Cụ thể, luận văn cũng nêu ra 3 khâu quản lý dự án là lập kế hoạch dự án, thực hiện
dự án, kiểm soát thực hiện dự án Tác giả cũng nêu ra những điểm đạt được, chưađạt được của tỉnh Hòa Bình Tuy nhiên, vì nghiên cứu tại 1 tỉnh nên luận văn đãđánh giá khả năng phối hợp của nhiều Sở trong tỉnh, đồng thời đánh giá sự chỉ đạocủa tỉnh đối với các Sở Do vậy, đây là đề tài mang tính chất tham khảo rất lớn chotác giả khi làm luận văn này
Trang 14Cấn Quang Tuấn (2018) với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do Thànhphố Hà Nội quản lý”, hoàn thành tại đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn chỉ ra đặcđiểm, vai trò của vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước cũng như các nhân tốảnh hưởng đến sử dụng loại vốn này, trong đó có cơ sở pháp lý Tuy nhiên, luận vănnày tiếp cận trên góc độ tài chính – ngân hàng, tức là nêu ra các chỉ tiêu để đánh giáhiệu quả sử dụng vốn, nên không đánh giá theo cách tiếp cận về quản lý kinh tế làlập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và giám sát thực hiện Tuy vậy, một số giải phápcủa tác giả cũng nêu ra hướng về thực hiện kế hoạch như cần đề cập đến việc huyđộng vốn trong khu vực dân cư, hoặc cần tổ chức lại bộ máy giám sát và giám sátsau khi xây dựng cũng là bài học mà cao học viên có thể tham khảo.
Cùng quan điểm với hai tác giả trên là Trần Minh Phương (2018) với đề tài:
“Quản lý các dự án kết cấu hạ tầng giao thông tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định”,hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn đã xác định các yếu tốảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó cũng có những yếu tố đã đượccác nghiên cứu ngoài nước nhắc đến như các yếu tố về thể chế, chính sách, đồngthời gợi ý chính sách thu hút vốn đầu tư đối với phát triển hạ tầng trên quan điểmcho rằng đầu tư có thể do bất cứ một bên nào thực hiện, song người sử dụng đường
bộ phải là người có trách nhiệm hoàn trả Đây là một quan điểm rất mới tại ViệtNam vào thời điểm đó, và để ra một khoảng trống nghiên cứu về công tác phối hợpđầu tư giữa khu vực công và khu vực tư nhân, cũng như đánh giá khả năng thu hồivốn dựa trên khả năng trả nợ của đối tượng hưởng lợi từ dự án
Đối với cụ thể các phương thức quản lý dự án, có một số luận văn thạc sĩ củaBùi Thị Hoàng Lan (2017) với đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các dự án xâydựng cơ sở hạ tầng bằng phương thức BOT trên địa bàn tỉnh Thía Bình” Đề tài đã
đề cập đến xây dựng cơ sở hạ tầng bằng phương thức BOT (xây dựng – vận hành –chuyển giao), và đã nhận xét rằng năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhànước còn yếu kém, hệ thống pháp lý, chính sách chưa hoàn thiện và hiệu quả, trên
Trang 15cơ sở đó đề cập đến giải pháp về quy hoạch dự án cũng như khuôn khổ pháp luật.Tuy nhiên, các nghiên cứu này quá nặng về mảng kỹ thuật mà bỏ qua mặt kinh tếcủa dự án
Nguyễn Thủy Lan (2019) thực hiện với đề tài “Đổi mới quản lý dự án đầu tưxây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước tại các tổ chức khoa học và công nghệthuộc Chính phủ” đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về QLDA đầu
tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN, bên cạnh đó tác giả cũng đã đề xuất một sốgiải pháp đổi mới QLDA đầu tư xây dựng nguồn vốn NSNN đến năm 2020 và tầmnhìn đến 2030 Đề tài đã đánh giá được tình hình thực hiện các dự án của nhà nước
và cũng cho rằng quản lý nhà nước là việc cần thiết, song nên xem xét đến khả nănghoàn vốn của dự án phát triển, vì các dự án này hướng nhiều đến hiệu quả xã hộihơn là hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, các tác giả này cũng không đi quá sâu vào từng
dự án để phân tích mà chỉ nghiên cứu tổng thể, và đưa ra những gợi ý về mặt chínhsách Cả 2 đề tài này đang thực hiện ở góc độ 1 tỉnh hoặc cả nước, nên khó có thểđánh giá hết được trong góc độ một ban quản lý dự án của một huyện
Đối với khía cạnh quản lý nhà nước, có thể kể đến Nguyễn Thị Bình (2018)với đề tài luận văn “Quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của huyệnMường La, tỉnh Sơn La” Đề tài đã thực hiện theo các quy trình của quản lí kinh tế,gồm lập kế hoạch cho các dự án, thực hiện dự án, đánh giá thực hiện dự án Kết quảnghiên cứu của đề tài đã đánh giá từ bộ máy, các bước thực hiện và đưa ra 1 số giảipháp Nhưng với một đề tài cấp huyện nên luận văn đã đánh giá khả năng phối hợpcủa các bên cũng như dưới góc nhìn của UBND huyện chứ không phải ban quản lý
dự án Nội dung đề cập của ban quản lý dự án cũng rất ít
Tóm lại, các nghiên cứu trong nước đã kế thừa và phát triển các nghiên cứunước ngoài, đồng thời giải quyết một số khía cạnh nhất định liên quan đến đầu tưxây dựng cơ bản bằng nguồn vốn từ NSNN, cũng như gợi mở khía cạnh kết hợp vớicác nguồn vốn nước ngoài Tuy nhiên, các nghiên cứu này gặp phải một số giới hạnnhư: (1) chỉ đề cập một hoặc một số khía cạnh cụ thể, chưa có công trình nàonghiên cứu cụ thể về hệ thống lý thuyết và đánh giá thực trạng quản lý – đặc biệt là
Trang 16quản lý nhà nước – đối với các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sáchnhà nước; (2) nhận thức của nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách chưathống nhất, có khi đồng nhất hoạt động đầu tư xây dựng bằng nguồn NSNN là hoạtđộng “cho không” – vì quan điểm rằng dự án phát triển phải hướng đến mục tiêu xãhội Thêm vào đó, các nghiên cứu này tập trung quá nhiều vào các hình thức liênquan đến xây dựng – vận hành – chuyển giao mà bỏ qua toàn bộ các hình thứcnhượng quyền hay xây dựng – vận hành – vận hành (BOO) và (3) các nghiên cứucòn thiếu hệ thống chiến lược, kế hoạch, chính sách của từng địa phương về đâu tưxây dựng cơ bản.
Do đó, có thể nói, nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồnvốn ngân sách nhà nước là lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn khoảng trống tri thức cầnnghiên cứu, và đặc biệt, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về thực trạng quản lý
dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Quỳnh
Nhai tỉnh Sơn La Do đó, đề tài: “Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La” là đề tài tuy không mới, nhưng vẫn còn khoảng
trống nghiên cứu
3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng đến các mục tiêu nghiên cứu cơ bản như sau:
- Xác định được khung nghiên cứu về quản lý thực hiện dự án đầu tư xâydựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
- Phân tích được thực trạng đầu tư xây dựng và công tác quản lý thực hiện
dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xâydựng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La trong thời gian qua, từ đó chỉ ra được nhữngđiểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong công tácquản lý này
- Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý thựchiện dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tưxây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La trong thời gian tới
Trang 174 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụngvốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnhSơn La
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu về quản lý thực hiện dự án đầu
tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyệnQuỳnh Nhai, với các nội dung: (1) Bộ máy quản lý; (2) Kế hoạch triển khai thựchiện dự án đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công; (3) Tổ chức thực hiện dự án đầu
tư xây dựng bằng vốn đầu tư công, (4) Kiểm soát thực hiện dự án đầu tư xây dựngbằng vốn đầu tư công
+ Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2017 đến năm2020; số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021, giải pháp được
đề xuất đến năm 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng tới
Quản lý thực hiện dự án
ĐTXD sử dụng vốn đầu tư
công của Ban QLDA
Quản lý thực hiện dự án ĐTXD sử dụng vốn đầu tư công của Ban QLDA
Mục tiêu Quản lý thực hiện
dự án ĐTXD sử dụng vốn đầu tư công của Ban QLDA Đảm bảo dự án đúng tiến độĐảm bảo dự án đúng chất lượng
Đảm bảo sử dụng kinh phí hiệu quả, đúng mục đích
Lập kế hoạch triển khai dự án
Tổ chức thực hiện dự án
Trang 18Hình 1: Khung nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng khung nghiên cứu như sơ đồ 1.1 Khung nghiên cứu nàyxuyên suốt các nội dung trong việc phân tích, so sánh, điều tra
5.2 Quy trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến áp dụng phương pháp nghiên cứuđịnh tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung nghiên cứu về lập kếhoạch đầu tư công tại Ban quản lý dự án Những phương pháp được sử dụng ở bướcnày là phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng hợp và mô hình hóa
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá củaBan quản lý dự án huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020 để làm rõthực trạng lập kế hoạch đầu tư công tại Ban quản lý dự án huyện Quỳnh Nhai, tỉnhSơn La; kết quả của việc lập kế hoạch đầu tư công Các phương pháp thực hiện chủyếu là phương pháp thống kê, so sánh số liệu qua các năm
Bước 3: Thu thập số liệu sơ cấp bằng việc khảo sát các nhóm đối tượng liênquan như lãnh đạo ban quản lý dự án, viên chức các tổ liên quan tới việc lập kếhoạch đầu tư tại Ban quản lý dự án huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; Đại diện cácdoanh nghiệp thực hiện dự án Phương pháp điều tra là sử dụng bảng hỏi đối với 50người Cụ thể, trong 50 người này, tác giả khảo sát lãnh đạo ban QLDA ĐTXDhuyện Quỳnh Nhai 12 người (gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc còn lại, 4 trưởng các
tổ trong ban, 6 chuyên viên), lãnh đạo huyện: 8 người, lãnh đạo các xã: 22 người vàlãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các dự án: 8 người
- Địa bàn khảo sát: Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
- Mục tiêu khảo sát: Nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng quản lý các dự ánđầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án huyện Quỳnh Nhai
Bước 4: Phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp mà tác giả thu thập được tại Ban
Trang 19quản lý dự án huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La Phương pháp đánh giá chủ yếu làphương pháp so sánh, đối chiếu dựa trên các tiêu chí đã xây dựng Thông qua đánhgiá thực hiện các mục tiêu; phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản
lý dự án, và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu Phương pháp phân tíchdựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện dự án tại Ban quản lý dự án
Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thực hiện dự án đầu tưxây dựng từ nguồn vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án huyện Quỳnh Nhai, tỉnhSơn La
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sửdụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chương 2: Thực trạng Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốnđầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thực hiện dự án đầu tư xâydựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyệnQuỳnh Nhai, tỉnh Sơn La thời gian tới
Trang 20CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CỦA BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1 Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công và Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng
1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công
Khái niệm về dự án, dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công
Theo Phạm Văn Hùng (2015, trang 12) thì: "Dự án là những nỗ lực có thờihạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất"
Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư phát triển, đó làviệc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng nhằm tái sản xuất giản đơn và táisản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nềnkinh tế quốc dân (Mai Văn Bưu, 2015, trang 256)
Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợppháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quyđịnh của pháp luật
Như vậy có thể cho rằng: Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công là
dự án có sử dụng vốn của nhà nước (vốn đầu tư công – thông qua ngân sách nhànước) nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hoặc đẩy mạnh sản xuất kinh tế, xóađói giảm nghèo cho nền kinh tế quốc dân
Đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước,
dự án đầu tư xây dựng thường được tài trợ bằng vốn ngân sách nhà nước trong giaiđoạn đầu, và mang những đặc điểm sau đây (theo Phan Thị Thu Hà, 2005)
Trang 21Đòi hỏi vốn lớn, nợ đọng trong thời gian dài: Dự án đầu tư xây dựng đòi hỏimột số lượng vốn lao động, vật tư lớn Nguồn vốn này nằm nợ đọng trong suốt quátrình xây dựng Vì vậy trong quá trình xây dựng chúng ta phải có kế hoạch huyđộng và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồnlao động, vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gianngắn chống lãng phí nguồn lực.
Thời gian dài với nhiều biến động: Thời gian tiến hành một dự án xây dựngcho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều thời gian vớinhiều biến động xảy ra
Có giá trị sử dụng lâu dài: Các thành quả của xây dựng cơ bản có giá trị sửdụng lâu dài, có khi hàng chục, hàng trăm năm…
Cố định: Các thành quả của hoạt động xây dựng cơ bản là các công trình xâydựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng Vì vậy cần được bố trí hợp lý địađiểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với quyhoạch tổng thể đồng thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ
Liên quan đến nhiều ngành: Hoạt động xây dựng cơ bản rất phức tạp liênquan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc ở phạm vi nhiều địa phương với nhau
Vì vậy khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành,các cấp trong quản lý, bên cạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của cácchủ thể tham gia, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được tính tập trung dân chủ trong quátrình thực hiện đầu tư
Với những đặc điểm trên, nguồn vốn phù hợp nhất dành cho các dự án đầu tưxây dựng là nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN như các khoản thu được từ thuế, cáckhoản viện trợ không hoàn lại, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức hay cácnguồn từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái địa phương; vì các nguồn nàythường không phải hoàn trả, trong khi các dự án được thực hiện thường khó có khảnăng sinh lời trực tiếp
1.1.2 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Khái niệm Ban quan lý dự án đầu tư xây dựng
Trang 22Để quản lý các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn đầu tư công, ủy bannhân dân các quận, huyện đều thành lập ban quản lý dự án Ban Quản lý dự án làmột Bộ phận tập thể, gồm nhiều cá nhân được thành lập bởi Cơ quan, chủ thể cóthẩm quyền nhằm nghiên cứu và thực hiện các hoạt động như: Lập kế hoạch, quản
lý và tổ chức, giám sát quá trình, tiến độ thực hiện của dự án và những hoạt độngliên quan (Phạm Văn Hùng, 2015, trang 58)
Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Lập Kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàngnăm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạnhoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện
+ Tổ chức chuẩn bị dự án: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạchxây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môitrường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự
án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định, tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư
và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
+ Tổ chức thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng vàtrình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xâydựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện công tác bồithường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thựchiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trìnhthực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiếtkhác;
+ Tổ chức kết thúc dự án: Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao côngtrình để vận hành, sử dụng: tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vậnhành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xâydựng công trình và bảo hành công trình;
+ Các nhiệm vụ hành chính, Điều phối và trách nhiệm giải trình: tổ chức vănphòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chínhsách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý;
Trang 23thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giảitrình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của ngườiquyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giáđầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự ánvới người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
+ Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảođảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường;
+ Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư,chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện
+ Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư kháckhi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình
+ Giám sát thi công xây dựng công trình khi đủ Điều kiện năng lực hoạtđộng theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khi được UBND huyện giao
1.2 Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Khái niệm: Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, phát triển phù hợp với quy luật, đạttới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý (Nguyễn Thị Ngọc Huyền,
Trang 24về kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của Nhànước Từ khái niệm này có thể cho rằng quản lý nhà nước đối với đầu tư được thểhiện thông qua các chức năng quản lý kinh tế của nhà nước.
Từ những quan điểm được nêu trên, tác giả cho rằng: Quản lý thực hiện dự
án sử dụng vốn đầu tư công tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là sự tác động
có tổ chức của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện lên quá trình thực hiện các dự án mà mình quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Quản lý thực hiện
dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm các nội dung: tổ chức bộ máy thực hiện, lập kế hoạch thực hiện
dự án, tổ chức thực hiện dự án, kiểm soát thực hiện dự án.
Mục tiêu
Mục tiêu chung của quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng là hoàn thành các công việc của dự án theo đúng yêu cầu kỹthuật, mỹ thuật và chất lượng trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độthời gian cho phép Như vậy, có thể thấy rằng: Quản lý thực hiện dự án đầu tư xâydựng cơ bản vẫn là nội dung của quản lý dự án đầu tư, và hướng đến các mục tiêu
cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tiến độ: thực hiện trong đúng thời hạn được đề ra Nếu các dự
án được phân bổ trong vòng 1 năm thì trong điều kiện bình thường sẽ phải hoànthành các dự án đó, không đội vốn hoặc chuyển sang các năm tiếp theo Tiến độ nàyphải đảm bảo được cả về mặt thời gian và chi phí của dự án
Thứ hai, về chất lượng: Đảm bảo được chất lượng đặt ra về mặt kĩ thuật
và mặt mỹ thuật Chất lượng này được giám sát xây dựng xác nhận về mặt kỹthuật và được sự giám sát của người dân cũng như của đơn vị sử dụng về cả kỹthuật và mĩ thuật
Thứ ba, về sử dụng kinh phí hiệu quả, đúng mục đích Nguồn vốn phải đảmbảo sự tham gia của NSNN và từ khu vực tư nhân Tổng giá trị được duyệt cho các
dự án không được vượt nguồn vốn đã đưa ra – trừ trường hợp bất khả kháng vàđược sự cho phép của cấp có thẩm quyền mới có thể tăng Điều này có nghĩa là chi
Trang 25phí phải thực hiện theo đúng ngân sách được phê duyệt.
Như vậy, việc quản lý thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công là quátrình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án và điềuhành mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự
án đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách được duyệt đảm bảo chất lượng, đạt đượcmục tiêu cụ thể của dự án Quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công là côngviệc được áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của
dự án, hay nói cách khác quản lý dự án là việc huy động các nguồn lực và tổ chứccác công nghệ để thực hiện được mục tiêu đề ra Mục đích của quản lý dự án là đểthể hiện được mục tiêu dự án, bản thân việc quản lý không phải là mục đích mà làcách thực hiện mục đích
1.2.2 Nội dung quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu
tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu
tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Bộ máy quản lý đối với thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tưcông của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là hệ thống các cơ quan nhà nước cóchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lợi ích nhất định, được thành lập theo luật định,nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với dự án, và cùng hoạt động với các cơ quangiám sát của doanh nghiệp Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, thì hoạt động của bộ máynày chủ yếu dựa vào các cơ quan nhà nước (Nguyễn Thị Hồng Minh, 2015)
Ban QLDA thực hiện các chức năng theo Quyết định thành lập Ban QLDA
và theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 16/TT-BXD ngày 30/6/2016của Bộ Xây dựng gồm:
+ Làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoàingân sách khi được giao Căn cứ Điều kiện cụ thể của Bộ ngành, địa phương, doanhnghiệp, người quyết định đầu tư xem xét, quyết định giao cho Ban quản lý dự ánthực hiện chức năng chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể;
+ Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của
Trang 26+ Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sửdụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụngcông trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;
+ Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và
có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự
án đã được giao
+ Thực hiện các chức năng khác do UBND huyện giao
1.2.2.2 Lập kế hoạch thực hiện dự án
Khái niệm: Theo Đoàn Thị Thu Hà và các cộng sự (2016, trang 370) thì lập
kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và các phương thức hành động để đạt đượcmục tiêu
Như vậy, có thể nói rằng lập kế hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng sửdụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là quá trình Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện xác định các mục tiêu, nguồn lực cần có khiquản lý dự án cũng như các biện pháp cần làm để hoàn thành những mục tiêu đã đềra
Mục tiêu: Trong lập kế hoạch, có 4 mục tiêu chính được đặt ra, cụ thể như sau.Thứ nhất là xác định phương hướng hoạt động trong tương lai, ứng phó với nhữngthay đổi bất định của thị trường Trong mục tiêu này, việc lập kế hoạch của ban quản
lý dự án sẽ giúp cho quá trình thực hiện dự án đảm bảo hiệu quả đặt ra Thứ hai, khaithác có hiệu quả các nguồn lực mà Ban quản lý được giao Về mặt này, Ban quản lýthường có những vấn đề về nguồn Ngân sách nhà nước, thời gian phải hoàn thiện,cũng như các dự án cần hoàn thiện theo quy định đặt ra của bộ Xây dựng Chính vì có
Trang 27giới hạn về mặt ngân sách cũng như các yêu cầu về mặt kĩ thuật của cơ quan chủquản nên trong lập kế hoạch sẽ giúp cho ban quản lý dự án tiết kiệm được các chi phítrong việc sử dụng ngân sách nhà nước, huy động vốn đầu tư từ bên ngoài Việc kiểmtra, giám sát cũng nâng cao được vai trò của ban quản lý dự án đối với các bên có liênquan Thứ ba, lập kế hoạch giúp cho quá trình giám sát được dễ dàng Điều này thểhiện ở việc, khi lập kế hoạch sẽ lập cả vấn đề về yêu cầu kỹ thuật, tiến độ, vốn… Cácyêu cầu này được thể hiện cụ thể thì quá trình rà soát lại việc thực hiện của các bêntham gia sẽ thuận lợi hơn nhiều Thứ tư, lập kế hoạch sẽ giúp các bộ phận trong banbiết phải làm những gì, phối hợp với nhau ra sao và phối hợp với các đơn vị bênngoài thế nào.
Căn cứ lập kế hoạch: Việc lập kế hoạch thực hiện dự án phải căn cứ vào kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hướng phát triển của địa phươngqua đó có sự phân kỳ đầu tư, chia giai đoạn đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả nguồnvốn cũng như hiệu quả dự án, tránh đầu tư tập trung đầu tư cục bộ vào một nơi, mộtchỗ gây lãng phí Kế hoạch dự án đầu tư xây dựng được thông qua HĐND các cấptại các kỳ họp Việc điều chỉnh kế hoạch hàng năm phải được tuân thủ trên cơ sởcác quy định về công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN theoLuật Đầu tư Công (2014), Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015
về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hăng năm Việc điều chỉnh kế hoạch thựchiện dự án phải đảm bảo khả năng cân đối vốn cho dự án
Về thời gian bố trí vốn để hoàn thành dự án trong kế hoạch đầu tư được quyđịnh tại Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ, cụthể:
- Thời gian bố trí vốn để hoàn thành dự án theo tiến độ thực hiện được cấp
có thẩm quyền quyết định
- Đối với dự án nhóm B, nhóm C, thời gian bố trí vốn theo quy định tạikhoản 2 Điều 13 Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chínhphủ, như sau: Đối với dự án nhóm B có tổng mức đầu tư dưới 800 tỷ đồng: khôngquá 05 năm; dự án nhóm B có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ
Trang 28đồng: không quá 08 năm Đối với dự án nhóm C: không quá 03 năm.
Quy trình lập kế hoạch:
Bước 1: Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.Bước này sẽ căn cứ vào chủ trương chính sách, phương hướng phát triển kinh tế xãhội của huyện để Ban quản lý dự án tính xem có những dự án nào cần triển khaitrong từng năm, trước khi cân đối nguồn lực
Bước 2: Sau khi có kế hoạch và mục tiêu, ban quản lý dự án sẽ cân đối cácnguồn lực từ NSNN để phân bổ cho từng dự án, cũng như các nguồn khác có thểhuy động trong khu vực dân cư cùng tham gia tài trợ
Bước 3: Lập kế hoạch tiến độ cho từng dự án Mỗi dự án có một đặc trưng kĩthuật khác nhau nên cần phải có tiến độ khác nhau
Bước 4: Trình phê duyệt kế hoạch dự án
1.2.2.3 Tổ chức thực hiện dự án
Sau khi dự án được UBND tỉnh hoặc UBND huyện phê duyệt dự án, trên cơ
sở nguồn vốn và cơ cấu vốn trong dự án, cơ quan quản lý vốn tham mưu cho cấp cóthẩm quyền phân bổ nguồn vốn cho dự án Căn cứ quyết định giao vốn, người quyếtđịnh đầu tư (Chủ tịch UBND tỉnh hoặc chủ tịch UBND huyện) sẽ phê duyệt kếhoạch lựa chọn nhà thầu Sau khi đã có kế hoạch cho các gói thầu cần phải thựchiện, Ban quản lý dự án – chủ đầu tư sẽ căn cứ để thực hiện các bước tiếp theo, baogồm:
(a) Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt
Ban quản lý dự án có trách nhiệm lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế.Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hànhnghề xây dựng phù hợp yêu cầu dự án, có giá thầu hợp lý;
+ Khách quan, công khai, minh bạch, công bằng;
+ Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
+ Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa
Trang 29chọn nhà thầu nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Hồ sơ khảo sát, thiết kế, tổng dự toán và các thủ tục liên quan được đơn vị tưvấn khảo sát thiết kế hoàn thiện trình cơ quan chuyên môn thẩm định, sau đó trìnhchủ đầu tư phê duyệt
(b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng
Ban quản lý sẽ tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu cho các bên để tiến hànhchọn gói thầu và nhà thầu Tùy vào nội dung, tính chất, quy mô, giá trị của mỗi góithầu mà có những hình thức , phương thức lựa chọn khác nhau Các gói thầu trongphần lựa chọn nhà thầu bao gồm gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu dịch vụ tưvấn, gói thầu dịch vụ phi tư vấn, gói thầu xây lắp …Trong quá trình đấu thầu, cácyêu cầu cần có như sau:
Yêu cầu về mặt kỹ thuật
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp,
số lượng, chất lượng hàng hóa được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật,tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môitrường và các yêu cầu cần thiết khác
- Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèmtheo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinhnghiệm chuyên môn đối với chuyên gia
Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại: Bao gồm các chi phí để thực hiện góithầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiệnthanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điềukiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng
Sau khi các nhà thầu gửi hồ sơ, ban quản lí dự án sẽ tiến hành lựa chọn các
hồ sơ (sơ loại) trước khi đấu thầu Cụ thể, các yêu cầu như sau:
- Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ,không đảm bảo yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu Đánh giá chi tiết hồ sơ dựthầu được thực hiện theo quy định dưới đây:
Trang 30Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêucầu của hồ sơ mời thầu;
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thì xác định chi phí trên cùng một mặtbằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu
- Xét duyệt trúng thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện sau đây: Có hồ sơ dự thầu hợp lệ; Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồmnăng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu; Cóđiểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính cao nhất; trường hợp gói thầu cóyêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm về mặt kỹ thuật cao nhất; Có giá đề nghị trúng thầukhông vượt giá gói thầu được duyệt
- Xét duyệt trúng thầu đối với các đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp vàEPC Nhà thầu cung cấp hàng hóa sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng
đủ các điều kiện sau: Có hồ sơ dự thầu hợp lệ; Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu vềnăng lực, kinh nghiệm; Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêucầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí “đạt”, ‘không đạt”; Có chi phí thấp nhấttrên cùng một mặt bằng; Có giá đề nghị trúng thầu không vượt quá giá gói thầuđược duyệt
Quá trình lựa chọn nhà thầu trước hết phải có trình duyệt kết quả đấu thầu,phê duyệt và công bố kết quả
- Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu: Bên mời thầu phải lập báo cáo
và kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định vàgửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định Cơ quan, tổ chức được giaonhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ
sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định
- Phê duyệt kết quả đấu thầu: Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xemxét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáothẩm định kết quả đấu thầu Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê
Trang 31duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau đây: Tên nhà thầu trúng thầu; Giátrúng thầu; Hình thức hợp đồng; Thời gian thực hiện hợp đồng; Các nội dung cầnlưu ý (nếu có) Trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu, trong văn bản phêduyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu trúng thầu và hủy đấu thầu đểthực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu.
- Công bố trúng thầu, thương thảo và hoàn thiện hợp đồng: Thông báo kếtquả đấu thầu Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay say khi có quyếtđịnh phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền Trong thông báo kết quảđấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu
- Ký kết hợp đồng: Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợpđồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây: Kết quả đấu thầu đượcduyệt; Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu; Các yêu cầu nêutrong hồ sơ mời thầu; Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ
sơ dự thầu của các nhà thầu trúng thầu (nếu có); Các nội dung cần được thươngthảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu
Sau khi thương thảo xong hợp đồng, chủ thầu (thường là ban quản lý dự án)
sẽ cùng với bên trúng thầu ký kết hợp đồng Kết quả việc thương thảo, hoàn thiệnhợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo ngay người có thẩm quyền xemxét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo Trường hợp các nhà thầu tiếp theocũng không đáp ứng được yêu cầu thì cần báo cáo với người có thẩm quyền xemxét, quyết định Bước cuối cùng sẽ là trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợpđồng
(c) Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Sau khi dự án được ký kết hợp đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao mặtbằng cho đơn vị thi công để triển khai thực hiện Thời gian bàn giao mặt bằng, tiến độthi công được các bên quy định cụ thể trong hợp đồng Đối với dự án liên quan đếnđất đai phải thu hồi GPMB, TĐC được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai(2013)
(d) Quản lý, giám sát thi công xây lắp công trình
Trang 32Công việc này chủ yếu gồm giám sát thi công, hoàn thiện công trình theo yêucầu trong hồ sơ trúng thầu mà các doanh nghiệp đã đạt được.
Đối với giai đoạn này vấn đề quản lý thời gian, chất lượng công trình, chi phícông trình là quan trọng nhất, vì việc tổ chức quản lý tốt trong từng khâu sẽ giúptránh được thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng Việc quản lý này cần tuân thủnhững quy định mà Bộ Xây dựng đề ra, đồng thời có thể sẽ cao hơn tùy thuộc vàođịa hình mà dự án tiến hành Các tiêu chuẩn kĩ thuật phải nằm trong nguồn ngânsách cho phép, nhằm tránh thất thoát vốn
(e) Giải ngân, thanh toán theo hợp đồng
Để giải ngân, thanh toán, Ban quản lý dự án phải gửi yêu cầu đề nghị cơquan chuyên môn nhập tasmit cho từng dự án Để phục vụ cho công tác quản lý,kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, Ban quản lý dự án-chủ đầu tư phải gửi đến KBNNcác tài liệu cơ sở của dự án (văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, dự ánđầu tư xây dựng công trình, văn bản lựa chọn nhà thầu, hợp đồng giữa chủ đầu tư vànhà thầu,…) (Chính phủ, 2015)
Cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB bao gồm: cấp phát và thu hồi vốn tạmứng; cấp phát thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành
1.2.2.4 Kiểm soát thực hiện dự án
Khái niệm: Kiểm soát thực hiện dự án đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng
vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là tổng thể những hoạtđộng của cơ quan quản lý nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn, sailệch cũng như cơ hội phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho hoạt động của dự ántuân theo đúng định hướng, mục tiêu phát triển đề ra
Mục tiêu kiểm soát thực hiện dự án: Nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho
các nhà quản lý để đạt được mục tiêu phát triển dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốnđầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Kiểm soát thực hiện dự án làviệc liên tục, thường xuyên thu thập, phân tích thông tin về dự án nhằm sơ bộ xácđịnh thực trạng và tiến độ thực hiện dự án so với kế hoạch đặt ra
Hình thức kiểm soát: Có nhiều hình thức kiểm soát, nhưng hình thức chủ yếu
Trang 33là dựa vào tiến độ của các dự án Kiểm soát thực hiện dự án bao gồm giám sát tìnhhình chuẩn bị mặt bằng xây dựng; lập thiết kế, thi công công trình, quản lý kinhdoanh công trình, bảo dưỡng, sửa chữa và thu phí (thực ra quá trình kiểm soát thựchiện dự án không đứng riêng lẻ mà còn các quy trình như kiểm soát lập dự án, kiểmsoát đấu thầu dự án…) Kiểm soát thực hiện dự án nhằm đảm bảo chất lượng, tiến
độ, an toàn trong xây dựng và vận hành công trình; giá và phí theo đúng hợp đồng
dự án
Phương pháp, công cụ kiểm soát thực hiện dự án
Dựa vào hình thức kiểm soát (theo tiến độ) thực hiện dự án đã xác định haiphương pháp là Kiểm soát thực hiện dự án dựa trên sự thực hiện; Kiểm soát thựchiện dự án dựa trên kết quả
Là một phương pháp truyền thống, Kiểm soát thực hiện dự án dựa trên sựthực hiện tập trung mô tả thực trạng dự án, xây dựng mẫu chuẩn so sánh các hoạtđộng và đầu ra, thu thập dữ liệu về đầu vào, hoạt động và đầu ra, báo cáo về việccung cấp đầu vào, xác định hành động can thiệp, cung cấp thông tin về sự thực hiện
và quản lý mà không đề cập đến các vấn đề rộng hơn như hiệu lực và sự phát triển.Cách tiếp cận này không giúp các nhà quản lý hiểu được đầy đủ sự thành công của
dự án
Vì điểm yếu của hệ thống Kiểm soát thực hiện dựa trên sự thực hiện, phươngpháp dựa trên kết quả được các nhà nước sử dụng như một công cụ hữu hiệu trongquản lý công Kiểm soát thực hiện dự án dựa trên kết quả là quá trình liên tục thuthập và phân tích số liệu, so sánh với kết quả dự định xem các kế hoạch, quyết địnhcủa tổ chức được thực hiện tốt đến mức độ nào, tập trung vào tác động và ảnhhưởng của dự án, giúp đảm bảo các nguồn lực được huy động, sử dụng, các hoạtđộng được tiến hành, các đầu ra đạt được kết quả, tác động mong muốn, tập trungvào những kết quả và tác động quan trọng của dự án, tăng cường tính minh bạch,trách nhiệm
Với cách tiếp cận Kiểm soát thực hiện dự án dựa trên kết quả nêu trên, công
cụ kiểm soát dự án gồm chuỗi kết quả, khung logic, khung kiểm soát, bên cạnh các
Trang 34công cụ truyền thống như báo cáo tài chính Chuỗi kết quả là công cụ để mô tả vàphân tích mối quan hệ giữa đầu vào, hoạt động, đầu ra, kết quả và tác động của dự
án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xâydựng Khung logic mô tả chi tiết mục đích, mục tiêu, đầu ra, hoạt động, đầu vàotheo các chỉ số, phương tiện kiểm chứng để thu thập thông tin theo chỉ số và các giảđịnh cơ bản để có thể đạt được theo logic của chuỗi kết quả Khung kiểm soát thựchiện dự án là bộ công cụ để thực hiện việc kiểm soát theo kết quả, bao gồm chuỗikết quả, khung logic và quy trình giám sát, đánh giá dự án
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Năng lực cán bộ trong Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
Bộ máy của ban quản lý đầu tư xây dựng đóng vai trò quan trọng trong vấn
đề quản lý thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công Một bộ máy có nănglực tốt thể hiện qua việc cung cấp các thông tin đến người dân, doanh nghiệp, chủđầu tư; có khả năng giải quyết các vấn đề trong phạm vi của mình… thì sẽ hỗ trợquản lý thực hiện các dự án nhanh, gọn, trong thời gian và mức giá trị của hợp đồng
kí sẵn Ngược lại, với một đội ngũ quản lý chưa có năng lực về chuyên môn trongquản lí kinh tế cũng như quản lí thực hiện các dự án, lại có sự nhũng nhiễu đối vớicác đơn vị thực hiện thì sẽ làm cho dự án thực hiện kém đi rất nhiều Cụ thể, trong
bộ máy này, các vấn đề được thể hiện như sau:
Kiến thức của cán bộ Ban quản lý: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi cókiến thức mới có đủ khả năng xem xét các hồ sơ thầu, lập kế hoạch liên quan đếnvấn đề thực hiện Nếu cán bộ ban quản lý có kiến thức về các lĩnh vực mình đượcgiao (xây dựng, giao thông…) thì quá trình này sẽ tiến hành rất nhanh và rất chuẩnmực Ngược lại, sẽ làm cản trở quá trình thực hiện dự án
Kỹ năng: Bên cạnh vấn đề về chuyên môn, kỹ năng của cán bộ Ban quản lýcũng giúp cho việc thực hiện dự án được tốt hơn Đối với các cán bộ đã có nhiều
Trang 35kinh nghiệm, kỹ năng xử lí các vấn đề liên quan (ví dụ như giải phóng mặt bằng,quản lý thi công….) thì sẽ giúp dự án diễn ra đúng kế hoạch, tránh thất thoát vốn.
Thái độ: Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của các cán bộban bản lý Nếu các cán bộ có thái độ trung thực, nhiệt tình với công việc thì sẽ giúpcho dự án diễn ra đúng theo kế hoạch được giao Ngược lại, nếu các cán bộ của ban
có thái độ hách dịch, cửa quyền sẽ gây cản trở cho việc thực hiện các dự án
Văn hóa tổ chức
Văn hóa làm việc của nhà nước là thể hiện qua cách thức mà ban quản lý dự
án thực hiện chức năng của mình theo luật pháp quy định Văn hóa làm việc đượcthể hiện thông qua mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy định, thủ tục của ban quản
lý và kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của cán bộ, công chức, trong đó con người làyếu tố quan trọng nhất Để có nền hành chính tốt, hệ thống pháp luật tốt, cần có mộtđội ngũ cán bộ với năng lực điều hành tốt Văn hóa làm việc của nhà nước thể hiện:(1) hệ thống hướng dẫn đầy đủ, ổn định, công khai và công bằng cho các doanhnghiệp, (2) hệ thống chính sách hợp lý, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ doanhnghiệp phát triển, (3) bộ máy và cán bộ công chức nhà nước trong sạch
Nếu ban quản lý dự án có văn hóa lành mạnh mạnh với một hệ thống hướngdẫn thực hiện đầy đủ và có hiệu lực sẽ có tác động tích cực và tạo căn cứ vững chắccho hiệu quả quản lý đối với các dự án, do vậy có khả năng đạt được mục tiêu pháttriển dự án Ngược lại sẽ dẫn đến sự yếu kém trong thực thi trách nhiệm của các cơquan và cán bộ quản lý, lúng túng và lỏng lẻo trong phối hợp, không đảm bảo tínhhiệu lực, hiệu quả của quản lý đối với các dự án đầu tư có nguồn bằng NSNN
Cơ sở vật chất của đội ngũ cán bộ quản lý
Điều kiện về cơ sở sở vật chất làm việc của các cán bộ quản lý thực hiện dự
án đầu tư bằng vốn đầu tư công có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả thực hiện
dự án tại các địa phương, do khối lượng công việc rất lớn do đó nếu có cơ sở vậtchất tốt giúp việc thực hiện các công việc được nhanh chóng, đảm bảo về thời gian
và tiến độ cũng như tính chính xác và thống nhất Do đó việc có một cơ sở vật chấtcho đội ngũ cán bộ quản lý vốn là đòi hỏi tất yếu
Trang 36Công tác quản lý nhân sự tại ban quản lý dự án
Để có được đội ngũ quản lý dự án phù hợp thì công tác quản lý nhân sự tạiban quản lý dự án đóng vai trò quan trọng Công tác này thể hiện ở một số điểm nhưsau:
Tuyển chọn: Đây là cái đối tượng được đưa vào ngay từ đầu Do đó, việctuyển chọn các cán bộ nguồn từ người dự tuyển đóng vai trò quan trọng để có đượccác cán bộ có tâm, có tầm
Đào tạo: Sau khi đã tuyển chọn thì cần đào tạo các cán bộ của ban Vì cácnội dung liên quan đến quản lý dự án rất nhiều, lại thay đổi theo thời gian nên việcđào tạo cần tiến hành thường xuyên và liên tục Điều này sẽ giúp cho các cán bộ cũ
và cán bộ tuyển mới có thể theo kịp sự phát triển của thị trường
Sắp xếp vị trí công việc: Cho phù hợp với chuyên môn của từng người.Ngoài ra, việc bố trí các phòng ban cũng quan trọng, bởi các phòng ban có phối hợpđược với nhau không sẽ ảnh hưởng đến quá trình các bên liên quan thực hiện nhiệmvụ
1.2.3.2 Các yếu tố khác
Địa hình
Địa hình là yếu tố đầu tiên, cần được nhắc đến trong các yếu tố khách quan.Khi thực hiện các dự án, thì việc xem xét địa hình (như kết cấu đất, độ dốc của núi,sông suối…) sẽ quyết định xem thời gian phải tiến hành bao lâu, với nguồn kinh phí
ra sao Bản thân với các huyện miền núi, do địa hình bị chia nhỏ nên để thực hiện
dự án sẽ tốn nhiều kinh phí hơn, do quá trình vận chuyển xa, đồng thời các chi phí
về xử lý mặt bằng trước khi tiến hành cũng sẽ cao hơn Vì vậy, công tác quản lý sẽkhó hơn do cần phải xuống tận nơi để đo đạc, giám sát, nghiệm thu
Mục tiêu phát triển của địa phương
Với mục tiêu phát triển cụ thể được đặt ra trong các kế hoạch trung hạn (5năm), rồi các kế hoạch trong từng năm, các huyện sẽ được bố trí một nguồn kinhphí nhất định cũng như được định hướng các kế hoạch phát triển Do vậy, nếu nhưtỉnh định hướng phát triển kinh tế xã hội và ưu tiên cho đầu tư xây dựng cơ bản thì
sẽ giúp cho các huyện có được nguồn ngân sách cho đầu tư thực hiện dự án
Trang 37Năng lực của các nhà thầu
Các nhà thầu có nhiều kinh nghiệm, có đủ năng lực về chuyên môn, tài chính
sẽ giúp triển khai các dự án nhanh hơn, đúng tiến độ, dự báo được các thay đổi củathị trường Mỗi một dự án khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau, nên khi nhàthầu được lựa chọn thực hiện sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ, kỹ thuật, chấtlượng, ngân sách của dự án
Cơ chế quản lý vốn từ phía các cơ quan quản lý cấp lên
Hoạt động quản lý đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các Luật, Nghị định và Thông tưhướng dẫn, như: Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Đấu thầu, LuậtĐầu tư công, Luật đất đai Ngoài ra trong hoạt động quản lý này còn phải chịu ảnhhưởng của các quy định riêng trong hoạt động của Chương trình mục tiêu Quốc gia,định hướng đầu tư công do vậy trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn việc phùhợp các văn bản pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng
là hết sức quan trọng
Cùng với đó việc áp dụng định mức đơn giá/định mức đơn giá cho các côngtrình là hết sức quan trọng, do nếu qua công tác này đơn giá và định mức đúng vàphù hợp với các công việc được giao thì xác định được đúng giá trị của công trình,tuy nhiên nếu áp dụng đơn giá và định mức chưa phù hợp dẫn tới việc triển khaithực hiện gặp bất cập như: Nếu đơn giá định mức xây dựng cao hơn so với các côngviệc thực hiện trong thực tế dẫn đến tình trạng lãng phí và thất thoát nguồn vốn,ngược lại nếu xây dựng thấp quá sẽ dẫn đến tình trạng khi thực hiện các dự ánkhông thực hiện được do nguồn kinh phí còn hạn chế
Bên cạnh đó, việc thực hiện quản lý đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tưcông của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hình thức Nhà nước và nhân dâncùng thực hiện, nên việc quản lý nguồn vốn lồng ghép giữa nguồn vốn NSNN vànguồn vốn huy động từ cá nhân tổ chức và doanh nghiệp cần có các văn bản hướngdẫn, nhằm mục tiêu quản lý một cách hiệu quả nhất nguồn vốn thực hiện
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trình độ phát triển của nền kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến đầu tư vào lĩnh
Trang 38vực hạ tầng cơ sở vật chất của huyện cũng như quản lý đối với dự án đầu tư xâydựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Điều kiệnkinh tế- xã hội của huyện càng phát triển, nhu cầu hạ tầng nói chung càng cao, càngđòi hỏi cao về quản lý đối với lĩnh vực hạ tầng và do vậy huyện, tỉnh càng phảinâng cao năng lực quản lý để đáp ứng các yêu cầu này.
Đối với các huyện nghèo hoặc đang phát triển, hạ tầng cơ sở mặc dù đã cóbước phát triển khá hơn so với trước đây, song vốn đầu tư thường thấp, khó có thểthu hút khu vực tư nhân cùng tham gia Mặc dù dân trí đã cải thiện hơn, song nhậnthức về các vấn đề liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn hạn chế, thể hiệnqua việc người dân bất hợp tác trong giải phóng mặt bằng Do vậy, đây là vấn đềcần phải chú ý đối với công tác quản lý nhà nước ở vấn đề này
Môi trường chính trị, pháp lý
Môi trường chính trị, pháp lý có ảnh hưởng tới quản lý đầu tư xây dựng sửdụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Một quốc gia có thểchế chính trị ổn định thì thông thường bộ máy nhà nước cũng sẽ ổn định, vững vànglàm điều kiện tiên quyết cho QLNN đối với nền kinh tế thành công
Hệ thống pháp lý đầy đủ, minh bạch và nhất quán sẽ tạo điều kiện cho hoạtđộng quản lý của nhà nước được vận hành tốt, tăng niềm tin và sự tuân thủ củadoanh nghiệp đối với chính sách luật pháp của nhà nước, do đó quản lý vốn đầu tưxây dựng bằng nguồn NSNN có thể đạt được mục tiêu của mình
Trình độ phát triển và năng lực của đối tác
Đối tác thực hiện các dự án vừa là đối tượng quản lý, vừa là một bên đối táctrong dự án đầu tư xây dựng, do vậy trình độ phát triển và năng lực của nhà đầu tư
tư nhân có ảnh hưởng đến quản lý đối với dự án đầu tư xây dựng Trình độ pháttriển của các đối tác thể hiện qua trình độ phát triển các nguồn lực và các hoạtđộng của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, công nghệ, cơ sở vật chất và máy mócthiết bị, nghiên cứu và phát triển, thiết kế, xây dựng, marketing…) Trình độ pháttriển của nhà đầu tư tư nhân càng cao thì quản lý đối với dự án càng có khả năngthành công cao
Trang 39Năng lực của các đối tác thể hiện qua năng lực chuyên môn, năng lực tàichính, năng lực quan hệ và năng lực quản lý (Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2013) Vớinăng lực cao, các đối tác tham gia vào dự án tuân thủ các chính sách, pháp luật củanhà nước, hợp tác với các cơ quan QLNN trong quá trình quản lý vốn, sẽ góp phầnnâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng Bộ máy QLNN là điềukiện tiên quyết để đạt được các mục tiêu quản lý vốn, nhưng nếu thiếu một bộ máyquản lý vi mô đối với doanh nghiệp dự án trong đó năng lực của nhà đầu tư tư nhânđóng vai trò then chốt thì quản lý cũng khó có thể đạt được mục tiêu của mình.
1.3 Kinh nghiệm quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của một số ban Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và bài học cho huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
1.3.1 Kinh nghiệm của một số Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng đã được thực hiện ở nhiều địa phương, mang lại kết quả đáng khích lệ
Có thể nói đến một số địa phương có địa bàn tương tự với huyện Quỳnh Nhai, nêntác giả đưa ra như sau:
Kinh nghiệm của ban quản lý dự án huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La:
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy
- Trên cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư
và xây dựng của TW ban hành, ban quản lý dự án huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa
cá quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp Điểm nổi bật củaThuận Châu là ban quản lý dự án huyện đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bướctriển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và chọn địa điểm đầu tư; lập và phêduyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án,thẩm định và phê duyệt dự toán; thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng ký vốn đầu tư,đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công,quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu công trình đưavào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình Gắn với các bước theotrình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của
Trang 40các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn và xây dựng Việc cụ thể hóa quytrình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nước đã tạo ra bước tiến lớn của banquản lý dự án huyện Thuận Châu trong khâu cải cách hành chính, nâng cao tráchnhiệm và năng lực bộ máy nhà nước.
Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế quản lý liên quan đến đầu tư xâydựng sử dụng vốn đầu tư công của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyệnThuận Châu, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu,dám làm, dám chịu trách nhiệm, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinhnghiệm quản lý của cả nước
Về lập kế hoạch thực hiện
Ban quản lý dự án huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La đã thực hiện vấn đề thựcđịa các địa hình để có thể đưa ra những dự án sát nhất Đối với những địa hình haysạt lở, khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn, ban quản lý dự án huyện ThuậnChâu tỉnh Sơn La đã cố gắng xin ý kiến chỉ đạo của huyện và tỉnh về các vấn đềđược đặt ra
Về tổ chức thực hiện
Ban quản lý dự án huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La đã tổ chức thuê thầu bênngoài về đánh giá địa hình, kiểm soát thực hiện các dự án của các chủ đầu tư Trong
đó, đặc biệt chú trọng đến vấn đề nguồn kinh phí phải đảm bảo với các yêu cầu đề
ra Các dự án cần thực hiện đúng tiến độ
Về kiểm soát
Thực hiện đúng theo quy đinh của nhà nước, nên Ban quản lý dự án huyệnThuận Châu tỉnh Sơn La tuy không được thanh tra, nhưng đã đảm bảo tiến độ, chấtlượng và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích
Kinh nghiệm của ban quản lý dự án huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Về bộ máy tổ chức
Ban quản lý dự án huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu luôn coi trọng vấn đề tổchức bộ máy, nên đã nâng cao vai trò của các cán bộ lãnh đạo theo tư tưởng dámnghĩ dám làm Việc này nhằm đáp ứng tình hình công việc theo mô tả công việc đã
đề ra từ trước, tránh tình trạng né tránh công việc