1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương

112 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tác giả Nguyen Thai Hung
Người hướng dẫn PGS.TS Dinh Tuan Hai
Trường học Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Thành phố Hải Dương
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 5,83 MB

Nội dung

+ Quyền và trách nhiệm của thanh tra xây dựng điều 115 — luật xâydung 2014 ~ Thanh tra xây dựng có các quyển sau đây + Yêu cầu tô chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và giải trì

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Với sự giúp đỡ của phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Công

trình trường Đại học Thủy lợi cùng các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đến nay Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra

chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương” đã được hoàn

thành.

Đặc biệt tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Dinh Tuấn Hải người thầy đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện

luận văn này.

Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thé tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong muốn nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý

kiến của các thầy, cô giáo, của các nhà khoa học và các đồng nghiệp gần xa

dé dé tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Một lân nữa xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

NGUYEN THAI HUNG

Trang 2

BAN CAM KET

Ten dé tài luận văn: “ Thực trạng và gidi pháp nâng cao chất lượng

thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tinh Hải Dương `.

Tôi xin cam đoạn Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa

học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn làtrung thực không sao chép tir bắt kỳ nguồn thông tin nào khác Nếu vi phạm

tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, chịu bắt ky hình thức kỷ luật nào của Nhà

trường

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

NGUYEN THÁI HUNG

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ DAU 5< EU E130 077430 077130 9794309941 p2941prrke 1

2 Mục đích của dé tài 5-5 se EeeEtEEEEESEESEkeEterrksrksteererrrrsresree 1

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài -s s-cscce<csscsscsscsee 1

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE QUAN LÝ XÂY DỰNGVÀ THANH 7©) ÔỎ 4

1.1.2 Ý nghĩa, vai trò của công tác quản lý xây dựng 12 1.2 Nhiệm vụ và chức năng, quyền hạn của Thanh tra Xây dựng 14

1.2.1 Khái niệm Thanh tra Xây dựng . «+55 + ++<+++eexssexss 14

1.2.2 Nội dung và hình thức hoạt động của Thanh tra Xây dựng 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC THANH TIRA -2 ss<<22EEEvxddeeesorrvrdddeiidie 23

2.1.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thanh tra 23 2.1.2 Quan điểm của Dang va Nhà nước về công tác thanh tra giai đoạn

2.1.3 Quan điểm của Dang va Nhà nước về công tác thanh tra ké từ khi

2.2 Cơ sở pháp lý về Thanh tra Xây dựng và các quy định về quản lý xây

Trang 4

2.2.1 Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của thanh tra Chính

phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra

2.1.2 Nghị định 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính

phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng . 42 2.1.3 Quy định của pháp luật về quản lý xây dựng, trật tự xây dựng 45 2.3 Quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng -csccsccscssceee 45

2.3.1 Mục tiêu của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng 45

2.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng - 46

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA XÂY DỰNG TREN DIA BAN TỈNH HAI DƯƠNG VA DE XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1 Giới thiệu tỉnh Hải Dương và thanh tra xây dựng thuộc Sở xây Dựng

Hải ÌDUOTTIE SG 5< << << TH HH HH HH Hi 30

3.1.2 Giới thiệu về thanh tra xây dựng thuộc Sở xây dựng Hải Dương 54 3.2 Thực trạng thanh tra công tác dau tư xây dựng sw dụng vốn Nhà

3.2.1 Thực trạng công tác tiến hành thanh tra đầu tu xây dựng công trình

sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tinh Hải Dương - 57

3.3 Những mặt đạt được và ton tại, hạn chế trong thanh tra công tác dau

tw xây dựng sử dụng vẫn Nhà nước trên địa ban tỉnh Hải Dương 71

Trang 5

3.4.2, Nguyên nhân chủ quan _ 16

3.5 Những bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác thanh tratại một số nước trên thể giới 763.6 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra thanh

% tra xây dựng trên địa bàn tỉnh Hai Dương

3.6.1 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng 973.6.2 Đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực thanh tra xây dựng 1003.6.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực, đạo đức cán bộ thanh tra

chuyên ngành xây dựng 100

3.6.4 ĐỀ xuất các giải pháp hạn chế những yếu kém về cơ sở vật chất 101

3.6.5 Đề xuất ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiền trong công tác thanh

tra xây dựng 101

KET LUẬN, KIÊN NGHỊ 104

104

'B Kiến nghị «««<eeeseeesrrrrrrrrrrrrresroe TU,

TÀI LIEU THAM KHẢO — — 106,

Trang 6

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hai đương là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách Hà'Nội 60 km, các Hải Phong 45 km và cách vịnh Hạ Long 80 km Tỉnh có hệ

thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ rất thuận lợi, có quốc lộ 5chạy qua tinh, phần qua tinh dai 44 km, quốc lộ 18 chạy qua phía Bắc tỉnh,phần qua tỉnh dài 20 km, quốc lộ 183 chạy dọc tỉnh nối quốc lộ 5 và quốc lộ

18 dai 22 km, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với đường

quốc lộ 5 có 7 ga đỗ đón trả khách nằm trên địa bàn tinh Tuyến đường sắtKép - Phả Lại cung cắp than cho nhà máy điện Phả Lại Hệ thống giao thông

thuỷ có 16 tuyến dai 400 km do trung ương và tỉnh quản lý cho tàu thuyểntrọng tải 400 — 500 tấn qua lại dễ dàng Vi trí địa lý và hệ thống giao thongtrên đã tạo điều kiện cho Hai Dương giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố

trong nước và quốc tế rất thuận lợi Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào

phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, đặc biệt là trao đổi hàng

hoá với các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu

Tinh Hai Duong đang trên đà phát triển với nhịp độ nhanh, do đó yêu.

cầu về xây dựng cơ bản trên địa bàn tinh là rất lớn, van để đặt ra là làm thénào để tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng và xây dựng như thế.nào cho phù hợp với thực tiễn Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn, em đã chọn đềtài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra

chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tĩnh Hải Dương”

Trang 7

“Thanh tra Xây dựng quản lý xây dựng tại Việt Nam có 2 cấp là Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra Sở Xây dựng là mô hình được áp dụng mới đốivới Việt Nam từ tháng 05 năm 2013 đến nay, nhất là về van dé kết hợp giữa

kiến trúc cổ và kiến trúc mới, giữa cơ sở hạ ting cũ kết hop với cơ sở hạ ting

mới và công tác quản lý xây dưng ngảy cảng nâng cao để phù hớp với sự phát

triển của đất nước Đề tài góp phần bổ sung những vấn dé mang tính lý luận.mối quan hệ quản lý nha nước về xây dựng giữa Sở Xây dựng Hải Dương và.các huyện, thị xã, thành phố đóng trên địa bàn tỉnh Từ đó, xem xét và đưa ra

các đánh giá vé lý luận lẫn thực tiễn trong công tắc quan lý xây dựng trên địabàn tính Hải Dương Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị góp phần

nâng cao chất lượng công tác thanh tra chuyên ngành xây dựng tại tinh Hai

Dương.

3.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn Phân tích các Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng, Luật xử lý

vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, nhu cầu xây dựng thực tế tại tỉnh Hải

Dương và công tác quản lý xây dưng Từ đó, rút ra bai học kinh nghiệm ởtinh Hải Dương và thực hiện tốt ở các địa phương khác của Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài

Đối tượng nghiên cứu:

“Tỉnh Hải Dương”.

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

‘cong tác thanh tra chuyên ngành xây dựng tại

“Tiếp cận và ứng dụng c Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng, Luật

xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng của nhà nước vào nhu cầu của người

dân;

~ Tiếp cận các thể chế, các chính sách quy định trong ngành xây dựng:

~ Tiếp cận các thông tin dự án;

~ Phương pháp điều tra thu thập thông tin;

Trang 8

~ Phương pháp thống kê số liệu;

- Phương pháp phân tích tổng hợp.

6 Kết quả dự kiến đạt được

~ Luận văn làm rõ các khái niệm về quản lý xây dựng , cơ sở pháp lý vàcác văn bản liên quan đến quản lý xây dựng công trình làm cơ sở lý luận cho

những phan tích, đánh giá năng lực, hiệu quả quản lý xây dung, thanh tra xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

~ Phân tích làm sáng tỏ các đặc điểm và tính chất phức tạp về quản ly

xây dựng cũng như các yếu tổ làm ảnh hưởng tới công tác và quy trình quản

lý xây dựng

- Chi ra những kết quả dat được và những tồn tai, hạn chế trong công

tác thanh tra xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

~ Nghiên cứu giải pháp khoa học và khả thí nhằm hoàn thiện công tác thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương,

Trang 9

CHƯƠNG 1

TONG QUAN VỀ QUAN LÝ XÂY DỰNG

VA THANH TRA XÂY DỰNG1.1 Tổng quan về quản lý xây dựng

1.1.1 Khái niệm về quản lý xây dựng

Thanh tra xây dựng là một nội dung trong quản lý Nhà nước về xâydựng, do đó để hiểu khái quát về thanh tra xây dựng, cần tìm hiểu các nộidung cơ bản của quản lý Nhà nước về xây dựng (điều này đã được đề cập tại

khoản 7 điều 160 luật xây dựng 2014)

1.1.1.1 Một số vẫn đề chung về quản lý Nha nước

- Quản lý: Hiện nay có nhiễu cách giải thích thuật ngữ quản lý, có

quan niệm cho rằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý làđiều hành, điều khiển,chỉ huy Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiềungười hắp nhận do điều khiển học đưa ra như sau: Quản lý là sự tác động địnhhướng bắt kỳ lên một hệ thông nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển

phù hợp với những quy luật nhất định Quan niệm này khô: những phù hop

với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thé sống, mà còn phù hợp với một tập théngười, một tô chức hay một cơ quan nhà nước

Loại hình thứ nhất: là việc con người điều khiển các vật hữu sinhkhông phải con người, để bắt chúng phải thực hiện ý đồ của người điều khiển

Loại hình nảy được gọi là quán lý sinh học, quản lý thiên nhiên, quản lý môi

trường Ví dụ con người quản lý vật nuôi, cây trồng

Loại hình thứ hai: là việc con người điều khiển các vật vô tri vô giác đểbất chúng thực hiện ý đồ của người điều khiển Loại hình này được gọi là

quản lý kỹ thuật Ví dụ, con người điều khiển các loại máy móc

Loại hình thứ ba: là việc con người điều khiển con người Loại hình này được gọi là quản lý xã hội (hay quản lý con người)

Trang 10

‘Quan lý xã hội được Mác coi là chức năng quản lý đặc biệt được sinh

ra từ tính chất xã hội hoá lao động Hiện nay, khi nói đến quản lý, thường

người ta chỉ nghĩ đến quản lý xã hội Vì vậy sau đây chúng ta chỉ nghiên cứuloại hình quản lý thứ ba này, tức là quản lý xã hội.

‘Tit đó có thé đưa ra khái niệm quản lý theo nghĩa hẹp (tức là quản lý xã

hội) như sau:Quan lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội

và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật,đạt tới mục đích đã dé ra và đúng ý chi của người quản lý

“Quản lý Xã hội là một yếu tế hết sức quan trọng không thể thiểu trongđời sống xã hội Xã hội phát triển càng cao thi vai trồ của người quản lý càng

lớn và nội dung quản lý càng phức tạp.

“Trong công tác quản lý có rất nhiều yếu tổ tác động, nhưng đặc biệt lưu

ý tới 5 yếu tổ sau đây:

Thứ nhất là yếu t6 xã hội hay yếu tố con người: Yếu tố này xuất phat từbản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Mọi sự phát triển của

xã hội đều thông qua hoạt động của con người Các cơ quan, các viên chứclãnh dao quản lý cần phải giải quyết một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học và

thực lực các mỗi quan hệ xã hội giữa người và người trong mọi lĩnh vực hoạt

động quản lý nhà nước.

Thứ hai là yêu tố chính trị: Yếu tổ chính trị trong quản lý đòi hỏi những.người quan lý phải quán triệt tư tưởng, phái biết mình quản lý cho giai cấp

nào, cho nhà nước nào mà xác định theo chủ trương, chính sách nào.

Thứ ba là yếu tổ 18 chức: Tổ chức là khoa học về sự thiết lập các mỗi

quan hệ giữa những con người để thực hiện một công việc quản lý Đó là sự

sắp đặt một hệ thống bộ máy quản lý, quy định chức năng và thẩm quyền cho

từng cơ quan trong bộ máy ấy.

Trang 11

Thứ tư là yêu tố quyền uy: Quyền uy là thể thống nhất giữa quyền lực

và uy tín trong quản lý Quyền lực là công cụ để quản lý bao gồm một hệ.thống pháp luật, điều lệ quy chế, nội quy, kỷ luật, kỷ cương Uy tín là phẩm.chất đạo đức va bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và năng lực, biết tổ.chức và điều hành công việc trung thực, thẳng thắn, có lỗi sống lành mạnh, cókhả năng đoàn kết, có phong cách dân chủ tập thể, có ý thức tổ chức kỷ luật,sương mẫu, nói di đôi với làm, được quan chúng tín nhiệm Chi có quyển lựchoặc chỉ có uy tin thì chưa đủ để quản lý, người quản lý cần có cả hai mặt thì

cquản lý mới đạt hiệu quả

Thứ năm là yêu tổ thông tin: Trong quan lý thông tin là nguồn, là căn

cứ để ra quyết định quản lý nhằm mang lại hiệu quả Không có thông tinchính xác và kịp thời người quản lý sẽ bị tụt hậu, không bắt kịp nhịp độ phát

triển của xã hội

“Trong 5 yếu tổ trên yếu tổ xã hội, yếu tố chính trị là yếu tố xuất phát, làmục đích chính trị của quản lý; còn tổ chức, quyển uy, thông tin là 3 yêu tố

biện pháp kỹ thuật và nghệ thuật quản lý

- Quân lý nhà nước: Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội Nhà

nước là chủ thé duy nhất quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật

Cu thể như sau:

-Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người

sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người

không phải là công da

Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực

của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lýtheo lãnh thd, Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa

là các cơ quan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cor

sở pháp luật quy định.

Trang 12

~Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lắy pháp luật làm cong

‘cu xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm mink

Vay, Quản lý Nhà nước là sự tác động của các cơ quan mang quyền lực

nhà nước (chủ thể quản lý) tới các đối tượng quản lý (đơn vị, tổ chức, công.dan) nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Nói

cách khác quản lý nhà nước là hoại động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập

pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối.ngoại của nhà nước Như vậy tất cả các cơ quan nhà nước đều có chức năng

những hoạt động quản lý khác không mang tính Nhà nước, chẳng hạn quản lý

xản xuất kinh doanh, quản lý nội bộ của một tổ chức, tư nhân v.v Trong

quản lý Nhà nước, cơ quan Nhà nước tác động lên các tổ chức, cá nhân liên

‘quan thông qua các biện pháp quản lý Nhà nước thực hiện quyền quản lý của

mình thông qua hoạt động của các cơ quan và cá nhân được Nhà nước giao

“quyền trong từng lĩnh vực hay từng khu vực lãnh thổ Quản lý Nhà nước là

‘quan lý của một chủ thé đặc biệt, đó là Nhà nước với tư cách là cơ quan công,

quyền Vì vậy, quản lý Nha nước là hoạt động có tổ chức và bằng pháp luậtnhằm điều chỉnh quan hệ xã hội để giữ gìn trật tự xã hội và phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội theo những mục tiêu đã định.

Quan lý Nhà nước theo nghĩa rộng được hiểu là toàn bộ hoạt động của

các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đốinội, đối ngoại trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,

Trang 13

quốc phòng Nói cách khác quản lý Nhà nước là toàn bộ hoạt động của Nhànước nhằm thực hiện chức năng cơ bản của Nha nước.

Quan lý Nhà nước theo nghĩa hẹp là hoạt động của cơ quan hành chính.

Nha nước thực hiện chức năng chấp hành và điều hành Đó là hoạt động của

cơ quan hành pháp.

Nghiên cứu về quản lý Nha nước theo ngành và theo lãnh thé thực chất

là tìm hiểu thẩm quyền quản lý của các cơ quan Nha nước có thẩm quyền

riêng và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung Cơ quan quản lý Nhà nước

có thẩm quyền chung là Chính Phủ và UBND các cấp, cơ quan Nhà nước cóthấm quyền riêng là các Bộ, ngành ở trung ương và các sở, ngành ở địa

phương,

‘Nha nước là chủ thé thực hiện quyền quản lý trên toàn lãnh thổ đổi vớitắt cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội Tuy vậy, Nhà nước không thể.trực tiếp thực hiện tat cả các hoạt động chỉ đạo, điều hành những vẫn dé diễn

ra thường xuyên trong hoạt động quản lý Điều đó dẫn đến việc phải thiết lập

ra bộ máy của mình bao gồm các cơ quan chuyên môn giúp Nhà nước thựchiện nhiệm vụ quản lý xã hội Kết quả của sự phân chia đó gọi là sự phân cấp.của quản lý Nhà nước Như vậy, trong hoạt động quản lý, Nhà nước vừa có

xu hướng tập trung quyền lực vừa có xu hướng phân chia quyền lực

1.1.1.2 Quân lý Nhà nước về xây dựng

+ Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng (điều 111 ~ luật xây dựng

Trang 14

~ Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.

‘4p, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng

- Hướng dẫn, kiếm tra, thank tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý

vi phạm trong hoạt động xây dựng,

~ Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây

dựng

~ Dao tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dung

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

dung (điều 112 - luật xây dựng+ Cơ quan quản lý nhà nước về x

2014)

~ Chính phủ thông nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cảnước,

~ Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất

cquản lý nhà nước về xây dựng

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyển hạn của

mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quan lý nhà nước về xây dựng,

~ UY ban nhân dân các cắp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước

về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ

+ Thanh tra xây dựng (diéu 113 — luật xây dựng 2014)

~ Thanh tra xây dựng là thanh tra chuyên ngành về xây dựng

~ Tổ chức và hoạt động của thanh tra xây dựng do Chính phủ quy định + Nhiệm vụ của thanh tra xây dựng (điều 114 ~ luật xây dựng 2014)

‘Thanh tra xây dựng có các nhiệm vụ sau đây:

- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng;

~ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ.quan nhà nước có thẳm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng;

Trang 15

~ Xác minh, kiến nghị cơ quan nha nước có thẩm quyền giải quyết

khiếu nại, tổ cáo về xây dựng.

+ Quyền và trách nhiệm của thanh tra xây dựng (điều 115 — luật xâydung 2014)

~ Thanh tra xây dựng có các quyển sau đây

+) Yêu cầu tô chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và giải trìnhnhững vấn để cần thiết;

+) Yêu cầu giám định những nội dung có liên quan đến chất lượng

công trình trong trường hợp cần thiết;

+) áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật,

++) Lập biên ban thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với co

‘quan quản lý nhà nước có thẩm quyển thực hiện các biện pháp xử lý;

+) Các quyền khác theo quy định của pháp luật

~ Thanh tra xây dựng có trách nhiệm:

+) Thực hiện chức năng, nhiệm vy, trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định;

+) Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên với đối tượng.được thanh tra Việc thanh tra phải được lập thành biên bản;

+) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình và bồi thưởng

thiệt hại do kết luận sai gây ra;

++) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật

+ Quyển và nghĩa vụ của tỏ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra

(điều 116 ~ luật xây dựng 2014)

~ Té chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có các quyền sau đây:

+) Yêu cầu thanh tra viên hoặc đoàn thanh tra giải thích rõ các yêu cầu

về thanh t

Trang 16

+) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động

thanh tra của thanh tra viên.

- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có các nghĩa vụ sau đây:+) Tạo điều kiện cho đoàn thanh tra, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;+) Cung cấp tài liệu, giải trình các nội dung cần thiết và chấp hành kếtluận của thanh tra xây dựng

+ Quyên khiếu nại, tổ cáo, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tổ cáo(điều 117 ~ luật xây dựng 2014)

- Cá nhân có quyền khiếu nại, tổ cáo; tổ chức có quyền khiếu nại về

những hành vi vi phạm quy định của Luật này với cơ quan quản lý nhà nước

có thắm quyền về xây dựng hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp

luật về khiếu nại, tổ cáo

~ Cơ quan quản lý nha nước có thẩm quyền về xây dựng các cấp cótrách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩmquyền của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại tố cáo không thuộc

thấm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩmquyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tổ cáo biết

+ Khiếu nại, tổ cáo và giải quyết khiểu nại, tổ cáo (diéu 118 — luật xây

dung 2014)

~ Việc khiếu nại, tổ cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiệntheo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

~ Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn

phải thí hành quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền về xây dựng Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tổ c của cơ

{quan quản lý nha nước có thim quyển về xây dựng hoặc quyết định, bản áncủa Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo các quyết định, bản án

đó

Trang 17

1.1.2 Ý nghĩa, vai trò của công tác quản lý xây dung

LL Ý nghĩa, vai trò của Quản lý Nhà mước

Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật là phương,

tiện, công cụ chủ yếu để quản lý Nha nước nhằm duy trì sự én định và pháttriển xã hội

Quin lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính

quyền lực Nhà nước, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con ngườitrên tắt cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà

nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của cơn người, duy tr sự

ổn định và phát triển của xã hội.

1.1.2.2, Ý nghĩa, vai trò của công tác thanh tra xây dựng

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua, ngành xây dựng nói chung và hoạt động xây dựng nói

riêng có những bước tiến vượt bậc Trong bối cảnh đó, yêu cầu quản lý xâydựng là một đòi hỏi mang tính khách quan và bức thiết

'Công tác thanh tra cũng là một biện phấp quan trọng trong việc ngănngửa, phát hiện va xử lý những hành vi vi phạm pháp luật Chủ tịch Hỗ Chí

Minh cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiểu sự

kiểm tra, thanh tra thi sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham 6, lang phí và chỉ có

tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này Người nói

“muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có.được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn bi sức làm, ai làm

cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”

'Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra còn

đồng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật

“Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của

ky cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện

Trang 18

dưới bắt cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dung hạn chế, rin đe những hành

vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý Mat khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử

lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tắc dụng khắc phục các kế h của

chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mồng phát sinh những vi phạm

pháp luật

«a Đỗi với dự án dân lập:

Sản phẩm đầu ra của dự án dân lập bao gồm cả các công trình xây dựng

và các loại chất thải Đối với chất thải rắn thì chắc chắn ảnh hưởng tới cộngđồng Do vậy Nhà nước không thể bỏ qua Ngay cả những dự án đem lại lới

ích rõ rang cho cộng đồng nhưng nó vẫn tiềm an những tác hai nhất định

“Điều này buộc Nhà nước phải luôn theo sát, quản lý các hoạt động này.

Đầu vào của mỗi dự án là tài nguyên của quốc gia, là máy móc, thiết bịcông nghiệp Việc sử dụng đầu vào của chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng tới cộngđồng về nhiều mặt Nó liên quan đến nguồn lợi con người, công sản, chất

lượng sản phẩm và sức khỏe của người dân, Nhà nước cần quán lý để cân đốinguôn lực trong nén kinh tế dé kiểm tra độ an toàn của các yêu tổ đầu vào

Việc quản lý Nhà nước về xây dựng dim bảo việc xây dựng đúng quy.

hoạch, đảm bảo an toàn trong xây dựng, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượngxây dựng và kiến trúc chung, hạn chế việc tác động xấu đến môi trường Day

là vai trò quan trọng nhất trong công tác quản lý Nha nước về xây dựng

Do đặc tính mỗi công trình xây dựng như: đặc điềm phân bé công trình,

các chỉ tiêu kết cấu, cấu trúc công trình ẽ có ý nghĩa về mat kinh tế chính

trị, quốc phòng an ninh, xã hội một cách sâu sắc Do vậy Nhà nước cần tiếnhành quản lý.

b, Đối với dự án sử dụng nguồn von Nhà nước

Trang 19

‘Tit cả các dự án đều có một ban quan r lý đi kèm, có thể ban quản lýtồn tại tạm thời, có thé tồn tại lâu dài nhưng luôn cần có sự quản lý của Nhà

nước.

Ban quản lý dự án do Nhà nước thành lập chỉ chuyên quản lý với tư

cách chủ đầu tư Họ đại diện cho Nha nước về mặt vốn dau tư Va có sứ mangbiến vốn đó sớm thành mục tiêu đầu tư nên những ảnh hưởng khác của dự ánđược quan tâm ít hơn so với việc hoàn thành mục tiêu đầu tư Nếu như không

có sự quản lý của Nhà nước đối với các ban này thì các dự án trong khi theo

đuổi các mục tiêu chuyên ngành lại làm tổn hại đến lợi ích chung của nhữngcông đồng sung quanh

Mặt khác có sự quản lý của Nhà nước khiển dự án khi được triển khai

tránh được các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, bon rút công trình.

1.2 Nhiệm vụ và chức năng, quyền hạn của Thanh tra Xây dung

1 1 Khái niệm Thanh tra Xây dung

‘Thanh tra theo đại từ điển tiếng Việt là điều tra, xem xét để làm rõ sự

việc Thanh tra cũng có nghĩa là chỉ người làm nhiệm vụ thanh tra Người làmnhiệm vụ thanh tra phải điều tra, xem xét để làm rõ vụ việc

“Theo từ điền tiếng Việt, "thanh tra là kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làmcủa địa phương, cơ quan, xí nghiệp” Theo nghĩa này, thanh tra bao gồm cả

nghĩa kiểm soát, xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định

Thanh tra thường đi kèm với chủ thể nhất định; người làm nhiệm vụ thanh tra,đoàn thanh tra và có quyền hạn, nhiệm vụ của chủ thể nhất định

Hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi các cơ quan chuyêntrách (điều này khác với kiểm tra do cơ quan tự tiến hành trong nội bộ) Cơ

‘quan thanh tra tién hành xem xét, đánh giá sự việc một cách khách quan, đánhgid việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của nhà nước, tô

chức và cá nhân.

Trang 20

‘Thanh tra là một loại hình đặc biệt của hoạt động quản lý nhà nước của

cơ quan quản lý nhà nước, mục đích của thanh tra là nhằm phục vụ cho quản

lý nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước Chủ thể của thanh tra là các cơ quan quản lý nha nước, các cuộc (hanh tra được tiền hành

thông qua Đoàn thanh tra và Thanh tra viên Đối tượng thanh tra là nhữngviệc làm cụ thé được tiến hành theo các quy định của pháp luật, thực hiện

“quyền, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân

'Về mặt tổ chức, các cơ quan thanh tra của nước ta hiện nay nằm trong

cơ cấu của cơ quan hành pháp, là bộ phận không thể thiếu của bộ máy các cơ

«quan quản lý nhà nước,

“Từ những phân tích trên cho thấy: thanh tra là hoạt động kiểm tra, xemxét việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ được giao của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân do các cơ quan thanh tra có

thấm quyển thực hiện nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân

1.2.2 Nội dung và hình thức hoạt động cia Thanh tra Xây dựng

6 đây, luận văn tập trung trình bày nội dung và hình thức hoạt động

của thanh tra chuyên ngành: Thanh tra việc thực hiện các dự án đầu tư xây

dựng:

1.2.2.1 Đi tượng thanh tra dự án đầu te xây dựng:

Đối tượng thanh tra dự án đầu tư xây dựng gồm:

- Dự án được thanh tra và chủ đầu tư;

- Các t6 chức, cá nhân có liên quan bao gồm:

+ Cơ quan có thắm quyền phê duyệt dự án

+ Tư vấn lập dự án đầu tư;

+ Tư vấn lập thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư;

+ Tư vấn thiết kế, lập dự toán;

Trang 21

-l6-+ Tư vấn thấm tra, thấm định thiết kế, dự toán;

+ Tư vẫn lập hồ sơ mời thầu;

+ Tự vẫn giám sat;

+ Tư vấn quản lý dự án (néu có)

+ Tư vấn kiêm tra, kiểm định chất lượng (nếu có)

+ Nhà thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị

1.2.2.2 Nội dung thanh tra dự án đầu te xây dựng

- Trinh tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dung, tổng mứcđầu tư

~ Công tác giải phống mặt bằng xây dựng; điều kiện khỏi công xâyđựng công trình

~ Trình tự lập, thm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật Tổng dự toán,

dy toán xông trình, công tác khảo sát xây dựng

~ Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

- Công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dung:

~ Công tác quản lý chất lượng công tình xây dựng: nghiệm thu bàn

sino đưa công trình vào sử dung: thanh quyết toán công trình

~ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tưxây dựng, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công và các tổ chức, cá nhân khác

theo quy định của pháp luật

~ Việc thực hiện an toàn lao động, bảo vệ tính mạng con người và tài

sản; phòng chống ty, nd, vệ sinh môi trường trong công trường xây dựng:

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc lập nhiệm vụ quy hoạch

đựng; nội dung quy hoạch xây dựng, thẩm quyền lập, thẩm định và phê

duyệt, điều chỉnh và thực hiện, quản lý xây dựng theo quy hoạch

Trang 22

-~-~ Việc lập tổ chức thực hiện các định hướng phát triển nhà: các chương trình, dự án phát triển các khu đô thị mới: việc cắp giấy chứng nhận quyền sở.

hữu, Sử dụng nhà và việc quản lý, sử dụng công sở.

= Việc lập và tổ chức thực hiện định hướng, quy hoạch, kế hoạchchương trình, dự án phát triển hạ ting kỹ thuật đô thị, tình hình khai thác,

‘quan lý, sử dung các công tinh gồm: hè đường đô thi, cắp nước, thoát nước,

vệ sinh môi trường, rác thải đô thị, nghĩa trang, chiếu sáng công viên cây

xanh, bãi đỗ xe trong đô thị, công trình ngầm và các công trình kỹ thuật hạ

tầng khác trong đô th

- Việc thực hiện quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và việc quản lý

chất lượng vật liệu xây dựng đưa vào công trình;

~ Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về hoạt động xây

dụng

~ Mỗi nội dung trên cần một danh mục hỗ sơ, tai liệu cần thiết tương,

1.2.3 Chức năng và quyền hạn của Thanh tra Xây dựng

1.2.3.1 Vị trí, chức năng.

‘Theo Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về

tÖ chức và hoạt động của thanh tra ngành xây dung:

‘Thanh tra Xây dựng được tổ chức thành hệ thống ở Trung ương là

‘Thanh tra Bộ Xây dựng và ở địa phương là Thanh tra Sở Xây dựng; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, cụ thể:

- Thanh tra hành chính (theo điều 10, Nghị định 26/2013/NĐ-CP);

‘Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng thanh tra việc chấp hành.

chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này (Điễu 2 Đối tượng thanh tra: 1

Co quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Trang 23

và của Sở Xây dựng theo ủy quyền hoặc phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh; 2 Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động trênlãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ chấp hànhcquy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dung, Sở Xây dựng.)

~ Thanh tra chuyên ngành về xây dựng: Tại điều 11, Nghị định

xây dựng Khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên

giới quốc tế

b) VỀ công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bó công khai quy

hoạch xây dựng; cắm mắc chỉ giới xây dung và các mốc giới quy định khác

ngoài thực địa: cấp giấy pháp quy hoạch; cung cấp thông tin vé quy hoạchxây dựng; thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm

quyền phê dưyệt;

c) Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theothâm quyền,

4) Điều kiện năng lực của t6 chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch

xây dung, điều kiện hành nghề kién trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quyhoạch đồ thi: việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chi hành nghề kiến trúc sư,

chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị

2 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu te

xây dựng

Trang 24

a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi

công, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng;

©) Việc áp dung quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với côngtrình xây dựng; việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt

động xây dựng tai Việt Nam;

4) Việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng vàquản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng;

4) Việc lựa chọn nhà thâu trong hoạt động xây dung theo quy định củaLuật xây dựng và pháp luật về đấu thầu;

©) Việc cấp, thu hồi giấy phép thâu đối với các nhà thầu nước ngoài

hoạt động xây đựng tại Việt Nam;

8) Việc thuê te vẫn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

1) Việc ký kắ, thực hiện hợp đẳng trong hoạt động xây dựng

i) Việc lập, quan lý chỉ phí đầu tue xây dựng công trình;

&) Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao,

bảo hành, bảo trì công trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm

a) Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển dé thị đã được cấp có

thâm quyền phê duyệt

5) Việc tuân thủ quy định pháp lưật trong việc nâng cắp đô thi:

Trang 25

©) Việc đâu tự xây dựng các khu đô thi.

4 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dung

các công trình ha ting kỹ thuật, bao gầm: cấp nước, thoái nước, xử If nước

thải; chất thai rắn thông thường; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thi; nghĩatrang: công trình ngdm đô thị; các công trình hạ tang kỹ thuật khác trong

phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

5 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật vẻ phát triển, quản

ý, sử dung nhà ở, kinh doanh bắt động sản, quản lý, sử dung công sở trong phạm vi chức năng quản lộ nhà nước của Bộ Xây dựng.

6 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoángsản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây

dung có diéu kiện theo quy định của pháp luật

7 Thanh trả việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải

quyết khiéu nại, tổ cáo, phòng chống tham những theo thâm quyển

8 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật khác trong các link vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Xây dựng

1.2.3.2 nhiệm vụ, quyền hạn

Theo đề t luận văn chỉ nêu khái quát nhiệm vy, quyển hạn của thanh

tra xây dung thuộc Sở xây dựng

- Theo quy định tại điều 24 Luật thanh tra 2010: Nhiệm vụ, quyền hạn

của Thanh tra Sở,

+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức

thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn,

theo dõi, đôn đốc, kiếm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan

được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng thuộc sở + Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền han

của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở

Trang 26

2I1-+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành xây dung, quy định

về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành xây dựng, lĩnh vực của cơ

‘quan, tổ chúc, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở.

+ Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao

+ Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của

pháp luật về thanh tra

+ Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành xây dựng thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo

cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghỉ, quyết

định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở

+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định

xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản

lý nhà nước của sở khi cần thiết

+ Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tổ cáo theo quy định củapháp luật về khiếu nại, tổ cáo.

+ Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp.luật về phòng, chống tham nhũng

~ Theo điều 13 nghị định số 86/2011/NĐ-CP (Nghị định Quy định chỉtiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra):

+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc vi c xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra

chuyên ngành thuộc sở.

+ Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra

viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc sở và công chức được giao thực

Trang 27

của Thanh tra ngành Xây dựng bao gdm những nội dung như đã nêu trên

‘Tom lại, Chương | luận văn đã tìm hiểu và nêu các nội dung cơ ban nhất

về quản lý xây dựng, quản lý Nhà nước về xây dựng, từ đó có thể thấy, thanh

tra xây dựng là một nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về xây dựng

đã được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật Chương 1 của luận

văn cũng đã nêu và phân tích các khái niệm về thanh tra, thanh tra xây dựng,

nội dung hoạt động, các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra xây

dựng đã được Pháp luật quy định

Trang 28

CHUONG 2:

CO SỞ KHOA HỌC VÀ CO SỞ PHÁP LÝ TRONG

CÔNG TÁC THANH TRA

2.1, Cơ sở khoa học về thanh tra

2.1.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chi Minh với thanh tra

“Trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, Đảng và Nhà nước luôn luôn

coi trọng và đặt thanh tra vào vị trí quan trọng Lịch sử còn lưu lại rằng, từnăm 1945 đến năm 1969, với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng

và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký 38 Sắc lệnh liên quan đến tổ chức,cần bộ và công tắc thanh tra 3 lần Bác đến dự và phát biểu với hội nghị tổng

kết công tác thanh tra toàn miền Bắc vào các năm 1957, 1960, 1961 Bác cũng

có nhiễu bài ni bài viết về công tác thanh tra, kiểm tra quan trọng khác.

Chi sau ngày đọc tuyên ngôn độc lập 2 tháng, ngày 23 thắng 11 năm

1945, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã ký sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban thanh trađặc biệt Đó là sắc lệnh lịch sử đối với ngành Thanh tra, đồng thời điều đó

cũng nói lên sự quan tâm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tá

thanh tra Theo sắc lệnh 64/SL, Ban thanh tra đặc biệt có toàn quyển “nhậncác đơn khiếu nại của dan; điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tửcủa UBND hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát;inh chúc, bắt giam bắt cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đã

phạm lỗi”

Chủ tịch Hồ Chi Minh đã lựa chọn, ký Sắc lệnh bổ nhiệm nhiều vị lãnh

đạo có uy tín, và danh vọng giữ chức vụ đứng đầu tổ chức thanh tra như cụBùi Bằng Đoàn - nguyên Chánh nhất Tòa Thượng thấm Hà Nội và ông CùHuy Cận - Bộ trưởng Bộ Canh nông vào Ban Thanh tra đặc biệt (năm 1945);

cụ Tôn Đức Thắng (Ban Thanh tra đặc biệt năm 1947); cụ Hồ Tùng Mậu(Ban Thanh tra Chính phủ năm 1949); đồng chí Nguyễn Lương Bằng (Ban

Trang 29

‘Thanh tra Chính phủ năm 1956); đồng chí Nguyễn Thanh Binh (Ủy ban

“Thanh tra Chính phủ năm 1969).

Khi Hồ Chủ tịch gặp gỡ và giao nhiệm vụ cho cụ Bùi Bằng Đồn và

ơng Cù Huy Cận, Người căn dặn: “Ban Thanh tra khơng can nhiều người, lúcmày 2 người là đủ Một vị cao tuổi và là vị quan cĩ tiếng liêm khiết của triềuđình cũ, là cụ Bùi; một người thanh niền hãng hái mà cả nước ai cũng biết làchú, Người gid, người trẻ dựa vào nhau mà làm việc, nhất định việc thanh tra

sẽ làm tốt và cần làm ngay ”!

Ngày 18/12/1949, Chủ tịch Hỗ Chí Minh lại ký sắc lệnh số 38B-SL thành lập Ban thanh tra Chính phủ trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Ban

thanh tra Chính phủ cĩ nhiệm vụ "xem xét sự thí hành chính sách, chủ trương

của Chính phủ: thanh tra các ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính và viênchức về phương diện liêm khiết; thanh tra các sự khiếu nại của nhân dân"

(Thực tế cho thấy, những cơ quan, đơn vị ma người lãnh đạo chú trong cơng

tác thanh tra và tiến hành thường xuyên hoạt động thanh tra thì khơng những

kỷ cương, pháp luật trong quản lý duy trì mà cịn gĩp phần quan trọng vàoviệc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, thúc diy các hoạt độngcủa các cơ quan nha nước, nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh của các

doanh nghiệp Những nơi khơng chú trọng cơng tác thanh tra, sẽ dễ dẫn đến

những vi phạm, thậm chí là vi phạm nghiệm trọng tới mức phạm tội hình sự)

Ngày 28/3/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 261-SL, thành lập Ban thanh tra TƯ của Chính phủ, với nhiệm vụ “ thanh tra cơng tác của các Bộ: các cơ quan dân chính và chuyên mơn các cấp, các doanh nghiệp; thanhtra việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, việc sử dụng, bảo quản tài sản Nhà

nước, chống phá hoại, tham ơ, lãng phí”

Lời Chủ Tịch Hồ Chí Minh căn đặn ơng Où Huy Cận ngày 31.12.1945 Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1946-1998 (Sơ thảo), NXB Chính tị Quốc gia 1988, trang 18

Trang 30

công tác thanh tra trong sự nghiệp cách mang chung của cả nước.

Nhắn mạnh tầm quan trọng của công tác thanh tra, tại hội nghị tổng kết

công tắc thanh tra toàn miễn Bắc tháng 4 năm 1957, Hỗ Chủ tịch chỉ rõ: “NắTrung ương Đảng, Chính phú có Nghị quyét, Chỉ thi vé các ngành, các địa

phương kết quả thé nào không có thanh tra khó mà biết được địa phương nàolàm tốt, làm vừa, làm xấu, có làm hay không làm trên không biết; địa phươngnhiều khi tự mình cũng không biết Trên không thấu dưới, dưới không thấutrên Thanh tra là để theo dai xem các kế hoạch, Chỉ thi, chính sách đó cácđịa phương đã chấp hành thé nào Vì vậy, cân bộ thanh tra giúp trên hiểu biết

tinh hình địa phương và cấp dưới, đồng thời cũng giúp cho các địa phương

ip thời sửa chữa, uốn nắn néu làm sai, hoặc làm chậm Cho nên trách nhiệm

của công tác thanh tra là quan trọng Thanh tra không phải chỉ di xem địa

phương thực hiện Nghị quyét, Chỉ thị như thé nào Nẫu ho làm sai hay gấpkhó khăn còn giúp đỡ họ lầm cho đúng với Nghị quyết, Chỉ thị của trên đưaxuống Thanh tra cũng không phải điều tra, nghiên cửu việc chấp hành Nghịquyết, Chỉ thị đã được đến đâu mà phải theo đối cho đến khi công việc được

Tir đó, lời dạy của Bác "thanh tra là tai mắt e

làm xong, làm tốt trên, là người bạn của đưới” đã trở thành tư tưởng chi đạo, phương châm hoạt động,

mục tiêu phấn đấu của ngành Thanh tra trong suốt chiều dài lịch sử vẻ vang.của minh, Từ kết quả thanh tra, người lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vi kịp

* Một số văn kiên chủ yêu của Đảng và Chính phù về công tác thanh tra, Uỷ Ban Thanh tra của

Chính phi, 1877

Trang 31

thời xem xét, điều chỉnh và có những biện pháp cụ thé thích hợp giúp cho

công tác quản lý, chỉ đạo; điều hành của mình sát thực tiễn và có hiệu quả:

đồng thời cũng là biện pháp để xây dựng, hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy

và kiện toàn đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày một tốt hơn Với cách tiếp cận

như vậy cho thấy thanh tra chính là “cánh tay nổi dai của trên” Đối với các.cấp lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức khi được thanh tra kết luận sẽgiúp cho đối tượng được thanh tra nhận thức đầy đủ về ưu điểm và những viphạm, thiểu sót của mình Thấy được những việc làm đúng, làm tốt dé tiếp tục

phát huy; những việc làm chưa đúng, những sai phạm, thiểu sót để khắc phục

xửa chữa và nâng cao năng lực, trách nhiệm của mình Như vậy, thanh tra

chính là đã giúp đỡ mình trong quá trình thực thi nhiệm vụ quan lý nhà nước

và (hanh tra cũng là "bạn của dui”.

'Về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tổ cáo của nhân dân, xuất

phát từ tư tưởng “dan là gốc”, ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách.

mạng, Bác Hồ và Dang ta đã rất quan tâm việc thé chế và hiện thực hóa quyển

tự do, dân chủ, trong đó có quyền khiểu nại, tổ cáo của nhân dân Ngay trongSắc lệnh về thành lập Ban Thanh tra đặc biệt (Sắc lệnh số 64/SL ngà23/11/1945) đã xác định một trong những nhiệm vụ của Ban Thanh tra đặc

biệt là "nhận các đơn khiếu nại của nhân dân”

Người đã nhiều Lin chỉ ra ý nghĩa chính trị sâu si c của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân Nói chuyện với hội nghị cán bộ thanh

tra toàn miền Bắc ngày 5/3/1960, Bác nói: "Nhiệm vụ của các Ban Thanh tra

là phải làm cho nghiêm chỉnh, hợp thời, làm sớm chừng nào hay chừng ấy,đồng bào có oan ức mới khiểu nại, hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng

và Chính phủ mà khiếu nại Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào mớithấy rõ Đảng, Chính phủ quan tâm, lo lắng đến quyền lợi ct ho Do đó quan

hệ giữa nhân dân với Đăng và Chính phủ cảng được cùng cổ tốt hon”,

Trang 32

-27-Những quan điểm, tư tưởng trên đây của Bác đã được quán triệt, thể

hiện sâu sắc trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước

ta từ trước tới nay Đặc biệt là trong Luật Khiếu nại, Luật Tổ cáo, Luật Tiếp

công dân mới đây, giúp cho công việc này ngày càng có nền nếp, thực hiệnthống nhất và có hiệu quả hơn

Về phẩm chất của cán bộ thanh tra, trong bài nói chuyện tại hội nghịthanh tra toàn miễn Bắc năm 1957, Bác còn căn dặn “cán bộ thanh tra phải có.đạo đức cách mạng, phải hiểu nhân tình thế cố đã đảnh nhưng tự mình còn

phải gương mẫu cho người khác”, "cán bộ thanh tra như cái gương cho người

ta soi mặt, gương mờ thì không soi được” Bác thường xuyên nhắc nhở cán

"bộ thanh tra “phải cố gắng học tập, học cái hay, tránh cái dé, trau déi đạo dire

cách mạng, nâng cao trình độ chuyên môn để làm việc cho tốt

‘Cong tác thanh tra đặc biệt quan trọng, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

chỉ rõ cán bộ thanh tra phải là những người thực sự có năng lực, kinh nghiệm

và uy tín Năng lực của người cán bộ thanh tra không chỉ tỉnh thông về

chuyên mên nghiệp vụ thanh tra, mà còn phải nắm vững nghiệp vụ thuộcngành, nghề của cơ quan, đơn vị đang làm việc; đồng thời phải hiểu biết sâu

ic về các van dé xã hội, am hiểu luật pháp, giải quyết các mồi quan hệ xã hội

một cách minh bạch, công tâm theo đúng pháp luật và không trấi với tập cquán, đạo lý truyền thống của dan tộc Bác nói: Người cán bộ thanh tra phải

có uy tín cao Điều đó có nghĩa là cán bộ thanh tra phải là người trong sáng về

đạo đức cách mạng cần, kiệm, liém, chính, chí công vô tư Có như vậy thìmới làm cho đối tượng thanh tra “tm phục khẩu phục”

Bác cũng nói: “Đối với cán bộ được làm công tác thanh tra là một vinh:dit, Vì sao? Vi công tác thanh tra là một công tác quan trong, Đảng và Chính

phủ có in tướng mới giao cho làm nhiện vụ dy Cổ thd nói cần bộ thanh tra

Trang 33

Năm 1961, trong bai huấn thị về công tác thanh tra, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã nói: “Thanh tra là tai mắt của Đảng, của Chính phủ, tai mắt sáng suốtthì người mới sáng suốt”

2.1.2 Quan điểm ca Đảng và Nhà nước vé công tác thanh tra giaiđoạn trước khi thực hiện đường lối đổi mới

Ngày 04/7/1962, Ban bí thư TƯ có chỉ thị số 50/CT-TW về việc tăngcường công tác kiểm tra việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và

“Chính Phủ Chỉ thị đã xác định: *Tổ chức thanh tra chuyên nghiệp là tai mắt

của cơ quan lãnh đạo các cấp, nó có trách nhiệm giữ gìn dân chủ, ky luật Nhà

nước, đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh c; chủ trương chính sách của Bang

và Chính phủ Thanh tra có nhiệm vụ theo dõi, xem xét sự chấp hành đúng

đắn đường lỗi, chính sách, nghị quyết của chỉ thị của Đảng và Chính phủ Các Bộ, ngành, các cấp nhất định phải có cơ quan thanh tra của mình dé theo.dõi ngay từ đầu, để kịp thời uốn nắn sửa chữa sai lầm, thiếu sót có thể xảyra Các cán bộ lãnh đạo (Bộ trưởng, thứ trưởng ) nhất định phải trực tiếp

chỉ đạo cơ quan thanh tra của minh”

Ngày 22/12/1967, Ban bí thư TƯ có thông tri số 210-TT/TW về việc

tăng cường tổ chức ủy ban kiểm tra của Đăng và đẩy mạnh công tác cơ quan

thanh tra của Nhà nước Trong thông tri này, Ban bí thư da *lưu ý các cắp ủy

và các Đảng đoàn phải hết sức chú trọng lãnh đạo, chi đạo công tác kiém tra,

"rich lời huận thị cũa Bác tl Hội nghị Cán bộ Thanh ra toàn quốc Ngày 05.08.1960

Trang 34

-20-công tắc thanh tra và xét thư khiếu tổ của nhân dân; không những chỉ lãnh đạo

về mặt nội dung mà phải chấn chinh và bổ sung về mặt tổ chức, làm cho bộ

máy tương xứng với nhiệm vụ”.

Ngày 18/4/1970, Ban bí thư TƯ Đăng có chỉ thị 176-CT/TW về việctăng cường công tác kiểm tra, kiểm sát, thanh tra và giải quyết các vụ khiếunại tố, cáo Trong chỉ thị này, Ban Bí thư xác định “trong điều kiện Đảng lãnh.đạo, chính quyền càng phải tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, công tác

kiểm sát, thanh tra của Nhà nước để kịp thời phát hiện những ưu, khuyết điểm

bộ,

của các cấp, các ngành, ngăn chặn, sửa chữa các khuyết điểm của cán Đăng viên Bao đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và

pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh”

Nghị quyết số 164/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ về tăng.cường công tác thanh tra và chắn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra Nhà nước

đã xác định "Thanh tra là một khâu công tác quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý của bộ may Nhà nước Nó có mục đích giúp cơ quan lãnh đạo vừakiểm tra sự đúng đắn của bản thân, sự lãnh đạo của mình, vừa kiểm tra việcchấp hành của các cơ quan thuộc quyền nhằm tìm ra biện pháp chỉ đạo và

quản lý tốt nhất, bảo đảm cho chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước được chấp hành một cách đầy đủ và có hiệu lực” Cùng ngày31/8/1970, hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 165/CP quy địnhnhiệm vy, quyển hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Thanh tra chính phủ

‘Theo Nghị định này “Uy ban thanh tra của Chính phủ là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện các chủ tronchính sách của Đăng và Chính phủ, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch và

ngân sách của Nha nước, nhằm tăng cường kỷ luật, nâng cao tinh thần trách

nhiệm, cải tiến tổ chức và lễ lỗi làm việc trong bộ máy của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở”.

Trang 35

2.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra kể

ign đường lối đổi mới'Đường lỗi đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI của Đảng đề ra đã

lim cho đất nước có nhiều biến đổi, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân.được nâng cao, chính trị én định Các ngành các cấp đã từng bước vươn lên,

vượt qua sự yếu kém, trì tré, bao cap dé chuyển sang một giai đoạn phát triểnmới Trong nhận thúc, đã dit khoát từ bô cách quản lý theo kiểu quan liêu

bao cấp cũ Đối với công tác Thanh tra, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo xây

cdựng và kiện toàn thêm một bước mới

Ngày 01/4/1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Thanh tra,năm 2004 Quốc hội ban hành Luật Thanh tra, đầy là văn bản pháp lý cao nhất

từ trước tới nay có phạm vi điều chỉnh tổng quát nhất, đề cập nhiều vấn dé có.liên quan đến tổ chúc và hoạt động (hanh tra Luật thanh tra ra đời có ý nghĩaquan trọng về thực tiễn và lý luận Đây lả sự cụ thể ở mức cao quan điểm củaĐảng và Nhà nước đối với công tác Thanh tra: “Thanh tra là một chức năng

thiết yêu của quản lý Nhà nước” Hiển pháp năm 1992, Điều 112 khoản 7 quyđịnh Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn: “Tổ chức và lãnh đạo công.

tác kiêm kê, thong kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước,chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nha nước; công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của công dân”

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành luật thanh tra năm 2004, Quốc.hội khóa XIII đã ban hành Luật thanh tra năm 2010, dựa trên cơ sở tổng kết

thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra; kế thừa các quy định còn phù hợpcủa luật Thanh tra năm 2004; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm thanh tra của

các nước trên thế giới Luật thanh tra năm 2010 đã quán triệt và cụ thể hóa.đường lối, chủ trương, chính sách của Dang va Nhà nước về công tác thanhtra, đưa ra nhiều nội dung thay đổi về tổ chức, hoạt động thanh tra như làm rõ

Trang 36

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, phương thức hoạt động thanh tra

và sự phối hợp của các cơ quan thanh tra, khắc phục sự chồng chéo, tring lặp

trong hoạt động thanh tra; bao dim sự phối hợp có hiệu qua giữa các công cụgiám sát, kiểm tra, thanh tra của bộ máy Nha nước và của cả hệ thong chính

trị đối với các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, các nhân.

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, dit nước ta bước.sang thời ky phát triển mới Để đáp ứng yêu cầu Nhà nước đặt ra cho thời kỳphát triển mới, đòi hỏi phải có sự đổi mới về hoạt động thanh tra, kiểm tra

Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đã thể hiện những định hướng lớn vềhoạt động thanh tra, kiểm tra trong tinh hình mới, đặc biệt là Nghị quyết

‘Trung wong 3 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII), Nghị quyếtĐại hội Đảng lẫn thứ IX Quan điểm của Đảng và Nhà nước là phải tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra; đổi mới tổ chức thanh tra phù hợp với chức năng quan lý Nhà nước trong điều kiện mới; phát triển mạnh

việc thực hiện thể chế về từng lĩnh vực như tài chính, lao động, giáo dục, vệ

xinh, y 18, xây dựng, công vụ trong toàn xã hội

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo tính minh bachtrong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công, tài chính của Đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng, góp và do nước ngoài viện trợ Đẩy mạnh hoạt động tự kiểm tra, thanh tra trong nội bộ các cơ quan Nhà nước; đề cao trách nhiệm thanh tra, kiểm tra

của cấp trên đối với cấp dưới, của các cấp chính quyền đối với mọi cơ quan,

tổ chức trên địa bàn lãnh thổ.

Qua việc nghiên cứu quan điểm của Đảng va Nhà nước về công tác

thanh tra cho thấy, hor nửa thé kỷ qua, cùng với sự lớn mạnh và phát triển củađất nước, công tác thanh tra luôn luôn được Đảng va Nha nước coi trọng vànhất quán phương châm tăng cường, củng cổ và phát triển để đáp ứng yêu cầu

Trang 37

Nha nước qua mỗi thời ký cách mang của đất nước Các nghị quyết, Chi thịcủa Đảng, Pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra những năm qua tiếp

tục khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra: “Thanh tra để

theo dõi, xem xét các kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp.hành như thé nào”; “néu làm sai hay gặp khó khăn, còn giúp họ làm cho đúngnghị quyết, chỉ thị của trên đưa của bộ máy quản lý Nhà nước, cán bộ, công

chức Nhà nước, khu vực kinh tế Nhà nước”.

2.2 Cơ sử pháp lý về Thanh tra Xây dựng và các quy định về quản

lý xây dựng.

‘Thanh tra xây dựng tổ chức và hoạt động theo các quy định chung của.

ngành thanh tra được quy định bởi các văn bản sau:

~ Các quy định chung:

+ Luật Thanh tra năm 2010

+ Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra 2010

+ Nghị định 07/2013/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên n;

+ Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định.

inh và hoạt động thanh tra chuyên ngành

hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra

+ Thông tư liên tịch 90/2012/TTLT-BTC-TTCP quy định việc lập dự

toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ khoản thu hồi phát

hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước

+ Quyết định 2189/QĐ-TTCP về Mẫu văn bản trong hoạt động rà soát

vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo đài

- Quy định về thâm quyền, nội dung thanh tra

+ Thông tư 08/2014/TT-TTCP quy định thấm quyển, nội dung thanh

tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra

Trang 38

+ Thông tư 04/2013/TT-TTCP quy định thẩm quyền, nội dung thanh

tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại

+ Thông tư 05/2013/TT-TTCP quy định thấm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tổ cáo.

- Trinh tự thủ tục tiền hành thanh tra, kết luận, xử lý về thanh tra

+ Thông tư 05/2014/TT-TTCP về tổ chức, hoạt động, quan hệ công táccủa Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiền hành một cuộc thanh tra

+ Nghị định 33/2015/NĐ-CP Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra

+ Quyết định 1885/QĐ-TTCP năm 2012 của thanh tra Chính phủ vềQuy chế công khai kết luận thanh tra

+ Thông tư 01/2013/TT-TTCP quy định về hoạt động theo dõi, đôn

đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra

+ Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối vớidoanh nghiệp nh nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định

của chủ sở hữu

+ Thông tư 09/2012/TT-BNV quy định quy trình, nội dung thanh tra về

tuyén dung, sử dụng và quản lý công, viên chức.

- Phòng chống tham nhũng, bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thanh.tra

+ Thông tư 05/201 1/TT-TTCP Quy định về phòng, chống tham nhũng

trong ngành thanh tra

+ Thông tư 02/2012/TT-TTCP hướng dẫn thẳm quyền, nội dung thanh

tra trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng,

+ Quyết định 1657/2005/QD-TTCP về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước.trong ngành Thanh tra

+ Thông tư 04/2015/TT-TTCP quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra (Hiệu lực 15/9/2015)

Trang 39

~ Cán bộ công chức thanh tra

+ Nghị định 97/2011/NĐ-CP về thanh tra viên và cộng tác viên thanhtra

+ Nghị định 92/2014/NĐ-CP sửa đổi Khoản 1 Điều 16 Nghị định97/2011/NĐ-CP quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra

+ Thông tư 01/2012/TT-TTCP quy định mẫu và việc quản lý, sử dụng,

“Thẻ Thanh tra

+ Thông tư liên tịch 73/2015/TTLT-BTC-TTCP Quy định chế độ quản

lý, cấp phát trang phục đối với thanh tra viên, cán bộ, công, viên chức làm

việc tại các cơ quan thanh tra Nhà nước

+ Thông tư 02/2015/TT-TTCP quy định vẻ trang phục của cán bộ,thanh tra viên, công, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước

+ Quyết định 1860/2007/QĐ-TTCP-TCCB vẻ Quy tắc ứng xử của cán

bộ thanh tra

+ Thông tư 102014/TT-TTCP hướng dẫn danh mục vị trí công tácthanh tra của công chức trong cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ chuyển đổi

+ Quyết định 04/2008/QĐ-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch

công chức ngành Thanh tra

+ Quyết định 20/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm theonghề đối với Thanh tra viên

+ Thông tư 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC hướng dẫn thực hiệnQuyết định 202/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối

với Thanh tra viên

‘Theo nội dung dé tài, luận văn nêu sơ lược nội dung 02 văn bản có quy

định cụ thể về hoạt động, tổ chức của thanh tra nói chung và thanh tra xây dựng nói riêng.

Trang 40

-35-2.2.1 Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của thanh traChính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn

thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra

“Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh

tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn

thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra có hiệu lực thi hành

từ ngày 01 thắng 12 năm 2014.

“Từ khi Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn dưới luậtđược ban hành, trong đó Thông tư số 05/2014/TT-TTCP được ban hành nhằm.đáp ứng nhu cầu cấp thiết phải có một văn bản quy phạm pháp luật quy định

chung về tổ chức, hoạt độn, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự,thủ tục tiến bành một cuộc thanh tra cũng như có hệ thông biểu mẫu thốngnhất trong cả nước về hoạt động này

2.2.1.1 Bổ cục

Thông tư bao gồm 04 chương 40 điều và 35 biểu mẫu , bao gồm:

Chương I Những quy định chung (từ Điều | đến Điều 6): quy định về

phạm vi điều chính; đối tượng áp dụng: nguyên tắc tổ chức Đoàn thanh tra,tiến hành một cuộc thanh tra; địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra;nhật ky Doan thanh tra; cắp lại, cấp bd sung Số nhật ký đoàn thanh tra

Chương I1 TỔ chúc, quan hệ công tác của đoàn thanh tra (từ Điều Tđến Điều 15): quy định về 16 chức Doan thanh tra; tiêu chuẩn của Trưởng

đoàn thanh tra; lựa chọn người tham gia Đoàn thanh tra; thay đổi Trưởng, đoàn thanh tra; thay đổi, bổ sung thành viên đoàn thanh tra; quan hệ giữa

"Đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra, giữa trưởng đoàn với thành.viên đoàn, giữa các thành viên đoàn, giữa trưởng đoàn, thành viên đoàn với

‘Thu trưởng cơ quan quản lý trực tiếp, với người giám sát, người được giao

thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của Doan thanh tra

Ngày đăng: 14/05/2024, 11:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN