1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả Hồ Bình Dương
Người hướng dẫn GS.TS Vũ Thanh Tề
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 4,51 MB

Nội dung

Hiến pháp năm 1992, Điều 112 khoản 7 quy định Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn: “Té chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

HÒ BÌNH DƯƠNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN

ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BO NONG NGHIỆI

TRUONG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

HO BÌNH DUONG

THUC TRANG VA GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUQNG

THANH TRA CHUYEN NGÀNH XÂY DUNG TREN

DIA BAN TP HÀ NỘI

Chuyên ngành Quan lý xây dựng

Masi 3580302

HÀ NỘI, NĂM 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN'Tên dé tài luận văn: *#hực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh trachuyên ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Noi”.

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc

lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực

không sao chép tir bat kỳ nguồn thông tin nào khác Nếu vi phạm tôi xin hoàntoàn chịu trách nhiệm, chịu bắt ky hình thức ky luật nào của Nhà trường

‘TAC GIÁ LUẬN VAN

Hồ Bình Dương

Trang 4

Tác giả xin tỏ lòng biết on sâu sắc đến GS.TS Vũ Thanh Te người thay đã tậntâm chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Do thời gian, trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếusót Tác giả rit mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy, côgiáo, của các nhà khoa học và các đồng nghiệp gần xa dé dé tài nghiên cứu được

hoàn thiện hơn

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LUC

MG BAU 1

1 Tính cấp thiết của

2 Mục đích của đề

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để ài

4 Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cit _- _—

6 Kết quả đạt được : _ _ sone

(CHUONG 1 TONG QUAN VE THANH TRA VÀ THANH TRA XÂY DỰNG.4

1.1 Tổng quan về công tác thanh tra Việt Nam : soa

1.1.1, Khái niệm về Thanh tra Xây dựng 41.1.2, Quan điểm của Đăng và Nha nước về công tác thanh tra 51.2 Công tác thanh tra của một số nước trên thé giới 8

1.2.1 Thanh tra Thụy Dién -9 1.2.2 Thanh tra Dan Mạch "

1.2.3 Thanh tra Canada 12 1.3 Thanh tra chuyên ngành Xây dựng : „14

1.3.1 Đối tượng thanh tra dự án đầu tư xây dựng _ l51.3.2 Nội dung thanh tra dự án đầu tư xây dựng 16Kết luận chương 1 19CHUONG 2 CƠ SỞ KHOA HOC VÀ PHÁP LY TRONG CÔNG TÁC THANH

TRA XÂY DỰNG 21

2.1 Cơ sở khoa học về thanh tra xây dựng, 21

2.1.1 Chức năng và quyền han của Thanh tra Xây dựng _—

2.2 Các quy định pháp lý về quản lý xây dựng được áp dung trong công tác

‘Thanh tra chuyên ngành Xây dung 2 2.2.1 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 " 27 2.2.2 Luật Xây dựng năm 2014 29

Trang 6

2.2.3 Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ

quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự,thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra : so 30

2.2.4 Nghị định 26/2013/ND-CP ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tổ

chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng, 30

2.3 Vai trò của Pháp luật trong quán lý xây dựng : 32 2.3.1 Xử lý các hành vi vi phạm Pháp luật về Quy hoạch xây dựng

2.3.2 Trách nhiệm của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng.

2.3.3 Quản lý trật tự xây dựng theo Giấy phép xây dựng " 392.3.4 Nội dung về công tác quản lý trật tự xây dựng 46

luận chương 2 47

CHUONG 3 THỰC TRẠNG CONG TÁC THANH TRA XÂY DUNG TREN

DIA BAN TP HA NOI VA DE XUAT CAC GIAI PHAP NANG CAO CHAT

LUONG sessssinnnsnsnnininninnnnninnnnnnninnannnnninnioninansnnn 48

3.1 Giới thiệu thành phi Hà Nội và Thanh tra Xây dựng thuộc Sở Xây Dựng thành phố Hà Nội : : _ 48

3.1.1 Giới thiệu về thành phố Hà Ni 48 3.1.2 Giới thiệu về Thanh tra Xây dựng thuộc Sở Xây dựng thành phổ Hà Nội 49)

3.2 Thực trạng thanh tra công tác đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên

địa bàn thành phổ Hà Nội „50 3.2.1 Thực trạng công tác tién hành thanh tra chuyên ngành xây dựng đổi với

ih sử dung vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội sĩ

các công

3.2.2 Thực trạng công tác kiểm tra sau thanh tra : 66

3.3 Những mặt đạt được va tổn tại, hạn chế trong thanh tra công tác đầu tư xây

dựng sử dung vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội 66

¬.- „66

3.3.2 Những tồn tại hạn cl 67

3.4 Nguyên nhân „71 3.3.1 Những mặt đạt được

Trang 7

3.4.2 Nguyên nhân chủ quan 72

3.5 Dé xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra thanh tra xây.cdựng trên địa bàn thành phố Hà Nội oe soe TB

3.5.1 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

thanh tra xây dựng T3

3.5.2 Đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực thanh tra xây đựng, T13.5.3, Đề xuấ

3.5.4, Đề xuấ

các giải pháp tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm xây dựng 77

các giải pháp hạn chế những yếu kém về cơ sở vật chit 803.5.5 Dé xuất ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong công tác thanh tra

xây dung, 80 Kết luận Chương 3 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Sơ dé tóm tắt quy trình xử lý vi phạm hành chính

Hình 3.1 Bản dé nh chính Tp Hà Nội.

Hình 3.2 Tổ chúc cưỡng chế phục vụ GPMB thực hiện dự án giao thông,

Hình 3.3, Công trinh vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực

35

48

54

57

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 3.1.M6t số dự án thanh tra điển hình trong năm 2014

Bảng 3.2 Một số jy án thanh tra én hình trong năm 2015

Bang 3.3 Một số iy án thanh tra điển hình trong năm 2016

Bảng 3.4 Một số

Bang 3.5 Một số

iy án thanh tra điển hình trong năm 2017

iy án thanh tra điển hình trong năm 2018

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước Từ năm 2008, Hà Tây được sát

nhập vio thành phố Hà Nội đã biến Ha Nội trở thành địa phương có diện tíchlớn nhất cả nước, đứng thứ 2 trên cả nước về dân số ( gần 8 triệu người) Trong

công cuộc đô thị hóa va hội nhập kinh tế thé giới, trước yêu cầu và đôi hỏi vềphat triển nhà ở, hệ thống hạ tang kỹ thuật, ha tang đô thị, Hà Nội đang là địaphương có rất nhiều công trình, dự án được đầu tư bằng ngân sách Nhà nướcdiễn ra trong nhiều năm trở lại đây

“Trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế cũng như yêu cầu về an sinh xã hội, cáccông trình, dự án đầu tư xây mới hoặc nâng cấp cải tạo về các lĩnh vực: xây

dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô th giao thông, nôngnghiệp và phát triển nông nghiệp được đầu tư và triển khai với số lượng rất lớn

và trải đều trên cả 30 quận, huyện, thị xã của Thành phố Hà Nội Ngoài việc

kiểm soát, giám sát của chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trực

thuộc thành phế hoặc cắp huyện và tương đương thì cũng cần sự kiểm tra, giám

sát của lực lượng chức năng chuyên ngành thanh tra - Thanh tra Xây dựng Một

số dự án sau khi được hoàn thành và đưa vào sử dung đã dé xây ra tinh trạng:

nứt, vỡ, hư hong, hoặc hoạt động kém hiệu quả không đáp img được yêu cầu khi

phê đuyệt dự án do không giám sát chặt chẽ hoặc buông long quan lý trong công,

tác giám sắt quản lý chất lượng thi công, phê duyệt, lựa chọn biện pháp thi côngkhông phù hợp Một số dự án chậm tiến độ do công tác đánh giá, lựa chọn nhàthầu không tốt dẫn đến việc dé những nhà thầu tham gia thực hiện dự án không

đáp ứng đủ năng lực nhân sự, thiết bị, tai chính Chính vi va việc các công.

trình đều cần phải được tiền hành công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành

Trang 11

'Việc sử dụng nguồn vốn ngân sách và yêu cầu về chất lượng công trình, dự án.

ngây cảng được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm và chú trọng Để dim

bảo các công trình, dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách đạt hiệu quả và chấtlượng, tác giả đã lựa chon dé tài: “Thực trang và giải pháp nâng cao chatlượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Hà

`Ý nghĩa khoa học của dé tài: Nghiên cứu về nội dung và các quy định về công,

tác thanh tra chuyên ngành xây dựng

3.2, Ý nghĩa thực tiễn

Ýn ia thực tiễn của dé tài: Nghiên cứu về nội dung và các quy định về thanh.tra xây dựng từ đó dé xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra

chuyên ngành tại Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu.

Tit cả các hoạt động xây dựng của các công trình xây dựng trên mọi lĩnh vực có

sử dụng vốn ngân sách Nha nước trên địa bàn thành phố Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu.

Công tác thanh tra chuyên ngành xây dựng của Thanh tra Sở Xây dựng trên địa

bàn thành phố Hà Nội từ 2014 dé nay.

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

iép cận và ứng dung các Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng, Luật xử lý vi

phạm trong lĩnh vực xây dựng của nhà nước vào nhu cầu của người dân;

2

Trang 12

~ Tiếp cận các thể chế, các chính sách quy định trong ngành xây dựng:

~ Tiếp cận các thông tin dự án;

- Phương pháp khảo cứu tài liệu;

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp;

Phương pháp điều tra phòng vấn thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc

Trang 13

CHUONG 1 TONG QUAN VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA XÂY

DUNG

1.1 Tổng quan về công tác thanh tra Việt Nam

LLL Khải niệm Thanh tra Xây dựng

Thanh tra theo đại từ điển tiếng Việt là điều tra, xem xét để làm rõ sự việc,

‘Thanh tra cũng có nghĩa là chỉ người làm nhiệm vụ thanh tra Người làm nhiệm

vụ thanh tra phải điều tra, xem xét dé làm rõ vụ việc.

Theo từ điền tiếng Việt, "thanh tra là kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa

phương, cơ quan, xí nghiệp” Theo nghĩa này, thanh tra bao gồm cả nghĩa kiểm

soát, xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định Thanh tra thường đi kèm với chủ thể nhất định; người làm nhiệm vụ thanh tra, đoàn thanh

định.

tra và có quyền hạn, nhiệm vụ của chủ thị

Hoạt động thanh tra thường được inh bởi các cơ quan chuyên trách (điềunày khác với kiếm tra do cơ quan tự tiền hành trong nội bộ) Cơ quan thanh tratiến hành xem xét, đánh giá sự việc một cách khách quan, đánh giá việc thựchiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của nha nước, tổ chức và cá

nhân.

‘Thanh tra là một loại hình đặc biệt của hoạt động quan lý nhà nước của cơ quan

quản lý nhà nước, mục đích của thanh tra là nhằm phục vụ cho quản lý nhà nước

và lâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước Chủ thể của thanh tra là

các cơ quan quản lý nhà nước, các cuộc thanh tra được tiến hành thông quaĐoàn thanh tra và Thanh tra viên Đối tượng thanh tra là những việc làm cụ thểđược tiến hành theo các quy định của pháp luật, thực hiện quyền, nghĩa vụ của

các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Trang 14

Về mặt t6 chức, các cơ quan thanh tra của nước ta hiện nay nằm trong cơ cấu

của cơ quan hành pháp, là bộ phận không thể thiếu của bộ máy các cơ quan quản

ý nhà nước.

“Từ những phân tích trên cho thấy: thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét việc

thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ được giao của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân do các cơ quan thanh tra có thm quyền thực

hiện nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ au én và lợi fch hợp, pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nha nước về công tác thanh tra

Ngày 04/7/1962, Ban bi thư TƯ có chỉ thị số SO/CT-TW về việc tăng cường

công tác kiểm tra việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính Phủ

Chi thị đã xác định: "Tổ chức thanh tra chuyên nghiệp là tai mắt của cơ quan

lãnh đạo các cấp, nó có trách nhiệm giữ gìn dân chủ, kỷ luật Nha nước, đảm bảochấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ

‘Thanh tra có nhiệm vụ theo dõi, xem xét sự chấp hành đúng đắn đường lỗi,

chính sách, nghị quyết của chỉ thị của Đảng và Chính ph Các Bộ, ngành, các

cấp nhất định phải có cơ quan thanh tra của mình dé theo đõi ngay từ đầu, để kịp

cán bộ lãnh đạo (BO thời udn nắn sửa chữa sai lầm, thiểu sót có thé xây ra

trưởng, thứ trưởng ) nhất định phải trực tiếp chỉ đạo cơ quan thanh tra của mình”,

Ngày 22/12/1967, Ban bí thư TƯ có thông tri số 210-TT/TW về việc tăng cường,

tổ chức ủy ban kiếm tra của Dang và diy mạnh công tắc cơ quan thanh tra của

Nha nước Trong thông tri này, Ban bí thư đã “lưu ý các cấp ủy và các Đảng

đoàn phải hết sức chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, công tác thanh

tra và xét thư khiéu tố của nhân dân; không những chỉ lãnh đạo về mặt nội dung

mà phải chan chỉnh và bỗ sung về mặt tổ chức, làm cho bộ máy tương xứng với

nhiệm vụ”,

Trang 15

Ngày 18/4/1970, Ban bí thư TƯ Đảng có chỉ thị 176-CT/TW về việc tang cường công tác kiểm tra, kiểm sát, thanh tra và giải quyết c vụ khiếu nại tố, cáo.

Trong chỉ thị này, Ban Bí thư xác định “trong điều kiện Đảng lãnh đạo, chính

quyền càng phải tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, công tác kiểm sát,

thanh tra của Nhà nước để kịp thời phát hiện những ưu, khuyết điểm của các

cấp, các ngành, ngăn chặn, sửa chữa các khuyết điểm của cán bộ, Đảng viên.Bảo đảm cho đường lỗi, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước được chấp hành nghiêm chỉnh”

Nghị quyết số 164/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường,công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra Nhà nước đã xác

định Thanh tra là một khâu công tác quan trong trong toàn bộ công tác quản lý

của bộ máy Nha nước, Nó có mục đích giúp cơ quan lãnh đạo vừa kiểm tra sự

đúng đắn của ban than, sự lãnh đạo của minh, vừa kiém tra việc chấp hành củacác cơ quan thuộc quyển nhằm tìm ra biện pháp chỉ đạo và quan lý tốt nhất, bảođảm cho chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấphành một cách đầy đủ và có hiệu lực” Củng ngày 31/8/1970, hội đồng Chính

phủ đã ban hành Nghị định số 165/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức

bộ mi của Ủy ban Thanh tra chính phủ Theo Nghị định nay “Uy ban thanh tra

của Chính phủ là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm thanh tra

việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, pháp luật của

Nha nước, kế hoạch và ngân sách của Nha nước, nhằm tăng cường kỷ luật, nâng.cao tinh thần trách nhiệm, cải tiến tổ chức và lề lối làm việc trong bộ máy của

Nha nước từ trung wong đến cơ sở”.

During lỗi đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI của Đảng dé ra đã làm chođất nước có nhiều biển đổi, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao,

chính trị 6n định Các ngành các cấp đã từng bước vươn lên, vượt qua sự yếu kém, trì tệ, bao cấp để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới Trong nhận thức, đã đút khoát từ bỏ cách quản lý theo kiểu quan liêu bao cấp cũ Đối với

6

Trang 16

công tác Thanh tra, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo xây dựng và kiện toàn thêm một bước mới.

Ngày 01/4/1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Thanh tra, năm

2004 Quốc hội ban hành Luậ “Thanh tra, đây là văn bản pháp lý cao nhất từ

trước vấn đềới nay có phạm vi điều chỉnh tổng quát nhất, đề cập nhỉ 6 li

quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra Luật thanh tra ra đồi có ý nghĩa quan

trọng về thực tiễn và lý luận Đây là sự cự thé ở mức cao quan điểm của Đảng và

Nhà nước đối với công tác Thanh tra: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của

quản lý Nhà nước” Hiến pháp năm 1992, Điều 112 khoản 7 quy định Chính phủ

có những nhiệm vụ và quyền hạn: “Té chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống

của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan I tham những trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, 16 cáo của công dan’

“Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành luật thanh tra năm 2004, Quốc hội khóaXIII đã ban hành Luật thanh tra năm 2010, dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn tổ

chức và hoạt động thanh tra; kế thừa các quy định còn phù hợp của luật Thanh

tra năm 2004; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm thanh tra của các nước trên thé

giới Luật thanh tra năm 2010 đã quán triệt và cụ thé hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nha nước về công tác thanh tra, đưa ra nhiều nội dung thay đổi vẻ tổ chức, hoạt động thanh tra như làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyển bạn, phạm vi, phương thức hoạt động thanh tra và sự phối hợp của các cơ quan

thanh tra, khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra; bảo

đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các công cụ giám sát, kiểm tra, thanh tra của

bộ máy Nhà nước và của cả hệ thống chính trị đối với các hoạt động của các cơ

quan, tổ chức, các nhân

Sau 20 năm thực hiện đường lỗi đổi mới toàn diện, đất nước ta bước sang thời

kỳ phát triển mới Để đáp ứng yêu cầu Nhà nước đặt ra cho thời kỳ phát triển

Trang 17

của Đảng và Nhà nước đã thể hiện những định hướng kin về hoạt dong thanh

tra, kiểm tra trong tình hình mới, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 3 (khóa

'VID, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VII), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ

IX Quan điểm của Đảng và Nhà nước là phải tăng cường t6 chức và hoạt động,

thanh tra, kiểm tra; đổi mới tổ chức thanh tra phù hợp với chức năng quản lý

Nha nước trong điều kiện mới; phát triển mạnh việc thục hiện thể chế vé từngTĩnh vực như tài chính, lao động, giáo dục, vệ sinh, y tế, xây dựng, công vụ

trong toàn xã hội.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo tinh minh bạch trong

việ dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công, tài chính của Đảng, đoàn thể, tài

chính cị doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước

ngoài v fn trợ Day mạnh hoạt động tự kiểm tra, thanh tra trong nội bộ các cơ

quan Nhà nước; dé cao trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cấp trên đối với capdưới, của các cấp chính quyền đối với mọi cơ quan, tổ chức trên địa ban lãnh

thé.

Qua việc nghiên cứu quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra

cho thấy, hơn nửa thé kỷ qua, cùng với sự lớn mạnh và phát triển của dat nước,

công tác thanh tra luôn luôn được Đảng và Nhà nud nhất quáncoi trọng

phương châm tang cường, cúng cổ và phát triển để đáp ứng yêu cầu Nhà nước qua mỗi thời ký cách mạng của đất nước Các Nghị quyết „ Chi thị của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về cí ig tác thanh tra những năm qua tiếp tục khẳng

định tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra: “Thanh tra để theo dõi, xemcác kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp hành như thé

"nếu làm sai hay gặp khó khăn, còn giúp ho làm cho đúng nghị quyết, chỉ

thị của trên đưa của bộ máy quản lý Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước,

Trang 18

1.2 Công tác thanh tra của một số nước trên thế giới

Đế

phòng chống tham nhũng khác nhau, theo nhiều hình thức tổ chức Nhà nước vanay, trên thé giới tổn tại nhiều mô hình tổ chức các cơ quan thanh tra và

hệ thống pháp luật khác nhau, xuất phát từ đặc điểm chính trị, kinh tế và xã hội

của mỗi quốc gia, phản ánh sự đa dạng của các luận thuyết về Nhà nước pháp

quyền Quá trình phát triển kinh tế, xã hội thúc day sự phát triển và hoàn thiện

cả ba hệ thống cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư

pháp Cũng từ đó, đòi hỏi phải có sự giám sát ba quyền lập pháp, hành pháp và

tư pháp Điều này đặt ra yêu cầu phải có cơ chế giám sát, kiểm tra của các cơ:quan quyền lực nhà nước đối với các cơ quan có chức năng điều hành trong bộmáy Nhà nước và sự giám sát của các cơ quan hành chính cấp trên đối với hệ

thống hành chính cấp đưới Căn cứ vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,

tinh chất hoạt động, người ta chia các cơ quan này thành ba loại hình tiêu biéu:

~ Thanh tra Quốc hội:

~ Thanh tra giám sát hành chính;

~ Thanh tra chuyên ngành.

Về mô hình các cơ quan phòng chống tham nhũng, người ta dựa trên những

nhu cầu cụ thể

8 bồi cảnh mỗi qué

đánh giá hệ thống

lình tiêu của các quốc gia để thiết lập hai lo Su:

~ Cơ quan về phòng ‘hdng tham những;

~ Ủy ban chuyên về phòng chống tham những

"Ngoài ra, nhiều nước giao cho một số cơ quan như cơ quan điều tra cảnh sắt, cơ quan công tố, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán, cơ quan giám sit chức năng, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng

Trang 19

1.2.1 Thanh tra 1 uy Dién

"Quyển lực công phải được thực thi theo Luật" Đây li tuyên ngôn mang tinhnguyên tắc được ghi trong Điều 1 Chương I của Hiển pháp Thuy Điển

1.2.1.1 Tổ chức Thanh tra Thuy Điền

Điều 6 Chương 12 Hiến pháp quy định, Quốc hội phải chọn một hoặc nhiễuThanh tra viên "Luật về Quốc hội" quy định có 4 Thanh tra viên , gồm: Chánh

thanh tra và 3 Thanh tra viên - các Thanh tra viên được bau theo nhiệm ky 4 năm Việc bầu cử này được Uỷ ban Hi pháp chuẩn bị và trình ra cuộc họp toàn thể,

Một Thanh tra viên sẽ không thể tiếp tục thực thì nhiệm vụ của mình nếu bịQuốc hội bắt tín nhiệm Hàng năm, Quốc hội có xem xét việc thực thi nhiệm vụ

của các Thanh tra viên thông qua các báo cáo thưởng niên được trình lên Quốc

hội Uy ban Hiển pháp cũng có sự xem xét kỹ lưỡng về việc nay Theo đoạn 3,Điều 10, Chương 8 của Luật Quốc hội, Quốc hội có thé chấm dứt nhiệm ky củamột Thanh tra viên trước thời hạn, nếu ông ta bị Quốc hội bắt tín nhiệm Nếu.một Thanh tra viên bị bãi nhiệm, Quốc hội phải bầu một Thanh tra viên khác

theo nhiệm kỳ 4 năm cảng sớm càng tốt

Đề giúp cho hoạt động của minh, Thanh tra có các trợ lý bao gồm một giám đốc

hành chính, các chỉ nhánh trưởng và các nhân viên hành chính khác theo quy

định của Quốc hội Chánh Thanh tra có thể sử dụng thêm các nhân viên khác,các chuyên gia hoặc cổ van

1.2.2.2 Những nhiệm vụ của Thanh tra Thụy Điển

Luật về Thanh tra đã quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ của Thanh tra mà Quốchội cho là cần thiết Trong đó có quy định cụ thé về các vấn đề tô chức, khiếu

nại, trình tự thủ tục và các vấn đi tành chính khác.

10

Trang 20

C6 thể dé đàng nhận thấy rằng, nội dung của những quy định mang tính nguyêntắc này được xuất hiện từ rit sớm và ngày càng hoàn thiện kể từ Hiển pháp năm

1809

1.2.1.3, Phạm vi thâm quyền của Thanh tra Thuy Điễn

Thanh tra giám sát đối tượng là các cơ quan Nhà nước, chính quyển của vùng tự trị, các địa phương Toa án cũng được hiểu là một cơ quan Nhà nước, Mọi nhân viên và quan chức thuộc các cơ quan này đều thuộc quyển giám sát của Thanh tra Riêng lực lượng quân đội, chỉ các sĩ quan có hàm từ trung uý mới chịu sự giám sắt nay.

1.2.1.4 Quyên hạn của thanh tra viên

‘Thanh tra viên có thể khởi tố điều tra trong những trường hợp được quy định tại

Luật về Thanh tra Do vậy, vai trò của Thanh tra viên cơ ban ống như của

Céng tổ viên, quyền hạn tối đa của Thanh tra viên là khởi tố Việc thực hiện

chức năng này không có nghĩa là cho phép Thanh tra viên can thiệp vào hoạt

động bình thường của Toà án hoặc các cơ quan quyền lực khác và không có

nghĩa là Thanh tra viên được xem xét lại theo trình tự phúc thấm Các Thanh tra

viên không được thay đổi các quyết định của Toà án hoặc của cơ quan quyển lực

h

khác và không được chỉ thị cho Toà ai ie các cơ quan quyề lực khác phải

“quyết định như thé nào trong các trường hợp cụ thể Chức năng đó của Thanh tra

được quy định dựa trên nguyên tắc mọi công chức chịu trách nhiệm về các quyết

định của mình khi thực thi nhiệm vụ.

1.2.2, Thanh tra Đan Mach

Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Dan Mach

Luật Thanh tra quy định: Thanh tra Dan Mạch có chức năng giám sát đối với các

Bộ trưởng, các cần bộ vị chức Nha nước và tất cả những người làm việc trong

các cơ quan Nhà nước Các viên chức làm việc trong các nhà thờ của Đan Mạch

cũng thuộc ên giám sát của Thanh tra, trừ trường hợp đối với những người

Trang 21

không chịu sự giám sát của Thanh tra Những người có trách nhiệm thí hành các công vụ của cơ quan thực hiện lợi ích công công của chính quyển địa phương cũng phải chịu sự giám sát của Thanh tra trong phạm vi các vấn để mà cơ quan

chính quyền Trung ương uỷ quyền cho cơ quan chính quyền địa phương

Luật Thanh tra cũng đưa ra cúc giới hạn đối với hoạt động giám sát của Thanh

tra trong đó Thanh tra không có quyền gián At đối với các hoạt động xét xử của

các Thim phán, Thư ký Toà án tối cao Đan Mach, Trưở ig phòng hành chính của To’ án Tư pháp và trợ lý các Thắm phán.

1.2.3 Thanh tra Canada

1.2.3.1 Khái quát

“Thanh tra Canada thuộc cơ quan lập pháp cao nhất, đó là Quốc hội Việc thành

lập Thanh tra ở Canada là nhằm mục đích tạo ra một cơ chế kiểm tra, kiểm soát

hữu hiệu hoạt động hành chính, g6p phần tích cực vào việc cãi tiến cơ chế quản

ý theo hướng công bằng, khách quan, dân chủ.

Khi tiến hành điều tra, Thanh tra có quyền:

Trang 22

~ Thanh tra tru sở của cơ quan Nhà nước vào bắt kỳ thời điểm nào; chất van, yêu cầu với bit kỳ ai trong cơ quan và áp dụng các biện pháp khác để điều tra vụ

- Yêu cầu thông tin, tài liệu hoặc kiểm tra cơ quan có

những van dé liên quan đến nội dung vụ việc

~ Sao chụp những biên bản, ‘ich, tài liệu liên quan được cung cắp.

~ Tham van và kiểm tra bat kỳ người nào mà Thanh tra cho rằng họ có thé cungcấp thông tin cần thiết

iép nhận chứng cứ cần thiết, bat kể chứng cứ đó có được Toà án hoặc một co

quan xét xử nào đó chấp nhận hay không,

1.2.3.4 Kết luận Thanh tra

Kết luận của Thanh tra thường có những nội dung sau:

~ Quyết định rằng đơn khiếu hại là không có cơ sở

~ Kết luận những sai phạm của cơ quan Nhà nước.

~ Đề nghị truy tổ những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật

~ Kiến nghị những biện pháp giải quyết

Thanh tra độc lập với Chính phủ, không chịu sự quản lý của Chính phủ về mặt

ngân sách, do Quốc hội bổ nhiệm với hai phần ba số đại biểu nhất trí và có

nhiệm vụ báo cáo với Quốc hội các hoạt động của mình Thanh tra nhận đơn

khiếu kiện của các cá nhân và các nhóm người mà họ cho rằng họ đã phải chịunhững thiệt hại do kết quả của một hành động hay bất hành động của một cơ

quan thuộc Chính phủ.

‘Tir các mô hình hoạt động của Thanh tra một số nước đã nêu ở trên, có thé thấy:

Trang 23

- Hoạt động thanh tra để đảm bảo tính minh bạch và giải quyết dút điểm các vụ việc thi cin phải có một hệ thống pháp luật quy định rõ rang, cu thể về vị trí, chức năng và quyển hạn, nhiệm vụ Ngoài ra, cơ quan làm nhiệm vụ thanh tra phải tách biệt, không trực thuộc cơ quan hành pháp Chỉ chịu sự giám sát và chỉ

đạo của cơ quan tư pháp, cụ thể ở đây là Quốc hội Đây là điểm khác biệt lớnnhất và quan trong nhất giữa hệ thông thanh tra của một số nước trên thé giới và

Việt Nam.

~ Từ thực tiễn và kinh nghiệm thanh tra của một số nước trên thé giới đã nêu, tácgiả nhận thấy cân dựa vào một số điểm khác biệt này dé nghiên cứu nhằm đánhgiá các hạn chế, tồn tại trong cơ chế, chính sách pháp luật về thanh tra của ViệtNam đồng thời đi ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đang diễnrà

1.3 Thanh tra chuyên ngành Xây dựng

Thanh tra theo dai từ điển tiếng Việt là điều tra, xem xét dé làm rõ sự việc

“Thanh tra cũng có nghĩa là chỉ người làm nhiệm vụ thanh tra Người làm nhiệm

vụ thanh tra phải điều tra, xem xét dé làm rõ vụ việc.

Theo từ điền tiếng Vi

phương, cơ quan, xí nghiệp” Theo nghĩa này, thanh tra bao gồm cả nghĩa kiểm

soát, xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trấi với quy định Thanh tra

thường đi kèm với chủ thể nhất định; người làm nhiệm vụ thanh tra, đoản thanh.tra và có quyển hạn, nhiệm vụ của chủ thể nhất định

Hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi các cơ quan chuyên trách (điều

này khác với kiểm tra do cơ quan tự tiến hành trong nội bộ) Cơ quan thanh tra

tiến hành xem xét inh giá sự vi thực c một cách khách quan, đ: h giá vi hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kể hoạch của nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Trang 24

‘Thanh tra là một loại hình đặc biệt của hoạt động quản lý nha nước của cơ quan

quản lý nhà nước, mục đích của thanh tra là nhằm phục vụ cho quản lý nhà nước

và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước Chủ thể của thanh tra là

các cơ quan quản lý nhà nước, các cuộc thanh tra được tiến hành thông qua

Doan thanh tra và Thanh tra viên Đối tượng thanh tra là những việc làm cụ thể

được tiễn hành theo các quy định của pháp luật, thực hiện quyền, nghĩa vụ của

các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân.

VE mặt tổ chức, các cơ quan thanh tra của nước ta hiện nay nằm trong cơ cấu

iia cơ quan hành pháp, là bộ phận không thể thiếu của bộ máy các cơ quan quản

lý nhà nước.

'Từ những phân tích trên cho thấy: thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét việc

thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ được giao của các cơ

{quan nha nước, tổ chức và cá nhân do các cơ quan thanh tra có thẩm quyền thựchiện nhằm phục vụ hoạt động quản lý nha nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

1.3.1 Đối tượng thanh tra dự án đầu tư xây dung

Đối tượng thanh tra dự án đầu tư xây dựng gồm:

- Dự án được thanh tra và chủ đầu tư;

~ Các tô chức, cá nhân có liên quan bao gồm:

+ Cơ quan có thẳm quyền phê duyệt dự án;

+ Tư vấn lập dự án đầu tư;

+ Tư vấn lập thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư;

+ Tư vấn thiết kế, lập dự toán;

+ Tư vấn thẩm tra, thẳm định thiết kế, dự toán;

Trang 25

+ Tư vấn lập hỗ sơ mờ

+ Tư vấn giám sát

¬+ Tư vấn quản lý dự án (nếu có);

+ Tự vấn kiếm tra, kiểm định chất lượng (nếu có);

+ Nhà thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị

1.3.2 Nội dung thanh tra dự án đầu tư xây dựng

~ Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư;

~ Công tác giải phóng mặt bằng xây dựng: điều kiện khởi công xây dựng công

trình;

- Trinh tự lập, thả định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật ~ Tổng dự toán, dự toán

xông trình, công tắc khảo s ít xây dung;

- Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng:

~ Công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu bản giao đưacông trình vào sử dụng; thanh quyết toán công trình;

- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây

dựng, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công và các tổ chức, cá nhân khác theo quy

định của pháp luật;

~ Việc thực hiện an toàn lao động, bao vệ tính mạng con người và tài sản; phòng

chống cháy, ni „ vệ sinh môi trường trong công trường xây dựng;

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc lập nhiệm vụ quy hoạch xây đựng; nội dung quy hoạch xây dựng, thẳm quyền lập, thẳm định và phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

16

Trang 26

tổ chức thực hiện các định hướng phát triển nha; các chương trình, dự.

án phát triển các khu đô thị mới; việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu Sử

dung nhà và việc quản lý, sử dụng công sở;

én định hus

phát triển hạ ting kỹ thuật đô thị, tình hình khai thác, quản lý, sử dung các

- Việc lập và tổ chức thực quy hoạch, kế hoạch chương trình, dự á

c công trình.

gồm: hè đường đô thị, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, rác thái đô thị, nại

và các công trình kỹ thuật hạ ting khác trong đô thị;

trang, chiếu sing, công viên cây xanh, bai đỗ xe trong đô thị, công trình ngầm

~ Việc thực hiện quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng đưa vào công trình;

- Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật v hoạt động xây dựng;

- Mỗi nội dung trên cần một danh mục hồ sơ, ti liệu cằn thiết trong ứng

1.4.Tông quan vd tình hình quân lý xây đựng trên địa bàn Tp Hà Nội các năm

gân đây

‘Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dung;

“Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị;

‘Thanh tra vig thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thu: bao gồm: Cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; Chất

thải rin thông thường; Chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị, công viên, nghĩa

trang; Công trình ngằm đô thi; Các công trình hạ ting kỹ thuật khác trong phạm

vi chức năng quản lý nhà nước được giao;

“Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụngnhà ở kinh doanh bat động sản, quản lý sử dụng công trình công sở trong phạm

vi quản lý của Sở:

Trang 27

‘Thanh tra việc thực hiện các quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây

đựng, sản xuất vật liệu xây dựng; Kinh doanh vật liệu xây dựng có điễu kiện của

pháp luật,

Hướng din, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động

đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê

sát, thiết kế xây dựng; Cấp phép xây dựng; Thi công, nghiệm thu, bảo

bảo tì ‘Ong trình xây dựng; Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và

xây dựng; An toàn trong thi công xây dựng; Quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng;

Quan lý điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân và phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài;

Té chức thực hiện việc kiểm tra, tổng hợp báo cáo đối với các vi phạm về hạting kỹ thuật, vệ sinh môi trường theo sự phân công, chỉ đạo của lãnh đạo Sở,

Chánh Thanh tra Sở và do báo chí phản ánh;

“Tổ chức kiếm tra, phúc tra thường xuyên hoặc đột xuất các kết quả kiếm tra, hỗ

sơ xử lý vi phạm của các Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã

để kịp thời phát hiện, hướng dẫn và đôn đốc khắc phục các sai phạm, tồn tại

trong quá tình kiểm tra lập hd sơ xử ý vi phạm trật tự xây dựng; ĐỀ xuất xử lýtrách nhiệm cán bộ do thiếu trách nhiệm để xây ra các sai phạm; Tham mưu, đề

xuất các giải pháp quản lý đám bảo hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng;

Giúp Chánh Thanh tra Sở trong việc tham mưu Giám đốc Sở kiểm tra, đôn đốc

Uy ban nhân dân cắp huyện, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị và Ủy ban nhân

dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ quan lý trật tự xây dựng trên địa bàn;

Chủ trì, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, kiểm toán và theo doi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiếm toán theo sự phân công, chỉ đạo

của Giám đốc Sở;

Trang 28

‘Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành do Uy ban nhân Thành phố,

các Sở, ngành, địa phương hoặc Thanh tra Bộ Xây dựng thành lập;

Chủ trì tổ chức kiểm tra thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo

Tong hợp báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo

Sở, Chánh Thanh tra Sở,

Có thé thấy, khối lượng công việc của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội là rất đadang và có số lượng rat lớn, đây cũng là một khó khăn đối với lực lượng Thanh

tra Sở để có thể giải quyết được hết các vụ việc theo chỉ đạo, dẫn tới khó khăn

trong việc bố trí thời gian, nhân lực thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành

theo kế hoạch đã đề ra ban đầu,

Kết luận chương 1

‘Tom lại, Chương 1 luận văn đã tìm hiểu và nêu các nội dung cơ bản nhất vềquản lý xây dựng, quản lý Nha nước về xây dựng, từ đó có thé thấy, thanh tra

xây dựng là một nị dung quan trong của quản lý Nhà nước về xây dựng đã

được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật Như vậy, có thể thấy ngay

từ những ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chi Minh, Đảng và Nhà nướcrất chú trọng tới vấn dé thanh tra lời dạy của Bác “Thanh tra là tai mắt của trên,

là người bạn của đưới” đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, phương cham hoạt động, mục tiêu phan đấu của ngành Thanh tra trong s chiều dai lịch sử Trải qua các thời kỳ, Bang và Nhà nước đã cụ thể hóa tim quan trong của công tác thanh tra

bằng việc hoàn thiện, củng cổ bộ máy Thanh tra Nhà nước, soạn thảo Luật thanh

tra và cùng với đó là các văn bản dưới luật về công tác thanh tra, giúp cho công

tác thanh tra ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn, tuy không thể tránh khỏi còn

tn tại những bắt cập, hạn chế nhưng đây có thé coi là một bước tiến lớn và có

Trang 29

nhiều nỗ lực của lực lượng Thanh tra nói chung và Thanh tra Xây dựng nói

riêng.

Chương 1 của luận văn cũng đã nêu và phân tích các khái niệm về thanh tra,

thanh tra xây dựng, nội dung hoạt động, các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

của thanh tra iy dựng đã được Pháp luật quy định.

Qua đánh giá tổng quan về tinh hình quản lý xây dựng trên địa bàn Thành phốtrong một số năm gần đây có thé thấy, số công trình được kiểm tra về các lĩnhvực quản lý nhà nước về xây dựng ngày một tăng, số công trình, dự án đượcphát hiện và xử lý vi phạm đã tăng lên qua từng năm Số tiền xử phạt đồng góp.vào ngân sách Nhà nước lớn din qua các năm đã chứng minh tính đúng đắn, phù

hợp của sự ra đời, kiện toàn tổ chức, bộ máy lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng

Hà Nội.

20

Trang 30

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC

THANH TRA XÂY DỰNG

2.1 Cơ sở khoa học về thanh tra xây dựng

2.1.1 Chức năng và quyền hạn của Thanh tra Xây dung

2.1.1.1 Vị trí, chức nang

‘Thanh tra Xây dựng được tổ chức thành hệ thống ở Trung wong là Thanh tra Bộ Xây dựng và ở địa phương là Thanh tra Sở Xây dựng: thực hiện chức năng

thanh ta hành chính và thanh tra chuyên ngành, cụ th

~ Thanh tra hành chính: Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng thanh

tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan,

tổ chức, cá nhân Đối tượng thanh tra bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộcphạm vi quản lý nha nước của Bộ Xây dựng và của Sở Xây dựng theo ủy quyền

hoặc phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tink Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt

Nam và nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực

thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng, Sở Xây dung.

hanh tra chuyên ngành về xây dựng: Thank tra việc thực hiện các quy định

pháp luật về quy hoạch, kién trúc

a) Vé công tác lập, thâm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng:

Quy hoạch xây dựng vàng: quy hoạch xây dựng đồ thi: quy hoạch xây dung

điểm dân cứ nông thôn: quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây

dung khu công nghiệp, khu kính tế, Khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giớiquốc tế;

b) VỀ công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch xâydung; cắm mốc chỉ giới xây dung và các méc giới quy định khác ngoài thực địa;

Trang 31

cấp giấy pháp quy hoạch: cung cấp thông tin về quy hoạch xây đựng; thực hiện

xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cắp có thẳm quyền phê duyệt;

e) Việc quản lý, sử dụng vấn cho công tác quy hoạch xây dung theo thảm quyển;

4) Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết ké quy hoạch xâydung, điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghệ kỳ sư quy hoạch đô

thị: việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiển trúc sư, chứng chỉ

hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị

2 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động dau tư xây

dung:

a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án dau tư xây dựng công trình,

b) Việc lập, thắm định, phê duyệt thiất kẻ kỹ thuật, thiết kế bản về thi công, tổng

dye toán, dự toán công trình xây dung:

©) Việc áp dung quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đổi với công trình xây

đụng; việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dug tại Việt Nam;

4) Việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cắp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý

xây dựng theo giấy phép xây dưng

4) Vige lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dung theo quy định của Luật xây

dung và pháp luật về đấu thau;

e) Việc cấp, thu hôi giấy phép thâu đổi với các nhà thầu nước ngoài hoạt động

xây dựng tại Việt Nam;

&) Việc thuê tư vẫn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam,

h) Việc ky kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dung;

i) Việc lập, quản lý chỉ phí đầu tr xây dung công trình;

2

Trang 32

1) Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao, bảo hành,

ảo trì công trình; thành toán, quyắt toán công trình theo thẩm quyển;

1) Việc đào tạo, bằi dưỡng nghiệp vu, cấp và quản lý các loại chứng nhận,

chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;

m) Việc thành lập, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dung.

43 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đồ thị, bao gồm:a) Việc thực hiện quy hoạch, ké hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thâm

quyển phê duyệt;

b) Việc tuân thú quy định pháp luật trong việc nâng cấp đô thi;

©) Việc đầu tr xây dựng các khu đô thi.

4 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quan lý, te dung các cong

ước thái; chattrình hạ tang kỹ thuật, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử

thải rắn thông thường: chiéu sảng dé thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang: công.trình ngầm đô thị: các công trình hạ tang kỹ thuật khác trong phạm vi chức

năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

5 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dung nhà ở, kinh doanh bắt động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

6 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làmvật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng: kinh doanh vật liệu xây dựng cógiàu ign theo guy định của pháp tu

7 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải quyết khiểunại, 16 cáo, phòng chẳng tham những theo thẩm quyên

Trang 33

8 Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc pham vi quản lý nhà nước của ngành Xây dựng

2.1.1.2 Nhiệm vụ, quyên hạn

Theo dé tài, luận văn chỉ nêu khái quát nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra xây

dựng thuộc Sở Xây dựng.

~ Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở bao gồm:

+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện

kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đônđốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện

chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng thuộc Sở.

+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyển hạn của cơ

quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyển quản lý trực tiếp của Sở.

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành xây dựng, quy định vẻchuyên môn — kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành xây dựng, lĩnh vực của cơ quan,

tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở

+ Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở giao.

+ Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của phápluật về thanh tra

+ Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên

ngành xây dựng thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Sở.

+ Theo đối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị quyết định xử

lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở

+ Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý

sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được tao thực hiện chức năng thanh tra

24

Trang 34

chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, nh vue quản lý nhà nướccủa Sở khi cần thiết.

+ Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham những theo quy định của pháp luật về

phòng, chống tham những

+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế

hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở,

+ Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên,

công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở.

+ Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản

lý của Sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra

+ Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà

nước của Sở.

- Thực hiện thanh tra chuyên ngành xây dựng của Thanh tra ngành Xây dựng.

‘bao gồm những nội dung như đã nêu trên

* Các nhiệm vụ, công việc Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội thường xuyên thực hiện trong các năm qua:

‘Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng;

‘Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị;

Trang 35

Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dung c: gtrình hạ ting kỹ thuật, bao gồm: Cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; Chitthải rắn thông thường; Chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị, công viên, nghĩa

ông trình ngằm đô thi; Các công trình ha ting kỹ thuật khác trong phạm

vi chức năng quản lý nhà nước được giao;

Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quan lý, dụng

nhà ở kinh doanh bắt động sản, quản lý sử dụng công trình công sở trong phạm

Thanh tra việc thực hiện các quy định vé khai thác khoáng sản làm vật liệu xây

dựng, sản xuất vật liệu xây dựng: Kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện của

pháp luật,

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động

đầu tu xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; Khaosát, thiết kế xây dựng; Cấp phép xây dựng; Thi công, nghiệm thu, bảo hành và

bảo trì công trình xây dựng; Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và kiểm định

xây dựng; An toàn trong thi công xây dựng; Quản lý chi phi đầu tư xây dung;

Quản lý điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức cá nhân và cấp

phép hoạt động cho nhà thầu nước

To chức thực hiện việc kiểm tra, tng hợp báo cáo đối với các vi phạm vẻ hating kỹ thuật, vệ sinh môi trường theo sự phân công, chỉ đạo của lãnh đạo Sở,

Chánh Thanh tra Sở và do báo chí phản ánh;

Tỏ chức kiểm tra, phúc tra thường xuyên hoặc đột xuất các kết quả kiểm tra, hồ

so xử lý vi phạm của các Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã

để kịp thời phát hiện, hướng dẫn và đôn đốc khắc phục các sai phạm, tồn tạitrong quá trình kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng; Để xuất xử lý

trách nhiệm cán bộ do thiểu trách nhiệm dé xảy ra các sai phạm; Tham mưu, déxuất các giải pháp quản lý đảm bảo hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng;

26

Trang 36

Giúp Chánh Thanh tra Sở trong việc tham mưu Giám đốc Sở kiểm tra, đôn đốc

rật tự xây dựng đô thị và Ủy ban nhân

Uy ban nhân dân cắp huyện, Đội Quản lý

dan cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây đựng trên địa bàn:

Chủ trì, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, kiểm toán và theo dõi đôn đói

kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm toán theo sự phân công, chỉ đạo

của Giám đốc Sở;

‘Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành do Uy ban nhân Thành phố,

các Sở, ngành, địa phương hoặc Thanh tra Bộ Xây dựng thành lập;

Chủ trì, tổ chức kiểm tra thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nai, tố cáo theo

trong việc bố trí thi gian, nhân lực thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành

theo kế hoạch đã đề ra ban đầu,

2.2 Các quy định pháp lý về quản lý xây dựng được áp dụng trong công tác

‘Thanh tra chuyên ngành Xây dựng

2.2.1 Luật xứ lý vi phạm hành chính năm 2012

Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông

qua ngảy 20 tháng 6 năm 2012, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố 13/2012/L-CTN ngày 02 thắng 7 năm 2012 Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013

Luật có những nội dung chính sau:

Trang 37

Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành

chính được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã

được khẳng định là cần thiết và đúng đắn, vì vậy được tiếp tục quy định tại Luật

Bên cạnh đó, có bé sung thêm một số nguyên tắc mới như: nguyên tắc đảm biocông bằng, công khai, khách quan, tôn trọng quyền giải tinh của cá nhân, tổ

chức; nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyển áp dụng

biện pháp xử lý hành chính phải có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm bằng việc áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ việc một

cách khách quan, toàn diện, đầy đủ; cá nhân, tổ chức bị xử phạt, hoặc bị áp dụngbiện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp

pháp chứng minh mình không vi phạm Để phân định mức phạt tién giữa cánhân và tổ chức ví phạm, phù hợp với tinh chất vi phạm, mệt trong những

nguyên tắc mới được quy định tại Luật đó 14 "đối với cùng một hành vi vi phạm

đ với

hành chính thi mức phạt tiên đối v Jing hai lần mức phat

cá nhân".

Việc bỏ sung những nguyên tắc trên là cần thiết để khắc phục thực trạng cơ quan

hành chính ban hành quyết định xử phạt mang tính đơn phương, áp đặt ý chí chủ

quan của người có thẩm quyền xử phạt

Đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, Luật quy định mở rộng hơn: "Người thuộc lực lượng Qui

bị xử lý như đổi với công dân khát

đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì

Vé thời hiệu xử lý vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính: Luật có bổ sung v cách xác định thời điểm đẻ tính thời hiệu

xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành đã kết thúc thì thời hiệu được

tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; đối với vi phạm hành chính đang

được thực hiện thi thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

28

Trang 38

Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành

chính theo hướng rút ngắn hơn so với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạmhành chính đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong

thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc

01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái

phạm thì được coi là chưa bị xử phat vi phạm hành chính; đối với cá nhân bị ápdụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp

hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ

ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà

không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

VỀ trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính: Nhằm bảo đảm áp dạng

thống nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định bổ sung một điều vềnhững trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các vi phạm

trong tình thé cấp thiết, do phòng vệ chính đáng; do sự kiện bắt ngờ: do sự kiện

bắt khả kháng hoặc đối tượng thực in hành vi vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính hay do chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.

2.2.2 Luật Xây dựng năm 2014

Luật này được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2014 và đã được Chủ

tích nước ký lệnh công bổ số 06/2014/L-CTN ngày 26/6/2014 và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015,

Luật quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên

tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng: loại và cấp công trình; áp dụng quy chuẩn

kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng; chủ đầu tư xây dựng; giám sát việc thực hiện pháp luật vé xây dựng; giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng; bảo hiểm trong hoạt

động đầu tư xây dựng: hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng; chính

sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng; các hành vi bị nghiêm cắm

Trang 39

2.2.3 Thông tự 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phải quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình

tạ, thủ tục tiền hành một cuộc thanh tra

‘Tir khi Luật Thanh tra năm 2010 va các văn bản hướng dẫn dưới luật được banhành, trong đó Thông tư số 05/2014/TT-TTCP được ban hành nhằm đáp ứngnhu cầu cấp thiết phải có một văn bản quy phạm pháp luật quy định chung về tổ

chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiếnhành một cuộc thanh tra cũng như có hệ thống biểu mẫu thống nhất trong cảnước về hoạt động này

2.2.4 Nghị định 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

16 chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng

Sau khi bãi bỏ Quyết định số 89/2007/QĐ-CP, ngày 29/3/2013 Thủ tướng Chính

phủ đã ky ban hành Nghị định số 26/2013/NĐ-CP vé việc tổ chúc và hoạt độngcủa Thanh tra Xây dựng Đây có thé coi là bước thống nhất về t6 chức, cách

thức hoạt động của toàn lực lượng Thanh tra Xây dựng trên toàn quốc Việc ban.hành văn bản nêu trên là thé hiện cho tinh đúng đắn và phù hợp đối với việc cin

phải có lực lượng Thanh tra Xây dựng trong quá trình quản lý nhà nước nói chung và quản lý ngành xây dựng nói riêng.

* Về cơ cấu, bộ máy tổ chức:

Thanh tra Bộ Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ Chánh Thanh tra, Phó

Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bỏ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thanh tra Bộ

có nhiệm vụ khảo sát, thu nhập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra;

thực hiện thanh tra chuyên ngành; tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thanh tra cho công chức, thanh tra viên; chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành.

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng gồm Chánh Thanh tra, Phó Chánh

‘Thanh tra, thanh tra viên, công chức Riêng Ha Nội và Thành phố H Chí Minh

Sở Xây dựng được tô chức các Đội đặt tại dja ban cấp huyện

30

Trang 40

* Về thẩm quyền, nhiệm vụ:

Hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng gồm thanh tra hành chính và thanh tra

chuyên ngành Xây dựng Trong đó, có thanh tra việc thực hi các quy định

pháp luật về quy hoạch, kiến trúc như công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều

chính các quy hoạch xây dựng vùng; xây dựng đô thi; quy hoạch xây dựng điểm

đân cư nông thôn; xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây dựng khu công

nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế

‘Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:

đô thị;

phát tr quản lý, sử dụng các công trình hạ ting kỹ thuật (baocém cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải ); thanh tra việc thực hiện các quyđịnh pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bat động sản,

quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quán lý Nhà nước của Bộ

Xây dụng

Ngoài ra, thanh tra ngành Xây dựng còn tiến hành thanh tra việc thực hiện cácquy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vậtliệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp,

luật

ết định

Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ra quy

thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Xây

dựng, Giám đốc Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra theo quy định

Cuộc thanh tra chuyên ngành, cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ Xây.

dung tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo đài hơn

nhưng không quá 70 ngày.

Cuộc thanh tra chuyên ngành, cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Sở Xây dung tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp hoặc do điều kiện đi lại

khó khăn tại các địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì có

Ngày đăng: 14/05/2024, 09:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ hóa quy trình xử lý. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Sơ đồ h óa quy trình xử lý (Trang 44)
Bảng 3.1.Một số dự án thanh tra điển hình trong năm 2014 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 3.1. Một số dự án thanh tra điển hình trong năm 2014 (Trang 60)
Hình 3.2. Té chức cưỡng chế phục vụ GPMB thực hiện dự án giao thông - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hình 3.2. Té chức cưỡng chế phục vụ GPMB thực hiện dự án giao thông (Trang 63)
Bảng 3.2. Một số dự án thanh tra điển hình trong năm 2015 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 3.2. Một số dự án thanh tra điển hình trong năm 2015 (Trang 64)
Hình 3.3. Công nh vi phạm rt ty xây dựng tại số 8B Lê Trực - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Hình 3.3. Công nh vi phạm rt ty xây dựng tại số 8B Lê Trực (Trang 66)
Bảng 3.4. Một số dự án thanh tra điển hình trong năm 2017 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 3.4. Một số dự án thanh tra điển hình trong năm 2017 (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN